Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Xác định một số chỉ tiêu sinh học cá chình mun (Anguilla bicolor) nuôi thử nghiệm quy mô nhỏ trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 23 trang )

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Tên đề tài: “Xác định một số chỉ tiêu sinh học cá chình mun (Anguilla
bicolor) nuôi thử nghiệm quy mô nhỏ trong gia đình”.
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài nhằm 2 mục tiêu sau:
Thử nghiệm quy trình nuôi cá chình mun (Anguilla bicolor) quy mô nhỏ
trong gia đình đạt kết quả.
Xác định một số chỉ tiêu sinh học của cá chình mun (Anguilla bicolor)
trong điều kiện nuôi trên.
2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nuôi thử nghiệm giống cá chình mun được khai thác từ đầm Châu
Trúc huyện Phù Mỹ tỉnh Binh Định với số lượng 50 con chia làm 2 lô:
+ Lô 1: 25 con có khối lượng 50 – 70 gam.
+ Lô 2: 25 con có khối lượng 71 – 90 gam.
Địa điểm triển khai tại hộ gia đình trong bể xi măng có diện tích 4m
2
.
Thời gian triển khai từ 08/10/2009 đến 08/04/2010.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Đề tài đã xác định được các chỉ tiêu sinh học
Ở 180 ngày nuôi, sinh trưởng tích lũy khối lượng ở lô 1 là 180,51g; ở lô 2
là 209,22g. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài ở lô 1 là 42,96cm; ở lô 2 là
45,77cm. Vòng ngực 1 ở lô 1 là 8,53cm; ở lô 2 là 8,86cm. Vòng ngực 2 ở lô 1 là
9,07cm; ở lô 2 là 9,25cm.
Trong quá trình nuôi, tốc độ sinh trưởng tương đối về khối lượng giảm
dần qua các giai đoạn, cụ thể: ở lô 1 là 52,46% giảm còn 26,49%; ở lô 2 từ
36,48% giảm còn 24,50%. Còn tốc độ sinh trưởng tương đối về chiều dài giảm
dần qua các giai đoạn, cụ thể: ở lô 1 khởi đàu nuôi là 9,21 ở 180 ngày nuôi là
6,91; ở lô 2 khởi đầu nuôi là 7,05 sau 180 ngày nuôi là 4,95.
Qua nghiên cứu thấy rằng, tỷ lệ sống của cá chình mun qua các giai đoạn
cao (92%). Trong điều kiện nuôi cung cấp 100 % thức ăn thì hệ số tiêu tốn thức


ăn là cao. Để tăng 1 kg khối lượng cá cần cung cấp 5,83 kg thức ăn.
3.2. Mô hình nuôi thử nghiệm
Đáy hồ lát gạch, nước hồ sâu 40cm, mật độ thả cá 10 - 12 con/m
2
, thức
ăn cho ăn theo tỷ lệ 1:5, sau khi cho ăn 1 - 2 tiếng vệ sinh hồ, mỗi tuần cho muối
với nồng độ 5% vào hồ 1 lần. Qua mô hình nuôi thử nghiệm, chình mun nuôi
lớn nhanh và ít bệnh.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cá chình (Anguilla) là một chi, gồm một số loài cá sống nước ngọt nhưng
sinh sản ở biển. Ấu thể sống và biến thái ở biển. Sau biến thái hoàn chỉnh, cá lại
vào sống ở sông, phát triển thành cá trưởng thành [2;124]. Là những loài cá
được coi là đặc sản thịt béo, thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cá chình (Anguilla) đã bị khai thác
quá mức. Trong những năm 1960, ở Châu Âu hằng năm đã khai thác tới 40 ngàn
tấn[4;62]. Hiện nay các loài cá chình thuộc chi Anguilla đang có nguy cơ tuyệt
chủng, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam [1;245 – 246]. Ở một số nước đã nuôi
cá chình (Anguilla) trong các ao hồ cho kết quả. Trên thế giới đã có một số công
trình nghiên cứu về sự sinh sản của cá chình, mục đích sản xuất giống nhân tạo
nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt kết quả. Nghề nuôi cá chình đến nay vẫn phải
sử dụng nguồn cá giống thu vớt từ tự nhiên.
Ở Bình Định, nhân dân vùng ven biển huyện Phù Mỹ thường đánh bắt cá
chình đưa vào thành phố Hồ Chí Minh để bán, làm thực phẩm quí tại các nhà
hàng đặc sản và xuất khẩu. Vì vậy, đàn cá chình đã giảm sút nghiêm trọng
[1;245]. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nghề đánh bắt cá chình “giống”
và “bột”để thả nuôi trong các ao hồ tự nhiên. Tuy nhiên, sự thả nuôi còn mang
tính tự phát, tùy tiện, chưa có một nghiên cứu nào về khả năng sinh trưởng, sự
tiêu tốn thức ăn,…của cá chình trong điều kiện nuôi gia đình quy mô nhỏ. Vì

