Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Dùng các phương pháp nhiễu trong trắc nghiệm khách quan hóa học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.96 KB, 53 trang )

A
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

DÙNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NHIỄU
TRONG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
HÓA HỌC PHỔ THÔNG

Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: Sư Phạm Hóa

GV hướng dẫn: ThS.Ngô Quốc Luân

Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Minh Tâm
Lớp: Sư phạm Hóa K33
Mã số SV: 2072007

Cần Thơ, 2011

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm
LỜI CẢM ƠN

Thời gian bốn năm học trải qua nhanh chóng. Với sự phấn đấu của bản thân và giúp đỡ
gia đình, thầy cô, bạn bè; tôi mới có cơ hội thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài nổ lực của chính bản thân, tôi còn nhận


được sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn :
- Thầy Ngô Quốc Luân, giảng viên Bộ Môn Hóa, Khoa Sư Phạm, trường Đại
Học Cần Thơ đã giao đề tài và trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt luận văn.
- Cô Phan Thị Thanh Hương cùng các thầy cô khác trong bộ môn đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi rất nhiều.
- Gia đình, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ tôi về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Xin chân thành cảm ơn!

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chọn hình thức
trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá học sinh. Hiện nay ở môn hóa học cấp
bậc phổ thông, có rất nhiều đầu sách bài tập soạn theo hình thức trắc nghiệm khách
quan được viết và bán ra thị trường, nhưng chưa thấy tác giả nào có sự phân loại bài
tập một cách rõ ràng theo mức độ và mục tiêu đánh giá học sinh. Điều đó có thể dẫn
đến tình trạng chất lượng các bài tập không đồng đều ở các nội dung kiến thức. Vì vậy
đề tài đặt ra cho sinh viên Đặng Thị Minh Tâm với mong muốn góp phần vào việc
nâng cao kỹ thuật biên soạn và chất lượng các bài tập hóa học phổ thông cũng như tạo
sự tiện lợi người dạy và người học.
Qua quá trình hướng dẫn sinh viên từ công việc nghiên cứu đến hoàn thành báo cáo
luận văn, tôi có một số nhận xét như sau:
Về kết quả công việc nghiên cứu: Sinh viên Đặng Thị Minh Tâm đã hoàn thành
tương đối mục tiêu chính của đề tài đặt ra: Lược khảo một số tài liệu có liên quan về
phương pháp đánh giá giáo dục, các công trình nghiên cứu về đánh giá bằng phương

pháp trắc nghiệm khách quan… và đặc biệt là bước đầu đã phân tích và tự đặt tên cho
một số cách gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm hóa học phổ thông.
Về tác phong làm việc với khoa học: Trong quá trình tập làm nghiên cứu, Sinh viên
Đặng Thị Minh Tâm còn tỏ ra chưa thực sự năng động trong việc giải quyết các vấn đề
khó khăn nên tiến độ thực hiện còn chậm trễ, mức độ đáp ứng yêu cầu chưa cao. Mặt
khác vì đề tài có tính mới mẽ và độ khó khá cao, cho nên kết quả nghiên cứu của sinh
viên Đặng Thị Minh Tâm nên dùng để tham khảo và cần tiếp tục nghiên cứu cho hòan
chỉnh thêm.
Về hình thức trình bày và báo cáo luận văn: Luận văn gồm 43 trang chính, không
kể phần phụ lục có bố cục rõ ràng, chia làm 3 phần: Phần Mở đầu chủ yế nói về lý do
chọn đề tài, phần Nội dung trình bày các công việc tổng quan tài liệu và phân tích một
số bài tập mẫu phương pháp đã đặt tên, và phần Kết luận có đánh giá những việc đã
làm được và chưa làm được. Văn phong đơn giản và ít sai chính tả. Báo cáo tập trung
vừa phải.
Với những nhận xét như trên, tôi có thể đánh giá chất lượng đạt được của đề tài do
sinh viên Đặng Thị Minh Tâm đã thực hiện ở mức độ tương đối. Đề nghị sinh viên
Đặng Thị Minh Tâm nên tiếp tục nghiên cứu để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy
sau này.
Điểm đề nghị: 8,0/10 (B+).
Cần thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2011
Người hướng dẫn và nhận xét

ThS. Ngô Quốc Luân
Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Giáo viên phản biện 1:
Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm không khó, nhưng thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm có
chất lượng cao rất khó, một trong các yếu tố đó là gây nhiễu cho các phương án.
Sinh viên Tâm đã mạnh dạn đi vào lĩnh vực này.
Trong đề tài, tác giả đã đưa ra được các phương án gây nhiễu khác nhau:
-

Phương pháp tương đồng

-

Phương pháp ngụy tạo cách lý giải hợp lý

-

Phương pháp thay đổi giá trị đáp án….

