Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái cá hường (helostoma temmincki) giai đoạn phôi, cá bột, cá hƣơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.74 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

CAO THỊ CẨM HAI

TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CÁ HƯỜNG (Helostoma temmincki) GIAI ĐOẠN PHÔI,
CÁ BỘT, CÁ HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CÁ HƯỜNG (Helostoma temmincki) GIAI ĐOẠN PHÔI,
CÁ BỘT, CÁ HƯƠNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
CAO THỊ CẨM HAI
MSSV 3072914
LỚP TS0776A1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHẠM MINH THÀNH



LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa
Thủy Sản trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi học
tập và nghiên cứu trong suốt khóa học vừa qua.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ts. Phạm Minh Thành đã
tận tình quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề
tài tốt nghiệp một cách trọn vẹn.
Xin đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy và các anh trong trại cá,
anh chị cao học và bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng kính dâng đến cha mẹ, ngƣời đã tận tụy chăm lo cho tƣơng lai và sự
nghiệp của các con.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả !

i


TÓM TẮT
Đề tài ; “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái cá Hƣờng (Helostoma
temmincki) giai đoạn phôi, cá bột, cá hƣơng” đƣợc tiến hành từ tháng 1/2011
đến tháng 4/2011 tại trại cá thực nghiệm khoa thủy sản trƣờng Đai Học Cần
Thơ. Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu thu thập dữ liệu về một số chỉ tiêu
sinh lý, sinh thái của cá giai đoạn phôi, cá bột, cá hƣơng. Góp phần làm cơ sở
phát triển kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các loài cá đạt hiệu quả cao. Với
nội dung xác định ngƣỡng nhiệt độ, oxy, pH, tiêu hao oxy của phôi, cá bột, cá
hƣơng, xác định nhiệt độ không sinh học của cá. Kết quả thu đƣợc: Ngƣỡng
nhiệt độ trên của cá hƣờng ở giai đoạn phôi, cá bột, cá hƣơng lần lƣợt là
39±0,260C; 39,8±0,150C; 41,2±0,0,170C. Còn ngƣỡng nhiệt độ dƣới là:
9±0,10C; 8,7±0,20C; 8,5±0,20C. Ngƣỡng oxy của cá giai đoạn phôi, cá bột, cá

hƣơng lần lƣợt là 1,06mg/L; 0,95mg/L; 0,53mg/L. Ngƣỡng pH trên giai đoạn
phôi, cá bột, cá hƣơng lần lƣợt là 9,8±0,15đơn vị; 10,2±0,1đơn vị;
10,5±0,0,15đơn vị. Còn ngƣỡng pH dƣới là 4,1±0,1đơn vị; 3,95±0,05đơn vị;
3,5±0,15đơn vị. Tiêu hao oxy của phôi, cá bột, cá hƣơng lần lƣợt là
0,48mgO2/g/h; 0,58mgO2/g/h; 0,35mgO2/g/h . Nhiệt độ không sinh học của cá
là 10,5±1.

ii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá hƣờng………………………..19
Bảng 4.2 Ngƣỡng nhiệt độ của phôi, cá bột, cá hƣơng………………….19
Bảng 4.3 Ngƣỡng pH của phôi, bột, hƣơng……………………………...20
Bảng 4.4 Ngƣỡng nồng độ muối của cá hƣờng………………….….…...21
Bảng 4.5 Hàm lƣợng tiêu hao oxy của cá hƣờng………………………..22
Bảng 4.6 Ngƣỡng oxy của cá hƣờng…………………………………….23
Bảng A: Kết quả xác định ngƣỡng oxy…………………………………..28
Bảng B: Kết quả xác định cƣờng độ hô hấp……………………………...29
Bảng C: Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học……………………...30
Bảng D: Kết quả xác định ngƣỡng độ mặn………………………………30
Bảng E: Kết quả xác định ngƣỡng pH……………………………………31
Bảng F: Kết quả xác định ngƣỡng nhiệt độ………………………………31

iii


DANH SÁCH HÌNH


Hình 1:Cá hƣờng Helostoma temmincki (www.vietwebmedia.com) ........... 3
Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngƣỡng pH.................................15
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngƣỡng độ mặn ..........................17

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................v
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................1
1.2 Mục tiêu...............................................................................................2
1.3 Nội dung ...............................................................................................2
Phần II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Hƣờng ........................................................3
2.1.1 Phân loại.........................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ..........................................................................3
2.1.3 Phân bố.........................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm môi trƣờng sống............................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dƣỡng ...................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh trƣởng ..................................................................5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản .........................................................................5
2.2 Ảnh hƣởng của nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn ..........................................6
2.2.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ ................................................................6
2.2.2 Ảnh hƣởng của oxy .......................................................................7
2.2.3 Ảnh hƣởng của pH .........................................................................8

