Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Cảm hứng thế sự trong sáng tác của đặng trần phất qua hai tác phẩm hoa điểm tuyết và cuộc tang thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.07 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN PHAN THỊ HẢI GIANG

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG SÁNG TÁC
CỦA ĐẶNG TRẦN PHẤT QUA HAI TÁC PHẨM
CÀNH HOA ĐIỂM TUYẾT VÀ CUỘC TANG THƯƠNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG

Cần Thơ, 02-2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sự tồn tại và phát triển của nền văn học Việt Nam ta đã trải qua nhiều biến
động, lúc thăng lúc trầm. Và yếu tố quan trọng làm nên sự tồn tại và phát triển đó
chính là lực lượng sáng tác – các nhà văn, nhà thơ. Nền văn học Việt Nam đã có biết
bao tác giả dù lớn dù nhỏ, dù nổi tiếng hay không nổi tiếng, dù sáng tác nhiều hay ít
thì họ cũng đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học nước nhà, về phương
diện này hoặc phương diện khác. Ta thiết nghĩ nên tri ân và nhìn nhận về họ cùng
những sáng tác của họ một cách khách quan và sát xao hơn nữa để không bỏ lỡ những
giá trị chân thiện mỹ mà đôi khi đã vì một thành kiến xã hội hay một sự hờ hững vô


tâm đã lãng quên nó trong kho tàng văn học cũ kỹ, làm nó “tuyệt vọng hấp hối” trong
quá khứ, trong khi đọc lại chúng rõ ràng ta vẫn còn cảm thấy được những giá trị sâu
sắc và ý nghĩa cho hôm nay và mai sau. Đặng Trần Phất cũng vậy, ông là một trong
những tác gia viết tiểu thuyết ở giai đoạn đầu của thời kì hiện đại, một giai đoạn có
nhiều chuyển biến phức tạp và xuất hiện nhiều xu hướng mới. Các tác phẩm như Cành
hoa điểm tuyết, Cuộc tang thương… là những sáng tác còn lại của ông mang đậm triết
lý nhân sinh, ý nghĩa thực tế trong đời sống của chúng ta, nhưng hầu như nói về ông
chỉ thấy lác đác vài dòng trong các tập phê bình chung cả giai đoạn hay với các tác giả
khác mà thôi, thực sự đó là một điều đáng tiếc. Thêm nữa, vấn đề thế sự luôn là một
vấn đề nóng hổi trong văn học, và nhất là những tác phẩm của Đặng Trần Phất ra đời
vào giai đoạn mở đầu và phát triển một nền văn học mới với những thay đổi của một
xã hội mà Tây Tàu lẫn lộn, phát sinh những vấn đề mới, những con người mới, thì ý
nghĩa của tác phẩm và cảm hứng thế sự trong những tác phẩm ấy, cũng như những
quan niệm của nhà văn lại càng đáng bàn luận hơn. Cho nên chọn nghiên cứu vấn đề
“Cảm hứng thế sự trong sáng tác của Đặng Trần Phất qua hai tác phẩm Cành hoa
điểm tuyết và Cuộc tang thương” là vì chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói
khẳng định những giá trị của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930. Qua đó
chúng ta sẽ biết rõ hơn về một tác giả và những quan niệm của ông trong buổi giao
thời, mặt khác phần nào rõ hơn bộ mặt xã hội lúc bấy giờ.

2. Lịch sử vấn đề:
Như đã nói ở trên, nghiên cứu về tác giả Đặng Trần Phất chỉ tìm thấy những
nhận định mang tính sơ lược nằm trong các bài viết khái quát về nhiều tác giả khác
nhau của nền văn học lúc bấy giờ như Song An Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm,
Nguyễn Trọng Thuật với Quả dưa đỏ, Trọng Khiêm, Phạm Duy Tốn… ở miền Bắc và
Hồ Biểu Chánh, Trần Quang Nghiệp…ở miền Nam. Nhìn chung có thể tập hợp lại các
tài liệu có nhắc đến tên và tác phẩm của ông như sau (bao gồm những tài liệu chỉ nhắc
tên và những tài liệu có nhận xét, bình phẩm đôi chút về tác phẩm của ông):
2



Tài liệu đầu tiên chúng tôi tìm đến biết rõ về tác giả Đặng Trần Phất và tác
phẩm của ông là Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam do Vũ Tuấn Anh và Bích Thu
chủ biên (từ cuối thế kỷ XIX – 1945), NXB Văn học – 2001. Trong đó, Bích Thu đã
giới thiệu kèm theo những nhận xét về hai tác phẩm Cành hoa điểm tuyết và Cuộc
tang thương, cho rằng đây là hai tác phẩm đậm chất thế sự, đã “phản ánh sự lung lay,
đảo lộn của xã hội Việt Nam buổi giao thời trước cơn lốc thời đại”, “Viết Cành hoa
điểm tuyết, Đặng Trần Phất đã dựa trên cái nền hiện thực Việt Nam…”. [3; tr.79]
Tác giả còn nhấn mạnh: “Dưới ngòi bút của Đặng Trần Phất, bức tranh xã hội
Việt Nam đầu thế kỷ đã phơi bày những bất công ngang trái, những gì phi đạo lý,
những cám dỗ lừa lọc, những đau đớn tuyệt vọng của nhân vật…”. [3; tr. 90]
Bên cạnh đó, quyển Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Mạnh
Thường biên soạn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội – 2003 cũng là quyển có nói kỹ về Đặng
Trần Phất hơn các sách khác mà chúng tôi tìm đọc được về các tác gia tác phẩm giai
đoạn đầu thế kỷ XX. Phần nói về Đặng Trần Phất bao gồm tiểu sử, cùng những lời
bình phẩm, đánh giá Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương của một số tác giả
đương thời. Như trong lời giới thiệu cho tập Văn thơ Đặng Trần Phất, nhà thơ Lữ Huy
Nguyên viết: “Ngòi bút hiện thực của ông thể hiện trên tác phẩm văn học đã hơn nửa
thế kỷ, nay đọc lại, chúng ta vẫn cứ như thấy hiển hiện trước mắt những con người có
thật, xương thịt hẳn hoi, đang nói cười điệu bộ đâu đó quanh ta với bức tranh toàn
cảnh xã hội “tang thương” ngày đó…”. Hoài Anh trong Chân dung văn học, hay Đọc
“Cuộc tang thương” trên báo Nam Phong số 175 -176 (1932) của Trúc Hà; trên Tạp
chí Văn hóa số 3 (1970), Ngô Văn Phú cũng có bài viết nêu lên nhận định về cảm
hứng thế sự trong Cuộc tang thương, cho đây là quyển tiểu thuyết lãng mạn có nhiều
yếu tố hiện thực phê phán; hay Tô Hoài trong Thể loại truyện lúc rạng đông cũng có ý
kiến về hai tác phẩm, rồi đến Thanh Châu cũng cho rằng Đặng Trần Phất rất đáng quý
vì đã sáng tạo và phản ánh được xã hội lúc bấy giờ vào trong tiểu thuyết của ông. [33;
tr.155 – tr.157]
Ngoài ra chúng tôi còn tìm thấy một số bài viết nghiên cứu phê bình văn học
giai đoạn này in rải rác trên các báo, tạp chí sau này đã được tập hợp in thành sách

cũng có nhắc đến Đặng Trần Phất và những vấn đề thế sự được đề cập đến trong tác
phẩm của ông. Như Lược khảo về sự tiến hóa của Quốc văn trong lối viết tiểu thuyết –
Trúc Hà, in trong Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam tập 2, NXB Văn học, Hà Nội
– 1997 do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên có nhắc lại ý kiến “Cuộc tang thương, cứ đọc
cái nhan đề ấy đủ hiểu trước câu chuyện hẳn không vui gì. Tác giả đem con mắt bi
quan xem xét việc đời, trông thấy toàn đảo điên…”. [31; tr.91 – tr.284]
Vương Trí Nhàn trong Khảo về tiểu thuyết (sưu tầm và biên soạn, những ý kiến
quan niệm về tiểu thuyết trước 1945), ở chương 3, phần phê bình truyền thống có vài
3


dòng nhận xét “Qua hoạt động sáng tác, Đặng Trần Phất nhấn mạnh tới yếu tố đầu
tiên là đạo đức, phong tục…” hay trong bài viết “Những bước đột phá thường bị quên
lãng” in trong quyển “Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945” của ông cũng dựa trên hai tác phẩm của Đặng
Trần Phất để bàn về sự hình thành của tiểu thuyết Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ.
Trong bài viết này đã khai thác cảm hứng thế sự và những cơ sở biểu hiện của nó trong
tác phẩm Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương một cách khá rõ nét.
Và trong lời tựa viết cho tiểu thuyết Cuộc tang thương (1923) ông Bùi Xuân
Học có những ý kiến chí lý thế này: “Ký giả chỉ xin nói rằng Đặng Quân đã khéo
quan sát cái tình về phương diện đạo đức, xã hội mà làm nên quyển tiểu thuyết này, thì
tất cũng không phải là vô giá trị vậy. Có thể nói xã hội ta như một cái thành có hai
mặt: Mặt ngoài trông cao vời vợi mà đẹp đẽ, nhưng có biết đâu mặt trong đổ nát. Bề
ngoài thanh lịch nghiêm trang, nhân nghĩa đủ lối, mà bề trong thì cục cằn tối tăm”.
Vậy ra tác phẩm của Đặng Trần Phất được xem là một tác phẩm văn học nói về thế sự,
về lòng người một cách toàn diện và đã tạo nên được những giá trị đặc biệt cho nền
văn học nước nhà trong buổi giao thời rối loạn.
Ngoài ra còn có quyển Văn thơ Đặng Trần Phất do con trai nhà văn là Băng Hồ
- Đặng Trần Phiến sưu tầm, biên soạn, NXB Văn học, trong đó bao gồm ba tác phẩm
còn tìm thấy của nhà văn là Cành hoa điểm tuyết, Cuộc tang thương và Một tấm cảm

tình cùng nhiều bài viết về Đặng Trần Phất và tác phẩm của ông. Các bài viết đã nêu ra
quan điểm đánh giá, sự đồng cảm của các tác giả đối với Đặng Trần Phất, đồng thời đã
vạch ra những hiện thực và giá trị tác phẩm của Đặng Trần Phất.
Tài liệu nghiên cứu gần đây nhất có nói đến cảm hứng thế sự và nhà văn Đặng
Trần Phất với Cành hoa điểm tuyết, Cuộc tang thương là bài “Cảm hứng thế sự - điểm
gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết một số tác giả miền
Bắc cùng thời” của hai tác giả Nguyễn Văn Nở và Huỳnh Thị Lan Phương in trên Tạp
chí nghiên cứu văn học số 04 – 2010. Bài này có những đoạn nói về cảm hứng thế sự
trong hai tác phẩm Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất ở ba
khía cạnh: đạo đức và lối sống con người trong buổi giao thời, hiện thực quan lại
thống trị và đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu của Việt Nam.
Thêm nữa, chúng tôi còn đọc được một số luận văn nghiên cứu về các đề tài
tương tự có liên quan và tìm thấy trong đó họ có nói về Đặng Trần Phất và cảm hứng
thế sự trong sáng tác của ông khi so sánh với các nhà văn khác cùng thời, từ đó chúng
tôi có thêm nền tảng để thực hiện công việc nghiên cứu đề tài.
Tóm lại qua các tài liệu tìm đọc, chúng tôi nhận thấy cũng có người nghiên cứu
phê bình về Đặng Trần Phất nhưng nhìn chung chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách
4


