Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Hồng tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 118 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác
thì khai thác khoáng sản đang phát triển một cách mạnh mẽ do nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và trong điều kiện mở cửa của kinh tế thị trường, các
hoạt động này đang được khai thác với quy mô ngày càng lớn. Hoạt động này đã
đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển của khai thác khoáng sản là tăng trưởng kinh tế - xã
hội, tạo ra những thị trường mạnh để thu hút đầu tư từ nước ngoài thì nó cũng đang
tạo ra những mặt tiêu cực gây ảnh hưởng xấu tới con người và hệ sinh thái xung
quanh khu vực khai thác. Các hoạt động khai thác than, quặng, phi quặng và vật liệu
xây dựng, như: tiến hành xây dựng mỏ, khai thác thu hồi khoáng sản, đổ thải, thoát
nước mỏ… đã làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng
chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường đất và ngày càng trở nên
vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú,
đặc biệt là than. Trước cách mạng tháng Tám, các kỹ sư Pháp đã đề xuất phát triển
công nghiệp luyện kim đen trên cơ sở khai thác than Khánh Hòa, Phấn Mễ và sắt
Trại Cau. Hoạt động khai thác than tại nơi đây đã làm thay đổi cảnh quan địa hình,
thu hẹp diện tích đất trồng và đất rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày
càng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, tích tụ các chất thải
và làm thay đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.
Mỏ than Núi Hồng nằm trên địa bàn huyện Đại từ, Tỉnh Thái Nguyên. Với
các sản phẩm chính là các loại than phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp nhiệt điện. Hằng năm, mỏ đã cung cấp một khối lượng than lớn, đáp
ứng nhu cầu sử dụng cho các tỉnh khu vực miền Bắc.
Nhìn chung, trong quá trình khai thác, ban quản lý mỏ đã chú trọng đến công
tác phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Các hoạt động phục vụ cho




2

công tác bảo vệ môi trường vẫn được duy trì trong mỗi công đoạn chế biến cũng
như trong quá trình khai thác. Bên cạnh những nỗ lực đó vẫn còn nhiều bất cập xảy
ra ảnh hưởng đến môi trường và người dân xung quanh. Đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Hồng tỉnh Thái Nguyên” được thực
hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí do hoạt
động khai thác than của mỏ gây ra, qua đó đề xuất biện pháp hoàn phục môi trường
đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con
người và sinh vật.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tác động của hoạt động khai thác than tại mỏ than Núi Hồng
đến môi trường trên địa bàn xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, từ đó
đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp nhằm bảo vệ môi
trường từ hoạt động khai thác than ở mỏ này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác than và công tác quản lý môi
trường của Mỏ
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực mỏ và xung
quanh mỏ than Núi Hồng xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô
nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác than tại địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học và cách thức tiến
hành đánh giá ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường.



3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Đại Từ thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
- Ban lãnh đạo Mỏ than Núi Hồng thấy được hiện trạng môi trường từ đó có
những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị… trong khai thác, chế biến và xử lý môi
trường, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.
- Làm tài liệu nghiên cứu cho các học viên cao học và sinh viên chuyên
ngành quản lý tài nguyên và môi trường.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: ―Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật‖[14].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: ―Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và

sinh vật‖[14].
- Hoạt động bảo vệ môi trường:
Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: ―Hoạt động
bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đên
môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện,
phục hổi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trường trong lành‖[14].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: ―Tiêu chuẩn
môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường‖[14].
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: ―Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi


5

trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn
bản bắt buộc để bảo vệ môi trường‖[14].
1.1.2. Một số khái niệm về than
* Khoáng sản than
Từ hàng trăm năm nay, vấn đề nguồn gốc của than khoáng đã là đối tượng
nghiên cứu tổng hợp của các nhà địa chất học, thạch học, cổ thực vật học và địa
hoá học.
Than chủ yếu do các loại thực vật, đôi khi có chứa một số di tích động vật
tạo thành. Sự phong phú và đa dạng của thế giới thực vật đã là những nguyên nhân

tạo nên sự đa dạng của thành phần và cấu trúc của các loại than [18].
Trong quá trình tạo thành than từ thực vật, dưới tác động của quá trình tự
nhiên, bị biến đổi dần theo hướng tăng hàm lượng cacbon. Cho nên gọi quá trình
tạo thành than là quá trình cacbon hoá. Sự tăng dần hàm lượng cacbon trong vật liệu
thực vật bị biến đổi xảy ra liên tục và tạo ra dãy khoáng sản cháy: than bùn - than
nâu - than đá - antraxit.
* Vỉa than:
Vỉa than là nơi tích tụ của than được giới hạn bằng hai mặt tương đối song
song nhau, một mặt được gọi là trụ, một mặt được gọi là mái (hay còn gọi là vách).
Vỉa than là một thành viên của trầm tích chứa than, ranh giới của vỉa than và đá vây
quanh thường là rõ ràng, chỉ đôi khi mới thấy chuyển tiếp dần qua các loại đá chứa
than như sét than, than chứa sét…[18]
Tuỳ theo sự có mặt hay không của các lớp đá kẹp trong vỉa than mà người ta
chia ra vỉa có cấu trúc phức tạp hay đơn giản. Trong một vỉa than đơn giản hoặc
trong một phân vỉa than có thể bao gồm nhiều lớp than thuộc những loại hình nguồn
gốc khác nhau.
Các bể than có bề dày rất khác nhau, từ vài milimét (mm) tới hàng chục mét
(m) thậm chí có khi tới 200 - 300m. Tuỳ theo bề dày người ta chia ra vỉa mỏng