2.2.4 Ảnh hƣởng của độ mặn .................................................................9
PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................10
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................10
3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm .......................................................................10
3.2.2 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................10
3.2.3 Nguồn nƣớc cho thí nghiệm..........................................................10
3.3 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ....................................................11
3.3.1 Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá .........................11
3.3.2 Xác định nhiệt độ không sinh học ................................................11
3.3.3 Xác định ngƣỡng nhiệt độ.............................................................12
3.3.4 Xác định ngƣỡng oxy ...................................................................12
3.3.5 Xác định cƣờng độ hô hấp ( tiêu hao oxy) ...................................13
3.3.6 Xác định ngƣỡng pH ..................................................................14
3.3.7 Xác định ngƣỡng độ mặn .............................................................16
3.4 Phƣơng pháp tính toán, xử lí số liệu và đánh giá kết quả .....................18
Chƣơng IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................19
4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá hƣờng .................................................19
4.2 Ngƣỡng nhiệt độ của phôi, bột, hƣơng của cá hƣờng ...........................19
4.3 Ngƣỡng pH của phôi, bột, hƣơng ở cá hƣờng .......................................20
4.4 Ngƣỡng nồng độ muối của cá hƣờng ...................................................21

v


4.5 Lƣợng tiêu hao oxy (cƣờng độ hô hấp) của cá hƣờng ở giai đoạn phôi,
bột, hƣơng .................................................................................................22
4.6 Ngƣỡng oxy của phôi, bột, hƣơng cá hƣờng ........................................23
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .........................................................25
5.1 Kết luận ..............................................................................................25

5.2 Đề xuất ...............................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................26
PHỤ LỤC .....................................................................................................28

vi


PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Giới thiệu

Nghề nuôi trồng thủy ở Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long
nói riêng đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo báo
cáo của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO, 2006) thì Châu Á chiếm đến 9 vị
trí trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản, trong đó Việt Nam đứng
vị trí thứ 6. Ở Đồng Bằng Sông Cữu Long do điều kiện tự nhiên phong phú, hệ
thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu ấm áp quanh năm, rất thuận lợi cho việc
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản nước
ngọt. Cùng với cá rô phi, có thể nói cá Hường là một trong những đối tượng
nuôi góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm cho người nghèo vùng nông thôn
Đồng Bằng sông Cữu Long. Đây là một loài cá dễ nuôi, có chất lượng thịt
ngon, thị trường ổn định, có thể ứng dụng nuôi trong nhiều mô hình nuôi khác
nhau như mô hình nuôi ao – chuồng, VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình nuôi
lúa – cá kết hợp. Đây là loài cá dễ nuôi, có chất lượng thịt ngon, mềm, thịt cá
trắng tinh khiết và ít có vị tanh, rất có giá trị trong lĩnh vực cá cảnh, phổ thức
ăn là phiêu sinh thực-động vật có sẵn trong nước. Hiện nay diện tích nuôi cá
nước ngọt rất phát triển nên vấn đề con giống đã đáp ứng kịp thời cho người
dân. Nghề nuôi cá Hường đã góp phần tích cực cho việc chủ động đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ, giảm việc khai thác quá mức cá tự nhiên, phục hồi và phát

triển nguồn lợi cá trong tự nhiên. Trong quá trình sống, phát triển và lớn lên để
trở thành cá thương phẩm và tham gia sinh sản, tạo thế hệ mới thì hầu hết các
loại cá đều trải qua quá trình biến đổi phức tạp dưới tác dụng của yếu tố môi
trường, trong đó nổi bật nhất là: nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn. Các yếu tố này sẽ
chi phối toàn bộ vòng đời của cá, từ khi còn là trứng trong bụng mẹ cho đến
khi được đẻ ra môi trường ngoài, trải qua quá trình thụ tinh và phát triển. Phôi
phát triển trở thành ấu thể dần hoàn chỉnh cơ thể rồi đến trưởng thành để tham
gia vào sinh sản. Biến đổi quan trọng là quá trình phát triển phôi và giai đoạn
cá bột, cá hương. Đây là giai đoạn biến đổi sinh lý, sinh thái phức tạp, từ một
trứng qua quá trình biến đổi dưới tác dụng của môi trường trở thành ấu thể. Ấu
1


thể hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh hoặc đang phát triển dở dang đến giai
đoạn phôi nang thì dừng lại đều chịu sự chi phối bởi: nhiệt độ, oxy, pH, độ
mặn.
Để góp phần vào sự phát triển của kỹ thuật sinh sản nhân tạo và những giá trị
của cá Hường mang lại cho con người, việc thực hiện đề tài: “Ngưỡng nhiệt
độ, oxy, pH, độ mặn của cá Hường” là thực sự cần thiết.
1.2 Mục tiêu
Cung cấp những dữ liệu về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá Hường ở
giai đoạn phôi, cá bột, cá hương. Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện kỹ thuật
sản xuất giống nhân tạo các loài cá đạt hiệu quả cao.
1.3 Nội dung
Nội dung của đề tài bao gồm:
 Xác định ngưỡng nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn của phôi, cá bột và cá
hương.
 Xác định nhiệt độ không sinh học của cá.
 Xác định tiêu hao oxy của phôi, cá bột và cá hương.


