Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.01 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC THƠ
Mã số SV: B070177
Lớp: Quản trị kinh doanh, K33

Cần Thơ 09- 2010


LỜI CẢM TẠ

Được sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học
Cần Thơ và được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang tiếp nhận tôi thực tập tại Công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi hiểu
biết thêm thực tế về các hoạt động kinh doanh của ngành Dược phẩm đồng thời đã
học hỏi được nhiều điều có ích, có điều kiện để áp dụng những kiến thức học hỏi ở
trường vào quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được một luận
văn hoàn chỉnh như thế này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quí thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh
Doanh, Cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã truyền đạt kiến thức tận tình giúp đỡ


tôi hoàn thành luận văn này.
Tất cả các cô chú, anh chị trong Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ.
Cùng các bạn sinh viên đã góp ý cho tôi trong việc hoàn thành đề tài này.
Kính chúc quý cô chú, anh chị cùng quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành
công!
Do thời gian thực hiện và lượng kiến thức bản thân có giới hạn nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô thông cảm và chân thành góp ý
về những hạn chế để người thực hiện rút kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu
sau và để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày …… tháng ….. năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Thơ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày ……..tháng ……năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Thơ


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
....................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày ……tháng …….năm 2010
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và và đóng dấu)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngày ……tháng …….năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Ngày ……..tháng …….năm 2010
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi họ tên)


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .............................................................................. 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ..................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH

.......................................................................................................... 5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 5
2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận ................................................................. 7
2.1.3. Khái quát phương pháp thay thế liên hoàn ............................................... 10
2.1.4. Xác định mức tiết kiệm hay bội chi ......................................................... 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................... 12
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ......................................................................... 13

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DƯỢC HẬU GIANG .................................................................................... 14
3.1. GIỚI THIỆU VỀ DHG PHARMA .................................................................... 14
3.1.1. Khái quát doanh nghiệp ............................................................................ 14
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 15
3.1.3. Các loại sản phẩm dược ........................................................................... 16
3.1.4. Các công ty con ......................................................................................... 17
3.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................................. 18


3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DHG PHARMA ................... 19
3.2.1. Doanh thu ................................................................................................. 19
3.2.2. Chi phí của doanh nghiệp .......................................................................... 28
3.2.3. Lợi nhuận .................................................................................................. 33
3.3. PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA DHG PHARMA ........... 41
3.3.1. Hệ số lãi gộp .............................................................................................. 41
3.3.2. Hệ số lãi ròng (ROS) ................................................................................. 42
3.3.3. Số vòng quay tổng tài sản ......................................................................... 42
3.3.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ................................................... 43

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG...................... 45
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ SỐ LÃI RÒNG VÀ VÒNG QUAY TỔNG TÀI
SẢN LÊN ROA ....................................................................................................... 45
4.1.1. Kỳ phân tích năm 2007 và 2008 .............................................................. 45
4.1.2. Kỳ phân tích năm 2008 và 2009 ............................................................. 46
4.1.3. Kỳ phân tích sáu tháng đầu năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 ........ 47
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA ROS, VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN VÀ ĐÒN BẪY
TÀI CHÍNH LÊN ROE ........................................................................................... 49
4.2.1. Kỳ phân tích năm 2007 và 2008 .............................................................. 49
4.2.2. Kỳ phân tích năm 2008 và 2009 .............................................................. 51

4.2.3. Kỳ phân tích sáu tháng đầu năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 ........ 53
4.3. SƠ ĐỒ DUPONT ............................................................................................. 55

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG .. 57
5.1. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU ......................................................................... 57
5.1.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 57
5.1.1. Điểm yếu ................................................................................................... 58
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN ..................................... 58
5.2.1. Giữ vững và mở rộng thị phần .................................................................. 58


5.2.2. Giải pháp nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán ........................................ 59
5.2.3. Giải pháp tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu .............................. 60

