Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực và phi thực trong tiểu thuyết tửu quốc của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.74 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HẠNH
MSSV: 6075337

THỰC VÀ PHI THỰC TRONG TIỂU THUYẾT “TỬU QUỐC”
CỦA MẠC NGÔN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn:

PHẠM HOÀNG NGHĨA

Cần Thơ, tháng 5 -2011

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trung Quốc là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, có bề dày lịch sử hàng
nghìn năm, là một trong những cái nôi của nền văn minh phương Đông và thế giới.
Trung Quốc là một đất nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, chính vì điều này nên
người Việt Nam rất quen thuộc với Trung Quốc về mọi mặt, nhất là về văn hóa văn
học. Ở Việt Nam, từ thế kỉ X khi văn học viết bắt đầu phát triển, thì ngôn ngữ đầu
tiên chúng ta được học đó là tiếng Hán, cũng từ đây các tác phẩm chữ Hán được
truyền vào nước ta rất nhiều và phổ biến. Người Việt không xa lạ gì với các tiểu
thuyết: Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Hồng


Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), Kim Bình Mai (Tiếu Tiếu Sinh), Liêu Trai Chí Dị (Bồ
Tùng Linh),... Các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Tào Tháo, Lưu Bị,
Quan Vân Trường,... đi vào lòng người Việt và để lại ấn tượng mạnh mẽ, nó là hình
mẫu, là thần tượng là bài học của chúng ta. Không chỉ vậy, mà các bậc kì tài trong
lịch sử Trung Quốc cũng rất gần gũi với chúng ta, không ai có thể quên một vị vua
tài giỏi Tần Thủy Hoàng đã thu phục được sáu nước về một mối, tạo nên một nước
Tần, và là nền tảng khởi đầu của Trung Hoa thống nhất, không thể quên vị vua
Khang Hy, hay Từ Hy Thái Hậu,... Trung Quốc còn nổi tiếng với những mỹ nhân có
tài có sắc: Tây Thi, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền,...Các
nhân vật đi từ tiểu thuyết lại xuất hiện trên truyền hình, nên tạo dấu ấn đậm nét trong
lòng người Việt. Lấy một vài ví dụ để thấy rằng đất nước Trung Hoa vô cùng rộng
lớn và có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời. Từ những thành tựu về lịch sử văn hóa đã
tạo nền tảng cho Văn học Trung Quốc phát triển rất mạnh, từ thời xưa đã có những
tác giả nổi tiếng, những bậc kì tài trong văn học, nhà thơ có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi
Hiệu, nhà văn có: Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần, La Quán Trung, Bồ Tùng
Linh,...tác phẩm của họ được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Văn học Trung
Quốc không dừng lại ở đó mà tiếp tục phát triển đi lên, trong giai đoạn văn học hiện
đại với các tác giả khởi đầu như: Lỗ Tấn, Lão Xá, Quách Mạt Nhược và những tên
tuổi xuất hiện sau này như Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Vương Mông, Vương Sóc,
Giả Bình Ao và các tác giả trẻ như Vệ Tuệ, Tào Đình, Quách Kính Minh...Tất cả

2


làm nên một diện mạo mới, một khuôn mặt mới, khuôn mặt trẻ trung sôi nổi của
Trung Quốc thời hiện đại, có đủ người khen chê và bình luận.
Trong dòng chảy của văn học Trung Quốc, Mạc Ngôn là một trong những cây
viết nổi tiếng, ông có một phong cách “lạ” và không bao giờ muốn lập lại chính
mình, mỗi tác phẩm của ông là mỗi phong cách khác nhau, dựa theo cảm nhận tinh
tế của tác giả để thể hiện, Mạc Ngôn viết bằng “cảm giác” của chính mình, mọi sự

vật hiện tượng được ông cảm nhận và thể hiện trong tác phẩm bằng những cảm giác
mới mẻ, khiến người đọc không bao giờ nhầm lẫn với nhà văn khác.
Mạc Ngôn bắt đầu sáng tác từ những năm 80 của thế kỉ XX, và không ngừng
phát triển qua các giai đoạn, ông đã đạt được nhiều thành tựu lớn cho mình. Đề tài
truyện của ông rất rộng, phản ánh mọi mặt của đời sống. Mạc Ngôn như một đạo
diễn, vác ống kính đi khắp nơi trên trời dưới đất, quanh lại mọi góc cạnh của cuộc
sống để soi tỏ hết những nhân tình thế thái của cuộc đời, những vấn đề bức xúc của
cộc sống hiện tại. Tất cả đã được ông ghi lại một cách rõ nét và sinh động trong từng
cảnh quay, người bị ống kính của ông quay như “không biết mình bị quay nên cứ tự
nhiên như thực, kể cả ma quỷ còn không biết mình bị quay”. Trong xã hội hiện đại,
Trung Quốc phát triển rất sôi động theo đó là nhiều vấn đề về xã hội, những vấn đề
bức xúc của con người.
Trong luận văn này, người viết tìm hiểu đề tài “Thực và phi thực trong tiểu
thuyết Tửu Quốc của Mạc Ngôn” từ đó để hiểu thêm về tài năng của nhà văn Mạc
Ngôn, hiểu phong cách viết, tư tưởng, quan điểm của ông về con người và xã hội. Ở
đây tôi dùng bản dịch tác phẩm Tửu Quốc thuộc văn bản ngôn từ của dịch giả Trần
Đình Hiến, cùng một số bài nghiên cứu của các tác giả khác về tiểu thuyết Mạc
Ngôn, để giải quyết các vấn đề mà đề tài đưa ra.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học Trung Quốc được dịch rất nhiều ở Việt Nam, những tác phẩm của nhà
văn Mạc Ngôn thì độc giả biết đến qua các bản dịch của: Trần Đình Hiến, Lê Huy
Tiêu, Trần Trung Hỷ… cùng một vài bài nghiên cứu khái quát về ông như: bài
nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của Lê Huy Tiêu,
đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4 năm 2003. Bài “Nghệ thuật trần thuật
gắn với thủ pháp “lạ hóa” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của Hoàng Thị Bích Hồng,
3


đăng trên tạp chí Sông Hương, số 244 tháng 10 năm 2007. Ở hai bài nghiên cứu của
Lê Huy Tiêu và Hoàng Thị Bích Hồng mới chỉ khái quát cái chung trong nghệ thuật

Mạc Ngôn từ đề tài, điểm nhìn, thủ pháp “lạ hóa”, biệt tài đưa cảm giác vào tác
phẩm…Nhưng chưa ai đi sâu vào tìm hiểu yếu tố “thực” và “phi thực” trong sáng
tác của Mạc Ngôn nhất là trong tiểu thuyết Tửu Quốc.
Về tiểu thuyết “Tửu Quốc” không có bài viết nào đánh giá riêng về nó, chỉ là
những đánh giá nằm trong nghệ thuật Mạc Ngôn. Trong “Người tỉnh nói chuyện
mộng du” thì Mạc Ngôn có viết về mục đích viết Tửu Quốc, ngoài ra thì không còn
tài liệu nào nói về những vấn đề có liên quan đến đề tài, và cũng chưa có ai chỉ ra
những yếu tố “thực” và “phi thực” trong tác phẩm Tửu Quốc. Đây là một đề tài mới
trong một tác phẩm chưa được các nhà nghiên cứu phê bình nghiên cứu.
3. Mục đích và yêu cầu
Nghiên cứu “Thực và phi thực trong tiểu thuyết Tửu Quốc của Mạc Ngôn”
nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá những nét mới lạ trong phong cách viết của Mạc
Ngôn. Ông kết hợp nhuần nhuyễn đan xen giữa các yếu tố “thực” và “phi thực”,
nhằm phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc, thấy được giá trị lớn lao của tác phẩm.
Và đồng thời, cung cấp cho mình những kiến thức cần thiết về văn học nước ngoài,
nhất là các phương pháp sáng tác mới, tìm hiểu xu hướng viết mới nhất là ở Trung
Quốc. Mặt khác thấy được cái nhìn toàn diện về tài năng và phong cách nghệ thuật
của nhà văn Mạc Ngôn - một trong những nhà văn nổi tiếng Trung Quốc.
Về yêu cầu của đề tài, trước hết người viết cần làm rõ về những quan niệm về
yếu tố “thực” và “phi thực”, tìm hiểu trong tác phẩm Tửu Quốc, chỉ ra được sự lồng
ghép giữa “thực” và “phi thực”, và nó có tác dụng như thế nào trong việc phản ánh
xã hội, dụng ý sử dụng các yếu tố thực và phi thực của nhà văn. Tác phẩm viết về
những vấn đề của xã hội hiện đại, tìm hiểu để thấy được giá trị hiện thực của tác
phẩm.
4. Phạm vi đề tài
Phạm vi nghiên cứu chỉ đóng khung, giới hạn trong việc giải quyết vấn đề
“Thực và phi thực trong tiểu thuyết Tửu Quốc của Mạc Ngôn” _ một thành tựu mới
của ông. Tác phẩm được dịch, in và xuất bản ở Việt Nam từ năm 2003. Tuy nhiên,

