Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quan hệ việt nam liên bang nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.01 KB, 103 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành Lịch sử

QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Nguyễn Hữu Thành

Lâm Văn Cận
MSSV: 6086304
Lớp: SP Lịch sử - K34

Cần Thơ, năm 2012
1


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………..6
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………..6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………….......7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………...8
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….8
6. Bố cục luận văn………………………………………………………...8
B.PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI ..................10
1.1.1 Bối cảnh quốc tế tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.10
1.1.2 Tình hình châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu đầu thế kỷ XXI..15
1.2 Tình hình đất nước, chính sách đối ngoại của Việt Nam và Liên bang
Nga đầu thế kỷ XXI……………………………………………………………..18
1.2.1 Tình hình đất nước và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với
Liên bang Nga đầu thế kỷ XXI……………………...………………………….18
1.2.2 Tình hình đất nước và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối
với Việt Nam đầu thế kỷ XXI…………………………………………………...22
1.3 Tiểu kết chương……..……………………………………………….26
Chương 2
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1 Thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga sau chiến tranh
lạnh……………………………………………………………………………...28
2.1.1 Giai đoạn 1991 - 1993 …………………………………………….28
2.1.2 Giai đoạn 1994 - 1996……………………………………………..29
2


2.1.3 Giai đoạn 1997 - 2000……………………………………………..31
2.2 Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI.31
2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao…………………………………31

2.2.2 Hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên lĩnh vực kinh tế…………39
2.2.3 Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật……………..58
2.2.4 Quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực an ninh quốc phòng…………….65
2.2.5 Quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực du lịch, y tế và lĩnh vực khác…..68
2.2.6 Đặc điểm quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu
thế kỷ XXI……………………………………………………..………………..72
2.3 Tiểu kết chương……..……………………………………………….73
Chương 3.
TIỀM NĂNG, HƯỚNG ƯU TIÊN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
3.1Tiềm năng phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga……………78
3.2 Một số hướng ưu tiên phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
trong giai đoạn mới……………………………………………………………...80
3.2.1 Về chính trị………………………………………………………...80
3.2.2 Về kinh tế………………………………………………………….81
3.2.3 Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân………………………………82
3.2.4 Hợp tác khoa học - Kỹ thuật………………………………………83
3.2.5 Trong lĩnh vực giáo dục vàn đào tạo………………...…………….83
3.2.6 Trong các lĩnh vực khác………….………………………………..84
3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ Việt Nam - Liên bang
Nga trong giai đoạn mới………………………………………………………...85
3.3.1 Những giải pháp chung……………………………………………85
3.3.2 Một số giải pháp trong từng lĩnh vực……………………………...86
C.PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………92
Phụ lục…………………………………………………………………...94
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….....99
Nhận xét của Giáo viên……...………………………………………………...102

3



BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

APEC

AFTA

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Asia - Pacafic Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperations

Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

ASEAN

Association of South East Asian


Hiệp hội các Đông Nam Á

Nations
Bank for Investment and

Ngân hàng đầu tư và phát

Development of Vietnam

triển Việt Nam

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

GDP

Gross Domestic Product

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ Quốc tế


NAFTA

North America Free Trade

Khu vực Mậu dịch tự do Bắc

Agreement

Mỹ

North Atlantic Treaty

Khối Bắc Đại Tây Dương

BIDV

NATO

Organization
OSCE

SNG

VRBC

Oraganization Security and

Diễn đàn an ninh và Hợp tác


Cooperation Europer

Châu Âu

Sodruzhestvo Nezavisimykh

Cộng đồng các quốc gia độc

Gosudarstr

lập

Vietnam - Russia Cnsiness

Hội đồng doanh nghiệp Việt -

council

Nga

4


VRB

VTB

Vietnam - Russia Joint Venture

Ngân hàng Liên doanh


Bank

Việt - Nga

Vnesho TorgBank

Ngân hàng ngoại thương
Nga

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organition

Tổ chức thương mại thế
giới

5


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ Việt - Nga ngày nay là sự tiếp nối và kế thừa quan hệ hữu nghị
truyền thống Việt - Xô trước đây. Quan hệ này có những bước thăng trầm do

những đảo lộn về chính trị ở Nga. Tiếp sau những đảo lộn ấy là hoàn cảnh quốc
tế, trong nước, sự khác nhau về thể chế chính trị, về những ưu tiên trong chính
sách đối ngoại của mỗi nước làm cho quan hệ hai nước có thời kỳ ngưng trệ.
Đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, trước những chuyển biến phức tạp và
nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và những cải cách đạt được ở mỗi
nước, hai nước Việt, Nga nhận thấy sự cần thiết nâng quan hệ hai nước lên tầm
đối tác chiến lược. Và tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược đã được hai
nước ký kết trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Tống thống
Nga V. Putin, tháng 3-2001 và được khẳng định nhiều lần trong các chuyến thăm
và làm việc của lãnh đạo cấp cao hai nước. Khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ
hợp tác Việt - Nga đã được tạo dựng.
Tìm hiểu và nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên
đầu thế kỷ XXI, tôi muốn biết và hiểu phần nào về quá trình quan hệ hợp tác của
hai nước từ đó rút ra đặc điểm của mối quan hệ này. Trên cơ sở đó bổ xung kiến
thức cho bản thân là hành trang cho sự nghiệp giảng dạy sau này.
Qua việc tìm hiểu và nguyên cứu quan hệ Việt - Nga, tôi huy vọng sẽ đem
lại cho bạn đọc hiểu phần nào về mối quan hệ này. Từ đó rút ra được những kinh
nghiệm góp phần xử lý tốt các mối quan hệ hợp tác khác giữa Việt Nam với các
quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế chứ không riêng gì Liên bang Nga.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Quan hệ Việt Nam Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga thập niên đầu thế
kỷ XXI nhằm làm rõ bản chất của mối quan hệ này, phân tích những cơ hội,
thách thức, những thành tựu và hạn chế. Từ đó đánh giá, rút ra đặc điểm của mối
quan hệ, đồng thời phân tích tiềm năng, đưa ra những hướng ưu tiên và một số
6


giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển

hơn trong thời gian tới.
3. Lịch sử của vấn đề
Từ trước đến nay, nghiên cứu “Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga”đã trở
thành mối quan tâm của không ít người. Có thể điểm qua một số công trình tiêu
biểu đã được công bố như:
“Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên Bang Nga, hiện trạng và triển vọng” của
tác giả Bùi Huy Khoát, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1995. Công
trình đã tập trung nghiên cứu thực trạng quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực kinh tế.
“Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế mới” của tác giả Võ Đại Lược
- Lê Bộ Lĩnh, Nhà xuất bản Thế giới (2005). Với công trình này, hai tác giả đã đi
vào tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực dưới tác
động của bối cảnh thế giới và khu vực nhưng tập trung nhất vẫn là về kinh tế.
Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu ra triển vọng và một số biện pháp thúc đẩy mối
quan hệ trong thời gian kế tiếp.
“Hợp tác chiến lược Việt - Nga: Những quan điểm, thực trạng và triển
vọng”, của tác giả Vũ Đình Hòe - Nguyễn Hoàng Giáp, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội - 2006. Công trình này, hai tác giả tập trung phân tích các quan
điểm, quan niệm đối tác chiến lược, nội dung, yêu cầu của nó và thực trạng quan
hệ Việt - Nga, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hai nước ở
tầm chiến lược. Đồng thời, tác giả cũng bước đầu đề xuất một số kiến nghị nhằm
thúc đẩy tiến trình phát triển hợp tác chiến lược Việt - Nga trong một số lĩnh vực.
Bên cạnh đó, nhiều bài viết được in trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu cũng
phần nào phản ánh quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên các lĩnh vực. Tiêu
biểu là bài “Triển vọng phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Bang Nga:
Những nhân tố tác động” của TS. Nguyễn Hồng Nhung (số 3/2004). Công trình
này đã đề cập các nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ Việt - Nga đồng
thời cũng đi vào làm rõ các nhân tố kìm hãm sự phát triển quan hệ Việt Nam Liên Bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
Do vậy, với việc xem xét mối quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong
suốt chiều dài lịch sử, trên cơ sở sử dụng và thừa hưởng ở một mức độ nhất định
các ý kiến, các nguồn sử liệu của các công trình, các nguồn tin tản mạn thu được

7


tôi đi vào phân tích, tổng hợp lại thành một bức tranh tổng thể để có cái nhìn
khách quan về quan hệ Việt - Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêm cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận Văn tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu
thế kỷ XXI trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị - ngoại giao đến văn hóa giáo dục, khoa học - kỹ thuật, an ninh quốc phòng, lĩnh vực y tế, du lịch, Lao
dộng và địa phương về những thành tựu đạt được cũng như chưa đạt được.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang
Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI (giai đoạn từ 2001 -2009). Bắt đầu từ năm
2001 bởi đây là thời điểm có nhiều chuyển biến trong mối quan hệ Việt - Nga.
Nhất là sự kiện, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký tuyên bố chung về quan hệ đối
tác chiến lược (3/2001), đánh dấu bước phát triển và tạo lập khuôn khổ pháp lý
mới cho hợp tác Việt - Nga trên cơ sở tin cậy, chặt chẽ và lâu dài trong thế kỷ
XXI.
Mốc cuối của thời gian nghiên cứu dừng lại ở năm 2009 vì đây là thời gian
cho phép tiếp cận được các nguồn tài liệu.
Không gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng
mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên tất
cả các lĩnh vực. trong đó đi sâu vào các lĩnh vực chủ chốt như chính trị - ngoại
giao, kinh tế, văn hóa - giáo dục, an ninh quốc phòng… Từ đó dự báo triển vọng
phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian kế tiếp. Tuy
nhiên trước đó khóa luận cũng đề cập đến bối cảnh của thế giới và khu vực cũng
như mối quan hệ Việt - Nga ở giai đoạn trước đó nhằm giúp ta thấy được bước
phát triển của mối quan hệ trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với các nguồn tài liệu thu thập được trong sách báo, các tạp chí, trên cơ sở

thế giới quan và phương pháp luận Macxit, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic kết hợp với việc phân tích, tổng hợp, hệ
thống lại các vấn đề theo trình tự như nó đã diễn ra.
6. Bố cục luận văn
8


Bố cục luận văn bao gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng
phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên
bang Nga đầu thế kỷ XXI.
Trong chương này chúng tôi tập trung tìm hiểu bối cảnh quốc tế và khu vực
Châu Âu cũng như Châu Á - Thái Bình Dương để thấy được các nhân tố tác động
đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Đồng thời tìm hiểu tình hình đất nước
Việt Nam, Liên bang Nga trong thời gian hiện tại để hiểu được sự điều chỉnh
trong chính sách đối ngoại của hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ
XXI.
Đây là chương chính của luận văn. Trên cơ sở tìm hiểu sơ lược quan hệ
Việt Nam - Liên bang Nga trong thế kỷ XX (1991-2000), khóa luận tập trung
phân tích mối quan hệ toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn từ năm
2001 đến năm 2009 trên tất cả các lĩnh vực từ Chính trị ngoại giao,kinh tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học - Kỹ thuật, quốc phòng, du lịch, y tế, lao động và địa
phương để thấy được thực trạng mối quan hệ giữa hai nước. Từ đó rút ra đặc
điểm mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
Chương 3: Tiềm năng, hướng ưu tiên và giải phát triển quan hệ Việt Nam Liên bang Nga trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở phân tích những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam
- Liên bang Nga phát triển. Chương này sẽ rút ra một số tiềm năng, rồi đưa
hướng ưu tiên và giải pháp phát triển quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong
thời gian tới.


9


A. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động rất
nhanh chóng và phức tạp, cục diện thế giới chuyển từ hai cực sang thế đa cực
mang đặc điểm mới, tuy không trải qua chiến tranh nhưng lại diễn ra trong tình
trạng biến động bất trắc với các cuộc xung đột cục bộ. Các quốc gia vừa hợp tác
vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau. Bởi vậy, hợp tác Việt - Nga cũng luôn chịu chi
phối mạnh mẽ từ bối cảnh đó.
1.1.1 Bối cảnh quốc tế tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Thứ nhất, do những biến đổi sâu sắc về tương quan lực lượng thế giới đã
dẫn đến quá trình hình thành trật tự thế giới mới, đó là sự chuyển đổi từ thế giới
hai cực sang đa cực với một siêu cường là Mỹ.
Sau khi trật tự hai cực Iantan tan rã, khiến cho cơ cấu địa - chính trị và sự
phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, tương quan lực lượng thế giới nghiêng
hẳn về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển hàng
đầu. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa nhiều yếu tố bất trắc, khó
đoán định, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch: Mỹ chủ trương một thế
giới đơn cực, trong khi các nước trung tâm quyền lực khác như Nga, Trung
Quốc, EU, Nhật Bản lại đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí
bá quyền của Mỹ được kiềm chế, quyền lãnh đạo thế giới được chia sẽ cho các
nước lớn. Các nước Pháp, Đức, Nga kiên quyết chống lại việc Mỹ phát động
chiến tranh chống Irắc (3-2003) là một minh chứng khá rõ nét cho hai khuynh
hướng nêu trên.