vậy, chúng tôi chọn đề tài “Xác định một số chỉ tiêu sinh học cá chình mun
(Anguilla bicolor) nuôi thử nghiệm quy mô nhỏ trong gia đình”.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thử nghiệm quy trình nuôi cá chình mun (Anguilla bicolor) quy mô nhỏ
trong gia đình đạt kết quả.
Xác định một số chỉ tiêu sinh học của cá chình mun (Anguilla bicolor)
trong điều kiện nuôi trên.
3. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện nuôi cá chình mun (Anguilla bicolor) khối lượng ban đầu
từ 50 – 90 g trong bể xi măng có diện tích 4m
2
, quy mô gia đình. Tiến hành khảo
sát một số chỉ tiêu sinh học như tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng, sự tiêu
tốn thức ăn,…của cá chình mun kể trên qua 6 tháng nuôi.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI
Ở Việt Nam, thuộc chi cá chình (Anguilla) có 4 loài: cá chình hoa
(Anguilla marmorata), cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica), cá chình mun
(Anguilla bicolor), cá chình Nhọn (Anguilla bornensis) [12;153]. Cá chình mun
(Anguilla bicolor) là đối tượng nuôi của chúng tôi, có nguồn gốc vớt tự nhiên tại
đầm Châu Trúc thuộc huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định.
Vị trí phân loại:
Giới động vật (Animalia).
Ngành dây sống (Chordata).
Lớp cá xương (Osteichthyes).
Bộ cá chình (Anguilliformes).
Họ cá chình (Anguillidae).
Loài chình mun (Anguilla bicolor) [8;280], [13;290

– 292].
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Chình mun (Anguilla bicolor) có thân thuôn dạng rắn, phía trước tròn,
phía sau dẹp bên. Đầu nhỏ mõm tù. Rạch miệng kéo dài quá sau ổ mắt. Khoảng
cách từ khe mang đến lỗ hậu môn dài gấp đôi chiều dài đầu. Bề ngang gốc mõm
lớn hơn chiều dài mõm. Khởi điểm vây lưng hơi trước khởi điểm vây hậu môn,
vây ngực trung bình. Gốc vây lưng và vây hậu môn dài, liền với vây đuôi. Thiếu
vây bụng. Lổ hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn. [9;26].
3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÁ CHÌNH MUN
Chình mun (Anguilla bicolor) là loài cá rộng muối, có thể sống ở nước
mặn, nước lợ và nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui
rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển
đi nơi khác. Chình mun cũng là loài cá rộng nhiệt, có thể sống ở nhiệt độ từ
1 - 38
0
C nhưng trên 12
0
C mới bắt mồi. Nhiệt độ thích hợp nhất là 25
- 27
0
C [3].
Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước mà cá chình có thể chịu đựng
được trong khoảng từ 0,5 – 20 mg/l. Cá càng lớn thì lượng tiêu hao oxy càng
nhiều, hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá chình là từ 5 – 10 mg/l [3].
Trong tự nhiên, cá chình có thể sống ở môi trường có giá trị pH từ 4 – 10,
giá trị pH thích hợp nhất cho cá phát triển là từ 7 – 8 [3].
Độ trong thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển khoảng 30 – 40cm[3].
4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, SINH SẢN
Cá chình trưởng thành tại các sông, suối, đầm, phá nước ngọt, hằng năm
di cư ra biển đẻ. Chình mun (Anguilla bicolor) đẻ ở biển, đời sống ấu trùng của

