Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đất lấn biển thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 58 trang )

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 - 2012
ĐỀ TÀI:

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
Bộ môn Hành Chính

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Toàn
MSSV : 5086083
Lớp Luật Thương Mại 01 k34

Cần Thơ, 5/2012


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012


ĐẤT LẤN BIỂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split Unregistered
Version -

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………. 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT LẤN BIỂN…………….. 4
1.1. Khái niệm về đất lấn biển…………………………………………………4
1.2. Mục đích và ý nghĩa của đất lấn biển…………………………………….4
1.2.1. Mục đích của đất lấn biển........................................................................ 4
1.2.1.1. Hướng phát triển cần thiết cho tương lai…………………………………. 4

1.2.1.2. Mở rộng quỹ đất………………………………………………………..6
1.2.1.3. Chống xói mòn của biển vào đất liền…………………………………. 6
1.2.2. Ý nghĩa của đất lấn biển………………………………………………. 7
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế………………………………………………… 7
1.2.2.2. Ý nghĩa về mặt xã hội……………………………………………….… 8
1.3. Những tác động của việc lấn biển………………………………………. 8
1.3.1. Những tác động tích cực của việc lấn biển……………………………. 8
1.3.1.1. Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội……………………………………. 8
1.3.1.2. Đảm bảo công tác an ninh quốc phòng tại các khu vực xa đất liền…. 10
1.3.2. Những tác động tiêu cực của việc lấn biển…………………………… 11
1.3.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái……………………………….…11
1.3.2.2. Ảnh hưởng đến đời sống người dân……………………………….…. 12
1.4. Quản lý và sử dụng đất lấn biển…………………………………….…. 12
1.4.1. Quản lý đất lấn biển……………………………………………….……12
1.4.2. Sử dụng đất lấn biển……………………………………………………13
1.5. Sự cần thiết của đất lấn biển…………………………………………….13
1.5.1. Sự cần thiết của đất lấn biển trong điều kiện đất chật người đông….. 13
1.5.2. Sự cần thiết của đất lấn biển trong điều kiện giá đất ở khu đô thị
cao………………………………………………………………………….…. 14
1.5.3. Sự cần thiết của đất lấn biển phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế…… 15

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT LẤN BIỂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split Unregistered
Version -


1.6. Mối quan hệ giữa giao đất và sử dụng đất mặt nước biển……………..15
1.7. Đất lấn biển của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm học hỏi cho
nước ta…………………………………………………………………………16
1.7.1. Đất lấn biển của một số nước trên thế giới…………………………….16
1.7.1.1. Đất lấn biển ở Hà Lan…………………………………………………16
1.7.1.2. Đất lấn biển ở Nhật Bản……………………………………………….19
1.7.1.3. Đất lấn biển ở Singapore....................................................................... 21
1.7.2. Kinh nghiệm học hỏi cho nước ta……………………………………... 23
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶT NƯỚC
BIỂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶT NƯỚC BIỂN……….... 25
2.1. Hiện trạng pháp luật về quản lý đất măt nước biển hiện nay………... 25
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch đất mặt nước biển……………….... 25
2.1.2. Quản lý đất lấn mặt nước biển…………………………………….…... 25
2.1.3. Sử dụng đất mặt nước biển……………………………………………. 26
2.1.4. Phương hướng phát triển kinh tế………………………………….….. 27
2.1.5. Mục tiêu phát triển.................................................................................. 30
2.2. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đất mặt nước biển………….….… 31
2.2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…………………………….….. 31
2.2.2. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất…………………………………………………………………………….. 32
2.2.3. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đất mặt nước biển…………………. 32
2 .2.4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý…………………………………… 33
2.2.5 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao đất lấn biển……………33
2.3. Hiện trạng về quy hoạch đất lấn biển hiện nay………………………. 34
2.3.1. Về giá đất……………………………………………………………… 34
2.4. Thực trạng về đất lấn biển ở nước ta…………………………………. 35
2.4.1 Tình hình quản lý sử dụng đất lấn biển chung trên cả nước……….. 35

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân


SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT LẤN BIỂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split Unregistered
Version -

2.4.1.1. Đất lấn biển ở tỉnh Kiên Giang……………………………………. . 35
2.4.1.2. Đất lấn biển ở Cần Giờ…………………………………………….. 36
2.4.1.3. Dự án lấn biển ở Hạ Long……………………………………………38
2.5. Nguyên nhân và những ảnh hưởng của việc tạo ra quỹ đất lấn biển…38
2.5.1. Những ảnh hưởng của việc tạo ra quỹ đất lấn biển………………….. 38
2.5.2. Nguyên nhân…………………………………………………………… 41
2.6. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử
dụng đất lấn biển…………………………………………………………….. 42
2.6.1. Giải pháp về pháp luật về quản lý sử dụng đất lấn biển……………… 42
2.6.1.1. Trong công tác Xây dựng pháp luật…………………………………. 42
2.6.1.2. Trong công tác áp dụng pháp luật…………………………………… 44
2.6.2. Giải pháp đảm bảo đời sống của cộng đồng dân cư nằm trong dự án
quy…………………………………………………………………………….. 46
2.6.3. Giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch, xây dựng đất lấn
biển……………………………………………………………………………..47
KẾT LUẬN……………………………………………………………………47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

SVTH: Nguyễn Văn Toàn



ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện đất chật, người đông, giá đất ở các khu đô thị cao ngất
ngưởng, nhiều địa phương ven biển ở Việt Nam đang chọn giải pháp xây dựng
các khu đô thị lấn ra biển để mở rộng quỹ đất. Việc lấn biển lấy đất xây dựng
trong vài năm trở lại đây đã trở thành một hướng mở tích cực cho các đô thị ven
biển. Ngày càng có nhiều dự án lấn biển ra đời khẳng định một hướng đi tích
cực, hướng phát triển cần thiết cho tương lai. Đồng thời thúc đẩy các ngành khác
phát triển nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của địa phương, gắn phát triển kinh tế
với phát triển các lĩnh vực xã hội nhất là về đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là
một trong lợi thế so sánh của địa phương. Phát triển địa phương trên cơ sở khai
thác nội lực của vùng là chính, kết hợp với việc đầu tư của tỉnh và thu hút đầu tư
từ bên ngoài để nhanh chóng chỉnh trang, mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và theo hướng hiện đại. Phát triển kinh tế - xã hội
của vùng phải gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Các công trình lấn biển đã góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở và phát triển
kinh tế con người. Ngoài ý nghĩa kinh tế, dự án còn mang ý nghĩa xã hội, thu hút
đầu tư trong và ngoài nước để phát triển. Lấn biển nhất thiết phải thực hiện trong
một quy hoạch tổng thể của cả nước và chỉ được làm ở những địa điểm được xác
định là phù hợp. Thời gian qua, việc lấn biển diễn ra khá tràn lan, không ít rừng

