Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Không gian lữ thứ trong thơ Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________


Phạm Vũ Lan Anh


KHÔNG GIAN LỮ THỨ TRONG
THƠ ĐƯỜNG



Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 66 22 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ


Thành phố Hồ Chí Minh – 2009


Lời Cảm Ơn



Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ từ những tấm lòng mà tôi trân trọng được tri ân:

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Ngữ Văn trường
Đại học Đà Lạt, Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh, Phòng
KHCN-Sau ĐH đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nhất là thời gian thực hiện luận văn.

Tôi thật sự biết ơn sâu sắc PGS. Trần Xuân Đề, giảng viên
trướng đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh , người hướng dẫn
luận văn.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động
viên để tôi hoàn thành luận văn này.

-------------------
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đình thụ bất tri nhân khứ tận
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa
(Cây xuân chẳng biết người đi hết
Xuân tới hoa xưa vẫn nở đều)
( Sầm Tham, Sơn phòng xuân sự)
Có lẽ hai câu thơ trên của Sầm Tham, một trong những nhà thơ nổi
tiếng phần nào đó là một hình ảnh khái quát cho sự bất tử của thơ Đường qua
bao thăng trầm, qua bao biến thiên của thời đại và qua cả sự bào mòn nghiệt
ngã của thời gian. Bởi, cảnh sắc và tâm hồn Trung Hoa xưa đã đọng lại trong
thơ Đường. Và, sự tồn tại bền vững ấy trước hết là nhờ một cội rễ văn hóa lâu

đời, là sự thấm nhuần những nguyên lý mĩ học Trung Hoa trong sáng tác:
huyền thoại chi âm, cam dƣ chi vị, ngôn ngoại chi ý. Cái hay, cái đẹp của
nghệ thuật văn chương hầu như đều có chung một cội nguồn.
Đến với thơ Đường không chỉ là đến với “sắc liễu bên bờ sông Dương
Tử, những cành mai đợi tuyết ở núi Cô Sơn, tiếng chuông chùa ở núi Hàn
San, chòm mây trắng trên lầu Hoàng Hạc” hay “Ải Ngọc Môn gió xuân
không bao giờ thổi tới, sông Hoàng Hà tuôn nước xuống tự trời cao”. Mà đến
với thơ Đường còn là những trăn trở rất riêng sau khi thưởng thức, khi ngẫm
thấy và nhận thấy bao nhiêu nỗi niềm riêng tây, vi tế, những sóng ngầm của
cõi lòng, những niệm thức đã bắt gặp sự giao hòa qua những vần thơ ấy. Và
có lẽ, gạt qua tất cả những thủ pháp nghệ thuật, tất cả những kĩ xảo của một
nền văn học đạt đến đỉnh cao trong đời sống tinh thần nhân loại, còn lại là sự
tồn tại của một không gian tinh thần, không gian xuyên thấu mà ở đó con
người (thi nhân và độc giả) ý thức được sự tồn tại của mình, không lu mờ,
2

không hòa lẫn, không là phát ngôn hay đại diện cho bất cứ điều gì khác ngoài
tình cảm của con người.
Trong cuộc sống bưng bít ở nông thôn thời trung đại dưới chế độ độc
quyền phương Đông (absolutisme oriental – chữ dùng của Karl Marx), nhà
thơ – nhà nho khư khư ngồi giữ lấy “xóm cùng làng hẻm”, “lìa nhà mƣời dặm
đã bùi ngùi mƣa gió hoa vàng, ở lữ thứ vài năm đã than thở quan hà đầu
bạc”. Bởi suy cho cùng, “nhà nho và người nông dân – hai nhân vật nông
thôn” khi ra khỏi không gian gia đình, làng-họ, không gian hương – tính, nhà
nho- nhà thơ khi đỗ đạt, được bổ nhiệm làm quan và trong thời gian làm quan
có thể bị biếm trích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, cầm quân ở chốn biên cương
thì nỗi cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê hương, nỗi niềm hoài niệm về cố
hương lại trở đi trở về đến nhức buốt, tái tê. Tất cả những nỗi niềm ấy được
gửi gắm vào những vần thơ bàng bạc sắc màu của không gian lữ thứ. Vì, đối
với nhà thơ trong tình cảnh như thế phải ra đi, phải rời xa làng - họ gia đình là

điều rất khó khăn, là chuyện đoạn trƣờng.
Có thể thấy, trong thế giới thơ Đường hiện hữu một lằn ranh vô hình
giữa hai không gian sáng tác của thi nhân thời đại hoàng kim của thơ ca
Trung Hoa: không gian gia đình, làng họ và không gian lữ thứ. Và kiểu loại
không gian thứ hai, không gian lữ thứ lại là không gian rất đặc trưng cho thơ
của nho sĩ-trí thức quan liêu. Chỉ khi ở vào trong không gian lữ thứ, những
“thuộc tính cố hữu” của nhà thơ (vốn xuất thân từ nhà nho và có chịu ảnh
hưởng của các luồng tư tưởng khác) mới bộc lộ một cách sắc nét, rõ ràng
nhưng hữu tình và thấm đẫm màu tâm trạng. Trong không gian bị bứng khỏi
môi trường quen thuộc cũ, những cảm thức của một con người trí quân trạch
dân, những khắc khoải mong sao muôn dân được sống trong “khoan, giản, an,
lạc”, mẫu người lí tưởng mà nhà thơ - nhà nho hướng đến là nội thánh ngoại
3

vƣơng, tu kỉ trị nhân có dịp bộc lộ. Con người xã hội với những trách nhiệm
của bản thân tác giả có một không gian tách biệt để suy tư, ngẫm ngợi, kiểm
chứng… Nếu không tồn tại trong không gian lữ thứ, những điều mà tác giả sở
kiến chỉ tồn tại trong không gian gia đình làng quê vốn được coi là gốc rễ bình
yên. Và chỉ khi rời làng quê thì hàng loạt cảm xúc mới lạ mới chợt ùa về
trong lòng thi nhân như lòng tư hương, cảm thức biệt ly, sự bình an khi trở về
với nguyên tâm của chính mình trên hành trình du lãm lấy thiên nhiên làm
bạn… mà có lẽ trong không gian thứ nhất những cung bậc cảm xúc ấy ngủ
yên, che lấp.
Hơn nữa, qua những bài thơ Đường được sáng tác trong không gian lữ
thứ, người đọc còn cảm nhận được phong cách độc đáo không lặp lại của từng
nhà thơ, sự tài tình trong việc xử lý các chi tiết, cách chọn đề tài, tìm thấy
những bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ để rồi tự thấy rằng thiên nhiên trong trẻo
trong thơ Đường không còn là thực tại khách quan nữa mà là thực tại tâm lý,
thực tại ý niệm. Đâu đó trong thơ, còn là những cá tính, những khát vọng bay
lên khỏi cuộc đời trần tục cùng những thất vọng bế tắc của các nhà thơ - ông

