Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 135 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









PHẠM THỊ KIM HUẾ








QUAN HỆ NHẬT BẢN - CHÂU PHI
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI










LUẬN VĂN THẠC SĨ











Hà Nội, 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ KIM HUẾ







QUAN HỆ NHẬT BẢN - CHÂU PHI
TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI





chuyên ngành|: Quan hệ quốc tế
Mã số: 603140




Luận văn Thạc sĩ






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền







Hà Nội, 2013



MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
6
MỞ ĐẦU
7
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI QUA CÁC THỜI KỲ
14
1. 1. Tổng quan về Nhật Bản và châu Phi
14
1.1.1. Tổng quan về Nhật Bản
15
1.1.2. Tổng quan về châu Phi
15
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Nhật Bản –
châu Phi
16
1.2.1. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
16
1.2.2. Từ giữa thế kỷ XIX đến Đại chiến Thế giới lần thứ I
17
1.2.3. Từ Đại chiến Thế giới lần thứ I đến Đại chiến Thế giới lần thứ
II

18
1.2.4. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ II
19
Chƣơng 2: QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI TRONG THẬP
NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
29
2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
29
2.1.1. Thực trạng quan hệ chính trị - ngoại giao
29
2.1.2. Động lực thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao Nhật Bản –
châu Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI
33
2.2. Quan hệ kinh tế
37
2.2.1. Quan hệ thương mại
37
2.2.2. Quan hệ đầu tư
45

2.2.3. Viện trợ
55
2.2.4. Hợp tác Nhật Bản - Việt Nam trong hỗ trợ phát triển châu Phi
64
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI VÀ
MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
69
3.1. Đánh giá vị thế, vai trò và ảnh hƣởng của Nhật Bản tại
châu Phi
69

3.1.1. Nhật Bản – nhân tố tích cực ủng hộ châu Phi trên các diễn
đàn quốc tế
69
3.1.2. Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xoá đói giảm nghèo cho
các nước châu Phi của Nhật Bản
72
3.1.3. Vai trò ủng hộ tích cực các nước châu Phi đạt MDGs của
Nhật Bản
78
3.1.4. Trọng trách của Nhật Bản trước việc biến đổi khí hậu đối với
châu Phi
83
3.2. Đánh giá triển vọng quan hệ Nhật Bản – châu Phi
85
3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam
95
KẾT LUẬN
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103
PHỤ LỤC
108


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AABF
Diễn đàn doanh nghiệp Á - Phi
AAITPC
Trung tâm xúc tiến đầu tƣ và công nghệ Á - Phi
AfDB

Ngân hàng Phát triển châu Phi
AMISOM
Nhiệm vụ của Liên minh châu Phi tại Somalia
AMV
Mô hình làng Thiên niên kỷ châu Phi
AOTS
Liên hiệp Quỹ học bổng Kỹ thuật Nƣớc ngoài
ASEAN
Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
AU
Liên minh châu Phi
AVI
Mô hình làng châu Phi
BHN
Nhu cầu cơ bản của con ngƣời
CARD
Liên minh Phát triển lúa gạo cho châu Phi
C-CfA
Uỷ ban dân sự cho châu Phi
CDM
Cơ chế phát triển sạch
COMESA
Thị trƣờng chung các nƣớc Đông và Nam Phi
DAC
Uỷ ban Viện trợ Phát triển
EC
Ủy ban Châu Âu
ECOWAS
Cộng đồng Kinh tế các nƣớc Tây Phi
EFA

Giáo dục cho tất cả
E-JSTU
Đại học Khoa học và Công nghệ Nhật Bản – Ai Cập
EU
Liên minh Châu Âu
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GTZ
Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
HIPCs
Các nƣớc nghèo nợ nhiều nhất ở châu Phi
ICA
Hiệp hội cơ sở hạ tầng cho châu Phi
IDI
Sáng kiến Dịch bệnh Okinawa
IDPs
Những ngƣời cƣ trú không ổn định
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
JBIC
Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
JCCI
Văn phòng thƣơng mại và công nghiệp Nhật Bản
JETRO
Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nƣớc ngoài Nhật Bản
JICA
Cục Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JOCV
Tình nguyện viện