Sự tập trung quyền lực và sự hình thành các trung tâm quyền lực trên thế
giới cũng có chiều hướng dựa trên cơ sở tập trung sức mạnh kinh tế và hình
thành các trung tâm kinh tế hùng mạnh. Với việc mở rộng không gian, tăng
cường về lực lượng của các trung tâm nói trên, cuộc cạnh tranh quyền lực diễn ra
gay gắt cả trên lĩnh vực kinh tế, cả trên lĩnh vực chính trị. Đây là tiền đề cho việc
10


hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế về lực lượng, ngày càng tương đương
nhau trên một số mặt, tạo ra khả năng hiện thực cho xu hướng hình thành thế giới
đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực quốc tế đang
hình thành không đối đầu với nhau mặc dù có sự khác biệt về chế độ chính trị xã hội, mà vừa đấu tranh vừa hợp tác.
Để đối phó với xu hướng hình thành cục diện đa cực hóa, trái với ý đồ của
Mỹ muốn “một mình lãnh đạo thế giới”, Mỹ ra sức lợi dụng ưu thế trong so sánh
lực lượng, mưu toan thiết lập “trật tự giới mới”, thật chất là trật tự thế giới tư bản
chủ nghĩa do Mỹ khống chế. Tuy nhiên, do những khó khăn, hạn chế không nhỏ
khiến Mỹ khó có thể thực hiện được tham vọng thiết lập một trật tự thế giới đơn
cực, trong đó đáng chú ý là mâu thuẫn giữa âm mưu và hành động của Mỹ với lợi
ích của các nước lớn, với lợi ích của hòa bình, độc lập và phát triển của các quốc
gia, dân tộc trên thế giới.
Sự biến đổi của trật tự thế giới tác động mạnh mẽ đến đường lối; chính sách
đối nội, đối ngoại của các quốc gia dân tộc trên thế giới trong đó có quan hệ Việt
- Nga. Đòi hỏi hai nước Việt - Nga phải điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại
thích hợp nhằm phát triển quan hệ hợp tác lên ngang tầm của khuôn khổ quan hệ
đối tác chiến lược trong điều kiện lịch sử mới.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục có bước tiến nhảy
vọt tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế.
Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm bùng nổ những thành tựu
trong các ngành mủi nhọn như điện tử - tin học, vật liệu mới, năng lượng mới,
công nghệ sinh, tự hóa động... thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới phát triển

mạnh mẽ chưa từng thấy; đồng thời đưa đến sự phát triển, biến đổi theo chiều sâu
các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, những tiến bộ của cách mạng khoa học công nghệ lại là chủ yếu thuộc về các nước phát triển do họ có thực lực kinh tế,
tiềm lực khoa học hùng mạnh cùng với mạng lưới công ty xuyên quốc gia vươn
rộng khắp hành tinh. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, do những
hạn chế về nhiều mặt nên không dễ dàng tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, thậm chí lại đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận
những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường được chuyển giao từ các nước
phát triển.
11


Cách mạng khoa học - công nghệ khiến cho sự phát triển kinh tế ngày càng
phụ thuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ, tạo ra bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử
hình thành nền kinh tế tri thức. Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện
nay, thông tin tri thức khoa học - kỹ thuật, công nghệ và quản lý ngày càng đóng
vai trò chủ đạo. Vì lẽ đó, bất kỳ quốc gia nào nếu không thực sự chú trọng lĩnh
vực này, sẽ không thể có cơ may tham gia đầy đủ vào nền kinh tế tri thức và tất
yếu bị đẩy tới thách thức nghiệt ngã của nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về mọi
phương diện.
Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ càng làm gia tăng xu thế
toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia và quan hệ quốc tế được mở rộng với nhiều hình thức với sự tham gia
của nhiều chủ thể. Có thể thấy bất kỳ quốc gia nào trên thế giới áp dụng thành
tựu khoa - học kỹ thuật mới để phát triển đất nước là nhu cầu bức thiết.
Việt Nam và Liên bang Nga cũng như nhiều quốc gia khác đang chạy đua
để gia tăng phát triển khoa học - công nghệ. Việt Nam quyết tâm thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Để thực hiện nhiệm vụ này, việc phát triển quan hệ với Nga có một vị trí khá
quan trọng, bởi tiềm năng to lớn của Nga về nhiều mặt, nhất là trên lĩnh vực khoa
học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Thứ ba, quá trình toàn cầu hóa quốc tế hóa diển ra mạnh mẽ trở thành xu

thế khách quan bao trùm, lôi cuốn các nước vừa thúc đẩy hợp tác vừa làm tăng
sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế .
Toàn cầu hóa là quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu
và khu vực, làm tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, ảnh hưởng, sự tương tác
và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đó là quá trình phổ biến hóa các giá trị, hoạt động, mô hình kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội ... trên quy mô toàn cầu [11; tr128].
Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các quốc gia có thể rút ngắn khoảng cách phát
triển, tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, các
nền văn hóa khác nhau. Toàn cầu hóa giúp các nước phát triển mở rộng thị
trường sang các nước khác. Ngược lại các nước đang phát triển tranh thủ được
những điều kiện thuận lợi, tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến và áp dụng vào
12


sự nghiệp phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển,
nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Mặt khác, những lợi ích và bất lợi do toàn cầu hóa tạo ra không được chia
sẽ một cách đồng đều, làm trầm trọng thêm khoảng cách phát triển giữa các quốc
gia và trong từng quốc gia. Toàn cầu hóa còn là một quá trình đầy mâu thuẫn, nó
không chỉ thuần túy là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, mà còn là cuộc đấu tranh
kinh tế - xã hội, kinh tế - chính trị và văn hóa tư tưởng rất gay gắt với thời cơ và
thách thức đang xen nhau đối với nhiều nước, nhất là xu thế lịch sử, toàn cầu hóa
lôi cuốn tất cả các nước tham gia và mỗi nước cần xác định cho mình đường lối
hội nhập quốc tế một cách thích hợp.
Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, cả Việt Nam và Liên bang Nga đều phải
chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội, tìm kiếm vị trí
có lợi nhất cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất trong những nguy cơ, thách
thức. Phát triển quan hệ Việt - Nga giúp hai nước có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau
trong quá trình tham gia toàn cầu hóa.