Mỗi phương pháp có cá ví dụ phân tích gây nhiễu, phần bài tập ứng dụng tác giả đã
lựa chọn được 20 bài để phân tích và đánh giá chất lượng câu hỏi.

Tuy nhiên phần phân tích chỉ chung chung chưa đi sâu vào việc gây
nhiễu các phương án cụ thể.

Đề nghị: Sau khi ra trường tác giả tiếp tục thiết kế các bài tập định tính
và định lượng trong đó áp dụng các phương pháp gây nhiễu để đưa ra các đáp án
chất lượng.
Giáo viên phản biện

Nguyễn Văn Bảo


Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

Giáo viên phản biện 2:
1)

Ưu điểm của luận văn là đã đưa ra được một số phương pháp để xây dựng
câu trắc nghiệm khách quan có khả năng phân loại học sinh cao. Với mỗi
phương pháp đều có ví dụ tiêu biểu và phần phân tích rõ ràng ưu, nhược
điểm, giúp giáo viên dễ áp dụng.

2)

Tên đề tài hơi dài. Theo tôi chỉ cần ghi tên là: Dùng các phương pháp nhiễu
trong trắc nghiệm khách quan hóa phổ thông.

Luận văn có một số sai sót nhỏ về chính tả trong các trang: 3,4,9,10,16,23,25.
Đánh giá:
Cán bộ phản biện

ĐOÀN THỊ KIM PHƯỢNG

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông



Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

ĐIỂM KẾT LUẬN
Điểm đạt được:
-

Điểm số: 8,5

-

Điểm chữ: A

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Trang
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1

B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 2
I. Tổng quan tài liệu ........................................................................................ 2
I.1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 2
I.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 2
I.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2
I.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
I.5. Thực tiễn vấn đề.................................................................................... 3
II. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 3
II.1. Câu hỏi trắc nghiệm bốn phương án ..................................................... 3
II.2. Các phương pháp gây nhiễu ................................................................. 5
II.2.1. Gây nhiễu ở vị trí phần mở đầu ..................................................... 5
II.2.1.1. Phương pháp quen thuộc.......................................................... 5
II.2.1.2. Phương pháp từ ngữ mấu chốt.................................................. 8
II.2.1.3. Phương pháp đánh lạc hướng ................................................... 10
II.2.2. Gây nhiễu ở vị trí phần thông tin ................................................... 12
II.2.2.1. Phương pháp dựa vào mức độ học sinh .................................... 12
II.2.2.2. Phương pháp đúng một phần.................................................... 15
II.2.2.3. Phương pháp tương đồng ......................................................... 16
II.2.2.4. Phương pháp ngụy tạo cách lý giải hợp lí................................. 17
II.2.2.5. Phương pháp đoán đầu các bước giải ....................................... 18
II.2.2.6. Phương pháp thay đổi giá trị đáp án ......................................... 21
II.2.2.7. Phương pháp khẳng định.......................................................... 22
II.3. Cách làm học sinh thường sử dụng để chọn nhanh đáp án trắc nghiệm..23
Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm


III. Bài tập áp dụng ......................................................................................... 24
C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 42
1. Những bài học kinh nghiệm ........................................................................ 42
2. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 43
3. Khả năng ứng dụng, triển khai .................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 44

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài : “Tìm hiểu các phương pháp nhiễu sử dụng trong câu hỏi trắc nghiệm
khách quan bốn phương án áp dụng trong các bài tập hóa học phổ thông”.
Mục đích của đề tài là tìm hiểu các phương pháp gây nhiễu. Đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: tham khảo, chọn lọc, rút ra kết luận nhận xét từ các
vấn đề đã chọn lọc từ tài liệu.
Nội dung chính của đề tài:
-

Các phương pháp gây nhiễu.

