Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Biện pháp thi công Trần thạch cao và Vách ngăn thạch cao.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 42 trang )

Biện pháp thi công
Trần và vách ngăn


Nội dung chính
1/ Dụng cụ thi công trần ─ vách thạch cao
2/ Lắp đặt khung trần chìm
3/ Lắp đặt khung trần chìm giật cấp
4/ Lắp đặt khung trần nổi
5/ Lắp đặt khung trần nhôm Carol
6/ Lắp đặt khung vách ngăn
7/ Lắp đặt khung vách C ─ H
8/ Lắp đặt khung vách cong
9/ Lắp đặt khung cửa thép chống cháy


1/ Dụng cụ thi công trần ─ vách thạch cao.


2/ Lắp đặt khung trần chìm.
Sau khi hoàn chỉnh phần mái hoặc sàn bê tông cốt thép của công
trình, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Thực hiện các bước
sau:
Bước 1: Xác định cao độ trần: Lấy chiều cao trần bằng ống nivô hoặc
tia laser. Thông thường, nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.

Bước 2: Cố định thanh viền tường: Tùy thuộc vào loại vách, sử dụng
khoang búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tường vào tường hay
vách. Tùy theo loại vách sẽ cố định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay
lỗ khoan nhưng không vượt quá 300 mm.



Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính: Chọn phương của thanh
chính phù hợp với đường bố trí của các điểm treo. Khoảng cách giữa
các thanh chính theo bản vẽ cấu tạo trần thạch cao khung hình đã được
duyệt.

Bước 4: Treo tỵ: 1200 là khoảng cách tối đa giữa các điểm treo tỵ.
Khoảng cách từ vách đến điểm treo tỵ đầu tiên là 610 mm. Các điểm
treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn BTCT bằng mũi
khoan 8 mm và được liên kết bằng pat và tắc kê nở hoặc tắc kê đạn
(Tùy vào loại khung).


Bước 5: Lắp thanh chính (Thanh dọc): Được chọn tùy theo loại mẫu
trần với khoảng cách 800 ─ 1200 mm (Thường là 1000 mm). Kiểm tra
các khung, kèo sắt treo trên trần của các đơn vị thầu khác xem có
vướng với thanh chính không. Nếu vướng thì có thể cắt thanh chính
(Phần bị vướng) và gia cố bằng 2 thanh chính khác ở 2 bên.

Bước 6: Thanh ngang (Thanh phụ): Được liên kết vào các thanh
chính bằng phụ kiện hay trực tiếp tùy theo sơ đồ hướng dẫn của từng
loại mẫu với khoảng cách theo tư vấn thiết kế ban đầu.
Bước 7: Điều chỉnh: Sau khi lắp đặt xong, cần điều chỉnh cho khung
ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng. Kiểm tra lại cao độ cho
chính xác bằng máy laser.


Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung: Liên kết tấm vào khung bằng vít,
phải siết cho đầu vít chìm vào trong mặt tấm, khoảng cách giữa các vít
không quá 200 mm. Các tấm thạch cao khi bắt lên trần phải nguyên

tấm, không sức mẻ cạnh, chiều dài của tấm vuông góc với thanh phụ.

Lắp lớp tấm thứ 2: Tấm thạch cao lớp 2 phải bắt lệch một thanh
phụ so với lớp 1 và chừa các khe hở theo yêu cầu thiết kế. Tùy theo
yêu cầu thiết kế mà giữa lớp 1 và lớp 2 có liên kết bằng keo hay không,
nếu có thì: Bước 9.


Bước 9: Xử lý mối nối: Các mối nối giữa các tấm trần được xử lý bằng
bột trét và băng lưới sợi thủy tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối.
Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng
không có gợn. Trát đầu vít bằng bột trét. Các mối nối giữa các tấm trần
được dán bằng băng keo lưới.


Phải xem kỹ bản vẽ vị trí các thiết bị, trước khi bắt các tấm khác
tấm tiêu chuẩn (Tấm chống ẩm, tấm chống cháy,...). Khi hoàn thiện
trần phải phối hợp cùng các đơn vị thầu khác liên quan để giải quyết,
hoàn thiện bề mặt trần. Cùng tìm giải pháp giải quyết các vướng mắt.

Bước 10: Xử lý viền trần:
Cách thức cắt:
─ Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt.
─ Đối với tấm trần: Dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên
bề mặt tấm trần rồi bẻ tấm ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần
giấy còn lại.


