Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.52 KB, 30 trang )

Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG.
1.1 Tình hình trẻ em suy dinh dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam:
-Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là một gánh nặng của thế giới, đặc biệt nghiêm trọng ở
các nước đang phát triển, gây ảnh hưởng không chỉ trong lãnh vực sức khỏe mà còn trong mọi
lãnh vực khác như kinh tế, xã hội.
-Theo thống kế, 60% trường hợp tử vong dưới 5 tuổi xảy ra ở các trẻ em có cơ địa suy dinh
dưỡng (WHO 2004) .
-Trên thế giới có 842 trịêu người suy dinh dưỡng : 10
triệu người ở các nước phát triển, 34 triệu người ở các
nước trung gian và 798 triệu người ở các nước đang phát
triển.
-Tại Việt Nam, dù tình hình đã cải thiện nhiều so với
trước đây nhưng suy dinh dưỡng vẫn còn là một vấn đề
đáng lo ngại với 36,5% trẻ em < 5 tuổi và 32,8% trẻ em từ
6 đến 14 tuổi có biểu hiện suy dinh dưỡng (Thống kê toàn
quốc 1985-2000 do Bệnh viện Bạch Mai thưc hiện). Chính
vì vậy, việc cải thiện chế độ ăn uống để đề phòng suy dinh
dưỡng là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó, việc điều trị suy
dinh dưỡng, nhất là suy dinh dường cấp kịp thời và phù
hợp để ngăn chặn biến chứng và các tác động có hại làm
ức chế sự phát triển cơ thể và trí tuệ sau này của trẻ em
cũng là một vấn đề quan trọng.
Hình 1.1:Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới

1.2 Khái niệm trẻ em suy dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng trẻ em (gọi đầy đủ là suy dinh dưỡng protein – năng lượng) là một hội chứng
do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, phổ biến nhất là thiếu protein năng lượng.


1.3 Biểu hiện của trẻ em suy dinh dưỡng.
-Là chậm lớn ở trẻ em, chậm phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Trẻ bị suy dinh dưỡng
thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh nhiễm khuẩn này làm cho suy dinh dưỡng càng
nặng thêm, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Suy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sức khỏe
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ.
1.4 Nguyên nhân
1.4.1 Do chế độ ăn của trẻ thiếu về số lượng và chất lượng.
- Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu điều kiện về vật chất, không đủ thực phẩm cho con cái.
- Do thiếu kiến thức nuôi con, phạm nhiều sai lầm trong phương pháp nuôi con.
- Thiếu kiến thức nuôi con khi con bị bệnh, nhiều gia đình thường cho trẻ ăn cháo trắng không đủ
dưỡng chất cần thiết cho trẻ khi bị bệnh.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: gia đình có điều kiện về vật chất nhưng thiếu thời gian
chăm sóc trẻ, trẻ biếng ăn,…

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

1


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

1.4.2 Do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sởi, nhiễm giun sán, dẫn đến
làm giảm nhu cầu ngon miệng và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.
- Mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng: suy dinh dưỡng liên quan đến tình trạng
kinh tế, nghèo đói, kém hiểu biết dẫn đến mù chữ, thiếu kiến thức nuôi con, vệ sinh kém,…Từ đó
dẫn đến lưu hành nhiều bệnh nhiễm trùng, kết hợp với việc sinh nhiều con. Tất cả cộng tác lại với
nhau sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng.

1.4.3 Một số yếu tố khác gây nên suy dinh dưỡng
- Thể trạng dị tật :trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật sức môi ,hở hàm ếch, tim bẩm sinh
- Trẻ sinh đôi, sinh ba,…
- Gia đình đông con.
- Thiếu sữa mẹ.
1.5 Phân loại và cách phát hiện suy dinh dưỡng trẻ em
1.5.1 Phát hiện
-Dựa vào biểu đồ tăng trưởng của bé để phát hiện trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Nếu
đường cong phát triển của bé song song với biểu đồ tăng trưởng mẫu thì là trẻ phát triển tốt và
ngược lại nếu đường cong tăng trưởng của trẻ nằm ngang hoặc đi xuống thì khả năng trẻ bị suy
dinh dưỡng là có và cần can thiệp sớm để tránh trường hợp nặng.

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

2


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Bảng1.1: Biểu đồ tăng trưởng để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ



Các thể nhẹ và vừa rất khó phát hiện và có một số biểu hiện sau:
- Trẻ đứng cân hoặc sụt cân.
- Cơ nhão, teo dần.
- Da dẻ hơi xanh xao.
- Biếng ăn, hay quấy khóc,…Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa rất khó chủ yếu

dựa vào các kích thước nhân trắc ở trên và sự tinh tế quan sát sự phát triển của trẻ (đặc biệt là của
người mẹ).
-Da khô,Chỉ còn da bọc xương,da hâm đỏ,lỡ loét,tóc thưa bạc màu
-Đi phân sống,lỏng, nhầy nhớt
- Ở trẻ suy dinh dưỡng protein – năng lượng thường kèm theo thiếu một số chất khác như:
thiếu sắt, magie, kali, kẽm, các vitamin làm cho triệu chứng lâm sàng càng đa dạng. Thiếu
vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, thiếu Fe có thể gây thiếu máu
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

