Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Định tố tính từ trong một số tác phẩm của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.64 KB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

PHẠM THỊ GIÀU
(MSSV: 6075334)

ĐỊNH TỐ TÍNH TỪ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA
NGUYỄN TUÂN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

Cần Thơ, tháng 4 năm 2011

1


Đề cương tổng quát
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ TÍNH TỪ VÀ ĐỊNH TỐ TRONG DANH NGỮ
I. Khái quát về từ loại tính từ
1. Khái niệm tính từ
2. Phân loại


3. Đặc điểm ngữ pháp
II. Khái quát về định tố trong danh ngữ
1. Quan điểm của một số tác giả về định tố và các loại định tố
2. Nhận xét
Chương 2: KHẢO SÁT ĐỊNH TỐ TÍNH TỪ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NGUYỄN TUÂN
1. Kết quả thống kê định tố tính từ trong một số tác phẩm của Nguyễn Tuân
2. Định tố tính từ với chức năng xác định sở chỉ và biểu thị tình thái
3. Vài nét về sự độc đáo, sáng tạo trong việc sử dụng định tố nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trên đỉnh cao sáng tạo vừa chói lòa vinh quang, vừa cực kỳ cheo leo hiểm trở,
Nguyễn Tuân đã dốc đến kỳ cùng sức lực để không trở nên nhạt nhẽo, vẫn luôn giữ
được nét độc đáo của phong cách nghệ thuật. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi sẽ
lạnh lẽo và tiêu điều đến mức nào nếu đại ngàn văn chương dân tộc thiếu vắng những
nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy như nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn như mê mẩn trong ma
lực của ngôn từ và truyền được trọn vẹn đến người đọc chất men say nhiều khi kỳ quái
ấy. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú do cần cù tích lũy cả đời, với
lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Không chỉ góp nhặt những từ sẵn có, ông còn luôn có ý
thức sáng tạo từ và sáng tạo từ một cách mới lạ. Rất nhiều từ ngữ tưởng như đơn nghĩa
cũ mòn, nhưng khi vào tay ông, chợt trở nên dồi dào sức biểu hiện. Và điều lôi cuốn
tôi nhất khi đến với trang văn của Nguyễn Tuân là sự xuất hiện của những định tố tính
từ hết sức độc đáo. Hơn thế nữa, khi tôi đọc được bài viết: “Vài nét về định tố tính từ
trong Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng” của Nguyễn Thị Nhung, tôi càng bị thu hút

bởi tầm quan trọng của từ loại tính từ với vai trò định tố. Tất cả những lý do trên đã
làm nguồn cảm hứng giúp tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Định tố tính từ trong một số
tác phẩm của Nguyễn Tuân”.

II. Lịch sử vấn đề
Về tính từ và định tố tính từ, có thể nói đó là một địa hạt được rất nhiều nhà
Việt ngữ học quan tâm. Ta thấy, tính từ là từ loại phong phú và quan trọng trong tiếng
Việt nói riêng và ngôn ngữ nói chung. Vì vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về từ loại này.
Từ góc độ ngữ pháp, Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện đại đã khẳng định
“tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của
vận động, quá trình, hoạt động” [3; 103]. Lê Biên còn cho rằng: “Về ngữ pháp, tính từ
có thể làm trung tâm cho một ngữ tính từ. Nó có khả năng kết hợp với những phụ từ
tình thái ở trước nó” [3; 104]. “Còn về chức vụ cú pháp, ở tiếng Viêt, chức năng phổ
biến, thường trực của tính từ là làm định ngữ” [3; 105].
Trong Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh cho rằng “tính từ là những từ
chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc
trưng”[13; 132]. Và “đặc điểm ngữ pháp của tính từ trong tiếng Việt có khuynh hướng
3


giống động từ, tính từ có thể trực tiếp làm vị ngữ giống động từ. Tính từ có chức năng
định tố trong cụm danh từ”.[13; 133].
Theo Hữu Đạt - Trần Trí Dõi – Đào Thanh Lan trong Cơ sở tiếng Việt, “tính từ
là từ loại trỏ tính chất đặc trưng”. “Tính từ có khả năng làm trung tâm của đoản ngữ
tính từ (tính ngữ) với các thành tố phụ phía trước giống như động ngữ, còn phần phụ
phía sau về cơ bản giống như động ngữ nhưng đơn giản hơn”.Trong câu, tính từ cũng
làm vị ngữ giống như động từ. Song “tính từ có một đặc điểm nổi bật trong chức vụ cú
pháp làm thanh tố phụ hạn định cho cả danh từ (gọi là định tố) và cho cả trạng ngữ
(gọi là trạng tố)”[7; 154].

Tương tự, Ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên cũng cho rằng “tính từ là
những từ chỉ tính chất, màu sắc”. “Tính từ có khả năng kết hợp với phó từ chỉ mức
độ”, “có khả năng làm vị ngữ”. Tác giả còn cho rằng “tính từ thường làm định ngữ cho
danh từ”.[10; 55].
Trong Tuyển tập ngôn ngữ học, Hoàng Tuệ xem “tính từ là những từ loại bao
gồm những từ có ý nghĩa tính chất”. “Tính từ thích nghi với nhiều phó từ mà những
phó từ này cũng thích nghi với động từ”. Ông còn nhấn mạnh, “sự phân biệt tính từ với
động từ phải rất coi trọng nghĩa”. Song ông không đề cập đến chức năng quan trọng
của tính từ là làm định tố trong danh ngữ.[15; 855].
Trong Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Tài Cẩn lại khẳng định “trong phần cuối
của danh ngữ rất thường gặp trường hợp tính từ làm định tố”. “Về mặt khả năng kết
hợp, hầu như tính từ nào cũng có khả năng làm định tố cho danh từ. Làm định tố là
một trong những chức năng chính của tính từ. Về mặt ý nghĩa, tính từ làm định tố ở
phần cuối danh ngữ bao giờ cũng để nêu đặc điểm của sự vật”[4; 240]. Như vậy, tác
giả đã xem định tố có chức năng ngữ pháp là hạn định cho danh từ trung tâm và đứng
sau danh từ trung tâm. Nhưng tác giả chưa chỉ ra những trường hợp định tố có chức
năng biểu thị hàm ý.
Ta thấy, từ góc độ cú pháp, một số tác giả như: Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang
Ban, Đái Xuân Ninh,…khi đề cập đến cấu trúc của danh ngữ (cụm danh từ) đều ít
nhiều đề cập đến chức năng làm định tố (định ngữ) của tính từ. Các tác giả chủ yếu tập
trung vào các loại định tố trong cấu tạo danh ngữ. Hầu hết các tài liệu như: Ngữ pháp
tiếng Việt- Tiếng, từ ghép, đoản ngữ, Hoạt động của từ tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt

4


(tập II),...đều thống nhất đi sâu miêu tả hai loại định tố: định tố chỉ lượng và định tố
miêu tả.
Từ góc độ phong cách, một số tác giả đi vào nghiên cứu định ngữ nghệ thuật.
Trong bài viết của Đặng Lưu, đăng trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, (số 11, 2005)

tác giả có nghiên cứu về định ngữ nghệ thuật [17]. Trong bài viết này, Đặng Lưu đã
trích dẫn quan điểm về định ngữ nghệ thuật trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá
Hán- Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên: “Định ngữ nghệ thuật là một phương
thức chuyển nghĩa, trong đó, một từ (hoặc một cụm từ) đóng vai trò phụ nghĩa cho một
từ (hoặc một cụm từ) khác nhằm làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng để
tạo nên ấn tượng thẩm mĩ” [17; 102]. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Nhung còn đưa ra một
loại định tố tính từ có chức năng biểu thị hàm ý: “ĐTTT hàm ý là loại ĐTTT được đặt
trong quan hệ với bối cảnh ngoài ngôn ngữ hoặc quan hệ phối hợp với từ ngữ khác để
thực hiện một mục đích giao tiếp gián tiếp nào đó đến người nói (viết)”[18].
Từ đó, ta thấy được sự phong phú của định tố tính từ trong tiếng Việt.
Về Nguyễn Tuân, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Tuân. Nói theo
Nguyễn Đăng Mạnh: “Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp”[23; 239].
Nói theo Tôn Thảo Miên thì: “Nguyễn Tuân thật xứng đáng là một bậc thầy của nghệ
thuật ngôn từ một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng chữ tuôn ra đầu ngọn bút
đều như có đóng một dấu triện riêng” [21; 360].
Trong bài viết “Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa”
của Hoài Anh có nhận định sau: “Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái
đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam” [20; 223]. Trong bài
“Nguyễn Tuân – Một phong cách nghệ thuật độc đáo” của Phan Cự Đệ có ý sau: “Để
khiêu khích với cái xã hội kim tiền nhố nhăng, cái Tôi của Nguyễn đã “lượm những
hòn đá thực to ném tung, bất kể là trúng đích hay trật sang bên cạnh”. Ngôn ngữ của
Nguyễn do đó cũng là một thứ ngôn ngữ khinh bạc, kênh kiệu, dấm dẳn cứ như đấm
vào họng người ta.”[20; 99].
Cũng nghiên cứu về ngôn từ trong các tác phẩm Nguyễn Tuân, Nguyễn Quang
Trung có nhận định sau: “Nguyễn là gương sáng của khổ luyện ngôn từ - một kiểu khổ
luyện rất Đông phương mà đặc trưng của câu chuyện “thôi xao” lừng danh dưới mái
triều Đường thưở nọ. Song luận gì về Nguyễn cũng chớ quên văn ông không chỉ là tòa
lâu đài chữ nghĩa, mà còn là bể thẳm tâm hồn” [22; 119].
5



Trong bài viết “Định ngữ nghệ thuật trong ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn
Tuân”, Đặng Lưu nhận định rằng: “Dùng định ngữ nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã biêt
phát huy cao nhất hiệu lực nghệ thuật của nó. Qua đó, ta thấy được một kiểu tư duy
nghệ thuật, một lối tạo hình đầy ấn tượng, một tiết tấu riêng của lời văn, đặc biệt, một
kiểu tổ chức ngôn từ in đậm bản sắc của chủ thể”[17]. Bên cạnh đó, trong Ngữ học trẻ
2005, Đặng Lưu có nêu lên nhận định sau: “Nguyễn Tuân là nhà văn định hình một
nhãn quan ngôn ngữ rất rõ nét. Nó thể hiện sự ý thức sâu sắc của ông về chất liệu của
thứ nghệ thuật mà ông đã đặt cược cả đời mình vào đó. Nhãn quan ấy dĩ nhiên đã chi
phối sự lựa chọn thể loại trong quá trình sáng tác và chi phối mọi cấp độ ngôn từ
trong tác phẩm Nguyễn Tuân. Và chính nó là yếu tố hàng đầu quyết định sự hình
thành một phong cách ngôn ngữ độc đáo vào bậc nhất trong văn học Việt Nam hiện
đại”[24; 332].
Tất cả những tài liệu trên có điểm chung là nghiên cứu về mặt ngôn từ trong
trang văn Nguyễn Tuân. Và mỗi tác giả đi vào nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau
về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Tuân nhưng rất ít tác giả đi vào nghiên cứu về định tố
đặc biệt là định tố tính từ. Từ đó, vấn đề nghiên cứu định tố tính từ trong tác phẩm
Nguyễn Tuân là một lĩnh vực nghiên cứu mới và đầy thú vị.

III. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung vào khảo sát định tố tính từ để thấy được vai
trò của định tố nói chung và định tố tính từ nói riêng trong một số tác phẩm của
Nguyễn Tuân, thông qua việc khái quát về tính từ, chức năng của tính từ trong vai trò
định tố. Từ đó, làm bật lên hiệu quả nghệ thuật của lớp từ này. Qua đó, góp phần làm
sáng tỏ một phương diện khác trên bình diện ngôn từ của nhà văn.
Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thu thập thêm
nhiều kiến thức và kinh nghiệm giúp ích cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa
học sau này.

IV. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này có phạm vi nghiên cứu là định tố tính từ trong các danh ngữ hoặc
cụm tính từ trong một số tác phẩm của Nguyễn Tuân. Để hoàn thành luận văn, chúng
tôi tham khảo một số tài liệu ngữ pháp liên quan đến tính từ, đến định tố trong cấu trúc
của danh ngữ. Trên cơ sở đó luận văn tiến hành khảo sát định tố tính từ trong các ngữ
liệu sau:
6


- Tàn đèn dầu lạc.
- Nguyễn Tuân, truyện ngắn, NXB Văn học.
- Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 1)– NXB Văn
học.
- Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 2)– NXB Văn
học.

V. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu ngữ pháp liên
quan, chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp, để khảo lược một số vấn đề liên quan
đến tính từ và định tố trong danh ngữ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn dùng phương pháp
thống kê để thống kê, định tố tính từ trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Chúng tôi sử
dụng thao tác phân tích, chứng minh để làm bật nổi giá trị của định tố tính từ trong
danh ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.