toàn diện, kỹ lưỡng để có thể đánh giá được sâu sắc tài năng và tấm lòng của ông đã
đóng góp cho nền văn học nước nhà, từ đó có cái nhìn khách quan và trân trọng lưu
giữ những thành tựu mà ông đã để lại cho đời. Hầu như các đoạn viết về ông chỉ rời
rạc từng ý kiến, chưa có sự liên kết và có một công trình nghiên cứu lớn nào về ông.
Các bài viết, bài nghiên cứu đã nói được những yếu tố thế sự và giá trị hiện thực trong
tác phẩm của Đặng Trần Phất nhưng chỉ mới là cái nền chứ chưa đi sâu. Đa số các tác
giả đều bắt đầu từ cảm xúc khi đọc tác phẩm mà dẫn tới viết bài nhận xét đánh giá,
chứ chưa phải là công trình nghiên cứu khoa học. Nhưng qua đó chúng tôi nhận ra họ
đã nói lên được ba vấn đề chính của thế sự trong tác phẩm của Đặng Trần Phất. Vì thế
mà đề tài luận văn chúng tôi thực hiện sẽ dựa trên cái nền sẵn có đó mà tiếp tục khảo

sát, nghiên cứu làm rõ cảm hứng thế sự trong sáng tác của Đặng Trần Phất.

3. Mục đích nghiên cứu:
Trước hết, khi chọn nghiên cứu đề tài “Cảm hứng thế sự trong sáng tác của
Đặng Trần Phất qua hai tác phẩm Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương” chúng
tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu văn học giai
đoạn giao thời – giai đoạn có nhiều vấn đề mới nảy sinh với những lề lối cũ mới đan
xen lẫn lộn, không ngừng đấu tranh giành phần thắng về mình – thông qua nghiên cứu
một tác giả đương thời mà hiện nay ít người còn biết đến, Đặng Trần Phất, một tác giả
đã để lại không nhiều những tác phẩm văn học nhưng với những tác phẩm ít ỏi còn lại
ấy của ông cũng đủ để lay động lòng người và cho ta thấy rõ bộ mặt xã hội lúc bấy giờ
như thế nào, con người thời ấy ra sao, nghệ thuật viết tiểu thuyết trong giai đoạn giao
thời có những đổi mới gì…. Những vấn đề về con người, về cái sự đời có bao giờ là
cũ, và chúng tôi tin rằng qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta sẽ hiểu hơn và có
những đánh giá xác đáng hơn về các hiện tượng văn học ở giai đoạn này.
Hơn thế nữa qua đề tài này, chúng tôi lần đầu tiên thực hiện công việc nghiên
cứu khoa học một cách nghiêm túc để tìm hiểu kỹ hơn những kiến thức gợi mở trên
lớp mà chưa thể đi sâu vào, từ đó củng cố mở rộng kiến thức, rèn luyện một số kỹ
năng: viết, chọn lọc tài liệu, suy luận, lập luận, trình bày lý lẽ…; nắm kiến thức lý
luận. Mặt khác qua so sánh, đối chiếu giữa Đặng Trần Phất với các tác gia khác đương
thời tìm được những tương đồng và khác biệt trong sáng tác, quan niệm nhà văn, đặc
biệt là nền văn học giao thời giữa hai miền Nam Bắc khác nhau thế nào, để từ đó thấy
được đóng góp của Đặng Trần Phất đối với nền văn học nước ta.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Ngay từ tên đề tài “Cảm hứng thế sự trong sáng tác của Đặng Trần Phất qua
hai tác phẩm Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương”, chúng tôi xác định phạm
vi vấn đề cần tập trung nghiên cứu và đối tượng khảo sát chính là hai tác phẩm Cành
5



hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất. Vấn đề cụ thể cần tìm hiểu
là các vấn đề thế sự, những yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện cảm hứng thế sự đó
trong hai tác phẩm; khái quát quan niệm và cách lý giải của nhà văn về vấn đề thế sự
mà tác giả đặt ra trong tác phẩm của mình. Chúng tôi còn khảo sát những yếu tố khách
quan làm nên cảm hứng thế sự trong sáng tác của ông, như bối cảnh lịch sử xã hội,
cuộc đời nhà văn…, ngoài ra chúng tôi tìm đọc những tiểu thuyết của các nhà văn
khác cùng thời (chủ yếu là dòng văn học hợp pháp) để so sánh và rút ra những cái mới
của nhà văn trên con đường hiện đại hóa của văn học.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này chúng tôi vận dụng nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu
như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh…
Chúng tôi bắt đầu công việc bằng cách tổng hợp những tài liệu có liên quan,
cần xem, cần nghiên cứu và hệ thống chúng lại, lựa chọn ra những tư liệu cần thiết
phục vụ cho đề tài. Do tư liệu về tác giả này không nhiều nên chúng tôi đi vào tiếp cận
văn bản tác phẩm, phân tích và tìm ra cảm hứng thế sự được phản ánh trong đó, đưa ra
những dẫn chứng thuyết phục; kết hợp những ý kiến đánh giá của các nhà phê bình
văn học.
Thêm nữa, chúng tôi so sánh đối chiếu sáng tác của Đặng Trần Phất với các nhà
văn khác (chủ yếu trong giai đoạn này) để làm làm sáng rõ nhân sinh quan và phong
cách riêng của nhà văn Đặng Trần Phất. Trong quá trình viết chúng tôi còn đưa ra
những bình luận đánh giá và những khám phá của bản thân dựa trên việc tự đọc và
cảm nhận tác phẩm cùng một số ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè; tiếp thu
những kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước, quan sát và thu thập những vấn đề
có ích cho việc nghiên cứu đề tài nảy sinh trong đời sống hàng ngày, xung quanh
mình…để hoàn thành luận văn này.

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng thế sự:
1.1.1 Khái niệm về cảm hứng sáng tác:
Có nhiều quan niệm khác nhau khi nói về cảm hứng, tuy nhiên có một điểm
chung nhất giữa các quan niệm ở chỗ đều cho rằng cảm hứng là một trạng thái tâm lý
con người, tức là nó xuất phát từ tinh thần, cảm xúc của con người, nó tự nhiên, không
gò bó và theo một trật tự logic sắp đặt sẵn.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì cảm hứng là:
“Hứng thú do cảm xúc sinh ra trong sáng tác nghệ thuật. Cảm hứng đến với tác
giả trong mối liên hệ với đối tượng sáng tác. Mối quan hệ đó có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp. Cảm hứng đến bất ngờ, gọi là ngẫu hứng. Cảm hứng sáng tác là một vấn đề
lí luận phức tạp, là đối tượng nghiên cứu của các nhà mĩ học, tâm lí học và của các
nhà lí luận phê bình văn học, nghệ thuật.”
Hay còn là: “Trạng thái nhạy cảm, say mê, miệt mài lao động học tập, sáng tác,
biểu hiện ở sự tập trung tư duy cao độ vào đối tượng lao động, huy động tối đa năng
lực tưởng tượng, trí tuệ, tình cảm.”
Còn theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam do Nguyễn Lân biên soạn, NXB
TPHCM, 2006, cảm hứng là động từ chỉ sự vui thích do cảm mà ra, vì xúc động mà có
nhiệt tình biểu lộ tình cảm. Tương tự trong Từ điển Tiếng Việt, Ban Biên soạn chuyên
từ điển New era, NXB Văn hóa thông tin, cảm hứng là rung động trong lòng mà sinh
hứng thú làm một việc gì (hứng thú: cảm thấy thích thú trước cảnh gợi hứng; hứng:
cảm giác làm phấn khởi tinh thần, trí óc hay có cảm giác mạnh gây nên sự vui tính và
hăng hái).
Nhà lý luận văn học Phương Lựu cũng nêu một cách hiểu khác về cảm hứng:
“Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tưởng phủ
định sự giả dối và mọi biểu hiện xấu xa tiêu cực, là thái độ ngợi ca đồng tình với nhân
vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường”.
[20; tr.268]

Từ trong di sản (những ý kiến về văn học từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX ở nước
ta), NXB Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội – 1981 do Nguyễn Minh Tấn
chủ biên có một đoạn bàn về cái hứng trong thơ như sau:
7


“Người như sông như biển, chữ như nước, hứng thì như gió. Gió thổi tới sông
biển cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng chạm vào
người ta cho nên chữ nổi dậy, không thể nín được mà sinh ra ở trong lòng, ngâm vịnh
ở ngoài miệng, viết nên ở bút nghiên, giấy mực. Gió không bám vào chỗ nào nhất
định, hứng cũng biến động, không ở yên; mỗi cái tuy ở hướng Đông, Tây, Nam, Bắc
mà buột ra rất nhanh. Người làm thơ không thể không có gió vậy. Có người nói: Tâm
người ta như chuông, như trống; hứng như chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào
chuông, trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng
tương tự như vậy.” (Nguyễn Quýnh).
Vậy cảm hứng là một trạng thái hết sức tự nhiên, một quy luật của tự nhiên
trong mỗi con người chúng ta, sự xuất hiện của cảm hứng do khách quan bên ngoài
đưa đẩy va chạm vào tâm hồn là cái chủ quan ở mỗi con người và bộc lộ ra bằng “bút
nghiên, giấy mực”, kết quả của hứng và của sáng tạo nghệ thuật do cảm hứng mang
lại.
Trong quyển Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Lý luận – phê bình nửa đầu thế kỷ,
quyển 5 tập V), NXB Văn học Hà Nội 2005, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên có
bài viết Theo Giòng - vài ý nghĩ về văn chương của Thạch Lam có nhắc đến quan niệm
về cảm hứng của một “nhà nghệ sĩ trau dồi và yêu mến hình sắc đẹp tha thiết nhất
trong làng văn Pháp” – Flaubert:
“Cảm hứng tức là ngồi vào bàn làm việc đúng giờ đã định”, quan niệm này
ngắn gọn và có vẻ cho là cảm hứng rất cứng nhắc, nguyên tắc, chỉ là công việc đã định
sẵn, đúng giờ là ngồi vào bàn làm việc ngay, nhưng thực chất có thể hiểu câu nói trên
của Flaubert ngụ ý rằng cảm hứng nó bộc phát ra từ trong suy nghĩ và ý thức của trí
óc, tâm thần chúng ta, buộc chúng ta phải bắt tay vào công việc mà mình suy nghĩ và