3


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

1.5.2 Phân loại:
-Dựa vào chỉ tiêu nhân trắc: cân nặng,chiều cao theo tuổi, vòng cánh tay…
 Đo vòng cánh tay trẻ từ 1 đến 5 tuổi:
- Ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi bình thường vòng cánh tay khoảng 14 – 16 cm.
-Nếu vòng cánh tay trẻ trong khoảng 12,5 cm– 13,5 cm thì trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
- Nếu vòng cánh tay đo được dưới 12,5 cm thì chắc chắn trẻ bị suy dinh dưỡng.
-Theo Gomez-F: dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra phần trăm theo cân nặng chuẩn.Chia làm 3
cấp độ:
• Suy dinh dưỡng độ 1 : 75-90% cân nặng chuẩn
• Suy dinh dưỡng độ 2 : 60-75% cân nặng chuẩn
• Suy dinh dưỡng độ 3 : dưới 60% cân nặng chuẩn
-Theo Walerlow J.C:Chia làm 2 loại:
• Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm:cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn
• Thiếu dinh dưỡng thể còi cọc(SDD kéo dài): chiều cao theo tuổi thấp hơn so với chuẩn


Bảng 1.2: Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi:

THÁNG
TUỔI

CÂN NẶNG TRUNG
BÌNH (Kg)

CHIỀU CAO TRUNG
BÌNH (cm)

Trẻ trai

Trẻ gái

Trẻ trai

Trẻ gái

Mới sinh

3,3

3,2

49,9

49,1


1

4,5

4,2

54,7

53,7

2

5,6

5,1

58,4

57,1

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

4


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

3


6,4

5,8

61,4

59,8

4

7,0

6,4

63,9

62,1

5

7,5

6,9

65,9

64

6


7,9

7,3

67,6

65,7

7

8,3

7,6

69,2

67,3

8

8,6

7,9

70,6

68,7

9


8,9

8,2

72

70,1

10

9,2

8,5

73,3

71,5

11

9,4

8,7

74,5

72,8

12


9,6

8,9

75,7

74

18

10,9

10,2

82,3

80,7

24

12,2

11,5

87,8

86,4

30


13,3

12,7

91,9

90,7

36

14,3

13,9

96,1

95,1

42

15,3

15

99,9

99

48


16,3

16,1

103,3

102,7

54

17,3

17,2

106,7

106,2

60

18,3

18,2

110

109,4

1.6. Phòng và điều trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em:

Nguyên tắc chung trong điều trị suy dinh dưỡng trẻ em là:
- Trẻ em có nhu cầu rất lớn cả về lượng và chất để tăng trưởng và phát triển. Khi trẻ đã bị suy
dinh dưỡng, tuy chức năng tiêu hóa suy yếu nhưng khả năng hấp thu của trẻ vẫn còn. Số lượng
Calo cho trẻ bình thường là 90 – 150 Calo/kg thể trọng hoặc hơn.
- Khi tính nhu cầu Calo cho trẻ bị suy dinh dưỡng ta phải tính Calo theo tuổi đối với sự phát triển
bình thường chứ không tính Calo theo trọng lượng hiện có của trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Trong trạng thái nhu cầu cao mà khả năng tiêu hóa kém, trẻ hay có rối loạn tiêu hóa do nhiều
nguyên nhân, nên cần tìm thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ và có tác dụng tốt trong
dinh dưỡng của trẻ.
- Nên phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: truyền máu, truyền huyết tương và
điều trị các bệnh gây ra suy dinh dưỡng.
 Đối với các thể vừa và nhẹ:
- Chỉ cần điều trị tại nhà, hướng dẫn cho phụ huynh của trẻ điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý và
theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng. Cho thêm các thực phẩm có độ đậm
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

5


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

năng lượng cao như: dầu, mỡ, các loại hạt có dầu như các loại đậu…Tăng cường bổ sung thức ăn
giàu protein động vật, các loại rau chứa nhiều vitamin và muối khoáng.
- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài từ 18 – 24 tháng.
- Do trẻ bị suy dinh dưỡng nên tiêu hóa kém nên cần ăn lượng thức ăn trong một bữa ít hơn bình
thường và ăn nhiều lần trong ngày. Sau đó cho lượng nhiều nhưng dần dần ít bữa lại cho đến khi
trẻ hoàn toàn bình thường và có chế độ ăn bình thường theo độ tuổi của mình.
- Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sởi thí cần

điều trị các bệnh này.
 Đối với các thể nặng.
- Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần đưa ngay tới Bệnh viện để điều trị. Trẻ thường gặp các biến
chứng: Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, tổn thương tim và tử vong rất nhanh
cùng với các biến chứng nhiễm khuẩn khác. Người ta nhận thấy liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, kịp
thời có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa những biến chứng này
- Chế độ ăn:
+ Trẻ bị mất nước đã được điều trị hoặc trẻ không bị mất nước ta cho ăn bằng miệng với số
lượng ít pha loãng, ăn nhiều lần cùng với bú mẹ. Cung cấp cho trẻ loại thức ăn có độ đậm
năng lượng cao 1Calo/1ml thức ăn.
+ Trong tuần lễ đầu cho ăn 150ml/kg cân nặng, sau đó tăng dần lên 200ml/kg. Những ngày
đầu có thể pha loãng ½ lượng sữa với ½ lượng nước. Sau đó cho ăn đặc dần, số bữa giảm
dần.
+ Cho ăn bằng thìa, cốc (không cho bú bình). Nếu trẻ không ăn ta cho trẻ ăn xông hoặc nhỏ
giọt dạ dày. Khi trẻ thèm ăn trở lại ta nên cho trẻ ăn những thứ trẻ thích.
- Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đặc hiệu.
- Điều trị bổ sung:
+ Kali: KCL 0.5g/kg/ngày và uống trong 2 tuần.
+ Sắt: 60mg/ngày, uống trong 3 tháng.
+ Acid folic: 100mg/ngày, trong 2 tháng.
+ Vitamin A: tổng liều 800.000 đv. Trẻ 12 tháng cho liều gấp đôi.
- Chăm sóc trẻ: chú ý ban đêm, tránh hạ đường huyết và thân nhiệt.
• Một số trường hợp cụ thể:
- SDD thể phù: do không cân đối đường bột nên ta cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp,
giảm dường bột, tăng lipid, protein, vitamin và muối khoáng.
- SDD thể còi: cần bổ sung các muối khoáng cần thiết mà lâu nay thiếu như Canxi, photpho và
vitamin D.
- SDD protein – năng lượng:
* Thiếu năng lượng: cần tăng lượng ăn,cho trẻ ăn nhiều hơn và cân đối bữa ăn.
* Thiếu protein: lượng ăn không đổi, thêm protein vào trong khẩu phẩn ăn của trẻ cho hợp lý.