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................... 61
6.1. KẾT LUẬN........................................................................................................ 61
6.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 62
6.2.1. Đối với Công ty ......................................................................................... 62
6.2.2. Đối với Nhà Nước ..................................................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các nhóm sản phẩm dược của DHG Pharma ..................................... 16
Bảng 3.2. Tình hình doanh thu từ năm 2007 đến năm 2009 .......................... 19
Bảng 3.3. Tình hình doanh thu sáu tháng đầu năm 2010 so với sáu tháng
đầu năm 2009 ..................................................................................................... 20
Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu thuần từ năm 2007 - năm 2009 ........................ 23
Bảng 3.5. Cơ cấu doanh thu thuần theo nhóm Tân dược và Đông dược từ

năm 2007 - năm 2009 ........................................................................................ 25
Bảng 3.6. Cơ cấu doanh thu thuần theo nhóm Dược phẩm, Thực phẩm bổ
sung và Dược mỹ phẩm từ năm 2007 - năm 2009 .............................................. 26
Bảng 3.7. Cơ cấu doanh thu thuần theo nhóm sản phẩm đặc trị từ năm
2007 - năm 2009 ................................................................................................. 27
Bảng 3.8. Phân tích chi phí của DHG Pharma năm 2007 – năm 2009 ............. 29
Bảng 3.9. Phân tích chi phí của DHG Pharma sáu tháng đầu năm 2009 và sáu
tháng đầu năm 2010 ................................................................................................. 30
Bảng 3.10. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 đến năm
2009 ......................................................................................................................... 34
Bảng 3.11. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm
2009 và sáu tháng đầu năm 2010 ............................................................................. 36


Bảng 3.12. Lợi nhuận hoạt động tài chính từ năm 2007 – năm 2009 ................ 36
Bảng 3.13. Lợi nhuận hoạt động tài chính của sáu tháng đầu năm 2009 và sáu
tháng đầu năm 2010 ................................................................................................. 37
Bảng 3.14. Lợi nhuận khác từ năm 2007 đến năm 2009 .................................... 38
Bảng 3.15. Lợi nhuận khác của sáu tháng đầu năm 2009 và sáu tháng đầu
năm 2010 ................................................................................................................. 38
Bảng 3.16. Lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế từ năm 2007 đến năm
2009 ........................................................................................................................ 39
Bảng 3.17. Lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế của sáu tháng đầu năm
2009 và sáu tháng đầu năm 2010 ............................................................................. 40
Bảng 3.18. Hệ số lãi gộp năm 2007 đến sáu tháng đầu năm 2010 ..................... 41
Bảng 3.19. Hệ số lãi ròng năm 2007 đến sáu tháng đầu năm 2010 ................... 42
Bảng 3.20. Vòng quay tổng tài sản và suất sinh lời của tài sản .......................... 43
Bảng 3.21. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ năm 2007 đến sáu tháng đầu
năm 2010................................................................................................................... 44
Bảng 4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2008 so với năm 2007 ......... 45

Bảng 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2009 so với 2008 ................. 46
Bảng 4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA trong sáu tháng đầu năm 2010 so
sáu tháng đầu năm 2009............................................................................................ 48
Bảng 4.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ROE năm 2008 so vỚi 2007 ......... 50
Bảng 4.5. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ROE năm 2009 so năm 2008 ........ 52
Bảng 4.6. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ROE của sáu tháng đầu năm
2010 so với cùng kỳ năm 2009 ................................................................................ 53

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ Dupont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ số ........................... 10
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DHG Pharma .............................................. 18
Hình 3.1. Sơ đồ Dupont ..................................................................................... 56


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CSH: Chủ sở hữu
CSHBQ: Chủ sở hữu bình quân
DHG Pharma: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSBQ: Tài sản bình quân
06Đ: Sáu tháng đầu năm
Tiếng Anh
BVQI: Bureau Veritas Quality International (tên của tổ chức quốc tế Anh quốc
chuyên về lĩnh vực quản lý chất lượng, sức khoẻ và an toàn, môi trường)
GSK: GlaxoSmithKline Pharmaceuticals Limited (tên của công ty dược)
GLP: Good Laboratory Practice (Thực hành phòng thí nghiệm tốt)
GMP: Good Manufacturing Pratice (Thực hành sản xuất thuốc tốt)
GSP: Good Storage Practices (Thực hành tồn trữ thuốc tốt)

HSBC: The Hong Kong Shanghai Banking Corporation (ngân hàng HSBC)
IMS: Internet Marketing Solutions (giải pháp tiếp thị trực tuyến từ mạng Internet)
ISO/IEC 17025: the International Organization for Standardization/ the International
Electrotechnical Commission (tiêu chuẩn phòng kiểm nghiệm)
MHBS (Tên công ty cổ phần chứng khoán MHB)
RNCOS: Market research & consulting services Company, (Công ty ,nghiên cứu thị
trường RNCOS)
ROA: Return on total assets (suất sinh lời trên tài sản)
ROE: Return on equity (suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)
ROS: Return on Sales (Suất sinh lời trên doanh thu thuần)
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm nhiều biến động do ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP 5,32% của Việt Nam đang được cả
thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Ngành Dược dù non trẻ, chịu nhiều áp lực của việc
thực hiện các điều kiện hội nhập WTO vẫn tăng trưởng 18% (trong đó tiền thuốc sử
dụng trong nước ước tăng trưởng 5,9%). Theo lộ trình gia nhập WTO , sản phẩm
dược trong nước dần dần mất đi sự bảo hộ của chính phủ, môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt hơn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Áp lực sẽ rất lớn đối
với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là điều kiện trình độ còn thấp, dây chuyền
sản xuất chưa đồng bộ, công nghệ bào chế đơn giản, công tác nghiên cứu chưa đúng
mức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn còn thiếu và phân bổ không đều. Mặt