ngập mặn ven biển, những cánh rừng phòng hộ quan trọng, đã bị tàn phá vì các
mục tiêu kinh tế khác nhau, thực tế tư vấn cho nhiều dự án lấn biển trong thời
gian qua cho thấy, không ít dự án sai ngay từ đầu, xâm phạm các di sản văn hóa
song quá trình triển khai còn nóng vội, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch
xây dựng các dự án còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, sau khi các dự án lấn biển
hoàn thành người mua được hưởng đủ các quyền như sang nhượng, cho, tặng, thế
chấp... khi mua đất ở đây nhưng rủi ro bị lún, sạt lở thuộc về ai thì pháp luật chưa
có quy định rõ ràng. Chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về thủ tục,
trình tự để tiến hành lấn biển. Do đó, cần phải có văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh để cho dự án lấn biển không còn nhiều bất cập, đáp ứng sự phát triển
kinh tế ngày nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Đất lấn biển” để làm đề tài
luận văn tố nghiệp của mình.
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

1

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Đất lán biển” là vấn đề mới mẻ, rộng và phức tạp. Vì vậy, trong phạm
vi của luận văn không thể xem xét toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề, luận
văn chỉ nghiên cứu một số nội dung cơ bản của vấn đề quy hoạch, sử dụng đất

lấn biển trên thực tế mà chưa được làm rõ về mặt lí luận. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc lấn biển để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Những luận điểm khoa học trong luận văn được phát triển dựa trên các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở nước ta và một số nước khác.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu luận văn là nhằm làm sáng tỏ một số lí luận về
dự án đất lấn biển: khái niệm về đất lấn biển, mục đích của đất lấn biển, ý nghĩa
của đất lấn biển, căn cứ và điều kiện để tiến hành các dự án lấn biển dựa trên cơ
sở qui định của Luật đất đai, Luật quy hoạch đô thị và các văn bản pháp luật,
dưới luật có liên quan: đánh giá tình hình thực hiện các dự án lấn biển, thực hiện
các qui định của pháp luật hiện hành về đất lấn biển trên thực tiễn hiện nay, rút ra
những mặt tích cực của kết quả đạt được, tồn tại những bất cập cần phải khắc
phục.
Thông quá đó, tác giả đề xuất một số ý kiến sửa đổi, bổ sung một số qui định
về tiến hành các dự án lấn biển, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của việc lấn biển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu người viết đã sử dụng các phương pháp: nghiên
cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương
pháp sưu tầm số liệu thực tế và phương pháp tổng hợp các thông tin thông qua
các bài viết, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách, các công trình
nghiên cứu có giá trị và pháp lí chuyên ngành.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1:những vấn đề lý luận về đất lấn biển
Chương 2:Thực trạng về quản lý và sử dụng đất mặt nước biển
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

2


SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

Một số giải pháp nhằm đè xuất nâng cao hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất
măt nước biển.
Đề tài nghiên cứu về “Đất lấn biển” là vấn đề khá phức tạp, nó đòi hỏi người
nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng cả về lí luận và thực tiễn về Luật đất đai
và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi tác giả
phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại và vướng mắc còn
gặp phải, để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên năm cuối, lần
đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học mà thời gian nghiên cứu
còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu
sót, khiếm khuyết hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh
khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của thầy
cô và các bạn sinh viên.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực hết mình của bản thân
và nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Thanh Xuân. Cô đã
giúp tôi nhận thức đúng đắn về nội dung cũng như phương hướng để phát triển
đề tài và hoàn thành đề tài tốt hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến Cô, tôi cũng gửi lời chân thành cảm ơn đến quí Thầy (Cô) đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quí báu xuyên suốt trong quá trình học.
Cần Thơ, ngày tháng


năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Toàn

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

3

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT LẤN BIỂN
1.1. Khái niệm về đất lấn biển
Một vùng đất lấn biển là một vùng đất thấp lấn từ đất liền ra biển, trước khi
lấn biển đất nơi đây gọi là bãi bồi ven biển, có khi còn là vùng biển ven bờ, đất
lấn biển là đất do con người tạo nên bằng cách san lấp (ủi đất, phun cát) trực tiếp
từ phía bờ đất liền ra biển, được bao quanh bởi đê biển nhằm mở rộng diện tích
ra ngoài biển khơi.
1.2. Mục đích và ý nghĩa của đất lấn biển

1.2.1. Mục đích của đất lấn biển
Mục đích của đất lấn biển Do đất ở ngày càng bị thu hẹp, dân số nước ta
ngày càng tăng nhưng diện tích đất đai thì lại không tăng nên lấn biển là nhằm
mở rộng diện tích đất liền, để tạo quỹ đất, bố trí chỗ ở cho người dân. Bên cạnh
đó lấn biển còn nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế, phát huy được tiềm năng
thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội được thực hiện chủ yếu bằng
phát huy nội lực là chính.
Vì vậy, trước tình hình đất chật người đông, làm cho người dân phải
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất ở1, các dự án lấn biển
hoàn thành sẽ bố trí thêm nhiều chỗ ở cho người dân là hết sức cần thiết.
1.2.1.1. Hướng phát triển cần thiết cho tương lai
Để tồn tại và phát triển, con người cần phải có lương thực, thực phẩm để
tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu thụ lương thực là cơ bản nhất. Với dân số ngày
càng tăng nhu cầu về lương thực không ngừng tăng lên, trong khi diện tích canh
tác lương thực trên thế giới đang có xu hướng bị thu hẹp. Đây là một thách thức
lớn đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
Từ năm 2002 - 2007, cả nước mất trên 500.000 ha đất nông nghiệp, trong
đó chiếm 89% là đất màu mỡ, đe dọa đến an ninh lương thực2. Đây được xem
như một nguy cơ vì khi phải làm nhiều việc, người nông dân mất đi cơ hội tăng
1