4



quá trình nghiên cứu người viết gặp rất nhiều khó khăn vì Mạc Ngôn là nhà văn nổi
tiếng đương đại nên tài liệu dịch và nghiên cứu về ông rất ít, nhất là trong tác phẩm
Tửu Quốc là những vấn đề nhạy cảm của xã hội nên cũng ít được đề cập. Các yếu tố
thực và phi thực trong văn học cũng xuất hiện nhiều nhưng cũng ít được các nhà
nghiên cứu phân định, nghiên cứu rõ ràng mà chỉ là những bài tìm hiểu đán giá về
những vấn đề thực, mộng, huyền ảo…rất khó để khái quát một cách hiểu thống nhất,
rõ ràng về đề tài. Mặc dù vậy, người viết sẽ cố gắng bằng sự hiểu biết, cảm nhận, lí
giải vấn đề mới, hy vọng sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết người nghiên cứu đọc kĩ tác phẩm Tửu Quốc để hiểu và cảm nhận
về nó, đi tìm những tài liệu có liên quan về đề tài “Thực và phi thực trong tiểu thuyết
Tửu Quốc của Mạc Ngôn”. Sau đó, khảo sát và chọn lọc các tư liệu tiêu biểu từ các
công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn.
Trong bài viết này người viết chủ yếu dựa vào cảm nhận và cách hiểu của
mình kết hợp với các phương pháp mang tính thao tác thống kê, phân tích tổng hợp
để khái quát hóa vấn đề, để bổ trợ cho việc vận dụng vào bài để đạt được kết quả
như mong muốn. Ở mỗi chương căn cứ vào hướng suy luận, cách nghĩ, cách cảm và
hiểu biết của người viết rồi chọn những phương pháp thích hợp như: phương pháp
so sánh, phương pháp văn hóa học, phương pháp ngôn ngữ họ…trong sự kết hợp các
phương pháp đó.

5


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
Thực và phi thực trong tiểu thuyết “Tửu Quốc” của Mạc Ngôn

Chương 1. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

1. Những quan niệm về thuật ngữ: thực - phi thực hoặc Thực - ảo.
1.1 Quan niệm về thực và phi thực trong văn học
Theo “Từ điển tiếng Việt” người ta định nghĩa: “Thực là những cái có thật,
có thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan”[4, 1251]. Những cái đang tồn tại và phát
triển, chứa đựng bản chất của chính nó, quy luật trong bản thân nó và cũng bao hàm
những kết quả của sự hoạt động và phát triển của chính nó.
Hiện thực không những khác với tất cả cái bề ngoài, cái tư tưởng và cái huyễn
hoặc mà còn khác với tất cả, chỉ là cái lôgic (cái tư duy), mặc dù cái này hoàn toàn
đúng và còn khác với tất cả chỉ là khả năng, cái có thể tồn tại.
Thực như trong cuộc sống chúng ta đang tồn tại, đang hoạt động, đi đứng, nói
năng, giao tiếp, làm việc, giải trí. Con người sống trong xã hội có những mối quan
hệ, có tên tuổi và vị trí riêng của mình trong xã hội. Ta thấy hiển nhiên hàng ngày, ta
thức ngủ và làm rất nhiều việc, mỗi việc chúng ta làm chúng ta đều biết rõ mục đích
hoặc không, nhưng ta đều biết mình đã đang và sẽ phải làm gì, nghĩ gì. Nói chung,
đó là những gì xảy ra xung quanh ta mà mắt thường có thể nhìn thấy được, cảm nhận
được, nó tồn tại trong quy luật của bản thân nó. Ví dụ: hàng ngày tôi vẫn ăn uống,
ngủ nghỉ, nói chuyện vui vẻ với bạn bè, đi chơi, uống nước, vẫn đi học và làm rất
nhiều việc khác nữa… bản thân sự tồn tại của tôi là điều hiển nhiên, mọi người
quanh tôi, tiếp xúc với tôi đều biết đến tôi và ngược lại tôi cũng biết họ, giống mình
đang tồn tại, nó rất thực và không có gì mâu thuẫn. Đó là cái thế giới thực mà ta
đang sống.
Cái thực còn là tình cảm, lí trí, tư duy. Những thứ mà ta cảm nhận được, ta
thấy nó rõ ràng, hợp lí. Thực là cái hiện thực thuần nhất trong bản thể của nó.

6


Hiện nay chưa có ai định nghĩa chính xác về “phi thực” trong văn học, người
viết đưa ra diễn giải về phi thực. Phi: là chẳng. Thực: có thật. Phi thực: chẳng có
thật.

Phi thực hay còn được hiểu là ảo, mộng ảo, huyền ảo, huyền hoặc, huyễn
hoặc, huyễn tưởng, ảo tưởng, mộng, mộng tưởng. Trong “Từ điển tiếng Việt” người
ta đã đưa ra những định nghĩa về các thuật ngữ này:
“Ảo: giống như thật, nhưng không có thật”[4, 10].
“Ảo mộng: giấc mơ thấy những điều huyền ảo, thường dùng để ví với cuộc
đời với những cái thực mà hư hư, cuối cùng chẳng có gì tồn tại, theo quan điểm yếm
thế (yếm thế là có tư tưởng chán đời)”, “Ảo mộng: là những điều mơ ước viển
vông”[4, 11].
“Ảo tưởng: sự tưởng tượng (hướng về tương lai), dựa trên sự mong muốn,
ước mơ, thoát li hiện thực”[4, 11]
“Huyền ảo: có vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn, vừa như thực, vừa như hư, tạo sức cuốn
hút mạnh mẽ”[4, 606].
“Huyền hoặc: có tính chất không thật và mang vẻ huyền bí”[4, 606].
“Huyễn hoặc: làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn, tin vào những điều không có
thật, hoặc có tính chất mê tín”[4, 606].
“Huyễn tưởng: tưởng tượng ra và tin vào những điều không có thật hoặc
không có cơ sở thực tế”[4, 606].
“Mộng: hiện tượng thấy người hay sự việc hiện ra như thật trong giấc ngủ”,
“mộng: điều luôn được hình dung, tưởng tượng tới và mong muốn trở thành sự
thật”[4, 823].
“Mộng tưởng: điều mong ước quá cao xa, chỉ thấy được trong mộng, trong
tưởng tượng”[4, 824].
Những định nghĩa, những quan niệm về vấn đề liên quan đến phi thực, ở đây
chúng ta hiểu theo nghĩa thông thường đơn giản về những yếu tố phi thực có trong
đời sống và trong văn học. Ở đây, người viết đưa ra cách hiểu của cá nhân về vấn đề
phi thực để xét trong tác phẩm nghiên cứu, nhằm làm rõ vấn đề mà đề tài yêu cầu.
7


