Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bước đầu tìm hiểu thành phần hóa học của cây hoàn ngọc (pseuderanthemum bracteatum imlay) họ ô rô (acanthaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN HÓA

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA CÂY HOÀN NGỌC
(Pseuderanthemum bracteatum Imlay)
Họ Ô rô (Acanthaceae)
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: Sƣ phạm Hóa học

Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy

Kiên Minh Phƣơng
Lớp : Sƣ phạm Hóa học K33
MSSV: 2072005

Cần Thơ - 2011


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian làm luận văn và đạt được kết quả như hôm nay tôi đã học được
nhiều điều bổ ích đồng thời tích lũy được nhiều kiến thức về lĩnh vực mà tôi nghiên cứu.


Trong quá trình đó, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để hoàn thành tốt đề tài ngoài
sự nổ lực của bản thân, tôi được sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Do đó,
trang đầu tiên của bài báo cáo tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, giảng viên chính bộ môn hóa, khoa sư phạm, trường
Đại Học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành tốt đề tài.
- Thầy Nguyễn Văn Hùng, cô Thái Thị Tuyết Nhung, thầy Ngô Quốc Luân, thầy
Nguyễn Phúc Đảm và tất cả quý thầy cô bộ môn Hóa đã giúp đỡ và truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt 4 năm để tôi có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang i


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
I.1 Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………….1
I.2 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

…………………………………………1

I.3 Giới hạn của đề tài………………………………………………………………......2

I.4 Giả thuyết của đề tài……………………………………………...............................2
I.5 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu…………………………………………...2
I.5.1 Phương pháp .................................................................................................... 2
I.5.2 Phương tiện ..................................................................................................... 3
I.6 Các bước thực hiện đề tài………………………………...........................................3
I.7 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….....3
II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 4
II.1 PHẦN TỔNG QUAN……………………………………………………………...4
II.1.1 Thực trạng xung quanh nội dung nghiên cứu của đề tài .................................. 4
II.1.2 Tìm hiểu về cây hoàn ngọc ............................................................................. 4
II.1.2.1 Phân loại thực vật...................................................................................... 4
II.1.2.2 Mô tả cây .................................................................................................. 4
II.1.2.3 Phân bố sinh thái ....................................................................................... 5
II.1.2.4 Thành phần hóa học .................................................................................. 6
II.1.2.5 Bộ phận dùng ............................................................................................ 9
II.1.2.6 Tính vị và tác dụng dược lý của cây .......................................................... 9
II.1.2.7 Công dụng .............................................................................................. 10
II.1.2.7.1 Trong y học dân gian ...................................................................... 10
II.1.2.7.2 Trong đời sống ................................................................................. 12
II.2 PHẦN THỰC NGHIỆM……………………………………………………….....13
II.2.1 Dụng cụ và hóa chất ..................................................................................... 13
II.2.1.1 Dụng cụ .................................................................................................. 13
II.2.1.2 Hóa chất.................................................................................................. 13
II.2.2 Thu hái và xử lí mẫu ..................................................................................... 14
II.2.2.1 Thu hái mẫu ............................................................................................ 14
II.2.2.2 Xử lí mẫu ................................................................................................ 14
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang ii



Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.2.2.3 Đo độ ẩm ............................................................................................... 14
II.2.3 Khảo sát sự hiện diện của các loại hợp chất tự nhiên có trong lá hoàn ngọc .. 15
II.2.3.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alcaloid ...................................... 15
II.2.3.2 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid.................................... 16
II.2.3.3 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Sterol ......................................... 16
II.2.3.4 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Saponin ...................................... 16
II.2.3.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Tanin ......................................... 17
II.2.3.6 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Coumarine .................................... 17
II.2.4 Quy trình điều chế các loại cao ..................................................................... 21
II.2.5 Quy trình tách chiết riêng các sterol, triterpene ra khỏi cao ether dầu hỏa và
cao ethyl acetate..................................................................................................... 22
II.2.6 Kết quả sắc kí cột ......................................................................................... 22
II.2.6.1 Kết quả sắc kí cột trên cao ether dầu hỏa ................................................. 22
II.2.6.2. Nhận danh xác định cấu trúc hợp chất .................................................... 24
II.2.6.3 Kết quả sắc ký cột trên cao ethylacetat .................................................... 25
II.2.6.4 Nhận danh xác định cấu trúc hợp chất ..................................................... 27
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 31
III.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 31
III.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………...32
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3