2


Phần II
2.1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Đặc điểm sinh học của cá Hƣờng

2.1.1 Phân loại
Bộ (Order):

Perciformes

Họ (Family):

Helostomatidae

Giống (Genus):

Helostoma

Loài (Isolate):

Helostoma temminck Cuvior, 1829

Tên Việt Nam:

Cá Hường, Cá Mùi


Tên tiếng Anh:

Kissing gourami

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 1.1: Cá hường Helostoma temmincki (www.vietwebmedia.com)
Đầu lớn vừa, dẹp bên, mõm dài nhọn. Miệng trước, rạch miệng xiên, xương
hàm trên kéo dài chạm đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ,
nhọn. Lưỡi nhỏ, dài và đầu hơi nhọn. Mắt tròn lớn vừa, nằm lệch về phía trên
của đầu gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt
3


cong lồi, hẹp và nhỏ hơn đường kính mắt. Cạnh sau và một phần cạnh dưới
xương nắp mang trước, cạnh sau xương thái dương có răng cưa nhỏ, nhọn.
Thân ngắn, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường bụng gần như thẳng từ gốc vi
bụng đến gốc vi hậu môn. Vảy lược, rất nhỏ phủ khắp thân và đầu, mõm
không phủ vảy, có nhiều vảy nhỏ phủ lên ½ chiều dài của tia mềm vi lưng, vi
hậu môn và vi đuôi. Khởi điểm vi lưng ngang khởi điểm vi ngực, gần chót
mõm hơn gần điểm giữa gốc vi đuôi. Dài chuẩn tương đương 2,1 lần khoảng
cách trước vi lưng. Gai cứng và nhọn, gai thứ IV và gai thứ V cao hơn các gai
khác. Khởi điểm vi hậu môn ngang với gốc gai cuối cùng của vi lưng và gần
điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chót mõm, gai cứng, nhọn, gai thứ II to và dài
hơn các gai khác. Vi bụng có một gai nhọn, nhánh thứ hai của tia phân nhánh
đầu tiên kéo dài đến khởi điểm vi hậu môn. Thân màu trắng ửng vàng.
(Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương,1993)
2.1.3


Phân bố

Cá có nguồn gốc từ Đông Nam Á: Thái Lan, Malaysia, Indonesia và
Campuchia. Được di giống sang một số nước khác trong đó có Việt Nam
(www.vnsay.com). Cá hường, hiện nay ở ĐBSCL có xuất xứ từ Indonesia
được di nhập vào miền Nam trước năm 1975. Khi mới nhập vào Việt Nam cá
chỉ nuôi làm cảnh sau đó chuyển sang nuôi trong ao và thuần hóa trở thành đối
tượng nuôi thịt (Đoàn Khắc Độ, 2008)
2.1.4 Đặc điểm môi trƣờng sống
Cá Hường có thể sống ở nhiều loại hình thủy vực, thích hợp với tầng nước
giữa và tầng đáy. Trong môi trường nước cá hoạt động và bắt mồi ở tầng nước
mặt và tầng giữa. Cá có cơ quan hô hấp phụ (biến dạng của cung mang thứ 5
thành mê lộ) nên lấy được oxy từ không khí, nhờ đó mà cá có khả năng thích
ứng với môi trường nước khắc nghiệt, thiếu oxy (oxy hòa tan thấp), nhiều
phèn, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thậm chí có thể sống trên cạn nhiều giờ
vì thở được trực tiếp khí trời nên rất dể dàng khi vận chuyển. Loài cá này thích
nghi tốt với điều kiện ao, hồ, ruộng trũng… ở Đồng Bằng Sông Cữu Long. Cá
thích hợp trong môi trường nước có độ pH từ 6.5-8.0, cá cũng có thể sống
4


được ở độ pH dao động từ 4.5 - 5.5 (có thể chịu đựng ở mức thấp hơn nhưng
phát triển chậm), nhiệt độ từ 25-30oC, hàm lượng oxy hòa tan trên 3 mg/lít.
(Thegioicacanh.com/12-09-2010 12:13 pm)
2.1.5 Đặc điểm dinh dƣỡng
Cá hường là loài cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là động vật
không xương sống, giun, côn trùng dưới nước, thực vật thủy sinh phân rã, mùn
bã hữu cơ. Khi còn nhỏ cá ăn các loại phù du thực vật, luân trùng. Khi trưởng
thành cá ăn cả phù du động và thực vật, mùn bã hữu cơ, các loại động vật
không xương sống như giun, côn trùng, bèo tấm…Ở giai đoạn cá giống và

trưởng thành thức ăn chủ yếu của cá là tảo phù du, trong ao nuôi nên cho cá ăn
thêm cám mịn, bột ngủ cốc và bột cá lạc hay phụ phế phẩm từ các nhà máy
đông lạnh …thì cá sẽ lớn nhanh. (Đoàn Khắc Độ, 2008)
2.1.6