muốn làm trong đầu, cái hứng ở đây có thể là cái hứng được tích tụ lâu ngày và đã tới
thời điểm chín muồi để nó thúc đẩy con người ta hành động, thể hiện cái cảm hứng đó
bằng công việc và kết quả làm việc cụ thể. Cảm hứng đến là không thể cưỡng lại được,
và đó là điều kiện quý giá để con người có cảm hứng bắt tay vào làm việc (sáng tác).
Như vậy, cảm hứng là một yếu tố quan trọng, là điều kiện xúc tác, là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy con người đi đến hành động một cách tập trung nhằm hướng đến
những mục đích thường là cao đẹp, hữu ích. Nó là sợi dây liên kết giữa thiên nhiên,
ngoại cảnh với tâm hồn và sự sáng tạo, trí óc con người, nó góp phần tạo nên cái đẹp ở
đời, cái hạnh phúc cho con người vì khi bạn ngắm một bông hoa đẹp và tỏa mùi thơm,
bạn có cảm hứng làm một bài thơ hay chỉ là cất lên một lời khen cho bông hoa ấy thì
cũng là một niềm hạnh phúc. Nói chung cảm hứng là sự nhạy cảm tinh tế của con
người đối với tạo vật xung quanh ta, từ cây cỏ, con suối, biển trời, đến con người, xã
hội, gia đình… Cảm hứng là yếu tố tiên phong trong sáng tác nghệ thuật bởi không có
8


nó, nhà văn sẽ không thể tạo tác một tác phẩm hay và có giá trị nhất định, mà chỉ là
một khối gỗ vô tri, một tảng băng lạnh lẽo, một thứ vô hồn thừa thải.
Cảm hứng không bao giờ tự nhiên mà có mặc dù đôi khi nó có vẻ bất chợt đến
và khiến con người ta cảm xúc trào dâng, thực chất vẫn có một tác nhân nào đó tác
động vào cảm xúc khiến con người có cảm hứng, dù ít dù nhiều. Có thể những tác
động ấy đến ngay trong giây phút hiện tại hoặc cũng có thể nó đã tiềm ẩn đâu đó trong
ngóc ngách tâm hồn của con người tự lâu lắm rồi, dồn nén và đến lúc nó biểu lộ ra bên
ngoài, có thể thể nói đó là cao trào, là sự trỗi dậy của cảm xúc. Quả vậy, cảm hứng
trong tác phẩm không phải là cái tình cảm được xướng lên, mà phải là tình cảm toát
ra từ tình huống, từ tính cách và sự miêu tả. [27; tr.206]
Có ý kiến cho rằng: niềm tin yêu, say mê và khẳng định tư tưởng chân lý làm
cho cảm hứng trong tác phẩm thường mang tính chất “thiên vị”… Cảm hứng không
cho phép nhà văn thể hiện một cách nhạt nhẽo. [13; tr.205]
Điều đó cho ta thấy cảm hứng mang lại cho nhà văn mạch tư duy sáng tạo, từ

đó nhà văn bắt đầu khám phá khơi nguồn, do đó tác phẩm nghệ thuật có mang nhiều
yếu tố chủ quan của tác giả.
Tóm lại cảm hứng là yếu tố quan trọng mở đầu cho một công việc cao cả trong
sáng tác nghệ thuật, trong việc tạo dựng cái đẹp và chân lý cuộc sống. Nó “tạo nên tư
duy để phát triển về mặt tinh thần cao độ”, nên để đánh giá giá trị của một tác phẩm
cần xét đến yếu tố cảm hứng trong tác phẩm.

1.1.2 Khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo:
Tư tưởng (tư: suy nghĩ; tưởng: nghĩ ngợi) là sự suy nghĩ hay ý nghĩ; phản ánh
hiện thực của ý thức, biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Tư
tưởng còn có một nghĩa khác nữa, đó là phản ánh bản chất và ý nghĩa triết học của sự
vật: tính tư tưởng của tác phẩm. Vậy cảm hứng tư tưởng là cảm xúc mãnh liệt theo
một khuynh hướng rõ rệt, suy nghĩ về con người, sự vật hiện tượng thông qua hiện
thực khách quan, từ đó nâng nó lên thành một triết lý, hướng con người đến những
điều tốt đẹp, cao cả. “Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng
là một tình cảm xã hội đã được ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định như
ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót , thương tiếc…” và ngược
lại cũng có thể là “những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực”. [27; tr.207]
Cảm hứng chủ đạo là “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác
phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây
tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm”. [27; tr.44]
9


Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng chính, chủ yếu làm nên tác phẩm, như cảm
hứng chủ đạo của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cảm hứng nhân đạo; cảm hứng chủ đạo
trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là cảm hứng về người
anh hùng nông dân; cảm hứng thế sự trong sáng tác của Tú Xương, Nguyễn
Khuyến…. Nói chung cảm hứng chủ đạo được thể qua tác phẩm, từ hình tượng nhân
vật, giọng văn, cách xây dựng nội tâm nhân vật, tình huống truyện, hay cảm xúc của

nhân vật trữ tình trong một bài thơ…, tất cả đều do chủ ý của tác giả đưa vào tác phẩm
để thể hiện (một cách gián tiếp hay trực tiếp) những quan niệm, suy tư, thái độ của tác
giả khi đánh giá sự vật hiện tượng xung quanh mình hoặc đưa ra vấn đề để người đọc
tiếp nhận và cảm thụ về nó. Có thể có nhiều cảm hứng khác nhau trong một tác phẩm,
nhưng sẽ có một cảm hứng nổi trội lên đóng vai trò là cảm hứng chủ đạo của tác
phẩm, đồng thời đó cũng chính là nhân tố làm nên giá trị của tác phẩm.
1.1.3 Khái niệm về cảm hứng thế sự:
Nói đến thế sự (thế: đời; sự: việc) là nói đến việc đời, nói đến những gì liên
quan đến con người và xã hội. Cảm hứng thế sự là cảm hứng về cuộc sống đời thường,
là cảm xúc của người viết về những vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, xã hội,
những gì xảy ra xung quanh con người chúng ta. Trên Tạp chí nghiên cứu văn học số
04 – 2010, tác giả Nguyễn Văn Nở và Huỳnh Thị Lan Phương có nêu: “Những tác
phẩm mang cảm hứng thế sự thường hướng tới sinh hoạt hàng ngày của con người;
chú ý khẳng định giá trị thẩm mỹ của cái đời thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và
cả cái cao quý trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người”. Ngoài ra,
cảm hứng thế sự còn là nỗi buồn về nhân tình thế thái, về thói đời đen bạc, nhất là
những sáng tác giai đoạn đầu thế kỷ XX chứa đựng cảm hứng thế sự là tâm trạng cá
nhân cô đơn, trống vắng buồn bã và thất vọng trước sự suy vi của cuộc đời. Cảm hứng
thế sự hầu như ít được xuất hiện trong văn học cổ, văn học trung đại nước ta. Đến nửa
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cảm hứng thế sự bắt đầu hình thành như một nhân tố
quan trọng và là cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác văn học lúc bấy giờ, tiêu biểu là
sáng tác của các tác giả Nguyễn Khuyến, Tú Xương…, về sau cảm hứng thế sự được
thể hiện ngày càng rõ nét hơn, đi sâu vào đời sống con người, số phận con người và
những nỗi đau đời, sự cố gắng đi tìm lối thoát nhưng vẫn cứ loay hoay trong sự khốn
đốn giữa thời cuộc rối ren, cũ mới đan xen của xã hội thực dân nửa phong kiến đầu thế
kỷ XX.
Đưa cảm hứng thế sự phản ánh vào trong tác phẩm của mình, các nhà văn giai
đoạn này đã bắt đầu đổi mới và có sự cách tân trong sáng tác văn học, nó cũng do
nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn chính là thực trạng xã hội và
con người trong buổi giao thời đầu thế kỷ XX.


10


1.2 Một số yếu tố góp phần tạo nên cảm hứng thế sự trong văn học đầu
thế kỷ XX:
Nửa cuối thế kỷ XIX nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng và hy sinh không ít để
bào vệ độc lập cho tổ quốc, chống lại bọn thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên ở giai
đoạn đầu của cuộc đấu tranh, phía ta chưa đủ lực lượng và đường lối đúng đắn, thế lực
ta còn non yếu, như trứng chọi với đá, các cuộc đấu tranh đều tạm thời thất bại. Thực
dân Pháp khi đó căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, bắt tay vào
khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đông Dương nói chung một cách
quy mô. Ý đồ xấu xa của chúng thông qua Dự án chương trình hành động của toàn
quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doume) gửi cho bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp
ngày 23/3/1897 cho ta thấy rõ ràng chúng muốn thâu tóm quyền lực và cai trị nước ta
toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế và cả văn hóa giáo dục. Dã tâm
của chúng không sao che dấu nổi dưới bức bình phong nước bảo hộ đi khai hóa văn
minh cho các nước nghèo kém phát triển.
Chính vì cuộc khai thác thuộc địa và những thủ đoạn thâm hiểm của thực dân
Pháp đã khiến cho xã hội Việt Nam sang đầu thế kỷ XX đã nảy sinh những mâu thuẫn
gay gắt, những vấn đề hết sức nóng hổi và thu hút sự quan tâm của đại đa số quần
chúng nhân dân, tạo sự tác động mạnh mẽ đến việc sáng tác văn học nghệ thuật và thái
độ của các nhà văn thời kỳ này, nhất là những nhà Nho thất thế, yêu nước, có cái tâm
với đời.