Chương 1
7


SƠ LƯỢC VỀ TÍNH TỪ VÀ ĐỊNH TỐ TRONG
DANH NGỮ
I. Khái quát về từ loại tính từ

1. Khái niệm tính từ
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp tiếng Việt (Tập 1 –
NXBGD – 1998) đã nêu: “Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay
đặc trưng của quá trình) là tính từ. Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ
thường có tinh chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tinh chất mức độ
(so sánh và miêu tả theo thang độ)”[1; 100].
Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Hữu Quỳnh thì cho rằng: “Tính từ là những từ
chỉ tính chất, đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng, kích thước, đặc
trưng”.[13; 132].
Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp trong Dẫn luận ngôn ngữ học xem “tính
từ là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói tới. Ví dụ:
big, small, thin, thick, heavy, good, beautiful, interesting, fast, old, young,…của tiếng
Anh, cao, nhỏ, gầy, tốt, xấu, đẹp, nhanh…được gọi là tính từ”.[11; 296].
Trong Ngôn ngữ học đại cương Mai Thị Kiều Phượng xem “tính từ là những từ
biểu thị tính chất, đặc điểm… của sự vật, hiện tượng”.[12; 722].
Trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Tính
từ là loại từ chỉ tính chất của sự vật”.[14; 260].
Cũng với quan điểm tương tự với Nguyễn Kim Thản thì trong Tuyển tập ngôn
ngữ học Hoàng Tuệ cho rằng : “Tính từ là từ loại bao gồm những từ có nghĩa tính
chất”.[15; 855].
Theo Ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên, “Tính từ là những từ chỉ tính
chất, màu sắc”.[10; 55].
Theo Ngữ pháp tiếng Việt từ loại của Đinh Văn Đức, “Tính từ tiếng Việt là từ
loại chỉ ra đặc trưng của tất cả những gì (khái niệm) được biểu đạt bằng danh từ và
động từ”[8; 182].
Khảo sát các quan điểm về tính từ của các nhà Việt ngữ học, chúng ta có thể rút
ra cách hiểu đơn giản về tính từ như sau: “ Tính từ là từ dùng để chỉ tính chất, trạng
thái đặc trưng của người, vật, việc”.

2. Phân loại tính từ

8


Việc phân loại tính từ ít phức tạp hơn so với danh từ và động từ.Tuy nhiên, do
tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại chưa đủ sức bao quát nên ranh giới giữa các
lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng, dứt khoát.
Có thể vạch ra một số thế đối lập trong khi phân loại tính từ như sau:

2.1. Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ và tính từ chỉ tính chất
đã hàm nghĩa mức độ
- Tính từ chỉ tính chất chưa hàm nghĩa mức độ luôn luôn có khả năng kết hợp
với từ chỉ mức độ để thực hiên hóa ý nghĩa mức độ của tính chất khi cần thiết. Loại
tính từ này có số lượng nhiều nhất, nó tiêu biểu cho tính từ tiếng Việt.
Ví dụ: Tốt, xấu, vuông, tròn, hẹp, rộng, nhiều, ít, chênh vênh,…
- Tính từ chỉ tính chất đã hàm nghĩa mức độ không có khả năng có khả năng kết
với từ chỉ mức độ. Loại từ này có số lượng ít.
Ví dụ: xanh lè, trắng toát,..

2.2. Tính từ trừu tượng và tính từ cụ thể
- Tính từ trừu tượng chỉ tính chất không thể xác định về lượng một cách cụ thể.
Ví dụ: tốt, xấu, chăm, lười, giàu, nghèo,…
- Tính từ cụ thể chỉ tính chất có thể xác định được về lượng
Ví dụ: Dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp,…

2.3. Tính từ chỉ phẩm chất và tính từ chỉ lượng, màu sắc, hình thể, cách
thức
- Tính từ phẩm chất là tính từ chỉ những tính chất có giá trị về chất của sự vật,
trạng thái.
Ví dụ: Dũng cảm, hèn nhát, giỏi, dốt nát, xấu, đẹp, hiền, dữ, khó khăn, gian
khổ,…

Loại này có đầy đủ các đặc điểm hoạt động cú pháp của tính từ. Một số tính từ
chỉ phẩm chất của con người có khả năng kết hợp với từ chỉ mệnh lệnh.
Ví dụ: Hãy trung thực trong tình bạn.
Một số tính từ chỉ tính chất trừu tượng như: “công”, “tư”, “độc nhất” cũng được
xếp vào loại này.
- Tính từ chỉ màu sắc: loai tính từ này biểu thị tính chất về màu sắc
Ví dụ: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh ngắt, đỏ au,…

9


- Tính từ chỉ lượng: biểu thị tính chất về hình thể, dung lượng, kích thước của
sự vật, hoạt động, trạng thái. Loại tính từ này gồm nhiều loại nhỏ, mỗi loại có đặc
trưng riêng về ý nghĩa và ngữ pháp.
+ Tính từ chỉ dung lượng:
Ví dụ: Nhiều, ít, thưa, đông, nặng, nhẹ,…
+ Tính từ chỉ kích thước
Ví dụ: rộng, hẹp, dài, ngắn, xa, gần,…
- Tính từ hình thể:
Ví dụ: lệch, méo, to, nhỏ, béo, gầy, gù, què,…
- Tính từ chỉ cách thức:
Ví dụ: chênh vênh, ỏn ẻn, khệnh khạng, ngất ngưởng,chăm chỉ, cẩn thận, chu
đáo, kĩ lưỡng, điếc,…
Đặc điểm của 3 loại tính từ: hình thể, dung lượng, kích thước, khá giống nhau.
Chúng thường làm thành tố phụ bổ nghĩa cho danh từ.
Tính từ chỉ cách thức lại thường kết hợp với động từ khi với tư cách là thành tố
chính, khi với tư cách là thành tố phụ.
Ví dụ:
Chăm chỉ học tập/ Học tập chăm chỉ
Thong thả bước/ Bước thong thả

Tính từ cách thức bao gồm một số tư láy có giá trị miêu tả rất cao.