LDCs
Các nƣớc kém phát triển
LHQ
Liên hiệp quốc
MDGs
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
METI
Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản
NEPAD
Chƣơng trình Đối tác mới vì Sự phát triển của châu Phi
NEXI
Công ty Bảo hiểm đầu tƣ và Xuất khẩu Nippon
NGOs
Các tổ chức phi chính phủ
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
OECD
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
OVOP
Mô hình mỗi làng một sản phẩm
PKOs
Các hoạt động gìn giữ hoà bình
SMASE
Củng cố toán và khoa học trong hệ thống giáo dục
SMEs
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCSF
Diễn đàn Xã hội dân sự TICAD
TICAD
Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi

TOH
Chƣơng trình Tam giác Hy vọng
UNCTAD
Hội nghị về Thƣơng mại và Phát triển của Liên hợp quốc
UNDP
Chƣơng trình phát triển của LHQ
UNICEF
Quỹ Trẻ em của Liệp hiệp quốc
UNIDO
Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
UN-NADAF
Chƣơng trình nghị sự mới của Liên hợp quốc vì sự phát triển
của châu Phi
UNWTO
Tổ chức Du lịch thế giới của LHQ
UNHCR
Cao ủy Liên hiệp quốc về ngƣời tị nạn
WB
Ngân hàng Thế giới
WFP
Chƣơng trình Lƣơng thực thế giới
W-SAT
Đội hành động vì an ninh nƣớc
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang

Bảng 1.1: Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào các nƣớc châu Phi
22
Bảng 1.2. : Năm nƣớc châu Phi nhận đƣợc FDI của Nhật Bản nhiều
nhất: Giai đoạn 1971-2002
24
Bảng 1.3.: Đầu tƣ của Nhật Bản ở châu Phi theo ngành công nghiệp
(%)
25
Bảng 2.1. Giá trị và tỷ lệ xuất nhập khẩu của Nhật Bản với châu Phi
(Từ năm 2000 đến năm 2006)
38
Bảng 2.2. Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản với một số nƣớc ở châu
Phi năm 2005 và năm 2006
41
Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản ở châu
Phi năm 2010 (triệu USD)
42
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản ở châu
Phi năm 2010 (triệu USD)
43
Bảng 2.5: ODA giành cho giảm nợ của 5 đối tác chủ yếu ở châu Phi
cận Sahara (% trong tổng ODA)
57
Bảng 2.6. ODA của Nhật Bản cho các nƣớc châu Phi trong năm tài
chính 2007
58
Bảng 2.7. ODA của Nhật Bản dành cho châu Phi từ năm 2001 đến
năm 2006
63
Bảng 2.8. Các dự án hợp tác ba bên của Nhật Bản với 1 đối tác khác

tại châu Phi
65
Bảng 3.1. Danh sách một số dự án cơ sở hạ tầng điển hình bằng vốn vay
của Nhật Bản tại châu Phi
73
Bảng 3.2: Những thành tựu của hội nghị TICAD trong quan hệ Nhật
Bản –châu Phi từ 1993 đến nay
89

DANH MỤC CÁC HÌNH



Trang
Hình 1.1: Phân bố ODA năm 1994 của Nhật Bản theo các hình thức viện
trợ
17
Hình 2.1. Hội nghị quốc tế Tokyo vì sự phát triển của châu Phi lần thứ IV
tổ chức tại Yokohama, Nhật Bản
23
Hình 2.2: Các đối tác thƣơng mại chủ yếu của Nhật Bản năm 2010
40
Hình 2.3: Vị trí của Nhật Bản trong số các đối tác thƣơng mại chủ yếu của
châu Phi năm 2009
44
Hình 2.4: Vị trí của châu Phi trong tổng FDI vào các nƣớc đang phát triển,
giai đoạn 1980-2005 (%)
50
Hình 2.5: FDI vào châu Phi phân theo các đối tác chủ yếu năm 2011 (triệu
USD)