1.7. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em :
Vấn đề quan trọng nhất trong suy dinh dưỡng là làm sao chúng ta phát hiện sớm trẻ bị suy dinh
dưỡng, từ đó có phương pháp thích hợp dành cho trẻ.
Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, ta nên chủ động phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ từ khi
còn là bào thai đến năm bé 2 tuổi vì đây là giai đoạn trẻ dễ bị
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

6


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

suy dinh dưỡng nhất đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi.
 Dinh dưỡng: chăm sóc trẻ khi còn là bào thai trong bụng mẹ thông qua chế độ ăn của bà
mẹ mang thai. Các bà mẹ mang thai phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi bào
thai, cần tăng được 12kg trong thời gian mang thai (trong đó 4kg mỡ dự trữ để tạo sữa
cho con bú sau khi sinh).
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng (lâu hơn càng tốt) để
phòng chống suy dinh dưỡng vì sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các
chất dinh dưỡng (protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng…) dễ tiêu hóa nhất cho trẻ, đặc biệt
sữa mẹ còn chứa Globulin miễn dịch (chủ yếu là IGA), Lyzozim (là 1 loại men trong sữa mẹ),
Lactoferrin (protein kết hợp với sắt), các Bạch cầu (trong 2 tuần đầu lượng bạch cầu khoảng 4000
TB/ml, bạch cầu có khả năng tiết IGA, Lyzozim, Lactoferrin, Interferon) các tác nhân này có vai
trò bảo vệ cơ thể trẻ, phá hủy hay ức chế một số loại vi khuẩn, virut gây bệnh. Ngoài ra trong sữa
mẹ còn có yếu tố Bifidus cần cho sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillusbifidus giúp cho việc
tiêu hóa thức ăn đầu đời của trẻ là sữa mẹ được dễ dàng hơn, đồng thời vi khuẩn này còn kìm
hãm một số loại vi khuẩn gây bệnh và kí sinh trùng.

- Cho trẻ ăn dặm một cách hợp lý (bắt đầu từ tháng thứ 5 – 6 trở đi), cung cấp cho trẻ đủ cả về
lượng lẫn về chất và phù hợp với từngđộ tuổi của trẻ.
- Phòng chống các bệnh nhiễm trùng bằng cách tiên chủng cho trẻ, giữ vệ sinh dụng cụ nuôi trẻ
và môi trường sống của trẻ.
- Giáo dục tuyên truyền về dinh dưỡng và kiến thức nuôi con cho các đối tượng là các bậc phụ
huynh tương lai (từ bào thai cho đến trẻđược 5 –6 tuổi).
- Tăng cường sự hiểu biết của bố mẹ từ đó giúp cho việc phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng để
can thiệp kịp thời tránh dẫn đến các thể nặng sẽ có các di chứng đáng tiếc về sau.
- Tăng cường nguồn thực phẩm bổ sung cho bữa ăn hằng ngày của trẻ và gia đình (đặc biệt là ở
những vùng có điều kiện xây dựng mô hình sinh thái vườn).

PHẦN 2 : CHỈ TIÊU DINH DƯỠNG CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

7


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

2.1 Nhu cầu dinh dưỡng kiến nghị cho người Việt Nam (của Bộ Y tế ban hành ngày
19/9/1996)

• Trẻ từ 1-3 tuổi tổng năng lượng cần thiết cho 1 ngày là 1300Kcal/ trẻ.
• Vậy nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày cho trẻ suy dinh dưỡng từ 3-5 tuổi.
Cân
nặng
(kg)

12






Tổng
năng
lượng
(kcal)
18002400

Năng
Năng
Năng
lượng
lượng
Protein
Lipid lượng từ
từ
từ
(g)
(g)
glucid
protein
lipid
(kcal)
(kcal)
(kcal)

19248-60
360401170240
480
53.3
1560

Glucid
(g)
292.5640

Tính năng lượng và khối lượng do P, L, G cung cấp
Tỉ lệ P: L: G cho trẻ em là 1: 1: 4
Theo nguyên tắc xây dựng thực đơn ta chọn tỉ lệ P: L: G = 1: 1:4,
Đảm bảo tỉ lệ protein động vật (ĐV)/protein thực vật (TV) là : 70/30%.
Lipid ĐV/TV: 70: 30%.
Bảng 2.1 : Bảng nhu cầu vitamin&muối khoáng của trẻ 36 tháng tuổi

Quyết định chọn mức năng lượng cung cấp là 2000kcal, đối với đối tượng là trẻ suy
dinh dưỡng sẽ dư thừa năng lượng và tích trữ lại sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng trở lại
bình thường.