6

(dưới 1,3m), vỉa dày trung bình (1,3 - 3,5m) và vỉa dày (trên 3,5m). Chiều dài của
vỉa than cũng rất khác nhau, từ vài mét, vài chục mét cho tới hàng trăm kilomet.
* Mỏ than:
Mỏ than là một khu vực của vỏ Trái Đất, ở đó có sự tích tụ tự nhiên của các
trầm tích chứa than và các vỉa than. [18]
Mỏ than thường có diện tích tương đối nhỏ, thay đổi trong phạm vi vài chục
kilomet vuông, ít khi tới vài trăm kilomet vuông. Mỏ có thể là mỏ công nghiệp hay
không công nghiệp, tuỳ theo việc khai thác mỏ có lợi về mặt kinh tế hay không.

* Bể than:
Bể than đó là một khu vực của vỏ Trái Đất, nằm trong một đơn vị địa kiến
tạo lớn, bao gồm nhiều mỏ than có sự phân bố không gian tương đối liên tục và có
sự liên quan nhất định về điều kiện thành tạo, kể cả các biến đổi sau này [18]. Kích
thước của các bể than thường lớn, có khi đạt tới hàng trăm nghìn km2.
Theo mức độ bị phủ của các trầm tích chứa than, người ta chia các bể than
làm ba loại:
Các bể than ẩn: Trầm tích chứa than hoàn toàn bị các trầm tích không than
phủ khớp đều hoặc khớp không đều lên trên. Hoàn toàn không thấy mặt đáy của bể.
Các bể than nửa ẩn: Về cơ bản trầm tích chứa than bị các trầm tích không
than phủ lên trên, nhưng một phần của mặt đáy bể vẫn có thể quan sát được.
Các bể than hở: Ranh giới của bể trùng với bề mặt lồi ra của bề mặt đáy bể.
* Khu vực chứa than: Trong phạm vi của một bể than tuỳ theo điều kiện cấu
tạo và hành chính mà người ta chia ra thành các khu vực chứa than. Đó là một nhóm
mỏ cùng nằm trong một yếu tố cấu tạo nhất định.
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Ban khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014 và chính thức có
hiệu lực từ ngày 1/1/2015
- Luật Đất đai 2003 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa I, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.


7

- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực
từ ngày 01/07/2011.
- Luật Tài nguyên nước do Quốc hội nước Cồng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính Phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và
mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép
hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ
khoáng sản.
- Thông tư 20/2009/TT-BCT ngày 07/07/2009 của Bộ Công Thương quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên
- Nghị quyết của Bộ chính trị số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ
môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ
về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản.


8

- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành ―Đề án bảo vệ môi trường thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2006 -2020 và những năm tiếp theo‖.
- Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số
lượng khoáng sản nguyên khai, tỷ trọng sản phẩm khoáng sản làm vật liệu xây dựng
để tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên (đợt 1).
- Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên tuân theo Quyết định số
1593/2002/QĐUB ngày 04/06/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lí nhà nước về
tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường:
+ QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh
+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn chất độc hại trong không khí xung quanh
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
+ QCVN 03:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại
nặng trong đất
+ QCVN08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
+ QCVN 09:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
+ QCVN 14:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
+ Quyết định 3733/2002: Quyết định của Bộ Y Tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
1.3. Tình hình hoạt động khai thác than trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Hoạt động khai thác than trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình khai thác than trên thế giới
Theo kết quả đánh giá mới đây của WEC cho thấy, nguồn tài nguyên than
trên thế giới khoảng 860 tỷ tấn, trong đó có 405 tỷ tấn (47%) than bituminous (bao
gồm cả than anthracite), và 260 tỷ tấn (30%) than sub-bituminous và 195 tỷ tấn


9

(23%) than nâu (lignite). Chủ yếu tập chung ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và

một số nước châu Âu và cũng là các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày
càng gia tăng [21].
Hàng năm có khoảng hơn 4,03 tỷ tấn than được khai thác, con số này đã tăng
38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong
khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác than lớn nhất
hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác
than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than dành cho thị trường
xuất khẩu.
Trong năm 2013, nhu cầu than tiếp tục tăng và vẫn là năng lượng hóa thạch
có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Dù tốc độ tăng trưởng nhu cầu than năm 2013 là
2,4% tương đương 188 triệu tấn, tăng nhẹ so với 2012, tốc độ này vẫn thấp hơn mức
tăng trung bình 10 năm qua là 4,6%.
Trung Quốc vẫn là trung tâm của thị trường than thế giới và là động lực chính
của tốc độ tăng trưởng thị trường than thế giới, tiêu thụ hơn 50% lượng than tiêu thụ
toàn thế giới. Ngoài ra, nước này cũng là quốc gia khai thác và nhà nhập khẩu than
lớn nhất thế giới. Năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu mức kỷ lục 341 triệu tấn.
Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với
Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng (3,5-4,0 tỷ tấn), các nước không
thuộc khối OECD là 1,6% năm, ngược lại có sự suy giảm trong OECD là 0,9%/năm, với Ấn Độ là 13% sẽ vượt qua Mỹ để chiếm vị trí thứ hai trong năm
2024. Ấn Độ khai thác khoảng 550 triệu tấn than nội địa mỗi năm, nhập khẩu than
cũng tăng nhanh chóng: nhập 50 triệu tấn từ 2007 đến 2008 và 192 triệu tấn trong
2012.
Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung
Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây),
Liên Bang Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbát), Cộng hòa liên
bang Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở 2 bang Quinslan và Niu Saouyên), Ba Lan,...[22]
Điều này cho thấy, than có ở khắp mọi nơi trên trái đất chứ không tập trung
tại một địa điểm nào nhất định cả.