quan trên mỗi bước đường hoạn lộ.
Qua việc tìm hiểu không gian lữ thứ trong thơ Đường, phần nào đó
những quan niệm tưởng chừng như rất xa với cuộc sống của con người hiện
đại, tưởng chừng như đã nhạt nhòa phôi pha theo dòng chảy của thời gian:
quan niệm về nhân cách con người-xuất phát điểm làm xuất hiện những đặc
trưng văn hóa mĩ học, quan niệm về thế giới tự nhiên, quan niệm về xã hội và
vị trí của nhân cách trong cấu trúc ấy… có dịp được tái hiện. Để qua đó, dù
cảm để hiểu hay hiểu để cảm thì vẻ đẹp xưa của một thời cũng làm cho trái
tim người đọc mềm lại, để những cung bậc cảm xúc lẩn khuất đâu đó có dịp
ùa về, để thấy sự tồn tại của mình trên cuộc đời là có ý nghĩa… Bởi đâu đó
4

phảng phất trong những bài thơ Đường qua không gian lữ thứ những tâm sự
của mình đã được ai đó nói hộ bằng thơ và hơn nữa bằng cả một tấm lòng.
Thơ Đường quả thật đã cất cánh trong không gian lữ thứ. Và tất cả
những điều trình bày ở trên khiến chúng tôi chọn cho mình đề tài nghiên cứu
KHÔNG GIAN LỮ THỨ TRONG THƠ ĐƢỜNG.
2. Lịch sử vấn đề
Sự phức tạp khi tìm hiểu thơ Đường có lẽ là điều không thể phủ nhận.
Không chỉ vì sự đa dạng của phong cách nhà thơ khi đội ngũ thi nhân được
mở rộng và lực lượng sáng tạo chủ đạo được thay đổi trong bối cảnh kinh tế -
xã hội Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, bởi chính sách “dĩ thƣ thủ sĩ” (dùng thơ
để chọn người tài) và sự ái mộ đặc biệt của nhà vua và xã hội đối với thi
nhân; không chỉ vì sự phản ánh các mặt sinh hoạt trong xã hội của thơ Đường
được mở rộng hơn: khi các nhà thơ cúi xuống với nỗi đau của con người, đã
nhìn thấu những chuyển biến mong manh trong tâm trạng con người trước
những thời khắc đặc biệt, trước sự luân chuyển tưởng chừng rất vô tình của
thiên nhiên vạn vật; không chỉ bởi sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật
cũng như các chi phái. Điều này có thể giúp người đọc hiểu hơn vì sao có sự
phân chia thành bốn phái biên tái-điền viên-lãng mạn-hiện thực và bốn giai

đoạn phát triển rực rỡ huy hoàng Sơ- Thịnh- Trung- Vãn. Ngoài ra, hình thức
nghệ thuật của thơ ca được hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và thăng hoa được
cái chân thật, mộc mạc của Kinh Thi, cái bay bổng và trang nhã của Sở từ, cái
hào sảng của Hán nhạc phủ; là sự tự do tiếp nhận luồng gió tư tưởng Nho-
Phật-Lão, là sự xuyên thấu cùng các bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo,
hội họa, thư pháp, điêu khắc… Tất cả những điều ấy đã làm nên một thời đại
thơ ca hoàng kim rực rỡ không chỉ của Trung Hoa, mà còn của các nước trong
khu vực văn học Đông Á thời trung đại và của toàn nhân loại yêu cái đẹp.
5

Ở Việt Nam, việc tìm hiểu văn học nước ngoài không phải là việc tìm
hiểu văn học lịch sử của các quốc gia đó mà là nghiên cứu về các đỉnh cao,
các kiệt tác nghệ thuật theo cảm quan riêng của người Việt. Thơ Đường của
Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Nhìn xuyên suốt các giai đoạn phát triển
của văn học trung đại Việt Nam, ngoài sự thăng hoa của truyện thơ Nôm mà
tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ chiếm một vị trí quan trọng
trong cảm quan thẩm mĩ của người Việt. Vì thế, trong bối cảnh của một không
gian địa lý và không gian tâm lý đặc thù như thế, thơ Đường đã được người
đọc Việt Nam tiếp nhận sáng tạo không chỉ trên phương diện thưởng thức mà
cả trong lĩnh vực sáng tác. Đến với thơ Đường không phải chỉ là một cuộc
dạo chơi trong lúc trà dư tửu hậu, mà còn để nhìn thấy sự cấu tạo và bản chất
của cái đẹp.
Cho đến nay, những công trình nghiên cứu thơ Đường bao gồm
nghiên cứu thơ Đường như một bộ phận rực rỡ về thi ca của văn học sử Trung
Hoa hoặc nghiên cứu những tác giả nổi tiếng của Đường thi hoặc nghiên cứu
một bài thơ hay một chùm các bài thơ về một đề tài nhiều không kể xiết. Trải
dài theo dòng chảy của văn học dưới sự biến thiên của thời gian, cách hiểu
thơ Đường của các nhà thơ, nhà nghiên cứu xưa thông qua cách cảm, bình
giảng, khám phá thần sắc, phong cốt, hứng tƣợng của thơ Đường. Bên cạnh
đó, việc dịch thơ Đường ra thơ Việt là một cách hiểu và thẩm định độc đáo

nội dung và nghệ thuật Đường thi, là dịp mà thơ Việt và thơ Đường giao hòa,
vượt thắng lẫn nhau, rất hữu ích và thú vị. Điểm đặc trưng là qua cảm quan
thẩm mĩ mang màu sắc trực quan của các nhà thơ, nhà nghiên cứu Việt Nam,
thơ Đường được tìm hiểu, khám phá ở mức độ tác phẩm. Và cuối thế kỉ XIX,
vua Tự Đức đã nhận xét thơ Đường một cách chủ quan, vu khoát, rằng “thi
đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đƣờng” (thơ ở Việt Nam đến Tùng Thiện Vương,
Tuy Lý Vương thì thơ Thịnh Đường không bằng).
6