PHẦN 3 : NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP DINH DƯỠNG
3.1 Protein
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

8


Dinh dưỡng thực phẩm


GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Thức ăn cung cấp protein cho người gồm hai nhóm lớn:nguồn thức ăn từ động
vật(thịt,cá,trứng,sữa),nguồn thức ăn từ thực vật(các loại đậu…).các thức ăn có nguồn gốc từ động
vật có hàm lượng protein nhiều hơn thứa ăn từ thực vật.Hàm lượng protein có trong thức ăn
thường được biểu hiện bằng số phần trăm năng lượng mà protein cung cấp.
Chế độ dinh dưỡng tốt là chế độ cung cấp năng lượng do protein cung cấp khoảng 12 – 15% tổng
năng lượng.
+ Protein động vật: Thịt,cá ,trứng,sữa(70%) .
+ Protein thực vật: Nhiều trong các loại đậu(30%).

Bảng 3.1: Hàm lượng protein trong một số loại thực phẩm quan trọng
Tên thức ăn
Tên thức ăn
Hàm lượng protein
(%)

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

Hàm lượng protein
(%)

9


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Gạo nếp


8,2

Chuối tiêu

1,5

Gạo tẻ

7,6

Đu đủ

1,0

Khoai lang

0,8

Khoai tây

2,0

Cam
Táo

1,9
0,8

Ngô


8,0 - 10,0

Thịt heo

18 - 22


Bánh mỳ

12
7,8 - 8,0

Đậu Hà lan

21,6

Thịt bò

21

Đậu nành

36,8

Thịt gà

20

Đậu xanh


22,0

Gan bò

22

Đậu phộng


24,3
20,1

Gan heo

19,8

Đậu cô ve

22,1

Cà rốt

1,0 – 1,5

Xúp lơ

2,0 – 2,5

Xu hào


2,0 – 2,8

Rau muống

2,6 – 3,2

Rau ngót
Cần tây

4,7 – 5,3
3,0 – 3,7



17 - 20

Trứng gà toàn phần

13 – 14,8

Sữa mẹ
Sữa bò tươi

1,2 – 1,5
3,5 – 3,9

**Hoàng Tích Mịnhvà Hà Huy Khôi, 1977

3.2 Lipid

Lượng chất béo ăn hàng ngày được các nước trên thế giới rất khác nhau. Nhiều nước
Châu Âu, Bắc Mỹ sử dụng hơn 150 g chất béo hàng ngày (theo đầu người). Trong khi
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

10


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

đó ở các nước Á Phi lượng chất béo không quá 15 – 20 g/đầu người/ngày.
Ở Việt Nam ,nhu cầu năng lượng do lipid đưa lại cần 15 – 20% tổng số năng lượng .
+ Lipid ĐV:Bơ,mỡ gà,bò,heo...(70%).
+ Lipid TV:Đậunành,phộng,mè(30%).
Thành phần và hàm lượng lipid hoàn toàn khác nhau ở các nguồn thức ăn có nguồn
gốc động vật và thực vật.
Hạt và quả các loại cây họ đậu hàm lượng lipid rất cao,trong đó phải kể đến cùi dừa,đậu
phọng,mè,đậu nành,đậu phọng…
Mỡ động vật có nhiều cholesterol nhưng với trẻ em cholesterol cũng cần thiết vì nó có nhiều vai
trò đối với cơ thể trẻ .Các loại mỡ động vật có vitamin A, D nhưng lại không có hoặc có rất ít các
acid béo chưa no cần thiết.
Chất béo của sữa có đặc tính sinh học cao do trongthành phần có chứa acid arachidonic nhưng lại
rất nghèo các acid béo chưa no cầnthiết khác. Ngược lại dầu thực vật không có vitamin A, D hay
acid arachidonic nhưng lại có nhiều acid linoleic, phosphatid, tocopherol và sitosterin.
Việc sử dụng phối hợp các chất béo động vật và thực vật mới có thể tạo nên nguồn
chất béo có giá trị sinh học cao.

Bảng 3.2: Hàm lượng lipid tổng số trong một số loại thức ăn chính (% khối lượng khô)


STT

Tên thực phẩm

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

Hàm lượng lipid tổng số (%)
11


Dinh dưỡng thực phẩm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

(*) Gạo nếp
Gạo tẻ
Khoai lang
Khoai tây
Sắn tươi (khoai mì tươi)
Ngô
* Đậu nành
Hạt đậu phộng
Cùi dừa
Nhân cọ dầu
Đậu rồng
Vừng (mè)
Thầu dầu
Hướng dương
** Đậu Hà lan

Đậu xanh
Đậu cô ve
Cà chua
Cải bắp
Rau muống
Rau ngót
Nấm hương khô
Gấc
Chuối tiêu
Đu đủ chín
Thịt bò
Thịt heo
Gan heo
Cá chép
Trứng gà
Sữa mẹ
Sữa bò tươi

(*) Theo FAO, 1972

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

2,0
1,5
0,3
0,1
0,2
4,6
23,5
40,2 – 60,7

62,9 – 74,0
47,5 – 53,8
17,0
46,4
66,0 – 68,2
64,3 – 66,5
1,3
1,0
1,7
0,0
0,0
0,0
0,0
4,0
7,9
0,4
0,1
3,8
21,5
7,5
3,6
11,6
3,0
4,4
* Theo Norton và cộng sự, 1978

