Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khảo sát thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt ở vùng v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

---  ---

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Trung tâmNGĂN
Học liệuNGỪA,
ĐH Cần Thơ
@ Tài
liệu họcÔtập
và nghiên cứu
GIẢM
THIỂU
NHIỄM
NGUỒN NƯỚC MẶT Ở VÙNG VEN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.Phạm Văn Toàn
Ths.Lê Hoàng Việt

Nguyễn Kim Bình 1040787
Lớp Kỹ thuật môi trường K30



Cần Thơ, 10/2008

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MT & TNTN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN KTMT & TNN
------------------Cần Thơ, ngày 31 tháng 7 năm 2008
PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC: 2008- 2009
1. Họ và tên Cán bộ hướng dẫn: Ths.LÊ HOÀNG VIỆT – Ths.PHẠM VĂN
TOÀN
2. Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU Ô
NHIỂM NGUỒN NƯỚC MẶT Ở VÙNG VEN TP. CẦN THƠ.
3. Địa điểm thực hiện: Phường Ba Láng - Quận Cái Răng-TPCT, Xã Nhân NghĩaHuyện Phong Điền-TPCT.
4. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Bình; Lớp: KTMT 30; MSSV: 1040787
5. Mục đích của đề tài:
Điều tra, thu thập số liệu về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp ở một số vùng ven Tp.Cần Thơ.
- Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiểm nguồn nước mặt do
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ven Tp.Cần Thơ.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
- Chương I: Giới thiệu
- Chương II: Lược khảo tài liệu
Trung tâm -Học
liệuIII:ĐH

Cầnpháp
Thơ
@ Tài
học
Chương
Phương
và phương
tiệnliệu
nghiên
cứutập và nghiên cứu
- Chương IV: Kết quả và thảo luận
- Chương V: Đề xuất các giải pháp
- Chương VI: Kết luận và kiến nghị
7. Các yêu cầu hỗ trợ: Thư viện, Vp Khoa MT & TNTN, Thư viện Khoa Nông
Nghiệp, Trung tâm học liệu trường ĐHCT.
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài (dự trù chi tiết đính kèm): 800.000
đồng.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Kim Bình

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
THI & XÉT TỐT NGHIỆP

2



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp tôi phải trải qua thời gian dài học
tập, rèn luyện và phấn đấu. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn tận
tình của quí thầy cô để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, cũng như trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Tập thể thầy cô Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên và Trường Đại
học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báo trong suốt thời
gian học tập tại trường để tôi có thể tự tin vững bước vào đời.
Đặc biệt, thầy Lê Hoàng Việt và thầy Phạm Văn Toàn đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
UBND Phường Ba Láng – Quận Cái Răng, Xã Nhơn Nghĩa – Huyện Phong
Điền TP Cần Thơ và những người dân địa phương đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
Các bạn sinh viên lớp Kỹ thuật môi trường khóa 30 đã giúp đỡ, chia sẽ cùng tôi
những khó khăn và đóng góp ý kiến, nhận xét chân thành trong thời gian tôi thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Xin tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn dạy dỗ, giúp đỡ và động
viên
tôi có thể
đạtĐH
đượcCần
kết quảThơ
như ngày
Trung tâmđểHọc
liệu
@ hôm
Tàinay.
liệu học tập và nghiên cứu


3


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và đề xuất các giải pháp ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước mặt ở vùng ven TP Cần Thơ” được thực hiện từ
1/8/2008 đến 26/10/2008 tại Phường Ba Láng – Quận Cái Răng và Xã Nhơn Nghĩa.
Phương pháp thực hiện đề tài là phỏng vấn trực tiếp 46 nông hộ tại khu vực nghiên
cứu bằng bảng thu thập thông tin soạn sẳn trên các mô hình lúa, cây ăn trái và màu.
Kết quả được ghi nhận như sau:
- Chủng loại thuốc khá phong phú: 41,88% thuốc trừ sâu, 29,92% thuốc trừ bệnh,
17,95 % thuốc trừ cỏ, và các loại thuốc còn lại. Trong đó thuốc nằm trong danh mục
được phép sử dụng chiếm tỉ lệ khá lớn 96,58%.
- Tần suất sử dụng thuốc BVTV: Để quyết định phun xịt thuốc BVTV người dân
chủ yếu dựa vào triệu chứng của cây (66,22%), lịch thời vụ là 22,97% và còn lại dựa
vào kinh nghiệm bản thân.
+ Trên mô hình lúa: Trung bình người dân sử dụng 6 lần/vụ (27,58%), nhiều
nhất 13/vụ (3,45%) và thấp nhất là 4 lần/vụ (27,58%).
+ Trên mô hình màu: Số lần sử dụng thuốc trung bình là 12 lần/vụ (15%),
cao nhất là 26 lần/vụ (5%) và thấp nhất là 5 lần/vụ (5%).
+ Trên mô hình cây ăn trái: Trung bình 7 hoặc 8 lần/vụ trái (14,29%), cao
nhất là 14 lần và thấp nhất là 2 lần/vụ trái (7,14%).
- Liều lượng sử dụng thuốc BVTV: Theo chỉ dẫn là 53,97%, lớn hơn chỉ dẫn là
46,03% và không có nông hộ sử dụng thấp hơn chỉ dẫn.
- Bảo quản thuốc thường xuyên trong nhà là 56,76% và tỉ lệ trộn 2 hoặc nhiều
Trung loại
tâm
Học
liệu

ĐHlàCần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuốc
trong
sử dụng
63,51%.
- Xử lý thuốc dư sau sử dụng thuốc BVTV: Có nhiều hình thức xử lý phần thuốc
dư sau phun xịt nhưng chủ yếu là xịt lại cho hết 86,49%.
- Quản lý vật dụng chứa thuốc sau sử dụng : Có 47,3% là thải bỏ trực tiếp,
33,78% là thải bỏ có xử lý, chủ yếu là chôn lấp và đốt không kiểm soát. Một số ít đã
thải bỏ sau khi bán ve chai.
- Nơi rửa bình sau phun xịt: Có khoảng 80% hính thức rửa bình có liên quan đến
nguồn nước mặt.
- Người dân chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt là nguồn nước sông 54,05% và có
28,38% thường xuyên bị ảnh hưởng dị ứng da bởi nguồn nước này.
- Sau khi phun xịt thuốc có 74,32% nhận thấy có hiện tượng cá và một số loài
khác trong thủy vực bị chết.
- Ngoài ra trong quá trình điều tra còn ghi nhận được số năm canh tác của người
dân khá cao trên 90% có kinh nghiệm lớn hơn 10 năm. Tuy có nhiều năm kinh nghiệm
sản xuất nhưng tỉ lệ có áp dụng IPM trong sản xuất lại rất thấp khoảng 14,86%.