Đặc điểm sinh trƣởng

Cá hường là loài cá rất dễ nuôi, có thể ứng dụng nuôi trong nhiều mô hình
nuôi khác nhau như mô hình nuôi ao – chuồng, VAC, VAC-B, mô hình nuôi
lúa – cá kết hợp. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 25 – 300C, sau một
năm tuổi, cá đạt 100g - 150g/con. Cá sinh trưởng chậm, sau 3 ngày tuổi cá dài
3 mm, sau 15 ngày dài 9 mm, sau một tháng 25 mm, sau 3 tháng đạt 80 mm và
sau một năm cá dài 150 mm.Sau một chu kì nuôi 6 tháng cá có thể đạt đến
120-150 gram/con, sau 10 tháng trung bình đạt kích cở 100-150 gam/con.
Trong điều kiện môi trường sống thích hợp, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và
chăm sóc hợp lý, thì sau 1 năm, cá đạt kích cở 300-400 gram/con. . Cá nuôi
cùng lứa tuổi, thì cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. (Dương Nhựt Long,
2003)
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu sau 12 - 18 tháng. Cá có thể sinh
sản nhiều lần trong năm, cứ khoảng 3 tháng đẻ một lần, không có mùa sinh
sản rỏ rệt. Sức sinh sản khoảng 1000 - 7000 trứng/cá cái. Cá 1 năm tuổi thì bắt
đầu thành thục và bước vào thời kì sinh sản. Mùa vụ sinh sản của cá thường
bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9. Sức sinh sản của cá cao, trung bình 50 vạn
5


trứng/1Kg cá cái. Cá sinh sản dễ dàng trong ao, ruộng lúa, cá 1 tuổi thành
thục, đẻ quanh năm, thường ở nơi có nước chảy vừa phải. Có thể cho cá bắt
cặp đẻ tự nhiên trong ao, bể ximăng, lu đất… bằng cách kích thích dòng nước

chảy nhẹ hoặc phun nước nhân tạo, hoặc cho đẻ nhân tạo bằng cách tiêm kích
dục tố. Nhiệt độ nước từ 25-280C là thích hợp cho cá đẻ. Nhiệt độ nước trong
ao cá đẻ thấp hơn nhiệt độ trong ao nuôi vỗ từ 1-20C thì sẽ kích thích cá đẻ tốt
hơn. Cá đẻ trứng nổi và có tính dính,trứng có giọt dầu nên nổi trên mặt nước,
đường kính trứng từ 1 - 1,5mm, trứng cá nở sau 20 giờ ở điều kiện nhiệt độ
nước 26 đến 280C. Chuẩn bị cho cá sinh sản tự nhiên bằng cách vét sạch bùn ở
ao, cải tạo ao rồi tháo nước vào sâu 50-60cm. Thả cá bố mẹ thành thục cho
chúng sống chung trong 3-4 ngày. Sau đó cho nước chảy kích thích, sau 18 giờ
cá đẻ. Đẻ xong bắt cá bố mẹ sang ao khác để tránh ăn hại lẫn nhau. Vớt cá bố
mẹ ra khỏi trứng sau khi đẻ vì chúng có thể ăn trứng và cũng không có tập tính
chăm sóc cá con. Trứng phân cắt trong 2 ngày. Cá bột mới nở sống nổi 3-4
ngày, rồi lặn xuống sâu hơn..Nhiệt độ nước thích hợp nhất để ấp trứng là từ
25-280C, trứng sẽ nở sau 22-24 giờ ấp. (Đoàn Khắc Độ, 2008)
2.2

Ảnh hƣởng của nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn

2.2.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ
Sự phát triển phôi cá rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ. Khi các
điều kiện môi trường thích ứng thì sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng
quyết định tới sự phát triển của phôi. Nhiệt độ tăng thì thời gian nở trứng rút
ngắn và ngược lại, nhưng khi nhiệt độ tăng gần tới cực đại của nhiệt độ thích
ứng thời gian nở chênh lệch không đáng kể. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở thời kỳ
phôi vị, hình thành các đốt cơ và kì phân đuôi tách khỏi noãn hoàng rõ ràng
hơn so với các thời kì khác của quá trình phát triển phôi. (Võ Thị Thùy Trang,
2009)
Trong suốt quá trình phát triển phôi có hai thời kỳ nhạy cảm nhất với các yếu
tố môi trường. Đó là thời kỳ phôi vị và thời kỳ phần đuôi tách khỏi noãn
hoàng. Ở hai thời kỳ này mọi sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường (nhất
là nhiệt độ) đều có ảnh hưởng xấu đến phôi (tỷ lệ dị hình, tỷ lệ phôi chết cao