3. Đặc điểm ngữ pháp
Theo sự phân chia của hệ thống từ loại thì tính từ thuộc hệ thống thực từ giống
như danh từ và động từ. Chính vì vậy, tính từ có thể đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp
trong câu (thành phần chính và thành phần phụ). Bản chất ngữ pháp của tính từ cũng
được đặc trưng bởi một chùm chức vụ cú pháp.
Tính từ có ý nghĩa đặc trưng cho nên chính ý nghĩa này đã quy định chức vụ
nào trong chùm chức năng của tính từ sẽ nổi bật lên.
Trong tiếng Việt, tính từ đảm nhiệm hai chức năng chính. Đó là làm vị ngữ và
định tố (định ngữ) của câu.
Trong câu, tính từ với chức năng vị ngữ cũng chỉ những đặc điểm của chủ thể
được nói đến. Ta thấy, tính từ trong hệ thống ngôn ngữ châu Âu không làm vị ngữ trực
tiếp .“Trong tiếng Việt và một vài ngôn ngữ đơn lập tính từ gần với động từ không
10


phải vì ý nghĩa mà ở chức năng vị ngữ trong câu. Tính từ trong khi chỉ đặc trưng và
không có hình thái ngữ pháp riêng, đã có quan hệ thông báo với chủ thể (cũng là một
loại quan hệ đặc trưng) giống như động từ. Các tính từ ngoài khả năng kết hợp với
các chỉ tố chỉ mức độ (rất , lắm, quá, hơi, cực, cực kỳ,...), đã tiếp nhận các têu chí
thời- thể, kết quả, khả năng, tình thái,.. như động từ vậy. Đặc điểm này cho phép tính
từ tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp trong câu, khác hẳn với các tính từ ngôn ngữ châu
Âu”[8; 180]. Còn trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, tính từ có thể làm vị ngữ trực
tiếp. “Đặc điểm ngữ pháp của tính từ trong tiếng Việt có khuynh hướng giống động từ,
tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp giống như động từ”[13; 133].
Ví dụ: Anh ấy rất chăm chỉ.
Khi làm vị ngữ tính từ có quan hệ với thời gian và tiếp nhận các tiêu chí ngữ
pháp của động từ: “Khi làm vị ngữ tính từ có quan hệ với thời gian và tiếp nhận các
tiêu chí ngữ pháp của động từ trước hết là các từ chỉ tổ, thời - thể (đã, sẽ, từng, còn,

chưa). Do cách thức phản ánh của người bản ngữ, một đặc trưng trong quan hệ thông
báo có thể hình dung như một trạng thái. Xa hơn, cái trạng thái đó có thể hoạt động
và gây ra tác động đối với những đối tương nhất định. Đó là lí do về mặt ngữ nghĩa
của việc hình thành các hiện tượng gọi là “bổ ngữ của tính từ” trong tiếng Việt [8;
192]..
Ví dụ: Lan xa nhà đã hơn bốn năm.
Trong tiếng Việt, tính từ khi làm vị ngữ có lúc trùng với tính từ trong chức năng
định ngữ vì có chung một hình thức kết hợp. [8; 192]. Chẳng hạn như:
Ví dụ:
Quyển sách mới
Học sinh giỏi
Lúc này thì việc xác định tính từ trong chức năng là vị ngữ hay định ngữ phải
nhờ vào các thao tác thêm, lược, thế, biến đổi,..
Ví dụ:
Nhà máy mới (vị ngữ)
Nhà mới
Nhà mới đã xong( định ngữ)
Chức năng định ngữ của tính từ:

11


Tính từ làm định ngữ là một hiện tượng ngữ pháp được giải thích bằng bản chất
ngữ nghĩa của tính từ. Chức năng định ngữ của tính từ được giải thích bằng bản chất
ngữ pháp là hạn định đặc trưng cho một khái niệm thực thể (được diễn đạt bằng thực
từ). Định ngữ được diễn đạt băng nhiều nhiều từ loại danh từ, động từ, tính từ, số từ.
Như vậy, tính từ làm định ngữ chỉ là một phần trong số các kiểu định ngữ của tiếng
Việt.
Ví dụ:
Chén trà sương (danh từ)

Bể bơi (động từ)
Chiếc áo đẹp (tính từ)
Giường số sáu (số từ)
Về mặt khả năng kết hợp, hầu như tính từ nào cũng có khả năng làm định ngữ
cho danh ngữ.
Về mặt ý nghĩa: định tố cuối danh ngữ thường có tác dụng (hay ít nhất cũng có
khả năng) nêu một chi tiết hạn chế ngoại diên của khái niệm, khu biệt hẳn một bộ phận
sự vật này với một bộ phận sự vật khác. Không có hiện tượng đa dạng, cần phải phân
loại như ở trường hợp danh từ, động từ làm định ngữ.
Ngoài hai chức năng nổi bật trên tính từ tiếng Việt còn co thể làm chức năng
chủ ngữ (rất hạn chế), làm thành phần phụ của câu.
Ví dụ:
Sạch sẽ là mẹ của sức khỏe
Hồi hộp, tôi theo dõi hết trận bóng đá.
Mặc dù tính từ tiếng Việt có thể đảm nhiệm nhiều chức năng trong câu nhưng
chức năng phổ biến và thường trực của tính từ là làm định tố trong danh ngữ.

II. Khái quát về định tố trong danh ngữ
1. Quan điểm của một số tác giả về định tố và các loại định tố
Đối với Việt ngữ học, khái niệm định tố (hay định ngữ), với tư cách là một
thành phần phụ của câu đã từng có một thời phổ biến trong các sách ngữ pháp nhà
trường, dùng để chỉ yếu tố hạn định của danh từ trong một cấu trúc hạn định. Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu, mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Dưới đây là
một vài quan điểm tham khảo:
12


1.1. Quan điểm của Diệp Quang Ban
Trong Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Diệp Quang Ban có quan điểm như sau:
“Định ngữ là thành phần phụ đi kèm danh từ và nêu lên những đặc trưng của vật do

danh từ ấy biểu thị” [2; 180].
Tác giả Diệp Quang Ban đã căn cứ vào nội dung khái quát của định ngữ để chia
định ngữ thành hai loại nhỏ: định ngữ chỉ lượng và định ngữ miêu tả.

1.1.1. Định ngữ chỉ lượng
“Định ngữ chỉ lượng đứng trước danh từ (cũng có khi đứng trước vị từ trong
kiểu nói gọn) và nêu đặc trưng số lượng của vật nói ở danh từ ấy”.
Định ngữ chỉ lượng thường gặp các lớp từ con sau đây:
Từ chỉ tổng lượng như: tất cả, hết thảy, hết cả,cả, (trong nghĩa “toàn bộ các vật
rời được nói đến” và trong nghĩa “toàn bộ một đơn vị rời”)…
Từ chỉ số nhiều không xác định: những, các, mấy, mọi (những, các còn được
gọi là quán từ).
Từ chỉ lượng xác định và phỏng định như: mỗi, từng, một, hai, ba,…một vài,
dăm ba, mươi, mươi lăm, vài ba trăm…
Cấu tạo của định ngữ chỉ lượng thường không quá phức tạp, đó thường là
những từ rời hoặc là những cụm từ bình đẳng, nhưng cụm từ chính phụ không quá
nhiều thành tố.
Ví dụ:
Tất cả học sinh (đã đến).
Bảy hay tám người (có mặt).
Hơn mười người (làm hôm nay).
Tại ví dụ cuối cùng hơn là thành tố phụ của mười đồng thời là thành phần phụ
của từ người. Cả hai từ này là định ngữ chỉ lượng của từ người.