Phụ lục 4

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang iii


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Mô tả cây hoàn ngọc .............................................................................. 5
Hình 2 : Hoa hoàn ngọc……. .. ............................................................................ 5
Hình 3: Rễ cây hoàn ngọc ................................................................................... 5
Hình 4a: Lá hoàn ngọc ăn kèm với bánh xèo ........................................................ 12
Hình 4b: Dùng làm rau sống để ăn ....................................................................... 12
Hình 5: Sản xuất trà hoàn ngọc Tây Ninh.......... ................................................. 12
Hình 6: Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid ................................... 19
Hình 7a, 7b: Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất sterol .................................. 19
Hình 8: Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin ...................................... 20
Hình 9: Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất tanin .......................................... 20
Hình 10: Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Coumarin ................................ 20
Hình 11: Cấu trúc hóa học của Stigmasterol và   Sitosterol……………………25
Hình 12: Cấu tạo hóa học của Lupeol……………………………………………..30

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang iv



Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Kết quả đo độ ẩm ............................................................................................14
Bảng 2: Tóm tắt sự hiện diện của các hợp chất tự nhiên có trong lá hoàn ngọc ..............18
Bảng 3: Kết quả sắc ký cột silicagel của cao chiết ether dầu hỏa....................................23
Bảng 4 : So sánh dữ liệu phổ IR của HN1 và S ..............................................................24
Bảng 5: Kết quả sắc ký cột silicagel của cao chiết ethyl acetate .....................................26
Bảng 6: Bảng so sánh dữ liệu phổ 1H- NMR của HN2 và Lupeol ..................................28
Bảng 7: Bảng so sánh dữ liệu phổ 13C – NMR của HN2 với phổ chuẩn của Lupeol .......29

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang v


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cây hoàn ngọc thuộc họ ô rô (Acanthaceae) là loài cây có nhiều ở Việt Nam, được
ứng dụng nhiều trong y học. Ngoài cây hoàn ngọc (tên chính thức là xuân hoa) là một cây
đang được nhiều người quan tâm, trong dân gian còn có một cây nữa được dùng làm
thuốc chữa các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đại tràng, lỵ…với tên là “ hoàn
ngọc đỏ”.
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ cây hoàn ngọc đỏ có tên khoa học là

Pseuderanthemum bracteatum Imlay, họ Acanthaceae, tên Việt Nam là xuân hoa lá- hoa
đúng như tác giả Võ Văn Chi đã xác định vào cuối năm 2006. Loại cây này có những đặc
điểm thực vật và sinh thái được mô tả khá chi tiết trong một số tài liệu. Nhưng theo
những tài liệu tham khảo được thì thành phần hóa học của loài cây này vẫn còn được
nhiều nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn. Chính vì vậy, những hiểu biết về tác
dụng và công dụng của loài cây này bị giới hạn trong dân gian. Tuy nhiên, trên thị
trường, cây hoàn ngọc đã được dùng để sản xuất các loại trà và sử dụng như một loại
thuốc nam có hiệu quả.
Vì lí do đó, đề tài nghiên cứu về cây hoàn ngọc thực hiện những vấn đề sau:
- Tìm hiểu về cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum bracteatum Imlay).
- Bước đầu định tính khảo sát thành phần hóa học của cây hoàn ngọc.
- Tiến hành các phương pháp chiết xuất và cô lập sản phẩm trên lá cây hoàn ngọc.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang vi


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, hóa học cây thuốc không ngừng phát triển. Một số loài cây hoang dại đã
được dùng để làm thuốc chữa bệnh trong dân gian. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, các
loài thuộc họ Ô rô cũng rất phong phú và đa dạng trong việc chữa một số loại bệnh có
hiệu quả.
Cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum bracteatum Imlay) thuộc họ ô rô (Acanthaceae)
là loài cây có nhiều ở Việt Nam. Trong dân gian người ta dùng lá chữa chấn thương, chảy

máu, trị tiêu chảy, viêm loét dạ dày... rất có hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất
nhiều bài báo nói về công dụng và xuất hiện những sản phẩm được làm từ loài cây này
như trà túi lọc Tây Ninh....Việc sử dụng các dược liệu từ hợp chất thiên nhiên đã và đang
được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và trên thế giới.
Trong thực tế, sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật mang lại hiệu quả cao
hơn các loại thuốc có nguồn gốc tổng hợp, bởi vì nó thường có rất ít những tác dụng phụ
có hại. Xuất phát từ thực tế trên, việc chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành phần hóa học
của cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum bracteatum Imlay)” với mục đích tìm hiểu các hợp
chất liên quan tới các hoạt tính sinh học của cây hoàn ngọc tạo cơ sở khoa học cho những
bài thuốc dân tộc của Việt Nam đồng thời đảm bảo hiệu quả khi ta sử dụng loài thực vật
này.