loài này tương đối ngắn khoảng 2 - 3 tháng [2;124]. Hằng năm vào cuối đông
3
đầu xuân, cá chình “hương” tập trung ở cửa sông, di cư vào vùng nước ngọt và
sinh trưởng ở đấy. Sau 2 năm cá đạt cỡ từ 50 - 200 g/con tùy thuộc vào nguồn
thức ăn [3].
5. ĐẶC ĐIỂM TẬP TÍNH
Cá chình có tập tính sống ẩn náu trong các khe đá, kiếm ăn khi tối trời,
tránh ánh nắng gắt. Thức ăn là các động vật như giun, côn trùng thủy sinh, các
ấu trùng giáp xác và động vật nhỏ khác [4;61].
6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ
CHÌNH (Anguilla) TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Trên thế giới, cá chình (Anguilla) phân bố ở Trung Quốc, Triều Tiên,
Nhật Bản và Indonexia. Cá chình được coi là loài cá quí, có giá trị thương mại
lớn và đã bị khai thác quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng [1;245 – 246]. Ở các
nước trên thế giới, đã có những biện pháp nghiêm cấm đánh bắt trái phép nhằm
bảo vệ loài cá này. Ngày nay, nhiều nước đã tiến hành ương nuôi cá chình tại các
ao hồ, đầm phá nước ngọt đạt kết quả tốt. Tại Nhật Bản đã có sản lượng cá chình
(Anguilla) nuôi lớn gấp 5 – 7 lần cá chình khai thác tự nhiên [4;62].
Tại Việt Nam, ở miền Bắc cá chình lần đầu tiên được P.Chevey bắt được ở
sông Hồng (đoạn Thanh Trì Hà Nội), được thông báo trên hai tạp chí
Compte_rendu Acad.Sciencen 1935 và Bull.Mus.Hist.Nat.Jome VIII 1936,
nhưng không có tiêu bản [8;280]. Năm 1983, Nguyễn Thái Tự phát hiện tại sông
Lam có cá chình [10]. Nhìn chung ở miền Bắc Việt Nam, sự bắt gặp cá chình
(Anguilla) là rất hiếm.
Ở miền Nam Việt Nam năm 1995, Nguyễn Hữu Dực đã xác định sự tồn
tại của 3 loài: cá chình hoa (Anguilla marmorata), cá chình nhọn (Anguilla
bornensis), cá chình mun (Anguilla bicolor) tại Trà My, Sơn Hà, Sông Vệ Quảng
Ngãi, An Khê Gia Lai và đầm Châu Trúc Bình Định [9;24 – 26].
Tại Bình Định, ngư dân quanh vùng đầm Châu Trúc huyện Phù Mỹ từ lâu
đã khai thác cá chình (Anguilla) đưa vào thành phố Hồ Chí Minh để bán cho các