1.1.2. Định ngữ miêu tả:
Định ngữ miêu tả đứng sau danh từ - thành tố chính và nêu đặc trưng chất
lượng (hiểu rộng) của vật nêu danh từ thành tố chính.
13



Định ngữ miêu tả có thể là một từ hoặc một cụm từ, kể cả cụm chủ - vị. Về từ
loại, định ngữ miêu tả có thể là danh từ, là vị từ, là chỉ định từ.
Nội dung mối quan hệ giữa danh từ - thành tố chính với định ngữ miêu tả rất đa
dạng và nhiều trường hợp rất tinh tế.
Giữa định ngữ với danh từ - thành tố chính có kiểu quan hệ trực tiếp ( không
dùng kết từ) và cũng có kiểu quan hệ gián tiếp (với hai biến thể: có mặt kết từ và vắng
mặt kết từ).
Một số ví dụ về định ngữ miêu tả:
Ruộng (của) hợp tác xã.
Vành (bằng) nhôm.
Quần áo (cho) trẻ em.
Sách (về) triết học.
Dân (ở) miền biển.

1.2. Quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn
Trong “ Ngữ pháp tiếng Việt - Tiếng, từ ghép, đoản ngữ”, Nguyễn Tài Cẩn
quan niệm như sau: “ Các thành tố phụ - gọi chung là định tố - chia làm hai bộ phận:
một số được phân bố ở trước trung tâm tạo thành phần đầu của đoản ngữ, và một số
nữa thì được phân bố sau trung tâm,tạo thành phần cuối của đoản ngữ. Trong danh
ngữ tiêng Việt, không có loại định tố nào có trật tự tự do, khi thì ở trước khi thì ở sau”
[4; 203].
Nguyễn Tài Cẩn còn cho rằng chia thành tố phụ ra thành hai bộ phận – định tố
đầu và định tố cuối – không phải là một sự phân chia chỉ căn cứ đơn thuần vào vị trí
của chúng trong đoản ngữ. Trong tiếng Việt, giữa các định tố đầu và định tố ở phần
cuối danh ngữ có một số đặc điểm khác nhau một cách khá cơ bản:
- Về mặt từ loại: định tố đầu nhiều trường hợp đều do những từ có nghĩa không
chân thực đảm nhiệm, còn định tố cuối trái lại, phần lớn lại do những từ có nghĩa chân
thực đảm nhiệm.

14



- Về mặt số lượng: những từ có thể làm định tố đầu có số lượng rất hạn chế, có
thể thống kê và lập thành danh sách được. Những từ có khả năng đứng làm định tố
cuối, trái lại, có số lượng rất lớn: có thể dùng đến hàng vạn từ ở chức vụ này.
- Về mặt tổ chức: định tố đầu trong tuyệt đại đa số trường hợp đều xuất hiện
dưới dạng của một từ, định tố cuối thường lại rất dễ dàng kèm thêm thành tố phụ để
phát triển thành một đoản ngữ nhỏ. Trong tiếng Việt, khi định tố là một mệnh đề, thì
bao giờ đó cũng là một định tố cuối.
- Về mặt phân bố vị trí: định tố đầu phân thành những vị trí rất rành mạch: mỗi
kiểu định tố bao gồm những từ cùng có chung một ý nghĩa khái quát bao giờ cũng
được quy vào một vị trí. Ở phần cuối, trái lại, mỗi kiểu định tố cùng có chung một ý
nghĩa khái quát không phải bao giờ cũng quy vào một vị trí, và ngược lại, ở mỗi vị trí
không phải bao giờ cũng tìm ra được một ý nghĩa khái quát.
- Về mặt ý nghĩa: định tố đầu thường gia thêm một chi tiết phụ không có tác
dụng đến ngoại diên của khái niệm nêu ở danh từ trung tâm; định tố cuối, trái lại,
thường có tác dụng (hay ít nhất cũng có khả năng) nêu một chi tiết hạn chế ngoại diên
của khái niệm, khu biệt hẳn một bộ phận sự vật này với một bộ phận sự vật khác. So
sánh:
Sách cũ
Sách
Sách mới

- Cuối cùng, về mặt vận dụng, định tố đầu phần lớn dễ dàng có khả năng thay
thế trung tâm khi trung tâm vắng mặt; định tố cuối cùng thì hầu như không bao giờ có
khả năng thay thế đó. Vì tất cả những lí do đó, tác giả lần lượt tách thành hai loại định
tố riêng biệt để tiện nghiên cứu.

1.2.1. Phần đầu của danh ngữ:
Ở phần đầu của danh ngữ trong tiếng Việt, có cả thảy ba loại thành tố phụ - ba

loại định tố.

1.2.1.1. Định tố “cái”
15


Ví dụ: Cái cậu học sinh ấy.
Theo tác giả, định tố “cái” vốn có liên quan về mặt lịch sử với cái loại từ,
nhưng hiện nay chúng đã tách thành hai từ riêng biệt. Và việc dùng định tố cái ở phần
đầu danh ngữ,có liên quan đến tổ chức của toàn danh ngữ: có định tố cái ở phần đầu
thì nói chung phải có định tố ở phần cuối danh ngữ, và phải có T1 (trung tâm chỉ về
đơn vị đo lường) ở phần trung tâm. Khi đã có loại từ cái ở T1 mà muốn thêm định tố
cái ở phần đầu để chỉ xuất sự vật thì phải thay đổi loại từ cái bằng một loại từ khác để
khỏi trùng lặp hoặc phải nhập hai từ cái làm một để khỏi trùng lặp.

1.2.1.2. Định tố chỉ số lượng
Ví dụ: Mấy cái cậu học sinh ấy.
Còn định tố chỉ ý nghĩa số lượng, có thể dùng ở phần đầu danh ngữ, bao gồm:
số từ chỉ số lượng chính xác, số từ chỉ số lượng ước chừng, những từ chỉ sự phân phối
và những từ những, các, một. Và tác giả cho rằng việc dùng định tố chỉ số lượng ở
phần đầu danh ngữ cung liên quan đến tổ chức toàn bộ danh ngữ. Cụ thể là: khi đã có
định tố cái hoặc từ chỉ đơn vị T1 thì bao giờ cũng có thể đặt thêm định tố số lượng vào
ở trước. Nếu không thêm định tố số lượng vào tức là chỉ số ít (nói một cách khác chính
xác hơn thì đây là trường hợp dùng dạng zêrô của định tố để chỉ số ít). Còn khi không
có định tố cái mà cũng không có tính từ chỉ đơn vị T1 thì thông thường không được
dùng định tố chỉ số lượng.