Phi thực không tồn tại ở hiện thực khách quan, nó tồn tại ở dạng không thật

như: sự hư ảo, sự tưởng tượng, siêu thực, giấc mộng, thế giới vô hình như : tâm linh,
bản năng, giấc mơ,…Nó vượt lên trên khả năng có thực, khi mà con người còn nghi
ngờ, không chắc chắn về sự tồn tại của nó.
Trong thế giới đang hiện hữu tồn tại, con người nghi ngờ về một thế giới bí ẩn
nào đó, mà mắt thường không nhìn thấy được nhưng nó vẫn đang tồn tại, đang sống
cùng chúng ta. Đó là cũng không hẳn là một thế giới khác, mà chỉ là những sự vật
hiện tượng nó vẫ tồn tại mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy, nó là ảo ảnh của
những bóng người tách khỏi thế giới, vật vờ vô nghĩa. Có rất nhiều sự vật , sự việc
mà ta không biết là nó có thực đang tồn tại không: ví dụ như: thần thánh, ma quỷ,
hay một thế lực vô hình nào đó, có thể nó chỉ là ảo giác của con người…
Những cái “phi thực” xuất phát chủ yếu ở suy nghĩ của con người, khi con
người tin vào một thế giới khác nào đó đang tồn tại thì nó sẽ tồn tại, nó phụ thuộc
vào niềm tin, nỗi hoang mang, tâm trạng không ổn định. Ví dụ: những cơn ác mộng,
khi đó con người đang trong trạng thái hoang mang, hoảng sợ và muốn chạy trốn
khỏi nỗi kinh hoàng, nhưng càng chạy lại càng đi vào nguy hiểm, càng rơi vào vực
thẳm của cõi mộng và ta không thể thoát khỏi nó được, con người cảm thấy sự bất
lực của bản thân, càng cố gắng thoát ra thì càng thấy mình bị chìm trong một thế lực,
một thế giới mà chính bản thân cũng không biết, không thấy. Thường thì khi người
ta cảm nhận được cái phi thực là đã mất dần ý thức, suy nghĩ lúc này không còn
logic, không còn tỉnh táo, nó phi lí. Phi thực hay chính mộng, thuật ngữ này người ta
đã sử dụng khá lâu trong dân gian ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong đời sống tâm lí
của con người có những trạng thái mơ mộng hay mộng là một dạng thức đối lập tỉnh
táo, lúc đó lí trí không hoạt động mà nếu có cũng rất yếu, mơ mộng là những ý nghĩ,
những mong muốn nằm sâu trong tiềm thức của con người, đó là những ham muốn
của con người mà nằm ẩn sâu trong tâm thức. Phi thực nó còn có thể hiểu ảo, đó là
ảo giác, ảo tưởng đó chỉ là sự cảm nhận mơ hồ không có thật về thế giới khách quan
của con người.
Tóm lại, thực và phi thực là những yếu tố luôn tồn tại, lồng ghép đan xen lẫn
nhau trong thế giới của con người, trong thực có ảo, trong thực có mộng, thực mà lại
không thực, thực mà như bịa. Dù tồn tại ở dạng thức nào thì trong đời sống người ta


8


vẫn công nhận sự có mặt của nó, đặc biệt trong văn học đã khai thác rất lâu những
vấn đề về thực và phi thực, để làm cho màu sắc văn học thêm sinh dộng, hấp dẫn và
cũng đã phản ánh sâu sắc được những nội tâm thầm kín của con người.
1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng yếu thực và phi thực trong văn học
Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, các nhà văn lấy cảm hứng và cũng
lấy các đề tài của cuộc sống để đưa vào văn học. Văn học bắt nguồn từ hiện thực, nó
là một phương tiện để phản ánh cuộc sống khách quan, những vấn đề của xã hội. Chỉ
có văn học mới ghi lại đầy đủ nhất sự phát triển của tâm tư tình cảm, suy nghĩ của
con người, những vấn đề từ nhiều khía cạnh của cuộc sống. Từ ngày xưa, trong văn
học dân gian, trong các truyền thuyết, truyện cổ tích cũng sử dụng các yếu tố “thực”
và “phi thực”,nhưng chủ yếu như một bài học đạo đức. Vì các thể loại văn học dân
gian, khi mà người ta chưa đi sâu vào miêu tả về nội tâm, tính cách, tình cảm, lí trí,
tư duy thì các yếu tố “phi thực” cũng là những yếu tố được tạo nên nhằm đạt được
mục đích là xây dựng “nhân vật mặt nạ”, nó có tác dụng làm bổ trợ cho tác phẩm
thêm li kì, giúp cho nhân vật có số phận bất hạnh, hẩm hiu hay gặp những bất trắc
trong cuộc sống, hoàn thành được những ước mơ, những khát vọng chính đáng. Các
yếu tố “phi thực” rất đa dạng, theo trí tưởng tưởng của con người: như cây đèn thần
(A-la-danh và cây đèn thần), Những lần hóa thân của cô tấm (Tấm cám), Sọ dừa
(trong truyện sọ dừa), các câu chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”….kết hợp với yếu
tố “thực” như xã hội, nhân vật, hoàn cảnh trong truyện. Trong văn học dân gian, việc
sử dụng các yếu tố “thực” và “phi thực” được sử dụng nhiều, mang cảm giác không
thật, từ thời gian đến không gian cũng ít được nói cụ thể mà chỉ đề cập ở góc độ
chung chung.Vì nó sử dụng quá nhiều những yếu tố “phi thực” và mục đích của là
những bài học đạo đức nên chỉ dành cho trẻ em là nhiều.
Theo xu hướng phát triển của văn học, trải qua rất nhiều phương pháp sáng
tác: từ Chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện

thực xã hội Việc sử dụng các yếu tố “thực” và “phi thực” không nhiều. Phải đến
những thập niên đầu của thế kỉ XX, khi xảy ra cuộc hủng hoảng rất trầm trọng. Cuộc
hủng hoảng của Chủ nghĩa tư bản Và Chủ nghĩa đế quốc, đã dẫn đến hai cuộc chiến
tranh thế giới. Thế chiến thứ nhất(1914-1918) và thế chiến thứ hai (1939-1945), đã
làm thiệt hại về người và tài sản, gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần của con

9


người. Từ cuộc hủng hoảng về tinh thần, làm xuất hiện nhiều phong trào phản
kháng, phủ định trên bình diện văn hóa, nghệ thuật. Văn học nghệ thuật cũng bắt đầu
làm một cuộc cách mạng, với phong trào tiên phong, nhiều trào lưu trường, phái mới
ra đời: trường phái biểu hiện, trường phái đa đa, trường phái siêu thực, trường phái
vị lai, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, …Mỗi trường phái có phương pháp sáng tác
khác nhau. Nhưng trong các phương pháp sáng tác đều được hình thành từ nhu cầu
phản ánh hiện thực đương thời, con người khi đang đứng trong tình trạng bất mãn
với xã hội hiện tại, muốn chống lại sự áp chế của cơ cấu xã hội đối với cá nhân. Tâm
trạng nổi loạn ở họ kết hợp với nỗi kinh hoàng trước thực tại hỗn độn, họ muốn đưa
cái bản chất xấu xa của xã hội vào trong văn học, “Họ tuyên bố, mục tiêu của nghệ
thuật không phải là miêu tả hiện thực đương thời mà là biểu hiện cái thực chất của
nó”[2, 269]. Sống trong tình hình kinh tế chính trị rối ren, các nhà văn khi sáng tác
nghệ thuật cũng bị gò bó, bị giới hạn, đóng khung trong các nội dung tư tưởng.
Chính vì vậy, để phản ánh được thực chất của xã hội đương thời, các nhà văn sử
dụng các yếu tố “phi thực” như là sự tưởng tượng, cảm giác, trực giác, tín ngưỡng,
tâm linh, tôn giáo, giấc mộng, sự huyễn tưởng, siêu thực, những yếu tố phi lôgic, phi
lí trí…kết hợp với những yếu tố “thực” để phản ánh hiện thực đương thời, để “biến
hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực của nó”. Lúc này
các nhà văn đương thời sử dụng các yếu tố “thực” và “phi thực” có sự đan xen, kết
hợp kiến người ta có cảm giác hư hư thực thực, thực mà như bịa, thực như ảo, thực
như tưởng tượng. Chính vì vậy mà mục đích sáng tác đạt được hiệu quả cao, phản

ánh đúng bản chất của xã hội đương thời.
Xét một số tác phẩm sử dụng yếu tố “thực” và “phi thực” trong việc phản ánh
xã hội. Tác phẩm “Câu chuyện chân thực về ông Ađam và bà Êva” của Pêđrô
Hóocchê Vêra (Equado). Ông đã mượn câu chuyện từ kinh thánh , thay đổi một số
chi tiết, tạo ra ý nghĩa mới cho câu chuyện. Tác giả đã mượn yếu tố tôn giáo, để nói
lên hiện thực chính trị xã hội Mỹ la tinh ở thế kỉ XX, khi mà con người phải chịu áp
bức về kinh tế, chính trị và nô dịch về văn hóa của các thế lực chuyên chế độc tài.
Nhân vật Giê-hô-va là một đấng tối cao, đại diện cho quyền lực. Khi sáng tạo ra con
người ông muốn họ phải phục tùng ông tuyệt đối, ngài là thượng đế trên thiên đường
nhưng lại là người ích kỉ, độc tài muốn con người sống dưới sự cai trị của mình,
dùng quyền lực để ngăn cản sự hiểu biết của con người. Giê-hô-va như đại diện cho
10