6


trước khi nở). Khi nhiệt độ 30-310C tỉ lệ dị hình của phôi 60-70% và tỉ lệ phôi
chết trước khi nở 50-60%. Trong giới hạn thích hợp của nhiệt độ (28±20C)
nhưng biên độ thay đổi lớn (To>2) đều có ảnh hưởng tới sự phát triển
phôi.(Nguyễn văn Kiểm, 2004).
Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đới
nằm trong khoảng 20-350C.
Ở nhiệt độ nước 180C cá mè trắng ấp nở mất 61 giờ, nhưng ở 280C chỉ cần 18
giờ. Khi nhiệt độ nước cao gần tới mức tối đa, thời gian nở của trứng chênh
lệch nhau không đều. Thí dụ: nhiệt độ nước 270C thời gian nở là 19 giờ 10
phút, nhiệt độ nước 30,20C thời gian nở là 16 giờ 10 phút. (Võ Thị Thùy
Trang, 2009)
2.2.2 Ảnh hƣởng của oxy
Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2004 thì trong từng giai đoạn phát triển của phôi, tùy
đặc điểm của từng loại trứng mà nhu cầu oxy khác nhau. Những loại trứng bán
trôi nổi có hàm lượng carotenoid thấp thường cần môi trường có hàm lượng
oxy hòa tan cao hơn so với loại trứng có hàm lượng carotenoid cao hơn.
Tuy nhiên hàm lượng oxy trong nước thấp hơn 2ppm thì phôi sẽ chết ngạt,
phôi phát triển bình trường khi hàm lượng oxy từ 3mg/l trở lên. Nồng độ oxy
hòa tan trong nước lý tưởng cho cá là trên 5 mg/l. Nhu cầu oxy của trứng tăng
dần theo quá trình phát triển nhưng sẽ tăng đột ngột từ giai đoạn xuất hiện
mầm đuôi, nhất là giai đoạn trước và sau khi nở. (Ni-Côn-Ski, 1964)
Nắm vững điều kiện sinh thái cho phôi thai phát dục và tạo điều kiện thích hợp
nhất cho trứng nở là một khâu quan trọng nhất để nâng cao tỷ lệ nở của trứng.
Lượng tiêu thụ oxy của cá mè trắng ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát dục

thể có khác nhau rất rõ rệt. Lượng oxy tiêu thụ nhiều nhất là trước và sau khi
nở, đặc biệt là trong giai đoạn cá bột, sau đó giảm dần. (Chung Lân, 1969)

Các nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu khá nhiều về sinh thái
trong quá trình phát dục của phôi cá, đặc biệt là các nhà khoa học Liên Xô đã
7


nghiên cứu về sự phát dục phôi cá tầm. Ở Trung Quốc trước ngày giải phóng
hầu như không có ai nghiên cứu về sinh thái trong quá trình phát dục phôi thai
của bốn loài cá nuôi chính, nhưng gần đây đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về
vấn đề này, nhất là Học viện thủy sản Thượng Hải: Lượng tiêu thụ oxy của
phôi cá mè trắng: Ở nhiệt độ nước 25-270C giai đoạn 2-8 tế bào tiêu thụ
0,19mgO2/g/h, phôi nang tiêu thụ 0,223 mgO2/g/h, phôi vị tiêu thụ 0,223
mgO2/g/h, xuất hiện mầm đuôi tiêu thụ 0,46 mgO2/g/h, tim đập tiêu thụ 0,59
mgO2/g/h, trứng nở tiêu thụ 0,597 mgO2/g/h. Lượng tiêu thụ oxy của cá bột
mè trắng: ở nhiệt độ nước 25-270C giai đoạn bắt đầu tuần hoàn máu tiêu thụ
0,59 mgO2/g/h, sau khi nở 24 giờ tiêu thụ 0,82 mgO2/g/h, sau khi nở 47 giờ
tiêu thụ 1,71 mgO2/g/h, sau khi nở 48 giờ tiêu thụ 1,99 mgO2/g/h. Lượng tiêu
thụ oxy của cá hương, cá giống cá mè trắng: ở nhiệt độ nước 28-290C cá 0,77g
tiêu thụ 0,632 mgO2/g/h, cá 1,7g tiêu thụ 0,483 mgO2/g/h, cá 118g tiêu thụ
0,264 mgO2/g/h, cá 130,7g tiêu thụ 0,21 mgO2/g/h, cá 301g tiêu thụ 0,216
mgO2/g/h, cá 284g tiêu thụ 0,178 mgO2/g/h (Phạm Minh Thành và Nguyễn
Văn Kiểm, 2009)
2.2.3 Ảnh hƣởng của pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh
dưỡng... pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển phôi, quá trình dinh dưỡng,
sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm
phát dục, nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ rất ít. pH của hầu hết các ao cá
nước ngọt từ 6.5-9 và đây là khoảng pH mà cá, tôm có tốc độ tăng trưởng tốt
nhất (Trương Quốc Phú, 2006)
Hầu hết các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi trường có pH

quá cao (môi trường kiềm, pH<5) hoặc quá thấp (môi trường acid, pH>9).
Nhưng điều quan trọng hơn là pH phải ổn định, thay đổi dù rất nhỏ về pH
cũng làm ảnh hưởng xấu tới phôi. Do vậy nguồn nước cung cấp cho quá trình
ấp trứng cần được xử lý có pH thích hợp (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2009).
8