-

Bài tập ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học, các dạng bài tập có sử dụng phương
pháp giải nhanh.

Sau đây là nội dung chi tiết.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

A. MỞ ĐẦU
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, luôn gắn liền với đời sống của chúng ta.
Để học tốt môn hóa, người học cần có sự say mê, yêu thích. Đối với học sinh, phải tự
đọc sách, tự tìm hiểu, tự giải các bài tập hóa học… phát huy tính tự học lúc đó sẽ
khám phá ra đặc trưng riêng của môn hóa học.
Trong quá trình dạy và học môn hóa học, cũng như các môn học khác, đánh giá
kiểm tra chất lượng là khâu rất quan trọng, nó giúp người dạy đánh giá đúng về lượng
kiến thức mà người học đã tiếp thu được. Hiện nay có hai phương pháp kiểm tra đánh
giá chất lượng giáo dục đó là: “Trắc nghiệm tự luận gọi tắt là tự luận” và “Trắc
nghiệm khách quan gọi tắt là trắc nghiệm”. Ở nước ta hiện nay đang sử dụng phương
pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (chủ yếu là bốn lựa chọn) để đánh giá
chất lượng giáo dục cuối khóa, cũng như thi tuyển sinh vào hệ đại học, cao đẳng; ở các
trường phổ thông cũng sử dụng để đánh giá, đây là phương pháp tỏ ra ưu điểm giúp
kiểm tra kiến thức toàn diện của người học, tránh việc học tủ, học lệch. Dạng trắc
nghiệm khách quan có bốn lựa chọn thường có một phương án đúng và các phương án
nhiễu. Học sinh thường mắc phải các phương án nhiễu tùy mức độ, khả năng kiến thức
đánh giá, suy luận của các em. Từ đó giáo viên phân loại về lĩnh hội kiến thức của học
sinh, giúp cho học sinh rút ra kinh nghiệm làm bài, tự điều chỉnh kiến thức, khắc sâu
kiến thức đã học. Đồng thời, giúp cho học sinh làm việc chính xác trong khoa học và
rèn luyện tư duy tốt.
Trên cơ sở đó, tôi chọn viết luận văn với đề tài “TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG

PHÁP NHIỄU SỬ DỤNG TRONG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
BỐN PHƯƠNG ÁN ÁP DỤNG TRONG CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC PHỔ
THÔNG”.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan tài liệu
I.1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức trắc nghiệm
khách quan được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới và ở nước ta tập trung ở
bốn môn học: Ngoại ngữ; Vật lý; Hóa học; Sinh học ở cấp phổ thông trung học.
Sử dụng các phương pháp nhiễu trong câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp giáo
viên đánh giá đúng trình độ học lực của học sinh, đồng thời cũng là rèn luyện tư duy,
nhạy bén cho học sinh giải bài tập. Đây là một thành tố chủ yếu trong những phương
pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học.
I.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi áp dụng đề tài: các câu hỏi, bài tập hóa học phần đại cương, vô cơ, hữu
cơ lớp 10, 11, 12, ôn thi, các bộ đề thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng môn hóa của Bộ
Giáo dục và Đào tạo từ năm 2007 đến năm 2010.
I.3. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các phương pháp gây nhiễu có hiệu quả giúp giáo viên chủ động,
sáng tạo hơn trong việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng với số lượng

phong phú. Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, kiểm tra, đánh giá bằng trắc
nghiệm khách quan.
Từ kinh nghiệm đúc kết trong việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên sẽ
đưa ra những vấn đề lưu ý trước khi học sinh thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng; giúp
học sinh thận trọng khi đọc đề, làm bài, củng cố kiến thức; giúp học sinh nâng cao
thành tích học tập.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu.
- Chọn lọc.
- Đánh giá, phân tích các vấn đề.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

I.5. Thực tiễn vấn đề
Từ nhiều năm qua, theo sự nghiên cứu các chuyên gia về giáo dục của các nước
tiên tiến như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc… cũng như các chuyên gia giáo dục của Việt Nam
việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với một số môn học qua hình thức trắc
nghiệm khách quan mang lại nhiều hiệu quả rất thiết thực (Cụ thể đã được áp dụng qua
các kỳ thi Đại học – cao đẳng, tốt nghiệp THPT ở các môn học: Vật lý, Hóa học, Sinh
học và Ngoại ngữ từ năm 2007 đến nay).
-

Giúp giáo viên phân loại trình độ, năng lực học tập của học sinh có tính chính

xác cao.