thế lực đen tối bạo hành, chế độ độc tài, khép kín văn hóa, đoạn tuyệt giao lưu. Con
người trong xã hội Mỹ la tinh, mà Ađam và Êva là điển hình, dưới sự kìm hãm của
giai cấp thống trị, không có quyền được hiểu biết, không có quyền được sống đầy đủ
với quyền lợi của một con người tự do. Họ bị ép buộc về văn hóa khi mà giai cấp
thống trị, tách rời họ với tri thức nhân loại.
Các nhà văn đương đại Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn học Phương Tây,
các tác phẩm có xuất hiện nhiều yếu tố phi thực, những yếu tố này được xen với hiện
thực đương thời, người Trung Quốc vừa trải qua thời kì hoang mang lo sợ khi “cách
mạng văn hóa” xảy ra, nó đã qua đi nhưng dư âm của nó vẫn là một nỗi kinh hoàng
cho người dân. Trong các nhà văn Trung Quốc đương đại phải nói đến Mạc Ngôn,
tác phẩm của ông có sức tố cáo hiện thực mạnh mẽ nhất, các tác phẩm của ông chủ
yếu sử dụng yếu tố thực và phi thực đan xen nhằm phản ánh xã hội Trung Quốc
đương thời. Tác phẩm “Đàn hương hình”, có nói rất nhiều đến giấc mơ. Giấc mơ
của Mi Nương, giấc mơ của Giáp Con. Trong giấc mơ của Giáp Con có được “chiếc
ria mép hổ” dắt trong người thì thấy được bản tướng của mọi người. Giáp Con thấy
bố mình là con báo đen, vợ mình là bạch xà, mọi người thì nửa người nửa thú…. Đó

là sự ám ảnh của Giáp Con về người mẹ đã quá cố, lúc trước những lời mẹ kể anh
nhớ như in, đó phải chăng là những câu chuyện mà Mạc Ngôn đã được nghe lúc tuổi
thơ. Chi tiết này phản ánh xã hội ở thời kì mục ruỗng thối nát của triều đại nhà
Thanh. Cái thời kì mà một tên đao phủ chuyên chém người như Triệu Giáp lại được
coi trọng, được tôn vinh như một nghệ sĩ tài hoa. Chi tiết bàn tay của Triệu Giáp rất
nhỏ, mềm như không thể làm việc gì nhưng lại là bàn tay chém người tàn bạo, điêu
luyện. Trước khi có một cuộc hành hình quan trọng, bàn tay ấy nóng dan và cho vào
nước thì sôi sùng sục như cây sắt nóng bỏ vào nước. Các yếu tố phi thực đan xen
làm nên sự kì bí cho câu chuyện, làm ý nghĩa phản ánh hiện thực sâu hơn, rộng hơn.
Xã hội thối nát, thẩm mĩ cũng suy đồi, cái ác được tôn vinh, con người lúc đó mất
dần nhân tính, mà đại diện là triều đại nhà Thanh. Đó cũng là mục đích của việc sử
dụng các yếu tố phi thực, nhưng các yếu tố này phải có một tài năng kết hợp với các
yếu tố thực thì tác phẩm mới đạt được giá trị cao.
Trong văn học Việt Nam, từ văn học dân gian cũng đã có những yếu tố thực
và phi thực nhưng phải kể đến thời kì của Tản Đà, ông sống trong xã hội giao thời,

11


và “là vạch nối giữa hai thế kỉ” nên những rối ren những bế tắc của xã hội rất phức
tạp, trong thơ văn Tản Đà đã có những yếu tố thực và mộng đan xen nó nhằm phản
ánh xã hội Việt Nam cuối hế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Mộng của Tản Đà là những giấc
mơ, những lúc chiêm bao nó nằm trong vô thức để phản ánh hiện thực, từ một người
“mộng” nhưng lại nói về hiện thực cuộc sống, những yếu tố đó được giải thích là
phi thực. Trong bài thơ “Hầu trời” có đoạn:
“Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian, thước đất cũng không có
Nhờ trời năm xưa học ít nhiều,
Vốn liếng một bụng văn đó
Giấy người, mực người, thuê người in,

Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo,
Kiếm được đồng lãi thực rất khó!
Kiếm được thời it, tiêu thời nhiều,
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu”
Tản Đà sống giữa xã hội khốn khổ, thối nát của triều đình phong kiến, ông
mộng lên gặp ông trời để tố cáo sự khốn khổ của xã hội Việt Nam thời đó. Trong
nhiều bài thơ của Tản Đà có xuất hiện những nhân vật phi thực: ông trời, chị hằng,
chú cuội…. Đó là do Tản Đà thấy chán ghét cuộc sống trần thế, ông lúc nào cũng
mộng về một thế giới khác, một thế giới có sự công bằng, có cuộc sống tốt hơn
“Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.”
(Nhớ mộng)

12


Nhìn chung, trong văn học từ xưa đến nay, dùng các yếu tố thực và phi thực
trong việc phản ánh xã hội là rất phổ biến, các nhà văn nhà thơ đã sử dụng nó như
một thủ pháp nghệ thuật nhằm làm tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm, sâu thêm tầng
ý nghĩa cho tác phẩm, bên cạnh đó nó thể hiện đời sống văn hóa tâm linh tín ngưỡng
của con người. Sử dụng các yếu tố thực và phi thực là cả một nghệ thuật, đòi hỏi tài
năng và tính sáng tạo của mỗi nhà văn mới có thể làm nên sự thành công cho tác
phẩm.

2. Biểu hiện thực và phi thực trong văn học.
2.1 Biểu hiện thực và phi thực trong một số tác phẩm trên thế giới.
Nói đến yếu tố thực và phi thực thì người có công lớn trong vệc sử dụng nó

phải nói đến nhà văn Kafka. Franz Kafka là nhà văn lớn đầu thế kỉ 20, ông sinh năm
1883 tại Praha, thủ đô Tiệp Khắc nay là Séc, và mất năm 1924 tại một nhà điều
dưỡng gần Viên, thủ đô nước Áo. Ông để lại cho thế giới một tài sản khiêm tốn
nhưng vô giá, mà cho mãi đến nay giới văn học và loài người vẫn phải mang ơn ông
rất nhiều. Với ba cuốn tiêu thuyết: Nước Mỹ, Vụ Án, Lâu Đài cùng một số truyện
ngắn, Kafka đã làm cuộc cách tân to lớn trong nghệ thuật văn xuôi. Ông sống trong
một xã hội đầy rối ren và bất công ở Mỹ La Tinh lúc bấy giờ. Ông có những cảm
nhận sâu sắc về tình hình xã hội và về con người thời đại, ông nhận thấy tầng sâu
những vấn đề xã hội, sự bất công mà con người phải chịu. Các tác phẩm của ông
phản ánh sâu sắc hiện thực của xã hội, và cách mà Kafka thể hiện khá lạ, trong cảm
quan của ông tồn tại song song hai thế giới song song, một thế giới thực mà ông
đang tồn tại và thấy thì vẫn có một thế giới khác vô hình, nó không được rõ ràng,
nhưng nó vẫn tồn tại. Trong tác phẩm “Một Thầy thuốc nông thôn” của Franz
Kafka, có nhiều yếu tố thực và phi thực đan xen hòa quyện, khó phân biệt, các yếu
tố này vừa thực vừa phi thực tạo cho ta cảm giác hư hư thực thực. Trong mùa đông
giá rét, người thầy thuốc được đi chữa bệnh ở một ngôi làng cách xa mười dặm.
Người thầy thuốc đứng trước một thực tại vô cùng khó khăn, ngựa chết vì kiệt sức
trong mùa đông, mượn khắp làng không được con ngựa nào. Sự xuất hiện đúng lúc
của những con ngựa cùng gã chăn ngựa , từ trong chuồng lợn cũ chui ra lúc này nó
như một phép mầu. Đến đây ta thấy như một điều quen thuộc trong dân gian hay nói
đó là “cầu được ước thấy”, chi tiết này ta thấy quen thuộc trong các chuyện cổ tích,
13


giống như cô Tấm trong truyện “Tấm Cám”, khi không có quần áo đi dự hội thì Bụt
hiện lên và cho quần áo đẹp. Đó là trong cổ tích, còn trong “Người thầy thuốc nông
thôn” là hoàn cảnh thực mà lại xuất hiện yếu tố phi thực, kì lạ, gây bất ngờ lí thú
cho người đọc. Ở đây có sự đan xen giữa thực và phi thực, thực và ảo đã làm cho
câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Nhưng không phải vì thế mà nó mất đi tính
chân thực vốn có của nó. Ta cũng có thể lí giải phi thực đó bằng hiện thực, lúc đó