1.2.1 Tình hình chính trị - xã hội:
Tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ hết sức rối ren
và phức tạp. Chính sự rối ren phức tạp ấy đã góp phần tạo nên cảm hứng thế sự trong
văn học lúc bấy giờ. Bọn thực dân Pháp thì ra sức củng cố bộ máy thống trị bằng đủ
mọi cách và bóc lột nhân dân, quan lại trong nước thì nhu nhược làm tay sai bán

nước… Việt Nam bắt đầu nảy sinh những vấn đề thế sự mới từ đây.
Toàn quyền Đông Dương De Lanessan, năm 1895 đã phải thừa nhận rằng:
“Trong thực tế, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ đã hợp thành một vương quốc hết sức
thống nhất; dân chúng ở những nơi đó nói cùng một thứ tiếng nói, có cùng một tập
quán, cùng một tôn giáo, cùng một tổ chức xã hội và hành chính… Ngay cả danh từ
Bắc kỳ (Tonkin) cũng không có trong ngôn ngữ An Nam”… Chứng tỏ sức mạnh truyền
thống lâu đời của Việt Nam vẫn tồn tại, thậm chí còn trở thành cái gai trong mắt bọn
thực dân. Chúng tìm cách chia cắt đất nước ta, chia rẽ dân tộc ta, thực hiện chính sách
“chia để trị” nhằm xóa bỏ sức mạnh thống nhất của dân tộc Việt Nam, hợp nhất Việt
Nam với Lào, Campuchia thành liên bang Đông Dương nhằm xóa bỏ tên Việt Nam
trên bảng đồ thế giới. Chính sách thâm độc này của chúng không khỏi khiến những
người có cái tâm với đất nước phải đau xót và căm phẫn. Do đó đã xuất hiện những tác
11


phẩm nói về nỗi buồn thời thế, nỗi buồn đời nô lệ, mất nước, cảm hứng thế sự dần dà
đi vào tác phẩm nhiều hơn bởi thực tế cuộc sống lúc bấy giờ.
Chúng còn cho thành lập những tổ chức như Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ (chỉ
có chức năng tư vấn, bàn góp về các vấn đề như thuế má, thu chi… chứ “tuyệt đối
không được đề cập đến các vấn đề chính trị” nên mặc dù có một số ủy viên là người
Việt vẫn không giúp ích được gì cho dân ta, nước ta; những người Việt này là tay sai
đắc lực của chúng, biết tiếng Pháp và đã gia nhập vào “làng Tây” nên hầu như đã phản
bội lại dân tộc rồi), Ủy ban thường trực Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ…, duy trì triều
đình bù nhìn với danh hiệu “Chính phủ Nam triều” ở Trung Kỳ… để cai trị nước ta.
Ngoài ra còn vô số những tên tay sai người Pháp được cử qua Việt Nam giúp chúng
cai trị và khai thác thuộc địa. Bọn chúng bóc lột dân ta, sống hả hê trên xương máu
nhân dân ta, còn khởi xướng những trò bịp bợm, mị dân nhằm đưa dân An Nam vào
con đường suy thoái để dễ bề cai trị. Duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dụng bộ máy kỳ
hào phong kiến để thu thuế, bắt phu, bắt lính, đàn áp nhân dân, cũng như lợi dụng
những phong tục, tập quán lỗi thời kìm hãm nhân dân ta trong vòng lạc hậu hòng

thống trị nước ta dễ dàng hơn.
Tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án và nhà tù: Phong trào yêu nước bị
đàn áp dã man, chúng khủng bố điên cuồng, mưu đồ đồng hóa người Việt nhằm gây
ảnh hưởng lâu dài của chúng trong quần chúng nhân dân.
Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX chuyển biến phức tạp, những tầng lớp và giai
cấp mới ra đời, mâu thuẫn dân tộc với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Ở nông thôn,
địa chủ phong kiến phát triển hơn trước, làm tay sai cho Pháp. Người nông dân bị
chiếm đoạt ruộng đất trở thành tá điền, bị bóc lột nặng nề, trở thành tầng lớp bần cùng
trong xã hội…

1.2.2 Tình hình kinh tế:
Thực dân Pháp đã triệt để thực hiện chính sách dùng “người Việt trị người
Việt”, dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa, hoặc để lấn chiếm thuộc địa bằng
những biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… Riêng về mặt kinh tế, chúng đã
thi hành nhiều chính sách mị dân như: duy trì chế độ ruộng lính ở các làng xã, hay
miễn thuế thân cho những người đi lính và cảnh sát. Chúng nhìn nhận Việt Nam ta là
“không một xứ sở nào trên thế gian này… lại có nhiều nguồn lợi như cái xứ Bắc Kỳ”
và nuôi mộng tưởng “tha hồ mà bòn rút đầy tay của cải để đưa về nước”, rồi lại tận
dụng xứ thuộc địa làm thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng.
Pháp còn là đế quốc cho vay nặng lãi, ăn lời cắt cổ, nắm giữ ngân hàng Đông
Dương – cơ quan đầu mối tập trung nhất – thu lợi, bóp nặn nhân dân, chèn ép các ngân
hàng khác của Hoa Kiều và Ấn Kiều. Nhân dân phải chịu cảnh lầm than, gánh món nợ
12


của đế quốc và còn bị bóc lột tàn nhẫn, còn bọn thực dân và chủ ngân hàng chỉ việc
ngồi mát ăn bát vàng, ăn bám và hút máu nhân dân.
Chúng cho phát triển giao thông vận tải, một ngành cần thiết cho việc vơ vét
nguyên nhiên liệu ở Việt Nam và dùng để kịp thời đàn áp các cuộc nổi dậy. Đường bộ
được mở rộng đến những khu vực đồn điền, hầm mỏ, bến cảng… Đường thủy được

khai thông ở các sông lớn Hậu Giang, Đồng Nai, Hồng Hà, Thái Bình. Đường sắt cũng
được mở mang để vận chuyển nguyên liệu vơ vét được và quân đội. Thực chất việc
phát triển giao thông này chỉ là sự khoe khoang “khai hóa văn minh”, là công cụ áp
bức nhân dân ta mà thôi.
Về thương nghiệp, hàng hóa Pháp không phải đóng thuế tự do tràn vào nước ta,
cạnh tranh mạnh mẽ với thương nhân các nước khác hành nghề ở Việt Nam. Nền kinh
tế Việt Nam có mầm mống trở thành nền kinh tế thị trường, tuy nhiên bị Pháp khống
chế, giữ độc quyền. Vậy ra đó là “một chính sách hẹp hòi, ích kỷ và thiển cận không
thể tiến hành bất kỳ một đường lối công nghiệp hóa hợp lý nào cho Đông Dương,
không phát triển được tiềm lựcvà tài nguyên Đông Dương… nó cũng đã và nhất là
không cho Đông Dương tiến dần tới chế độ tự túc, một khi có chiến tranh xảy ra” (lời
của đô đốc Decoux). Chúng dã tâm chia rẽ dân tộc Việt Nam về kinh tế để phá hoại
tinh thần Việt Nam về chính trị, đồng thời bần cùng hóa nhân dân lao động Việt Nam,
bóp chết ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam. Để lũng đoạn thị trường và bóc lột
nhân dân ta chúng còn lợi dụng bọn tư sản mại bản và tư bản Hoa Kiều mua đi bán lại
các loại hàng hóa của Pháp.
Về công nghiệp, chúng đẩy mạnh khai thác các quặng mỏ của ta, dùng thương
nghiệp hạn chế sự phát triển công nghiệp, nhằm kìm hãm sự phát triển của giai cấp
công nhân Việt Nam. Phương thức hoạt động của chúng là tận dụng nguồn nhân công
rẻ mạt, sử dụng đến mức tối đa lao động thủ công, kết hợp với lao động cơ giới, kết
hợp bóc lột tư bản chủ nghĩa với bóc lột phong kiến. Rõ ràng cái gọi là mở mang công
nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam chỉ là chiếm đoạt, vơ vét tài nguyên của ta, cung
cấp nguyên nhiên liệu cho chính quốc, không cạnh tranh với chính quốc mà còn bổ
sung cho công nghiệp chính quốc, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường mở rộng ra
Viễn Đông thu nhiều lợi nhuận.
Về nông nghiệp, chúng chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân một cách trắng trợn,
biến họ thành tá điền, phu đồn điền, phối hợp chặt chẽ với phong kiến bóc lột. Duy trì
chế độ phát canh thu tô, bóc lột nhân dân, không quan tâm sử dụng máy móc trong
nông nghiệp, vì thế nền nông nghiệp nước ta vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, sức
lao động kiệt quệ, đất đai bị khô cằn. “Chế độ thực dân không mang thêm chút nào cho

sự giàu có của xứ sở” (theo Đông Dương – những sai lầm và nguy hiểm), chỉ làm tăng
thêm sự nghèo khổ cho người Việt Nam.
13


Để vơ vét tài chính chúng ra chính sách sưu cao thuế nặng khiến nhân dân Việt
Nam lâm vào cảnh cùng khổ, bức bối đến thảm thiết. Thuế cũ tăng vọt, lại thêm nhiều
thuế mới ra đời hết sức vô lý mà nhân ta phải gánh chịu như: thuế thân, thuế thuốc
phiện, thuế rượu, thuế vệ sinh, thuế cưới xin… Chúng độc quyền sản xuất rượu và
thuốc phiện, đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện, làm suy yếu nòi giống
Việt Nam. Chúng công khai mở các tiệm hút, tiệm rượu và sòng bạc dưới hình thức
phổ biến là nhà hát ả đào.
Đô thị phát triển, nhất là Hà Nội đầu thế kỷ XX đã là nơi sầm uất có nhiều
người buôn bán, trở thành nơi phồn hoa thu hút nhiều người đến đây ăn chơi, bằng
không thì mở cuộc bán buôn kiếm sống. trong quyển Văn học trên hành trình của thế
kỷ XX của Phong Lê, NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 1997 có đoạn: “nếu trước đây
môi trường văn hóa Việt Nam chỉ có những làng quê, chợ quê với những đô thị nơi lị
sở chính quyền nhà vua hoặc cái đạo, lộ, tỉnh, ở đó có thêm một cái chợ (thị) phục vụ
nhu cầu của vua quan, quân lính, thì nay do sự khai thác của Pháp, nhiều đô thị đã trở
thành thành phố, nơi có các công sở nhà nước, có ngân hàng, bưu điện, nhà máy, các
đường phố mở ra buôn bán, sản xuất thủ công, các trường học hoạt động”. Đây chính
là những yếu tố làm con người thay đổi về lối sống, cách sống và cách suy nghĩ, “dần
biết tính toán lỗ lãi làm ăn” và nhiều vấn đề khác nảy sinh: con người ăn chơi nhiều
hơn, hám tiền, hám lợi… Đời sống của viên chức, trí thức tuy có khá hơn công nông
nhưng luôn bị chèn ép về chuyên môn, áp bức về chính trị, bấp bênh về kinh tế, do đó
phần đông họ đều thấy xót xa trước cái nhục mất nước và rất có tinh thần yêu nước.