4


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. v

DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................... vi
Chương I GIỚI THIỆU......................................................................................... 1
I.1 Sơ lược đề tài nghiên cứu ................................................................................... 1
I.2 Sơ lược vùng nghiên cứu .................................................................................... 2
I.2.1 Xã Nhơn Nghĩa – Huyện Phong Điền TP Cần Thơ .......................................... 2
I.2.2 Phường Ba Láng – Quận Cái Răng TP Cần Thơ .............................................. 3
Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 5
II.1 Thuốc BVTV .................................................................................................... 5
II.1.1 Khái niệm thuốc BVTV.................................................................................. 5
II.1.2 Phân loại thuốc BVTV ................................................................................... 5
II.1.2.1 Phân loại theo đối tượng gây hại.................................................................. 5

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
II.1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học......................................... 5
II.1.3 Khái niệm về dư lượng và thời gian cách li .................................................... 7
II.1.3.1 Khái niệm về dư lượng ................................................................................ 7
II.1.3.2 Thời gian cách li ......................................................................................... 9
II.2 Tác hại của thuốc BVTV................................................................................... 9
II.2.1 Đối với sự biến đổi trong cấu trúc quần thể sinh vật ....................................... 9
II.2.2 Làm suy giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật ........................................... 9
II.2.3 Sự xuất hiện các loài dịch hại mới .................................................................. 9
II.2.4 Sự tái phát của dịch hại .................................................................................. 9
II.2.5 Giảm số lượng những sinh vật có ích............................................................ 10
II.2.6 Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng ..................................................... 10
II.2.7 Tác động của thuốc BVTV đến sinh vật trong đất ........................................ 10
II.2.8 Tác động của thuốc BVTV đến sinh vật sống trên cạn và dưới nước ............ 12
II.3 Sự biến đổi của thuốc BVTV trong môi trường ............................................... 13
II.3.1 Sự bay hơi .................................................................................................... 13
II.3.2 Sự quang phân.............................................................................................. 13
II.3.3 Sự cuốn trôi và lắng trôi ............................................................................... 13


5


II.3.4 Sự hòa loãng sinh học .................................................................................. 13
II.3.5 Sự chuyển hóa của thuốc BVTV trong cây ................................................... 13
II.3.6 Sự phân hủy do vi sinh vật đất...................................................................... 13
II.4 Đặc tính hóa lí của một số hợp chất tiêu biểu .................................................. 14
II.4.1 Endosunfan .................................................................................................. 14
II.4.2 Carbofuran ................................................................................................... 14
II.4.3 Paraquat ....................................................................................................... 15
II.5 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ..................................................................... 16
II.5.1 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở ĐBSCL.................................................. 16
II.5.2 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở Cần Thơ................................................. 16
II.6 Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV....................................... 17
II.6.1 Nguyên tắc 4 đúng........................................................................................ 17
II.6.2 Biện pháp 3 giảm 3 tăng............................................................................... 17
II.6.3 Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp IPM...................................................... 18
II.6.4 Các khuyến cáo khi sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam................................. 18
II.7 Hiện trạng nguồn nước mặt ở TP Cần Thơ ...................................................... 19
Chương III PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ................... 20
thậpCần
thông Thơ
tin .....................................................................
20 cứu
Trung III.1
tâmPhương
Họcpháp
liệuthuĐH
@ Tài liệu học tập và nghiên

III.2 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 20
Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 22
IV.1 Lịch canh tác ................................................................................................. 24
IV.2 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ................................................................... 25
IV.2.1 Chủng loại thuốc BVTV ............................................................................. 25
IV.2.2 Tần suất sử dụng thuốc BVTV.................................................................... 28
IV.2.3 Bảo quản thuốc BVTV................................................................................ 31
IV.2.4 Liều lượng sử dụng thuốc BVTV ................................................................ 33
IV.2.5 Xử lý thuốc BVTV dư sau sử dụng ............................................................. 33
IV.2.6 Quản lý vật dụng chứa thuốc BVTV sau sử dụng ....................................... 34
IV.2.7 Nơi rửa bình phun xịt sau sử dụng .............................................................. 36
IV.3 Nguồn nước sinh hoạt và ảnh hưởng của thuốc BVTV .................................. 37
IV.3.1 Nguồn nước sinh hoạt ................................................................................ 37
IV.3.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với nguồn nước mặt ................................ 39
IV.4 Ý thức bảo vệ môi trường .............................................................................. 40
IV.4.1 Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp ............................................................. 40
IV.4.2 Áp dụng IPM .............................................................................................. 41
6


CHƯƠNG V ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP........................................................ 43
V.1 Về mặt quản lý................................................................................................ 43
V.2 Về mặt kỹ thuật............................................................................................... 44
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 48
VI.1 Kết luận ........................................................................................................ 48
VI.2.Kiến nghị....................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 53

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


7


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật.
Đ – X : Đông Xuân.
H – T : Hè Thu.
X – H : Xuân Hè.
T – Đ: Thu Đông.
TP: Thành phố.
= CD: Bằng chỉ dẫn.
> CD: Lớn hơn chỉ dẫn.
< CD: Nhỏ hơn chỉ dẫn.
VH: Văn hóa.
CB: Cán bộ.
TV: Ti vi.
SD : Sử dụng.
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trung MLD
tâm(Median
Học liệu
Cần
liệutrung
họcbình.
tập và nghiên cứu
LethalĐH
Dose)

hoặc Thơ
LD50 : @
LiềuTài
gây chết
MLC (Median Lethal Concentrate) hoặc LC50 : Nồng độ gây chết trung bình.
MLT (Median Lethal Time) hoặc LT50 : Thời gian gây chết trung bình.

8


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng I.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã Nhơn Nghĩa (trước khi chia tách)

3

Bảng II.1: Phân loại độ độc theo tổ chức Y tế thế giới WHO

8

Bảng II.2: Phân loại độ độc theo Bộ NN và PTNT Việt Nam

8

Bảng II.3: Tính bền của một số thuốc trừ sâu Clo hữu cơ ở trong đất

10

Bảng II.4: Kết quả quan trắc dư lượng thuốc BVTV trong nước mặt
tại quận Cái Răng và huyện Phong Điền.


20

Bảng IV.1 Một số thông tin chính vùng nghiên cứu

23

Bảng IV.2 Lịch thời vụ trên các mô hình sản xuất

24

Bảng IV.3 Gốc hóa học thuốc BVTV ở vùng nghiên cứu.

26

Bảng V.1 Bảng chiết tính số tiền tiết kiệm được khi thực hiện hoàn thành
dự án đến năm 2010 (Chi cục BVTV An Giang, 2004).

45

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình II.1 Con đường biến đổi của thuốc trừ sâu trong môi trường đất.

11


Hình II.2 Lan truyền sinh học của DDT trong hệ sinh thái nước.

12

Hình IV.1 Một số hình ảnh về bảo quản thuốc BVTV

32

Hình IV.2 Một số hình ảnh về vật dụng thuốc BVTV sau sử dụng.

36

Hình IV.3 Một số hình ảnh về nguồn nước sử dụng.

39

Hình IV.4 Hình thức IPM được áp dụng trong mô hình màu.

42

Biểu đồ IV.1 Tỉ lệ thuốc BVTV hạn chế sử dụng, cấm sử dụng
và được phép sử dùng ở Việt Nam.

26

Biểu đồ IV.2 Tỉ lệ các loại thuốc theo đối tượng phòng trừ.

27


Biểu đồ IV.3. Tỉ lệ các cơ sở quyết định phun xịt thuốc.

28

Biểu đồ IV.4 Tỉ lệ số lần phun xịt thuốc BVTV ở vụ lúa Đ – X

29

Biểu đồ IV.5 Tỉ lệ số lần sử dụng thuốc BVTV trên mô hình màu

30

Biểu đồ IV.6 Tỉ lệ số lần sử dụng thuốc BVTV trên cây ăn trái.

31

IV.7 Tỉ lệ liều lượng sử dụng thuốc BVTV
33
Trung Biểu
tâmđồHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
Biểu đồ IV.8 Tỉ lệ các hình thức xử lý thuốc còn dư.

34

Biểu đồ IV.9. Tỉ lệ các hình thức quản lý vật dụng chứa thuốc sau sử dụng.

35


Biểu đồ IV.10 Tỉ lệ vị trí rửa bình sau phun xịt.