52
Hình 2.6: FDI của Nhật Bản vào châu Phi theo mục tiêu của TICAD IV
52
Hình 2.7: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản giành cho châu Phi giai
đoạn 1973-2009, (triệu USD)
57
Hình 2.8: ODA của Nhật Bản vào châu Phi phân theo vùng địa lý
58
Hình 2.9: 10 nƣớc châu Phi cận Sahara tiếp nhận ODA lớn nhất của Nhật
Bản giai đoạn 2005-2009
60
Hình 2.10: Các dự án hợp tác ba bên của Nhật Bản ở châu Phi trong lĩnh
vực sản xuất lúa gạo

67


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, xu hƣớng
liên kết, hợp tác giữa các khu vực, các quốc gia trở thành tất yếu. Mặc dù cách trở
về địa lý, song Nhật Bản và châu Phi là hai đối tác nằm trong quy luật phát triển
chung của thời đại.
Trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt bƣớc sang thế kỷ XXI, châu Phi đang
trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế, bởi vì “Thế kỷ XXI muốn ổn định
và thịnh vƣợng thì các vấn đề châu Phi cần đƣợc giải quyết”. Các quốc gia lớn trên
thế giới, trong đó có Nhật Bản cùng với các nƣớc châu Phi đã và đang nỗ lực cùng
nhau giải quyết những vấn đề của châu Phi để không những đem lại lợi ích cho
chính bản thân châu lục này, mà còn đem lại lợi ích cho chính các quốc gia đó, vì
mục tiêu đôi bên cùng có lợi và vì mục tiêu phát triển và thịnh vƣợng chung của

toàn thế giới.
Quan hệ Nhật Bản – Châu Phi là một trong những cặp quan hệ quốc tế quan
trọng bởi mức độ ảnh hƣởng và tác động của nó đối với cục diện quan hệ quốc tế tại
khu vực châu Phi là rất đáng chú ý. Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI đánh dấu
những bƣớc phát triển lớn trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản và chứng kiến
những khởi sắc quan trọng trong quan hệ phát triển hợp tác của Việt Nam với châu
Phi. Để những quan hệ này tiếp tục phát triển vững bền và sâu sắc trong tƣơng lai
thiết nghĩ không thể không tìm hiểu và đánh giá quan hệ giữa hai đối tác của chúng
ta là Nhật Bản và châu Phi.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn “Quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong
thập niên đầu thế kỷ XXI” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Đặc biệt
tác giả chú trọng nghiên cứu mối quan hệ đó trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao
và kinh tế trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với mong muốn làm rõ câu hỏi
“Tại sao Nhật Bản lại quan tâm đến lục địa Đen?” hay “Động lực gì để Nhật Bản
thúc đẩy quan hệ hợp tác với châu Phi?” để từ đó đƣa ra một số gợi ý nhằm thúc
đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – châu Phi.

Có thể nói thêm rằng, việc lựa chọn đề tài này không những giúp tác giả tiếp
tục theo đuổi và hoàn nghiệp chuyên đề nghiên cứu mà mình đã lựa chọn từ nhiều
năm nay kể từ khi công tác tại Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, mà còn
góp phần thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông nói riêng và của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói chung.
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau đây:
- Cung cấp các thông tin, các dữ liệu , các phân tích và đánh giá về quan hệ
của Nhật Bản với châu Phi trong 2 lĩnh vực cơ bản : chính trị - ngoại giao và kinh
tế, chủ yếu trong thập niên vừa qua, về vai trò và vị thế, ảnh hƣởng của Nhật Bản tại
châu Phi hiện nay.
- Hệ thống hoá một các có chọn lọc và khoa học quá trình phát triển quan hệ
Nhật Bản – châu Phi
- Đóng góp vào mảng nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại ở Việt Nam hiện