nhà hàng đặc sản và xuất khẩu [1;245]. Theo số liệu thống kê của phòng Nông
nghiệp, phát triển nông thôn huyện Phù Mỹ năm 1997, ngư dân đã khai thác
được từ đầm Châu Trúc 15 tấn cá trong đó có 3 loài cá chình: cá chình hoa
(Anguilla marmorata), cá chình nhọn (Anguilla bornensis), cá chình mun
(Anguilla bicolor) [6;21]. Vào mùa lụt, riêng một cơ sở nuôi chình ở phía Nam
Gò Lao, mỗi ngày đã mua được từ 30 đến 40 kg chình. Còn ngày bình thường
cũng mua được từ 15 đến 20 kg chình.
Hiện nay, nguồn lợi cá chình đầm Châu Trúc đang giảm, có nguy cơ cạn
kiệt. Trong những năm gần đây, ngư dân quanh vùng đã thực hiện vớt cá chình
giống về nuôi tại các ao hồ tự nhiên, quy mô gia đình đạt kết quả bước đầu. Đã
có ý tưởng xây dựng dự án nuôi chình mun(Anguilla bicolor) quy mô công
nghiệp xuất khẩu có sự đầu tư của tỉnh [6].
4
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng là cá chình mun (Anguilla bicolor), cá giống được khai thác tự
nhiên ngày 08/10/2009 từ đầm Châu Trúc huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, kích
cỡ từ 50 – 90 g/con. Mô hình nuôi được xây dựng tại hộ gia đình ở thành phố
Quy Nhơn. Thời gian thực hiện từ ngày 08/10/2009 đến ngày 08/04/2010.
2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH NUÔI
Quy trình nuôi được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm sinh
thái và sinh học cá chình (Anguilla) tham khảo một số gia đình nuôi tại các ao hồ
tự nhiên ở quanh khu vực Quy Nhơn.
Sơ đồ quy trình nuôi:
+ Chuẩn bị bể nuôi: Bể nuôi có diện tích 4m
2
(2m x 2m) có mái che phía
trên cao 1,8m; đáy lát gạch men để dễ quan sát, có đặt các ống nhựa tròn làm nơi
cá trú ẩn, có hệ thống dẫn nước vào và tháo nước ra. Xử lý vô khuẩn trước khi

thả, ngăn 2 ô bằng khung lưới sắt lổ nhỏ. Mỗi ô 2m
2
. Mực nước luôn đảm bảo
0,9 - 1,2m. Nước đưa vào bể nuôi là nước sạch lấy từ nước giếng khoan.
+ Cá giống: 50 con giống nguồn gốc tự nhiên, kích cỡ không đều, khối
lượng từ 50 – 90 g/con. Vì vậy, chia cá làm 2 lô: lô 1 có 25 con khối lượng từ 50
– 70 g/con; lô 2 có 25 con khối lượng 71 – 90 g/con, mục đích để dễ theo dõi
đánh giá sự sinh trưởng.
+ Quản lý, chăm sóc cá: Cho cá ăn 2 lần/ngày buổi trưa vào lúc 11h00 và
buổi chiều vào lúc 17h00. Cho thức ăn vào một vị trí nhất định trên sàn ăn. Thức
ăn là cá, tép và giun đất. Buổi trưa cho ăn theo tỷ lệ 1 phần giun: 5 phần cá vụn,
buổi chiều cho ăn theo tỷ lệ 1 phần giun: 5 phần tép. Mục đích xác định tính ăn
của cá đối với 3 loại thức ăn trên. Cứ 3 ngày thay nước 1 lần đồng thời vệ sinh
bể sạch sẽ.
3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG NUÔI
Xác định nhiệt độ nước bể nuôi 1 ngày 1 lần vào lúc 9h00 sáng bằng nhiệt
kế bách phân.
Xác định độ trong của nước bằng đĩa Secchi, 1 ngày 1 lần vào lúc 9h00
sáng.
Xác định độ pH, hàm lượng oxy hòa tan và NH
3
bằng test thử của Đức
sản xuất, ngày 1 lần vào lúc 9h00 sáng.
5
Chuẩn bị
bể nuôi
Thả cá
Quản lý,
chăm sóc cá
Thu

hoạch
4. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CÁ CHÌNH MUN
Dựa vào phương pháp của PRAVDIN [5]:
- Quan sát, ghi chép và mô tả hình dạng, màu sắc của cá chình mun.
- Xác định chiều dài toàn thân (L) bằng thước dây Trung Quốc độ chính
xác ± 1mm.
- Xác định vòng ngực 1 đo quanh thân ngay sau mang; vòng ngực 2 đo
quanh thân nơi cá có chiều cao thân lớn nhất.
- Khoảng cách giữa các vây: đo bằng thước dây Trung Quốc độ chính xác
± 1mm.
+ Khoảng cách từ vây ngực đến vây lưng: đo từ mép trước vây ngực
đến mép trước vây vây lưng.
+ Khoảng cách từ vây ngực đến vây hậu môn: đo từ mép sau vây ngực
đến mép trước vây hậu môn.
- Đếm các tia vây ngực, tia vây lưng, đuôi và hậu môn: bằng kính lúp và
kim mũi mác.
5. XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU SỨC SỐNG
Tỷ lệ nuôi sống (S%) theo công thức:
Trong đó: S: Tỷ lệ nuôi sống.
S
1
: Tổng số cá thể còn sống đến cuối thời kì khảo sát.
S
0
: Tổng số cá thể ban đầu.
6. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG
- Xác định giá trị sinh trưởng tích lũy:
+ Sinh trưởng tích lũy khối lượng: xác định bằng cân điện tử có độ
chính xác ± 0,1gam.
+ Sinh trưởng tích lũy dài toàn thân (L): xác định bằng thước dây độ