37

Biểu đồ IV.11 Tỉ lệ các nguồn nước sử dụng sinh hoạt.

38

Biểu đồ IV.12 Tỉ lệ người dân bị ảnh hưởng nước sông.

40

Biểu đồ IV.13 Tỉ lệ số năm kinh nghiệm canh tác nông nghiệp của nông dân.

41

10


Chương I
GIỚI THIỆU
I.1 SƠ LƯỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nhu cầu lương thực của con người không ngừng tăng lên cùng với sự bùng nổ
dân số trên thế giới. Sau thành tựu cuộc cách mạng xanh thập niên 60 và đầu thập niên
70 của thế kỷ XX là sự xuất hiện của nhiều giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất
cao, đối tượng chính là cây lương thực; và tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy
hết khả năng của các giống mới như thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu….Trong đó biện
pháp canh tác nông nghiệp bằng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã ngày càng được
chú trọng. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới thì năm 1988 toàn thế giới sử dụng
3,1 triệu tấn hoạt chất BVTV, tương đương 20 triệu USD. Trong đó, thuốc trừ cỏ

chiếm 8,9 tỷ, thuốc trừ sâu 6,1 tỷ, thuốc trừ bệnh 4,2 tỷ và còn lại là nhóm thuốc khác.
Hóa chất BVTV bắt đầu được sử dụng rộng rải ở nước ta từ đầu những năm
1960 để tiêu diệt sâu bọ, cỏ dại, nấm bệnh,…Số lượng và chủng loại ngày càng tăng
cùng với sự tiến bộ sản xuất công nghiệp. Lượng thuốc năm 1997 cao gấp 3 lần năm
1991 và hiện nay có khoảng 450 hợp chất hóa học làm thuốc BVTV với nhiều tên
thương phẩm khác nhau dùng trong sản xuất nông nghiệp được phép sử dụng ở Việt
Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ).
Trong những năm gần đây, ĐBSCL đã sử dụng thuốc BVTV rất đa dạng. Theo

Trung sốtâm
liệu
@ trồng
Tài liệu
họcđiểm
tậpĐBSCL
và nghiên
cứu
liệu Học
điều tra
vào ĐH
năm Cần
2004 ởThơ
các vùng
lúa trọng
có 84 loại
thuốc sử dụng trên lúa và 54 loại thuốc sử dụng trên hoa màu (Phong, 2004). Ngoài sự
đa dạng về chủng loại, liều lượng thuốc BVTV cũng khác nhau, trung bình người dân
sử dụng khoảng 1,017 kg hoạt chất/ha (Nguyễn Hữu Dũng và Trần Thanh Dung,
2000). Đặc biệt, trên 50% nông dân sử dụng liều lượng cao hơn chỉ dẫn khuyến cáo
trên nhãn thuốc, tỷ lệ này tăng từ vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông (Phong, 2004).

Cùng với liều lượng thì tần suất sử dụng thuốc BVTV cũng là một vấn đề cần được
quan tâm . Năm 1999, những nông dân áp dụng mô hình IPM có số lần sử dụng thuốc
BVTV trong mỗi vụ lúa là 4 lần/vụ ít hơn so với những nông dân không áp dụng mô
hình IPM là 8,2 lần/vụ (Berg, 2001).
Mục tiêu khi con người ứng dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp
là để tiêu diệt sâu bệnh cây trồng, tăng năng suất vụ mùa, bảo quản và nâng cao phẩm
chất nông sản. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng con người đã quá lạm dụng các mặt
tích cực của thuốc BVTV, dẫn đến việc phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, gây hậu xấu và đi
ngược với nổ lực nhằm đảm bảo nhu cầu sản lượng và chất lượng lương thực phẩm
chung của nhân loại. Trước thực trạng quản lý mua bán, sản xuất và hiện trạng sử
dụng thuốc BVTV không đúng qui định, đang ảnh hưởng môi trường sống của con
người đến mức báo động. Khi nhu cầu sử dụng chủng loại, tần suất và liều lượng thuốc
BVTV ngày càng tăng, thì tình trạng tồn dư thuốc BVTV trong môi trường càng
nhiều. Trong đó một lượng lớn thuốc BVTV sẽ tồn lưu trong nguồn nước mặt do quá
trình rửa trôi, cuốn trôi và sa lắng ướt từ đất, cây trồng và môi trường không khí xung
quanh. Chính vì vậy nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hạn chế sản
xuất và sử dụng các loại thuốc gây độc hại đến sức khỏe con người và môi trường.
Đồng thời đã có nhiều nghiên cứu về dư lượng cửa các loại thuốc BVTV trong môi
11


trường, thực phẩm và những ảnh hưởng của chúng nhằm đưa ra những cảnh báo đối
với người sản xuất và tiêu dùng. Song song với việc làm trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt ở vùng ven TP Cần Thơ”, nhằm đánh giá thực
trạng sử dụng thành phần, số lần và liều lượng thuốc BVTV được sử dụng trong mô
hình canh tác; từ đó đề ra các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
mặt ở địa phương.
Nôi dung cụ thể của nghiên cứu là xác định lịch thời vụ, thành phần, liều lượng,
số lần phun xịt thuốc BVTV trong mỗi vụ mùa sản xuất. Ngoài ra, còn tìm hiểu kinh

nghiệm sử dụng thuốc, quản lý chất thải sau phun xịt, ý thức bảo vệ sức khỏe và môi
trường trong sản xuất, kiến thức áp dụng IPM về sử dụng thuốc BVTV trên các mô
hình lúa, màu và cây ăn trái. Đề tài là cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV
đến môi trường và sinh vật, là cơ sở để chọn loại thuốc BVTV cho các nghiên cứu về
độc học môi trường về sau.

I.2 SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU
I.2.1 XÃ NHƠN NGHĨA – HUYỆN PHONG ĐIỀN TP CẦN THƠ
Xã Nhơn Nghĩa là vùng ven của Huyện Phong Điền cách trung tâm huyện 3
km. Được thành lập từ năm 2004 nhưng đến đầu năm 2008 thì xã được tách thành Xã
Nhơn Nghĩa và Xã Vàm Xáng. Hiện nay Xã Nhơn Nghĩa có diện tích tự nhiên 1010,62
ha và dân số khoảng 8534 người.
-

Vị trí địa lí:

Phía Bắc
Xã Cần
Mỹ Khánh
Trung tâm +Học
liệugiáp
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Phía Nam giáp Tỉnh Hậu Giang.
+ Phía Đông giáp Quận Cái Răng.
+ Phía Tây giáp Xã Nhơn Ái và Tỉnh Hậu Giang.
Là xã nông nghiệp có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đây sẽ là một điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy.
-


Về kinh tế - xã hội:

+ Về kinh tế: Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, du lịch và thương mại.
+ Về xã hội: Vì là xã mới chia tách nên vẫn chưa có trạm y tế và chỉ có 2
trường tiểu học.
Bảng I.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của xã Nhơn Nghĩa (trước khi chia tách)
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2007

Sản lượng lúa

Tấn

9531

8107

Sản lượng màu

Tấn

4403

5973


Sản lượng cây ăn
trái

Tấn

8000

8000

12


Tổng thu ngân sách

Đồng

20912996

1924019847

Tổng chi ngân sách

Đồng

1949551

1584390955

Giải quyết việc làm


Người

690

820

Tỷ lệ gia tăng dân
số tự nhiên

%o

10,1

10,8

Tỷ lệ hộ nghèo

%

6,67

5,47

Hộ sử dụng điện

%

92,8


98,7

Tỷ lệ sử dụng nước
sạch

%

26,5

37,2

Bình quân đầu
người

Đồng

8500000

9000000

Số dân trong độ lao
động

Người

10509

11089

(Nguồn: UBND xã Nhơn Nghĩa).