I.2 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài [2], [10]
- “Khảo sát thành phần hóa học của lá xuân hoa” - Huỳnh Kim Diệu - đã phân lập
được stigmasterol và   sitosterol,   sitosterol  3  O    glu cos ide và apigenin
7  O    glu cos ide từ lá xuân hoa trồng tại trại chăn nuôi thực nghiệm trường Đại Học

Cần Thơ. Điều này giải thích được việc sử dụng lá xuân hoa để phòng bệnh tim mạch, trị
viêm nhiễm cũng như trị ung thư của dân gian.
- “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, đặc điểm giải phẫu và tác dụng kháng khuẩn của
cây xuân hoa” - sinh viên N. T. P đã tìm hiểu được đặc điểm thực vật của loài cây hoàn
ngọc đỏ.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 1


Luận văn Tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

- “Những thành công trong nghiên cứu về rễ cây hoàn ngọc”- báo khoa học và đời
sống - đã phân lập được 4 loại triterpene có hoạt tính sinh học cao là: lupeol, lupenone,
betulin, acid pomolic và phân lập được thêm một triterpene có tên epifriedelanol và một
hợp chất mới được gọi tắt là HN5-7NTN. Hai hợp chất lupeol và betulin chiếm hàm
lượng tương đối cao trong mẫu rễ cây được thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định,
hoạt tính chống oxy hóa và độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư gan HepG2 và ung thư
vú MCF7 tại viện hóa học – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

I.3 Giới hạn của đề tài
Tìm hiểu đặc điểm thực vật và sinh thái của cây hoàn ngọc, đồng thời tìm hiểu thành
phần hóa học dựa trên tài liệu.
Điều chế cao ethanol từ lá cây hoàn ngọc, dùng phương pháp sắc ký cột để cô lập
một số hợp chất chứa các hợp chất có tác dụng sinh học. Vì vậy, đề tài này sẽ xoay quanh
các vấn đề tìm hiểu về cây hoàn ngọc và tìm hiểu sơ bộ thành phần hóa học của loài cây
này.

I.4 Giả thuyết của đề tài
Dựa vào những thành phần và đặc điểm nghiên cứu sơ bộ về cây hoàn ngọc đã tìm
hiểu được các loại hợp chất như steroid, triterpenoid,...với những tính năng và công dụng
trong điều trị một số bệnh như tiêu chảy, cầm máu, ung thư......

I.5 Phƣơng pháp và phƣơng tiện nghiên cứu
I.5.1 Phƣơng pháp
- Tổng kết tài liệu, các khái niệm có liên quan về hợp chất steroid, hợp chất
triterpenoid, các phương pháp chiết xuất, phương pháp cô lập sản phẩm, phương pháp
kết tinh,...
- Phương pháp chiết rắn- lỏng.
- Phương pháp chiết lỏng-lỏng.

- Phương pháp sắc ký cột. Theo dõi quá trình sắc ký cột bằng sắc ký bản mỏng.
- Tiến hành định tính khảo sát thành phần hóa học có trong lá hoàn ngọc.
- Phân tích sản phẩm tinh chế bằng phổ IR.
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 2


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

I.5.2 Phƣơng tiện
- Máy vi tính.
- Sách, báo, tạp chí hóa học, tạp chí khoa học công nghệ, mạng internet.
- Dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm vô cơ và hữu cơ: máy cô quay, cột sắc
ký, bản mỏng, dung môi, thuốc thử.

I.6 Các bƣớc thực hiện đề tài
Giai đoạn 1: Từ 16/8/2010 đến 31/8/2010
Nhận đề tài từ giáo viên hướng dẫn, tìm tài liệu có liên quan, trao đổi với giáo viên
hướng dẫn và hoàn thành đề cương chi tiết.
Giai đoạn 2: Thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011.
Giai đoạn 3: Tháng 4 và tháng 5 năm 2011 tổng hợp kết quả và hoàn thành báo cáo
luận văn tốt nghiệp.

I.7 Đối tƣợng nghiên cứu
- Lá cây hoàn ngọc.

SVTH: Kiên Minh Phương


Trang 3


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 PHẦN TỔNG QUAN
II.1.1 Thực trạng xung quanh nội dung nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, cây hoàn ngọc được nghiên cứu khá nhiều đặc biệt là nghiên cứu việc sản
xuất các loại sản phẩm làm từ loài thực vật này. Một loạt các sản phẩm được đưa ra thị
trường với rất nhiều công dụng chữa bệnh đã làm cho nhiều người dân tin tưởng về loại
cây chữa bách bệnh này. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thuốc nam trong dân gian ngày
càng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu cây hoàn ngọc làm cơ sở khoa học để sử dụng
loài thực vật này trong y học đạt hiệu quả.
II.1.2 Tìm hiểu về cây hoàn ngọc [1], [5], [6], [9], [11]
II.1.2.1 Phân loại thực vật
Tên khoa học: Pseuderanthemum bracteatum Imlay
Tên khác : hoàn ngọc đỏ, xuân hoa lá - hoa.
Giới : Thực vật
Ngành : Magnoliophyta
Lớp : Magnoliopsida
Bộ : Lamiales
Họ : Acanthaceae
Chi : Pseuderanthemum
II.1.2.2 Mô tả cây
Cây bụi nhỏ, cao đến 1m hoặc hơn, sống nhiều năm . Thân và cành mảnh, nhẵn,
đường kính phần gốc thân khoảng 7 - 10 mm, đường kính cành khoảng 2 - 4 mm, thân