Thứ tư, độc lập dân tộc và bình đẳng hóa các quan hệ quốc tế đang tiếp tục
là vấn đề lớn và cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay của thời đại.
Các dân tộc nhỏ yếu, chậm phát triển không chỉ gánh chịu những thua thiệt
về nhiều mặt, mà còn có nguy cơ bị đẩy ra bên lề cuộc sống hiện đại. Các thế lực
đế quốc tiếp tục sử dụng chính sách xâm lược, can thiệp trắng trợn vào công việc
nội bộ của nhiều nước đang phát triển. Trong so sánh lực lượng thế giới nghiêng
hẳn về phía có lợi cho các nước tư bản đế quốc, những nguy cơ đối với độc lập
chủ quyền quốc gia, dân tộc và tiến trình bình đẳng hóa các quan hệ quốc tế luôn
hiện hữu tiềm tàng và thách thức nhiều nước mà Việt Nam và cả Liên bang Nga
cũng không là ngoại lệ. Đây là cơ sở khách quan thúc đẩy hợp tác, phối hợp hoạt
động giữa hai nước trong việc tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế có liên
quan.
Thứ năm, nhân loại càng đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu hết sức bức
thiết mà không một quốc gia riêng lẽ nào có thể tự giải quyết được nếu không có
sự hợp tác đa phương.
Đây là điểm quan trọng chi phối đến tập hợp lực lượng quốc tế và quan hệ
quốc tế hiện nay. Những vấn đề toàn cầu cấp bách đe dọa đến sự sống và sự phát
13


triển bền vững của nhân loại trước hết là tình trạng ô nhiễm môi trường, sự bùng
nổ dân số, những bệnh dịch hiểm nghèo, tội phạm quốc tế… những nổ lực chung
của cộng đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả trong việc làm
giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, xử lý nguồn nước và rác thải, chữa trị các bệnh lây
nhiểm HIV/AIDS, SARS… tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề
toàn cầu rõ ràng đang đòi hỏi các nước phát triển cần đóng góp tích cực hơn
trong sự phối hợp, hợp tác hành động một cách hiệu quả thiết thực. Trên lĩnh vực
này, Việt Nam và Nga hoàn toàn có cơ sở và điều kiện thực tế để tăng cường các
quan hệ hợp tác trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương.
Thứ sáu, sự vận động của thế giới sau chiến tranh lạnh, nhất là trong

những năm đầu thế kỷ XXI còn cho thấy một đặc điểm nổi lên là các nước lớn và
quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến sự
phát triển của thế giới.
Trong số hơn 200 quốc gia thì có một số cường quốc có sức chi phối lớn
đối với chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. Căn cứ vào sức
mạnh tổng hợp, ảnh hưởng thực tế, những quốc gia sau đây được cộng đồng quốc
tê được coi là nước lớn: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, trong đó Mỹ có ưu thế nổi trội, tỏ rõ tham vọng “lãnh đạo thế giới”
[1; tr55]
Quan hệ giữa các nước lớn rất đa dạng về cấp độ: Đồng minh, đối tác chiến
lược, đối tác xây dựng, đối thoại chiến lược, đối thủ trực tiếp, đối thủ tiềm tàng…
Đồng thời, cấp độ và mức độ quan hệ luôn thay đổi, chuyển hóa hết sức phức
tạp, khó lường [1; tr56].
Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa các nước diễn ra theo chiều hướng
vừa đấu tranh vừa thỏa hiệp và vì lợi ích của mình, nhìn chung các nước lớn đều
tránh đối đầu với Mỹ [1; tr56].
Quan hệ của Nga cũng như Việt Nam với các nước lớn, đặt biệt là với Mỹ
và Trung Quốc có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của quan hệ Việt Nga.
Tóm lại, Các xu thế chính trong cục diện thế giới tác động trong mối quan
hệ qua lại với nhau, vừa có tính độc lập tương đối vừa mang tính nhân quả. Bối
cảnh quốc tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn trong quan
14


hệ quốc tế nói chung, quan hệ Việt - Nga nói riêng. Hội nhập quốc tế khu vực trở
thành nhu cầu phát triển của các quốc gia. Chiều hướng phát triển đó đặt ra yêu
cầu thúc đẩy hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga nói
riêng. Tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức, khó khăn là điều cần thiết để đưa
hai nước phát triển lên tầm cao mới.
1.1.2 Tình hình châu Á - Thái Bình Dƣơng và châu Âu đầu thế kỷ XXI

1.1.2.1Tình hình khu vực châu Âu
Châu Âu là nơi xuất hiện mầm mống liên kết sớm nhất trong lịch sử loài
người. Từ sau cuộc đại chiến thế giới lần hai, cả châu Âu trở thành bãi chiến
trường đổ nát. Cục diện thế giới căng thẳng với sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ,
sự đối đầu của hai hệ thống chính trị - xã hội dẫn đến cuộc đối đầu của hai khối
Đông - Tây, lôi cuốn các nước cùng tham gia. Trước xu thế toàn cầu hóa, các
nước trong khu vực châu Âu đã hợp tác, liên kết cùng nhau phát triển.
Những năm cuối thế kỷ XX, quá trình liên kết kinh tế khu vực diễn ra mạnh
mẽ ở châu Âu. Với tư cách là một phần của châu Âu, Liên bang Nga không thể
đứng ngoài quá trình liên kết kinh tế khu vực ở đây. Nga đã tham gia tích cực và
cũng chịu sự tác động nhất định của quá trình này.
Liên minh châu Âu (EU) mở rộng góp phần cải thiện khả năng thâm nhập
thị trường của hàng hóa xuất khẩu của Liên bang Nga vào các nước thành viên
EU. Nước Nga có cơ hội để nhập khẩu những mặt hàng chất lượng cao. Song bên
cạnh những tác động tích cực đó, việc Liên minh châu Âu mở rộng gây cho Nga
một số vấn đề có khi thiệt hại về kinh tế do một số điều chỉnh về thuế quan đối
với hàng hóa xuất khẩu của Nga.
Trên cơ sở nhận thức rõ tác động hai mặt của quá tình liên kết khu vực ở
châu Âu, Liên bang Nga đã xác định: “xích lại gần với châu Âu là một trong
những hướng đi quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại những thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ XXI”.
1.1.2.2 Cục diện châu Á - Thái Bình Dƣơng
a) Thuận lợi
Châu Á - Thái Bình Dương đã và đang là khu vực năng động, có hiệu quả,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tạo ra tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh. Sức mạnh