1.2.3 Đời sống văn hóa giáo dục:
Trước thế kỷ XX nước ta có nền văn hóa phong kiến mang đậm bản sắc Đông
Nam Á. Tuy nhiên từ khi thực dân Pháp vào xâm lược và cai trị nước ta cũng là lúc

nền văn hóa và luồng tư tưởng phương Tây du nhập vào theo. Con người Việt Nam
quen với nếp sống chuẩn mực, nề nếp từ cách ăn mặc đến cách ứng xử, thế nhưng sang
đầu thế kỷ XX đã bắt đầu chịu ảnh hưởng nhiều vào văn hóa phương Tây, làm thay đổi
những giá trị truyền thống đã có tự lâu đời ở nước ta.
Ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về mặt văn hóa là một trong những biện pháp
cai trị của bộ máy thống trị thực dân. Thực hiện chính sách ngu dân, thực dân Pháp
hạn chế đến mức tối đa việc giáo dục, giam hãm nhân dân trong vòng ngu dốt. Sau khi
công cuộc bình định đã đi vào ổn định, thực dân Pháp từng bước thay đổi nền giáo dục
nước ta. Bước đầu chúng bổ sung những môn thi mới vào các cuộc thi vốn có từ trước
của ta, sau tìm cách bãi bỏ nền Hán học, đưa tiếng Pháp vào dạy phổ biến trong nhà
trường, với mục đích đào tạo tay sai, làm mất gốc người Việt. Lan Khai trong bài viết
Cái nguy mất gốc – nhân đọc sách Sourires et Larmes d’une Jeunesse của ông Nguyễn
Mạnh Tường viết: “Tinh thần Việt Nam đương qua một độ đường hiểm trở, nguyên do
14


bởi tình thế chính trị trong nước và bởi cách giáo dục sai lầm.” [30; tr.99], và ông
khẳng định trong sự lo lắng buồn bã rằng: “Cái cách giáo dục, mà ta đương hưởng,
chỉ có thể khiến ta trở nên một lũ người không cội rễ. Là bởi, vô tình hay hữu ý, nó
càng làm cho tinh thần ta yếu đuối, nhân cách ta mù mờ thêm…” [30; tr.99]. Qua đó
cho ta thấy tình hình chung của nền giáo dục nước ta thời kỳ đó chỉ đi theo đường
hướng của Pháp, đội lốt một âm mưu thâm độc hòng xóa bỏ một dân tộc.
Chữ quốc ngữ ra đời từ thế kỷ XVII lúc đầu chỉ dùng vào mục đích truyền giáo,
dần dần cũng trở nên phổ biến hơn. Nền văn học nước nhà do đó cũng chịu ảnh hưởng
và có nhiều đổi mới.
Đầu độc về văn hóa, thực dân Pháp một mặt duy trì những tập quán lạc hậu, lỗi
thời, mê tín dị đoan, mặt khác tuyên truyền phổ biến lối ăn chơi sa đọa, trụy lạc.
Chúng cho biên soạn khảo cứu, dịch thuật các loại văn hóa phẩm của Pháp không phải
nhằm mục đích mở rộng kiến thức cho thanh niên, đẩy mạnh giao lưu văn hóa, mà
nhằm gây tâm lý sợ Pháp, phục Pháp. Chúng phổ biến các tư tưởng triết học cổ Trung

Quốc, như triết học Khổng Tử, Mạc Tử, Hàn Phi Tử và các loại tiểu thuyết cổ Trung
Quốc… nhằm duy trì và củng cố ý thức hệ phong kiến đã lỗi thời. Chúng cho dịch
những áng văn cổ Việt Nam không phải để giúp thanh niên Việt Nam tìm hiểu vốn văn
học dân tộc mà là nhằm hướng họ vào mê tín, dị đoan, hoặc đưa họ vào con đường hư
văn, lãng quên đấu tranh giải phóng dân tộc. Duy trì cựu học để thu hút một số Nho sĩ
cam tâm làm tay sai cho chúng, còn phát triển tân học là để đào tạo bọn tay sai mới
cho khai thác thuộc địa. Mở một số trường học với mục đích chèn ép phong trào đấu
tranh của thanh niên như trường Học quy tân trường, gọi tắt là trường Tân quy thu hút
thanh niên, chèn ép Đông Kinh Nghĩa Thục; 1908, toàn quyền Bô cho mở Trường đại
học để tuyên truyền cho thế lực của Pháp ở Viễn Đông… tất cả chỉ là hình thức, tuy
nhiên ngoài ý muốn của chúng cũng có mang lại chút lợi ích cho ta.
Về báo chí, 30/01/1899, tổng thống Pháp ra sắc lệnh về chế độ báo chí ở Đông
Dương, quy định rõ chủ nhiệm, chủ bút phải là người Pháp, hoặc có quốc tịch Pháp;
tuyệt đối cấm lưu hành sách báo có hại cho chính phủ thực dân. Mục đích của báo chí
là nằm thông báo các chính sách thực dân và ca ngợi “Công ơn khai hóa, truyền bá
văn minh Đại Pháp”. Vai trò của báo chí thực dân trong việc củng cố bộ máy thống trị
như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí
phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính phủ.
Máy chém và nhà tù sẽ làm nốt phần còn lại”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr9)

15


1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Đặng Trần Phất:
Đặng Trần Phất (1902 – 1929) là nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, bút danh
Như Hiền, sinh 1902 tại 37 phố Hàng Thiếc, Hà Nội. Quê quán làng Trung Tựu, xã
Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông là con trai thứ tư của cụ Đặng Trần
Vỹ, đậu giải Nguyên (Thủ khoa) khoa thi Hương năm Tân Mão (1891) triều Thành
Thái, làm tuần phủ tỉnh Phú Thọ rồi tổng đốc tỉnh Bắc Ninh. Mẹ ông là bà Lê Thị
Bình, một người phụ nữ rất yêu thương chồng con, mất sớm lúc Đặng Trần Phất mới

13 tuổi.
Vợ ông là bà Tô Thị Nhâm (Thạch Lan), con gái thứ ba của cụ Tô Nha (người
làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh
Hưng Yên), cử nhân khoa Canh Tý (1900) làm nghề dạy học bốc thuốc cứu người.
Thuở nhỏ Đặng Trần Phất học ở Hà Nội, lớn lên ông vào học trường Pháp
Albert Sarraut, thi đỗ tú tài Tây. Năm 1926, ông được bổ sung làm việc trong ngành
bưu điện tại tỉnh Vientiane, Lào, sau đó ông bị đổi lên vùng Pakse (Bản Vàng) và mất
tại đó vào tháng 6/1929, lúc ông bước vào tuổi 27 đầy sức sống. Thi hài nhà văn được
đưa về Việt Nam trên một con đò dọc và được an táng tại quê nhà. Cuối năm 1982, hài
cốt của ông được chuyển vào nghĩa trang xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội.
Những tác phẩm chính:





Cành hoa điểm tuyết (xã hội tiểu thuyết 1921)
Một tấm cảm tình (thơ – ký sự 1922)
Cuộc tang thương (xã hội tiểu thuyết 1923)
Những nỗi dọc đường (đã bị thất lạc chưa thu hồi lại được)

Trong Một vườn thơ năm Châu của NXB Văn học (1997), ở mục Khoảnh vườn
Châu Á, tên Đặng Trần Phất được xếp hàng đầu và những bài thơ, ký sự bằng tiếng
Pháp của ông còn được ghi trong Từ điển Việt Pháp – xuất bản tại Paris.
Tuy chưa có công trình nghiên cứu nào về ông một cách chuyên sâu nhưng có
rất nhiều nhận xét đồng cảm với ông của những người cùng thời và những người sau
này đọc được tác phẩm của ông, tiêu biểu có đoạn:
“Đặng Trần Phất sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời làm quan
nhưng ông sớm mang một tâm hồn phóng khoáng, khảng khái, không ưa những cảnh
gò bó công đường. Ông sống êm ả, cô đơn suy ngẫm và nhận xét, xa lánh với mọi cảnh

danh lợi ồn ào. Giữa những năm 20 – 21 buổi đầu thế kỷ XX, khi mà ảnh hưởng phong
kiến đã bắt đầu suy tàn, do việc người Pháp xâm nhập vào Việt Nam… hình thành rõ
rêt hai tầng lớp: người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo, ngòi bút Đặng Trần
16


Phất đã toát lên một quan điểm nhân văn rõ rệt. Qua tác phẩm còn lưu lại đến ngày
nay, chúng ta thấy rõ một Đặng Trần Phất nhân ái trung hậu, biết nghiêng mình
xuống ngậm ngùi chia sẻ cùng những số phận cơ nhỡ bất hạnh…” đã thể hiện tình
cảm sâu sắc của người đọc đối với cái tâm cái tài của ông. (Theo Lữ Huy Nguyên
trong lời giới thiệu cho tập “Văn thơ Đặng Trần Phất” in trong Từ điển tác gia văn
học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Mạnh Thường biên soạn).

17


CHƯƠNG II: CẢM HỨNG THẾ SỰ QUA NỘI DUNG SÁNG
TÁC CỦA ĐẶNG TRẦN PHẤT
2.1 Những vấn đề thế sự được phản ánh trong hai tác phẩm Cành hoa
điểm tuyết và Cuộc tang thương:
2.1.1 Vấn đề đạo đức và lối sống trong buổi giao thời:
Xã hội đầu thế kỷ XX là một xã hội giao thời có nhiều biến động. Sự thay đổi
về nhiều mặt khiến không ít người lo lắng, băn khoăn về phong hóa, về đạo đức,
truyền thống… của nước nhà. Nhu cầu và nếp sống của con người cũng khác hẳn ngày
xưa với việc dần dần giải phóng con người khỏi sự áp chế nặng nề của lễ giáo phong
kiến. Tuy nhiên xã hội đổi mới vừa có cái hay vừa có cái dở, và con người cũng phân
chia thành nhiều cực, nhìn nhận cuộc sống đương thời với cái nhìn rất khác nhau,
thành ra vấn đề thế sự trong một thời buổi như thế rất được chuộng. Ngày xưa trong
các tác phẩm văn học ít khi đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống. Các
nhà văn nhà thơ trung đại sùng cổ, thường lấy những sự thanh cao, khí tiết của người