-

Học sinh có thái độ, động cơ học tập tốt hơn, nhanh nhẹn, chính xác trong khoa
học và luôn rèn tư duy trong học tập (tránh trường hợp học vẹt) và sinh hoạt.

-

Giảm rất nhiều chi phí trong thi cử.

Vấn đề đặt ra đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều về chuyên môn, luôn cập
nhật các thông tin, phải có những kỹ thuật tốt trong khâu soạn câu hỏi trong ngân hàng
đề. Từ đó mới mang lại hiệu quả tốt trong dạy và học theo phương pháp dạy học tích
cực hiện nay.
II. Cơ sở lý thuyết
II.1. Câu hỏi trắc nghiệm bốn phương án
Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo đáp án
trả lời sẵn, loại câu này cung cấp một phần hay tất cả thông tin cần thiết đòi hỏi học
sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc cần điền thêm một vài từ (đây là câu hỏi đúng)
nên bảo đảm tính khách quan của dạng này phụ thuộc nhiều vào người ra đề. [11]
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học sinh bằng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gọi là khách quan vì cách cho điểm không phụ
thuộc vào người chấm. [11]
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn phương án thuộc loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều
lựa chọn hay đa tuyển.
Về mặt cấu trúc, một câu hỏi nhiều lựa chọn bao gồm hai phần cơ bản sau: [11]
Phần mở đầu hay phần dẫn (hoặc phần gốc): nêu lên vấn đề và cách thực hiện, cung
cấp thông tin cần thiết hoặc nêu câu hỏi. Đó có thể là một câu hỏi trực tiếp hoặc một
câu chưa hoàn chỉnh.


Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

Phần thông tin: nêu các câu trả lời bao gồm một số phương án đề nghị để giải quyết
vấn đề đã nêu ở phần dẫn. Các phương án này còn được gọi là các “câu trả lời” hay
các “lựa chọn”. Học sinh phải lựa chọn và chỉ ra phương án đúng nhất (các phương án
được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D...).
a/ Sử dụng: [11]
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có tầm sử dụng rất rộng, có thể dùng để đánh giá hầu
hết những năng lực nhận thức của học sinh tư đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt khi
được thiết kế tốt, câu trắc nhiệm nhiều lựa chọn có thể kiểm tra những năng lực cấp
cao mà nhiều người cho rằng chỉ có câu tự luận mới đánh giá được như: kỹ năng phân
tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, năng lực tư duy trừu tượng, khả năng giải quyết vấn
đề.
b/ Những ưu điểm và khuyết điểm: [11]
+ Ưu điểm:
-

Kiểm tra được một phổ rất rộng năng lực của học sinh.

-

Độ bao phủ nội dung rất tốt vì có thể sử dụng nhiều câu nhiều lựa chọn trong

một thời gian ngắn để kiểm tra nhiều vấn đề. Điều này giúp hạn chế được tình
trạng học tủ và nâng cao được độ tin cậy của kết quả.

-

Có khả năng chẩn đoán những sai sót, khiếm khuyết trong nhận thức của học
sinh qua các câu nhiễu.

-

Việc chấm bài dễ dàng, nhanh chóng, khách quan, chính xác và tin cậy, thích
hợp cho trường hợp có nhiều học sinh dự thi. Đặc biệt câu nhiều lựa chọn rất
thích hợp cho việc áp dụng công nghệ chấm bài tiên tiến bằng các máy quét
quang học.

+ Khuyết điểm:
-

Việc thiết kế một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn tốt khá khó khăn và tốn nhiều
thời gian, nhất là việc xây dựng những câu nhiễu.

-

Câu nhiều lựa chọn không kiểm tra được khả năng tổ chức và trình bày vấn đề.
Nhiều người cho rằng câu nhiều lựa chọn có hiệu quả không cao trong việc
đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề một số năng lực cấp cao khác.