khác, việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO thúc đẩy sự hiện diện thương mại ở
Việt Nam của các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh mẽ, cùng với sự tháo dỡ các
rào cản thương mại là một điểm khởi sắc đối với công nghiệp dược nội địa. Trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh đã có không ít doanh nghiệp do không chuyển
biến thích ứng với cơ chế thị trường nên đã không thể đứng vững và tồn tại trong cơ
chế mới. Điều này đã chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng
quyết liệt hơn, và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản của các
doanh nghiệp là không tìm được nhiều lợi nhuận. Do đó để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp đã phải áp dụng rất nhiều chính sách để tăng cao lợi nhuận là khâu
quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh
nghiệp.


Các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh tranh khốc liệt
với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường và cùng nhau đạt đến một mục tiêu là lợi
nhuận. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn là động cơ để các doanh nghiệp phấn
đấu. Mặt khác, lợi nhuận được tạo ra là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, đó là sự
kết hợp hài hoà giữa các yếu tố đầu vào, là sản phẩm của sự tìm tòi, sáng tạo và mạo
hiểm. Nó đòi hỏi ở mỗi nhà kinh doanh những kỹ năng toàn diện khả năng tư duy
nhạy bén và sự năng động. Vì thế nghiên cứu về lợi nhuận giúp cho những người có
tham vọng về kinh doanh và quản lý ... bước đầu tìm hiểu về thực tiễn để có cái nhìn
toàn diện hơn trong công việc kinh doanh sau này.
Làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và có các biện
pháp tăng lợi nhuận?. Đó là một vấn đề bức bách và có tính thời sự cho bất kỳ ai
muốn đi vào lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng quan trọng nhất
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tốt
nhất? Để trả lời cho câu hỏi này, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân
tố ảnh hưởng, xu hướng tác động của từng nhân tố đến việc tạo ra lợi nhuận. Việc
phân tích tình hình lợi nhuận và các nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp là rất

quan trọng vì qua quá trình phân tích doanh nghiệp sẽ thấy được những nguyên nhân
cũng như nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những nguồn
lực tiềm tàng của doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp để khắc phục những
khó khăn mà doanh nghiệp mắc phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích lợi nhuận và các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang” giai đoạn
2007 – 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 từ đó đề ra giải pháp giúp công ty nâng cao
lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Theo báo cáo ngành dược của MHBS, tổng tiền thuốc của ngành dược trên
toàn thế giới năm 2009 ước đạt 760 tỷ USD và kế hoạch năm 2010 là 825 tỷ USD.


Tăng trưởng Ngành Dược giai đoạn 2009 – 2012 của các nước đang phát triển được
RNCOS dự báo sẽ đạt từ 12% – 15% trong khi ngành dược thế giới chỉ có thể đạt từ
6% – 8%. Riêng ngành nược Việt Nam chỉ mới phát triển ở mức trung bình thấp, là
một ngành còn non trẻ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác
nhưng chi tiêu ngành Dược cho đến năm 2009 chỉ chiếm 1,6% GDP.
Dân số tăng, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, sức khỏe con
người được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho Ngành Dược Việt Nam phát triển.
Thị phần thuốc sản xuất trong nước tăng gấp 4 lần từ năm 2001 – 2008 với mức tăng
trưởng bình quân 19,9%/năm nhưng chỉ chiếm khoảng 50% tổng thị phần thuốc sử
dụng. Trong ba năm trở lại đây (2007 – 2009), thị phần thuốc sản xuất trong nước có
xu hướng giảm xuống từ 53% - 50% - 45%. Tăng trưởng thuốc sản xuất trong nước
cũng có xu hướng giảm mạnh từ năm 2007: 26,34%, năm 2008: 19,11% và năm
2009 chỉ còn 5,9%.
Theo số liệu Quý III/2009 của IMS, DHG Pharma có thị phần đứng thứ 03
trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Chỉ sau hai tập đoàn lớn, nổi tiếng trên thế giới
là Sanofi – Aventis và GSK. Theo số liệu của Cục quản lý Dược Việt Nam, năm