nay.
- Những nghiên cứu của luận văn có thế giúp làm tài liệu tham khảo, tra cứu
và tìm hiểu về quan hệ Nhật Bản – châu Phi đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực
này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Tình hình nghiên cứu trong nước:
Với những tƣ liệu mà tác giả có đƣợc, tình hình nghiên cứu về “quan hệ Nhật
Bản – châu Phi” trong nƣớc trong thời gian qua còn tƣơng đối hiếm. Một số báo của
Việt Nam nhƣ Thông tấn xã Việt Nam, các báo mạng nhƣ: baomoi.com;
news.go.vn; vov.vn … đã đăng tải những bài liên quan đến quan hệ Nhật Bản –
châu Phi song ở dạng tin tức tham khảo. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
có quyết định thành lập năm 2004 và đi vào hoạt động từ năm 2005 đã bƣớc đầu
cung cấp những bài viết về quan hệ Nhật Bản – châu Phi thông qua Tạp chí Nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông đƣợc xuất bản hàng tháng. Đây là những bài viết đơn
lẻ mà tác giả bƣớc đầu nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản – châu Phi qua từng giai
đoạn và trong từng lĩnh vực hợp tác, chƣa cho độc giả một bức tranh tổng thể về

mối quan hệ này. Chẳng hạn, các bài viết nhƣ: “Quan hệ ngoại giao Nhật – Phi
qua các thời kỳ lịch sử” đăng trên Tạp chí NC Châu Phi và Trung Đông, Số
12 (16), 12/2006; Đôi nét về quan hệ kinh tế Nhật Bản –Châu Phi, Tạp chí
NC Châu Phi và Trung Đông, Số 6 (22), 6/2007; Quan hệ chính trị -ngoại
giao giữa Nhật Bản và châu Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí
NC Châu Phi và Trung Đông, Số 3(31), 3/2008…
Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu cấp bộ của Viện Nghiên cứu Châu
Phi và Trung Đông đã đƣợc xuất bản qua các năm đã góp phần bổ sung thêm nhiều
thông tin hữu ích về quan hệ Nhật Bản – châu Phi cũng nhƣ phân tích mối quan hệ
này ở những cấp độ, khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, trong cuốn “Việt Nam và
châu Phi: Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển” do PGS.TS. Đỗ
Đức Định và TS. Greg Mill chủ biên xuất bản năm 2007, chƣơng 13 của tác giả
Izumi Ohno chỉ đề cập đến ODA của Nhật Bản dành cho Ghana – một nỗ lực thí

điểm nhằm đẩy mạnh hỗ trợ tăng trƣởng mới cho châu Phi, hay chƣơng 14 của tác
giả Đỗ Đức Hiệp cũng chỉ so sánh hiệu quả ODA của Nhật Bản cho Việt Nam và
một số nƣớc châu Phi. Trong cuốn “Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang
tính toàn cầu của châu Phi” do TS. Nguyễn Thanh Hiền chủ biên xuất bản năm
2008, chƣơng 2 và chƣơng 3 cũng đã phần nào đề cập đến các hoạt động, hỗ trợ của
Nhật Bản để xoá đói giảm nghèo, cải cách kinh tế, ngăn chặn xung đột, đấu tranh
chống lại dịch bệnh song đƣợc lồng ghép với các hoạt động, hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế chứ không hệ thống riêng của Nhật Bản. Hay trong cuốn “Hợp tác phát
triển nông nghiệp ở châu Phi: Đặc điểm và xu hướng” do ThS. Trần Thị Lan
Hƣơng chủ biên xuất bản năm 2008, chỉ đề cập một phần rất nhỏ về hợp tác của
Nhật Bản trong việc giúp châu Phi phát triển nông nghiệp. Gần đây nhất, trong cuốn
“Châu Phi –Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật” do PGS.TS.
Đỗ Đức Định chủ biên xuất bản năm 2012, các chính sách Nhật Bản đã và đang áp
dụng đối với châu Phi và những biện pháp tăng cƣờng ảnh hƣởng của Nhật Bản tại
châu Phi chỉ đƣợc nêu ở một tiểu mục . Đặc biệt cuốn “Châu Phi: một số vấn đề
kinh tế và chính trị nổi bật từ sau chiến tranh lạnh và triển vọng” do PGS.TS.