10

Bảng 1.1. Sản lƣợng than các nƣớc trên thế giới 2012

STT

Sản xuất than
Nƣớc/Khu vực
(triệu tấn)

STT

Nƣớc/Khu vực

Sản xuất
than
(triệu tấn)

Thế giới

7 864,70

13

Turkey

72

1


Trung Quốc

3,650.00

14

Canada

66,.9

2

Hoa Kỳ

922,1

15

Hy Lạp

60,4

3

Ấn Độ

605,8

16


Cồng Hòa Séc

55

-

Châu Âu

580.7

17

Bắc Triều Tiên

43,2

4

Úc

431,2

18

Serbia

5

Indonesia


386

19

Việt Nam

6

Nga

354,8

20

Mông Cổ

37

7

Nam Phi

260

21

Romania

34,1


8

Đức

196,2

22

Bulgaria

32,8

9

Ba Lan

144,1

23

Thái Lan

18,3

10

Kazakhstan

116,4


24

United Kingdom

16,8

11

Colombia

89,2

25

Mexico

13,8

12

Ukraine

88,2

26

Bosnia và
Herzegovina

13,9


-

42
41,9

(Nguồn : British Petroleum). [25]
Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ
và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể
khai thác là 3000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá.


11

Bảng 1.2. Tổng sản lƣợng than toàn cầu 1990 - 2013
Năm

1990

2012

2013

Sản lƣợng (triệu
tấn)

4677

7794


7823
Nguồn:[24]

Bảng 1.3. Top 10 quốc gia sản xuất than năm 2013

PR Trung Quốc
Hoa Kỳ
Ấn Độ
Indonesia

Sản lƣợng than
(triệu tấn)
3561
904
613
489

Úc

459

Tên nƣớc

Nga
Nam Phi
Đức
Ba Lan

Sản lƣợng than
(triệu tấn)

347
25
191
143

Kazakhstan

120

Tên nƣớc

Nguồn: [24]

Hình 1.1: Biểu đồ sản lượng than khai thác 10 quốc gia đứng đầu
thế giới năm 2013
Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kỹ thuật cao trong công nghệ đã sử dụng nhiều dạng
năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống của con
người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá cung cấp vẫn chiếm
hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng của cả nước. Do công nghệ, kỹ thuật
khai thác đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên


12

liệu hoá thạch khác vì thế công nghiệp khai thác than đang trở thành ngành công
nghiệp chủ yếu của nước này. Hàng năm, Hoa Kỳ đầu tư cho công nghệ khai thác
than lên tới 350 tỉ USD và hiện đang khai thác trên 75.000 mỏ. Năm 2012, sản
lượng khai thác than của Hoa Kỳ là 922,1 triệu tấn. Năm 2013 sản lượng khai thác
than của Hoa Kỳ 904 triệu tấn đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc [25].
Bảng 1.4. Các nƣớc xuất khẩu than lớn trên thế giới 2013

Tên nƣớc

Sản lƣợng (Triệu tấn)

Indonesia

426

Úc

336

Nga

141

Hoa Kỳ

107

Colombia

74

Nam Phi

72

Canada


37
Nguồn: [25]

Hình 1.2: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu than các nước đứng đầu
thế giới năm 2013
Qua bảng 1.4 và hình 1.2 cho thấy Indonesia có sản lượng than xuất khẩu lớn
nhất năm 2013 lên tới 426 triệu tấn. ABARE, cơ quan tài nguyên của Chính phủ Úc
báo cáo rằng từ năm 2008 đến 2013, xuất khẩu than đốt của Indonesia tăng trung
bình 23% một năm. Indonesia xuất khẩu than sang một số nước chủ yếu là Nhật
Bản, Đài Bắc Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…


13

Ngoài ra Nga, Úc, Hoa Kỳ, Colombia, Nam Phi, Canada cũng là những nước
xuất khẩu than lớn, vận chuyển đến các thị trường khác nhau trên toàn thế giới, đạt
doanh thu lớn trong thị trường thương mại. Than cung cấp khoảng 30,1% nhu cầu
năng lượng sơ cấp toàn cầu, tạo ra hơn 40% sản lượng điện của thế giới và được sử
dụng trong sản xuất 70% thép của thế giới. [21]
Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế
rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, hậu quả do hoạt động khai thác than lại là những vấn đề đang được quan
tâm trong những năm gần đây.
Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong
những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và
phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng thì ngành công
nghiệp khai thác than trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề của hậu khai thác để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô
nhiễm môi trường.
1.3.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than trên thế giới

Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhất trên thế
giới hiện nay. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, than
hiện nay đang bị khai thác quá mức vì nhu cầu và lợi nhuận thương mại. Dẫu trữ
lượng lớn nhưng với tốc độ ―đào‖ như hiện nay, nhiều chuyên gia dự đoán lượng
than còn lại sẽ cạn kiệt sau 100 năm nữa.
Hoạt động khai thác than đem lại hiệu quả về mặt kinh tế rất lớn nhưng bên
cạnh đó khai thác than cũng đã và đang gây ra những tác động không nhỏ đến chất
lượng môi trường tại các khu mỏ khai thác và khu vực dân cư vùng mỏ. Nguy hiểm
hơn, than là thứ nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều khí CO2 khi đốt nhất, gây ra ô
nhiễm môi trường và những hệ quả tiêu cực nặng nề khác [22].
Với trữ lượng khoảng 10 nghìn tỷ tấn, gấp nhiều lần so với dầu mỏ hay khí
đốt, lại thêm chi phí bỏ ra để khai thác thấp nên than được sử dụng rất phổ biến


14

trong các ngành công nghiệp.
Đối với không khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp sợ
kinh hoàng. CO2 thải ra từ những ống khói lớn chính là nguyên nhân làm Trái Đất
nóng lên một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, sự ô nhiễm này là hung thủ gây ra
bệnh hô hấp cũng như cái chết cho hàng triệu người trên thế giới.
Mỗi năm ở Trung Quốc, khoảng 1 triệu người tử vong vì ô nhiễm không khí
do khói bụi công nghiệp có liên quan tới sử dụng than đá. Có đến 95% lượng than
của Trung Quốc đều đang sử dụng phương pháp đảo mỏ. Theo tính toán của các
chuyên gia kinh tế, trung bình mỗi tấn than có thể làm giảm đi 1m3 nước ngầm,
trong khi các nguồn nước ngầm rất khó để khôi phục. Một số khu vực mỏ than vốn
thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng như: Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà
Bắc…Nạn khai thác than trái phép đang diễn ra bên ngoài tầm kiểm soát của nhà
chức trách nước này. Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành than Trung Quốc phải

gánh chịu, khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ sập hầm lò do khai thác than trái
phép và do công nghệ khai thác không đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ. Do vậy,
khai thác than ở Trung Quốc hiện nay được xếp vào hàng nguy hiểm nhất thế giới.
Không chỉ gây hại tới thiên nhiên mà chính con người chúng ta cũng trở
thành nạn nhân của việc khai thác than quá mức. Bụi than và các hóa chất độc hại
nhiễm vào nguồn nước, đất canh tác, không khí khiến cuộc sống của những người
dân xung quanh các mỏ than hết sức nghèo khổ, đói kém.
Những người lao động trong những mỏ than cũng chịu số phận tương tự. Hàng
ngày, họ phải làm việc nhiều giờ đồng hồ trong môi trường độc hại, thiếu ánh sáng,
không khí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn bất ngờ như sập hầm mỏ.
Ở Ukraine ngày 29/07/2011: Ít nhất 18 thợ mỏ đã thiệt mạng và hơn 20
người khác mất tích sau một vụ nổ xảy ra tại đây mà nguyên nhân chính là hàm
lượng khí metan tích tụ trong hầm quá lớn [22].
Đề tài: Việc đốt và khai thác than ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường,
WilliamM Castleder, David Sheamar, George Crlap, Philip Find.
Các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại:


15

Hiện nay, khai thác than trên thế giới đang áp dụng hai loại hình công nghệ khai
thác chủ yếu đó là công nghệ khai thác hầm lò và khai thác lộ thiên. Tuy nhiên, với
mỗi loại hình công nghệ khai thác lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng khác
nhau và tác động đến môi trường theo những hướng khác nhau:
* Công nghệ khai thác hầm lò
Khai thác hầm lò gồm các khâu chủ yếu như thiết kế khai thác, mở đường,
đào lò hoặc giếng, khoan nổ mìn, khai thác, sàng tuyển và khâu cuối cùng là tập kết
than thương phẩm.
- Ưu điểm: Diện tích khai trường nhỏ; lượng đất đá thải thấp từ đó giảm sức
chịu đựng cho môi trường (bằng 1/5 công nghệ khai thác lộ thiên); ít ảnh hưởng đến

môi trường cảnh quan, địa hình; giảm nhẹ tổn thất tài nguyên sinh học và ít gây ra ô
nhiễm môi trường không khí.
- Nhược điểm: Hiệu quả đầu tư không cao; sản lượng khai thác không lớn;
tổn thất trữ lượng tài nguyên cao (50- 60%); gây tổn hại đến môi trường nước;
hiểm hoạ rủi ro cao; đe doạ tính mạng con người khi xảy ra sự cố như sập lò, cháy
nổ và ngộ độc khí lò.
* Công nghệ khai thác lộ thiên
Công nghệ khai thác lộ thiên gồm những khâu chủ yếu như thiết kế, mở
moong khai thác, khoan nổ mìn, bốc xúc đất đá đổ thải, vận chuyển, làm giàu và
lưu tại kho than thương phẩm.
- Ưu điểm: Đầu tư khai thác có hiệu quả nhanh; sản lượng khai thác lớn;
công nghệ khai thác đơn giản và hiệu suất sử dụng tài nguyên cao (90%).
Nhược điểm: Khai thác lộ thiên có nhược điểm lớn nhất là làm mất diện tích
đất, diện tích dùng cho khai trường lớn; khối lượng đất đá đổ thải lớn; làm mất
50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn
hầm lò, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; làm suy giảm trữ lượng
nước dưới đất.
Đối với môi trường, khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên
nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên


16

nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi
không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ. [22]
Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở
những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn
nước nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài
sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5 - 25
năm. Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa

trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
Qua hai loại hình công nghệ trên, chúng ta thấy tác động của quá trình khai
thác than đến hệ thống môi trường rất khác nhau về quy mô, mức độ và tuỳ thuộc
vào các điều kiện, yếu tố cụ thể như: công nghệ khai thác (đi kèm là các yếu tố đặc
trưng về chất thải, sự cố môi trường …), các điều kiện về địa lý, địa chất và các
điều kiện tự nhiên khác. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa
than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy
nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn
CO2, 18.000 tấn NOX, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất
thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.
Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là vấn đề lớn cho
các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài nguyên
nhiên liệu này. Tại Hoa Kỳ, khai thác than là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê cho thấy, hoạt động khai
thác than tại nước này hàng năm thải hồi khoảng 60% lượng khí SO2, 33% lượng
Hg, 25% lượng khí NOx và 33% thán khí trên tổng số ô nhiễm không khí toàn
quốc [22]. Vậy, chúng ta thấy dù có những thuận lợi rất lớn về kỹ thuật cũng như
công nghệ trong khai thác nhưng ngành than Hoa Kỳ vẫn phải gánh chịu những
hậu quả xấu do hoạt động khai thác than để lại đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường.
1.3.2. Hoạt động khai thác than ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình khai thác than ở Việt Nam


17

Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than, bao gồm: than anthracite
phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn, với
tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với tài nguyên
trữ lượng đạt trên 9 tỷ tấn, trong đó hơn 4 tỷ tấn than đã được thăm dò và đánh giá
đảm bảo độ tin cậy. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay

phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Than á bitum ở phần lục địa
trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu -1700m (dưới mực nước biển) có tài
nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu -3500m thì dự báo tổng tài
nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than bùn (peat coal) với trữ lượng khoảng 7 tỷ m3,
chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 5 tỷ tấn). [21]
Việc tiến hành khai thác than đảm bảo cho nhu cầu sản xuất điện hiện nay chủ yếu
tập trung ở Bể than Đông Bắc (trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh), ngoài ra có một số
mỏ than ở các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nông Sơn. Sản lượng than nguyên khai
những năm gần đây như sau:
Bảng 1.5. Sản lƣợng khai thác than những năm gần đây tại Việt Nam
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Sản lượng
(triệu tấn)

46,98

48,28

44,33


42,85

37,7
Nguồn: [21]

Kế hoạch dài hạn của ngành than nước ta phấn đấu:
Bảng 1.6. Kế hoạch sản lƣợng khai thác của nƣớc ta 2015 - 2030
Năm

2015

2020

2025

2030

Sản lượng
(triệu tấn)

55

60 - 65

66- 70

75
Nguồn: [21]


Kế hoạch này phù hợp với mục tiêu phát triển khai thác than đã được Chính
phủ phê duyệt theo Quy Hoạch Phát Triển Ngành Than (Quy hoạch 60) và kế hoạch


18

sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của VINACOMIN nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng than trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng
lượng quốc gia. Tuy nhiên trong giai đoạn 2025-2030 cho thấy khả năng khai thác
và chế biến than của VINACOMIN cũng chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu than
cho sản xuất điệndo đó cho thấy Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia nhập khẩu
than trong giai đoạn sau 2020.
Thực tế hiện nay toàn bộ sản lượng than khai thác bằng 02 phương pháp: lộ
thiên và hầm lò, bao gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm lò, được phân bố chủ yếu tại
tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc Việt Nam, với tỷ lệ 50/50 và tỷ lệ khai thác than hầm lò
tăng lên từ năm 2014 đến 2020 sẽ chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng sản lượng than. [21]
Khai thác lộ thiên đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lượng của
ngành than. Các mỏ than lộ thiên ở nước ta cung cấp khoảng 70% sản lượng than
của toàn ngành, chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh. Các mỏ lộ thiên lớn là Hà Tu,
Cao Sơn, Cọc Sáu, Núi Hồng, Na Dương,… Tuy nhiên, việc khai thác lộ thiên cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường cần giải quyết. Môi trường vùng than bị
suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải
rắn và đất đai bị phá hủy. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do
hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng 5% tổng giá thành than. Trong quá
trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải: đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m3), nước
thải mỏ (hàng trăm triệu m3/năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác,
đồng thời chiếm và phá hủy nhiều diện tích đất (hàng trăm ngàn ha).
Các mỏ hầm lò chủ yếu là lò bằng, mức độ cơ giới hóa thấp, chưa tìm được
công nghệ thích hợp, điều kiện địa chất phức tạp, an toàn vệ sinh môi trường thấp,
vì vậy chưa có mỏ nào đạt công suất thiết kế, nhiều mỏ hầm lò chỉ hoạt động ở 50%

công suất. Các mỏ than hầm lò được phân bố ở 4 khu vực: Khu vực Cẩm Phả (gồm
các mỏ Thống Nhất, Mông Dương, Khe Tam, Khe Chàm); Khu vực Hòn Gai (các
mỏ Hà Lầm, Tân Lập và Cao Thắng);