[truy cập ngày 20-122011]
2
[truy
cập ngày 20-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

4


SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi nhuận... Diện tích đất
trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, manh mún đang tạo áp lực lớn đến cuộc sống của
một bộ phận nông dân. Đất lấn biển làm hạn chế việc lấy đất nông nghiệp làm
đất ở, góp phần làm đảm bảo an ninh lương thực. Bình quân đất tự nhiên theo
đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35
triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%),
chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha.
Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp
theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm
1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển.
Việc lấn biển lấy đất xây dựng trong vài năm trở lại đây đã trở thành một
hướng mở tích cực cho các đô thị ven biển. Ngày càng có nhiều dự án lấn biển ra
đời thu hút sự đầu tư, xây dựng, từ đó hạ tầng cơ sở sẽ được cải thiện về số lượng
và chất lượng, cung cấp nguyên liệu, không gian cho sự sản xuất để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, xã hội, địa lý, văn hóa…, mở rộng nhu cầu nội địa là điều kiện
cần thiết trong việc thu hút các nhà máy sản xuất hình thành trong tương lai, tạo
được nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược tầm nhìn lâu dài. Trong thời gian
qua đã có một số tỉnh lấn biển thành công, bởi lần đầu tiên trong cả nước người
ta “dời non lấp biển” để xây một khu đô thị quy mô3. Tạo được quỹ đất, tăng diện
tích đáp ứng nhu cầu bố trí chỗ ở cho hàng ngàn người dân, hàng trăm siêu thị,

nhà hàng, khách sạn, quán sá... cũng đua nhau mọc lên.
Nơi lấn biển, nay mai sẽ trở thành một khu đô thị chất lượng cao, bao
gồm: khu trung tâm thương mại, khu trung tâm dịch vụ, xung quanh là khu dân
cư với các villa cao cấp, những loại nhà phố đa dạng, tạo thế mạnh năng động
cho sự phát triển, phát huy lợi thế “đổi đất lấy hạ tầng” từ lấn biển. Với mục đích
kết nối đô thị toàn khu và tỉnh tận dụng việc mở rộng bờ biển, là giải pháp phù
hợp và đáp ứng các yêu cầu cần cho một đô thị loại ba hướng đến đô thị loại hai,
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực nói chung và của tỉnh nói
chung.

3
[truy cập ngày 2012-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

5

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

1.2.1.2. Mở rộng quỹ đất
Mỗi năm dân số nước ta tăng 952 nghìn người4, dân số luôn tăng qua các
năm với tốc độ tăng dân số 1,2% (năm 2009) nhưng diện tích đất đai thì không

tăng, điều nầy dẫn đến hậu quả là quá tải về đất ở, ở các đô thị thì quá tải về các
dịch vụ, cơ sở hạ tầng… Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số
tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Việt nam trước
1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khỏang 33%, mặc dù có nhiều
nỗ lực trồng và bảo vệ rừng.
Từ đó việc lấp đất lán biển để mở rộng diện tích đất ở là một trong những
giải pháp thích hợp, việc lấn biển làm tăng hàng trăm ha đất, đáp ứng hàng chục
ngàn chỗ ở, đất lấn biển vừa làm giảm áp lực về diện tích đất ở, vừa đảm bảo cho
sự sản xuất nông nghiệp, giải quyết được vấn đề cuộc sống khó khăn, tạo quỹ đất
phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và
hỗ trợ tái định cư. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển tổng thể
không gian kiến trúc của tỉnh nói chung và khu vực nói riêng đa dạng hóa nhu
cầu nhà ở
1.2.1.3 Chống xói mòn của biển vào đất liền
Xói mòn đất là quá trình các tác nhân khí hậu (mưa gió), đôi khi cả con
người (các hoạt động chặt phá rừng để lấy đất canh tác, phát triển cơ sở hạ tầng
như xây nhà, làm đường, vv.) tác động lên mặt đất làm cho lớp mặt của đất, keo
mùn, những tầng đá tơi xốp, các vụn đất và đá sét bị mất đi hoặc trôi theo hướng
sườn dốc5.
Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong
đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng
đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4
tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4
triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực6. Dẫn

4

Kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.[truy cập ngay 20-12-2011]

5


/>W5kPXN0YXJ0JmtleXdvcmQ9eA==&page=6. [truy cập ngày 23-12-2011]
6
/>[truy cập ngày 21-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

6

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

đến hậu quả là nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng hoang mạc hóa
ngày càng phát triển, nhất là ở các vùng đất trống đồi núi trọc.
Hiện tượng sạt lở các tuyến sông, ven biển cũng diễn ra thường xuyên và
nghiêm trọng hơn, đe dọa đến sản xuất và đe dọa đến chuyện “an cư lạc nghiệp”
của hàng trăm hộ dân sống ven biển, mỗi năm đất rừng phòng hộ trên tuyến này
sạt lở từ 5- 20m7. Tình trạng biển xâm thực sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến
tính mạng và tài sản của người dân, đảm bảo đời sống nhân dân vùng sạt lở đang
cần được quan tâm.
Để hạn chế sự xâm nhập của biển vào đất liền, đất lấn biển với đê bao
bên ngoài, lấp đất, cát bên trong thây thế cho bờ kè chống sạt lở, bảo vệ nguồn tài
nguyên quý giá này đang đứng trước những thách thức lớn bị sạt lở, nước biển ăn

sâu vào đất liền. Trên đất lấn biển có thể trồng rừng phòng hộ chắn và phá sóng
biển, có tác dụng giảm 65% năng lượng, cường độ sóng biển trước khi đánh
chạm vào bờ, giúp hạn chế xói lở bờ biển; giữ bùn đất, tạo bãi để cây rừng phát
triển, giảm tỷ lệ rừng trồng mới bị chết, tăng khả năng tái sinh tự nhiên của cây
rừng rất cao và nhanh chóng hình thành rừng phòng hộ, tăng tính đa dạng sinh
học cho rừng ngập mặn ven biển.
1.2.2. Ý nghĩa của đất lấn biển
Đất lấn biển được coi là công trình độc đáo, đầy sáng tạo bởi lần đầu tiên
trong cả nước người ta "dời non lấp biển" để xây các khu đô thị quy mô lớn: Tạo
quỹ đất, bố trí chỗ ở cho người dân.
Hiện nay với nhiều công trình lấn biển phát triển đô thị với quy mô lớn đã và
đang mở ra thế đột phá trong việc khai thác tiềm năng biển làm giàu cho quê
hương, đất nước.
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế
Việc lấn biển sẽ mở rộng thêm quỹ đất bố trí chỗ ở cho ngươi dân tiết
kiệm được ngân sách của Nhà nước trong việcc đền bù và giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, còn có thể xây dựng các công trình trên mặt đất như khu nghĩ dưỡng,
khu resort mang lại tiềm năng du lịch, khu trung tâm thương mại, tài chính, khu