-

Kết quả làm bài có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố “ngoại lai” như: khả năng

đọc của học sinh, sự may mắn.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

So sánh ưu điểm, nhược điểm của tự luận và trắc nghiệm khách quan [12]
Tự luận

Trắc nghiệm

1) Ra đề nhanh.

1) Tốn nhiều thời gian ra đề.

2) Đánh giá được khả năng trình bày hiểu
biết bằng chữ viết.

2) Không đánh giá được.

3) Không khách quan, học sinh có nhiều
may rủi.

3) Khách quan.


4) Khối lượng kiến thức kiểm tra không
nhiều.

4) Kiểm tra được khối lượng kiến thức
lớn.

5) Không rèn luyện được cách làm việc
khẩn trương.

5) Rèn luyện cho học sinh cách làm việc
nhanh, khả năng phán đoán tốt.

6) Tốn nhiều tời gian chấm bài.

6) Chấm bài nhanh.

II.2. Các phương pháp gây nhiễu
II.2.1. Gây nhiễu ở vị trí phần mở đầu
II.2.1.1. Phương pháp quen thuộc
Sử dụng trong câu trắc nghiệm lý thuyết và bài tập.
Sử dụng những từ, cụm từ mang tính đánh lạc hướng những gì quen thuộc đối với
học sinh.
Học sinh có những điều quen thuộc hay mắc phải khi giáo viên sử dụng phương
pháp này:
-

Trắc nghiệm chọn câu đúng. Gây nhiễu bằng những từ: chọn câu sai, chọn câu
chưa đúng, chọn câu đúng nhất … thường dùng trong câu hỏi trắc nghiệm lý
thuyết. Các từ dùng gây nhiễu phải được in đậm, hoặc gạch dưới.


Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

Ví dụ 1:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
C. Anilin có tính bazơ rất yếu.
D. Amin có tính bazơ do N có cặp e chưa tham gia liên kết.
Đáp án đúng: B
Phân tích
Gây nhiễu ở đề bài “phát biểu nào sau đây sai”, từ chủ yếu “sai”. Học sinh có xu
hướng nghĩ chọn phát biểu đúng. Khi đọc đáp án, câu A đầu tiên đúng, học sinh sẽ
chọn, chuyển qua câu trắc nghiệm kế tiếp.
-

Dữ kiện cho sẵn: thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn, dung dịch phản ứng cho dư,
phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất 100% …. Gây nhiễu bằng cách không cho
các dữ kiện này.

Ví dụ 2:
Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu
được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 20 gam.

B. 30 gam.
C. 40 gam.
D. 25 gam.
Đáp án đúng : A
Phân tích
Cần chú ý: dung dịch Ca(OH)2 0,6M không cho dư hay vừa đủ, vì thế học sinh phải
tính hết số mol CO2 và Ca(OH)2, lập tỉ lệ giũa hai số mol. Thông thường khí CO2 cho vào
dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, học sinh không lưu ý sẽ mắc sai theo cách làm thông thường.
-

Dữ kiện thường gặp: cho một hỗn hợp, cho một dung dịch, dùng hết một thể
tích dung dịch …. Gây nhiễu: chia hỗn hợp làm hai phần, lấy 10ml trong
100ml cho sẵn ….

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

Ví dụ 3:
Đốt nóng hỗn hợp gồm bột Al và Fe3O4 (không có không khí) đến phản ứng hoàn
toàn. Chia đôi chất rắn thu được, một phần hòa tan trong dung dịch NaOH dư thoát ra
6,72 lít khí (đktc), phần còn lại hòa tan trong dung dịch HCl dư thoát ra 26,88 lít khí
(đktc). Số gam mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 27 g Al và 69,6 g Fe3O4
B. 29,9 g Al và 67,0 g Fe3O4