19

Khu vực Uông Bí (có các mỏ Vàng Danh, Tràng Bạch, Mạo Khê, Yên
Tử,Than Thùng); khu vực nội địa (mỏ Khe Bố, Làng Cẩm) và trên 40 đơn vị nhỏ
khác khai thác than hầm lò.
Khai thác lộ thiên có chi phí khai thác thấp hơn khai thác hầm lò song trong
cân đối trữ lượng than thì phần có thể khai thác lộ thiên chiếm tỷ lệ nhỏ, sản lượng
than hầm lò sẽ bắt buộc phải tăng lên và dần chiếm ưu thế.
Do công nghiệp điện lực, xi măng, vật liệu xây dựng và một số ngành khác
đang được đầu tư cao hơn trước, do đó nhu cầu trong nước về than vẫn tiếp tục
tăng. Than cho phát điện sẽ là nhu cầu chủ yếu cùng với kế hoạch xây dựng các nhà
máy nhiệt điện dùng than ở miền Bắc (than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở
Bắc Bộ như Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình sẽ đạt mức 2,5 triệu tấn/năm). Bên cạnh
đó, với dự án nhiệt điện Phả Lại II cũng sẽ đòi hỏi nhu cầu về than lớn. Với khả
năng khai thác như hiện nay, ngành than một mặt cần tìm kiếm thêm thị trường và
mặt khác nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đảm bảo sự cân đối giữa
cung và cầu. Theo dự kiến của Tổng công ty than Việt Nam, sản lượng than thương
phẩm sẽ đạt mức 29-30 triệu tấn năm 2020.
Các mỏ đang được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và các kỹ thuật khai
thác mỏ, đặc biệt là cơ giới hóa khai thác hầm lò đã góp phần tăng sản lượng và tiết
kiệm chi phí. Đồng thời VINACOMIN đang nghiên cứu công nghệ khí hóa than
ngầm, là một quy trình công nghệ nhằm chuyển đổi than từ dạng rắn thành dạng khí
và cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Với công nghệ tiên tiến này, VINACOMIN
có cơ hội mở rộng công tác thăm dò và khai thác trữ lượng than nằm từ độ sâu 300m
xuống tới 1.200m so với mặt nước biển tại bể than Quảng Ninh, và tại bể than Đồng

bằng Sông Hồng với sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài [21].
1.3.2.2. Khai thác than ảnh hưởng đến môi trường ở Việt Nam
Hiện trạng môi trường tại các mỏ than Việt Nam: Hiện nay, TKV có khoảng
29 mỏ lộ thiên, 14 mỏ hầm lò phần lớn nằm ở khu vực bể than Quảng Ninh. Trong
những năm gần đây, cùng với việc tăng sản lượng khai thác thì nạn ô nhiễm môi
trường tại các khu vực khai thác cũng đang tăng lên ở mức báo động.


20

Môi trường vùng than Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái và ô nhiễm
nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm về nồng độ bụi, tiếng ồn và chất thải rắn (đất đá).
Theo kết quả thống kê cho thấy: hàng năm các khu mỏ than khai thác đổ thải từ vài
trăm nghìn đến hàng triệu m3 nước thải (5 triệu m3), hàng trăm triệu m3 đất đá và
rất nhiều loại khí, bụi độc hại khác nhau [1].
Từ năm 2010 đến nay sản lượng ngành than đã không ngừng tăng. Song vấn
đề bức xúc nhất đối với các mỏ khai thác than về góc độ bảo vệ môi trường là đất
đá thải. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 – 10 m3 đất phủ, thải từ 1 - 3 m3
nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp
Than và Khoáng sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá,
khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ.
Tại Quảng Ninh, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khoẻ người lao động và cuộc sống của người dân trên địa bàn mỏ. Thực
trạng môi trường ở Quảng Ninh đang đến hồi báo động, nhiều cán bộ công nhân
viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ khu vực Đông Triều, Mạo Khê, Uông
Bí, Vàng Danh đến khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa Ông, Mông Dương
nhiều năm nay phải sống trong bụi than. Đặc biệt tuyến đường ―bão táp‖ (Mạo Khê
- Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực cảng 6, khu vực cầu 4 phường
Cẩm Sơn và từ Cửa Ông đến Mông Dương…) bụi than đã quá mức báo động. [1]
Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp

dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường
không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than
thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật
sunfua có trong than còn chứa Zn, Cd, Hg...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức
khỏe con người [22].
Qua kết quả quan trắc môi trường trên khu vực mỏ khai thác, nồng độ bụi tại
các mỏ được quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhiều lần (như khu
vực mỏ Mông Dương, Hà Trung, Hồng Hà, Vàng Danh và Khe Ngát). Nước thải
của công ty than Hà Lầm (Quảng Ninh) có hàm lượng BOD (nhu cầu ôxi sinh hóa)