2.2.4

Ảnh hƣởng của độ mặn

Trong thiên nhiên, nhu cầu về muối của cơ thể động vật thủy sinh và quan hệ
về nồng độ muối giữa cơ thể và môi trường ngoài được thể hiện rõ rệt nhất ở
giới hạn phân bố theo nồng độ muối (Nguyễn Văn Thường, 1999).
Theo Trần Sử Đạt, 2010. Thông thường độ mặn phù hợp cho sự phát triển tốt
nhất, dao động trong khoảng từ 8 – 20‰, nhưng không phải tất cả đều theo
quy luật đó, điều này có sự liên quan đến cường độ trao đổi chất cơ bản thấp
nhất mà chúng có thể duy trì. Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, động vật
thủy sản dành 20% đến hơn 50% năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất
thẩm thấu cơ thể . Đối với rất nhiều loài cá nói chung thì quá trình thụ tinh và
ấp trứng, sự hình thành túi noãn hoàng, giai đoạn tiền phôi và sự tăng trưởng
của ấu trùng đều phụ thuộc lớn bởi độ mặn. Còn đối với các loài cá lớn, độ
mặn là yếu tố chủ chốt quyết định quá trình tăng trưởng. Sự thay đổi độ mặn
sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng bởi nó có thể ảnh hưởng đến các yếu tố sau:
(1) cường độ trao đổi chất cơ bản; (2) tiêu hóa thức ăn; (3) sự thay đổi nguồn
thức ăn phù hợp và (4) sự tiết các loại hormon.
Theo Trần Trường Giang (2008), kết quả nghiên cứu về tăng trưởng trên cá
bống kèo cho thấy cá có điểm đẳng áp là 10ppt và tại độ mặn này cá có tăng
trưởng tốt nhất, còn ở độ mặn 5ppt và 15ppt gần với điểm đẳng áp nên cá có

tăng trưởng nhanh hơn ở độ mặn 20ppt và 30ppt.

9


PHẦN III

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian ngiên cứu: Từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2011
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiên tại trại cá thực nghiệm Khoa
Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm
o Bể nhựa
o Cốc thủy tinh
o Heater
o Máy đo pH, oxy, nhiệt kế
o Cân điện tử, giấy ô li
o Bộ test kit môi trường
o Chai lọ nút mài 125ml, bình kín
o Thao, ca, bocal 5lít, thùng 50 lít
o Các hóa chất, dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm
o Hệ thống máy bơm và sục khí
o Kính lúp, kính hiển vi, đĩa petri
o Một số vật dụng khác...
3.2.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá Hường ở các giai đoạn phát triển khác nhau tùy
thuộc vào yêu cầu thí nghiệm. Đó là giai đoạn phôi tự do (mới nở, dinh

dưỡng bằng noãn hoàng), ấu trùng (cá bột), cá hương
Cá thí nghiệm khỏe mạnh, cơ thể nguyên vẹn không dị hình. Mỗi giai đoạn,
cá có cùng nhịp độ phát triển, đồng đều kích thước giữa các cá thể
3.2.3 Nguồn nƣớc cho thí nghiệm
Các thí nghiệm sử dụng nguồn nước sông có độ trong > 30cm và pH 7-8

10


3.3 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá
Đối tượng xác định một số chỉ tiêu sinh học là tùy thuộc nội dung nghiên
cứu. Cụ thể là :
 Nhiệt độ không sinh học: đối tượng là phôi phát triển trong
trứng (thời kỳ phụ trứng)
 Các ngưỡng sinh lý sinh thái (nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn, cường
độ hô hấp) : đối tượng là cá 1 ngày tuổi, 10 ngày tuổi, 30 ngày
tuổi
Các thí nghiệm một số chỉ tiêu sinh học cá đều sử dụng các thí nghiệm thăm
dò trước khi thực hiện các thí nghiệm chính thức.
3.3.2 Xác định nhiệt độ không sinh học
 Bố trí thí nghiệm
Lấy 100 trứng mới đẻ (đã tiếp xúc với tinh trùng) cho vào cốc thủy tinh 0,5lít
đặt vào trong thau nước 1lít (hình 1). Theo dõi thời gian phát triển phôi trong
trứng tại 2 điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau. Cụ thể là tại T 1 (nhiệt độ
tự nhiên trong phòng) và T2 nhiệt độ nhân tạo khác với T1 được điều chỉnh
bằng Heater hoặc nước nóng hoặc nước lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ T2 tại thau
đựng cốc chứa trứng để tránh gây sốc nhiệt cho trứng. Điều chỉnh nhiệt độ T 2
tuân thủ nguyên tắc: trong 1giờ nhiệt độ không thay đổi quá 20C.
Thí nghiệm được bố trí song song tại 2 giá trị nhiệt độ T 1 và T2. Theo dõi