Thế kỷ XX đánh dấu sự bùng nổ của các phương pháp và lý thuyết nghiên
cứu văn học mở ra nhiều hướng tiếp cận thơ Đường mới cho các nhà nghiên
cứu Việt Nam. Dưới góc độ tiếp nhận, bên cạnh sự tiếp xúc trực tiếp với thơ
Đường trên sự tương đồng văn hóa - văn học của các nước Đông Á; không
dừng lại ở mức độ bình giảng trực cảm các bài thơ riêng lẻ, các học giả và
dịch giả Việt Nam đã đón nhận, chuyển ngữ rất nhiều các công trình nghiên
cứu văn học Trung Quốc trong đó có thơ Đường. Những công trình nghiên
cứu thơ Đường ở các nước phương Tây nơi có ngành Đông Phương học phát
triển và đạt những thành tựu rực rỡ như Nga, Pháp, Anh, Mĩ… không những
cung cấp cho các nhà nghiên cứu Việt Nam những cách tiếp cận mới mà còn
mở rộng biên độ cảm nhận thơ Đường.
Đó là những tiền đề quan trọng trong việc tìm hiểu và tri nhận một không
gian đặc biệt trong thơ Đường-không gian lữ thứ.
Và một trong những đề tài lớn của thơ Đường được đề cập là thơ tiễn
biệt, thơ biên tái và thơ sơn thủy- nơi mà không gian nghệ thuật đậm sắc màu
của không gian lữ thứ. Nhưng đối với các bài thơ thuộc mảng đề tài này, các
sách tham khảo và các giáo trình văn học Trung Quốc (Lịch sử văn học Trung
Quốc tập 1 do Nxb Giáo dục phát hành, Văn học sử Trung Quốc tập 2 của
Nxb Phụ nữ, giáo trình Văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, Phạm
Thế Ngũ, Trần Xuân Đề…) cùng các tuyển tập trích dẫn thơ Đường hiện có ở
Việt Nam qua góc nhìn văn hóa đều không đề cập trực diện đến không gian lữ

thứ trong các bài thơ Đường. Điều duy nhất mà người đọc có thể cảm thấy
một không gian nghệ thuật riêng biệt mà qua đó các tác giả gửi gắm tâm trạng
của mình là sự xuất hiện trở đi trở lại của các cụm từ : sầu lữ thứ, sầu tƣ
hƣơng cố quận, sầu biệt ly, hoài niệm...
7

Sau này, khi yêu cầu chuyên sâu được đặt ra, một số tác phẩm nghiên cứu
chuyên biệt về các tác giả nổi tiếng như Vương Duy, Lí Bạch, Đỗ Phủ… cũng
ít nhiều đề cập đến không gian lữ thứ trong các bài thơ của các tác giả trên
nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận, chưa xuất hện sự phân lớp, đối
chiếu để tìm ra sự khác biệt, độc đáo trong cách cảm nhận không gian lữ thứ
của các nhà thơ. Điều đặc biệt hơn nữa, qua cảm quan văn hóa phương Đông,
hầu hết các bài thơ Đường đều đề cập đến không gian lữ thứ: không gian chia
xa, tiễn biệt, lưu đày, biếm trích, du lãm… Nhưng những nhận định về không
gian lữ thứ lại không nhiều, nếu có chỉ là ở mức khái quát chứ chưa đi sâu vào
tìm hiểu, nghiên cứu. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này (không
gian lữ thứ không được đề cập một cách trực diện) có nguồn gốc văn hóa sâu
xa vì thiên nhiên, không gian vũ trụ qua con mắt chủ toàn đã trở thành một
người bạn tri kỉ đối với các nhà thơ và trở về với thiên nhiên là sự trở về với
chính mình. Ở đây, không gian văn hóa đã gặp gỡ với không gian nghệ thuật
(không gian lữ thứ) tạo nên một sắc màu văn hóa rất đặc trưng của thơ Đường
như Lâm Ngữ Đường đã nhận xét: thơ là tôn giáo, là nhân sinh quan của
ngƣời Trung Hoa.
Qua góc nhìn của phương pháp so sánh và lý thuyết liên văn bản
(intertextuality), hầu như chưa có một công trình nào tiến hành đối chiếu và
so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong không gian lữ thứ của
Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… các nước phương Đông và xa
hơn nữa là các nước phương Tây. Ở Việt Nam, các yếu tố nghệ thuật của thơ
Đường xuất hiện dưới dạng những nhận định riêng lẻ về mối liên hệ so sánh
giữa hai nước đồng văn Việt Nam – Trung Quốc qua các bài viết của Trần

Nho Thìn (Văn học trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa), Cao Xuân
Huy (Tƣ tƣởng phƣơng Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu), Phương Lựu
(Văn hóa, văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam ), Lê Thị
8

Thanh Tâm (Nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Trần và thơ thiền Đƣờng Tống
– luận án tiến sĩ), Nguyễn Khắc Phi, Đoàn Lê Giang, Đoàn Hương, Trần
Ngọc Vương, Phan Ngọc, Nguyễn Tuyết Hạnh… vì một mục đích khác: giải
thích rõ hơn những tồn nghi trong văn học sử Việt Nam. Nhưng tất cả những
nhận định ấy đã trở thành gợi ý quý báu cho người viết trong quá trình thực
hiện đề tài.
Các tư liệu viết về thơ Đường và có liên quan đến thơ Đường rất nhiều
tuy nhiên những tư liệu trực tiếp liên quan đến không gian lữ thứ thì rất ít ỏi
một phần do tính chuyên sâu của đề tài. Trong những năm gần đây, thành tựu
của phương pháp nghiên cứu văn học bằng ánh sáng thi pháp học đã đem lại
những khám phá, phát hiện đầy thú vị về thơ Đường trong đó ít nhiều có đề
cập đến không gian lữ thứ. Điển hình đó là sự xuất hiện của hàng loạt các
công trình nghiên cứu về không gian nghệ thuật, Về thi pháp thơ Đƣờng của
Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử; Thi pháp thơ Đƣờng của Nguyễn Thị Bích
Hải; Một số đặc trƣng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đƣờng của Nguyễn Sĩ
Đại; luận án tiến sĩ về Tứ tuyệt Lí Bạch của Phạm Hải Anh; Thơ sơn thủy cổ
đại Trung Quốc của Trần Trung Hỷ, Thi pháp thơ Đƣờng của Lương Duy
Thứ, lời mở đầu tác phẩm Giai thoại thơ Đƣờng của Cao Tự Thanh…
Điểm nổi bật của cách nghiên cứu thi pháp học của các tác giả trên là đã
nhìn nhận không gian thơ Đường trong đó có không gian lữ thứ như một dấu
ấn mang đặc trƣng thẩm mĩ-nghệ thuật đặc biệt của thơ Đường, đã bước đầu
nhìn nhận không gian lữ thứ là một mã riêng như một chìa khóa để mở cửa
vào thế giới nghệ thuật của thơ Đường. Từ đây, qua góc nhìn thi pháp học các
nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định mang tính gợi mở như không gian
tống biệt cũng là không gian vũ trụ (Nguyễn Thị Bích Hải), không gian du