** Theo bảng TPTAVN, 1995

3.3 Glucid
- Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể .Tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn

trong một ngày năng lượng glucid đưa lại cần 65 – 75 %.
+ Tinh Bột 75%.
+ Đường đơn giản 20%.
+ Pectine 3%
+ Cellulose 2%
- Glucid có nhiều trong các hạt ngũ cốc như gạo,ngô,khoai,sắn..
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

12


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Bảng 3.3 : Hàm lượng cellulose và carbohydrate tổng số trong một vài thức ăn chính (%)

Tên thức ăn

Cellulose

Carbohydrate tổng số

Gạo nếp

0,6

74,9

Gạo tẻA


0,4

76,2

Khoai lang

1,3

28,5

Khoai tây

1,0

21,0

Sắn tươi

1,5

36,4

Ngô

2,1

70,0

Đậu Hà Lan


5,4

50,0

Đậu tương

5,0

23,5

Đậu xanh

4,5

35,6

Đậu cô ve

4,0

45,0

Cà chua

0,8

4,2

Cải bắp


1,6

5,4

Rau muống

1,0

2,5

Rau ngót

2,5

3,4

Nấm hương khô

17,0

23,5

Gấc

1,8

10,5

Chuối tiêu


0,8

22,4

0,6

7,7

Thịt bò

0,0

0,0

Thịt lợn

0,0

0,0

Thịt gà

0,0

0,0

Gan lợn

2,7


2,0

Cá chép

0,0

0,0

Trứng gà

0,0

0,5

Sữa mẹ

0,0

7,0

Sữa bò tươi

0,0

4,8

Đu đủ chín

PHẦN 4 :XÂY DƯNG THỰC ĐƠN

4.1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn
• Thời gian :ít nhất 7-10 ngày
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

13


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

• Số bữa ăn và giá trị năng lượng phụ thuộc vào độ tuổi,loại lao động,tình trạng sinh lý,điều
kiện sống
• Khoảng cách giữa các bữa ăn :trung bình từ 4-6h
• Các loại thực phẩm phải đủ chất dinh dưỡng&đúng theo bảng thực đơn đã đề ra
• Thực đơn phải an toàn vệ sinh thực phẩm,không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
• Gía thành hợp lý
 Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng :
- Chú ý đến độ tuổi của trẻ để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho từng giai đoạn phát triển
của trẻ.
- Chia số bữa ăn của trẻ trong ngày một cách hợp lý về thời gian, tỷ lệ % năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần phải có sự cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, năng lượng (cân đối về
protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng).
4.2 Xác định đối tượng :
Suy dinh dưỡng trẻ em xảy ra ở nhiều độ tuổi và các cấp độ suy dinh dưỡng khác nhau. Tuy
nhiên nhóm em chỉ chọn một độ tuổi cụ thể để xây dựng khẩu phần ăn và thực đơn cho độ tuổi
này.
 Nhóm em đã chọn : Bé gái : 36 tháng tuổi
 Cân nặng :11,5kg
 Chiều cao :80cm

So với bảng cân nặng chuẩn ở trẻ em từ 3-5 tuổi phía trên và theo phân loại của Gomez-F thì bé
gái này bị suy dinh dưỡng cấp độ 1(với 75-90% cân nặng chuẩn)

4.3 Phân bố năng lượng qua các bữa ăn
Bảng 4.1: Phân bố năng lượng giữa các bữa ăn
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

14


Dinh dưỡng thực phẩm

Bữa ăn

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Bữa sáng Bữa sáng 2
(7h)
(9h)

Bữa trưa
(11h)

Bữa xế
(15h)

Bữa tối Bữa khuya
(19h)
(21h)


% /tổng số
năng lượng

26

8

30

10

20

8

Nhu cầu
năng lượng
(Kcal)

520

160

600

200

400

160


4.4 Xây dựng thực đơn
Bảng 4.2: Thực đơn trong tuần
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

15


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Bảng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 36 tháng tuổi
Thứ 2

Thứ 3

7h

Cháo thịt
bằm

Phở bò

9h

Sinh tố dâu

Trái lê
Hồng xiêm


11h

Cơm ,su su Cơm, bò
Cơm ,cá
Cơm,gan Cơm,canh Cơm,thịt bò Cơm,trứng
xào thịt heo, xào khoai bóng kho heo xào cần bắp cải, thịt xào nấm chiên,canh bí
canh xà lách tây,canh tộ,canh rau tây,canh bí gà rô ti, táo rơm,canh ngô ,xoài chín
xoang nấu rau dền thịt ngót nấu
đao tôm
tây
rau ngót và
thịt ,cá chép nạc,sữa thịt,dưa hấu khô,bưởi
tép,mận
kho
chua

15h

Đậu hủ nước Bánh bích
đường,
quy

19h

Cơm,canh bí Cơm cá thu Cơm,trứng Cơm,thịt Cơm,mực Cơm,cá đối Cơm,cá quả kho
đỏ nấu thịt sốt cà,canh sốt cà, canh
kho
xào ,canh kho,canh ,canh bầu,chuối
,sườn

mướp
hẹ đậu
tiêu,canh khoai từ, đu bầu, dưa tây
tiêu
chiên,dưa thịt ,chuối hũ,xoài chín mồng tơi,
đủ
hấu
tiêu
quýt