đang là mùa đông quá lạnh và “trong đêm bão tuyết” nên gã chăn ngựa và những
con ngựa của gã, đã vào chuồng lợn của nhà thầy thuốc để tránh bão tuyết. Kakfa
còn đưa chúng ta vào câu chuyện mà ở đó không có nhân vật nào có tên, chỉ có mỗi
rose – là cô hầu gái. Khi mà thầy thuốc không muốn đi vì lo lắng cho rose, sợ cô bị
gã chăn ngựa hại thì con ngựa lại đi nhanh vô cùng, “cảm giác chỉ trong nháy mắt
đã đến”. Khi ông bỏ trốn khỏi nhà bệnh nhân, thì con ngựa lại đi chậm vô cùng
trong khi ông không có quần áo trong đêm bão tuyết, con ngựa cứ đi và không biết
thầy thuốc có về được tới nhà không? Tác giả để kết thúc mở, tạo cho người đọc
tưởng tượng riêng của mình. Kakfa xây dựng một thế giới thực, có hoàn cảnh cụ thể
nhưng bên cạnh còn có một thế giới khác, nó chỉ như ảo ảnh, nó là cảm giác lo sợ,
hoang mang hay chính sự tưởng tượng của con người. Cái thế giới mà Kafka biểu
hiện đó là đặc trưng của Đế quốc Áo - Hung, “một quân chủ quốc gia đang suy tàn”
mang trong nó toàn bộ những mâu thuẫn giải rác trong các quốc gia châu Âu thời kì
này và những cái phi lí của nó.
Thế giới trong các tác phẩm của Marquez (Côlômbia) cũng vậy, thực ảo lẫn
lộn. Trong tác phẩm “Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhiđira ngây thơ và
người bà bất lương” có rất nhiều yếu tố phi thực, huyền ảo. Marquez đã dùng những
yếu tố này để phản ánh mạnh mẽ xã hội của Côlômbia. Hình ảnh người bà trong tác
phẩm là hiện thân của cái ác, bắt cháu mình phải là nghề kĩ nữ để trả nợ bà món nợ
mà do “ngọn gió vô tình” đã làm cho cô gái, đẩy cô vào cuộc sống như vậy, máu bà
có màu xanh liệu có phải người thường? đây là yếu tố hoàn toàn phi thực. Còn
những “trái cam tươi có hạt kim cương”, phản ánh tình trạng buôn lậu, đây là một
nghề phổ biến ở Mỹ La Tinh mà cụ thể ở xã hội Côlôbia. Êrênhđira làm nghề kĩ nữ
và có giấy phép chứng tỏ nghề mại dâm ở đây là một nghề, phổ biến được pháp luật
cho phép. Chỉ điểm qua vài yếu tố phi thực đã thấy một hiện thực Mỹ La Tinh hiện
ra với đồng tiền là trên hết, một xã hội nhốn nháo mất hết đạo đức và nhân tính, con
14


người cuối cùng cũng chìm vào sự cô đơn với chính bản thân mình, chi tiết cuối tác

phẩm khi Êrênhđira chạy hoài, chạy mãi đi vào sa mạc. Tình trạng của con người,
con người không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống hiện tại, sẽ chìm dần vào một thế
giới hư vô nào đó, không xác định được hướng đi cho riêng mình, chìm vào một nỗi
cô đơn vô tận.
Trong tiểu thuyết “Nếu em không phải một giấc mơ” của nhà văn Pháp Marc
Levy, được Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch và Nhà xuất bản Hội nhà văn và Nhã Nam
phối hợp, xuất bản năm 2006. Nó có tên tiếng anh “If Only It were True”. Marc
Levy đã tạo ra một thế giới hoàn toàn thực, một tình huống đã và đang xảy ra ở xã
hội hiện tại nhưng trong đó vẫn có sự tồn tại của một thế giới phi thực, cái phi thực
này cùng tồn tại, nó hiện diện với thực của nó. Ông đã tin vào một thế giới phi thực,
đó là cái môtip hồn lìa khỏi xác và số mệnh, duyên số. Đây là một chuyện tình cảm,
nhà văn sử dụng yếu tố phi thực để làm câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hiện
thực tác phẩm hoàn toàn có thực. Khoa học đã chứng minh rằng, khi con người bất
tỉnh nhưng tim còn đập thì vẫn còn sự sống, đã có rất nhiều trường hợp bất tỉnh vài
ngày, vài tháng thậm chí cả năm nhưng người ta vẫn duy trì được sự sống. Marc
Levy đã lấy hiện thực này nhưng ở đây ông có sự tưởng tượng, ông tin là có linh
hồn, cho nên ông để cho hồn Lauren trở về, những gì trước đây cô có và gặp được
Arthur, hai người yêu nhau, Arthur đã giúp linh hồn Lauren và đi cứu thể xác cô.
Một câu chuyện rất hấp dẫn, để cho linh hồn và thể xác gặp nhau, rất thực nhưng lại
có nhiều yếu tố phi thực.
Nhà văn Nhật Haruki Murakami, có nhiều tác phẩm đã được dịch ở Việt Nam
như: Rừng Nauy, Kafka bên bờ biển, Biên niên kí chim vặn dây cót,….Các tác phẩm
của ông mang nhiều yếu tố huyền ảo, siêu thực. Trong tác phẩm “Kafka bên bờ
biển”, Haruki Murakami đưa người đọc vào một thế giới vô hình, thế giới này được
tác giả chứng minh là nó đang tồn tại, ở đâu đó trong thế giới này. Haruki đã làm
biến mất khoảng cách về không gian, không gian dường như vô nghĩa và dựa theo số
mệnh. Cậu bé Kafka Tamura buộc phải theo số mệnh mà cha cậu - nhà điêu khắc nổi
tiếng Koichi Tamura đã đưa ra như một lời nguyền : “chính tay giết chết cha và ngủ
với mẹ”. Kafka đã chạy trốn, nhưng cậu không thể chạy được, dù cậu ở đâu và muốn
tránh việc làm này cũng đã xảy ra. Nhân vật Quạ đó chính là cậu, nó nằm chính bên


15


trong, nó là những suy nghĩ tiềm ẩn bên trong, dù không muốn nhưng nó vẫn, sẽ và
mãi đi theo, ám ảnh cậu bé kafka Tamura. Kafka chạy trốn khỏi Tokyo đến đảo
Shikoku và ẩn náu trong một thư viện tư nhân hẻo lánh, nhưng cái ngày cha cha cậu
bị giết do dao đâm, thì khi tỉnh dậy sau giấc mơ tay cậu đã đầy máu và vẫn cầm con
dao đã giết cha. Cậu bé biết được cái chết của cha khi đọc báo, tình cờ là thời gian
và sự việc xảy ra trong vụ án lại hoàn toàn trùng hợp với giấc mơ của kafka, không
ai giải thích được tại sao lại có sự trùng hợp đến như vậy, đó rõ ràng là yếu tố phi
thực. Trong tác phẩm “Kafka bên bờ biển”, Haruki Murakami đã sử dụng rất nhiều
yếu tố siêu thực, hiện thực kì ảo, bi kịch Hy Lạp, ảo giác, chiêm bao…nhằm làm cho
tác phẩm vừa hay, hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa cho mỗi độc giả khi đọc nó.
Những yếu tố thực và phi thực xuất hiện rất nhiều trong đời sống cũng như
trong văn học, trong lĩnh vực phim truyền hình rất phổ biến, nó tạo nên sự hấp dẫn li
kì cho bộ phim. Qua đó mới thấy được yếu tố thực và phi thực rất quan trọng và có
nhiều ý nghĩa trong cuộc sống nhất là mặt văn học nghệ thuật, giải trí.
2.2. Biểu hiện thực và phi thực trong một số tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
Phi thực còn có tên gọi khác là “mộng”, một thuật ngữ khá quen thuộc trong
đời sống văn hóa lâu đời ở Trung Quốc ( và kể cả ở Việt Nam ta). Trong góc nhìn
sáng tác, tiếp nhận “mộng” là hiện tượng thần bí đầy ngụ ý sâu xa, lịch sử Văn học
Trung Quốc đã có nhiều tác phẩm văn học lấy giấc mơ làm đề tài. Người Việt ta từ
nói chung ghép từ giấc mơ và mộng ảo thành mơ mộng mang nét nghĩa bình thường,
có nhiều ý nghĩa trong sinh hoạt của người Việt Nam hơn. Đứng trên “mộng”(trong
thế đối lập với thực) ở tác phẩm Việt Nam là mộng ảo và cũng có nghĩa là phi thực.
Ngay trong kinh thánh, tả truyện… những bộ sách đầu nguồn của Văn học Trung
Quốc đã ghi chép giấc chiêm bao, mộng ảo. Trên cơ sở ấy thời Đường, thời Tống
phát triển thành một dòng văn học mộng ảo, như: “Mộng du thiên lão ân lưu biệt”
(lí Bạch), “Mộng Lí Bạch” (Đỗ Phủ), Tô Thức đời Tống viết “Giang thành tư ất

mão chính truyện nhị thập dạ”,…ngoài ra truyền kì đời Đường cũng có tác phẩm
tiêu biểu như: “Chẩu trung kí”, “Nam Kha thành thú truyện”… đến “Liêu trai chí
dị” của Bồ Tùng Linh, “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần…Các tác giả lớn đó
đã miêu tả cho độc giả những giấc mơ, những mộng ảo nhiều hình thức sắc thể hình
thành dòng văn học mộng ảo phong phú đa sắc đa thanh. Trường hợp “Kim Bình