lãm đã làm nên một phong cách riêng trong thơ tứ tuyệt Lí Bạch từ đó góp
9

phần củng cố địa vị Thi Tiên của ông ( Phạm Hải Anh) … Không chỉ dừng lại
ở mức độ nhận định, các nhà nghiên cứu còn tiến hành một loạt các thao tác
cao hơn: sử dụng, phân tích hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật để minh chứng
một điều: xây dựng và cảm nhận không gian lữ thứ trong thơ cần phải có một
thứ ngôn ngữ riêng của nó.
Thi pháp học đã cấp cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn mới. Điển
hình là cách nhìn nhận của Francois Cheng – nhà kí hiệu học Pháp gốc Trung
Quốc với cách phân chia bố cục một bài thơ Đường thành 2/4/2 trong đó hai
câu đầu và hai câu cuối trật tự thời gian chiếm chủ đạo và bốn câu giữa trật
tự không gian lại chiếm vị trí chủ đạo cũng là một sự gợi ý thú vị để người
viết tìm hiểu về không gian lữ thứ. Tuy nhiên, như nhà nghiên cứu Cao Tự
Thanh đã nhận định: thi pháp cũng chỉ là một trong ba chiều làm nên không
gian thơ Đƣờng. Đời sống của thi nhân và quá trình sáng tác phổ biến,
thƣởng thức tác phẩm của họ là hai chiều còn lại [57,tr.16]. Nghĩa là môi
trường văn hóa và quá trình tìm hiểu thơ Đường kết hợp với thi pháp mới có
thể “phục nguyên” được không gian lữ thứ trong thơ Đường.
Tóm lại, trong quá trình thu thập và xử lý tư liệu có liên quan đến nội
dung của đề tài, người viết có một vài suy nghĩ:
Trước hết, những nhận định về không gian lữ thứ trong thơ Đường tồn tại
rải rác, không trực diện. Hầu như không xuất hiện một nhận định nào có thể
khái quát những nét cơ bản về không gian lữ thứ. Nhưng trên hết, tất cả các
nhận định ấy dù riêng lẻ nhưng đối với người viết chúng có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng: tất cả những nhận định đấy đều chứng minh cho sự tồn tại
của một không gian lữ thứ trong thơ Đƣờng và tạo một tiền đề cơ bản để
ngƣời viết triển khai các luận điểm của mình trong các chƣơng của luận văn.
10


Sau nữa, do tính chất tập trung chuyên sâu vào một vấn đề cơ bản của
luận văn nên dù tài liệu nghiên cứu về thơ Đường (ngoài những nhận định về
không gian lữ thứ) khá nhiều nhưng người viết chỉ tập trung vào những tài
liệu góp phần làm nổi bật nhận định: không gian lữ thứ là một không gian
mang tính nghệ thuật thẩm mĩ đặc biệt trong rất nhiều các kiểu dạng không
gian nghệ thuật độc đáo của thơ Đường.
Và không gian trong thơ Đường là không gian mang nhiều sức gợi.
Bởi đặc điểm chung nhất của thơ Đƣờng là “trọng tình” với bút pháp cơ bản
là “nhập thần”, không theo đuổi sự tái hiện diện mạo mà biểu hiện cái thần
của cảnh tƣợng thiên nhiên [29,tr.62]. Trong thời gian thực hiện đề tài, người
viết nhận thấy không gian lữ thứ cũng là sự thể nghiệm, cụ thể hóa những đặc
điểm ấy và chính điều này đã tạo nên một bản sắc vừa đa dạng nhưng cũng
vừa thống nhất trong phong cách của các nhà thơ.
Sự chuyển hóa đa dạng của các dạng thức trong không gian lữ thứ đòi
hỏi một sự nhận đồng (identity) - một sự chia sẻ, đồng cảm mang tính văn
hóa và chấp nhận tính tương đối của sự vật. Và ở những lằn ranh của những
dạng thức ấy, không gian lữ thứ có tính đa trị. Chính tính đa trị ấy giúp cho
không gian lữ thứ của thơ Đường bất tử với thời gian. Vì ở mỗi thời đại nhất
định, một (hoặc nhiều) khía cạnh và phương diện của không gian lữ thứ ấy trở
nên đặc biệt hơn. Và dưới ánh sáng bổ trợ của các ngành khoa học-nghệ thuật
khác, không gian lữ thứ sẽ hiển lộ những vẻ đẹp mới, sức sống mới phù hợp
với xu hướng thẩm mĩ và tầm đón nhận của bạn đọc.
Đến với thế giới thơ Đường sẽ là đến với một thế giới quen mà lạ, lạ
mà quen. Quen bởi những lợi thế trong cách cảm nhận của người Việt về thơ
Đường và lạ bởi đó là một vườn hoa mênh mông đầy sắc màu mà cả cuộc đời
của một con người khó có thể chiêm ngưỡng đến tận cùng vườn hoa đó.
11

Không gian lữ thứ trong thơ Đƣờng được triển khai trên cơ sở kế thừa và mở
rộng dựa trên tất cả những thành tựu nghiên cứu về Đường thi của các bậc

tiền bối và cũng là một cách để thưởng lãm vẻ đẹp rất riêng của vườn hoa
muôn hồng nghìn tía ấy.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được lựa chọn để thực hiện và triển khai đề tài bao
gồm:
-Phương pháp loại hình
-Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa
-Phương pháp thi pháp học
Ngoài ra, với mục đích khảo sát đối tượng, các thao tác so sánh, phân
tích, tổng hợp, nêu vấn đề… cũng được sử dụng.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục (bao gồm tên các bài thơ được
trích dẫn trong luận văn và một số hình ảnh minh họa), luận văn có ba
chương:
Chƣơng 1. Không gian lữ thứ từ những góc nhìn
Chƣơng 2. Nhận chân những nét đặc biệt của không gian lữ thứ
Chƣơng 3. Vẻ đẹp và những sắc độ của không gian lữ thứ







12

Chƣơng 1.
KHÔNG GIAN LỮ THỨ TỪ NHỮNG GÓC NHÌN

Có lẽ, một trong những ưu thế của “mắt thơ” là luôn đặt cuộc đời trong

góc nhìn đa chiều, đa diện; là cảm thấu sự phức tạp, phong phú của chiều sâu
những cung bậc cảm xúc; là sự khát khao khám phá và nhìn nhận thân phận
con người với tất cả vẻ đẹp tiềm ẩn lung linh, huyền ảo của nó. Thế mạnh của
văn chương là sự hiểu thấu những góc khuất của con người bằng cảm xúc,
bằng trái tim. Và với khát khao ấy, một khi những thành tựu mới, những bước
tiến trong nghiên cứu văn học xuất hiện, “mắt thơ” luôn đón nhận nó bằng
tấm lòng tri kỷ vì đó cũng là những nẻo đường mới để đến với thế giới thơ ca,
để thấy đâu đó chính con người mình trong những dòng trắng, trong sự
chuyển dịch của con chữ. Đó là một cái nhìn đầy tính nhân văn của văn
chương đối với cuộc đời, đối với con người. Vì thế, không gian lữ thứ trong
thơ Đường cũng sẽ được hình dung trong một cảm quan như thế: một cảm
quan đầy màu sắc, đầy cảm xúc.
1.1. Góc nhìn loại hình, thi pháp
Không gian lữ thứ là một không gian đẹp. Đẹp bởi sự mênh mang xa
vắng mơ hồ mà vỏ âm Hán Việt đã cấp cho nó. Đẹp bởi những sắc độ mờ ảo
về mặt ngữ nghĩa. Và đẹp bởi cả một nỗi buồn vương vấn nhẹ nhàng mà kẻ
tha nhân, người lữ thứ chất chứa trong lòng. Nhờ vẻ đẹp đó, không gian lữ
thứ trở thành một địa hạt hợp lý của văn chương. Nhưng chính vì vẻ đẹp
mông lung huyền ảo đó mà việc gọi tên xác định đúng những nội hàm quả
không dễ dàng. Phải chăng không gian lữ thứ trong thơ Đƣờng là cái không
gian mà độc giả cảm nhận được khi đọc những bài thơ do các thi nhân đương
13