21h

Sữa bột

Thứ 4

Thứ 5

Cháo gà,nấm Bánh mì
rơm
kẹp xúc
xích

Sữa bột

Táo ta

Sữa chua

Thứ 6


Thứ 7

CN

Cháo đậu
đen

Bún riêu
cua

Bún bò huế,

Bánh kem
xốp

Sữa chua Pho mai,nho Sữa chua
ngọt

Sữa bột

Sữa bột

Sữa bột

Nước cam Sinh tố cà chua

Bánh
quế,sữa
chua


Sữa bột

Bánh đậu xanh

Sữa bột

4.5 Tính toán và nhận xét thực đơn cho mỗi ngày
4.5.1 Ngày thứ 2
Bảng 4.3: Tính toán dinh dưỡng ngày thứ 2
Bảng tính dinh dưỡng ngày thứ 2

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

16


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Khối
Thực
Protein Lipid Glucid Ca
lượng
phẩm
(g)
(g)
(g)
(mg)

(g)

P
(mg)

Fe
A
(mg) (mcg)

B1
(mg)

B2
(mg)

PP
(mg)

C
(mg)

NL
(Kcal)

Gạo

300

17.7


2.7

238.5

84

180

5.7

0

0.3

0.15

6.3

0

1077.00

Thịt
heo

50

9.5

3.5


0

3.35

95

0.48

0

0.45

0.09

2.2

0

70.00

Tàu
phớ

50

1.15

0.1


3.2

46

75

0.15

0

0

0

0

0

19.00

Su su

30

0.24

0

1.11


5.1

4.2

0.12

0

0.003 0.006

0.12

1.2

5.40


lách
xoang

30

0.63

0

0.42

20.7


8.4

0.48

0

0.024 0.078

0.3

20.7

4.20

30

4.8

1.08

0

5.1

55.2

0.27

54.3


0.0054 0.012

0.45

0.3

29.70

30

5.37

3.84

0

2.22

48

0.183

0

0.288 0.069

1.56

0


57.60

30

0.36

0.06

0.69

2.4

39

0.3

11.1

0.012 0.012

0.06

2.1

4.50

10

0.81


0.88

5.6

30.7

21.9

0.06

0

0.006

0.04

0.05

0

34.50

30

0.54

0.12

2.31


6.6

6.9

0.21

1.5

0.009 0.018

0.09

18

13.80

100

27

26

38

939

790

1.1


318

0.24

1.31

0.7

10

508.00

30

2.73

0

18.75

0

0

0

90

0


0

0

0

88.20

10

0

9.97

0

0

0

0

0

0

0

0


0

89.70

Đường

10

0.11

9.35

0

17.8

7.2

0.58

0

0.005

0.01

0.003

0


38.80

Tổng

740

70.94

57.6


chép
Sườn
heo
Dưa
hấu
Sữa
đặc
Dâu
tây
Sữa
bột
Bí đỏ
Dầu
ăn









308.58 1163 1330.8 9.633 474.9 1.3424 1.795 11.833 52.3

Năng lượng :2040,4 Kcal
Protein
: 70,94(g)
Lipid
: 57,6(g)
Glucid
: 308,58(g)
Xét về lượng :P:L:G =1:1:5
Tỷ lệ Ca/P =0,26

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

283,76 Kcal
518,4 Kcal
1234,32Kcal

2040.4

13,9%
25,4%
60,5%

17



Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

 Nhận xét thực đơn ngày thứ 2:
Bảng 4.4:Bảng nhận xét dinh dưỡng
Dự kiến
Thực tế
So sánh (%)
Năng lượng
(Kcal)

2000

2040,4

60

70,94

13,9%

Lipid(g)

53,3

57,6

25,4%


Glucid(g)

300

308,58

60,5%

Protein(g)

4.5.2 Tính thực đơn cho ngày thứ 3
Bảng 4.5: Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 3
Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 3
Khối
Thực
Protein Lipid Glucid
lượng
phẩm
(g)
(g)
(g)
(g)

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

Ca
(mg)

P
(mg)


Fe
A
B1
B2
PP
(mg) (mcg) (mg) (mg) (mg)

C
NL
(mg) (Kcal)

18


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Gạo

200

11,8

1,8

159

56


120

3,8

0

0,2

0,1

4,2

0

718,00

Phở

50

1,6

0

16,05

8

32


0,15

0

0

0

0

0

72,50

Thịt


40

8,4

3,6

0

4

7,6


1,08

0,8

0,04 0,068

1,68

0,4

66,00

Cá thu

30

7,44

3,6

0

15

78

0,48

0


0,006 0,03

1.95

0

63,90


chua

30

0,18

0

1,26

3,6

7,8

0,42

0,6

0,018 0,012

0,15


12

6,00

Khoai
tây

30

0,6

0

6,3

3

15

0,36

1,5

0,03

0,015

0,027


3

28,20

Rau
giền

20

0,66

0,06

1,24

57,6

24,6

1,08

0

0,016 0,032

0,28

17,8

6,60


Chuối

50

0,75

0,1

11,1

4

14

0,3

5

0,02

0,025

0,35

3

50,00

Bánh

bích
quy

40

2,34

0,675

20,02

20,05

21,04

0,96

5,06

0,1

0,07

0,186

0,016

154,40

Trái lê


30

0,21

0,06

3,06

5,7

4,8

0,69

1,8

0,006 0,012

0,03

1,2

14,10

Sữa
chua

50


2,15

1,85

1,8

60

47,5

0,05

12,5

0,02

0,1

0,05

0,35

35,30

Mướp

50

0,45


0

1,5

14

22,5

0,4

0

0,02

0,03

0,25

4

8,00

0,54 0,108

2,64

0

84,00


Thịt
heo
Sữa
bột
Dầu
ăn

30

11,4

4,2

0

4,02

114

0,576

0

100

27

26

38


939

790

1,1

318

0,24

1,31

0,7

10

508,00

10

0

9,97

0

0

0


0

0

0

0

0

0

89,70

Đường

10

0,11

9,35

0

17,8

7,2

0,58


0

0,005

0,01

0,003

0

38,80

Tổng

770

75,09









61,265 259,33 1211,77 1306,04 12,026 345,26 1,261 1,922 10,546 51,766 1943,5

Năng lượng :1943,5 Kcal

Protein
: 75,09(g)
Lipid
: 61,265(g)
Glucid
: 259,33(g)
Xét về lượng :P:L:G =1:1:4
Tỷ lệ Ca/P =0,92
Nhận xét thực đơn ngày thứ 3:

283,76 Kcal
551,385 Kcal
1037,32 Kcal

15,45%
28,3%
53,37%

Bảng 4.6:Nhận xét dinh dưỡng
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

19


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Dự kiến


Thực tế

2000

2040,4

60

70,94

15,45%

Lipid(g)

53,3

57,6

28,3%

Glucid(g)

300

308,58

53,37%

Năng lượng
(Kcal)

Protein(g)

So sánh (%)

4.5.3 Tính thực đơn cho ngày thứ 4
Bảng 4.7: Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 4
Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 4
Khối
Thực
Protein Lipid Glucid
lượng
phẩm
(g)
(g)
(g)
(g)
Gạo

300

17,7

2,7

238,5

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

Ca
(mg)


P
(mg)

84

180

Fe
A
B1
B2
PP
(mg) (mcg) (mg) (mg) (mg)
5,7

0

0,3

0,15

6,3

C
(mg)

NL
(Kcal)


0

1077,00

20


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Nấm
rơm

20

0,8

0,06

0,68

5,6

16

0,24

0


0,024 0,066

1,82

0,4

6,20

Thịt


20

4,16

2,62

0

2,4

40

0,3

0

0,05

0,032


1,62

0,8

41,00

Hồng
xiêm

20

0,1

0,14

1,86

10,4

4,8

0

5

0

0


0,04

0,008

8,60


chua

30

0,18

0

1,26

3,6

7,8

0,42

0,6

0,15

12

6,00


Sữa
đậu
nành

200

6,2

3,2

6,8

36

72

2,4

0,04

0,6

0

58,00


bống


20

3,76

0,16

0

3,4

36,2

0,18

0,004 0,008

0,64

0

17,20

Rau
ngót

30

1,59

0


1,02

50,7

19,35

0,81

311,1 0,021 0,117

0,66

55,5

10,80

Trứng


50

7,4

5,8

0,25

27,5


105

1,35

187,5

0,08

0,155

0,1

0

85,50

30

0,36

0,06

0,69

2,4

39

0,3


11,1

0,012 0,012

0,06

2,1

4,50

50

2,15

1,85

1,8

60

47,5

0,05

12,5

0,02

0,05


0,35

35,30

30

3,27

1,62

0,21

45

25,5

0,66

0

0,009 0,006

0,12

0

29,40

20


0,44

0

0,36

11,2

9

0,26

0

0,006 0,018

0,18

3,8

3,20

Dưa
hấu
Sữa
chua
Đậu

Hẹ


0,018 0,012

0,1
0

0,1

Thịt
heo
Sữa
bột
Dầu
ăn

10

3,8

1,4

0

1,34

38

0,192

0


0,18

0,036

0,88

0

28,00

100

27

26

38

939

790

1,1

318

0,24

1,31


0,7

10

508,00

10

0

9,97

0

0

0

0

0

0

0

0

0


89,70

Đường

10

0,11

9,35

0

17,8

7,2

0,58

0

0,005

0,01

0,003

0

38,80


Tổng

950

79,02

64,93









291,43 1300,34 1437,35 14,542 845,8 1,069 2,072 13,923 84,958

Năng lượng :2047,2 Kcal
Protein
: 79,02(g)
Lipid
: 64,93(g)
Glucid
: 291,43(g)
Xét về lượng :P:L:G =1:1:4
Tỷ lệ Ca/P =0,9
Nhận xét thực đơn ngày thứ 4:

316,08 Kcal

584,37 Kcal
1165,72 Kcal

2047,2

15,43%
28,5%
56,9%

Bảng 4.8: Nhận xét dinh dưỡng
Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

21


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Dự kiến

Thực tế

2000

2040,4

60

70,94


15,43%

Lipid(g)

53,3

57,6

28,5%

Glucid(g)

300

308,58

56,9%

Năng lượng
(Kcal)
Protein(g)

So sánh (%)

4.5.4 Tính thực đơn cho ngày thứ 5:
Bảng 4.9: Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 5
Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 5
Khối
Thực

Protein Lipid Glucid
lượng
phẩm
(g)
(g)
(g)
(g)
Gạo

200

11,8

1,8

159

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

Ca
(mg)

P
(mg)