2009, thị phần của DHG Pharma vẫn giữ vững ở mức gần 12% thị phần thuốc sản
xuất trong nước và trên 5% thị trường tiêu thụ thuốc tại Việt Nam. Đặc biệt, năm
2009, các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn với tốc độ tăng
trưởng toàn ngành chỉ đạt gần 6%, DHG Pharma vẫn giữ vững tỷ lệ 17,5% tăng
trưởng với sự nỗ lực rất lớn.
Qua số liệu về tổng quan ngành Dược, ta thấy DHG Pharm có triển vọng rất
lớn. Điều gì đã làm nên sức mạnh vượt bật hơn hẳn so với các đơn vị bạn trong lĩnh
vực ngành dược trong nước?. Bên cạnh những thuận lợi và thành tích vượt trội thì
DHG Pharm còn những tồn tại gì không? Tôi hi vọng rằng qua việc phân tích lợi
nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ tìm ra một vài giải pháp để gia
tăng lợi nhuận nhiều hơn nữa để DHG Pharm vẫn mãi là đơn vị đứng đầu ngành
dược tại Việt Nam.


1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại Công ty Cổ
Phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 từ đó đề ra
giải pháp giúp công ty nâng cao lợi nhuận.
b. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình lợi nhuận thông qua doanh thu và chi phí qua 3 năm:
2007-2009 và sáu tháng đầu năm 2010.
Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang giai
đoạn 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.
Đề ra giải pháp nhằm nâng cao tình hình lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Dược
Hậu Giang.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Dược Hậu

Giang
Phạm vi về thời gian
Thời gian làm đề tài từ 09/09/2010 đến 20/11/2010. Đề tài phân tích số liệu
năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lợi nhuận và nhóm các chỉ tiêu lợi nhuận của Công
ty Cổ Phần Dược Hậu Giang. Dựa trên cơ sở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh năm 2007 đến 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Chỉ tiêu
cần phân tích chính là lợi nhuận và nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Doanh thu
Doanh thu là phần giá trị mà Công ty thu được trong kỳ kinh doanh bằng việc
bán sản phẩm hàng hoá của mình.
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
-Doanh thu từ hoạt động khác.
2.1.1.2. Chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hoá. Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên
vật liệu tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Việc nhận định và tính toán từng loại

chi phí là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá
trình điều hành hoạt động kinh doanh.
2.1.1.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình
sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là phần tiền còn lại của tổng doanh
thu sau khi trừ đi tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.


Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp. Lợi nhuận là phần nguồn vốn quan trọng để tiến hành tái sản
xuất mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu
trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở
lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo
cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính
trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao
gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.

+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.


+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường.
Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận của
doanh nghiệp, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận. Do đó, làm thế nào để nâng cao lợi
nhuận đó là mong muốn của mọi nhà quản trị doanh nghiệp để từ đó có biện pháp
khai thác khả năng tìm tàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát về
việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, thích ứng với biến động của thị trường.
2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
2.1.2.1. Hệ số lãi gộp
Lãi gộp là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi
phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến

lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất
biến để đạt lợi nhuận.
Lãi gộp
Hệ số lãi gộp = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Doanh thu thuần
Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh
mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp.


2.1.2.2. Hệ số lãi ròng
Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn lại là
suất sinh lời doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo.
Nói cách khác, hệ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu có khả năng tạo ra
bao nhiêu lợi nhuận ròng. Hệ số lãi ròng được xác định như sau:
Lợi nhuận ròng
Hệ số lãi ròng (ROS) = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Doanh thu thuần
Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận – là tỉ lệ lợi nhuận trước
thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2.3. Suất sinh lời của tài sản
Hệ số suất sinh lời của tài sản – ROA đo lường khả năng sinh lời của tài sản.
Hệ số này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số
càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả,
doanh nghiệpcó sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những
biến động của nền kinh tế. Hệ số này được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng
Suất sinh lời của tài sản (ROA) = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Tổng tài sản bình quân
Hệ số suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số
vòng quay tài sản. Phương trình trên được viết lại như sau:

Lãi ròng
Doanh thu thuần
ROA = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ × ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Với số vòng quay tổng tài sản, ta có công thức:
Số vòng quay tổng tài sản =