Nguyễn Thanh Hiền chủ biên xuất bản năm 2011cũng đã phần nào đề cập đến một
số vấn đề nổi bật trong quan hệ hợp tác Nhật Bản – châu Phi đến năm 2020, song
đây là một phần nhỏ trong chƣơng 3 của cuốn sách mà tác giả có cơ hội đƣợc tham
gia nghiên cứu, phân tích để từ đó đƣa ra một số đánh giá về quan hệ hợp tác Nhật
Bản – châu Phi trong giai đoạn vừa qua và tƣơng lai.
Nhìn chung, các thông tin, tài liệu, sách vở hiện nay viết về quan hệ Nhật
Bản – châu Phi trong nƣớc chƣa nhiều. Vì vậy, đề tài “Quan hệ Nhật Bản – châu
Phi trong thập niên đầu thế kỷ XXI” thực sự cần thiết và có ý nghĩa khoa học. Kế
thừa những kết quả nghiên cứu mà các công trình đã công bố nhƣ đã nêu ở trên, tác
giả sẽ cố gắng hệ thống hoá, sàng lọc và bổ sung những thông tin, dữ liệu mới về
quan hệ chính trị - ngoại giao cũng nhƣ quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và châu Phi
để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhƣ triển vọng mối quan hệ này và tạo
nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong

việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với châu Phi và Nhật Bản.
 Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
Khu vực châu Phi là nơi hội tụ của hầu nhƣ tất cả các vấn đề quan trọng mang
tính toàn cầu. Xuất phát từ những lợi ích gián tiếp hoặc trực tiếp mà khu vực này trở
thành đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các nƣớc lớn trong đó
có Nhật Bản.
Do vậy, những thông tin quan trọng về quan hệ Nhật Bản – châu Phi rất dễ tìm
kiếm đƣợc trên các trang điện tử tiếng Anh của bộ Ngoại giao Nhật Bản
( bộ Tài chính Nhật Bản
() hay trang điện tử của các tổ chức, diễn đàn quốc tế nhƣ:
l;

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản –
châu Phi không chỉ của các nhà học giả Nhật Bản mà cả quốc tế. Chẳng hạn, bài
viết „Quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong thế kỷ XXI” (Japan – Africa in the
Twenty-First Century) của học giả Oda Hideo xuất bản vào tháng 6/2001 trong tạp

chí Gaiko Forum số 155 và bài viết “Các xu hƣớng mới nổi trong quan hệ Nhật Bản
– châu Phi: Từ cách tiếp cận của châu Phi” (Emerging Trends in Japan – Africa
Relations: An African Perspective) của Seifuden Adem đăng trên tạp chí Africa
Studies Quarterly 5(2) đều đã phân tích về chuyến thăm của thủ tƣớng Nhật Bản
Mori đến châu Phi – mở ra một chƣơng mới trong chính sách toàn cầu của Nhật
Bản và tìm kiếm hỗ trợ châu Phi giải quyết các vấn đề của châu lục. Trong bài trình
bày của Makoto Sato tại hội nghị thƣợng đỉnh Gleneagles năm 2005 với tiêu đề
“Chính sách ngoại giao viện trợ của Nhật Bản tại châu Phi: Phân tích theo tiến trình
lịch sử” (Japanese Aid Diplomacy in Africa: An Historical Analysis” đã đề cập đến
lịch sử viện trợ của Nhật Bản tại châu Phi, phân tích đánh giá của quốc tế về viện
trợ của Nhật Bản tại châu lục này. Hay giáo sƣ danh dự Kweku Ampiah chuyên
nghiên cứu về Nhật Bản của khoa nghiên cứu Đông Á, trƣờng đại học Leeds đã có
một số bài viết đề cập đến quan hệ Nhật Bản – châu Phi, cụ thể là bài viết “Sự năng