thời sáng tác trong không gian xa quê: nơi những nhà thơ trị nhậm với tƣ
cách mệnh quan triều đình, trên đƣờng nhà thơ đi đến nơi bị biếm trích, các
thi nhân trên đƣờng chạy loạn, tại những địa điểm nhà thơ bị biếm trích,
thậm chí ở trong tù và cả những nơi thi nhân du lãm, khi tiễn biệt tri kỉ trƣớc
khi dấn thân trên chốn đƣờng xa mịt mù mà không biết ngày tái ngộ?
Không gian trong thơ Đường là một không gian đậm chất phương
Đông thiên về gợi nhiều hơn tả. Và chính yếu tố này khi gặp trí tưởng tượng

của độc giả đã giúp hình dung ra những bức tranh khác biệt trên nền một cảnh
sắc chung. Nhưng dưới góc độ loại hình, không gian trong thơ Đường có thể
hình dung thành hai loại lớn: không gian lữ thứ và không gian gia đình hàng
họ, không gian hƣơng tính. Có lẽ, nhận định nhà nho và người nông dân-hai
nhân vật nông thôn không chỉ đúng với Việt Nam mà còn đúng với các nước
đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Việc hình dung không gian lữ
thứ trong thế đối chiếu so sánh với không gian hương tính, làng họ giúp nêu
bật những đặc trưng của hai kiểu không gian này. Một bên là không gian của
sự bình yên, của gốc rễ, của sự tĩnh tâm; một bên là không gian với những sự
xao động, của những sự khám phá, của những điều “sở kiến”, “tận mục sở
thị”, của quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm và chứng nghiệm của nhà thơ.
Chỉ khi, phải đặt trong cảnh “đoạn trường”- phải đi xa, người đọc mới cảm
nhận được đủ đầy những xáo động trong tâm trạng của nhà thơ:
Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
Khả liên xuân bán bất hoàn gia
(Đêm qua trên đầm vắng mơ thấy hoa rơi
Thương thay nửa xuân rồi mà chưa trở về nhà)
(Trương Nhược Hư, Xuân giang hoa nguyệt dạ)
Phải chăng cái cảm giác cô liêu, trống vắng, bơ vơ nơi đất khách đã
làm nên một “đêm hoa trăng trên sông xuân” vốn chất chứa nỗi nhớ của
14

người du tử đối với người khuê phụ trở thành một bài thơ trữ tình nổi tiếng,
trở thành “cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia” (chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ
xứng đáng là đại gia - nhận xét của nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương
Khải Vận)? Và phải chăng, chỉ có nơi đất khách ấy nhìn về quê nhà trong
đêm trăng vắng lặng đến mức nghe được tiếng cá quẫy thì hình ảnh “ai ở lầu
trăng nhớ chốn nào?” (Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?) mới trở nên da diết,
nhức nhối trong lòng người đi lẫn kẻ ở, trong lòng thi nhân lẫn độc giả?
Trong khi đó, những phút giây bình yên ngắn ngủi bên gia đình, bên

những gì thân thuộc hiếm hoi trong cuộc đời đầy biến động đã đem đến cho
Đỗ Phủ cái cảm giác tri túc:
Thanh giang nhất khúc bão thôn lƣu
Trƣờng hạ giang thôn sự sự u
Tù khứ tự lai lƣơng thƣợng yến
Tƣơng thân tƣơng cận thủy trung âu
Lão thê họa chỉ vi kì cục
Trí tử xao châm tác điếu câu
Đa bệnh sở tu duy dƣợc vật
Vi khu thử ngoại phục hà cầu?
Thanh giang một dải nước bao quanh
Dằng dặc ngày hè xóm vắng tanh
Lũ én ra vào trên mái rạ
Đàn âu quen biết giữa sông xanh
Kẻ bàn cờ giấy cùng bu nó
Uốn lưỡi kim câu với trẻ ranh
Ốm mãi cũng nên quen vị thuốc
Thân hèn đâu tưởng chuyện công danh
(Đỗ Phủ, Thanh giang)
Có thể thấy sự khác biệt cơ bản về phong vị thơ ở hai không gian khác
nhau. Trong không gian hương tính, nhà thơ được sự trợ giúp về mọi mặt của
gia đình, làng họ; thơ Đường được trứ tác trong hoàn cảnh đó không thể hiện
nỗi cô đơn của thi nhân, không bày tỏ nỗi ca thán chính sự, sự đau khổ cùng
cực của dân chúng, không mô tả những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn,
hoành tráng, không thể hiện một cách ấn tượng sự hòa hợp của con người với
trời đất, vũ trụ. Và vì thế, sự xuất hiện và tồn tại của không gian lữ thứ đã
mang lại những sắc thái mới cho thơ Đường. Những sắc thái mới ấy không
15