I.2.2 PHƯỜNG BA LÁNG – QUẬN CÁI RĂNG TP CẦN THƠ
Ba Láng
trênThơ
trục quốc
lộ IA,liệu
liền kề
và cách
tâm TP Cần
Trung tâm Phường
Học liệu
ĐHnằm
Cần
@ Tài
học
tập trung
và nghiên
cứu
Thơ 10km, trung tâm Quận Cái Răng 3km. Với diện tích tự nhiên là 531,52ha gồm 5
khu vực và dân số khoảng 6208 người.
-

Vị trí địa lí:
+ Phía Bắc giáp Phường Lê Bình Quận Cái Răng.
+ Phía Nam giáp Tỉnh Hậu Giang.
+ Phía Đông giáp Phường Thường Thạnh Quận Cái Răng.
+ Phái Tây giáp Huyện Phong Điền.

-


Cơ cấu kinh tế - xã hội:

+ Về kinh tế: Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ và thương mại ( Nông nghiệp 50%, công nghiệp và thủ công 37%, dịch vụ
thương mại 13%). Trong đó sản xuất nông nghiệp chủ yếu của địa phương là cây lúa
và hoa màu. Hướng phát triển kinh tế của phường từ năm 2007 là công nghiệp dịch vụ
nên tỉ lệ sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần.
+ Về xã hội: Là phường tương đối phát triển nên đời sống kinh tế của người dân
ổn định. Các lĩnh vực giáo dục, y tế phục vụ tốt cho người dân, mới xây dựng trạm y tế
phường.
Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2006 là 307 ha, năng suất lúa đạt 43,97 tạ/ha,
sản lượng lúa là 1350 tấn. Trong đó vụ Đ – X là 173 ha, năng suất 51,73 tạ/ha, sản

13


lượng 895 tấn (giảm so với năm 2005: 1170 tấn).Vụ H – T là 87ha, năng suất 35,63
tạ/ha, sản lượng 310 tấn (tăng so với năm 2025: 90 tấn). Vụ T – Đ là 47 ha, năng suất
30,85 ta./ha, sản lượng 145 tấn (giảm so với năm 2005: 340 tấn).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

14


Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
II.1 THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
II.1.1 KHÁI NIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên

hay hóa chất tổng hợp được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột…hại cây
trồng và nông sản (Trần Quang Hùng, 1999). Có rất nhiều nhóm thuốc BVTV trong đó
các nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại được sử dụng phổ biến hơn.

II.1.2 PHÂN LOẠI THUỐC BVTV
II.1.2.1 PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI
- Thuốc trừ sâu: Là loại thuốc phòng trừ sâu hại trong kho hoặc ngoài đồng hay
chuồng trại. Đây là nhóm thuốc có nhiều chủng loại và đa dạng thành phần nhất, rất
độc với môi trường và con người.
- Thuốc trừ các loài gặm nhắm ( chuột, thỏ, …): Là thuốc dùng để tiêu diệt các
đối tượng động vật máu nóng bảo vệ mùa màng. Các loại thuốc này đều rất độc đối
với người và gia súc.
- Thuốc trừ cỏ dại: Là loại thuốc dùng để tiêu diệt các loài cỏ dại cạnh tranh
của câyliệu
trồngĐH
như Cần
cỏ năn,Thơ
cỏ lát,…
Trung thức
tâmănHọc
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Thuốc phòng trừ bệnh: Là nhóm thuốc dùng để phòng trừ các loài vi sinh vật
gây bệnh cho thực vật ( nấm, vi khuẩn, virus,..). Đây cũng là nhóm thuốc khá phong
phú về chủng loại (chỉ sau nhóm thuốc trừ sâu), mang tính phòng nhiều hơn trừ bệnh.
- Thuốc trừ nhuyễn thể: Là thuốc dùng để diệt ốc sên, ốc bươu vàng.
- Ngoài ra còn có các loại thuốc trừ nhện, trừ tuyến trùng, trừ mối,….
II.1.2.2 PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

II.1.2.2.1 Thuốc trừ sâu
a. Thuốc trừ sâu thảo mộc:

Đây là loại thuốc được điều chế từ những loài thực vật có chứa các chất độc, có
thể gây chết hoặc gây ngán ăn cho các loài dịch hại, một số loài cây thường được dùng
như: Các cây họ cúc chứa hoạt chất Pyrethrin, cây thuốc lá chứa hoạt chất Nicotin, cây
thuốc cá,…
b. Thuốc trừ sâu hóa học:
- TTS chứa các hợp chất vô cơ : là những loại thuốc có chứa các nguyên tố hóa
học ở dạng nguyên chất như: Thuốc chứa asen, đồng, chì, kẽm, flo, clo…
- TTS chứa hợp chất hữu cơ: Đây là nhóm thuốc có số lượng, chủng loại phong
phú, có hoạt chất sinh lý rất cao bao gồm các nhóm sau:
+ TTS Clo hữu cơ: Là nhóm có các hợp chất đều chứa nguyên tố Clo và các
vòng Benzen hay dị vòng. Thuốc kỷ nghệ đều ở dạng rắn, không tan hoặc ít tan trong

15


nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ và thường có mùi hôi khó chịu. Ở nước
ta nhóm thuốc này phần lớn đều bị cấm sử dụng vì tính lưu tồn lâu trong môi trường tự
nhiên như: DDT, Lindan, Clodan, Thiodan, Dielrin, Eldrin, Aldrin…
+ TTS lân hữu cơ: Đây là nhóm có nhiều chủng loại và đang được sử dụng
rộng rãi nhất. Nhóm này là dẫn xuất của acid Phosphoric và có công thức chung là:
R1
R2

O
P -X

Khi R1, R2 đựơc thay thế bằng các gốc khác nhau ta có các loại thuốc tương ứng như:
phosphat (Monocrtophos, Chlophenviphos,…), phosphonat (Trichlofon,..)
+ TTS Cacbamat: Đây là những loại thuốc có chứa dẫn xuất của các acid
cacbamic, thiocacbamic, dithiocacbamic, so với nhóm lân hữu cơ thì nhóm này có

chủng loại thuốc ít hơn và cũng ít bền vững trong môi trường tự nhiên, nhưng có tính
độc cao đối với người và động vật. Các loại thường gặp như: Bassa (Fenobucarb),
Padan (Cartap), Furadan (Carbofuran).
+ TTS Pyrethroit: Đây là nhóm có hiệu lực trừ sâu rất cao, ít độc cho người
và gia súc, có tác dụng tiếp xúc và vị độc, một số gây ngán ăn hoặc xua đuổi, không có
tác dụng lưu dẫn, nội hấp. Một số hoạt chất được dùng phổ biến như: Deltamethrin,
Cypermethrin, Alphacypermethrin.
- Ngoài ra còn có các loại TTS vi sinh và các loại thuốc từ hoạt chất sinh học.
Tuy nhiên các loại thuốc này chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam (Trần Quang
Trung Hùng,
tâm 1999).
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

II.1.2.2.2 Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ bệnh hóa học: Bao gồm thuốc phòng trừ bệnh chứa đồng, lưu
huỳnh, các hợp chất Dithiocacbamat kim loại…
- Thuốc trừ bệnh từ vi sinh vật: Bao gồm phân nhóm vi sinh vật ký sinh và vi
sinh vật cạnh tranh đối kháng (Trần Quang Hùng, 1999)

II.1.2.2.3. Thuốc trừ cỏ dại
Được phân chia theo nhiều cách khác nhau:
- Theo cấu tạo hóa học của hoạt chất (thuốc trừ cỏ nhóm Phenyl-sulfonylre,
nhóm lân hữu cơ, nhóm Cacbamat,…).
- Theo cơ chế xâm nhập vào cây trồng (thuốc trừ cỏ nội hấp, tiếp xúc) và cơ
chế tác động (thuốc trừ cỏ kích thích thực vật).
- Theo thời điểm sinh trưởng của cỏ dại mà thuốc gây tác động (đồng thời cũng
là thời điểm phun thuốc) gồm thuốc trừ cỏ tiền và hậu nảy mầm.
- Theo phổ tác dụng gồm: Thuốc trừ cỏ hủy diệt, thuốc trừ cỏ không có tác
dụng chọn lọc, thuốc trừ cỏ có tác dụng chọn lọc (Trần Quang Hùng, 1999).