15


của các nước trong khu vực không ngừng tăng lên làm xuất hiện “thời kỳ châu

Á”.
Sự tăng trưởng kinh tế là một thuận lợi không thể phủ nhận của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Sau cuộc khủng hoảng tài chính (1997-1998) với
nguồn tài nguyên phong phú, có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các
nước trong khu vực đã nhanh chóng lấy lại thế cân bằng. Tốc độ tăng trưởng
không ngừng tăng lên. GDP năm 2001 đạt 4,2%, sau 2 năm đã tăng lên 6%.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), GDP trung
bình của thế giới là 4,6%. Mức tăng trưởng của khu vực đạt từ -7,1% (1998) đã
bắt đầu phát triển năng động trở lại đạt mức tăng trưởng từ 0,5 - 6%. Trong
những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới gặp nhiều khó khăn bởi sự tác động của
cuộc chiến tranh Irăc nhưng kinh tế châu Á vẫn đạt mức cao như Trung Quốc đạt
8,5%, ASEAN đạt 4,5% (2003) [6;tr102].
Sự phát triển năng động và tiềm năng lớn lao của khu này đã thu hút các
cường quốc cũng như tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào đây, gia tăng các hoạt
động buôn bán, tạo dựng nên hình ảnh của một trung tâm phát triển của thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có mức độ khá cao về hội nhập và
chính yếu tố này cũng có thể được coi là một thuận lợi thúc đẩy sự phát triển tiếp
tục của khu vực trong thời đại toàn cầu hóa. Các khối trong khu vực đã được
những thỏa thuận về tự do thương mại và đầu tư. Dòng vốn đầu tư vào các nước
trong vực, đặc biệt là đối với các nước Đông Á tăng cao, khu vực trở thành thị
trường buôn bán lớn nhất thế giới. Từ năm 1994 trở đi buôn bán của khu vực này
đã vượt mức buôn bán của Mỹ và EU.
Nếu so sánh với những thay đổi vô cùng sâu sắc, rộng lớn và nhanh chóng
của châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh thì châu Á - Thái Bình Dương đã được
chứng kiến một sự ổn định tương đối - một thuận lợi không thể phủ nhận đối với
khu vực này. Sự đối kháng quyết liệt về quân sự, về ý thức hệ giữa Đông và Tây
không còn như trước. Các nước trong khu vực đều đang tập trung sức lực vào
phát triển kinh tế, hợp tác kinh tế nhiều bên và cố gắn duy trì sự ổn định của khu
vực. Mối quan hệ giữa các nước trong và ngoài khu vực đều được cải thiện ở
mức độ khác nhau. Các nước đều nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác,


16


của việc giữ gìn và bảo vệ an ninh chung,cho nên dù có mâu thuẫn với nhau,
song đều có những thõa hiệp, đặc biệt là giữa các nước lớn trong khu vực.
a) khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì, khu vực châu Á - Thái Bình Dương
còn gặp phải một số khó khăn:
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực gồm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ,
đa dạng về địa lý, chính trị, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, khác biệt về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, là khu vực có quá trình lịch sử phức tạp, không đồng nhất
về lợi ích. Xuất phát từ đặc thù đó nên tính thống nhất và liên kết của toàn khu
vực còn rất yếu, tạo nên khó khăn thậm chí là thách thức đối với sự phát triển của
khu vực trong tương lai.
Do tập trung nhiều điểm nóng của thế giới nên khu vực này luôn tiềm ẩn
nguy cơ mất an ninh, bất ổn định. Những điểm nóng phản ánh lên sự mâu thuẫn
lợi ích an ninh kinh tế, chính trị và quân sự của cả nước, đặc biệt là các nước lớn
trong khu vực này. Điển hình là sự kiện Mỹ kiên trì bố trí hệ thống phòng thủ tên
lửa quốc gia và hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường làm cho mâu thuẫn giữa
Mỹ với Nga, với Trung Quốc trong vấn đề an ninh khu vực bị gia tăng. Việc giải
quyết các điểm nóng ở biển Đông, ở bán đảo Triều Tiên đặc biệt là tại eo biển
Đài Loan nếu không khéo thì dễ làm cho mâu thuẫn giữa các nước lớn trở thành
đối kháng, xung đột lợi ích an ninh của họ trở nên nghiêm trọng [6; Tr140].
Một số vấn đề đang có xu hướng nổi lên trong khu vực như chủ nghĩa ly
khai, nạn khủng bố, tăng cường quân sự, xung đột sắc tộc, tôn giáo, phân cực giai
cấp, chênh lệch giàu nghèo, dịch bệnh… đều góp phần làm cho tình hình an ninh
của khu vực bị đe dọa.
Vị thế nhất siêu cường của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương là một yếu tố
làm tăng thêm mâu thuẫn của khu vực này. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương

là nơi đang hướng tới cục diện đa cực hóa. Các nước lớn khác trong khu vực
không muốn chấp nhận thế nhất siêu của Mỹ. Lợi ích của bản thân, tình trạng
dựa vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong cục diện khu vực đã quyết định các
nước điều chỉnh chiến lược đối ngoại, tìm kiếm căn bằng lực lượng theo tư duy
đa cực. Về phía mình, thế nhất siêu quyết định Mỹ phải thiết lập thế giới đơn
cưc. Chính sách chủ nghĩa đơn phương của Mỹ làm căng thẳng lên thêm sự đối
17