non hơi vuông, có màu đỏ tía, đốt dài 6 - 8cm, các mấu hơi phình to. Lá nguyên nhẵn,
mọc đối, mặt trên lá màu lục thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt, phiến lá hình thoi hẹp, dài 7
- 12 cm, rộng 1,5 - 2,5cm, có 5 - 6 đôi gân bên nổi rõ ở mặt dưới, mép lá không có răng.
Cuống lá dài khoảng 2 – 3 cm. Các lá non ở ngọn có màu tía.
Cụm hoa dạng bông dài 2 - 3cm, ở đầu cành. Lá bắc màu xanh lục, kích thước 10 12mm x 4 - 6mm, xếp kết hợp theo 4 hàng, mặt trên và mép lá bắc có lông. Lá bắc con
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 4


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

(tiền diệp) nhỏ. Lá đài hẹp, dài 1 cm, dính liền 1/3 phía dưới. Tràng hợp, hình ống, màu
tím nhạt, ống tràng hẹp dài khoảng 2 - 2,5cm, phía trên chia 5 thùy ngắn gần bằng nhau.
Bộ nhị gồm 2 dài, 2 ngắn, dài khoảng 11 - 14mm, chỉ nhị có lông, đính trên ống tràng,
bao phấn đính lưng dài 2 - 3mm. Bộ nhụy có vòi dài khoảng 1,8 - 2cm, núm nhụy chia 2,
hình mũi mác dài 2 - 3mm. Bầu trên, 2 ô đường kính khoảng 1 - 1,2 mm. Chưa thấy quả
và hạt.

Hình 1: Mô tả cây hoàn ngọc

Hình 2 : Hoa hoàn ngọc

Hình 3: Rễ cây hoàn ngọc
II.1.2.3 Phân bố sinh thái
Phân bố nhiều ở một số nước như Việt Nam, Ấn Độ, Nam Trung Quốc… Là một
cây mọc tự nhiên ở vùng núi, vài năm gần đây được nhân dân trồng nhiều trong các hộ
gia đình. Thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Cây trồng sinh trưởng mạnh quanh năm. Cây

trồng rất dễ, có thể cắm cành, giâm cành đều có thể tạo được cây mới.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 5


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.1.2.4 Thành phần hóa học [1], [2], [5], [6]
*Stigmasterol: là sterol thực vật, cô lập từ dầu đậu nành và nhiều loài thực vật
khác. Công thức phân tử C29H48O: có một nhóm -OH tại C3, hai nối đôi giữa C5 và C6, C22
và C23, hai nhóm -CH3 gốc tại C10 và C13, một dây hidrocacbon -C10H19 tại C17. Hợp chất
này có thêm một nối đôi ở C22 và một nhóm metyl ở C24. Nhiệt độ nóng chảy 1700C (đk
thường).
Công thức cấu tạo:
H3C
CH3

CH3

CH3
CH2CH3

CH3

HO


*   sitosterol:
Công thức phân tử: C29H50O
Khối lượng phân tử:

414 đvC

Công thức cấu tạo:

CH3
H3C
CH3
CH3

CH3
H

CH3

H

H
HO

*   sitosterol  3  O    glu cos ide :
Công thức phân tử C35H60O6
Khối lượng phân tử: 576 đvC.
Công thức cấu tạo:

SVTH: Kiên Minh Phương


Trang 6


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
CH2CH3
H3C
H

CH3

HO
CH3

HO
O

H
H

H
O

HO
OH

H

*Chất Lupeol

- Chất lupeol được đánh giá là tác nhân có tiềm năng để điều trị căn bệnh ung thư
tuyến tụy.
- Các nhà khoa học thuộc khoa y Đại Học Hồng Kông dùng lupeol trong thử
nghiệm trên chuột đã nhận được những kết quả hết sức bất ngờ: Lupeol làm giảm số
lượng tế bào ung thư cổ và đầu của chuột thí nghiệm, ngoài ra nó còn phong tỏa quá
trình trao đổi chất xung quanh khối u nhưng hầu như không gây những phản ứng phụ tối
thiểu đối với các tổ chức tế bào lành ở xung quanh nội tạng , trong đó có gan và thận.
Công thức cấu tạo:

CH2
H3C
H

CH3 CH3
H
HO
H3C

H

H

CH3

CH3

CH3

* Lupenone
Lupenone có khả năng kháng rất cao đối với loại HSV- 1 và HSV – 2, một loại

virus đơn typ - 1 gây những mụn nước mỏng có khuynh hướng tái phát ở cùng một
vùng trên da hoặc lợi, miệng, hàm hay kết mạc. Loại virus này cũng có thể khiến trẻ
sơ sinh bị nhiễm bệnh viêm màng não hay nhiễm khuẩn nội tạng. Ở người lớn, chúng
khiến 5 - 7% bệnh nhân bị viêm màng não.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 7


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Công thức cấu tạo:

CH2
H3C
H
CH3

CH3

H
O
H3C

CH3

CH3


H
CH3

* Betulin - một chất triterpene tự nhiên
- Khoa học hiện đại đã đánh giá vai trò vô cùng to lớn của betulin trong vai trò của
dược chất chống bệnh sốt rét, chống viêm nhiễm và hơn nữa là nguồn nguyên liệu quý để
tạo ra biệt dược chống bệnh HIV - AIDS.
- Các nhà khoa học của Mỹ ở đại học Minnesota và Nga ở đại học Irkutsk đã phát
hiện ra cơ chế ức chế sự họat động của HIV và độc tính của nó đối với nhiều dòng tế
bào ung thư khác nhau. Theo đó , betulin có khả năng ức chế HIV thâm nhập vào tế bào
T bằng cách phong tỏa gp41 - một protein tối thiểu cần thiết của HIV giúp cho virus
truyền bệnh vào tế bào lành.
- Ngoài ra, độc tố cao của betulin có khả năng giết chết nhiều loại tế bào ung thư
do kích thích cơ chế phá hủy tế bào bệnh. Betulin được chuyển hóa thành acid betulinic
là một hợp chất quý hiếm có khả năng ức chế khối u và ức chế HIV rất hiệu quả so với
một số thuốc khác hiện đang được dùng để điều trị các bệnh trên. Trong điều trị bệnh
gan, betulinic được sử dụng như một loại thuốc cần có nhằm bảo vệ tế bào gan bình
thường khỏi bị tổn thương bởi các tác nhân khác nhau. Cũng như vậy, các bệnh nhân
được chỉ định áp dụng liệu pháp hóa hay phóng xạ trị liệu được khuyến khích dùng
thuốc chứa betuline. Các sản phẩm thức ăn chức năng chứa betuline có khả năng tăng
cường hệ miễn dịch cho cư dân sống trong môi trường ô nhiễm và kéo dài tuổi thọ trong
môi trường bình thường.

CH2

Công thức cấu tạo:

H3C
H

CH3
H
HO
H3C

CH3

CH2OH

CH3

H
CH3

* Pomolic acid
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 8


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Trong các nghiên cứu cơ bản các nhà khoa học phát hiện ra acid pomolic (PA) có
thể giải được MDR ( khối u kháng các loại thuốc điều trị khác nhau) thông qua cơ chế áp
đảo các protein Bcl - 2 hoặc Bcl - xl có chức năng kháng cơ chế phá hủy tế bào bị bệnh
trong phương pháp điều trị một số bệnh ung thư.
Công thức cấu tạo:
HO

OH

H
H
HO

O

H

Ngoài các thành phần trên, cây hoàn ngọc còn chứa các thành phần khác như
flavonoid, saponin, tannin, coumarine và các hợp chất vô cơ……
II.1.2.5 Bộ phận dùng
Cây hoàn ngọc được trồng chủ yếu lấy cả rễ, thân và lá. Cây trồng khoảng 2 tháng là
có thể dùng được.
II.1.2.6 Tính vị và tác dụng dược lý của cây [9]
Toàn cây được dùng làm thuốc có vị chát, hơi nhớt. Lá già nhân đắng , lá non nhỏ
không có mùi vị, vỏ và rễ có mùi vị như lá già.
Trong dân gian cây hoàn ngọc được biết đến như một cây thuốc "kỳ diệu" chữa:
tiêu hóa, tiêu chảy, đau dạ dày, loét hành tá tràng, trĩ nội, táo bón, viêm thận, cầm máu,
đau gan, xơ gan cổ trướng, u xơ tuyến tiền liệt, giúp điều chỉnh: huyết áp, đường huyết,
giải độc cho cơ thể, ăn ngủ tốt và phục hồi sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược...
Các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại Học Nông Nghiệp và Công nghệ Tokyo, viện
nghiên cứu quốc tế về nông nghiệp Fuchu, Đại học Cần Thơ và các công trình nghiên
cứu ở Việt Nam cho thấy lá cây hoàn ngọc hoàn toàn không độc hại, có khả năng phòng
ngừa, chữa trị tới 25 loại bệnh cho con người.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 9



Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.1.2.7 Công dụng
II.1.2.7.1 Trong y học dân gian [7]
Cây hoàn ngọc được lưu truyền trong nhân dân. Ở Hà Nội các dược sĩ, bác sĩ, luơng
y đã kịp thời trồng cây và ứng dụng để rút kinh nghiệm và phổ biến trong các hội nghị,
trên báo “Thuốc và Sức khỏe” số 101 ngày 1/2/1997.
Bệnh ung thư thời kỳ mới phát. Ngày ăn 2 lần hoặc hơn, tùy mức độ giảm đau, ăn
thường xuyên người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, giảm đau rõ rệt.
Bệnh về gan thận: viêm gan, xơ gan, cổ trướng ăn ngày 2 lần khi đói, hoặc dùng lá
khô tán bột, hòa với cây tam thất, 1 liều lượng hai vị bằng nhau, đây là thuốc đặc trị xơ
gan cổ trướng, các bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính như suy thận, tiểu ra máu, ăn ngày
2 lần. Sau 15 ngày bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi…ăn
ngày từ 2-3 lần đến khi khỏi. Có thể nấu canh nhạt mà ăn, khi đau ruột thừa cần ăn liều
lượng cao 15 lá, sau hai tiếng cơn đau dứt. Sau đó nên đem vào bệnh viện để kiểm tra.
Bệnh có kèm chảy máu: chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, thổ huyết…ăn từ 2-4 lần
trong ngày, có thể sắc thuốc uống hoặc nấu canh ăn, tác dụng như Vitamine K.
Tiết niệu sinh dục: viêm bàng quang, đường tiết niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, bị ngã,
viêm sưng, ra máu bộ phận sinh dục.
Các u bướu, u phổi, u sơ nhiếp hộ tuyến: cũng dùng như trên sẽ ăn ngủ tốt, riêng u
sơ nhiếp hộ tuyến, điều trị đúng 10 ngày của hạ tuần trăng (từ ngày 20-30 âm lịch) phải
chữa trong 3 tuần trăng ( 30 ngày trong 3 tháng ).
Các bệnh viêm, loét: viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại, ăn liền
một tuần, nếu uống rượu bệnh tái phát. Đau răng, sâu răng, viêm lợi, nhai lá với tí muối
ngậm 5-10 phút.

Điều chỉnh huyết áp: ổn định thần kinh, ăn xong chợp mắt ngủ một lúc, liên tục ăn
5-7 ngày huyết áp cao hoặc thấp sẽ trở lại bình thường; khi rối loạn thần kinh thực vật, ăn
lá vào buổi sáng, nằm yên tỉnh 15 phút, chiều tối hoặc hôm sau sẽ ổn định.
Trị cảm cúm: chấn thương, nâng cao sức đề kháng. Cảm cúm đau đầu, sốt, cứ 2 giờ
là ăn một lần sau khi sốt, ăn cháo nấu với lá người khỏe trở lại. Vết thương kín thì nhai lá
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 10


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

đắp, vết thương hở thì giã lá đắp và băng chặt, hoặc uống hoặc ăn cầm máu vết thương,
chống viêm nhiễm, lá có tác dụng như kháng sinh và Vitamine K. Khi người cảm thấy
mệt mỏi hoặc muốn nâng cao sức chịu đựng trong tập luyện nặng nhọc, nên ăn 5-7 lá
trước 30 phút.
Trị cho súc vật: trâu bò, chó mèo, gà vịt, chim bồ câu… bị tiêu chảy, động kinh
dùng lá cho ăn, chữa được bệnh, kích thích tiêu hoá và làm tăng trưởng .
Điều trị bệnh phụ nữ: không có ảnh hưởng đến tuyến sữa. Trẻ em thì phải giã lấy
nước uống.
Chữa các bệnh về đường tiêu hóa: đau bụng, quặn bụng, sôi bụng, đầy hơi không rõ
nguyên nhân, ăn từ 7 đến 9 lá ( 2-3 lần/ngày), có thể nấu canh để ăn.
Bệnh kèm theo chảy máu: chảy máu dạ dày, đường ruột, tiểu ra máu,...ăn lá khi
chưa ăn gì, sắc nước lá để uống, nấu canh khoảng một lát nhỏ ( ăn ngày 2 lần).
Lá hoàn ngọc có tác dụng cầm máu vết thương, lấy lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp và
băng chặt vào chỗ vết thương chảy máu. Có thể dùng riêng hoàn ngọc đỏ với liều 20 40g/ngày, sắc uống trị các bệnh đường ruột nói trên. Hoặc phối hợp với một số vị thuốc
khác, như hoàn ngọc đỏ 16g, nam mộc hương 12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, thương
truật 10g, sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3 tuần lễ.


SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 11


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.1.2.7.2 Trong đời sống
- Ở một số vùng An Giang, người ta dùng hoàn ngọc làm rau sống ăn kèm với
bánh xèo.