56

120

Fe

A
B1
B2
PP
C
NL
(mg) (mcg) (mg) (mg) (mg) (mg) (Kcal)
3,8

0

0,2

0,1

4,2

0

718,00

22


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Bánh



40

3,16

0,32

21,4

11,2

65,6

0,8

0

0,04 0,028

Thịt
heo

20

7,6

2,8

0


2,68

76

0,384

0

0,36

Gan
heo

30

5,94

1,08

0,3

2,1

105,9

3,6

991,2

Xúc

xích

35

9,52

16,59

0

2,45

48,65

0,665

Cần
tây

30

1,11

0

2,43

97,5

38,4


Bí đao

30

0,18

0

0,72

7,8

Tôm
khô

10

7,56

0,38

0

Bưởi

50

0,1


0

Pho
mai

50

12,75

Nho ta

50

Mồng
tơi
Quít

0

0

102,00

0,072

1,76

0

56,00


0,12

0,633

4,86

54

35,70

0

0,119

0

0

0

193,50

2,4

0

0,018 0,021

0,12


45

14,40

6,9

0,09

0

0,003 0,006

0,09

0

3,60

23,6

99,5

0,46

0

0,016 0,034

0,95


0

34,50

3,65

11,5

9

0,25

0

0,02

0,01

0,15

47,5

19,00

15,45

0

380


212

0,25

137,5

0,05

0,255

0,05

0,25

200,00

0,2

0

1,55

20

10,5

0,7

1,5


0,025

0,02

0,15

22,5

11,50

30

0,6

0

0,36

52,8

10,11

0,48

0

0,018 0,051

0,18


21,6

4,20

50

0,4

0

4,3

17,5

8,5

0,2

0

0,04 0,015

0,1

27,5

21,50

Sữa

chua
Sữa
bột
Dầu
ăn

50

2,15

1,85

1,8

60

47,5

0,05

12,5

0,02

0,1

0,05

0,35


35,30

100

27

26

38

939

790

1,1

318

0,24

1,31

0,7

10

508,00

10


0

9,97

0

0

0

0

0

0

0

0

0

89,70

Đường

10

0,11


9,35

0

17,8

7,2

0,58

0

0,005

0,01

0,003

0

38,80

Tổng

795

90,18

85,59










233,51 1701,93 1655,76 15,809 1460,7 1,294 2,665 13,363 228,7 2085,7

Năng lượng :2085,7 Kcal
Protein
: 70,18(g)
Lipid
: 85,59(g)
Glucid
: 233,51(g)
Xét về lượng :P:L:G =1:1:3
Tỷ lệ Ca/P =1,03
Nhận xét thực đơn ngày thứ 5:

360,72 Kcal
770,31 Kcal
934,04 Kcal

17,29%
36,9 %
44,7 %

Bảng 4.10:Nhận xét thực đơn thứ 5

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

23


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Dự kiến

Thực tế

2000

2040,4

60

70,94

17,29%

Lipid(g)

53,3

57,6

36,9%


Glucid(g)

300

308,58

44,7%

Năng lượng
(Kcal)
Protein(g)

So sánh (%)

4.5.6 Tính thực đơn cho ngày thứ 6
Bảng 4.11: Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 6
Bảng tính dinh dưỡng cho thứ 6
Khối
Thực
Protein Lipid Glucid Ca
lượng
phẩm
(g)
(g)
(g)
(mg)
(g)

P

(mg)

Fe
A
B1
(mg) (mcg) (mg)

B2
(mg)

PP
C
NL
(mg) (mg) (Kcal)

Gạo

250

14,75

2,25

198,75

70

150

4,75


0

0,25

0,013

5,25

0

897,50

Thịt gà

20

4,16

2,62

0

2,4

40

0,3

0


0,05

0,032

1,62

0,8

41,00

Nhóm 08-Trẻ em suy dinh dưỡng

24


Dinh dưỡng thực phẩm

GVHD:Tôn Nữ Minh Nguyệt

Đâu
đen

20

4,84

0,34

10,66


11,2

70,8

1,22

1

0,1

0,042

0,36

0,6

66,80

Bánh
kem
xốp

50

4,15

13,75

30,35


43

62,5

0,4

42

1,35

0,155

0,285

0

262,00

Mực
tươi

50

8,15

0,45

0


7

7,5

0,3

0

0,005

0,03

0,5

0

37,50

Bắp
cải

50

0,9

0

2,7

24


15,5

0,55

425

0,03

0,025

0,2

15

15,00

Táo
tây

50

0,25

0

5,6

9,5


6,5

1,25

4

0,02

0,015

0,1

3,5

25,50

Củ từ

20

0,14

0

16,86

3,6

4


0,3

0

0

0

0

0

69,80

Đu đủ

50

0,5

0

3,85

20

16

1,6


62,5

0,01

0,01

0,2

27

18,00

Sữa
chua

50

2,15

1,85

1,8

60

47,5

0,05

12,5


0,02

0,1

0,05

0,35

35,30

Sữa
bột

100

27

26

38

939

790

1,1

318


0,24

1,31

0,7

10

508,00

Dầu ăn

10

0

9,97

0

0

0

0

0

0


0

0

0

89,70

Đường

10

0,11

9,35

0

17,8

7,2

0,58

0

0,005

0,01


0,003

0

38,80

Tổng

730

67,1

66,58

12,4

865

2,08

1,742

9,268

57,25

2104,9









308,57 1207,5 1217,5

Năng lượng :2104,9 Kcal
Protein
: 67,1(g)
Lipid
: 66,58(g)
Glucid
: 308,57(g)
Xét về lượng :P:L:G =1:1:4
Tỷ lệ Ca/P =1,99

268,4 Kcal
599,22 Kcal
1234,28 Kcal

12,75%
28,46 %
58,64 %

Bảng 4.12:Nhận xét dinh dưỡng thực đơn thứ 6
Dự kiến

Thực tế


2000

2040,4

60

70,94

12,75%

Nhóm 08-TrẻLipid(g)
em suy dinh dưỡng
53,3

57,6

28,46%

Glucid(g)

308,58

58,64%

Năng lượng
(Kcal)
Protein(g)

300


So sánh (%)

25


×