động trong mối quan hệ Nhật Bản với châu Phi: Nam Phi, Tanzania và Nigeria”
(The dynamics of Japan relations with Africa: South Africa, Tanzania and Nigeria”
đăng tải trên tạp chí Routledge 1997 và bài viết “Nhật Bản tại châu Phi: Mối quan
hệ đối tác xa xôi” (Japan in Africa: A distant partnership) đăng trên
openDemocracy ngày 6/6/2008 đã nghiên cứu và phân tích phần nào mối quan hệ
giữa Nhật Bản – châu Phi bắt đầu từ TICAD lần thứ nhất năm 1993.
Đặc biệt cuốn “Quan hệ Nhật Bản – châu Phi” (Japan – Africa Relations) của
GS. Tukumbi Lumumba-Kasongo – giáo sƣ khoa học chính trị của trƣờng Đại học
Wells tại Aurora New York đã nghiên cứu bản chất phức tạp mối quan hệ đa năng
giữa Nhật Bản và châu Phi từ Hội nghị thƣợng đỉnh Bandung năm 1955, tập trung
phân tích giai đoạn từ thập niên 70 cho đến giai đoạn hiện nay. Giáo sƣ Kosongo đã
tập trung nghiên cứu hợp tác kinh tế của Nhật Bản để phân tích xu hƣớng trong
chính sách thúc đẩy quan hệ Nhật Bản – châu Phi vì tiến bộ xã hội và dân chủ ở
châu Phi và vị thế cƣờng quốc mới của Nhật Bản.
Nhìn chung, nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản – châu Phi khá phổ biến trên thế
giới, nhất là ở Nhật Bản. Những nghiên cứu này hết sức hữu ích và là các tài liệu

quý để tác giả tham khảo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của công trình này là Nhật Bản và các quốc gia châu
Phi, cụ thể là quan hệ chính trị - ngoại giao và quan hệ kinh tế của Nhật Bản với
châu Phi. Tuy nhiên nhằm hỗ trợ, bổ sung cho việc phân tích, làm rõ bản chất của
mối quan hệ Nhật Bản – châu Phi, luận văn cũng không thể không đề cập đến các
lĩnh vực khác.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung nghiên cứu quan hệ Nhật Bản – châu Phi
trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, để có thể đánh giá toàn diện và
khách quan mối quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong khoảng thời gian đó, luận văn
sẽ điểm qua quan hệ Nhật Bản – châu Phi từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XXI nhƣ
một bối cảnh lịch sử và là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của mối quan hệ này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành khoa học xã hội nhƣ phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê và dự báo để làm rõ các vấn đề đƣợc nghiên cứu trong phạm
vi đề tài. Cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành đƣợc sử dụng rộng rãi khi
xem xét các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các biên pháp nghiên cứu riêng phù hợp để tiếp
cận, lý giải, thu thập thông tin. Đó là các phƣơng pháp nghiên cứu, tiếp cận thông
tin trực tiếp thông qua việc trao đổi với một số cá nhân và tổ chức khoa học của
Nhật Bản, Nam Phi, Nigeria, Liberia, Mozambia và các tổ chức quốc tế khác mà
Viện Nghiên cứu Châu Phivà Trung Đông đã có quan hệ hợp tác, đồng thời khai
thác những thông tin gián tiếp qua các nguồn tƣ liệu thứ cấp, các sách báo nghiên
cứu chuyên ngành, các văn bản, các nguồn tài liệu trên internet và trong thƣ viện…
5. Cấu trúc của luận văn
Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu đề tài “Quan hệ Nhật Bản – châu Phi
trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, nội dung của đề tài đƣợc thể hiện qua các
chƣơng, mục sau đây:

Chương 1 nghiên cứu khái lược lịch sử hình thành và phát triển quan hệ
Nhật Bản – châu Phi qua các thời kỳ. Trong chƣơng này, trƣớc hết đề tài nêu tổng
quan về Nhật Bản và châu Phi; tiếp đó là nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển
quan hệ Nhật Bản và châu Phi qua các thời kỳ : từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ; từ
thế kỷ XIX đến Đại chiến thế giới lần thứ I ; từ Đại chiến thế giới lần I đến Đại
chiến thế giới lần thứ II ; sau Đại chiến thế giới lần II.
Chương 2 nghiên cứu quan hệ Nhật Bản – Châu Phi trong thập niên đầu thế
kỷ XXI, trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng quan hệ chính trị - ngoại giao và
quan hệ kinh tế bao gồm thƣơng mại, đầu tƣ và viện trợ, đồng thời nêu rõ động lực
thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao Nhật Bản – châu Phi trong những năm đầu
thế kỷ XXI.
Chương 3 đánh giá về quan hệ Nhật Bản – châu Phi và đưa ra một số gợi ý
cho Việt Nam. Trong chƣơng này, sẽ tập trung đánh giá vai trò, vị thế và ảnh hƣởng

của Nhật Bản tại châu Phi hiện nay, để từ đó đánh giá triển vọng quan hệ Nhật Bản
– châu Phi trong những năm tới hay tới năm 2020. Đồng thời nhờ đó kiến nghị các
biện pháp và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Nhật Bản – châu Phi cũng nhƣ quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản – châu Phi.

CHƢƠNG 1
KHÁI LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI QUA CÁC THỜI KỲ
1. 1. Tổng quan về Nhật Bản và châu Phi
1.1.1. Tổng quan về Nhật Bản
Quần đảo Nhật Bản nằm ở phía Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dƣơng, kéo
dài khoảng 25 vĩ độ, từ vĩ độ 20
o
25‟N đến vĩ độ 45
o
33‟N, và chiều rộng kinh tuyến
là 31 độ, từ kinh tuyến 112
o
56‟N đến kinh tuyến 153
o
58‟E nằm tách biệt sâu trong
biển Thái Bình Dƣơng. Nhật Bản gồm hơn một nghìn đảo với tổng diện tích là
378.000km
2
, lớn hơn Anh Quốc nhƣng chỉ bằng 1/25 diện tích của Mỹ, chiếm
khoảng 0,3% diện tích thế giới.
Khí hậu của Nhật Bản nổi bật bởi độ ẩm và sự thay đổi rõ rệt theo mùa (có
mùa xuân dài, mùa hè, mùa thu ngắn và mùa đông), điều đó tác động một phần đến
tài nguyên đất của Nhật Bản. Đất có nhiều giá trị nhất là đất phù sa bồi, đất lũ tích
cũ ở các lòng chảo, thung lũng sông và ở đồng bằng ven biển, và những loại đất này

chiếm không quá 1/5 diện tích của Nhật Bản, trong khi đó diện tích còn lại chủ yếu
là diện tích đất đồi núi. Song nhờ đầu tƣ lớn và sử dụng khoa học công nghệ cao
trong nông nghiệp, nên đó là những vùng sản xuất toàn bộ thóc gạo của Nhật Bản
với năng suất cao.
Trái ngƣợc hẳn với châu Phi, Nhật Bản là đất nƣớc nghèo nàn về tài nguyên
thiên nhiên. Về khoáng sản nhiên liệu, mặc dù đƣợc ví nhƣ một hòn đảo tro nổi trên
biển dung nham, nhƣng cả hai chất liệu đó đều không phải nguồn năng lƣợng có
ích. Các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên của Nhật Bản nằm ở Akita và Niigata trên bờ
biển Nhật Bản, và chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của đất nƣớc. Về kim loại,
Nhật Bản cũng có ít mỏ kim loại chính mà có thể đáp ứng đủ quá trình công nghiệp
hoá sau Đại chiến thế giới II, nên Nhật Bản đã tìm nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ từ
bên ngoài nói chung và từ châu Phi nói riêng.