xưa, những cái gì lớn lao, to tát để đưa vào trong sáng tác của mình. Sang đầu thế kỷ
XX đã có một sự chuyển biến rõ rệt, sự du nhập của nền văn hóa mới đã làm nảy sinh
những vấn đề gây tranh cãi nhiều. Đó là những vấn đề thế sự, những muôn vàn chuyện
và chuyện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội.
“Chừng mươi, mười lăm năm nay, thấy người mình thường hay than vãn trên
các báo chí: Phong hóa suy đồi, bốn chữ ấy đã thành ra như câu sáo” [15; tr.97], xét
cho kỹ “phong hóa suy đồi” không tự dưng có và cũng không tự dưng mà nhiều người
dùng nó làm đề tài bàn cãi trên các mặt báo lúc bấy giờ. Theo Vương Trí Nhàn trong
Khảo về tiểu thuyết cho đó là vì “thực trạng của hoàn cảnh xã hội đương thời. Chế độ
thực dân đang từng ngày từng giờ cướp đi những thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt
Nam. Những người cầm bút có lương tri luôn ý thức đấu tranh chống lại nó để duy trì
truyền thống”. [22; tr.40 – tr.42]
Trong Mấy nhời nói đầu (Cành hoa điểm tuyết) Đặng Trần Phất cho rằng “Một
xã hội hay hay dở cũng bởi về đạo đức, phong tục. Phong tục dở, đạo đức nguy vong,
là cái cơ một xã hội sắp đến lúc suy đồi vậy…”. Đất nước ta có nền văn minh nông
nghiệp, lại là một nước nhiều năm bị chiến tranh, rồi bị đô hộ nên còn lạc hậu. Lúc
trước ta chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc, cùng với thời gian bị đô
hộ quá lâu dẫn đến sự ảnh hưởng đó càng sâu sắc và bền chặt hơn bao giờ hết. Vả lại
cái gì đến trước thường gây được thiện cảm hơn là cái đến sau, không cần biết cái cũ
hay hơn hay là cái mới hay hơn, cứ thế một thời gian dài cái hay hơn sẽ không tránh
khỏi bị vùi dập để khẳng định được mình và dành được chỗ đứng trong lòng mọi
người. Vì thế khi Pháp xâm lược nước ta đã gây ra những căm phẫn và thái độ không
18


chịu khuất phục của người dân Việt Nam ta, tuy chưa đủ điều kiện phản kháng một
cách quyết liệt, triệt để nhưng những nhà chí sỹ có tấm lòng với đất nước đã không
khỏi chua xót trước những thay đổi đến chóng mặt từ xã hội đến con người, họ như
đứng tách lẻ ra bên lề xã hội để nhìn nhận lịch sử đang chuyển biến quá mạnh mẽ,
khiến họ không khỏi hoang mang, nhìn mọi thứ thật xa lạ, kỳ khôi và không thể chấp

nhận được. Tuy trong cái nhìn về xã hội và con người lúc bấy giờ có một số nhà văn
quá bi quan nhưng khi đọc tác phẩm của họ chúng ta sẽ thấy rất rõ trong đó những
mảng hiện thực vô cùng sống động về sự sa sút của đạo đức con người khi tiếp nhận
cái mới không có chọn lọc, không đúng cách. Đặng Trần Phất đã rất tiến bộ khi có suy
nghĩ rằng nước ta theo “nền luân lý Á Đông” lại nhờ “cái tư tưởng bên Châu Âu
truyền bá cho ta, Âu Á giao thông, chẳng phải là một cái hạnh phúc cho ta ru?”. Ông
không cho rằng cái mới, cái văn hóa phương Tây mang lại là hoàn toàn xấu, theo ông
nếu hai nền văn hóa hòa hợp để tìm ra những cái hay cho dân ta học tập thì quá tốt,
quá hạnh phúc. Một mặt nhà văn nhìn ra cái sai của những người chạy theo cái mới
như một phong trào, chạy đua với cái mới nhưng không biết nhìn lại bản thân để có
hướng đi thích hợp cho mình: “...đương buổi giao thời, người nước mình thường
nhiều người hiểu nhầm cái phong trào tự do bình đẳng, giữ theo cái thái độ quá ư vô
tình với đường đạo đức, rẻ rúng phong hóa, ngoài xã hội, trong gia đình, thường thấy
thói kiêu bạc, phóng đãng của người mình hiển hiện ra hàng ngày đâu xa…”.
Thực dân Pháp với những âm mưu thủ đoạn xấu xa, lập bao kế hoạch nhầm
khiến người Việt mất gốc, không còn nhớ con đường chính để đi đến khuất phục
chúng một cách ngoan ngoãn, không còn cái tinh thần chống đối chúng nữa. “Trong
bối cảnh tràn ngập thị trường những sách báo phương Tây kèm theo nhiều lối sống lai
căng mất gốc…”, Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất như
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người về một lối sống sa đọa, tự do thái quá, con
người chỉ lo hưởng thụ theo đúng tinh thần của chủ trương “khai hóa”, đi vào con
đường bê tha, hủy hoại cả tương lai của một thế hệ thanh niên theo tân học. Tỉ như lối
hát ả đào là một trong những môn nghệ thuật của “nền âm nhạc cũ Việt Nam ở Bắc
Kỳ” thịnh hành hơn cả chèo, sẩm. Nguyễn Xuân Khoát trong bài “Hát ả đào” viết:
“Không biết xưa kia thế nào chứ bây giờ thì từ nhà quê cho đến tỉnh thành không đâu
là không có nhà hát “cô đầu” là nơi còn lưu giữ lại những tiếng vang của một thế hệ
ca nhạc rất đáng yêu quý” [15; tr.596]. Nhưng Pháp đã lợi dụng lối hát ả đào để đầu
độc người An Nam, quyến dụ họ chỉ biết hưởng lạc, nhà hát bấy giờ không còn là nơi
thưởng thức nghệ thuật như ngày xưa mà là nơi các gã quan tham, những thanh niên
tân thời, những cụ già không biết gìn giữ đạo đức,…vào đó để hút á phiện, để nhìn

ngắm các cô đầu xinh tươi hơn vợ nhà, để bạc bài mua vui… Bao nhiêu cảnh trái tai
gai mắt cứ hiển hiện ra trong xã hội, thậm chí nó còn được chính phủ dung dưỡng,
khuyến khích phát triển đến mức cực thịnh. Về hình thức, đó là nơi để giải trí, giúp
con người cảm thấy thư giãn thoải mái, là nơi thưởng thức văn nghệ truyền thống
nhưng thực chất đó là nơi làm cho con người ngày càng dấn sâu sẽ ngày càng bệ rạc,
19


tan cửa nát nhà, không dứt ra được. Nó đánh vào tâm lý thích hưởng thụ của con người
và bản tính ham mê tửu sắc của đàn ông, làm họ cứ mê mẩn mà quên đi vợ con, gây
bao cảnh vợ xa chồng, con mất cha, cả gia đình không còn nơi ở phải vất vơ vất vưởng
không cửa nhà, thương tâm không kể xiết. “Những nhà “cô đầu” càng đông thêm bao
nhiêu thì hình như cái tính cách thuần mỹ của ca trù càng giảm đi bấy nhiêu”, quả
vậy, đọc Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất ta sẽ nhìn
thấy những cảnh nhớp nháp, ghê tởm của các nhà hát ả đào. Khi Liễu Oanh và cậu ấm
Hai trong Cành hoa điểm tuyết đến nhà hát ả đào “Vào đến trong cùng, thì thấy dưới
đất dải hai cái chiếu cạp dài, cỗ bài, cái đĩa, bốn con xóc đĩa để giữa, người ngồi xúm
quanh hai bên, nào ông ăn mặc tây, nào ông ăn mặc quần áo ta, áo xa tây nhẫn vàng,
nào bà mặc ca sơ mia, vòng xuyến chật tay, nào cô mặc áo lụa quần lĩnh thâm cạp
xanh, vòng đeo chít cổ, mỗi người trước mặt có một đống bạc hào, ông thì kề bà, bà
thì dựa vai ông, cô thì ghé tai cậu, cậu thì ghé tai cô, cười cười nói nói, thì thì thầm
thầm, trông người mà ngốt, trông bạc mà choáng mắt…”, lời văn miêu tả không cầu
kỳ hoa mỹ, vừa chân thực vừa mô tả thật chi tiết cảnh bài bạc trai gái trong nhà hát
“cô đầu”. Nó đã phản ánh thực tế cuộc sống ăn chơi, điếm đàng gây một làn sóng
không tốt trong xã hội, văn hóa đồi trụy lan tràn, là mối nguy cơ vô cùng đáng lo ngại
dẫn đến sự suy sụp của nền văn hóa nước nhà. Như Liễu Oanh trong Cành hoa điểm
tuyết là một công tử con nhà quan, ăn học tới nơi tới chốn, “mặt mũi khôi ngô, giáng
người phong nhã, cặp mắt sáng như gương, lại thêm đi đứng khoan thai, ăn nói lễ
phép…”, cậu là người “thông minh học rộng…, tài hoa nổi tiếng”, lại có nhiều đức
tính tốt “chăm lắm, mới sáng sớm đã thấy cắp sách đi học”, sống chốn thành thị xô

bồ, bon chen nhưng tâm tưởng cậu không mảy may để ý, chỉ chuyên tâm học hành, tu
rèn đạo đức bản thân. Một con người có phẩm cách như thế cứ tưởng sẽ không bị cái
đời ăn chơi nó quyến dụ, cái hư hỏng sa đọa nó mời gọi được, vậy mà theo dõi câu
chuyện Liễu Oanh đã sa ngã vào cuộc ăn chơi, trai gái, quên mất những tư tưởng tốt
đẹp khi xưa. Cái thế lực của cuộc vui chơi ấy quả có sức mạnh ghê gớm lôi kéo con
người quấn quýt vào vòng, không thể cưỡng lại sức hút của nó. Khởi đầu cho sự hư
hỏng là lời rủ rê của cậu ấm Hai, Liễu Oanh đã không thể từ chối cái thú vui lúc đầu là
tiêu khiển, sau là cuộc truy hoan trụy lạc khiến con người trở nên nhếch nhác, không
còn sức sống, tính tình cũng thay đổi hẳn. Trong Cành hoa điểm tuyết, Đặng Trần Phất
đã dùng ngôn từ vẽ nên những cảnh như: “khay khảm, đèn pha lê, giọc đồi mồi, tiêm
móc bằng bạc, tẩu bằng sứ, nào kéo, nào cái để nạo, nào lọ dầu lạc bằng chai bia to
tướng, hoa đèn trông sáng trưng, mùi thuốc phiện thơm nực mũi, mỗi cái sèo sèo, là
một câu chuyện như pháo ran, mỗi giọt thuốc nhỏ xuống là một câu văng tục, khi tiếng
cười giòn, khi câu chửi nặng, mỗi một hớp hãm thuốc là phì ra một đám khói, thơm
tho và ngon làm sao?”, “cậu cả đương nằm hút trong giường, quần vén tận bẹn, cởi
trần trùng trục, đầu tóc bù xù, vừa thọc tay gãi nách, vừa cầm tẩu hút, trong mình cậu
lúc đó khó chịu lắm…”… đủ cho ta thấy sự nguy hại của thuốc phiện và những trò
quyến rũ ở các nhà cô đầu, các nhà hát ả đào trá hình. Con người là một thực thể sống
20


có suy nghĩ, có tình cảm, con người có thể tránh được những điều xấu xa tội lỗi để đi
đến hoàn thiện bản thân, làm phần người phát triển, nhưng ở đây Liễu Oanh đã không
thể chống chọi lại cái xấu đến cùng mà còn bị lôi kéo đến nỗi vướng vào vòng những
cám dỗ sa đọa, phần con trong người chàng ta càng ngày càng lớn vì những ham muốn
khoái cảm không chánh đáng. Tầng lớp thanh niên trẻ là rường cột nước nhà mà lại
không thể giữ mình trước cám dỗ, dấn thân vào cuộc chơi không cần biết tương lai hậu
họa ra sao, đó là điều Pháp mong muốn nên Đặng Trần Phất đã đau lòng biết bao khi
nhìn những cảnh hút sách, trai gái lả lơi nơi chốn công cộng… Nhà văn mặc dù theo
Tây học nhưng lại viết một câu chuyện ta, về người dân ta, về lối sống và những đổi