chỉ làm nội dung thơ Đường trở thành một bức tranh toàn bích, mà còn kéo

theo sự xuất hiện hàng loạt các phép sử dụng từ, các biện pháp tu từ. Đến lượt
mình, các biện pháp nghệ thuật ấy lại khơi mở trong lòng người đọc những
phát hiện thú vị: các “pháp” này cho thấy ngƣời Trung Quốc xƣa thƣờng
dùng con mắt hội họa hoặc con mắt không gian để hình dung ra nghệ thuật
ngôn từ [52,tr.15].
Như vậy, thơ Đường hiện hữu một lằn ranh giữa những bài thơ được
viết hai không gian khác biệt. Nhưng khái niệm lằn ranh này lại khơi gợi
trong lòng người viết rất nhiều suy ngẫm. Trước hết, ranh giới vô hình giữa
hai không gian thơ có tính chất khu biệt để thấy được sự sáng tạo, tài năng,
phong cách, giọng điệu của từng nhà văn trong mỗi không gian riêng biệt, để
từ đó thơ Đường không chỉ là tinh hoa mẫn tuệ của ngôn ngữ trực quan mà
còn là một kiến trúc đầy âm vang (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu). Sau nữa, sự
tồn tại của lằn ranh ấy không vô tình, hờ hững, lạnh lùng bởi nó không làm
tách bạch rạch ròi hai khoảng không trong sáng tác đó. Bản thân của lằn ranh
ấy đã chấp nhập sự giao thoa, chấp nhận sự tƣơng thông và tƣơng hợp của hai
kiểu không gian. Chính sự giao thoa ấy thơ Đường đã làm mới mình trong
cách cảm nhận của người đọc. Dòng chảy của lịch sử nghiên cứu thơ Đường
vì thế luôn luôn bất tận, vì lịch sử văn hóa không chỉ là lịch sử sáng tạo ra
sản phẩm mới, mà còn là lịch sử giải thích mới các hiện tƣợng đã biết
[52,tr.22].
Dưới góc nhìn của thi pháp, thơ Đường cũng hiện lên với đầy đủ vẻ
đẹp của nó. Đó không chỉ là vẻ đẹp do sự khác biệt về thể loại, về hình thức.
Nếu vẻ đẹp thơ lục bát là vẻ đẹp mềm mại của nƣớc, của các vần thơ níu nhau
làm thành một chuỗi âm thanh liền lạc, uốn lượn, vẻ đẹp mang màu sắc minh
triết của thơ hài cú (haikư) được cảm nhận qua lăng kính Thiền. Thơ Đường
16

lại mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính: vẻ đẹp của mưa buổi sáng như một làn bụi
nhẹ làm cho sắc lá xanh càng xanh thêm (Mưa mai thấm bụi Vị thành/ Liễu
bên quán trọ sắc xanh ngời ngời), của khói sóng trên sông trong một buổi

chiều hoài cố về quê cũ (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói
sóng cho buồn lòng ai), của một tiếng chim kêu lanh lảnh trong khe núi mùa
xuân (trăng lên chim thảng thốt/ Khe vọng tiếng chim kêu), của một tiếng quạ
kêu thảng thốt, lẻ loi trong đêm và cái nỗi sầu len vào giấc ngủ chập chờn của
hàng cây phong đối diện với ánh lửa chài (Trăng tà chiếc quạ kêu sương / Lửa
chài cây bến sầu vương giấc hồ)…
Không gian lữ thứ với tư cách là một hình tượng nghệ thuật đã góp
phần làm nên vẻ đẹp của Đường thi. Không gian lữ thứ không chỉ nắm bắt sự
cảm nhận những sắc thái riêng biệt của không gian địa lý và không gian tâm
lý như những vô thức tập thể của dân tộc Trung Hoa. Sự nắm bắt này đã làm
cho thơ Đường Trung Hoa khác biệt với lục bát Việt Nam, với Haikư của
Nhật Bản. Không gian lữ thứ còn là sự giao hòa của không gian sự kiện,
không gian bối cảnh, không gian tâm lý và cả không gian kể chuyện. Sự song
hành của những kiểu không gian này đã làm nên những tên tuổi đỉnh cao như
thi tiên Lí Bạch, thi thánh Đỗ Phủ, thi Phật Vương Duy, thi quỷ Lý Hạ và rất
nhiều nhà thơ được bao thế hệ bạn đọc yêu mến.
1.2. Góc nhìn chủ thể sáng tạo - nhân vật trữ tình
Một trong những điểm nhìn đặc biệt để cảm nhận không gian trong tác
phẩm là đặt mình vào vị trí tác giả. Chính tác giả sẽ là người hiểu rõ hơn ai
hết về không gian mà mình cảm thụ, xây dựng và thể hiện nó trong tác phẩm
của mình. Và không gian ấy đã góp phần hình thành nên phong cách riêng
của từng nhà văn nhà thơ, góp phần thể hiện một thế giới quan độc đáo khó
lẫn của từng tác giả. Trong thơ trữ tình, một thể loại đặc biệt của văn học,
17

trong đó có thơ Đường, sự gặp gỡ của chủ thể sáng tạo - tác giả bài thơ với
nhân vật trữ tình trong tác phẩm là điều không thể phủ nhận. Bởi thơ là để gửi
gắm nỗi lòng, là để kí thác tâm sự. Bản chất của thơ ca là thể hiện đời sống
nội tâm của nghệ sĩ. Không gian lữ thứ cũng góp phần thể hiện đời sống nội
tâm với nhiều sự dao động ấy. Vì một trong những động lực sáng tạo của nhà

thơ chắc chắn là cái nhu cầu tự cảm thấy mình có vai trò cốt yếu đối với thế
giới. Khi tự cảm thấy mình nhƣ thế, với nghệ sĩ, viết là một hành động sáng
tạo, một “cuộc chơi” có nghĩa lý, một “dấn thân” thực sự về tinh thần
[13,tr.14]
Dưới góc độ là những số phận người đã phải trải qua chuyện đoạn
trường, phải đi xa, phải dán thân vào một miền đất lạ nơi đất khách quê
người, nơi miền quan ải mà ngọn gió xuân không bao giờ thổi tới, không gian
lữ thứ đã được các nhà thơ cảm nhận tất cả độ nét của nó. Vì thế, trong thơ
của các thi nhân không gian lữ thứ luôn xuất hiện ở một trong hai dạng thức:
không gian lữ thứ thực và không gian lữ thứ ảo hay không gian lữ thứ gián
cách.
Không gian lữ thứ thực là không gian mà tác giả “trực tiếp” thuộc về
nó. Sống và đắm chìm trong dạng thức đó, trực tiếp phát sinh những tình cảm
sâu sắc nhưng đầy màu sắc cá nhân của từng tác giả. Nói cách khác, với vai
trò là một lữ khách, một chinh nhân, một du tử, con người của nhà thơ đã bộc
lộ rất nhiều những đặc tính mà trong môi trường yên ổn của không gian gia
đình làng họ khó có cơ hội bộc lộ. Quay cuồng với những ràng buộc, những
trọng trách mà con người phải gánh trong cuộc đời thực, cái Tôi nhà thơ chỉ
có cơ hội thể hiện trong những môi trường đặc biệt: một mình, cô độc. Và,
không gian lữ thứ là chất xúc tác tuyệt vời cho những cung bậc cảm xúc trong
tâm hồn thi nhân được gửi gắm vào thơ. Từ dạng thức không gian ấy, rất
18

nhiều cung bậc tình cảm cảm xúc đã được gọi thành tên: lòng hoài niệm, sầu
li biệt, sầu lữ thứ, sầu tư hương...Và từ những tình cảm đã gọi thành tên đó,
nhà thơ đã đưa người đọc về lại cái thực tế hiện hữu của từng con người: nỗi
buồn.
Ở vào một thực tại phũ phàng là phải xa quê: lên đường nhậm chức, tri
nhiệm, trấn áp vùng biên cương, đi theo tiếng gọi trách nhiệm của một nhà
nho- ông quan chân chính thể hiện được khát vọng vẫy vùng thỏa chí bình