16


Mai” của Tiếu Tiếu Sinh hơi khác một chút, đây là sách viết về xã hội Trung Quốc
thời Minh cuối thế kỉ XVI. Tác phẩm không chỉ phản ánh rất nhiều những phong tục
xã hội, nhân tình thế thái lúc bấy giờ mà còn phát hiện và đặt vấn đề tâm lí con
người “do dục hóa mộng” (vì nhiều ham muốn, dục tính mà hóa ra mơ ước muốn
được chiếm lấy, được sở hữu). Tác phẩm đã đẩy lên cao từ những giấc mơ trực giác
phản ánh tương lai, dự báo, dự kiến nhất định. Đáng nói đó là những giấc mơ giữa
ban ngày. Có thể xem đây là những chú ý cần thiết để xem xét mộng – phi thực
trong tiểu thuyết.
Nói về miêu tả giấc mơ trong tiểu thuyết, có thể nói “Hồng lâu mộng” của
Tào Tuyết Cần đã đạt tới đỉnh cao trong lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa và trở
thành đỉnh cao của văn hóa nhân loại, viết về những tâm lí phức tạp của con người
xưa và nay. Tác phẩm đề cập đến hiện thực xã hội vừa chú trọng đến thế giới lí
tưởng trong ảo mộng. Xuyên suốt quá trình diễn biến tác phẩm là gắn với viên ngọc
(hòn đá). Hòn đá này chiếm vị trí rất quan trọng trong tiểu thuyết, toàn bộ tiểu thuyết
nói về sự thăng trầm của hòn đá. Từ sự sáng tạo của Nữ Oa đến việc Bảo Ngọc ra
đời với hòn ngọc trong miệng, từ sự ẩn hiện lặp đi lặp lại của nó đến tình trạng tái
phát bệnh của Bảo Ngọc, từ câu chuyện huyền bí ở trên thiên giới gắn với câu
chuyện của Bảo Ngọc ở chốn trần gian, số phận của viên ngọc gắn chặt với số phận
của Bảo Ngọc. Việc lấy viên ngọc gắn với số phận của Bảo Ngọc phải chăng là do
văn hóa của người Trung Hoa, người Hoa quan niệm ngọc dù cứng như đá vẫn có
giá trị bảo vệ con người khỏi các hung thần, nó rất thiêng liêng và quý giá đối với

họ. Ngọc nó vừa là một vật thể vật chất, con người có thể nhìn thấy được, cảm nhận
được và đeo nó trên cổ Bảo Ngọc, coi nó như một báu vật. Nó lại vừa là một vật
biểu trưng, một linh vật có nguồn gốc huyền thoại và mang yếu tố siêu phàm.
Nói về sự phi thực, hư ảo thì hai tác phẩm: “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân và
“Liêu Trai Chí Dị” của Bồ Tùng Linh là hai tác phẩm tiêu biểu nhất, mang nhiều đặc
tính của thực và phi thực. Trong “Tây Du Ký”, Ngô Thừa Ân đã tạo ra một thế giới
mà tồn tại đủ cả hiện thực và phi thực, không có sự phân biệt giữa thế giới giữa con
người và thế giới của thần thánh, cho con người bình thường được cùng sống và tồn
tại với những thế lực siêu nhiên một cách rõ ràng, con người ở đây bé nhỏ, số phận
của họ nằm trong tay các vị thần linh, những vị có khả năng đặc biệt, các phép thần

17


thông, biến hóa. Người Trung Quốc từ xưa vẫn quan niệm, trong thế giới của con
người đang sống vẫn tồn tại một thế giới của những người đã chết, họ nghĩ người tốt
khi chết đi sẽ được làm những vị thần thánh, luôn đi giúp đỡ người dân hiền lành
nghèo khổ, còn những người xấu, khi sống họ đã ác thì khi chết họ cũng vẫn ác và
trở thành yêu ma hại người, vẫn làm những việc xấu xa. “Tây Du Ký” là tác phẩm
thiên về thế giới tâm linh, liên quan đến quan niệm phật giáo của con người, con
người hướng thiện để đi tìm chân kinh và mong muốn lên cõi niết bàn. Con người
lúc này vẫn tin là có một thế giới huyền ảo nào đó, mà ở đấy con người sẽ có những
khả năng nhất định, có sự công bằng và hạnh phúc, một tiên cảnh như mong đợi,
miêu tả chủ yếu là thế giới ảo, thế giới của tiên phật thánh thần. Đó là thế giới trong
quan niệm văn hóa của người Trung Quốc, Ngô Thừa Ân đã rất xuất sắc thể hiện
trong “Tây Du Ký”, tác phẩm không chỉ có giá trị lúc đó, mà cả bây giờ và mãi mãi
về sau. Nói tới tác phẩm “Liêu trai chí dị”, Bồ Tùng Linh đã miêu tả cuộc sống hiện
thực của con người, nhưng lại xuất hiện những thần thánh yêu ma, những thế giới
của ma quỷ và thần thánh luôn luôn tồn tại và nó đại diện cho hai mặt của cuộc
sống, xấu và tốt, thiện và ác. Đặc biệt những yêu ma ở đây chủ yếu là những người

phụ nữ đẹp, phải chăng Bồ Tùng Linh muốn con người nên cảnh giác, cái xấu nằm
ngay trong những thứ đẹp đẽ, con người cần tỉnh táo để nhìn cuộc sống hiện thực
của mình.
Tóm lại, dòng tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa viết về những giấc mơ đã ảnh
hưởng trực tiếp đến những sáng tác nghệ thuật của các nhà văn hiện đại Trung Quốc.
Tác phẩm của Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn đều có không ít những giấc
mơ đồng thời muốn thông qua miêu tả những giấc mơ là những kết tinh của hành
động tâm linh của con người, thật khó giải thích rõ ràng nhưng dường như có sự bén
duyên bền bỉ với thế giới văn học nghệ thuật. Cũng phải thôi, trong tinh thần con
người không đơn giản chỉ là những đa nghi, chúng ta dùng lý trí soi và có con đường
zíc zắc riêng, vừa thế này vừa thế khác, những nhà văn xưa và nay có tưởng tượng
phong phú, có tình cảm sâu sắc, tế nhị nhạy bén đã miêu tả thêm nhiều những giấc
mơ cũng như thấm sâu hơn về những tình cảm, tư tưởng vô cùng phức tạp của con
người, nó tăng thêm sự thần bí, hoang đường khó đoán biết. Mà đã là hành động tinh
thần, dù ngòi bút lược được, gắn bó với đời sống con người cụ thể nhưng vẫn có đủ
khả năng cho đọc giả đi vào thế giới hoang đường trong đời sống tinh thần quá
18


phong phú, đa dạng của con người. Càng thực bao nhiêu, qua nhiều thủ pháp, cách
thức miêu tả, đến lúc nào đó độc giả có cảm giác là trong thế giới phi thực, thế giới
ảo mộng như là không thực. Nó cũng giống như một thực trạng có ở mỗi người
chúng ta giữa trời đất, mây mù che phủ tầm nhìn con người, bất giác có cảm tưởng
hư ảo bao trùm như không thể nào tin là sự thực có như thế…