Hình 4a:Lá hoàn ngọc ăn kèm với bánh xèo

Hình 4b: Dùng làm rau sống để ăn

- Ở Tây Ninh dùng để sản xuất các loại trà.

Hình 5: Sản xuất trà hoàn ngọc Tây Ninh

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 12


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy


II.2 PHẦN THỰC NGHIỆM
II.2.1 Dụng cụ và hóa chất
II.2.1.1 Dụng cụ
- Lọ thủy tinh 7 lít

- Đũa thủy tinh

- Becher 50 ml

- Ống nghiệm

- Becher 100 ml

- Bình hút ẩm.

- Becher 500 ml

- Phễu lọc

- Erlen 250 ml

- Giấy lọc

- Bình lóng

- Bếp điện

- Máy cô quay chân không


- Lưới amiăng

- Cân phân tích

- Bản mỏng

- Cân kỹ thuật

- Ống vi quản

- Ống đong 5 ml

- Cột sắc kí nhỏ

- Ống đong 10 ml

- Máy sấy

- Ống đong 50 ml
II.2.1.2 Hóa chất
- Ethanol

- I2

- Petroleum ether

- Br2 3%

- Ethyl acetate


- H2O cất

- Chloroform

- Anhydride acetic

- Acetone

- NaOH, Na2CO3

- Methanol

- Dichloromethane.

- H2SO4
- KI
- HCl
- HNO3
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 13


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.2.2 Thu hái và xử lí mẫu
II.2.2.1 Thu hái mẫu
Lá hoàn ngọc được thu hái tại quận Ninh Kiều –Thành phố Cần Thơ. Lá được

thu hái là những loại lá già và lá non tươi không sâu, không bị nấm mốc.
II.2.2.2 Xử lí mẫu
Lá tươi được rửa sạch, cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 500C đến trọng lượng không
đổi, sau đó đem xay nhỏ.
II.2.2.3 Đo độ ẩm
A% 

Ghi chú :

mt  mk
 100%
mt

mt : khối lượng lá tươi
mk : khối lượng lá khô

Kết quả thu được sau 3 lần đo như sau:
Bảng 1: Kết quả đo độ ẩm
Khối lượng lá hoàn

Khối lượng lá hoàn

Độ ẩm

ngọc tươi (g)

ngọc khô (g)

A%


Lần 1

50,1

9,1

81,84

Lần 2

50,1

8,88

82,28

Lần 3

50,1

8,87

82,3

Trung bình

50,1

8,95


82,14

Vậy độ ẩm trung bình của lá hoàn ngọc là 82,14 %.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 14


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.2.3 Khảo sát sự hiện diện của các loại hợp chất tự nhiên có trong lá hoàn
ngọc [11], [12]
II.2.3.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alcaloid
Trong một erlen 250ml, cho vào 5g lá khô và 80ml dung dịch HCl 1%, ngâm
dung dịch trong 4-6 giờ. Sau đó lọc lấy dịch lọc làm mẫu thử.
Một số loại thuốc thử dùng định tính:
+ Thuốc thử Bouchardat: I2, KI, H2O.
Hòa tan I2 trong 10 ml H2O cất và KI trong 60 ml H2O cất. Trộn đều hai hỗn
hợp và thêm nước vào vừa đủ 100 ml.
+ Thuốc thử Mayer: KI, HgCl2, H2O
Hòa tan HgCl2 trong 60 ml H2O cất và KI trong 10 ml H2O cất. Trộn đều hai
hỗn hợp và thêm nước vào vừa đủ 100 ml.
+ Thuốc thử Erdmann: H2SO4 đặc, HNO3 đặc, H2O.
Đong 20 ml H2SO4 đặc, sau đó nhỏ 10 giọt HNO3 đặc vào. Cho từ từ hỗn hợp
vào 100 ml nước cất, lắc đều.
Tiến hành định tính
Cho vào mỗi ống nghiệm 1ml dung dịch mẫu, nhỏ theo thành ống nghiệm từng

loại thuốc thử quan sát, lắc đều rồi để yên. Các kết quả là dương tính nếu:
+ Thuốc thử Bouchardat: thuốc thử sẽ cho trầm hiện màu nâu với dung dịch có
chứa alcaloid.
+ Thuốc thử Mayer: thuốc thử sẽ cho trầm hiện màu cam với dung dịch có chứa
alcaloid.
+ Thuốc thử Erdmann: dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu đỏ tía.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 15


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.2.3.2 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid
Đun hoàn lưu 5g lá khô với 50ml ethanol 980 trong 30 phút, lọc lấy dịch lọc làm
mẫu thử.
Lấy 1ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt HCl đậm đặc vào, sau đó
cho một ít bột Mg vào và lắc đều, thấy dung dịch có màu đỏ, có thể có flavonoid.
II.2.3.3 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Sterol
Ngâm 1g lá khô với 20ml CHCl3 trong 2 giờ. Sau đó lọc lấy dịch lọc làm mẫu
thử.
Một số loại thuốc thử dùng định tính:
+ Thuốc thử Libermann- Burchard:
Acetic anhydride
H2SO4 đặc
+ Thuốc thử Salkowski:
H2SO4 đặc