lập chiến lược của các nước lớn - các trung tâm quyền lực khác trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Nhu cầu về năng lượng của các nước, trong đó đặc biệt đáng chú ý là của
Trung Quốc và việc tìm kiếm để thõa mãn nhu cầu đó rất dễ dẫn đến thành mâu
thuẫn, căng thẳng trong quan hệ giữa các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc đã khiến Trung Quốc phải cạnh
tranh với Mỹ, với Nhật Bản trong việc tiếp cận các nguồn năng lượng, dù có
nguồn đó ở Trung Đông, Nga, Biển Đông hay Nam Mỹ, châu Phi. Cọ sát về
tranh giành nguồn dầu mỏ đang là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn. Điểm nóng “Biển
Đông” trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực chất cũng liên quan mật
thiết đến vấn đề năng lượng của các nước tại đây.
Vận động trong bối cảnh quốc tế và khu vực nêu trên, quan hệ Việt - Nga rõ
ràng đứng trước những cơ hội và thách thức mới đan xen nhau phức tạp. Tính
chủ đạo của xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc
đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, cuộc cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng của
các nước lớn cùng với nhu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu bức thiết…
Đang tạo ra nhiều xung lực mới cho việc củng cố tăng cường quan hệ hợp tác
Việt - Nga trong tình hình mới. Tuy nhiên, trong cục diện cạnh tranh quốc tế
quyết liệt hiện nay, thì vai trò còn hạn chế của Nga so với các nước lớn khác, tình
hình khu vực cũng có nhiều ảnh không thuận chiều đến quan hệ Việt - Nga. Do
đó đòi hỏi Việt Nam Và Liên bang Nga cần phải điều chỉnh đường lối đối ngoại,

đề ra chính sách, chiến lược hợp lý, biết tranh thủ những thuận lợi, khắc phục
những khó khăn để phát triển quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
1.2 Tình hình đất nƣớc, chính sách đối ngoại của Việt Nam và Liên
bang Nga đầu thế kỷ XXI
1.2.1 Tình hình đất nƣớc và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với
Liên bang Nga đầu thế kỷ XXI
1.2.1.1 Tình hình đất nƣớc
Bước sang thế kỷ mới, Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội lớn
song cũng gặp không ít những vấn đề khó khăn, thử thách.
a) Về chính trị

18


Sau 20 năm đổi mới, những năm đầu thế kỷ XXI, hệ thống chính trị của
Việt Nam được giữ vững ổn định. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được khôi phục
và củng cố, quyền lực Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc thống nhất do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã
được xây dựng, hệ thống chính trị vẫn giữ vững nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin
và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị ASEM 5 (2004), tổ chức thành công
Đại hội lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam và gia nhập vào WTO (2006). Đặc
biệt, các nước châu Á nhất trí cử Việt Nam giữ chức vụ Ủy viên không Thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2009) đã đưa vị thế Việt Nam lên tầm cao
mới. Công tác lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đổi mới theo
hướng tập trung vào tổ chức xây dựng bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành được
hoàn thiện, tinh gọn; đề ra
, chủ trương đó. Đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Nhân dân tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết dân tộc vẫn được giữ vững.

Việt Nam không còn là đồng minh quan trọng của Liên Xô như trước mà
ngày nay Việt Nam trở thành một đối tác thông thường của Nga ở Châu Á. Trong
khi Liên bang Nga đã chuyển hẳn sang hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa thì
Việt Nam vẫn kiên trì theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giờ đây, Việt Nam và
Nga đã không cùng chung hệ tư tưởng chính trị, chung mô hình phát triển. Chính
sự khác biệt về hệ thống chính trị đã tác động không tốt đến quan hệ Việt Nam Liên bang Nga so với thời kỳ trước.
b) Về kinh tế - xã hội
Sau thời gian đổi mới, mở cửa hợp tác, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu về kinh tế tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển ở giai đoạn sau này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tạo ra thực lực kinh tế tương đối mạnh, đạt
mức cao trên 7% /năm, lạm phát được kiềm chế mở mức dưới 10%, trở thành
xuất khẩu gạo, cà phê lớn trên thị trường thế giới. Đời sống nhân dân được nâng
cao, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đáng khích lệ, giảm được
một nữa số người nghèo [2; tr124].

19


Việt Nam đã bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đã thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới. Hệ thống tài chính ngân
hàng được đổi mới, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, chính sách tự do hóa
thương mại, mở của nền kinh tế, bải bỏ các rào cản “ngăn sông cấm chợ” trước
đây.
Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trở thành thành
viên của APEC, ASEAN, WTO... Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO
là thành công lớn trong quá trình phấn đấu hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều
kiện cho Việt Nam tiến sâu, tiến mạnh vào thị trường quốc tế đồng thời tranh thủ
những điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước.
Nền kinh tế phát triển kéo theo chính trị - xã hội ổn định, Việt Nam được
thế giới thừa nhận là một quốc gia có an ninh và ổn định hàng đầu khu vực [2;

tr127].
Bên cạnh những thuận lợi đó,Việt Nam không phải không gặp khó khăn.
Nền kinh tế tri thức mà cạnh tranh chủ yếu dựa vào khoa học kỹ thuật trong khi
đó Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, kém chất lượng;
nguồn tài nguyên thiện nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Công cuộc đổi mới tuy đạt
được một số thành tựu nhưng chưa thể thay đổi được thực tế - Việt Nam chưa
thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đang nằm trong tốp những nước đang phát
triển.
Trước cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới, Việt Nam không tránh
khỏi tình trạng lạm phát, tham ô… làm đảo lộn nền kinh tế. Gia nhập WTO giúp
Việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường thế giới nhưng cũng phải đối mặt với cạnh
tranh quốc tế gay gắt và nguy cơ tụt hậu.
Vậy làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng lành mạnh, bền vững nền
kinh tế đáp ứng mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
một câu hỏi lớn. Song không có nghĩa là Đảng và nhân dân ta không giải quyết
được. Với những thực tế đã trải qua, chúng ta tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của
Đảng và tinh thần đoàn kết của toàn dân, đất nước sẽ phát triển ổn định, nâng cao
vị thế trên trường quốc tế.
1.2.1.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Liên bang Nga đầu
thế kỷ XXI
20


Trong công cuộc đổi mới tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự
chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chính phủ và nhân
dân Việt Nam coi trọng việc củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống, hợp
tác nhiều mặt với Liên bang Nga, cho đây là một định hướng chiến lược lâu dài.
Ngoài ra, trong bối cảnh phấn đấu hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào
năm 2020, Việt nam cần tranh thủ yếu tố bên ngoài thuận lợi để phục vụ cho mục
tiêu này trong đó không thể không tính vai trò của Nga.