7

[ truy cập
ngày 21-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

7

SVTH: Nguyễn Văn Toàn



ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

vui chơi giải trí, dịch vụ nghỉ dưỡng, nhà ở, khu tiểu thủ công nghiệp... sẽ mang
lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà Nước.
Đất lấn biển còn góp phần phát huy nội lực của vùng kinh tế, tạo ra giá
trị thu nhập GDP tăng cao, khi các nhà máy sản xuất được xây dựng xong trên
đất lấn biển sẽ góp phần tạo ra công ăn, việc làm cho người dân, thực hiện được
mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh”, làm giảm được gánh nặng chính sách xã hội
của Nhà nước.
1.2.2.2. Ý nghĩa về mặt xã hội
Dân số tăng nhanh thu hẹp đất ở, làm cho diện tích đất ở ngày càng bị
thu hẹp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng giảm dần, làm cho sự phát triển
kinh tế bị kìm hãm, ô nhiễm môi trường do lượng rác thải tăng lên.
Đất lấn biển hoàn thành sẽ mở rộng quỹ đất bố trí thêm nhiều chỗ ở cho
người dân, tạo cho những người dân có thu nhập không cao có được chỗ ở ổn
định, tạo cho người dân được an tâm sản xuất, đảm bảo cuộc sống . Bảo vệ môi
trường, tạo ra một không gian xanh – sạch – đẹp khi xây dựng các khu nghỉ
dưỡng hoàn thành. Xây dựng trường học ở các vùng xa biển, góp phần nâng cao
dân trí.
1.3. Những tác động của việc lấn biển
1.3.1. Những tác động tích cực của việc lấn biển
1.3.1.1. Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Đất lấn biển sau khi được san lấp mặt bằng xong sẽ tiến hành xây dựng
các dự án công trình du lịch và khu dân cư cao cấp, sẽ có nhiều căn hộ và nhiều

nhà hàng, khu mua sắm, dịch vụ vui chơi giải trí khác mọc lên, đất lấn biển sẽ là
điểm đến du lịch. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế
biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ,
nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch,
dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải...
Sau khi đất lấn biển được thực hiện xong sẽ hình thành các trung tâm
kinh tế, khu công nghiệp. Sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra mức đóng góp
GDP cho vùng nói chung và cả nước nói riêng. Các trung tâm kinh tế, khu công
nghiệp sau khi mọc lên sẽ góp phần phát huy bền vững nguồn lực, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thúc đẩy một số ngành phát triển góp phần tăng thu ngân sách.
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

8

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

Đất lấn biển còn góp phần tạo kết cấu hạ tầng, giải quyết được vấn đề việc làm
cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống dân cư, tạo ra diện mạo mới
cho vùng mới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở vùng đất lấn biển.
Các dự án công trình du lịch trên đất lấn biển được xây dựng xong sẽ
thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng phát triển mạnh, thu hút lượng khách trong
và ngoài nước đến tham quan. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế,

văn hóa xã hội, thu hút lực lượng lao động trực tiếp, tăng thu nhập cho người
dân, góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời ngoài
việc tăng thu nhập cho địa phương, phát triển du lịch còn có vai trò nâng cao dân
trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch. Du lịch phát triển
góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá trị văn hoá
của tỉnh trên trường quốc tế. Với ý nghĩa này, đất lấn biển sẽ góp phần phát triển
sôi động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đây là
một trong những lợi ích quan trọng, phù hợp với chính sách xã hội của Đảng và
Nhà nước.
Những khu dân cư cao cấp được xây dựng trên công trình lấn biển sẽ góp
phần đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người, nhất là những
khu dân cư xanh, sạch ,đẹp sẽ tạo mối quan hệ bền vững giữa con người và môi
trường dưới tác động của việc sử dụng các nguồn lực trong không gian sống cho
nhu cầu cuộc sống, giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở rộng đô thị,
và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị. Đất lấn biển góp phần
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên đất, nước, không khí cho xây dựng
không gian ở đáp ứng được nhu cầu cao về chất lượng sống nhưng không gây tác
hại cho môi trường và con người. Đối với đất đai, lựa chọn vị trí địa hình phù
hợp đóng vai trò quan trọng nhất. Đất cần có độ cao phù hợp để tránh ngập lụt.
Tiếp theo, cần tiến hành đo đạc, khảo sát nhằm phát hiện khả năng môi trường bị
ô nhiễm gây ra các tác động xấu đến sức khỏe con người do nguyên nhân tự
nhiên (các loại khoáng sản, hợp chất có các tia phát xạ, thải ra khí hoặc nước có
hại cho con người) hay nhân tạo (các loại hóa chất độc hại, chất thải nguy hại để
lại sau khi sử dụng trong công nghiệp hay hóa chất để lại sau chiến tranh).
Rác thải là vấn đề nhiều người, nhiều cơ quan ban nghành phải quan tâm
bởi hàm lượng rác thải tăng nhanh một cách không ngờ gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng, làm cho hệ sinh thái thay đổi. Rác thấy ở các dòng sông, các kênh