3. Khái quát diện mạo văn học đương đại Trung Quốc nói chung, tiểu
thuyết đương đại Trung Quốc nói riêng.
3.1 Thành tựu văn học đương đại Trung Quốc.
Xã hội Trung Quốc sau “Cách mạng văn hóa” có nhiều biến đổi sâu sắc về
chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng…Trung Quốc không còn sống trong môi trường

khép khín, bó buộc, hạn chế của các tư tưởng, các quy định do các nhà chính trị
trong “Cách mạng văn hóa” đề ra. Chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa –
xã hội của chính quyền Trung Quốc đã thể hiện được thiện chí Trung Quốc mong
muốn học hỏi kinh nghiệm, tinh hoa của các nước tiên tiến, đưa đất nước theo hướng
mới, theo thời đại mới, phát triển theo quy luật tất yếu khách quan.
Từ sự thay đổi của tình hình xã hội kéo theo sự thay đổi trong văn học, văn
học thể hiện đời sống cho nên tất cả những vấn đề của cuộc sống đều đi vào văn học
một cách rất tự nhiên, chững chạc. Văn học phản ánh những ước mơ khát vọng của
nhân dân, nó rất thực và gần gũi. Con người trong giai đoạn mới không cần phải
hướng đến cái “ta” chung như giai đoạn trước, mà họ hướng về cái “tôi”, tìm về
cuộc sống riêng tư, cá nhân với những mối quan hệ mới giữa con người với con
người, không còn bị phân biệt kì thị nữa. Giá trị của con người được nâng lên tầm
cao hơn, các nhà văn cũng hướng tới nhu cầu riêng, những cảnh đời riêng xoay
quanh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, tạo một thế giới rộng lớn trong văn học.
Văn học Trung Quốc sau “cải cách mở cửa” có sự vận động phát triển và có
những thay đổi hết sức to lớn, mở ra nhiều hướng mới cho văn học. Các nhà văn với
những nhận thức mới, quan niệm mới để đi tìm tòi, phát hiện và thử nghiệm . Nó là
tiền đề quan trọng cho nền văn học mới “đa dạng hóa”.
Chính sách mở cửa làm xã hội thay đổi đồng thời cũng kéo theo sự giao lưu
văn hóa Đông – Tây được đẩy mạnh. Lúc này, văn học Phương tây với các trường

19


phái: Hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa siêu thực, Văn học hiện sinh, “tiểu thuyết
mới”… ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà văn kết hợp với các thành tựu
truyền thống đã ngấm vào máu thịt của các nhà văn, nên giai đoạn này văn học đạt
được nhiều thành tựu mới, thể hiện ở hai bình diện nghệ thuật và tư tưởng.
Nội dung của văn học thời kì sau “cách mạng văn hóa”, vạch trần tội ác của
thành phần phản động trong cách mạng văn hóa, chỉ ra cho người đọc thấy sự tàn

bạo, bất công, ác độc và nguy hiểm của thời kì “cách mạng văn hóa”. Sau thời kì
“văn học hậu vết thương” đã chuyển sang giai đoạn “văn học thời kì mới” phát triển
rất sôi động mạnh mẽ, đứng vững trong nền kinh tế thị trường và ngày lớn mạnh.
Xã hội đã cởi bỏ những quan niệm khắt khe độc đoán về sáng tác văn học, các nhà
văn tự tìm cho mình những lối viết tự do, mới mẻ, mang sự sáng tạo lớn, tạo dấu ấn
riêng của mỗi nhà văn.
Các nhà nghiên cứu về thành tựu của văn học“Từ năm 1985 tại Trung Quốc
đại lục bùng nổ về văn học thông tục, tức văn học thiên về giải trí, cốt truyện hấp
dẫn với nhiều loại đam mê. Hơn 10 bộ tiểu thuyết Kim Dung, Lương Vũ Sinh lần in
đầu đã đạt hơn 2 triệu bản, 15 bộ tiểu thuyết Quỳnh Dao” [5]. Văn học Trung Quốc
vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thị trường sôi động, các nhà văn sáng tác nhiều
qua thời gian, những tác phẩm thực sự có giá trị sẽ còn sống mãi, khẳng định giá trị
của mình.
3.2 Tiểu thuyết bộ phận phát triển, tiêu biểu cho văn học đương đại Trung Quốc.
Xã hội Trung Quốc sau “mười năm động loạn” của cuộc “cách mạng văn
hóa”(1966 – 1976) có nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
tưởng…Trung Quốc không còn sống trong môi trường khép kín, coi mình là trên
hết. Chính sách mở cửa giao lưu kinh tế – văn hóa – chính trị của chính quyền Trung
Quốc đã làm thay đổi sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm và quan niệm của con người
Trung Quốc, cùng với xu thế toàn cầu hóa, đã ảnh hưởng đến xã hội, làm thị trường
Trung Quốc sôi động cùng thế giới. Trước tình hình xã hội chuyển mình dữ dội, thì
tình hình văn học cũng bắt đầu chuyển mình, đặc biệt nhất là những năm đầu của thế
kỉ XXI. Về quan niệm, nhận thức của người Trung Quốc cũng mở rộng, thoáng hơn
trước rất nhiều, để phù hợp với giai đoạn mới. Xã hội mới con người mới.

20


Tiểu thuyết thời kì mới gặt hái được nhiều kết quả rực rỡ, phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng. Chất lượng của tiểu thuyết thời kì mới thể hiện ở hai bình diện

nghệ thuật và tư tưởng. Nội dung tư tưởng sau “cách mạng văn hóa” là vạch trần tội
ác của “bè lũ bốn tên”, chỉ ra cho người đọc thấy sự tàn bạo ác độc và nguy hiểm
của “cách mạng văn hóa”, những bất công, những nỗi khổ của con người trong thời
kì “cách mạng văn hóa” tất cả được đào lên, xem xét nhìn nhận lại, để có những cái
nhìn đúng đắn vững bước đi tiếp những chặng đường sau này. Chỉ vài năm sau khi
đập tan tập đoàn “bè lũ bốn tên” hàng loạt tác phẩm ưu tú ra đời. Các giá trị của
những tiểu thuyết bắt đầu được dư luận chú ý, có những nhà văn đã có vị trí lớn trên
văn đàn trong và ngoài nước. Gần đây nhất là giải Nobel văn học của Cao Hành
Kiện với tiểu thuyết “Linh Sơn” (2000), kết quả của một quá trình phấn đấu của các
thế hệ nhà văn Trung Quốc, báo hiệu mùa xuân mới của thời đại tiểu thuyết Trung
Quốc. Hình thức tác phẩm cũng được thể hiện một các đa dạng, phong phú theo
phong cách riêng của mỗi nhà văn. Thời kì mới, văn học Trung Quốc được đổi mới
về mọi mặt, nhất là về chủ trương, đường lối và nhận thức. Phương châm “trăm hoa
đua nở” và “trăm nhà đua tiếng” được phát huy cao độ, cùng với sự ảnh hưởng của
văn học nước ngoài chủ yếu là văn học Phương Tây, các trường phái trào lưu tràn
vào Trung Quốc làm thay đổi lớn về quan niệm sáng tác của nhà văn Trung Quốc,
các trào lưu như Hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa siêu thực, văn học huyễn tưởng, văn
học phi lí… Tất cả làm cho các nhà văn Trung Quốc có cách nhìn mới về sáng tác
văn học, nên lúc này nhiều trường phái, trào lưu tiểu thuyết được hình thành: Trào
lưu “văn học cải cách” - đổi mới văn học từ hình thức đến nội dung; trào lưu “văn
học tầm căn” - tìm về cội nguồn, gốc rễ của văn hóa truyền thống; trào lưu “chủ
nghĩa hiện thực khai phong” - là trào lưu văn học mang tính toàn cầu hóa, chịu ảnh
hưởng từ Phương Tây; trào lưu “tân tả thực” và trào lưu “ văn học tìm tòi mới” là
những trào lưu không chấp nhận phương pháp sáng tác cũ một cách máy móc, mà
đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo, đáp ứng được tính chân thực cao. Đó là dòng chảy tất
yếu của một nền văn học, và là thành quả khi Trung Quốc hòa mình cùng “toàn cầu
hóa”. Một vài thành tựu của tiểu thuyết đương đại Trung Quốc: Cao Hành Kiện
Linh Sơn, Thánh kinh của một con người,…, Vương Mông: Cáo xanh, Hoạt động
biến nhân hình,…, Giả Bình Ao: Phế đô, Nôn nóng, Phấn khởi,…, Vệ Tuệ: Baby
Thượng hải, Điên cuồng như vệ tuệ,…, Tào Đình: Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Thiên