1.2.1.3. Định tố chỉ ý nghĩa toàn bộ
Ví dụ: Tất cả mấy cái cậu học sinh ấy.
Tác giả chỉ ra rằng vì cái ý nghĩa toàn bộ đòi hỏi phải có sự xác định về mặt số

lượng sự vật, nên đã dùng định tố chỉ số lượng toàn bộ thì không được dùng định tố
chỉ số lượng ước chừng và ngược lại.
Hơn thế nữa, tác giả còn chỉ ra các nhóm định tố ở phần đầu của danh ngữ có vị
trí cố định: định tố cái bao giờ cung đứng sau định tố chỉ số lượng, và nhóm định tố
chỉ số lượng bao giờ cũng đứng sau nhóm định tố chỉ toàn bộ.

1.2.2. Phần cuối của danh ngữ

16


Theo tác giả, ở phần cuối của danh ngữ, có thể có hai loại định tố có tổ chức
hoàn toàn khác nhau :

1.2.2.1. Loại định tố chỉ gồm một từ
Theo tác giả thì từ này có thể dùng riêng lẻ một mình hay dùng có kèm thêm cả
thành tố phụ của nó để lập thành một đoản ngữ nhỏ, ví dụ:
Một cuốn sách quý – Một cuốn sách rất quý.
Hoàn cảnh gia đình – hoàn cảnh gia đình tôi.
Theo quan điểm của tác giả: trường hợp dùng từ hay từ đã phát triển thành đoản
ngữ làm định tố cuối là trường hợp khá phong phú về mặt số lượng và khá đa dạng về
mặt kiểu loại. Trong tiếng Việt, có thể dùng những từ loại: danh từ, tính từ, động từ, từ
chỉ trỏ, từ chỉ vị trí, từ chỉ con số để làm định tố.
Tác giả cho rằng: khi dùng danh từ làm định tố, đặt vào phần cuối của danh
ngữ là để góp thêm một số chi tiết bổ sung cho danh từ ở phần trung tâm. Nếu đi vào
cụ thể thì những chi tiết bổ sung có thể chia ra thành rất nhiều kiểu khác nhau. Nhưng
nếu khái quát lại, thì có thể thêm một danh từ vào phần cuối của danh ngữ là để:
- Hoặc nêu tên một sự vật làm đặc trưng cho sự vật nêu ở trung tâm ;
- Hoặc nêu lên một sự vật có quan hệ với sự vật nêu ở trung tâm. Quan hệ này
có thể là:

+ Quan hệ về mặt sở hữu, ví dụ : nhà (của) cha tôi., sinh viên (của) trường này.
+ Quan hệ về mặt chất liệu, ví dụ: sân (bằng) gạch, một bài thơ (bằng ) chữ
Hán.
+ Quan hệ về mặt hướng nội dung, đề mục, ví dụ: đường lối về (mặt) quân sự,
quan điểm về ( mặt ) triết học.
+Quan hệ về mặt địa điểm, vị trí, ví dụ: nhân dân (ở) nội thành, tình hình (ở)
mặt trận.
+ Quan hệ về so sánh, ví dụ: mặt (như) trái xoan, chân mày (như) lá liễu…
Khi danh từ làm định tố nêu lên nội dung đặc trưng của sự vật trình bày ở trung
tâm thì nó ghép liền với phần trung tâm, không thể chen thêm một quan hệ từ nào vào
17


ở giữa. Ví dụ : đêm sương, ruộng lúa, nước đường. Trái lại, khi danh từ làm định tố
nêu lên một sự vật có quan hệ với sự vật ở trung tâm thì có thể có hai cách ghép định
tố với phần trung tâm :
- Ghép mà có chen một trong mấy quan hệ từ của, bằng, về, ở, như vào ở giữa.
- Hoặc ghép mà lâm thời bỏ vắng các quan hệ từ đó đi. So sánh :
Nhà của cha tôi, giường bằng tre
Nhà… cha tôi, giường… tre
Còn khi dùng một động từ làm định tố đặt ở phần cuối danh ngữ, quan hệ ý
nghĩa giữa trung tâm và định tố cung có nhiều kiểu loại phức tạp. Nhưng khái quát lại,
thì cũng có thể quy thành vài kiểu chính:
- Kiểu định tố nêu hành động, trạng thái tâm tình của chủ thể. Ví dụ: quả cam
rụng; người học sinh đến sáng hôm qua. Trường hợp này, trước động từ có thêm một
chủ tố để biến thành mệnh đề vì chủ thể đã nêu ở trung tâm; nếu co gia thêm chủ tố
được thì chủ tố đó thường là từ “nó” hoặc một từ chỉ bộ phận cơ thể của sự vật nêu ở
trung tâm.
- Kiểu định tố nêu một hành động mà không phải do sự vật nêu ở trung tâm làm
ra, ví dụ: chiếc đồng hồ treo trên vách, ngày bước ra đi, cái địa điểm họp hôm chủ

nhật.
Theo tác giả, ở phần cuối của danh ngữ cũng rất thường gặp trường hợp dùng
tính từ làm định tố.
- Về mặt khả năng kết hợp, hầu như tính từ nào cũng có khả năng làm định tố
cho danh từ. Làm định tố cho danh từ là một trong những chức năng chính của tính từ.
Tuy nhiên, khả năng đó không hoàn toàn đồng đều nhau ở giữa các nhóm tính từ:
+ Tính từ miêu tả có khả năng dùng ở cương vị định tố của danh ngữ ngang với
khả năng làm vị tố, trạng tố.
+ Tính từ số lượng, trái lại, thường chỉ dùng để làm vị tố trong mệnh đề hoặc để
làm thành tố phụ trong động ngữ. Chúng chỉ có thể làm định tố ở sau một số danh từ
chỉ đơn vị nhất định, ví dụ: nửa nhiều, nửa ít, mớ nhiều, mớ ít.