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân


9

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

rạch, các con phố, các ngõ ngách từ nông thôn cho đến thành thị, tốc độ tăng các
rác thải sinh hoạt ở cả thành thị và nông thôn, rác thải công nghiệp, y tế ở nước ta
còn nhanh hơn các nước khác, từ năm 2003 đến 2008 tăng gấp 2 lần8. Đất lấn
biển còn có vai trò làm giảm lượng rác thải ở các đô thị bằng cách tạo ra quỹ đất
trống làm bãi rác thải, tránh ô nhiễm ở các khu vực đông dân cư, người dân
không phải gánh chịu mùi hôi từ rác thải, đặc biệt là hạn chế được việc ô nhiễm
đất nông nghiệp khi xử lý rác thải ở các bãi rác gần đất sản xuất nông nghiệp.
Đất lấn biển thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Với lợi thế nước ta có
bờ biển dài, việc mở rộng quỹ đất bằng cách lấn biển sẽ phát huy nhiều tiềm
năng về kinh tế biển, xây dựng các dự án hạ tầng các cụm, khu công nghiệp đã
quy hoạch, các dịch vụ du lịch, xây dựng nhà máy chế biến nông, hải sản xuất
khẩu và thức ăn nuôi trồng… sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, việc thu hút đầu tư là mục tiêu quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế.
Rút ngắn khoảng cách đoạn đường giao thông giao lưu giữa các vùng
kinh tế với nhau. Việc lấn biển sẽ nối liền giao thông bằng đường bộ giữa các
vùng lân cận, góp phần phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần làm
giảm đáng kể ùn tắc giao thông, tiết kiệm được thời gian đi lại.

1.3.1.2. Đảm bảo công tác an ninh quốc phòng tại các khu vực xa đất liền
Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh
thổ Việt Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Diện tích biển
thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất
liền với diện tích khoảng một triệu km2; có trên 3.000 hòn đảo ven bờ và hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông; có 12 quần đảo. Các
vùng biển, đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển,
trong đó có 12 huyện đảo. Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có
hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với
hơn 155.000 người. Vì vậy, xây dựng công trình lấn biển ở khu vực xa bờ sẽ đáp
8

Tại hội thảo: “Công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng - khả năng triển khai tại Việt Nam”, năm

2011.[truy cập ngày 21-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

10

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split

Unregistered

ứng chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên biển, mở rộng phạm vi đầu tư cho các ngành, các
địa phương, các dự án trọng điểm nên đã đưa nhanh công trình vào sử dụng, đáp
ứng những nhu cầu quan trọng, cấp bách9.
Xây dựng công trình lấn biển, còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của
nước ta, nhất là đối với những khu vực xa đất liền. Chúng ta đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng trên các vùng đất lấn biển xa đất liền, tạo thế đứng chân ổn định, vững
chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển. Xây dựng hệ
thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo; đầu tư xây
dựng các công trình trên đất lấn biển sẽ bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân dân
ở các vùng đảo. Đất lấn biển tạo ra được vị trí địa lý để các lực lượng chuyên
trách được xây dựng để từng bước thực hiện quản lý Nhà nước trên các vùng
biển thông qua việc xây dựng các lực lượng và phương tiện để chỉ huy điều hành
cứu hộ, cứu nạn trên biển như: hệ thống quan sát, trinh sát, cảnh giới từ xa, thông
tin liên lạc hàng hải; thành lập đội tàu tuần tra biên phòng, kiểm ngư, hải quan; tổ
chức xây dựng và trang bị cho lực lượng cảnh sát biển; xây dựng hệ thống đèn
biển… đất lấn biển sẽ phát huy tốt vai trò kinh tế biển đối với tăng cường quốc
phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc.
1.3.2. Những tác động tiêu cực của việc lấn biển
1.3.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Bên cạnh những ý nghĩa của đất lấn biển góp phần vào các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội thì việc xây dựng các công trình lấn biển cũng để lộ ra một
trong những tồn tại lớn. Đó là gây ô nhiễm môi trường, xáo trộn môi trường sinh
thái như: gây ngập lũ bùn, nước biển xâm nhập vào đất liền, xâm hại di sản thiên
nhiên… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nhiều khu dân cư và
ảnh hưởng trực tiếp cảnh quan môi trường, dẫn đến tình trạng ngập úng ở một số
khu dân cư mỗi khi có mưa bão hoặc gặp lúc triều cường. Vùng đất bùn là nơi trú
ẩn của các loài động vật sẽ bị đe dọa.

Những công trình lấn biển không tuân theo quy hoạch, không có đủ khả năng tài
chính, không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến tình trạng ngổn
ngang đất đá do dự án bị “treo”, dòng chảy bị chặn lại, cảnh quan môi trường bị
9

Chương trình: “Biển Đông- Hải đảo” của Bộ Chính trị năm 1990 – 1992.[truy cập ngày 22-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

11

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

phá vỡ nghiêm trọng, gây ô nhiễm, ngập lụt cho các hộ dân mỗi khi thủy triều lên
và khi mưa bão.
1.3.2.2. Ảnh hưởng đến đời sống người dân
Ngư dân kiếm sống nhờ hoạt động đánh bắt ở vùng biển rơi vào khu quy
hoạch đất lấn biển cũng sẽ mất đi nguồn thu nhập đáng kể. Đời sống của họ sẽ
gặp khó khăn sau khi vùng biển bị lấp. Những ngư dân sống ven biển, kế sinh
nhai chủ yếu là phụ thuộc vào biển cả. Khi đổ đất đá lấn biển xong thì các dự án
khu nghỉ dưỡng, resort… bãi biển của những làng chài ven biển là nơi mưu sinh
đã trở thành nơi thi công của công trình.

Các hoạt động của việc lấn biển còn tạo ra mối nguy hiểm cho cuộc sống
người dân, do việc hút cát để đổ ra khu lấn biển nên tạo thành dòng chảy mới, rồi
tạo thành những bãi lồi lõm gây nguy hiểm. Đồng thời còn tác động đến nguồn
phù sa và lượng thủy sinh vốn là thưc ăn cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản
của người dân ven biển.
1.4. Quản lý và sử dụng đất lấn biển
1.4.1. Quản lý đất lấn biển
Quản lý là hoạt động của các cá nhân, tổ chức được trao quyền để thực
hiện và hoàn thành mục tiêu được giao. Quản lý đất lấn biển là trách nhiệm của
cá nhân, đơn vị (có thể là Ban quản lý đất lấn biển) được giao đất để đầu tư, xây
dựng đất lấn biển. Quản lý và sử dụng đất lấn biển Luật Đất đai chưa có quy định
chung thống nhất mà nó được thực hiện quản lý dựa trên chủ trương của một
tỉnh. Việc quản lý chủ yếu dựa vào các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của
Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đay gọi chung là Luật
Đất đai năm 2003) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tùy theo điều kiện về tự
nhiên, kinh tế xã hội của mỗi địa phương, Ủy ban nhân dân sẽ tổ chức thực hiện
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp.
Đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, ngay từ xưa con người đã biết
khai thác và sử dụng đất để phục vụ cho đời sống, hiện nay đất đai còn mang lại
giá trị kinh tế nông nghiệp lớn, làm vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng. Đất lấn biển
cũng vậy, nó không giống như những loại tài nguyên thiên nhiên nhập khẩu khác.
Cho nên, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động này là phải có sự quản lý chặt chẽ từ
phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi giao đất xây dựng các công trình