sinh, hay những lúc sa cơ lỡ vận của người anh hùng mạt lộ bị biếm trích, bị
đày ải, hay những phút giây bình yên với chính mình trên con đường du lãm,
thi nhân luôn sống thực với chính mình, và thơ đã trở thành bầu bạn của nhà
thơ để chia sẻ những khoảnh khắc “đoạn trường” đó. Cho dù sự xa quê là lựa
chọn của thi nhân, nhưng sự lựa chọn nào cũng phải trả giá: đằng sau tất cả
những trách nhiệm đó là hình bóng quê nhà. Quê nhà luôn là hình bóng muôn
thuở, luôn ngự trị vĩnh hằng trong tâm khảm của mỗi người con xa quê. Tình
cảm quê hương hay nỗi lòng của chinh nhân, lữ khách đã có từ trước. Nhưng
nỗi lòng lữ thứ của thi nhân trong thơ Đường không phải chỉ là người thất cơ
lỡ vận. Mà trong dạng thức của không gian lữ thứ, nhà thơ còn khắc khoải đi
tìm một cái gì đó rất riêng thuộc về tinh thần, nhằm phát hiện và trả lời cho
những băn khoăn mang tính triết học: Ta là ai? Ta từ đâu tới? Và ta sẽ đi về
đâu trong thế giới này? Vì vậy, quê hƣơng trong tình cảm của thi nhân không
còn là nơi chôn rau cắt rốn nữa. Nó là một cái gì đó lớn hơn, không chỉ ở
phía sau với nỗi hoài hƣơng nguồn cội mà ở đâu đó xa vời phía trƣớc
[10,tr.50].
Chỉ trong không gian lữ thứ trực tiếp và cụ thể hơn là trong sự đối lập
có phần nghiệt ngã với không gian hương tính mà hình ảnh quê nhà luôn là
một cái gì đó khiến thi nhân nhức nhối. Nhức nhối không hẳn chỉ vì con
19

người nhà thơ bị bứng ra khỏi môi trường quen thuộc xa bạn bè tri kỉ, xa
những gì tưởng chừng đã thuộc về mình, không hẳn vì chốn mới sẽ đến không
bình yên, mà nhức nhối như một cách nhắc nhở, như một cách tự an ủi mình
của thi nhân rằng mình vẫn còn một chốn đi về, còn một nơi để mà nhớ, để
mà day dứt khi gặp những vật gợi nhắc trong không gian: một cành cúc vào
thu, một li rượu lúc tiễn biệt, một cành liễu ven đường, một vầng trăng cô đơn
trên không tịch mịch. Bởi chỉ có kí ức mới hội nhập đƣợc cuộc sống (Macxen
Prux). Và chỉ khi tồn tại trong cái không gian lữ thứ cùng chân đó, cùng giãi
bày nỗi lòng khi đày ải mà tâm sự của Tư Không Đồ và Vương Duy mới khác

nhau một trời một vực:
Suy mấn thiên thành tuyết
Tha hƣơng nhất thụ hoa
Kim triêu dữ quân túy
Vong khƣớc tại Trƣờng Sa
Tóc bạc nghìn sợi tuyết
Quê người một khóm hoa
Sáng nay say với bác
Quên bẵng tại Trường Sa
(Tư Không Đồ, Ngoạn hoa dữ Vệ Tương đồng túy)
Độc tại dị hƣơng vi dị khách,
Mỗi phùng giai tiết bội tƣ thân.
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,
Biến sáp thù du thiểu nhất nhân
Đất lạ đơn côi làm khách lạ
Mỗi lần tiết đẹp nhớ nhà hoài
Vẫn hay huynh đệ lên cao đấy
Đều cắm thù du thiếu một người
(Vương Duy, Cửu nhật cửu nguyệt ức Đông Sơn huynh đệ)
Nếu Tư Không Đồ sử dụng lối nói bi kịch ẩn kín nỗi đau của mình
trong cái say muốn quên mà người đọc vẫn đọc ra cái ý không bao giờ quên
được bởi cố quên thì càng nhớ, Vương Duy lại ý thức sự trống vắng, cô đơn
từ cả hai phía: kẻ đi và người ở khi làm thân khách nơi xứ lạ trong ngày tết
cửu trùng. Cái không gian xa xứ ấy, cùng với sự luân chuyển của thời gian
trong những hoàn cảnh đặc biệt: nhìn một khóm cúc nở hoa trên đất người,
20

bùi ngùi xa xứ trong tiết cửu trùng đã làm nên tâm trạng khắc khoải, day dứt
khôn nguôi, làm nên những vần thơ tứ tuyệt lay động lòng người.
Không sống trong không gian lữ thứ, không phát huy hết nguyên tâm

của mình thì Lí Bạch – một thi nhân “nhất sinh hiếu nhập danh sơn du” (suốt
đời thích chơi ở nơi núi non nổi tiếng) khó có thể viết được bài thơ “Tặng
nội” thể hiện suy nghĩ sâu kín nhất, chân thật với trái tim nhà thơ nhất về
người vợ của mình:
Tam bách lục thập nhật,
Nhật nhật túy nhƣ nê
Tuy vi Lí Bạch phụ,
Hà dị Thái Thƣờng thê
Ba trăm sáu chục ngày
Ngày ngày túy lúy say
Làm vợ chàng Lí Bạch
Giống bà Chu Trạch thay!
Tự thán mình cả năm làm con sâu rượu, lại so sánh mình với Chu
Trạch không biết nghĩ tới thân phận của vợ, Lí Bạch quả đã viết một bài thơ
sám hối dành cho Lí Bạch phu nhân với bằng cả tấm lòng chân thật của mình.
Như vậy trong không gian lữ thứ thực – không gian đã từng chiếm một
phần đời của nhà thơ, không còn là một không gian vật lý đơn thuần để phát
triển sở kiến, sở văn, làm cho những điều trông thấy trở nên rộng, sâu, mới so
với những gì nghe, thấy trong không gian gia đình, làng họ nữa mà đã trở
thành một không gian nghệ thuật với rất nhiều điểm nhấn. Ở đó, nhà thơ với
tư cách là chủ thể sáng tạo đồng thời là nhân vật trữ tình đã suy tư, trải lòng,
đối diện với chính mình để tìm kiếm và nhìn thấy một tha nhân, một người
khác trong chính con người mình. Từ đây, những khát khao được nói lên
tiếng nói của chính con người bên trong được thể hiện qua nhiều bình diện:
Thơ thuật hoài hoặc có tính chất thuật hoài;
21

Thơ thể hiện cuộc sống của nhân dân bị trị, cuộc sống của giới thống
trị xã hội và những bình luận phê phán chính sự;
Thơ tống biệt và thơ thể hiện tình bạn giữa các thi nhân;