C. 54 g Al và 139,2 g Fe3O4
D. 81 g Al và 104,4 g Fe3O4
Đáp án đúng: C
Phân tích
Đề toán nêu vấn đề rõ ràng. Gây nhiễu ở chỗ “chia đôi chất rắn thu được”. Học
sinh đọc đề không kĩ, đọc lướt, hoặc đọc xong không nhớ luôn nghĩ trong đầu là “chất
rắn thu được”. Khi đó, dù học sinh biết làm, làm đúng cũng không cho được kết quả
đúng. Những đề toán này, yêu cầu học sinh cẩn thận khi đọc đề và phải biết hướng
giải.
Ưu điểm:
Có hiệu quả. Sử dụng đơn giản trong soạn thảo câu hỏi lý thuyết.
Nhược điểm:
Sử dụng trong soạn thảo trắc nghiệm bài tập phải chú ý cẩn thận tính toán số liệu.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

II.2.1.2. Phương pháp từ ngữ mấu chốt
Sử dụng trong câu trắc nghiệm lý thuyết và bài tập.
Sử dụng những từ ngữ là mấu chốt vấn đề. Các từ mấu chốt là những từ quan
trọng trong dữ kiện đề bài đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích đề, lưu ý các từ
đó.
Nếu học sinh không chú ý, phân tích kỹ, không thấy được các từ mấu chốt, sẽ sai
lệch hướng giải. Ví dụ: dung dịch vừa đủ, dung dịch dư, kim loại dư,....

Ví dụ 4:
Để thu được Ag tinh khiết từ hỗn hợp bột Ag – Fe, người ta dùng dư hóa chất nào
sau đây?
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch FeCl3
C. Dung dịch CuSO4
D. Dung dịch HNO3 đặc nguội
Đáp án đúng: B
Phân tích
Từ mấu chốt trong đề bài “dùng dư hóa chất”. Học sinh không chú ý từ này sẽ
chọn đáp án A sử dụng nguyên tắc kim loại đẩy kim loại đứng sau trong dãy hoạt động
ra khỏi muối của nó.
Ví dụ 5:
Số đồng phân amin bậc I có công thức phân tử C3H9N là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Đáp án đúng: A
Phân tích
Từ mấu chốt trong đề bài “amin bậc 1”, chủ yếu là từ “bậc 1”.
Amin có thể viết nhiều đồng phân bậc một, bậc hai, bậc ba. Học sinh phải biết
viết đồng phân của amin bậc 1, phân biệt được bậc amin với bậc của carbon.
Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp


Đặng Thị Minh Tâm

Ví dụ 6:
Xà phòng hóa a gam một este no đơn chức mạch hở chứa 53,33% oxi về khối
lượng cần vừa đủ 150ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của a là:
A. 4,50 g.
B. 5,55 g.
C. 5,40 g.
D. 6,60 g.
Đáp án đúng: A
Phân tích
Cần chú ý “este no đơn chức mạch hở”. Học sinh đọc kỹ đề sẽ nhớ lại công thức
este no, đơn chức, mạch hở, dựa vào dữ kiện đề bài tìm ra đáp án. Nếu học sinh không
cẩn thận, không thấy đề bài cho este no, đơn chức, mạch hở sẽ không giải được, phân
tâm, mất thời gian vì câu trắc nghiệm này.
Ưu điểm:
Sử dụng có hiệu quả vì những từ mấu chốt gắn liền với đề bài. Giúp giáo viên
sáng tạo linh hoạt hơn trong việc thành lập ngân hàng đề, từ một đề bài thay đổi một
hoặc vài từ ngữ có thể trở thành nhiều đề bài khác, dạng khác. Có thể kết hợp với
nhiều phương pháp khác.
Nhược điểm:
Giáo viên sử dụng các từ mấu chốt phải đúng kiến thức, ngược lại phần dẫn sẽ sai
kiến thức.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp


Đặng Thị Minh Tâm

II.2.1.3. Phương pháp đánh lạc hướng
Sử dụng trong trắc nghiệm bài tập.
Đề bài sử dụng phương pháp này cho nhiều dữ kiện, hoặc các dữ kiện cho qua
nhiều giai đoạn trung gian không cần thiết, khiến học sinh hình dung trong đầu nhiều
phương trình, hệ nhiều ẩn số phải giải.
Ví dụ 7:
Cho 14g một hỗn hợp gồm MgO và Fe3O4 phản ứng hoàn với H2 dư, đun nóng,
thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch C.
Cho dung dịch C tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa và nung
hỗn hợp rắn có tiếp xúc với không khí đến khối lượng không đổi, thu được 14,4 g chất
rắn.
Thành phần % của Mg và Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là
A . 20% và 80 %
B , 30% và 70 %
C. 17,14 % và 82,86 %
D. 35% và 65 %
Đáp án đúng: C
Phân tích
Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố để giải
Tóm tắt như sau
O
2Fe3O4 