21


thần sa ngã, Yêu anh hơn cả tử thần,…, Quách Kính Minh: Vương quốc ảo, … Cùng
với dòng chảy đó phải kể đến Mạc Ngôn – một cây viết suất sắc trên văn đàn Trung
Quốc.
Mạc Ngôn sinh năm 1956 ở huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Ông bắt đầu sáng
tác từ năm 1981. Truyện vừa “ Cao lương đỏ” của ông được giải thưởng toàn quốc
năm 1985 – 1986 và được đạo diễn tài danh Trương Nghệ Mưu chuyển dựng thành
phim, và đoạt giải thưởng “Cành cọ vàng” tại liên hoan phim Cannes 1994. Khác
với các nhà văn trên văn đàn Trung Quốc hiện đại, Mạc Ngôn không bao giờ lặp lại
chính mình. Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường tìm tòi, sáng tạo độc đáo, tạo
ra phong cách tiểu thuyết cho riêng ông.
Đề tài tiểu thuyết của Mạc Ngôn rất rộng, ông phản ánh mọi mặt của phong
tục tập quán, hiện thực ở nông thôn, phán ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược, phản ánh những tệ nạn xấu thời hiện đại, những ông “quan mới” quan liêu,
hách dịch…Những chuyện trên trời đất, đông tây kim cổ, cao thượng đến hạ lưu,
quý tộc đến ăn mày, xấu tốt,…tất cả đều được Mạc Ngôn ghi lại trong các tác phẩm
của mình.
Ông có nhiều tiểu thuyết nổi tiếng, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Việt Nam
các tiểu thuyết của Mạc Ngôn được dịch như: Tửu quốc, Đàn hương hình, Tứ thập
nhất pháo, Rừng xanh lá đỏ, Sống đọa thác đày, Bài ca ngồng tỏi thiên đường, Gia
tộc cao lương đỏ,...
Nhiều người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác mới”.
Cảm giác mới bắt nguồn từ nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện và phương pháp
biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa đa đa. Tiểu thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu
thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần miêu tả hiện thực bề ngoài, mà
nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể đặng sáng
tạo ra một hiện thực mới mẻ, hiện thực khách quan nhưng qua cảm nhận của cá nhân
nó sẽ khác, trong các tác phẩm của Mạc Ngôn ông thường là người trần thuật, các

nhân vật “tôi” tự đứng ra kể lại những câu chuyện của mình, mình biết và mình cảm
nhận, những đánh gí đó cũng là của cá nhân của nhân vật “tôi” nên đọc lên ta thấy
nó rất khách quan, không bị gò bó bởi nhận thức của một người có thể đúng sai,
thiên vị, quyết định là ở cảm giác của mỗi người đọc. Dấu ấn riêng của Mạc Ngôn là
22


ông sáng tác chủ yếu về quê hương Cao Mật, ông trở thành “ông vua Cao Mật”, ông
đưa vùng đất quê hương, tuổi thơ của mình vào trong từng trang viết thật sinh động
và hấp dẫn. Văn học Trung Quốc sẽ rất thiếu hụt nếu như thiếu vắng cây bút của
Mạc Ngôn, cũng như Trung Quốc sẽ không toàn vẹn khi thiếu Cao Mật.

23


Chương 2. Thực và phi thực trong tiểu thuyết “ Tửu Quốc”
của Mạc Ngôn
1 Tiểu thuyết Mạc Ngôn tron dòng chảy tiểu thuyết Trung Quốc.
1.1 Thời đại Mạc Ngôn.
Văn hóa Trung Quốc trong 50 năm(1950- 2000) có nhiều biến động dữ dội,
nhất là trải qua 10 năm “Đại cách mạng văn hóa vô sản” ( 1966- 1976) đã làm tổn
thương lớn đến người dân, ngày nay khi nhắc lại nó vẫn còn là một nỗi kinh hoàng.
Đó là mười năm nội loạn khủng khiếp đi vào lịch sử Trung Quốc như những trang bi
ai nhất, xót xa nhất. Tình hình xã hội lúc đó vô cùng rối ren, người dân phải hứng
chịu mọi luật lệ tàn bạo do cải cách văn hóa đưa ra. Con người thời đó bị hạn chế, bó
hẹp ngay cả trong lời ăn tiếng nói, nói sai một chữ là mất mạng như chơi. Người dân
bị chụp lên đầu những chiếc mũ, để phân định giai cấp, quyền lợi làm cho bao người
chịu những bất công thiệt thòi, những người muốn học có khả năng học lại không
được đi học, chỉ ưu tiên cho những gia đình bần cố nông, những người này thì lại
không thể học vì dốt và nghèo. Một xã hội mà không chăm lo cho nhu cầu lợi ích

của dân, chỉ hành động khuôn khổ máy móc, dập khuôn không theo tình hình kinh tế
xã hội, mà chỉ nhằm đạt mục đích của mình. Với những bè lũ phản động, lợi dụng
“nước đục thả câu” gây nên nhiều tang thương “trong mười năm động loạn”, xã hội
rơi vào tình trạng rất bi thương.
Phải đến Đại hội mở rộng ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật toàn
quốc lần thứ 3, họp từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 19768, chính thức
tuyên bố tập đoàn phản cách mạng đã bị đập tan. Từ đây Trung Quốc bước sang một
thời kì mới, xã hội Trung Quốc có những biến đổi sâu sắc về chính trị, văn hóa, tư
tưởng và đặc biệt là văn học. Văn học Trung Quốc thời kì mới đã vươn vai đứng dậy
từ trong biến động lịch sử xã hội, tạo nên một nền văn học mới, văn học đương đại
Trung Quốc.
Trong giai đoạn “cách mạng văn hóa” thì khuynh hướng sáng tác phải tô hồng,
lí tưởng. Nhưng đến giai đoạn sau, khi hiện thực xã hội thay đổi thì khuynh hướng
sáng tác chuyển sang mạnh dạn dám miêu tả sự thực, không giấu giếm che đậy và
bầy tỏ những quan điểm những suy nghĩ riêng của cá nhân về lịch sử xã hội. Thời kì
24


này có nhiều tác phẩm vạch trần những tội ác của thời kì “cách mạng văn hóa”, làm
cho người dân và nhất là các nhà văn thỏa mãn khát vọng được tự do nghĩ, tự do nói,
nói thẳng, nói thật. Thời kì này là “văn học viết thương”, tái hiện lại vết thương vừa
qua. Con người tạm quên đi, vươn mình đứng dậy trong cuộc sống mới, cũng đầy
thử thách và khó khăn.
Bắt đầu từ những năm 90, Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế,
giao lưu kinh tế - văn hóa – chính trị. Từ nay Trung Quốc không khép mình lại nữa,
mà mở cửa giao lưu học hỏi kinh nghiệm, truyền thống, văn hóa tốt đẹp từ các nước
tiên tiến. Hòa mình vào không khí chung của “toàn cầu hóa”, thị trường Trung Quốc
từ đây cũng sôi động hơn, làm biến đổi nhiều mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã
hội…
Trong tình hình xã hội trải qua những thăng trầm, thì văn học cũng có những

biến đổi về nhiều mặt. Văn học giai đoạn đầu đổi mới có nhiều quan niệm mới, nhận
thức mới hình thành làm tiền đề để phát triển văn học mới. Xã hội mở cửa giao lưu,
có sự giao lưu về văn hóa văn học giữa Đông –Tây, làm cho văn học có một sự mới
mẻ khác lạ. Các nhà văn giai đoạn này đã nhìn thẳng vào hiện tại, mà văn học là thể
hiện những vấn đề của cuộc sống, cho nên tất cả những vấn đề của cuộc sống đều đi
vào văn học, những ước mơ khát vọng, cùng những vấn đề khó khăn của cuộc sống,
của nhân dân, của từng cá nhân con người, nó rất thực và gần gũi. Các nhà văn
không tìm những đề tài, hình mẫu cao xa mà ở ngay xung quanh họ, làm nên những
tác phẩm tuy tầm thường nhưng lại phi thường, nó đáp ứng nhu cầu và yêu thích của
độc giả. Khi đọc những tác phẩm như vậy ta thấy ít nhiều bóng dáng của mình trong
đó, nó chân thực như những gì đang diễn ra trong cuộc sống.
Văn học Trung Quốc sang trang mới, và đạt được nhiều thành tựu nổi bật ở rất
nhiều thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, thơ…và các thành tựu về phê
bình đánh giá cũng mới, có những thay đổi quan niệm, chuẩn mực.
Văn học Trung Quốc đương đại xuất hiện nhiều ngôi sao lấp lánh, nhân tài lớp
nọ nối tiếp kia, trong đó phải kể đến một số nhà văn có tên tuổi như: Mạc Ngôn,
Vương Mông, Giả Bình Ao, Phùng Ký Tài, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn
Thiếu Công… Sau này, lớp nhà văn trẻ có: Vệ Tuệ, Tào Đình, Quách Kính Minh,…
Văn học Trung Quốc đã đang và sẽ phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu lớn.
25


×