3/ Lắp đặt khung trần chìm giật cấp.
Tùy theo thiết kế có nhiều dạng trần chìm khác nhau như: Trần

phẳng, trần giật cấp, trần uốn cong, trần chỏm cầu,... Các bước thi công
cơ bản tương tự như thi công hệ khung trần phẳng:
─ Xác định cao độ, khẩu độ của trần hạ và trần thượng bằng ống cân
novo hoặc máy laser xác định vị trí giật cấp và kiểu giật cấp.
─ Lắp đồng thời trần hạ và trần thượng để có sự liên kết với nhau.
─ Đối với các góc vuông giật cấp, cần phải lắp thêm V góc và bấm
rive, gia cường bằng thanh chống xiên.
─ Khoảng cách giữa 2 vích là 300 mm đối với bên trong tấm và 250
mm đối với cạnh biên tấm thạch cao.
─ Trong lúc lắp tấm thạch cao và hệ khung trần chìm lưu ý các cạnh
giật cấp của tấm, nghĩa là không cắt hẳn tấm ra mà chỉ cần rọc phần
thạch cao ở mặt trái tấm và gấp lại theo cạnh vuông góc với mặt giấy
còn nguyên.



4/ Lắp đặt khung trần nổi.
Bước 1: Xác định cao độ trần: Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô
hoặc tia laser. Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột.
Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.

Bước 2: Cố định thanh viền tường: Tùy thuộc vào loại vách, sử dụng
khoan hay búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tường vào tường
hoặc vách. Tùy theo loại vách sẽ cố định khoản cách giữa các lỗ đinh
hay lỗ khoan nhưng không được quá 300 mm.


Bước 3 ─ 4: Phân chia trần: Để đảm bào cân đối bề rộng của tấm trần
và khung bao. Trần phải được chia thích hợp, khoảng cách tâm điểm
của thanh chính và thanh phụ có thể là: 610 x 610 mm, 600 x 600 mm,

610 x 1220 mm, 600 x 1200 mm.

Bước 5: Móc: Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200 ─ 1220
mm, khoảng cách từ vách đến móc đầu tiên là 600 mm (Hoặc 610
mm). Các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn
BTCT bằng mũi khoan 8 mm và được liên kết bằng pat và tắc kê nở.


Bước 6: Móc và liên kết thanh chính (Thanh dọc) VT3600 hoặc
VT3660: Được nối với nhau bằng cách gắn gỗ liên kết chéo trên 2 đầu
thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khẩu độ là
800 ─ 1200 mm.


Bước 7: Thanh phụ VT1200 hoặc VT1220: Được lắp vào các lỗ mộng
trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ, khoảng cách 600 mm
(Hoặc 610 mm).


Bước 8: Thanh phụ VT600 hoặc VT610: Được lắp vào các lỗ mộng
trên thanh VT1200 (Hoặc VT1220) với đầu ngàm của thanh phụ đảm
bảo kích thước thiết kế 600 mm (Hoặc 610 mm).


Bước 9: Điều chỉnh: Sau khi lắp đặt xong, cần điều chỉnh cho khung
ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng. Kiểm tra lại cao độ bằng
phương pháp dăng dây chéo, máy laser hay thước tại từng vùng cho
phù hợp với thiết kế.



Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung: Sử dụng tấm có kích thước 605 x
605 mm cho hệ thống 610 x 610 mm, 595 x 595 mm cho hệ thống 600
x 600 mm, 605 x 1210 mm cho hệ thống 610 x 1220 mm hoặc 595 x
1190 mm cho hệ thống 600 x 1200 mm. Các tấm trần sẽ được đặt trong
hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng.

Bước 11: Xử lý viền trần: Cách thức cắt: Đối với sườn trần, dùng cưa
hoặc kéo để cắt. Đối với mặt tấm trần, dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi
dao bén vạch trên bề mặt tấm trần bẻ tấm ra theo hướng đã vạch, dùng
dao rọc phần giấy còn lại.


Bước 12: Vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu, bàn giao: Sau khi cân chỉnh
khung theo đúng cao độ, vuông góc và điều nhau và thả tấm trần lên.
Ta vệ sinh mặt tấm và khung sạch sẽ trước khi bàn giao.


5/ Lắp đặt trần nhôm Carol.
Bước 1: Xác định cao độ trần: Lấy dấu chiều cao bằng ống nivo hoặc
tia laser. Đánh dấu vị trí mặt trần tên vách hay cột. Thông thường nên
vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.


Bước 2: Khung (Cố định thanh viền tường): Tùy thuộc vào loại vách,
sử dụng khoa hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào
tường hay vách. Tùy theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ
định hay lỗ khoan nhưng không được quá 300 mm.


Bước 3: Phân chia trần: Để đảm bảo cân đối bề rộng của tấm trần và

khung bao. Trần phải được chia thích hợp, khoảng cách tâm điểm của
thanh chính và thanh phụ là 600 x 600 mm.


Bước 4: Móc treo: Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200 mm.
Khoảng cách từ vách đến móc đầu tiên là 405 mm.


Bước 5: Thanh dọc (Thanh chính): Được gắn vào móc bằng phụ kiện
khóa treo và các thanh dọc (Thanh chính) được nối với nhau bằng các
lỗ mộng của thanh ngang (Thanh phụ).


Bước 6: Thanh phụ: Được lắp vào các thanh dọc (Thanh chính) theo
các lỗ mộng tương ứng chiều từ trên xuống.


×