nhiệt độ nước liên tục và loại bỏ kịp thời những trứng không thụ tinh trong
suốt thời gian thí nghiệm.
Ghi nhận thời điểm có số phôi nở 50% và thời gian D1, D2 tương ứng với 2
giá trị nhiệt độ T1 và T2 .
 Tính toán kết quả

11


Nhiệt độ không sinh học được xác định từ công thức tổng nhiệt phát triển
(thường gọi là quy luật tổng nhiệt lượng). Tổng nhiệt đó có giá trị không đổi
trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau

S = D(Ti – T0)
Trong đó:
S : Tổng nhiệt lượng (hằng số) của quá trình phát triển phôi.
D : Thời gian phát triển phôi.
Ti :

Nhiệt độ môi trường thí nghiệm.

To : Nhiệt độ không sinh học (hằng số)
Tại T1 sẽ có S1 (tổng nhiệt phát triển) và D1 (thời gian phát triển).
Tương tự như thế, tại T2 sẽ có S2 và D2
T0 được suy từ công thức:

T0 =

D1T1  D2T2
D1  D2


3.3.3 Xác định ngƣỡng nhiệt độ
 Bố trí thí nghiệm
Cho 30 cá thí nghiệm vào dụng cụ chứa; là cốc thủy tinh 0,5lít (đối với cá 1
ngày tuổi), bocan 1lít (đối với cá 10 ngày tuổi), bocan 2lít (đối với cá 30 ngày
tuổi). Có sục khí nhẹ.
Dụng cụ chứa cá được đặt trong các thau nước tương ứng là 1lít, 2lít và 4lít.
Điều chỉnh nhiệt độ môi trường gián tiếp qua các thau đựng dụng cụ chứa cá
bằng nước nóng (xác định ngưỡng trên) và nước lạnh (xác định ngưỡng dưới)
theo nguyên tắc trong 1 giờ nhiệt độ thay đổi không quá 20C. Trong các dụng
cụ chứa cá có đặt nhiệt kế. Nghiệm thức đối chứng trong thí nghiệm này là
nhiệt độ nước tự nhiên thuận lợi cho cá sống.
 Ghi nhận kết quả
Ngưỡng nhiệt độ được ghi nhận khi có 50% số cá chết trong dụng cụ chứa.
12


3.3.4 Xác định ngƣỡng oxy
 Bố trí thí nghiệm
Ngưỡng oxy được xác định theo phương pháp bình kín ở điều kiện nhiệt độ
tự nhiên thích hợp cho cá sống (từ 27 đến 300C).
Cho cá vào bình tam giác 2 vòi. Lượng cá và thể tích bình tùy thuộc kích
thước cá. Cụ thể là 30 cá vào bình 0,5lít (đối với phôi và cá 10 ngày tuổi),
bình 1lít (đối với cá 30 ngày tuổi). Sau khi thả cá vào bình, cột chặt 2 vòi lại
không cho thông khí với bên ngoài.
 Tính toán kết quả
Xác định hàm lượng oxy trong bình khi có 50% cá chết. Hàm lượng oxy
được xác định theo phương pháp Winkler
Chuẩn độ bằng phương pháp Winkler cần các hóa chất sau:
Hóa chất sử dụng để cố định mẫu nước:



1mL MnSO4



1mL KI – NaOH

Hóa chất phân tích mẫu nước:


2mL H2SO4 đậm đặc



2-3 giọt hồ tinh bột 1%



Na2S2O3 0,01N

Công thức tính ngưỡng Oxy:

DO 

VTB  N  81000
VM

Trong đó:
DO: Ngưỡng Oxy (mg/l)

VTB: Thể tích trung bình Na2S2O3
N: Nồng độ Na2S2O3 là 0,01N
8: Đương lượng gram Oxy
VM: Thể tích mẫu nước phân tích (ml)
13