thay do tác động bên ngoài cùng những thói xấu trong bản thân mỗi người thúc đẩy,
nhà văn đang đau cùng dân tộc nỗi đau bị kẻ ngoại xâm nhào nặn mình. Một kẻ có ăn
học và cốt cách như Liễu Oanh lý ra phải có sức đề kháng với các thói hư tật xấu, với
những trò vui vô bổ tổn hại sức khỏe và tinh thần con người mà cậu ấm Hai đã bày đặt
rủ rê cậu, nhưng ngược lại, dường như trong cái nhìn của nhà văn, cái thế lực đua đòi
ăn chơi thời thượng của người thời này đã như con ngựa bất kham, không ghì cương
lại được, nó như trượt dài trên một cái đà, còn người đau lòng vì cái tâm lo lắng cho
đời vẫn không sao suy chuyển được nó.
Không chỉ hút á phiện, nạn cờ bạc cũng là một trong những tệ nạn hình thành
và phát triển mạnh thời kỳ này. Người ta nói cờ bạc là bác thằng bần vô cùng đúng, vả
chăng có thắng được một hai bàn thì sau đó cũng phải thua lại tiền muôn bạc vạn mà
thôi. Đặng Trần Phất là một nhà văn tiến bộ và có cái nhìn sâu sắc, tinh tế. Những
trang viết của ông vừa thực vừa pha lẫn sự công kích đả phá chế độ xã hội một cách
cay cú. Trong sáng tác của Đặng Trần Phất hiện lên bức tranh xã hội đầy tiêu cực. Đó
là một xã hội bị thực dân Pháp mưu đồ triệt tiêu tinh thần dân tộc trong u mê, lầm lạc,
trong những đen tối của thú vui sa đọa – những thứ mà nơi chính quốc luôn bị nghiêm
cấm vì sẽ làm hỏng gióng nòi. Nước ta đã lạc hậu nay càng bị trù ếm trong vòng vây
của bọn chúng, càng dễ cho chúng xui khiến, chúng bóc lột, chúng vơ vét của cải,
chúng sai bảo và thậm chí dân An Nam như bị biến thành thứ nô lệ không mất tiền
mua, thứ nô lệ mọi rợ không có nền văn minh riêng cho chúng.
Con người giai đoạn này bắt đầu cuộc sống xa hoa, sinh ra những thói hư tật
xấu do lai căng mất gốc, do thứ tự do thái quá không cầu thị, thứ ích kỷ cá nhân không
biết nghĩ cho người khác ngay cả đối với người thân của mình. Trong quyển “Văn thơ
Đặng Trần Phất”, bài viết “Lời cuối sách” của con trai ông – Băng Hồ Đặng Trần
Phiến - dâng lên thân phụ, có đoạn: “Bố trong cái xã hội bùng nhùng của những năm
20 đầu thế kỷ cũng đã biết nhìn ra yêu ghét rõ ràng, phản bác những tập tục hủ bại
thiếu công bằng, thiếu nhân bản: chủ nghĩa đa thê, vợ lẽ nàng hầu, cảnh ăn chơi trác
táng của một số đông tầng lớp quý tộc…”. Qua đó ta thấy rõ hơn những quan điểm
của nhà văn khi bắt gặp trong Cành hoa điểm tuyết và Cuộc tang thương bao nhiêu
cảnh đau lòng vì sự ham mê tửu sắc của các ông, bỏ mặc người vợ từ hàn vi hoặc đã

21


bao năm cùng mặn nồng chia sẻ đắng cay ngọt bùi với nhau, “thật là đời bây giờ
duyên hờ hững thì nhiều, ai cũng nói có tình tri kỷ, mà tri kỷ đến lừa lọc nhau là hết,
bọn chị em thời lả lơi vờ vĩnh, duyên ông bám duyên bà, đến đồng bạc trắng là xong,
còn bọn nam nhi họ, thời phần nhiều không như các cụ nho ngày trước cho là một
cách chơi phong nhã nữa, họ cũng chỉ chơi cho hoa tàn, chơi cho liễu chán hoa chê,
thế rồi là thôi”; Liễu Oanh và vợ lúc đầu tình tứ yêu thương bao nhiêu thì càng về sau
càng gây cho nhau đau khổ bấy nhiêu, “cậu xem mợ như vàng, mợ xem cậu như ngọc”
được thay bằng thái độ hờ hững lạnh lùng với nhau, thậm chí là nhục mạ mạt sát nhau,
không còn cậu với mợ nữa mà là mày với tao: “Đồ chó mầy tưởng mầy làm ra tiền mà
khinh được ông sao?”, Bạch Thủy dịu dàng đoan trang nết hạnh mà nay phát ngôn
cũng trở nên cục cằng thô thiển để trả đũa lại chồng mình “Đừng có thì mày làm gì?
Tao đây bây giờ không có vợ chồng gì với mày nữa, bảo cho mày biết…”.
Hiện thực về sự gả bán một con người, vợ cả phải cưới thêm vợ lẽ, nàng hầu
cho chồng trong Cuộc tang thương cũng chua chát làm sao. Theo sách “Nếp cũ con
người Việt Nam” của Toan Ánh, NXB TP HCM thì nàng hầu là “hình thức của chế độ
nô lệ thời xưa còn lại, theo phong tục của người Trung Hoa truyền sang”, nàng hầu
thường là con nhà nghèo do thiếu nợ hay quá túng bấn mà phải bán thân làm nô tì cho
nhà giàu nhưng khác nô tì ở chỗ không chỉ lao động cho gia chủ mà còn phải phục
tùng khi ông chủ cần đến, nghĩa là còn thấp bé hơn cả vợ lẽ. Các bà vợ khi xưa đi mua
hầu cho chồng cốt ý để có một người làm không công cho mình vô thời hạn, và khi
mua nàng hầu cũng không cần phải nộp cheo hay một lễ nghi gì nên đỡ tốn kém hơn
nhiều so với cưới vợ lẽ. Xét thấy việc mua nàng hầu là một việc vô nhân đạo, chà đạp
lên quyền sống và tự do của người phụ nữ. Trong Cuộc tang thương ông Hàn đã có vợ
đảm con ngoan, gia đình đề huề, ấm no hạnh phúc nhưng vẫn mang tính trăng hoa, háo
sắc, cái sự “bôn ba trên đường hành lạc” vẫn đeo đẳng trong tâm trí ông khiến ông
cứ nhớ lúc chung chạ với các cô đầu nổi tiếng, cái ham muốn không thể nguôi ngoai
nên đèo bòng thêm vợ lẽ nàng hầu làm vợ buồn con khổ. Ông Hàn lợi dụng những hủ

tục ngày xưa để ép buộc bà Hàn đi mua nàng hầu cho ông, thể hiện ông là một người
ích kỷ, không biết tu dưỡng đạo đức làm gương cho con cái, để gia đình lâm vào cảnh
tang thương não nuột. Bà Hàn giỏi giang tháo vát thế, cậu Ngô Tòng ngoan hiền lễ
phép lại học giỏi, còn nhỏ mà biết nghĩ thế, vậy mà ông Hàn cũng không thèm thương
tưởng đoái hoài khi mà dục vọng lên cao, nỗi khát khao thèm thuồng dung tục đã làm
ông mờ mắt. Bấy giờ ông chỉ mong mau mau mua được hầu về cùng chung hưởng
khoái lạc, vui vầy ân ái, nào biết cái khổ sầu của vợ con. Đối với ông những người
thân trong gia đình, những người hết mực lo lắng chăm sóc yêu thương ông lại giống
như “hai cái đinh đóng trong mắt, như hai cái bướu sau lưng, muốn bỏ đi cũng không
được”. Sự đời bạc bẽo đã được nhà văn nhìn ra và phản ánh chân thực, chi tiết trong
tác phẩm làm cho vấn đề thế sự này nổi bật lên, khiến người đọc phải trăn trở, cảm xúc
với nhân vật.
22


Cảnh đời của chàng Lê Cần càng đáng thương tâm hơn, cha chàng mê cô Tư P
mà gom tiền của chạy theo cô xây cuộc tình ái nơi xứ người, bỏ mặc những đau khổ
buồn phiền cho mẹ con chàng, còn thẳng chân đạp mẹ chàng té ngã không thương tiếc.
Đây cũng nhắc đến một vấn đề về mối quan hệ trong gia đình mà đoạn sau chúng tôi
sẽ nói kỹ hơn, mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, sự chung thủy và phản bội, tình
nghĩa con người với nhau…
Hay lại nói đến Liễu Oanh trong Cành hoa điểm tuyết cũng vì ham mê cô đầu
Tú Anh mà quên bỏ vợ nhà đang mòn mỏi cực khổ buôn bán kiếm tiền và trông ngóng
cậu. Nàng Tú Anh “là con nhà nghề xuất thân vào chốn hồng lâu từ thuở nhỏ nên các
khóe bóc lột đưa đón quan viên thạo lắm”, cậu thì đang “buồn bực, được gái tốt trước
mắt, lại giọng ca véo von bên tai, những là khúc tỳ bà, điệu Hành Vân, Sang Nam, khi
lên bổng, khi xuống trầm, làm cho mê mẩn tâm thần. Thôi thì má phấn hôn hít, quần
lĩnh sát bên cạnh, con mắt sắc, lông mày ngài, miệng cười tươi, thử hỏi cậu ấm có
phải là gỗ mà không động lòng?...”. Rồi phải kể đến Bạc Sở ham mê sắc đẹp cô Bạch
Thủy đến khi chán chê thì bỏ, rồi là Sở Cường gạt Thị Hạnh hết tiền của rồi quất ngựa