Tiến hành định tính
Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch mẫu. Nhỏ từ từ theo thành ống nghiệm
từng loại thuốc thử và quan sát. Các kết quả dương tính nếu:
+Thuốc thử Libermann- Burchard: xuất hiện vòng có màu hồng đến màu xanh
dương.
+Thuốc thử Salkowski: Lớp dịch CHCl3 có màu xanh hoặc nâu đỏ.
II.2.3.4 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Saponin
Đun cách thủy 5g lá khô với 50ml ethanol 700 trong 5 phút rồi lọc. Cô cạn dưới
áp suất kém đến cặn khô. Cặn khô dùng làm mẫu thử.
Cho mẫu thử vào ống nghiệm. Hòa tan mẫu bằng 1ml acetic anhydride, thêm từ
từ 0,3 – 0,5ml H2SO4 đặc. Nếu xuất hiện vòng ngăn cách :
+ Có màu hồng đến đỏ tím thì sơ bộ nhận định có saponin triterpene.
+ Có màu xanh lá cây thì sơ bộ nhận định có saponin steroid.
SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 16


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

II.2.3.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Tanin
Đun sôi 5g lá khô với 100ml nước cất trong 10 phút. Lọc lấy dịch lọc làm mẫu
thử.
+ Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm 2ml dung dịch FeCl 3 1%. Dung
dịch chuyển thành màu xanh đen hoặc lục đen, thì sơ bộ nhận định có tanin.
+ Lấy 2ml dịch lọc cho vào ống nghiệm , thêm 2ml dung dịch nước Br2 ( dd Br2
3%) . Xuất hiện kết tủa màu nâu đậm thì sơ bộ nhận định có tanin.
II.2.3.6 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất Coumarine

Đun hoàn lưu 5g lá khô trong 50ml ethanol 980 trong 30 phút. Lọc lấy dịch lọc
làm mẫu thử.
+ Phản ứng mở vòng lacton
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml dịch lọc. Thêm vào 1 trong 2 ống 0,5ml
dung dịch NaOH 10%. Đun cả 2 ống trên bếp cách thủy đến sôi, lấy ra để nguội, thêm
vào mỗi ống 4ml nước cất. Kết quả dương tích nếu:
+ Ống nào không có kiềm sẽ đục hơn ống có kiềm.
+ Sau đó cho vào ống có kiềm vài giọt HCl đậm đặc, xuất hiện kết tủa hoặc
dung dịch đục.
+ Phản ứng diazo hóa
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml dung dịch mẫu, thêm vào 1 trong 2 ống
2ml dung dịch Na2CO3 10% và 4ml nước cất. Nếu dung dịch trong ống chuyển sang
màu đỏ thẫm thì kết quả dương tính.

SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 17


Luận văn Tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Bảng 2: Tóm tắt sự hiện diện của các hợp chất tự nhiên có trong lá hoàn ngọc
Hợp chất tự
nhiên

ALCALOID

FLAVONOID


STEROL

Thuốc thử

Phản ứng màu

Kết quả

Bouchardat

Trầm hiện màu nâu.

+

Mayer

Trầm hiện màu cam.

+

Erdmann

Màu từ đỏ sang đỏ tía.

-

Mg/ HCl đặc

Dung dịch màu đỏ.


+

Libermann-Burchard

Có vòng màu xanh dương

+++

Salkowski

Lớp dịch CHCl3 có màu

++

7a
7b

Có vòng màu đỏ tím.

++

8

Có vòng màu xanh lá cây

-

Dung dịch chuyển màu


+

Hình

6

nâu đỏ.
SAPONIN

Libermann-Burchard
Dung dịch FeCl3 1%

xanh đen.

TANIN

COUMARINE

Ghi chú:

9

Dung dịch Br2 3%

Kết tủa màu nâu đậm.

-

NaOH 10% và nước


Ống không có kiềm đục

++

cất

hơn ống có kiềm.

Na2CO3 10% và nước

Dung dịch chuyển màu đỏ

cất.

thẫm.

10

-

- Âm tính
+ Dương tính
++ Dương tính rõ
+++ Dương tính rất rõ

Qua khảo sát sơ bộ thành phần hóa học hữu cơ, trong cây hoàn ngọc có sự hiện
diện của các hợp chất như: steroid, flavonoid, alcaloid, saponin, tanin và coumarine.
Các thành phần khác như: glycoside, acid hữu cơ, carotenoid… vẫn chưa được
khảo sát.


SVTH: Kiên Minh Phương

Trang 18


×