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

12

SVTH: Nguyễn Văn Toàn



ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

hạ tầng để phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội, không chỉ quan tâm đến tầm
quan trọng của nó mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng có đúng mục
đích của đất lấn biển hay không để phát huy được vai trò tối đa của tư liệu sản
xuất đặc biệt này.
1.4.2. Sử dụng đất lấn biển
Sử dụng đất là hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền giao đất và cấp phép sử dụng đất. Sử dụng đất lấn biển là hoạt
động của các cá nhân, tổ chức xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo, mở rộng…theo
quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt nhằm để phục vụ mục đích phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…
Mặc dù đất lấn biển được giao để xây dựng nhằm mục đích phát triển kinh
tế, xã hội nhưng việc quản lý và sử dụng đất lấn biển vẫn phải tuân thủ các
nguyên tắc chung về sử dụng đất của Luật đất đai. Đó là sử dụng đúng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu
quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử
dụng đất xung quanh; người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình
trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của luật đất đai và các quy định khác
của pháp luật có liên quan10. Bên cạnh đó còn phải tuân thủ các nguyên tắc riêng
trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc tuân thủ các nguyên tắc về quản lý và sử dụng đất đai nói chung và
đất lấn biển nói riêng nhằm tiết kiệm đất đai, phục vụ đúng mục đích, có hiệu quả
và đảm bảo về môi trường, tạo được nền tảng cho vấn đề sử dụng đất bền vững,

góp phần phát huy được công dụng và tiềm lực của quỹ đất được giao. Mặt khác,
sẽ nâng cao hơn khả năng quản lý của các cơ quan chức năng và các chủ thể có
liên quan.
1.5. Sự cần thiết của đất lấn biển
1.5.1. Sự cần thiết của đất lấn biển trong điều kiện đất chật người đông
Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người, là
nước đông dân thứ ba ở Ðông - Nam - Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và
đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dân số trung bình năm
2009 sẽ là 86,025 triệu người. Sau mười năm dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu
10

Điều 11 Luật Đất đai năm 2003.

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

13

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Mặc dù vậy, với quy mô dân số
lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và duy trì trong vòng nhiều năm nữa, theo dự báo
dân số nước ta sắp công bố tới đây, sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21 (tức

vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng)
với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước
có dân số lớn nhất thế giới11. Đi cùng với điều này là diện tích đất canh tác bình
quân đầu người tại Việt Nam ngày càng thu hẹp, còn dưới 0,1 ha cho mỗi người,
chỉ bằng 2/5 mức diện tích canh tác tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực theo
tiêu chuẩn của Tổ chức lương thực thế giới, tài nguyên ngày càng bị thu hẹp và
con người càng phải đối mặt với nhiều thách thức.
Đất lấn biển sẽ góp phần mở rộng quỹ đất ở làm giảm áp lực về sự gia tăng
dân số làm thu hẹp tài nguyên đất, đáp ứng được sự gia tăng dân số ở hiện tại và
tương lai. Bên cạnh đó càn giải tỏ được việc gia tăng dân số lấn đất nông nghiệp
để xây dựng nhà ở, đảm bảo được diện tích sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đề
an ninh lương thực, thực phẩm trong nước và tạo ra cán cân thương mại xuất
khẩu, mang lại giá trị kinh tế cho đất nước.
1.5.2. Sự cần thiết của đất lấn biển trong điều kiện giá đất ở khu đô thị cao
Hiện nay giá đất ở các khu đô thị với giá cao, nhất là ở các khu đô thị mới,
nhiều lô đất trị giá hàng chục tỷ đồng12. Trong tình hình hiện nay, với khoảng
thời gian trung và dài hạn giá biệt thự ở các khu đô thị sẽ tiếp tục leo thang do
việc tăng dân số cần nhu cầu về đất ở, với đất có giá trị lớn này chỉ dành cho
những khách hàng nhiều tiền, có thu nhập cao. Sẽ dẫn đến hệ quả bộ phận những
người có thu nhập trung bình và vừa không có khả năng mua đất ở, mặc dù
những khu chung cư ở khu đô thị mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những
bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu, không đủ không
gian công cộng, thách thức và khó khăn về nhà ở cho người dân đã đặt gánh nặng
lên vai mọi người dân và nhà quản lý.
Do đó, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải có chỗ ở cho người dân với
giá đất ở vừa phải để đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người dân, nhất là tầng lớp có
thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Đất lấn biển
11
12


[truy cập ngày 22-12-2012]
[truy

cập ngày 22-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

14

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

được hình thành giải quyết được vấn đề chỗ ở cho người dân, nhất là những
người dân có thu nhập không cao, hiện nay giá trị chỗ ở trên đất lấn biển có mức
giá chưa quá hai tỷ đồng13.
1.5.3. Sự cần thiết của đất lấn biển phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Đất lấn biển với vai trò huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực
trong tỉnh, huyện, vận động các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát
triển kinh tế biển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nông nghiệp, xây
dựng môi trường và nền tảng hạ tầng, thương mại dịch vụ từ đó thu hút đầu tư
trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó đồng thời góp phần phát huy sức mạnh của tất cả các thành
phần kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất

trong từng ngành, từng lĩnh vực ở địa phương có đất lấn biển; nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực,
tăng trưởng kinh tế, phù hợp với huy hoạch còn bảo vệ môi trường sinh thái, đảm
bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch... nâng mức thu nhập
trung bình và chỉ số HDI14 đạt mức phát triển con người đạt trung bình cao. Bởi
vì sau khi đầu tư phát triển mạng lưới nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các lĩnh vực văn hoá - xã hội,
khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng… trên đất lấn biển hoàn thành, từ đó
tạo thành đà thuận lợi phục vụ cho sự phát triển kinh tế của vùng nói riêng và cả
nước nói chung.
1.6. Mối quan hệ giữa giao đất và sử dụng đất mặt nước biển
Giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành
chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất15. Giao đất mặt nước biên để quy
hoạch lấn biển phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao theo hình thức
có thu tiền sử dụng đất. Giao đất là yếu tố quyết định cho việc sử dụng đất măt
nước biển, giao đất theo đúng quy định của pháp luật sẽ thúc đẩy cho quá trình
sử dụng có hiệu quả cao, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và an
13

/>
397560 (ngày truy cập 11/12/2011).
14
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức
thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới.
15

Khoản 1 Điều 4 Luật Đất đai.