Gia đình quê hƣơng trong thơ viết ở lữ thứ;
Thơ thiên nhiên trên đƣờng lữ thứ;
Thơ về thời gian trôi nhanh, cái già đến mau trên đầu thi nhân;
Thơ viết theo quan niệm “thi duyên tình”;
Thơ viết về những sở thích cá nhân.
Và từ sự nếm trải, cảm nhận những thay đổi lớn lao, những xáo trộn
mạnh mẽ trong tâm hồn mà nhà thơ trở nên nhạy cảm với những chuyến đi,
với khát khao trở về và đoàn tụ. Những điều đó đã trở thành những ngấn tích
tâm lý. Cảm giác cô đơn, cầu mong sự chia sẻ, nhận thấy rất nhanh những
thay đổi của thân phận con người trong cõi bụi trần đã khiến nhà thơ khắc
khoải, nhức nhối trong miền kí ức của mình. Từ đây, xuất phát từ không gian
lữ thứ thực đã hình thành nên một không gian khác: không gian lữ thứ ảo –
không gian lữ thứ gián cách.
Ở dạng thức không gian này, chủ thể sáng tạo nhà thơ đôi khi không
đồng nhất với nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Cũng từng có những tháng
ngày lưu lạc xa quê, trước những cảnh chia xa, dường như những ngấn tích
tâm lý xưa kia như lớp tro tàn phủ trên ngọn lửa vẫn cháy âm ỉ được thổi
bùng, làm sống lại hoặc ít nhiều gợi nhắc đến những tháng ngày đã xa. Không
gian lữ thứ ảo có khi là không gian trong một khoảnh khắc, một nát sa thi
nhân chợt thấy những gì mình trải qua, những điều mình ngỡ như xa lạ trên
22

“dặm đƣờng gió cuốn chinh an” lại trở thành một phần con người mình. Dạng
thức không gian ấy có khi lại là cái không gian mà tác giả hóa thân vào người
bạn của mình trong cuộc đưa tiễn để nhìn thấy trước mắt một khoảng không
xa lạ. Sự phân thân ấy vừa thể hiện sự chia sẻ với người bạn trên bước đường
bắt đầu một cuộc hành trình dấn thân vào chốn xa lạ, mù mịt không hẹn ngày
tái ngộ đồng thời cũng bộc lộ những cảm quan của chính nhà thơ qua sự hình
dung về một không gian xa xôi ấy. Không gian lữ thứ ở đây là không gian của
cành liễu lúc đưa tiễn, không gian của những điệu nhạc chia xa … Và chính

dạng thức không gian này đã trở thành người bạn thứ ba vô hình nhưng hữu
tình chia sẻ những cảm xúc của người đi và kẻ ở. Tình bạn, tình tri kỉ, nỗi
lòng được kí thác, được gởi gắm vào không gian lữ thứ hình thành nên chiều
thứ năm của không gian, bên cạnh bốn chiều cơ bản vốn có của nó. Và đây
cũng là một nét đặc biệt của không gian lữ thứ.
Ở không gian lữ thứ ảo nhà thơ cũng nhìn mình như một người khác –
người khách trên con đường lữ thứ. Với tư cách đó, nhà thơ không chỉ hƣớng
ngƣời đọc vào một miền lý tƣởng, hoài bão trong tâm tƣ, mà còn hƣớng
ngƣời đọc vào vị thế, địa vị, cảnh ngộ của chính mình trong thế giới. Cái họ
muốn khêu gợi đồng cảm không chỉ là cảm xúc của họ, tâm trạng của họ, mà
chủ yếu là cảnh ngộ của họ, vị thế họ, tình cảm mà họ thể nghiệm [52,tr.154].
Vì thế, nỗi buồn song trùng khi phải tiễn bạn nơi đất khách quê người của Vi
Trang càng trở nên ngậm ngùi hơn bao giờ hết:
Thiên thai phƣơng thán dị hƣơng thân
Hựu hƣớng thiên nhai biệt cố nhân
Minh nhật ngũ canh cô điếm nguyệt
Túy tinh hà xứ các chiêm cân
Bên trời lận đận đã thương thân
Lại ở bên trời biệt cố nhân
Trăng lạnh canh tàn nơi quán khách
Tỉnh say mỗi ngả lệ đầm khăn
(Vi Trang, Đông dương tửu gia tặng biệt )
23

Không gian lữ thứ gián cách còn đặc biệt ở chỗ: nó nằm giữa lằn ranh
mong manh của không gian lữ thứ và không gian gia đình, làng họ, không
gian hương tính. Hiện hữu ở cái lằn ranh ấy, một vẻ đẹp rất khác lạ như một
sự thách đố đã hiện ra: vẻ đẹp nằm ở lưỡng ngạn. Và chính sự thách đố ấy đã
thắp sáng trong lòng độc giả hai niềm say mê: chiêm ngưỡng và khám phá. Vì
nếu quan niệm tự do và sự giải phóng nội tâm là sự nắm vững quy luật, hòa

nhập vào đạo, vào cái tuyệt đối thì thơ ca là nẻo về của tâm hồn nhà thơ. Ở
đây, không gian lữ thứ trong thơ Đường dưới góc nhìn của chủ thể sáng tạo-
nhân vật trữ tình đã góp phần làm nên một thời đại văn học có tính cách, có
màu sắc.
Sáng tác trong không gian lữ thứ, phong cách riêng, độc đáo của từng
nhà thơ đã tỏa sáng. Vì sáng tác nghệ thuật, xét cho cùng, đƣợc bắt đầu từ ba
nhu cầu chính: phản ánh cuộc sống dƣới những phẩm chất đặc biệt, mang
tính thẩm mĩ; nhu cầu tự thể hiện; đòi hỏi những cung cách phô diễn mới
[13,tr.81]. Ba nhu cầu trên đã hòa quyện vào nhau, bộc lộ ra bên ngoài góp
phần hình thành dấu ấn thẩm mĩ của từng nhà thơ. Sự hình thành phong cách
ấy đã phải trải qua quá trình định hình kéo dài hàng chục thế kỷ. Đó là quá
trình “cá nhân hóa” sáng tác để có Lí Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư
Dị…và rất nhiều những hồn thơ khác. Lí Bạch hai mươi lăm tuổi xuống núi
Nga Mi, “từ giã cha mẹ, quê hương chống kiếm viễn du” là hiện thân của tinh
thần tự do, sống động và thực tiễn. Và tinh thần này được thể hiện trong thơ
ông, thứ thơ đầy ma lực của tình cảm nội tâm. Còn Đỗ Phủ có khi gửi lòng
nhớ quê vào một cánh chim, một cánh buồm, một con thuyền, một áng mây,
chùm sao Bắc Đẩu… có khi hình ảnh quê hương hiện lên trong giấc mơ. Và
cho đến bài Chạy loạn làm năm nhà thơ qua đời, nỗi lòng ấy vẫn day dứt
khôn nguôi:

×