II.1.2.2.4. Thuốc diệt chuột
Thuốc diệt chuột gồm có: Thuốc hóa học gây độc cấp tính (Phosphua kẽm),
thuốc gây độc mãn tính (Brodifacoum, Diphacinone) và thuốc sinh học là vi khuẩn.

16


Ngày nay thuốc hóa học gây độc cấp tính đã bị cấm sử dụng hầu hết ở các nước (nhất
là Phosphua kẽm) và được sử dụng rộng rãi hiện nay, là nhóm thuốc độc mãn tính, hầu
hết được bán dưới dạng viên mồi làm sẵn (Trần Quang Hùng, 1999).
Đối với thuốc tổng hợp hữu cơ trước khi đem bán ra thị trường phải được gia
công thành các dạng phổ biến để sử dụng. Các dạng thành phẩm phổ biến là:
- Thuốc sữa hay dạng nhũ dầu (EC hay ND).
- Thuốc dạng dung dịch (SL hay DD).
- Thuốc bột thấm nước hay bột hoà tan nước (WP, BTN).
- Thuốc phun bột (DP).
- Thuốc dạng hạt (G,H,GR) và nhiều loại khác (Nguyễn Xuân Thành, 2000).

II.1.3 KHÁI NIỆM VỀ DƯ LƯỢNG VÀ THỜI GIAN CÁCH LI
II.1.3.1 KHÁI NIỆM VỀ DƯ LƯỢNG
Dư lượng thuốc là phần còn lại và các sản phẩm chuyển hóa của các thành phần
thuốc, tồn tại trong một thời gian trên cây trồng, nông sản, môi trường dưới tác dụng
của hệ sống và điều kiện ngoại cảnh. Đơn vị tính là  g hợp chất độc trong 1g hoặc 1kg
hoặc 1m3 vật chất khác (Nguyễn Trần Oánh, 1997).
Để so sánh độ độc của một chất, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
- Liều lượng gây chết trung bình (MLD hay LD50) : Là lượng chất độc có thể
gây chết 50% số cá thể dùng trong thí nghiệm, được xác định bằng lượng hoạt chất
cànghọc
nhỏ tính
càng

cao.
đơnHọc
vị trọng
lượng
thể (mg/kg).
LD50liệu
Trung trên
tâm
liệu
ĐHcơ Cần
ThơGiá
@trịTài
tậpđộcvà
nghiên
cứu
- Nồng độ gây chết trung bình ( MLC hay LC50 ): Là nồng độ cần thiết để gây
chết 50% lượng cá thể làm thí nghiệm. Dùng để xác định nồng độ hoạt chất có trong
không khí hay trong nước, đơn vị tính là mg/l, g/m3 hay ppm.

- Thời gian gây chết trung bình (MLT hay LT50 ): Là thời gian cần thiết để gây
chết 50% lượng cá thể dùng trong thí nghiệm. Đơn vị tính là giây, phút hay giờ.
Căn cứ vào giá trị LD50 để phân loại độ độc của thuốc như sau:
Bảng II.1: Phân loại độ độc theo tổ chức Y tế thế giới WHO
Nhóm độc và
kí hiệu

Biểu tượng

Đầu lâu xương chéo
Ia – Độc

(màu đen trên nền
mạnh “Rất
trắng)
độc” (chữ
màu đen nền
đỏ)
Ib – Độc
Đầu lâu xương chéo
“Độc” (chữ
(màu đen trên
đen nền đỏ)
xương trắng)
II – Độc trung Chữ thập đen trên
nền trắng
tính “có hại”

LD50 đối với chuột nhà (mg/kg)
Qua miệng
Thể rắn
Thể lỏng

Qua da
Thể rắn
Thể lỏng

<5

< 20

< 10


< 40

5 – 50

20 – 200

10 – 100

40 – 400

50-500

200-2000

100-1000

4004000

17


(chữ đen nền
vàng)
III – Độc ít
“chú ý” (chữ
đen nền xanh)
IV – Không
độc (nền xanh
lá cây)


Chữ thập đen trên
nền xanh

500-2000 20003000
> 3000

4000

1000

> 2000

Bảng II.2: Phân loại độ độc theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Phân nhóm và kí
Biểu tượng
hiệu
Rất độc ( I ) (Chữ
Đầu lâu xương chéo
“Rất độc” đen trên (đen trên nền trắng)
dải đỏ)
Độc cao ( II ) (Chữ Chữ thập đen chéo
“Độc cao” đen trên trên nền trắng
dải vàng)
Độc trung bình (III) Vạch đen không
(Chữ “Nguy hiểm” liên tục trên nền
trắng
đen trên dải xanh
nước biển)
Độc nhẹ (IV) (Chữ Không có biểu

Trung “Cẩn
tâmthận”
Họcđenliệu
ĐH Cần Thơ @
trên tượng
dải xanh lá cây)

LD50 qua miệng chuột (mg/kg)
Thể rắn
Thể lỏng
< 50
< 200
50 – 500

200 – 2000

500 – 2000

2000 – 3000

> 2000
3000
Tài liệu
học tập và >nghiên
cứu

II.1.3.2 THỜI GIAN CÁCH LI
Là khoảng thời gian bắt buộc không được sử dụng thuốc được tính từ lúc sử
dụng lần cuối cùng cho đến khi thu hoạch nông sản phẩm. Tùy theo loại thuốc, nồng
độ và đối tượng cây trồng mà thời gian cách li khác nhau (Nguyễn Xuân Thành, 2000).


II.2 TÁC HẠI CỦA THUỐC BVTV
II.2.1 ĐỐI VỚI SỰ BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC TRONG QUẦN THỂ SINH
VẬT
Do việc dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài qua nhiều thế hệ nên các
sinh vật có khả năng chịu đựng được những lượng thuốc lớn hơn. Với lượng thuốc này
có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể của một quần thể cùng loài chưa chống thuốc.

II.2.2 LÀM SUY GIẢM TÍNH ĐA DẠNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Mỗi hệ sinh thái đều có qui tắc cân bằng tự nhiên giữa các loài sinh vật. Thuốc
BVTV là một trong những nhân tố quan trọng làm mất tính ổn định trong quần thể.
Thuốc BVTV được dùng trong thời gian dài, số lần phun thuốc càng nhiều, qui
mô dùng thuốc càng lớn, chẳng những làm giảm số lượng cá thể của một loài, mà còn
làm suy giảm cả số loài sinh vật ở vùng dùng thuốc (Nguyễn Trần Oánh, 1997).
Ví dụ: Thuốc trừ sâu, trừ nhện tác động mạnh đến các loài kí sinh thiên địch hơn các
loài dịch hại, vì các loài thiên địch này mẫm cảm với thuốc hơn. Một số thuốc trừ nấm
18


và trừ cỏ cũng ảnh hưởng đến côn trùng và nhện có ích, nhưng tác động không mạnh
như thuốc trừ sâu.