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân


15

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

ninh. Đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, nâng cao được chất lượng của quy
hoạch, điều đó thể hiện được việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lấn biển
là phù hợp với điều kiện thực trạng chủ trương của một tỉnh.
Vì vậy, khi sử dụng đất lấn biển phải tuân thủ về quy hoạch sử dụng đất,
tuân thủ về xây dựng để từ đó phát huy được tốt vai trò của đất lấn biển.
1.7. Đất lấn biển của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm học hỏi cho
nước ta
1.7.1. Đất lấn biển của một số nước trên thế giới
Việc lấn biển lấy đất xây dựng trong vài năm trở lại đây đã trở thành một
hướng mở tích cực cho các đô thị ven biển. Ngày càng có nhiều dự án lấn biển ra
đời khẳng định một hướng đi tích cực, hướng phát triển cần thiết cho tương lai.
Đây có thể nói là quy luật tất yếu song để các dự án này phát triển bền vững cần
có sự nhìn nhận nghiêm túc từ các dự án đã được phê duyệt và triển khai trong
thời gian qua.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia ven biển có nhiều bài học kinh nghiệm
và giải pháp tốt cho các dự án lấn biển để chúng ta tham khảo. Như phía tây nam
của Hà Lan, một quốc gia có nhiều vùng đất thấp ven biển, có cao độ thấp hơn
mực nước biển đã sử dụng giải pháp đê biển, kè biển để từng bước sử dụng phần

đất thấp đó và lấn biển phía trong đê. Tại Nhật, một trong những thí dụ điển hình
là sân bay mới được lập ngoài khơi Kansai (thành phố Osaka). Một kiểu “đảo sân
bay” nhân tạo duy nhất trên thế giới với tư tưởng mới không chỉ lấn biển (kiểu
bán đảo) mà còn tiến ra biển (kiểu đảo mới).Singapore đã và đang hoàn thiện
dự án công viên ven biển bên bờ Vịnh Mariana...
1.7.1.1. Đất lấn biển ở Hà Lan
Nằm ở phía Tây Bắc của châu âu, Hà Lan được biết đến là một đất nước
với hơn 60% diện tích đất nằm thấp hơn so với mực nước biển. Vậy mà giờ đây
nếu ai từng đặt chân đến vương quốc này không chỉ được chứng kiến một không
gian thoáng đãng với những cánh đồng hoa tuylíp, những chiếc cối xay gió,
những tòa biệt thự cổ kính soi mình bên những dòng kênh rạch… Hà Lan còn
được biết đến bởi những công trình đê biển xuyên thế kỷ và được ghi vào kỷ lục
thế giới. Hà Lan hoạt động trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu thì trong
số các vùng đất thấp nằm dưới mực nước biển, hiện có ở khu vực phía Tây -

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

16

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

Nam chiếm 27% lãnh thổ của quốc gia này nằm dưới mực nước biển ở độ sâu

6,74m. Do diện tích Hà Lan rất nhỏ so với nhiều quốc gia ở Tây Bắc âu nên từ
lâu, đất ở vương quốc Hà Lan đã là tài sản vô cùng quý giá. Do vậy để có đất
canh tác, người Hà Lan từ thế hệ này qua thế hệ khác đã phải gồng mình để giành
đất từ biển và sau đó là cải tạo các mảnh đất đã lấn được để xây lên đó những
thành phố, những làng quê thơ mộng và trù phú. Nhưng cũng vì đặc điểm này mà
người Hà Lan đã trở thành một trong những chuyên gia số một về thuỷ lợi và
công trình biển với rất nhiều thành tựu đáng khâm phục16.
Ngay sau khi trận lụt diễn ra, Chính phủ Hà Lan đã tổ chức phiên họp
khẩn cấp để thành lập ủy ban Châu thổ với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các
công trình thủy lợi có tác dụng bảo vệ các khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt và
nước biển dâng và xem xét việc xây dựng các cửa chắn ngăn nước biển. Các
nghiên cứu của ủy ban Châu thổ ở nước này sau một thời gian bỏ công nghiên
cứu thực địa đã cho ra đời một kế hoạch xây dựng các công trình với tầm vóc và
quy mô vĩ đại. Đó là hệ thống các công trình đê biển, kè biển, cửa cống và cửa
chắn lụt ở khu vực Tây Nam Hà Lan. Các công trình này được xây dựng trong
suốt hơn nửa thế kỷ nhằm bảo vệ các khu vực đất đai rộng lớn trong vùng châu
thổ trước sự tiến công của nước biển. Đê biển Afsluitdijk là một trong những
minh chứng điển hình với tổng chiều dài hơn 32km, rộng 90m, và độ cao ban đầu
7,25m trên mực nước biển trung bình. Công trình này chạy dài từ mũi Den Oever
thuộc tỉnh Noord Holland lên đến mũi Zurich thuộc tỉnh Friesland. Điều phi
thường là giai đoạn thi công được tiến hành trong khoảng thời gian vẻn vẹn có
sáu năm, từ 1927 đến 1933. Theo quyết định phê chuẩn của Quốc hội Hà Lan
năm 1916, đê biển Afsluitdijk đóng vai trò quyết định trong quy hoạch tổng thể
điều phối thuỷ văn, chống lụt, rửa mặn, và tưới tiêu lớn nhất Hà Lan trong thế kỷ
20. Mục đích chính của dự án là nhằm giúp Hà Lan giảm thiểu tối đa tác động
của biển Bắc đến hoạt động thuỷ sản và nông nghiệp khu vực các tỉnh phía Bắc.
Phương án được lựa chọn là cô lập vịnh ngập triều nước mặn Zuiderzee, cải tạo
chất lượng nước và hệ sinh thái cửa sông thành “biển hồ” nước ngọt IJsselmeer
với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.100km2, mở rộng thêm diện tích đất thổ cư
và canh tác nông nghiệp.