18


- Về mặt ý nghĩa, tính từ làm định tố ở phần cuối danh ngữ bao giờ cũng dùng
để nêu đặc điểm. Không có hiện tượng đa dạng, cần phải phân loại như ở trường hợp
danh từ, động từ làm định tố.
Bên cạnh đó, những từ như nay, này, nãy, nấy, nọ, nào, ấy, kia là những từ gần
như chuyên dùng để làm định tố cuối ở trong danh ngữ. Ở cương vị định tố, chúng có
nhiệm vụ chỉ trỏ sự vật, nêu rõ cho ta biết sự vật ở hướng nào trong tầm nhìn của
chúng ta, xa hay gần trong thời gian hay không gian.
Những từ chỉ vị trí, phương hướng như trước, sau, trong, ngoài, trên, dưới;
đông, tây, nam, bắc cũng có khả năng làm định tố, đứng ở phần cuối của danh ngữ.
Trong tiếng Việt, số từ có thể đứng ở phần đầu danh ngữ, mà cũng có thể đứng
ở phần cuối danh ngữ. Khi làm định tố ở phần cuối danh ngữ, số từ nêu cho chúng ta
biết:
Hoặc cái số lượng (sự vật) có liên quan đến đã sự vật nêu ở trung tâm.
Hoặc cái thứ tự của sự vật nêu ở trung tâm.


1.2.2.2. Loại định tố do một mệnh đề đảm nhiệm
Theo tác giả, khi dùng một mệnh đề làm định tố thì về mặt cấu tạo cũng có
những nét giống như danh từ khi làm định tố nhưng đứng về mặt ý nghĩa thì lại có
những nét tương ứng với trường hợp động từ khi làm định tố.
Ví dụ:
Cuốn sách tôi vừa mua hôm qua.
Hai bài thơ anh vừa ngâm xong.
Tác giả khẳng định rằng: tổ chức phần cuối danh ngữ phức tạp hơn nếu so với
tổ chức phần đầu. Phức tạp không phải chỉ vì số lượng phong phú và tính đa dạng của
các định tố mà còn vì vấn đề khó xác định quy tắc kết hợp các kiểu định tố với nhau.
Vấn đề quy tắc kết hợp ở đây, trước hết phải tùy thuộc vào cách nói, cách đọc – nói,
đọc có ngắt quãng dài ở giữa các định tố hay nói đọc các định tố kế tiếp nhau cùng một
hơi. Như vậy, tác giả có cái nhìn khá chi tiết và tòan diện về các loại định tố.

1.3. Quan điểm của Nguyễn Hữu Quỳnh

19


Trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Hữu Quỳnh có quan điểm như sau:
“Thành tố phụ của danh từ có thể gọi là định tố”. Trong cụm danh từ tiếng Việt không
loại thành tố phụ nào có trật tự khi thì đứng trước, khi thì ở sau.
- Trong tiếng Việt, giữa thành tố phụ ở đầu và thành tố phụ ở cuối có một số
đặc điểm sau:
+ Về mặt từ loại: thành tố đầu trong nhiều trường hợp đều do những từ có ý
nghĩa không chân thực đảm nhiệm, còn thành tố phụ đứng ở cuối trái lại phần lớn lại
do nhưng từ có ý nghĩa chân thực đảm nhiệm.
+ Về mặt số lượng: những từ có thể làm định tố đầu có số lượng rất hạn chế, có
thể thống kê và lập danh sách được; những từ có khả năng dùng làm thành tố phụ ở
cuối’ trái lại có số lượng rất lớn, có thể dùng đến hầng vạn từ ở chức vụ này.

+ Về mặt tổ chức: thành tố phụ đứng đầu phần lớn xuất hiện dưới dạng của một
từ, thành tố phụ thường lại rất dễ dàng kèm theo yếu tố phụ để pháp triển thành một
cụm từ nhỏ.
+ Về mặt phân bố vị trí: thành tố phụ đứng đầu phân thành những vị trí rất rành
mạch, mỗi kiểu thành tố phụ bao gồm những từ có chung một ý nghĩa khái quát bao
giờ cũng được quy vào một vị trí; ở phần cuối, trái lại không có hiện tượng đó.
+ Về mặt ý nghĩa: thành tố phụ đứng đầu ít có tác dụng hạn chế khái niệm nêu
ở danh từ trung tâm, thành tố phụ ở cuối thường có tác dụng hạn định khái niệm nêu ở
danh từ trung tâm.
Tác giả đi sâu vào nghiên cứu các thành phần phụ trước và thành phần phụ sau.
Tác giả cho rằng: các yếu tố phụ đặt trước danh từ trung tâm gồm các loại từ:
danh từ loại thể, danh từ đơn vị, đại từ, số từ, phó từ. Cách dùng các yêu tố phụ đó tùy
thuộc vào loại từ trung tâm như sau:
- Danh từ loại thể làm thành tố phụ đặc trước thành tố trung tâm là danh từ chỉ
động vật, vật thể, hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ:
Con thuyền cách mạng lướt phong ba
Lớp lớp trùng dương quyết vượt qua
20


(Sóng Hồng)
- Danh từ chỉ người làm thành tố phụ với giá trị là danh từ loại thể đặc trước
danh từ trung tâm chỉ người.
Ví dụ:
Các đồng chí bộ đội đã lên sập nằm, tôi vẫn còn ngồi trên đống lửa.
(NguyễnVăn Bổng)
- Danh từ đơn vị đo lường làm thành tố phụ đặt trước danh từ chất liệu
Ví dụ:
Cân thịt, lít rượu, ….

- Trước danh từ trung tâm chỉ người, động vật, vật thể, hiện tượng tự nhiên vừa
có thành tố phụ là danh từ loại thể hay danh từ về đo lường, vừa có yếu tố là số từ hay
phó tù chỉ số lượng
Ví dụ:
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
(Tục ngữ)
- Trước danh từ chỉ đơn vị tổ chức, chỉ thời gian, chỉ khái niệm trừu tượng có
thành tố phụ là số từ, phó từ chỉ số lượng.
Ví dụ:
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.
(Nguyễn Du)
- Đại từ nghi vấn về số lượng cũng có thể dùng làm yếu tố phụ đặt trước danh
từ.
Ví dụ:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
(Ca dao)
Các thành tố phụ đặt sau các yếu tố chính có thể do những từ thuộc các loại từ
khác nhau đảm nhiệm như danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ.
21


- Thành tố phụ hạn định hay miêu tả sự vật do tính từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
Trên đời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
(Ca dao)
- Thành tố phụ han định hay miêu tả sự vật do động từ, danh từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.

(Lê Anh Xuân)
- Thành tố phụ hạn định (về thứ tự) do số từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
Canh một chưa nằm canh năm đã dậy.
(Ca dao)
- Thành tố phụ do đại từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
Tiếng ai tha thiết bên cồn.
(Tố Hữu)
- Thành tố phụ đặt sau yếu tố chính dùng từ nối.
Ví dụ:
Cán bộ của trung đoàn.
Tác giả đã đề cập đến chức năng không kém phần quan trọng của thành tố phụ
ở cuối danh ngữ là thường có tác dụng hạn định khái niệm nêu ở danh từ trung tâm.
Nhưng tác giả chưa đề cập đến chức năng hàm ý của loại định tố này.