II.2.3 SỰ XUẤT HIỆN CÁC LOÀI DỊCH HẠI MỚI
Sau thời gian dài dùng thuốc BVTV, những loài dịch hại chủ yếu trước đây
không còn gây hại đáng kể. Ngược lại một số loài không gây hại chủ yếu trước đây lại
gây những tổn thất to lớn hơn cả những loài trước, việc phòng trừ chúng cũng phức tạp
và khó khăn hơn (Nguyễn Trần Oánh, 1997).

II.2.4 SỰ TÁI PHÁT CỦA DỊCH HẠI
Ngay sau khi dùng thuốc BVTV, số lượng dịch hại giảm đi nhanh chóng.

Nhưng chỉ thời gian ngắn số lượng dịch hại lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng
hơn. Chính vì vậy người ta tăng liều lượng và số lần dùng thuốc. Việc này lặp đi lặp
lại nhiều lần dẫn đến hiệu quả của thuốc giảm đi, số lần tái phát càng nhanh và nặng
thêm, dịch hại dễ chống thuốc, thiên địch bị đe dọa.

II.2.5 GIẢM SỐ LƯỢNG NHỮNG SINH VẬT CÓ ÍCH
Thuốc BVTV ngoài tác dụng tiêu diệt hàng loạt các loại gây hại, làm cho các
loài thiên địch bị thiếu thức ăn, còn tiêu diệt trực tiếp các loài thiên địch này. Mặt khác
thuốc BVTV còn tiêu diệt các loài sinh vật có ích khác như ong, bướm, giun đất,….

II.2.6 TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BVTV ĐẾN CÂY TRỒNG
Thuốc BVTV có thể gây hại cho cây trồng khi sử dụng không đúng phương
pháp như:
Giảmliệu
sức sinh
phát triển
thậmhọc
chí có
thể gây
cây. cứu
Trung tâm -Học
ĐHtrưởng
CầnvàThơ
@ của
Tàicây,liệu
tập
và chết
nghiên
- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và sâu bệnh.
- Giảm năng suất và phẩm chất nông sản.


II.2.7 TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BVTV ĐẾN SINH VẬT SỐNG TRONG
ĐẤT
Có trên 50% lượng thuốc BVTV được phun để diệt dịch hại cho cây trồng bị rơi
xuống đất, vào nước và không khí. Một số loại thuốc BVTV lại rất khó phân hủy nên
chúng có thể tồn tại một thời gian dài trong đất.
Bảng II.3: Tính bền của một số thuốc trừ sâu Clo hữu cơ ở trong đất
Hóa chất
Aldrin
Isobenzan
Heptachlor
Chlordane
Lindane
Endrin
Dieldrin
DDT

Liều dùng thông
thường điển hình
(kg/ha)
1,1 – 3,4
0,3 – 1,1
1,1 – 3,4
1,1 – 2,2
1,1 – 2,8
1,1 – 3,4
1,1 – 3,4
1,1 – 2,8

Thời gian bán phân

hủy (năm)
0,3
0,4
0,8
1,0
1,2
2,2
2,5
2,8

Thời gian trung
bình để phân hủy
95% (năm)
3
4
3,5
4
6,6
7
8
10

(Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000)

19


Thuốc BVTV làm giảm số lượng cá thể, số loài sinh vật và vi sinh vật sống trong đất
khi một lượng lớn thuốc đi vào đất. Đặc biệt thuốc trừ sâu ở liều lượng thông dụng
cũng có thể tác động mạnh đến vi sinh vật.(Lê Văn Khoa (chủ biên), 1999)

Hấp thụ
do vi sinh
Hấp thụ
do cây,

Thoái hóa
hóa học

Bay hơi

Hấp phụ

Thuốc trong
đất

Hòa tan

Rửa trôi

Di chuyển
theo mao quản

Hình II.1 Con đường biến đổi của thuốc trừ sâu trong môi trường đất.
Hầu hết các hóa chất BVTV được sử dụng sẽ đi trực tiếp vào đất. Từ đó bay
hơi, phân rã, rửa trôi, hay thoái hóa,…(hình II.1).
Tùy theo điều kiện môi trường đất (pH, độ ẩm, nhiệt độ, hàm lượng sét, chất
hữu cơ) sẽ quyết định tính tồn lưu và sự chuyển hóa của hóa chất BVTV vào môi
trường nước, không khí. Một số loại đất có tiềm năng hấp thụ hóa chất BVTV rất cao.
Ban đầu, khi đất hấp thụ hóa chất BVTV sẽ bảo vệ nước ngầm và chuổi thức ăn,
mạnh Thơ

và biến@
đổiTài
sẽ làm
gia học
tăng tính
của hóa
đất liệu
hấp thụ
quáCần
Trung nhưng
tâm khi
Học
ĐH
liệu
tậpnguy
và hiểm
nghiên
cứu
chất BVTV đối với sinh vật và vi sinh vật. Sự tồn lưu của hóa chất BVTV được đo
bằng thời gian cần có để chất đó mất hoạt tính hay phân hủy đến 95%. Loại bền có
thời gian phân hủy trên 2 năm, trung bình: 1 – 18 tháng và không bền: 1 – 2 tuần. Thời
gian để phân hủy hết một nửa gọi là bán phân hủy. Nhóm Clo hữu cơ bền trong môi
trường tự nhiên, có thời gian bán phân hủy dài (DDT có thời gian bán phân hủy 20 –
30 năm). Do đó cho đến nay người ta thấy trong môi trường đất, nước và không khí có
mặt của DDT và 25% tổng số lượng sử dụng của DDT sẽ di chuyển vào đại dương.
Mặc dù độ hòa tan của hóa chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa
trôi vào nước tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng ven biển, nơi
nước tiêu đổ vào.
Rất nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi và thăng hoa, ngay cả thuốc có khả
năng bay hơi thấp như DDT cũng có thể bay hơi vào không khí, đặc biệt trong điều

kiện khí hậu nóng ẩm nó có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa, góp phần làm
ô nhiễm toàn cầu.
Thành phần quan trọng của đất tạo liên kết chặt với hóa chất BVTV là chất hữu
cơ và cấp hạt sét. Chính vì vậy hóa chất BVTV có thể gây tổn hại lâu dài cho đất và
cho sinh trưởng của cây trồng.
Sự xâm nhập của thuốc vào đất làm cho cơ lý tính của đất giảm sút, “chai hóa”.
Khả năng diệt khuẩn rất cao do đó các hóa chất BVTV diệt luôn cả những vi sinh vật
có ích khác trong đất.