Với việc đặc lợi ích dân tộc lên trên hết, Việt Nam có thể hợp tác với Liên
bang Nga một cách bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Coi trọng nhiệm vụ phát triển
kinh tế trong chính sách đối ngoại, Việt Nam duy trì và phát triển mối quan hệ
bạn bè truyền thống với Nga nhằm tranh thủ thế mạnh của Nga trong nhiều lĩnh
vực kinh tế.
Cộng đồng người Việt Nam ở Nga hiện nay có số lượng đông đảo, phần lớn
trong số này là những công nhân sang làm việc theo các Hiệp định hợp tác lao
động được ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, ngoài ra là số sinh viên,
thực tập sinh, nghiên cứu sinh khoa học. Đại đa số cộng đồng người Việt là
những người làm ăn chân chính, tích cực lao động, có nhiều đóng góp hướng về
tổ quốc. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ với Nga, tăng cường trao đổi với
Nga nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt sinh sống và làm ăn một cách
ổn định, hợp pháp.
Trên trường quốc tế, Nga và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng như đều
muốn thúc đẩy một thế giới hòa bình, ổn định, công bằng và dân chủ hơn. Trong
vấn đề tranh chấp ở biển Đông, lập trường từng được công bố của Nga là ủng hộ
cho các giải pháp hòa bình, công bằng và hợp lý. Lợi ích thực tế của Nga ở biển
Đông hiện nay chủ yếu là quan hệ với Việt Nam và Nga đang có xu hướng mở
rộng quan hệ với các nước ASEAN. Do đó thúc đẩy quan hệ với Nga sẽ có lợi
cho việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Đối với Việt Nam, cân bằng quan hệ với các nước lớn là một trong những
trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Lợi ích về chính trị trong quan hệ với Nga
là lợi ích chiến lược đáng kể đối với chúng ta, vì Nga là một trong những nước có
tiếng nói quyết định trong Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc. Nga có tiềm lực
quân sự, nền khoa học công nghệ khá cao và đang dẫn đầu thế giới trong một số
21


lĩnh vực như chinh phục vũ trụ… Hơn nữa, trong lịch sử cũng như hiện tại, đối
với Việt Nam, quan hệ với Nga là quan hệ không có xung đột, mâu thuẫn lớn,

không cạnh tranh nhau trong bất cứ lĩnh vực nào mà lại có truyền thống hữu nghị
lâu dài. Phát triển quan hệ tốt đẹp với Nga, sẽ tạo thuận lợi cho chúng ta trong
quan hệ với các nước lớn trong khu vực và thế giới.
Những lợi ích cơ bản và chủ yếu nêu trên đối với mỗi nước, đặc biệt là sự
gặp gỡ về lợi ích giữa hai nước chính là cơ sở, động lực rất quan trọng thúc đẩy
quan hệ Việt - Nga phát triển hơn nữa tương xứng với tầm vóc cần có của quan
hệ đối tác chiến lược cũng như truyền thống tốt đẹp vốn có của mối quan hệ hữu
nghị giữa nhân dân hai nước.
1.2.2 Tình hình đất nƣớc và chính sách đối ngoại của liên bang Nga đối
với Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
1.2.2.1 Tình hình đất nƣớc
Sau những năm tháng đầy biến động, bước sang thế kỷ XXI, nước Nga với
sự lãnh đạo của tổng thống V. Putin và hiện nay là tổng thống Medevedev (từ
2008) đã đi vào thời kỳ ổn định và phát triển.
a) Về chính trị
Sau khi Liên Xô sụp đỗ, Liên bang Nga lại tái sinh và trở thành người kế
thừa Liên Xô cũ. Liên bang Nga đã xóa bỏ chế độ chính trị cũ của Liên Xô và
thiết lập nên chế độ chính trị mới theo thể chế “Cộng hòa Tổng thống” được
thông qua Hiến pháp năm 1993. Lúc này xã hội Liên bang Nga vẫn tồn tại nhiều
mâu thuẫn dẫn đến sự bất ổn về chính trị kéo dài, mãi cho đến đầu thế kỷ XXI,
dưới thời tổng thống Putin thì nền chính trị của Liên bang Nga mới thực sự ổn
định.
Những năm đầu thế kỷ XXI, Liên bang Nga tiến hành nhiều cải cách về
chính trị như: cải cách hành chính nhằm tạo lập mối quan hệ thống nhất giữa
chính quyền Liên bang Nga và các chủ thể liên bang theo hướng tăng cường sức
mạnh của chính quyền; để tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền trung ương
với chính quyền địa phương, tháng 9 năm 2000 Liên bang Nga thành lập Hội
đồng Nhà nước với sự tham gia của những người đứng đầu cơ quan hành pháp
của 89 chủ thể Liên bang; hệ thống bầu cử từng bước hoàn thiện góp phần tạo
nên sự ổn định hơn của tình hình chính trị; xây dựng và ban hành các đạo luật

22


như Luật đất đai, Luật về các phái tổ chức chính trị, Luật thuế… đã làm cho hệ
thống chính trị của một Nhà nước pháp quyền đang từng bước được hoàn thiện
hơn; tiến hành cải cách về tài chính, ngân hàng, thuế khóa, hệ thống đào tạo giáo
dục, cải cách quân đội và lực lượng vũ trang đã củng cố hiệu lực sức mạnh của
Nhà nước.
Ngoài ra Chính quyền Liên bang kiên quyết tấn công các nhóm tài phiệt để
bảo vệ bộ máy Nhà nước, giữ gìn an ninh quốc gia.
Những cải cách trên đã đem lại sự ổn định cho đất nước, tạo điều kiện cho
nền kinh tế Liên bang Nga phát triển nhanh chóng, từng bước lấy lại vị thế của
mình trên trường quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu không thể nào phủ nhận, nền chính trị nước Nga
còn một số yếu kém, đó là Nga vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột vì xu
hướng ly khai và tư tưởng bài ngoại. Sự chia rẽ, nhất là sự thờ ơ về chính trị của
công chúng đã làm cho các chính đảng và phong trào chính trị ở Nga không có
cơ sở xã hội sâu rộng, phần lớn các chính đảng của Nga chưa thực sự đóng vai
trò là tổ chức đại diện cho lợi ích quần chúng lao động.
b) Về kinh tế - xã hội
Sau khi đắc cử, tổng thống V. Putin đẩy mạnh chương trình cải cách kinh
tế, phát triển xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục và củng
cố vị thế cường quốc của Nga trên trường quốc tế.
Nền kinh tế thị trường ở Liên bang Nga tiếp tục được xây dựng một cách có
hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức khá cao. Số liệu của Ủy ban
Thống kê Nhà nước Liên bang Nga cho thấy tăng trưởng GDP năm 2000 đạt mức
8,3%, năm 2001-5,5%, năm 2002-5%, năm 2003-7,3%, 4 tháng đầu năm 20048%. Như vậy tốc độ tăng trưởng GDP trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống V.
Putin trung bình đạt 6,8%/năm, cao hơn 1,5 lần so với các nước Trung - Đông Âu
(tốc độ trung bình đạt 4-5%) và gấp đôi các nước phát triển [4, tr191].
Nếu thập niên 90 của thế kỷ XX là thời kỳ “tự do” của lạm phát, thì ở