21

và COD (nhu cầu ôxi hoá hoá học) vượt TCCP nhiều lần (từ 3,9-5,7 lần); hàm
lượng Sunfua, TSS của công ty than Mông Dương (Quảng Ninh) cao gấp đôi mức
TCCP; hàm lượng TSS trong nước thải của công ty than Dương Huy (Quảng Ninh)
còn vượt đến 15,6 lần TCCP [21].
Ngoài ra, khi quan trắc các thông số môi trường (đất, nước và không khí) tại
nhiều công ty khai thác than khác thì các thông số được quan trắc đều không đạt TCCP.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần khu mỏ khai thác. Ô nhiễm môi
trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than đã làm suy giảm nghiêm
trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ước
tính thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại đây làm suy giảm 20% năng suất lúa toàn
huyện [21].
Có rất nhiều đề tài, công trình trong nước nghiên cứu về hiện trạng cũng như
các ảnh hưởng của khai thác than đến môi trường như:
+ Lê Đình Thành, Nguyễn Thế Báu với bài báo “Nghiên cứu đề xuất giải
pháp cải tạo, phục hồi môi trường mỏ than Lộ Bí, Quảng Ninh‖, số 39, 12/2012,
Trường Đại Học Thủy Lợi.

+ Luận Văn Thạc sĩ Vi Thị Hội: Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác
than của xí nghiệp than Na Dương đến môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn Thị
Trấn Na Dương, 2012, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
+ Luận văn Thạc sĩ Dương Thị Lan: Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở
Tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững, 2010, Trường Đại Học Sư
Phạm Thái Nguyên.
+ Luận Văn Thạc sĩ Dương Thị Bích Hồng: Nghiên cứu hiện trạng môi
trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh
Hòa, Tỉnh Khánh Hòa, 2012, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
+ Đề tài tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Thùy Dương: Đánh giá hiện trạng ô
nhiễm môi trường không khí do hoạt động khai thác và vận chuyển than của mỏ
Mạo Khê và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, 2013, Đại Học Dân Lập Hải


22

Phòng.
+ Luận Văn Thạc sĩ Đặng Xuân Thường: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước
thải hầm lò tại ổng công ty Than Đông Bắc và nghiên cứu mô hình xử lý thu gom
tuần hoàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, 2013, Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên
Có thể nói, việc khai thác than trong những năm qua đã và đang kéo theo
nhiều những tác động xấu cho môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến HST tại khu
vực khai thác và hoạt động sống của người dân quanh vùng. Trong khi đó thì chính
sách đầu tư cho các giải pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm lại chưa tương
xứng với sản lượng khai thác hàng năm.
1.3.3. Hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên
1.3.3.1. Tổng quan hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên
Vùng than Đông Bắc là một vùng than lớn nhất nước ta, nó kéo dài từ đảo
Cái Bầu sang Cẩm Phả - Hòn Gai rồi chìm sâu xuống Hà Bắc sau đó lại nổi lên ở

Thái Nguyên. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2
trong các tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung
ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương [17].
Than mỡ: theo tài liệu của Tổng cục Địa chất Việt Nam, Thái Nguyên có trữ
lượng tiềm năng than mỡ khoảng trên 150 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt phục
vụ cho nhu cầu của ngành luyện kim, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng
8,9 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở các mỏ sau: mỏ Phấn Mễ trữ lượng 2,1 triệu tấn;
mỏ Làng Cẩm trữ lượng 3,2 triệu tấn; mỏ Âm Hồn trữ lượng 3,6 triệu tấn.
Than đá: có tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn, tập
trung chủ yếu ở các mỏ sau: mỏ Bá Sơn, mỏ Khánh Hoà trữ lượng 73,1 triệu tấn;
mỏ Núi Hồng trữ lượng 15 triệu tấn…
Than ở Thái Nguyên được khai thác từ rất sớm, đầu thế kỷ XX, trong
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp đã tiến hành thăm dò và
khai thác các mỏ than ở Phấn Mễ (huyện Phú Lương). Diện tích toàn khu mỏ chiếm
khoảng 12.914ha, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, chủ yếu là than mỡ và than gầy.


23

Năm 1910, Công ty Mỏ than Bắc Kỳ cho khai thác mỏ than Phấn Mễ, rồi cho khai
thác tiếp mỏ than Làng Cẩm, Núi Hồng. Năm 1924 hoạt động khai thác than ở tỉnh
Thái Nguyên do Công ty than và mỏ kim loại Đông Dương tiến hành, sản lượng
than khai thác ở Phấn Mễ không ngừng tăng: năm 1912 là 7.646 tấn, năm 1918 lên
tới 9.000 tấn, tổng cộng cả 7 năm (1912-1918) Công ty than Phấn Mễ đã khai thác
được 40.646 tấn.
Trong bối cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nhờ được đầu tư,
tăng cường nhân lực, trang bị máy móc và mở rộng địa bàn khai thác nên sản lượng
than của Công ty than và mỏ kim loại Đông Dương tăng mạnh năm 1924 đạt 37.400
tấn than mỡ. Phần lớn số than khai thác đều được bán hết trong năm. Than mỡ Thái
nguyên không dùng để xuất khẩu mà chỉ để tiêu thụ nội địa, chủ yếu cho ngành