3.3.5 Xác định cƣờng độ hô hấp ( tiêu hao oxy)
 Bố trí thí nghiệm
Cường độ hô hấp được xác định theo phương pháp bình kín. Xác định mức
hao hụt oxy trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên thích hợp với cá (từ 27 đến
300C)
Thực hiện tương tự như thí nghiệm xác định ngưỡng Oxy nhưng trước khi thả
cá, tiến hành thu mẫu nước vào lọ nút mài 125ml rồi cố định mẫu nước và tiến
hành phân tích hàm lượng oxy ban đầu. Thí nghiệm được kết thúc khi hàm
lượng oxy trong bình giảm từ 1/2 -2/3 (thông qua thí nghiệm thăm dò). Thu
mẫu nước vào lọ nút mài 125mL rồi cố định mẫu nước và tiến hành phân tích
hàm lượng oxy.
 Tính toán kết quả

TH OXY =

O2đ  O2c 
W

x (Vb  Vc )
x t

Trong đó:
O2đ: Lượng oxy ban đầu. (khi mới cho trứng vào lọ nút mài)

(ml)
O2c: Lượng oxy cuối (sau thời gian thí nghiệm) (ml)
Vb: Thể tích bình chứa cá (ml)
Vc : Thể tích cá (ml)
t: Thời gian thí nghiệm (giờ)
W: Khối lượng cá (g)
3.3.6

Xác định ngƣỡng pH

 Bố trí thí nghiệm
Xác định ngưỡng trên và ngưỡng dưới của cá trong điều kiện nhiệt độ môi
trường tự nhiên thích hợp với cá (từ 27 đến 300C). điều chỉnh nước tự nhiên
(nước sông rạch) để có giá trị pH theo yêu cầu thí nghiệm bằng HCl (giảm)
hoặc NaOH (tăng). Bố trí thí nghiệm trong các cốc thủy tinh 2lít theo trình tự
tăng hoặc giảm dần pH cho từng cốc cụ thể là: dùng xô nhựa 50lít chứa 300
14


cá thí nghiệm có pH=7 và dùng đồng thời 3 cốc thủy tinh 1a, 1b, 1c chứa 20
cá cùng có pH=7. Sử dụng dung dịch HCl (hoặc NaOH) để giảm (hoặc tăng
pH 0,5 đơn vị tại xô trong thời gian 30 phút; giữ ổn định thêm 30 phút. Sau
đó chuyển từng 20 con vào từng cốc 2a, 2b, 2c và để cố định tiếp tục tăng
(hoặc giảm) pH trong xô như vừa làm, rồi lại chuyển mỗi 20 con cho mỗi cốc
3a, 3b, 3c. tiếp tục tương tự cá trong các cốc được giữ ổn định pH để theo
dõi.
Quá trình điều chỉnh pH trong bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng pH được
thực hiện như sơ đồ sau:

pH = 7


pH= 7

30 phút

pH = 6.5

pH = 6.5

30 phút

pH = 5.5

pH = 5.5

30 phút
……………………….

pH = 3

pH = 3

30 phút

Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng pH

15


 Ghi nhận kết quả

Theo dõi hoạt động sống của cá trong mỗi cốc sau 24h ghi nhận giá trị pH
thấp nhất (trong dãy pH > 7) và cao nhất (trong dãy pH<7) có 50% cá chết.
Đó chính là ngưỡng pH cao và thấp của cá.
3.3.7 Xác định ngƣỡng độ mặn
 Bố trí thí nghiệm
Sử dụng nước biển có độ mặn cao (nước ót) làm nền để pha với nước ngọt
tạo môi trường có độ mặn từ 5 o/oo đến 20 o/oo với bậc thang là 1 o/oo. Cá được
thuần độ mặn từ 0 o/oo -5 o/oo bằng cách tăng dần độ mặn từ 0 o/oo với mức 1
o

/oo trong 60 phút.

Thí nghiệm được bố trí trong các cốc thủy tinh 2lít theo trình tự tăng dần độ
mặn từ 5 o/oo -20 o/oo cho mỗi cốc cụ thể là dùng xô nhựa 50lít chứa 300 cá
trong nước ngọt sau đó dùng nước ót để tăng độ mặn với bậc thang 1 o/oo
trong 30 phút ở xô nhựa , giữ ổn định trong 30 phút. Tiếp theo là chuyển mỗi
20 con vào các cốc 1a, 1b, 1c và giữ ổn định. Lại tiếp tục tăng độ mặn trong
xô như trên và lại chuyển mỗi 20 con vào mỗi cốc 2a, 2b,2c và giữ ổn định.
Tiếp tục công việc như thế đến khi có được các cốc có giá trị độ mặn 20 o/oo
 Ghi nhận kết quả
Theo dõi hoạt động của cá trong các cốc, phát hiện sau 24h có 50% cá chết.

16


Quá trình tăng độ mặn được thực hiện theo sơ đồ sau:

S0/00 = 50/00

S0/00 = 50/00


30 phút

S0/00 = 60/00

S0/00=60/00

30 phút

S0/00 = 70/00

S0/00 = 70/00

30 phút

……………………………

S0/00 = 200/00

S0/00 = 200/00

30 phút

Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng độ mặn
17


×