những năm đầu thế kỷ XXI, chính phủ Liên bang Nga thực hiện tốt chính sách
kiềm chế, nên lạm phát đã được kiểm soát, trung bình ở mức 10 - 15%. Nếu năm
1999 lạm phát vẫn ở mức cao: 36,5% sau đó đã giãm xuống 20,8%(2000),
15,1%(2002), 15%(2003), 5%(4 tháng đầu năm 2004) [4, tr191].
23


Cùng với sự tăng trưởng GDP liên tục, ngân sách Liên bang Nga giai đoạn
2000-2004 đã chấm dứt tình trạng thâm hụt những năm 90 của thế kỷ XX. Tính
trung bình trong giai đoạn 2000-2004, thặng dư ngân sách đạt 1,9% GDP, trong
khi đó giai đoạn 1996-1999 tâm hụt ngân sách trung bình năm là 3,5% GDP.
Nhờ vậy mà dự trữ tài chính quốc gia tăng đáng kể, năm 2003 đạt 1,9% GDP. Dự
trữ vàng và ngoại tệ của Liên bang Nga liên tục tăng trong giai đoạn 2000-2004:
từ 12,4 tỷ USD (2000) lên 84 tỷ USD (2004). Đây là cơ sở để nền kinh tế Liên
bang Nga phát triển vững chắc hơn trước tác động của những yếu tố bên ngoài.
Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức khá cao mà Liên bang Nga
đã từng bước giải quyết được nợ nước ngoài. Năm 2000, các nhà kinh tế trong và
ngoài nước đều đề cập đến một khó khăn, trở ngại lớn đối với nền kinh tế Liên
bang Nga là vấn đề phải thanh toán một khoản nợ khổng lồ, lớn nhất từ trước đến
thời điểm năm 2003. Tuy vậy, thực tế Liên bang Nga không chỉ thực hiện được
các khoản thanh toán nợ một cách không mấy khó khăn mà còn làm giảm áp lực
của các khoản trả nợ nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến cuối năm
2003, nợ nước ngoài của Liên bang Nga còn 119,1 tỷ USD chiếm 2,6% GDP,
trong khi con số này vào cuối năm 1999 là 158,4 tỷ USD chiếm gần 90% GDP
[5; tr192].
Các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã có
sự khởi sắc với mức tăng trưởng liên tục.
Xã hội: Về việc tiếp tục đường lối cải cách kinh tế thị trường nhưng chú
trọng đến điều kiện thực tiễn của đất nước đã tạo ra sự phục hồi và phát triển của
nền kinh tế Liên bang Nga trong giai đoạn 2000-2004 cùng với quá trình thực

hiện các chính sách xã hội tích cực đã tác động sâu sắc đến tình hình xã hội theo
hướng tích cực hơn, tạo điều kiện để hàng loạt các vấn đề xã hội từng bước được
giải quyết.
1.2.2.2 Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Việt Nam đầu
thế kỷ XXI
Củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác truyên thống với Việt Nam là
một trong những hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

24


Việt Nam từ trước tới nay luôn có một vị trí nhất định trong chính sách đối
ngoại của Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực
châu Á - Thái Bình Dương là tiền đề quan trọng để Nga có thể lấy lại vị thế
cường quốc Á - Âu của mình. Với tính toán như vậy, Liên bang Nga coi trọng
mối quan hệ với Việt Nam và xác định Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính
đối ngoại của Nga ở khu vực này [1; tr38].
Về địa - kinh tế, Việt Nam nằm trong khu vực có sự phát triển kinh tế năng
động nhất thế giới hiện nay. Mặt khác, sau những nỗ lực vượt bậc Việt Nam đã
và đang hội nhập nhanh vào quá trình hợp tác liên kết khu vực, uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, do vậy có thể đóng vai trò là
chiếc cầu nối giúp Nga mở rộng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN cũng
như các nước khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương [1; tr38-39].
Về địa - chiến lược, Việt Nam có một vị trí quan trọng ở Đông Nam Á. Từ
địa bàn Việt Nam có thể kiểm soát được những tuyến đường hàng hải quốc tế
quan trọng qua biển Đông. Chính vì vậy gần một nữa thế kỷ qua Việt nam luôn là
nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Mặc dù biển Đông không tiếp giáp
trực tiếp Nga nhưng do yêu cầu chiến lược nên Nga có sự ràng buộc về lợi ích

quân sự, hàng hải, kinh tế, an ninh, chính trị tại đây [1; tr39].
Chính sách đối ngoại của Nga ngày nay trước hết là nhằm phục vụ lợi ích
phát triển kinh tế. Liên bang Nga đánh giá cao những thành tựu của công cuộc
đổi mới ở Việt Nam, chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam là phù hợp với
lợi ích của Nga. Liên bang Nga có những lợi ích thiết thực trong quan hệ với Việt
Nam. Hơn nữa trong khi Nga vẫn chưa có đủ khả năng để thâm nhập vào các thị
trường mới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, thì Nga vẫn có vai trò
khá quan trọng trong những ngành kinh tế then chốt ở Việt Nam. Nga và Việt
Nam có tiềm năng lớn về hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng điện. Bề
dày kinh nghiệm hợp tác Xô - Việt là điều kiện tốt nhất để xác định chỗ đứng khá
chắc chắn trong hợp tác với Việt Nam mà như một nhà lãnh đạo Nga đã nói:
“Nga không muốn để mất và không có ý nhượng lại quan hệ mật thiết với Hà Nội
cho bất kỳ ai”. Việt Nam là nơi duy nhất mà ngành dầu khí của Nga có thể cạnh
tranh mạnh được với các nước phương Tây và đưa lại nhiều hiệu quả, đồng thời
25


×