Doanh thu thuần
Tổng TS bình quân


Có thể viết ROA theo công thức:
Suất sinh lời của tài sản ROA = Hệ số lãi ròng × Số vòng quay tài sản

Suất sinh lời tài sản (ROA) càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ
số lợi nhuận càng lớn.
2.1.2.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) – ROE đo lường mức
độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao
nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
Lãi ròng
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Vốn chủ sở hữu bình quân
Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất
sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc suất sinh lời của tài sản
(ROA).
2.1.2.5. Sơ đồ DuPont
Đây là phương pháp phân tích trong đó người ta chia ROE thành những bộ
phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá ảnh hưởng của từng bộ phận lên chỉ tiêu

này. Phương pháp này được áp dụng lần đầu bởi Công ty DuPont được gọi là
phương trình DuPont. Cụ thể:
ROE = ROA × Đòn bẩy tài chính
Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu
tài chính của doanh nghiệp.
Tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Vốn chủ sở hữu
Như vây, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau:


Lãi ròng
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
ROE = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ x ⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
ROE = ROS * số vòng quay tài sản * đòn bẫy tài chính.
Tác dụng của phương trình:
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn).
- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn).
- Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác
nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.
Và sơ đồ DuPont được thể hiện như sau:
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROE


Suất sinh lời của tài sản
ROA

Đòn bẩy tài chính

nhân

chia

Tổng tài sản

Hệ số lãi ròng
ROS

Lãi ròng

chia

Tổng doanh
thu thuần

nhân

Vốn CSH

Số vòng quay
tổng tài sản

Tổng doanh
thu thuần


chia

Tổng tài
sản

Hình 2.1 SƠ ĐỒ DUPONT TRONG QUAN HỆ HÀM SỐ GIỮA CÁC TỶ SỐ


2.1.3. Khái quát phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần
thay thế.
Tác dụng: Tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích.
Đặc điểm:
+ Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó
được biến đổi, các nhân tố khác được cố định lại.
+ Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, số lượng nhân
tố sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng
trước, chất lượng sau.
+ Lần lượt đem số thực tế thay vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố,
lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh
hưởng của nhân tố vừa biến đổi , các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên
hoàn. Tổng số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân
tích.
Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn.
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c

Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 . c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0

Ö Q1 – Q0 = UQ: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối
tượng phân tích
UQ = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0
Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
+ Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0


Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:
Ua = a1b0c0 – a0bc0
+ Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):
a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:
Ub = a1b1c0 – a1b0c0
+ Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):
a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là:
Uc = a1b1c0 – a1b1c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
Ua + Ub + Uc = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c0 – a1b1c0)
= a1b1c1 – a0b0c0
= UQ: đối tượng phân tích
2.1.4. Xác định mức tiết kiệm hay bội chi
∆ C = C1 –

D1
D0


C1
x C0

= (


D1

C0
D0

) x D1

Với: ∆ C: Số tiền tiết kiệm hay bội chi
C1: Chi phí năm sau
C0: Chi phí năm trước
D1: Doanh thu thu năm sau
D0: Doanh thu năm trước
- Nếu chênh lệch tỷ suất (+): Tỷ suất chi phí trên danh thu thuần năm sau cao
hơn năm trước là bội chi, hoạt động quản lý chi phí chưa tốt.
- Nếu chênh lệch tỷ suất (-): Tỷ suất chi phí trên danh thu thuần năm sau thấp
hơn năm trước là tiết kiệm, hoạt động quản lý chi phí có hiệu quả.


2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập từ sổ sách kế toán như bảng cân đối kế toán, bảng kết
quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính,... từ phòng kế toán của
Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang.
Tham khảo ý kiến của cán bộ, nhân viên trong các phòng ban và trang web

của Công ty.
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phương pháp số tương đối, là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kì phân tích so
với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp thay thế liên hoàn, là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt
được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng
của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi
lần thay thế.


CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.1. GIỚI THIỆU VỀ DHG PHARMA
3.1.1. Khái quát doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Tên viết tắt: DHG
PHARMA. Ngày thành lập: 02/09/1974
Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Điện thoại: 0710.3 891433-890802-890074. Fax: 0710. 895209
Email: Website:www.dhgpharma.com.vn
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm
chức năng, dược mỹ phẩm; xuất khẩu dược liệu, dược phẩm; nhập khẩu trang thiết
bị sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm; in bao bì và hoạt động
du lịch.
Tầm nhìn:

« Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn »


Sứ mạng : "Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn
Giá trị cốt lõi:
9 Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất.
9 Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển.
9 Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động.
9 Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào Công ty.
9 Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
9 Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh.
9 Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động.


×