16
/>[truy cập 22-12-2011]

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

17

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT
LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

Giai đoạn thi công được tiến hành từ bốn điểm xuất phát, bao gồm hai
đầu từ hai phía đất liền và hai đảo thi công trung gian được hình thành ngay giữa
biển Bắc. Từ bốn điểm xuất phát này, chân đê cơ bản được mở rộng dần bằng
cách đóng cọc và phun trực tiếp sét tàng lăn xuống biển từ tàu thi công, tạo nên
hai chân đập nhỏ song song đồng thời, phần lòng giữa được bổ sung bằng cát.
Tiếp theo, các phương tiện thi công cơ giới bao mặt đê bằng sét, gia cố móng
bằng đá bazan. Bề mặt trên cùng được phủ cát, đất, trồng cỏ và trải nhựa phục vụ
mục đích giao thông. Tại một số điểm đặc biệt yếu, có độ sâu lớn, tương ứng với
tác động của dòng triều mạnh, các chuyên gia Hà Lan phải tiến hành một số biện
pháp công trình đặc biệt và thi công gia cố bổ sung.
Chỉ trong sáu tháng sau đó, mặt đê biển được hoàn thiện với đầy đủ thảm
cỏ, cây xanh, công trình xây dựng phụ trợ, và đặc biệt là xa lộ châu Âu A7/E22

nối liền hai tỉnh Noord Holland và Friesland. Lễ khánh thành Afsluitdijk và
tượng đài tôn vinh kiến trúc sư trưởng lừng danh Dudok chính thức diễn ra vào
ngày 25/9/1933, tại chính điểm ghép nối cuối cùng trên thân đê. Hiện nay mực
nước phía trong đất liền được kiểm soát và điều chỉnh mức thấp hơn mực nước
biển bên ngoài khoảng 5 - 6m. Diện tích đất thổ cư và canh tác được cải thiện
thêm khoảng 1.000km2 bao gồm tỉnh mới Flevoland, hai thành phố phát triển
nhanh nhất Hà Lan là Lelystad và Almere, cùng một loạt các thị trấn tập trung
dân cư như Lemmer, Vollenhove, Blokzijk vốn trước đây là các đảo nhỏ Urk,
Schokland, Wieringen…
Giờ đây, hệ thống đê biển ở Hà Lan đã trở thành một bức trường thành
ngăn chặn các thảm họa của biến đổi khí hậu. Người ta có thể vượt trên các con
đê, kè biển với tốc độ hơn 100km/giờ. ở một số đoạn của con đê, người ta còn
xây dựng các nhà hầm, khách sạn và bảo tàng phục vụ du khách từ các nơi đến
tham quan và nghiên cứu kinh nghiệm của Hà Lan. Ghi nhận sự kỳ vĩ của hệ
thống đê biển ở Hà Lan, Hiệp hội Kỹ sư xây dựng Hoa Kỳ đã đề nghị công trình
này là một trong số những kỳ quan của thế giới hiện đại. Điều đó xem ra là chính
xác, bởi nhờ hệ thống đê biển mà hầu hết diện tích lãnh thổ Hà Lan nay đã trở
thành những vùng đất trù phú phục vụ lợi ích của con người.
Cũng từ những thành quả ấy mà ngày nay khi nói đến Hà Lan, nhiều
người lại có dịp đề cập đến những phố trẻ, thành phố nằm sâu dưới đáy biển với
bản lĩnh của một dân tộc luôn phải đấu tranh với những biến đổi khí hậu để sinh

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

18

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


ĐẤT

LẤN BIỂNVersion
THỰC -TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Simpo PDF Merge and Split
Unregistered

tồn và phát triển đã tạo nên cho họ một quyết tâm không gì lay chuyển nổi là
bằng mọi giá phải chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng. Và cũng
từ những thảm kịch đã từng xảy ra đã giúp người Hà Lan phải nghĩ cách để làm
lợi từ chính nguồn nước biển để phục vụ cho lợi ích của con người. Đó là lịch sử
lấn biển và xây dựng các hệ thống đê biển kỳ vĩ nhằm hạn chế thấp nhất những
hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
1.7.1.2. Đất lấn biển ở Nhật Bản
Sân bay Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích
511 ha. Hòn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5km, có hình chữ nhật, nhìn
từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để hoàn thành công trình tạo đảo
và xây dựng sân bay, người Nhật đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ Yên phí
tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân
tạo (bao gồm làm móng xây đê và đổ đất làm đảo)17.
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có nhiều công trình lấn biển thuộc loại
độc đáo nhất thế giới, đến nỗi giáo sư địa lý người Pháp Alain Miossec, giảng
viên Đại học Nantes đã phải thốt lên: “Quả thật người Nhật là bậc thầy trong việc
lấn chiếm không gian18. Các công trình lấn biển của họ đã ra đời nhờ những dự
án sáng tạo phong phú. Các vịnh biển đều được điều chỉnh về mặt tự nhiên để lấy
chỗ xây dựng các công trình công nghiệp”. Kết quả là vô số đảo nhân tạo đã xuất
hiện ở các vịnh Tokyo, Osaka, Kobé, Hiroshima… mà một phần được sử dụng
để xây dựng sân bay. Trong số đó có một công trình đang gây chú ý cho mọi
người: dự án MegaFloat xây dựng một sân bay nổi trên vịnh Tokyo.
Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình nhân tạo trên biển cũng để lộ ra một tồn
tại lớn, đó là nền móng bị xuống cấp nhanh chóng. Chẳng hạn, chỉ chưa đầy 4

năm sau khi đưa vào sử dụng, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một
đảo nhân tạo trong vịnh Kobé đã lún xuống hơn 2 m, vượt dự tính của các nhà
thiết kế. Mặc dù vậy, sân bay này vẫn chịu được các cơn bão và cả trận động đất
lớn xảy ra ngày 17/1/1995 tàn phá nặng thành phố Kobé.

17

/>
[truy cập

ngày 22-12-2011]
18

/>
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Xuân

19

SVTH: Nguyễn Văn Toàn


×