truy phong, hất hủi thị một cách tàn nhẫn, cảnh ba quan “sang trọng” trốn vợ đến nhà
hát ấp ôm các cô đầu thật chẳng ra thể thống gì… Bấy nhiêu đó để ta thấy rõ những
con người va vào cuộc ăn chơi đã trở nên tha hóa, đạo đức xuống dốc trầm trọng.
Ngòi bút nhà văn đã đi sâu vào ngóc ngách của từng vấn đề thế sự, ông bẽ
bàng, chua chát khi nhận ra cuộc đời bạc bẽo, nhân tình thế thái trắng đen lẫn lộn, thật
giả khó lường. Có lẽ cũng vì lòng vị kỷ cá nhân và cái sự hiểu lầm những văn hóa
phương Tây mang lại mà sinh ra những khúc mắc khó giải quyết trong đời sống con
người lúc bấy giờ. Đặng Trần Phất mất quá sớm nhưng những trang viết của ông
“cũng tạm đủ để giới thiệu một cuộc đời, một con người, một quan điểm nhân văn,
tấm lòng chí hiếu luôn nghiêng xuống những số phận tận cùng của xã hội, phản đối
những cái phi đạo lý, những thói đời bạc ác bất nhân. Các nhân vật trong “Cành hoa
điểm tuyết” và “Cuộc tang thương” hiểu là hư cấu cũng được nhưng cứ y như là bằng
xương bằng thịt có thật đang hiển hiện đâu đó quanh ta Hôm Xưa và Ngày Nay trong
mỗi gia đình, mỗi thời đại.” [13; tr.571]
Nàng Bạch Thủy chỉ vì một phút nông nổi và chút vật chất tầm thường đã mắc
mưu Bạc Sở, không giữ được sự chính chuyên, bỏ chồng con chạy theo tình ái mới để
phải mang tiếng đời dị nghị, gánh chịu những khổ đau về sau. Đáng trách nhất khi
Bạch Thủy đã bỏ con mình ở lại cho Liễu Oanh mà vẫn vui vẻ bên Bạc Sở sống những
tháng ngày sung sướng không hề lo nghĩ nhớ mong. Còn Trương Văn Nhượng hám
của mà bán con; Thị Hạnh thì hư hỏng mất nết dan díu cùng một người lính chào mào
có chửa hoang là đã vi phạm một cách nghiêm trọng đạo đức truyền thống, vi phạm
thuần phong mỹ tục và đáng xấu hổ lắm rồi, giờ lại vì ham giàu sang, thích xa hoa,
thích xài tiền không cần lao động, chịu về làm nàng hầu cho ông Hàn già nua đã có vợ
23


con đùm đề: “trông thấy ông râu dài má hóp, hình dáng thấp nhỏ, bụng đã chán,
nhưng lại thấy cha mình một hai bẩm quan lớn, thì chợt nghĩ ngay đến của cải giàu
có; ả bèn ăn miếng giầu cau tươi rồi ngồi trong buồng chờ cha gọi thì ra”. Dân gian
có câu “Tiền tài như phấn thổ còn nhân nghĩa tợ thiên kim”, thế mà nhân nghĩa lúc

bấy giờ bị coi rẻ coi khinh, có tiền là mua được cả một con người. Cuộc mua bán Thị
Hạnh diễn ra thật nhanh gọn, cảnh ấy sao mà trơ trẽn và khả ố đến vậy, những người
trong cuộc cả người mua lẫn kẻ bán đều tỏ ra hài lòng, một bên vì bán con gái mình
được giá cho một ông nhà giàu, một bên vì sung sướng mua được nàng hầu thỏa ước
mong bao lâu nay, chỉ nghĩ đến cảnh vui vẻ bên Thị Hạnh. So với cảnh Tú bà và Mã
Giám Sinh trong Truyện Kiều “cò kè bớt một thêm hai”, cũng cùng là cuộc mua bán
xác thân một con người, nhưng cảnh mua bán Thị Hạnh cho ông Hàn càng gây nhức
nhối hơn đối với người đọc vì thế lực đồng tiền đã làm con người biến chất. Tất cả chỉ
vì tiền, vì đua đòi và lười lao động nên Thị Hạnh đã đánh mất đạo đức, nhân cách của
mình một cách dễ dàng trước cám dỗ của vật chất. Chúng ta nhận ra sáng tác của Đặng
Trần Phất phản ánh điều đó trong một bối cảnh xã hội đặc biệt, khi mà các mối quan
hệ bị đảo lộn, con người không còn phải gò bó khép mình như trước bởi sự quản chế
của lễ giáo phong kiến nữa, cộng với việc nền văn hóa lạ xâm nhập, bao gồm văn hóa
tốt lẫn độc hại, rồi một nền kinh tế thị trường dần hình thành và phát triển trong mọi
lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị… nên lại càng đáng bàn luận hơn. Tất cả đều ở buổi
bắt đầu nên trở thành nhốn nháo, con người sống trong sự hỗn tạp nhốn nháo như thế,
một là quay về hoài niệm cái cũ, hai là chạy theo cái mới, nhưng con người dường như
đang bế tắc khi mà cũ mới lẫn lộn, không nhận diện được cái nào lợi cái nào hại, chỉ
chạy theo đồng tiền và danh lợi, không còn e dè kể đến đạo đức, thuần phong mỹ tục
nữa.
Kiểu như Bạc Sở “vốn cũng dòng dõi con quan, trước cũng theo đòi học trường
Sỹ hoạn mấy năm, nhân vì chơi bời học dốt, nên thi mãi không đỗ. Ông bố tham của
nên cưới cho chàng ta một người vợ con nhà giàu ở quê. Người vợ này rất xấu, nhân
chàng chỉ tham của mà lấy thôi…”, được thế vợ giàu, ăn chơi càng phóng túng. Hạng
người ấy đi vào tiểu thuyết của Đặng Trần Phất làm cho bức tranh xã hội hiện ra kiểu
người hư hỏng, được ăn học đàng hoàng nhưng ý thức kém, chỉ ham mê tiền của và
mong được chơi bời hưởng lạc. Trong xã hội ấy, thế hệ thanh niên đa phần chỉ biết
hưởng thụ, sa đọa theo lối sống phương tây, đi học không phải để vận dụng kiến thức
vào việc ích lợi cho xã hội mà chỉ chạy theo công cuộc ăn chơi, đua đòi theo thói quen
xấu của người khác. Một thế hệ thanh niên không có sức đề kháng với văn hóa độc

hại, không phân biệt tốt xấu, phải trái, chỉ để mình buông thả theo những trò vui vô bổ,
tự làm hại bản thân mà cứ tưởng mình sống kiểu ấy là “ăn theo thuở ở theo thời”, là
phù hợp với xu thế thời đại lắm. Bởi người đời này thường có cái suy nghĩ sai lầm
rằng “Đạo đức mà chi, chẳng chơi thì cũng thiệt một đời, nếu cứ bo bo giảng minh
đạo đức, thực hành những lý tưởng luân thường lễ nghĩa thì có bao giờ được hưởng
cái lạc thú sắc đẹp này”, “Ôi còn sướng gì cho bằng ăn mặc xa hoa, lên xe xuống
24


ngựa, kẻ hầu người hạ đông đúc, ngồi trong lầu son gác tía”…, nên thật đáng ngao
ngán, giá trị đạo đức rõ ràng đang đi vào bế tắc như thể không còn cách cứu vãn được
nữa vậy.
Bên cạnh những vấn đề về sự xuống dốc của con người thời này, sáng tác của
Đặng Trần Phất còn phản ánh một vấn đề thuộc về thế sự nữa, đó là sự mâu thuẫn giữa
lối sống tư tưởng cũ, truyền thống với lối sống tư tưởng mới, lối sống phương tây.
Quan niệm tư tưởng thời phong kiến đi theo một lề lối hết sức nghiêm khắc để
áp chế, bắt buộc con người phải thuần phục và tuân thủ nó mà không được có sự phản
kháng hay chống đối. Ban đầu nó là những bài học từ những câu chuyện xưa, từ sự ghi
nhận và sáng lập ra các đạo để con người học tập, lấy đó làm chuẩn mực đạo đức để
con người có cuộc sống tốt hơn nhờ sự tu dưỡng đạo đức và rèn luyện, làm theo các
sách vở học được, gây lẽ phải trên đời, giúp ích nhân loại, phủ nhận cái xấu. Tuy nhiên
về sau các chế độ phong kiến muốn dễ bề thống trị nhân dân, bình ổn thiên hạ nên mới
lấy các thuyết từ Nho giáo của Khổng Tử làm cơ sở để răn đe con người, an dân, trị
nước bình thiên hạ. Dần về sau có nhiều luật lệ được xem là chuẩn mực trong các
thuyết ấy đã lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội đang ngày một thay đổi, ngày một
phát triển. Rồi thêm nữa, có một số người vì tự tư tự lợi, muốn trục lợi cho bản thân
hay muốn thỏa mãn bản thân điều gì thì cứ kiếm cách dựa vào một số quan niệm trong
lễ giáo phong kiến đó mà tự bênh vực mình, làm cái lý để bắt người khác phải theo ý
mình. Ông Hàn trong Cuộc tang thương đã lợi dụng quan niệm ngày xưa đàn ông có
quyền năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên có một chồng để ép bà Hàn đi mua hầu về

cho ông. Thực chất theo đúng quan niệm của người xưa có “tín ngưỡng lấy việc thờ
phụng tổ tiên làm quan trọng, và trong sự thờ cúng, mỗi khi khấn khứa cần phải người
cùng huyết thống với tổ tiên, nên vấn đề nối dõi tông đường là một vấn đề to tát và các
cụ cho việc không có kế tự là tội nặng nhất trong các điều bất hiếu. Chỉ con trai mới
có thể nối dòng huyết được, con gái sau này lớn lên theo họ nhà chồng, sinh con đẻ
cái đều lấy họ chồng.” [4; tr.204]. Khi nào người vợ lớn không đẻ được con trai,
người đàn ông mới có quyền cưới thêm vợ lẽ để kiếm con trai. Như ông Hàn đã có
Ngô Tòng là con trai vậy mà vẫn muốn lấy thêm vợ chỉ vì cái dục vọng thấp hèn, lòng
vị kỷ cá nhân. Cái ý muốn của ông đã đến hồi thái quá và vô cùng rồi, không thể
cưỡng lại được, muốn thuyết phục bắt buộc bà Hàn chấp nhận nên ông mượn cớ đó để
việc được theo ý ông: “Bà không biết tài giai phải lấy năm lấy bẩy à?”, “Tôi xem số,
thánh có dậy rằng phải lấy vợ lẽ, nếu không thì sát vợ cả, bởi vậy tôi lo cho bà
lắm!...”. Người đàn ông làm trụ cột gia đình lý ra phải gánh vác công việc lo cho vợ
con được no ấm hạnh phúc, sung sướng, đằng này tất cả mọi việc trong ngoài đều do
bà Hàn giúp ông làm hết, ông “nhàn cư vi bất tiện”, sinh ra nghĩ vẩn vơ mơ mộng, chỉ
biết nuôi những ý nghĩ tầm thường dẫn đến đầu óc mụ mị, mê theo nàng hầu vợ lẽ
quên bỏ hạnh phúc gia đình. Từ chế độ đa thê dẫn đến mối quan hệ trong gia đình thay
đổi. Vợ với chồng, con cái với cha mẹ “đổi ra một cảnh khác”. Chồng chửi vợ, vợ
25


×