20


II.2.8 TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BVTV ĐẾN ĐỘNG VẬT SỐNG TRÊN
CẠN VÀ DƯỚI NƯỚC
- Tác động trực tiếp: Thuốc BVTV tác động trực tiếp đến động vật, gây hiện
tượng ăn ít, sút cân, đẻ ít,…nếu bị ngộ độc nặng có thể bị chết hàng loạt. Thuốc có thể
tích lũy trong cơ thể động vật (sữa, mô mỡ, thịt gia cầm hoặc gây tích lũy sinh học).
Qua từng mắt xích của chuỗi thức ăn, nồng độ thuốc càng bị cô đặc.
- Tác hại gián tiếp:
+ Thuốc BVTV còn giết chết hay giảm nguồn thức ăn của các loài. Tác
dụng độc kéo dài và càng trở nên nguy hiểm hơn khi thuốc có tính bền lâu.
+ Thuốc tích lũy trong mô mỡ động vật cũng trở nên nguy hiểm khi thiếu
thức ăn. Do khi đói các chất dự trữ trong cơ thể sẽ phải huy động, chất độc trong đó
được giải phóng gây độc nhiều hơn.
Bậc dinh dưỡng

Số lượng DDT tích lũy trong cơ thể

Bậc tiêu thụ thứ 3 (con
diệc )


3 - 76 ppm

Bậc tiêu thụ thứ 2 (cá
lớn)

1 – 2 ppm

Bậc liệu
tiêu thụ
thứ Cần
1 (cá Thơ @ Tài liệu 0,2
– 1,2
ppm
Trung tâm Học
ĐH
học
tập
và nghiên cứu
bé)

Sinh vật sản xuất (rong
tảo, thực vật dưới nước)

0,04 ppm

Hình II.2 Lan truyền sinh học của DDT trong hệ sinh thái nước.
(Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết, 2000).

II.3 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THUỐC BVTV TRONG MÔI TRƯỜNG

II.3.1 SỰ BAY HƠI
Thuốc BVTV được chia làm 2 nhóm: bay hơi và không bay hơi. Những thuốc
bay hơi có tốc độ bay hơi phụ thuộc vào áp suất hơi, dạng hợp chất hóa học và điều
kiện thời tiết (trời càng nóng, gió càng mạnh lượng thuốc mất đi càng nhiều).

II.3.2 SỰ QUANG PHÂN
Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím nhiều thuốc BVTV bị
phân hủy. Thời gian chiếu sáng càng dài, cường độ chiếu sáng càng mạnh thì thuốc
càng dễ phân hủy. Khi bị quang phân, thuốc sẽ bị phân hủy dần trở thành những sản
phẩm đơn giản nhất (Nguyễn Trần Oánh, 1997).

II.3.3 SỰ CUỐN TRÔI VÀ LẮNG TRÔI
- Cuốn trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị trôi từ trên mặt lá xuống mặt đất bởi
nước mưa hoặc nước tưới và theo dòng chảy đến nơi khác.
21


- Lắng trôi là hiện tượng thuốc BVTV bị kéo từ lớp đất mặt xuống lớp đất sâu
hơn bởi nhiều nhân tố khác nhau.
Lượng nước mưa hay nước tưới quyết định tốc độ lắng và rửa trôi. Ngoài ra
hiện tượng trên còn phụ thuộc vào bản chất thuốc, khả năng hấp thụ của đất và đặc
tính của đất.

II.3.4 SỰ HÒA LOÃNG SINH HỌC
Sau khi phun thuốc BVTV mà cây trồng vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển
bình thường. Nếu lượng thuốc không bị phân hủy thì nồng độ thuốc trong cây vẫn bị
giảm. Đó là sự hòa loãng sinh học của cây trồng. Chính sự hòa loãng này sẽ làm giảm
đặc tính của thuốc, giảm nguy cơ ngộ độc cho người và gia súc khi dùng các nông sản
đó.


II.3.5 SỰ CHUYỂN HÓA CỦA THUỐC BVTV TRONG CÂY
Dưới tác động của men trong cây các thuốc BVTV bị chuyển hóa theo nhiều cơ
chế khác nhau. Các chất bị chuyển hóa có thể có cấu trúc phân tử đơn giản hay phức
tạp hơn, nhưng hoạt tính sinh học ban đầu bị mất đi.

II.3.6 SỰ PHÂN HỦY DO VI SINH VẬT ĐẤT
Hệ vi sinh vật trong đất có thể phân hủy thuốc BVTV và dùng thuốc như là
nguồn dinh dưỡng cung cấp cacbon, nitor và năng lượng để xây dựng cơ thể. Quá trình
phân hủy gồm một hay nhiều giai đoạn, để lại sản phẩm trung gian và cuối cùng là sự
khoáng hóa hoàn toàn sản phẩm.
thuốc dễ tan trong nước, ít bị đất hấp phụ thường bị vi khuẩn phân hủy.
Trung Ngược
tâm Những
Học
liệu
Thơ
họchủy.
tập và nghiên cứu
dễ bị đất
hấp @
phụ Tài
lại bị liệu
nấm phân
lại thuốc
khó ĐH
tan vàCần
Ngoài hệ vi sinh vật, trong đất còn có một số enzyme ngoại bào có khả năng
phân hủy thuốc BVTV như esteraza, dehydrogenaza.

II.4 ĐẶC TÍNH HÓA LÝ CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TIÊU

BIỂU
II.4.1 ENDOSUNFAN
- Thành phần hóa hóa học: 6,7,8,9,10,10 – Hexaclo – 1,5,5a,6,9,9a –
hexahydro – 6,9 – methona – 2,4,3 – benzodioxathiepin – 3 – oxit.
- Cấu trúc hóa học:
Cl
Cl

H
H

Cl

CH2O
S

O

CH2O

Cl

- Đặc tính : Dạng kỹ thuật (hỗn hợp 2 đồng phân), điểm nóng chảy: 109,2 oC,
213,3 C. Tỷ trọng :1,745 ở 20 oC.
o

- Tác dụng: Thuốc trừ sâu, trừ nhện.

22



- Hướng dẫn về môi sinh:
+ Nguy hiểm: Độc cho cá, ong (nếu phun trực tiếp) và chim.
+ Độ hòa tan: Dạng kỹ thuật không tan trong nước.
- Hướng dẫn về an toàn:
+ Từ chỉ mức độ độc: NGUY HIỂM (dạng kỹ thuật); THUỐC ĐỘC (hầu
hết các sản phẩm đều có chứa endosunfan). Độc tính cấp I.
+ Độc tính: Dạng kỹ thuật: đường miệng LD50 > 100 mg/kg ở chuột
cống, 22,7 mg/kg ở chuột cái, qua da thỏ là 359 mg/kg.

II.4.2 CARBOFURAN
- Tên hóa học: 2,3 – dihydro – 2,2 – dimetyl – 7 – benzofuranyl metylcacbamat
- Nhóm thuốc: Cacbamat.
- Cấu trúc hóa học:
CH3
H

O

H 3C N

C

CH3
O

- Đặc tính: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể không mùi màu trắng, điểm nóng chảy
153 – 154 oC, tan trong nước 700 ppm ở 25 oC và tan trong một số dung môi hữu cơ
khác (toluene, diclometan, isopropanol). Bền trong môi trường trung tính và acid,
Trung không

tâm bền
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong môi trường kiềm, bị phân hủy ở nhiệt độ trên 150oC.
- Hướng dẫn về môi sinh: Cá :LD50 0,24 mg/kg (96 giờ) đối với cá mang xanh,
thuốc hạt 5% không độc cho ong. Gà LD50 25 – 39 mg/kg (thuốc bột).
- Hướng dẫn về an toàn:
+ Từ chỉ mức độ độc: ĐỀ PHÒNG – NGUY HIỂM. Độc tính cấp II
(dạng thuốc hạt)
+ Độc tính: Đường miệng LD50 ( chuột cống): 11 mg/kg, thấm qua da
(thỏ) LD5010,2 mg/kg. Carbofuran chắc chắn gây đột biến di truyền qua mấy thế hệ.