chính xác ± 1mm.
- Xác định giá trị sinh trưởng tuyệt đối khối lượng và dài toàn thân (L)
theo công thức:

Trong đó : A: hệ số sinh trưởng tuyệt đối khối lượng (gam/ngày) hay
dài toàn thân (cm/ngày).
W
0
: khối lượng (gam) hay dài toàn thân (mm) ở thời điểm
khảo sát ban đầu.
W
1
: khối lượng (gam) hay dài toàn thân (mm) ở thời điểm
kết thúc khảo sát.
6
t
1
- t
0
: là khoảng cách thời gian khảo sát.
- Xác định giá trị sinh trưởng tương đối (R) theo công thức:
Trong đó: R(%): hệ số sinh trưởng tương đối.
W
0
: khối lượng (gam) hay dài toàn thân (mm) ở thời điểm
khảo sát ban đầu.
W
1
: khối lượng (gam) hay dài toàn thân (mm) ở thời điểm
kết thúc khảo sát.

7. XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN KIỂU HÌNH (rp) GIỮA KHỐI
LƯỢNG VÀ CIỀU DÀI TOÀN THÂN
Mối tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể và chiều dài toàn thân
được xác định theo công thức:
Trong đó: r
p
: hệ số tương quan kiểu hình giữa hai tính trạng.
n: số cá thể khảo sát.
: khối lượng trung bình.
: chiều dài trung bình.
X
i
, Y
i
: các giá trị khác nhau đo được trên các cá thể thứ i.
8. XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ TIÊU TỐN THỨC ĂN
Chỉ số tiêu tốn thức ăn được xác định theo công thức (a)
Trong đó: a: hệ số tiêu tốn thức ăn.
P: tổng khối lượng thức ăn đã cung cấp (gam).
W
1
: khối lượng cá khảo sát đầu kỳ (gam).
W
2
: khối lượng cá khảo sát cuối kỳ (gam).
9. XÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ
Các giá trị ,S
x
, C
v

%, m theo công thức toán học thống kê [11]
7



Trong đó: n: số cá thể khảo sát.
S
x
: độ lệch chuẩn.
: giá trị trung bình.
C
v
(%): hệ số biến động của mẫu.
m: sai số của trung bình số học.

8
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. CÁC ĐIỀU KIỆN SINH THÁI BỂ NUÔI
Được xác định tại 2 vị trí khác nhau thuộc 2 lô nuôi, trên cùng 1 bể nuôi.
Mỗi ngày đo 1 lần vào lúc 9h00 sáng.
1.1. Nhiệt độ
Kết quả xác định nhiệt độ nước bể nuôi được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình trong bể nuôi (
o
C ).
Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ nước ở 2 lô nuôi trong cùng 1 bể là hoàn
toàn giống nhau và biến động từ 25,67 - 26,67
0
C nằm trong khoảng nhiệt độ

thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chình. Như vậy, trong suốt quá
trình nuôi từ tháng 10/2009 đến tháng 03/2010 nhiệt độ trong 2 bể nuôi là như
nhau và khá ổn định, chênh lệch trung bình giữa tháng cao nhất (tháng 10/2010)
với tháng thấp nhất (tháng 11/2009 và tháng 01/2010) chỉ 1
0
C. Điều này cho
thấy mái che trên bể nuôi có ý nghĩa làm ổn định nhiệt độ nước trong bể nuôi.
1.2. Độ trong
Kết quả được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Trị số trung bình độ trong của hồ nuôi (cm).
9

×