đường sắt Bắc Kỳ.
Hoạt động khai thác mỏ trong thời kỳ (1906 - 1945) đã có tác động lớn đến
đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời của các hầm lò đã từng
bước phá vỡ cơ cấu kinh tế truyền thống, là nhân tố cho sự ra đời của đội ngũ công
nhân mỏ Thái Nguyên.
Từ sau năm 1954, Chính phủ quyết định giao cho Công Ty Gang Thép tổ chức
khôi phục lại mỏ Phấn Mễ, Làng Cẩm. Hoạt động khai thác than ở Thái Nguyên được
tiếp tục triển khai để cung cấp than mỡ phục vụ lò cao cho nhà máy Gang Thép.
Ngoài khai thác than ở mỏ than Làng Cẩm - Phấn Mễ, Thái Nguyên còn triển
khai hoạt động khai thác than ở mỏ Khánh Hoà, mỏ Bá Sơn, mỏ than Núi Hồng.
Sản lượng khai thác than ở Thái nguyên ngày càng tăng, năm 2011 đạt sản
lượng 1,223,176 tấn đến năm 2014 đạt 1,461,524 tấn.
Bảng 1.7. Sản lƣợng khai thác than ở Thái Nguyên 2011-2014
Năm

2011

2012

2013

2014

Sản lượng (tấn)

1 223 176

1 275 516

1 385 976


1 461 524

(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên). [9]


24

Ngành công nghiệp khai thác than ở Thái Nguyên đã trở thành một ngành
truyền thống và có số lượng lao động khai thác than ngày càng nhiều hơn.
1.3.3.2. Đặc điểm khoáng sản than ở tỉnh Thái nguyên
Các mỏ than của Thái Nguyên tập trung thành dải ở phía Tây thành phố Thái
Nguyên, kéo dài từ Quán Triều qua Bá Sơn, Làng Cẩm, Phấn Mễ đến Yên Lãng.
Tổng chiều dài trầm tích chứa than từ 400-800m. Mỗi mỏ có từ 3 vỉa trở lên, nhiều
nhất có thể đến 16 vỉa (mỏ than Khánh Hoà) nhưng thường chỉ có từ 1 đến 3 vỉa có
giá trị công nghiệp. Các mỏ than có dạng thấu kính với chiều dày từ 0,3 đến 30m và
kéo dài từ 1- 4km.
Nhìn chung hoạt động khai thác than trên địa bàn đã được bắt đầu từ
khá lâu: mỏ than Khánh Hòa bắt đầu hoạt động từ 1949; than Núi Hồng bắt đầu
hoạt động từ 1980, mỏ than Bá Sơn bắt đầu từ 1983, mỏ than Phấn Mễ bắt đầu
hoạt động từ những năm 1966.[11]
Than là khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã phát hiện 7 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó thăm dò, khai thác 6
mỏ. Tổng trữ lượng đã đánh giá cấp A + B + C1 đạt trên 90 triệu tấn, có 2 loại than:
antraxit và than mỡ.
Than antraxit có 4 mỏ: Núi Hồng, Khánh Hoà, Bá Sơn, Quán Triều trong đó
mỏ Quán Triều được khai thác từ đầu thế kỷ 20 và được thăm dò đánh giá trữ lượng
năm 1969.
Địa tầng chứa than (T3n - r vl), từ dưới lên gồm: đá vôi màu xám đen, cát kết,
bột kết chuyển lên là đá vôi màu xám đen, các vỉa than và sét than, cát bột kết… dày

600 - 1000m. Có 4 vỉa than, trong đó có 1 vỉa than có giá trị công nghiệp. Vách vỉa là
sét vôi, trụ là cát kết vôi. Mỏ là 1 phần của dải than Ba Sơn - Quán Triều.
Chất lượng than (%): Wpt (độ ẩm) = 1,83 - 5,59; Ak (độ tro) = 15 - 86;
Vch (chất bốc) = 7,21 - 13,68; C (cacbon) = 81,69 - 89,18; H (hidrro) = 3,49
- 3,66; N (nitơ) = 2,4; P (photpho) = 0,0097 - 0,070; Sch (lưu huỳnh) = 1,51 - 2,75;
Q (nhiệt lượng) = 8022 - 8563Kcal/kg. Trữ lượng mỏ than đã được đánh giá cấp B
+ C1 =46,2 triệu tấn.


25

Hình 1.3: Sơ đồ phân bố khoáng sản tỉnh Thái Nguyên. [16]
Than mỡ: mỏ Phấn Mễ được thăm dò khai thác để luyện than cốc phục vụ
cho nhà máy gang thép Thái Nguyên. Mỏ có 5 vỉa than và nhiều lớp than đơn lẻ, bề
dày nhỏ. Trong 5 vỉa chỉ có vỉa 1 là có giá trị công nghiệp, vỉa than 1 có cấu trúc
phức tạp, chiều dày thay đổi từ 0,05 đến 52,1m.
Phẩm chất than (%): độ tro (Ak) = 13,3; độ ẩm (Wpt) = 1,61; chất bốc
(Vch) = 25,25; lưu huỳnh (Sch) = 2; nhiệt lượng (Qch) = 8676Kcal/kg, trữ
lượng cấp A + B +C đạt 2,24 triệu tấn.
Khả năng khai thác:
Với trữ lượng khoảng trên 90 triệu tấn Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có
trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước sau Quảng Ninh. Than ở Thái Nguyên phân
bố thành dải ở phía Tây thành phố, tập trung ở 2 huyện Đại Từ và Phú Lương. Khả
năng khai thác ở các mỏ hiện nay là rất lớn, tính đến ngày 31/5/2010 trên địa bàn
tỉnh hiện có 9 mỏ than được phát hiện và cấp phép khai thác.


×