1.4. Quan điểm của Bùi Tất Tươm

22


Trong Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tác giả cho rằng: “Định
ngữ là các thành tố phụ của ngữ danh từ, được phân bố sau danh từ trung tâm (trừ
lượng ngữ rưỡi ở liền sau danh từ đơn vị)” [16; 199].
Tác giả còn cho rằng: “Các định ngữ đều có chung một thuộc tính ngữ pháp là
hạn định cho danh từ trung tâm và luôn luôn ở phía sau danh từ trung tâm. Những
trường hợp ngoại lệ bao giờ cũng được đánh dấu rất đậm nét nghĩa là mang rất rõ
một sắc thái tu từ”.[16; 199].
Tác giả căn cứ vào vị trí tương đối giữa các định ngữ có thể thấy các loại định
ngữ sau:


1.4.1. Định ngữ chỉ loại
Định ngữ chỉ loại thường xuyên chiếm vị trí liền sau danh từ trung tâm là danh
từ đơn vị (không tính đến lượng ngữ rưỡi hoặc/ và sau danh từ khối):
Ví dụ:
Ba ký đường, ba ký rưỡi đường
Đường phèn, gạo nếp, bánh mì
Một miếng đương phèn, năm ký gạ nếp hương, con chim chào mào, con chuột
túi…

1.4.2. Định ngữ chỉ đặc trưng
“Định ngữ đặc trưng gồm các định ngữ đứng liền sau các định tố chỉ loại để
hạn định cho danh từ trung tâm băng cách chỉ ra những đặc trưng giúp cho việc xác
định sở chỉ của danh từ trung tâm ấy”. [16; 200].
Các đặc trưng được chỉ ra để hạn định có thể là các đặc trưng về nguồn gốc, về
hình thể, về phẩm chất, về chức năng, về sở hữu, về trạng thái,…
Cấu trúc ngữ pháp của định ngữ chỉ đặc trưng có thể là một ngữ tối giản (một
từ), một ngữ chính phụ hay đẳng lập, một giới ngữ, một tiểu cú. Số lượng các định ngữ
chỉ đặc trưng không hạn chế trên lý thuyết nhưng trên thực tế không nhiều lắm.
Các định tố chỉ đặc trưng có thể hạn định trực tiếp cho danh từ đơn vị trung
tâm, nhưng thường hạn định cho cả khối danh từ đơn vị trung tâm + định ngữ chỉ loại:

23


Ví dụ:
Quyển sách / anh tặng tôi
Những giao thông hào / chưa tan khói súng.

1.4.3. Định ngữ trang trí

“Định ngữ trang trí là loại định ngữ không nhằm hạn định cho danh từ trung
tâm để góp phần làm rõ sở chỉ của nó. Vì vậy, trong chức năng hạn định của định ngữ,
định ngữ trang trí là một định tố thừa, chỉ có tác dụng văn chương, làm đẹp cho trung
tâm”. [16; 201].
Ví dụ:
Biển cả bao la rực rỡ một màu hồng buổi sớm.

1.4.4. Định ngữ chỉ xuất
“Định ngữ chỉ xuất thường có vị trí cuối ngữ danh từ, kết thúc ngữ danh từ. Tuy
vậy, có hai loại định ngữ có thể đứng sau định ngữ chỉ xuất: định ngữ chỉ đặc trưng sở
hữu và định tố trang trí”.[16; 201].
“Định ngữ chỉ xuất có tác dụng trực chỉ hoặc hồi chỉ trung tâm ngữ danh từ”.
Ví dụ:
Cái bàn này.
Định ngữ chỉ xuất của trung tâm ngữ danh từ có thể bị hiểu nhầm là hạn định
cho một danh từ khác nếu ngữ cảnh không đủ cho việc xác định danh từ được chỉ xuất:
Ví dụ:
(1) Người anh hùng của cuộc chiến ấy.

(2) Người anh hùng của cuộc chiến ấy.

Cách hiểu (2) sẽ được khẳng định là đúng nếu có thể sửa lại ngữ danh từ trên
thành:
Người anh hùng ấy của cuộc chiến.
24


Cách hiểu (1) sẽ được khẳng định trong ngữ cảnh chẳng hạn như:
Người anh hùng của cuộc chiến ấy vẫn là người anh hùng của cuộc chiến này.
Ngoài cách chỉ xuất sự vật bằng định ngữ chỉ xuất (do đại từ đảm nhiệm), còn

có thể chỉ xuất sự vật bằng cách dùng định tố chỉ đặc trưng. Trong trường hợp này, đặc
trưng được chỉ ra phải là đặc trưng nổi bật, giúp phân biệt được ngay sự vật đang quan
tâm với các sự vật cùng loại khác:
Chỉ xuất bằng danh từ riêng:
Ví dụ:
Anh hùng Núp
Chỉ xuất bằng đặc trưng hình thể, màu sắc, đặc điểm nổi bật mà ai cũng quan
tâm hoặc nhận ra ngay:
Ví dụ:
Cô ca sĩ có chiếc răng khểnh.

1.5. Quan điểm của Hữu Đạt
Theo Hữu Đạt trong “Phong cách học tiếng Việt hiện đại”, tác giả cho rằng về
mặt câu, phong cách nghệ thuật thường sử dụng câu mở rộng thành phần định ngữ.
[16; 270].
Ví dụ: Tôi cho rằng mình giống như người đi xa, lâu ngày nơi non cao rừng
rậm, về nhà thấy khu vườn cũ hoa lá được chăm sóc, xén tỉa gọn gàng tươi đẹp, chưa
quen mắt tưởng như đó không phải là khu vườn của mình; nhưng ngày nay đã nhận
thấy đúng là vườn nhà mình, thì muôn hồng nghìn tía lại tươi đẹp như xưa. (Hữu Mai
– Mất hết)
Theo tác giả những thành phần định ngữ được mở rộng không còn vai trò như
một định ngữ bình thường mà nó mang vai trò của một định ngữ nghệ thuật. Và những
định ngữ này được đúc kết từ việc sáng tạo ra những kiểu kết hợp từ, các kiểu kết cấu
cú pháp mới lạ nhưng không đi lệch khỏi chuẩn mực ngôn ngữ mà tạo nên sức gợi cảm
cao, giàu hình ảnh và hình tượng.

1.6. Theo quan điểm của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi

25



×