nO =

2Fe2O3


14,4  14
= 0,025 mol
16

Dễ dàng tính được khối lượng Fe3O4 là 11,6 g.
Đề bài cho hỗn hợp gồm MgO và Fe3O4 phản ứng hoàn với H2 dư, đun nóng, thu
được chất rắn B.
Ta thấy, chỉ có Fe3O4 có phản ứng với H2, mặc dù H2 dư nhưng đề bài không cho
phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó lại cho lòng vòng phản ứng với dung dịch HCl, với
dung dịch NaOH.
Các tác chất ban đầu, qua nhiều giai đoạn, làm cho học sinh rối, nghĩ đến nhiều
phương trình, nhưng thực chất chỉ có một giai đoạn trung gian cần phải xác định:
Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

O
 2Fe2O3
2Fe3O4 

Ưu điểm:
Sử dụng có tác dụng đối với học sinh không có sự khái quát, tổng hợp, phân tích
vấn đề.
Nhược điểm:

Sử dụng được các phương pháp giải nhanh để giải quyết.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

II.2.2. Gây nhiễu ở vị trí phần thông tin
II.2.2.1. Phương pháp dựa vào mức độ học sinh
Sử dụng trong trắc nghiệm lý thuyết và trắc nghiệm bài tập.
Trước khi thực hiện một đề kiểm tra, người giáo viên cần phải lập ma trận đề,
trong đó các câu hỏi đưa ra tùy theo các cách phân loại.
Theo cách phân loại Bloom, có thể xác định theo sáu mức độ: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. [5]
Tuy nhiên đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với ba mức độ nhận
thức là nhận biết, thông hiểu, vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm bốn
mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao). [5]
Nhận biết
Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết
thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu từ những sự kiện đơn
giản đến các lý thuyết phức tạp. [5]
Thông hiểu
Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật;
giải thích được; chứng minh được; là mức độ cao hơn của nhận biết nhưng là mức độ
thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối
quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. [5]

Vận dụng
Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận
dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học
sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng
để giải quyết một vấn đề nào đó. [5]
Tùy mức độ câu hỏi yêu cầu, mức độ nhiễu cũng khác nhau.
Mức độ khó của ba mức độ nhận thức: nhận biết > thông hiểu > vận dụng.
Tương ứng với mức độ khó khi gây nhiễu: nhận biết > thông hiểu > vận dụng.
Ưu điểm:
Phân loại khả năng nhớ, tổng hợp phân tích của từng học sinh.
Có thể kết hợp với các phương pháp gây nhiễu khác.
Nhược điểm:
Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

Phương pháp này chỉ thấy rõ ràng khi các câu trắc nghiệm khách quan xuất hiện
cùng một lúc.
Ví dụ 8:
Xét về mặt cấu tạo chất béo thuộc loại chất nào sau đây?
A. Polime
B. Axit
C. Este
D. Ancol
Đáp án đúng: C

Phân tích
Câu hỏi này chỉ ở mức độ nhận biết.
Phần dẫn không dùng phương pháp gây nhiễu.
Đáp án: A, B, D là các đáp án dễ dàng loại ngay.
Các đáp án này chỉ gây nhiễu đối với học sinh có mức độ nhận thức kiến thức
thấp.
Ví dụ 9:
Tên gọi của este có mạch cacbon không phân nhánh có công thức phân tử
C4H8O2, có thể tham gia phản ứng tráng gương là:
A. Propyl fomat.
B. Etyl axetat.
C. Isopropyl fomat.
D. Metyl propionat.
Đáp án đúng: A
Phân tích
Câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Sau khi đọc đề, phương án loại trừ lập tức là C. Các phương án còn lại, bắt buộc
học sinh phản giải ra từ dữ kiện cho trong đề bài “công thức phân tử C4H8O2”, và
“tham gia phản ứng tráng gương”.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm

Ở mức độ thông hiểu, học sinh phản nhận định được các nhóm chức có phản ứng

tráng gương.
Trong phần dẫn có sử dụng từ mấu chốt “mạch cacbon không phân nhánh”, học
sinh không chú ý, sẽ chọn C.
Ví dụ 10:
Cho 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu
được muối và 2,3 gam rượu etylic. Công thức của este là:
A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. HCOOC2H5.
Đáp án đúng: D
Phân tích
Câu hỏi ở mức độ vận dụng, yêu cầu học sinh phải nhớ lại công thức tổng quát
của este no, đơn chức, mạch hở, phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm, cách tính
toán số liệu.
Đáp án C: Học sinh có thể loại trừ khi suy luận từ phản ứng thủy phân este.
Các đáp án A, B, D: bắt buộc học sinh phải giải.
Đáp án A: Tăng thêm một carbon so với kết quả đúng. Học sinh chọn đáp án này,
nếu học sinh quên đếm carbon ở nhóm – COO.
Nhận xét: Ta thấy tùy mức độ nhận thức của học sinh, mà khả năng loại trừ đáp án sai
ở từng mức độ khác nhau.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

Đặng Thị Minh Tâm


II.2.2.2. Phương pháp đúng một phần
Sử dụng trong câu trắc nghiệm lý thuyết và trắc nghiệm bài tập.
Phương án nhiễu là phương án chỉ đúng một phần.
Để phương án nhiễu đó có độ hấp dẫn thì yếu tố sai phạm đó không được quá dễ
nhận thấy, tốt nhất nên đánh vào những điểm kiến thức mà học sinh thường sai sót,
nhầm lẫn.
Ví dụ 11:
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với AgNO3/NH3 là:
A. Andehit axetic, but -1-in, etilen.
B. Andehit axetic, axetilen, but-2-in.
C. Axit fomic, vinylaxetilen, propin
D. Andehitfomic, axetilen, etilen.
Đáp án đúng : C
Phân tích
Phương án nhiễu A, D: etilen không phản ứng, còn lại đều phản ứng
Phương án nhiễu B: but-2-in không phản ứng, còn lại đều phản ứng. [8]
Ưu điểm:
Các phương án có đáp án sai thu hút đối với học sinh có kiến thức yếu.
Nhược điểm:
Các phương án có đáp án sai dễ bị học sinh loại trừ đối với học sinh nắm rõ kiến
thức.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp


Đặng Thị Minh Tâm

II.2.2.3. Phương pháp tương đồng
Sử dụng trong câu trắc nghiệm lý thuyết.
Dùng những khái niệm, sự vật, hiện tượng, tính chất, ... có nét tương đồng thường
gây nhầm lẫn cho học sinh, tạo cảm giác gần đúng, khó phân biệt để làm phương án
nhiễu. [5]
Sự tương đồng thường gây nhầm lẫn cho học sinh do học sinh không nắm vững
bản chất phản ứng.
Ví dụ 12:
Dãy chất nào sau đây đều tham gia phản ứng tráng gương với dung dịch
AgNO3/NH3
A. Axetilen, anđehit axetic, axit fomic
B. Anđehit fomic, glucozơ, etylen
C. Anđehit fomic, axit fomic, etyl fomat
D. Axit fomic, but -1- in, natri fomat
Đáp án đúng: D
Phân tích
Học sinh thường đồng nhất phản ứng giữa axetilen với dung dịch AgNO3/NH3 và
phản ứng tráng gương của hợp chất chứa nhóm chức andehit. Vì cả hai đều phản ứng
với AgNO3/NH3 và tạo kết tủa. Ankin có nối ba đầu mạch cho phản ứng thế kim loại,
sản phẩm là kết tủa, chứ không phải Ag. [5]
Sự tương đồng như trên dễ gây cho học sinh nhầm lẫn. Học sinh không nắm vững
bản chất phản ứng sẽ bị hấp dẫn bởi phương án nhiễu.
Ưu điểm:
Sử dụng gây nhiễu có hiệu quả tốt.
Nhược điểm:
Chỉ sử dụng được đối với các kiến thức có sự tương đồng.

Tìm hiểu về các phương pháp gây nhiễu trong bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông


Trang 16


×