II.4.3 PARAQUAT
- Thành phần hóa học: Ion 1,1’ – dimetyl – 4,4’ – bipyridinium; có mặt trong
sản phẩm ở dạng muối diclorua hoặc dimetyl sunfat. Thuộc họ bipyridylnium,
dipyridylnium.
- Cấu trúc:
CH+
3N

+

NCH3.2Cl

- Đặc tính: Muối diclorua tan trong nước, tan ít trong cồn cấp thấp, không tan
trong hydrocacbon. Bền trừ môi trường kiềm. Bị các hạt đất thấm hút mạnh và
paraquat bị vô hiệu hóa. Chất rắn kết tinh không màu, phân hủy ở nhiệt độ khoảng
300oC.

23



- Hướng dẫn về an toàn:
+ Từ chỉ mức độ độc: NGUY HIỂM – THUỐC ĐỘC. Bị xếp loại nhóm
nóng được “DÙNG HẠN CHẾ “. Độc tính cấp II.
+ Độc tính: Cấp tính đường miệng LD50 (chuột cống) 150mg/kg.

II.4.4 DIAZINON
- Thành phần hóa học: 0,0 – dietyl 0 – (2 – isopropyl – 4) metyl – 6 –
pyrimidinyl photphothioat.
- Cấu trúc:
CH3

C
N

CH

HC C
CH3

N

C

O C2H5
O

P


OC2H5

S

- Đặc tính: Dầu không màu, thuốc tan trong nước ở nhiệt độ phòng 0,004%, tan
trong etanol, axeton, xylen và các loại dầu gốc dàu hỏa. Sản phẩm kỹ thuật là một chất
lỏng màu nâu từ nhạt đến sẫm, có độ tinh khiết ít nhất là 90%.
- Hướng dẫn về an toàn:
+ Từ chỉ mức độ độc: LƯU Ý – ĐỀ PHÒNG. Độc tính cấp II, III (tùy theo

Trung sản
tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phẩm
gia công).
+ Độc tính: Đối với diazinon kỹ thuật: cấp tính đường miệng LD50 (chuột
cống) 300 – 400 mg/kg; cấp tính qua da (thỏ) 3600 mg/kg; cấp tính hít hơi LC50 (chuột
cống) 5,4 mg/l trong 4 giờ. Làm xốn mắt nghiêm trọng (thỏ), rộp da nhẹ (thỏ).

II.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV
III.5.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Ở ĐBSCL
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia sử dụng thuốc BVTV nhiều
nhất trên thế giới. Lượng thuốc sử dụng hàng năm luôn tăng lên, mặc dù thế giới có
chiều hướng giảm xuống. Trước năm 1990 tổng lượng thuốc BVTV được sử dụng
khoảng 13000 đến 15000 tấn/năm, nhưng từ sau năm 1996 thì tổng lượng thuốc dùng
hàng năm tăng 1,2 đến 1,5 lần thậm chí hơn 2 lần so với năm trước (Duyệt, 2000).
Trong đó ĐBSCL là vùng sử dụng hóa chất BVTV nhiều hơn các tỉnh phía Bắc từ 3
đến 5 lần (Lao động, 2007). Đặc điểm canh tác nông nghiệp của vùng là trồng được 3
vụ lúa mỗi năm, ngoài ra còn kết hợp trồng rau màu và cây ăn trái quanh năm, điều

kiện thời tiết nhiều thuận nên thường xảy ra các dịch hại lớn; nên nhu cầu thuốc
BVTV hàng năm đều rất lớn. Nhưng hiện trạng lạm dụng thuốc BVTV do thiếu hiểu
biết và chạy theo lợi nhuận trong sản xuất nên các tỉnh ĐBSCL đều đang phải gánh
chịu những hậu quả môi trường và sức khỏe rất nghiêm trọng.
Điển hình vụ lúa hè thu 2007, một số nơi trong khu vực nông dân có sạ lúa, diệt
ốc bươu vàng thì nơi đó có cá chết, vỏ bao, chai thuốc ở khắp cánh đồng (Nghi, 2007).

24


Theo số liệu của Chi cục BVTV Vĩnh Long, bình quân mỗi vụ lúa nông dân sử
dụng khoảng 150000 tấn phân hóa học và hàng nghìn tấn nông dược, hóa chất BVTV
cho cây trồng và vật nuôi (Chánh, 2007).
Trong vụ Đông Xuân vừa qua do dịch rầy nâu bùng phát trên diện rộng nên hầu
hết nông dân trong tỉnh Hậu Giang đều dùng thuốc BVTV với liều lượng cao gấp 3
đến 10 lần sao với các vụ trước. Không những dùng nhiều loại thuốc trong và ngoài
nước với liều lượng cao, mà nhiều nông dân còn trộn thuốc với nhớt (dầu nhờn) và dầu
hỏa đổ xuống ruộng để diệt rầy (Ngọc Thiện, 2007).
Ở ấp An Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang người dân ở đây không dám sử
dụng nước của con kênh, nguồn lợi thủy sản ở đây không còn. Nguyên nhân do thuốc
bảo vệ thực vật từ trên đồng xả xuống dòng sông cùng với các bọc, vỏ chai, bao đựng
thuốc BVTV thả trôi trên sông làm nguồn nước bị ô nhiễm (Hùng Anh, 2007).

II.5.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV Ở CẦN THƠ
Là trung tâm của khu vực ĐBSCL, địa hình bằng phẳng nên khoảng 81% diện
tích đất của Cần Thơ dùng cho sản xuất nông nghiệp (Niên giám thống kê 2006).
Hướng phát triển nông nghiệp của Thành phố là thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa các
mô hình sản xuất. Chính vì vậy nên lượng hóa chất nông nghiệp dùng trong trồng trọt,
nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Thuốc BVTV luôn có hai mặt trái ngược nhau,
vừa làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người,

vật nuôi và môi trường xung quanh. Dó đó thuốc BVTV cũng được xem là nguồn gây
ô nhiễm môi trường nước mặt của Cần Thơ.
Tại TP Cần Thơ hiện nay có khoảng hàng trăm cơ sở kinh doanh, buôn bán,

Trung cung
tâmứng
Học
ĐHTrong
Cần6 tháng
Thơđầu
@năm
Tài2008,
liệuChihọc
tậpvệvà
cứu
thuốcliệu
BVTV.
cục Bảo
TPnghiên
Cần Thơ kết
hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương đã kiểm
tra 65 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV thì có 35 cơ sở vi phạm các quy định như: bán
thuốc quá hạn sử dụng, không giấy phép kinh doanh, không giấy chứng nhận bảo vệ
môi trường, không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV.(Nam Giao,
2008)
Tại khu vực quận Ô Môn đã có hiện tượng cá chết hàng loạt trên các dòng sông,
ruộng lúa và nhiều bè cá được xác định nguyên nhân là do nông dân sử dụng các loại
thuốc diệt ốc bươu vàng có nguồn gốc Endosunfat như: Endosol 35EC, Thiodal,
Cyclodan, Thiodan ( Hiền, 2004).
Một số nông dân xã Trung Thạnh và Trung An (Thốt Nốt) trong thời gian qua

đã sử dụng thuốc BVTV gấp 3 – 4 lần so với những năm trước do nhiều dịch lớn xuất
hiện như vàng lùn xoắn lá, rầy nâu, đạo ôn,…Sau khi sử dụng xong chai lọ, bao bì
đựng thuốc họ đều bỏ lại ruộng, chỗ khuất hoặc dưới các kênh rạch (Hà Văn, 2007).

II.6 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ THUỐC
BVTV
II.6.1 NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG
- Đúng chủng loại thuốc: Cần phải biết rõ cây trồng bị tấn công bởi tác nhân
gây hại nào và loại thuốc BVTV nào cần để diệt trừ dịch hại đó. Vì thế ta phải chọn
đúng chủng loại thuốc để hiệu quả tiêu diệt cao nhất.

25


×