Tính đến tháng 10 năm 2010, tổng dân số của Nhật Bản là 125,77 triệu ngƣời
trong đó số ngƣời từ 65 tuổi trở lên tại Nhật Bản chiếm khoảng 25% tổng dân số.
Xu hƣớng lão hoá dân số đã phần nào ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của Nhật
Bản . Ở Nhật Bản dân cƣ phân bố không đồng đều, tập trung ở những vùng đất chật
hẹp nhƣ các đồng bằng ven biển, các lòng chảo trong đất liền và các lƣu vực sông
mà chủ yếu tập trung ở 3 trung tâm lớn: Tokyo-Yokohama, Nagoya và Osaka-
Kobe-Kyoto.
Nói đến Nhật Bản là ngƣời ta nói đến sự phát triển “thần kỳ” nền kinh tế
Nhật Bản và hiện nay Nhật Bản là một trong những nƣớc có nền kinh tế phát triển
nhất với năng suất và kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Nhờ những thành
quả đã đạt đƣợc mà Nhật Bản ngày càng có nhiều đóng góp tích cực trong việc giúp
các nƣớc khác, các khu vực khác trên thế giới cùng phát triển vì một thế giới hoà
bình phát triển và thịnh vƣợng.
1.1.2. Tổng quan về châu Phi
Châu Phi nằm về phía Tây Nam lục địa Á – Âu ở hai bên đƣờng xích đạo.
Phía Bắc, châu Phi nhìn ra Địa Trung Hải. Phía Đông Bắc, châu Phi giáp với khu
vực Trung Đông. Phía Tây, châu Phi nhìn ra Đại Tây Dƣơng và phía Đông nhìn ra

Ấn Độ Dƣơng. Châu Phi nằm trên tuyến đƣờng giao thông quốc tế từ Đông sang
Tây, nối Đại Tây Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, nối châu Á với châu Âu, có ý nghĩa
chiến lƣợc cả về kinh tế và quân sự.
Châu Phi là lục địa lớn thứ ba trên thế giới (sau châu Á và châu Mỹ) với diện
tích rộng 30.335.000km
2
, chiếm 15% diện tích lãnh thổ toàn thế giới. Đây là khu
vực phần lớn đất đai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Khí hậu ở đây nóng và khô.
Châu Phi có sa mạc Sahara lớn nhất thế giới.
Châu Phi nổi tiếng về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với trữ lƣợng
lớn. Châu Phi có 17 loại khoáng sản đứng đầu thế giới trong tổng số 50 loại khoáng
sản của thế giới nhƣ: kim cƣơng chiếm 30% trữ lƣợng thế giới, cobane là 87%,
vàng là 67%, phốt-phát trên 70%, crem là 54%, manga là 70%, uranium là 37%

Châu Phi cũng có trữ lƣợng lớn về dầu mỏ và khí đốt, tiềm năng về thuỷ điện của
châu Phi chiếm 35,4% tiềm năng chung của toàn thế giới.
Dân số châu Phi chiếm khoảng 13% dân số thế giới, đứng thứ hai sau châu
Á. Song hiện nay dân số của châu Phi đang có tốc độ tăng lớn nhất thế giới và còn
tăng nhanh trong thời gian tới. Dân cƣ châu Phi rất đa dạng về sắc tộc, có thể chia
thành 1000 nhóm nhỏ theo những đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá khác nhau, song
phần lớn là ngƣời Negroit có màu da đen. Châu Phi hiện có 54 quốc gia, tất cả đều
là các quốc gia độc lập, trong đó 48 quốc gia thuộc đất liền và 6 quốc gia ven biển
đƣợc chia thành 5 vùng lãnh thổ cơ bản là Bắc Phi, Đông Phi, Trung Phi, Tây Phi
và Nam Phi.
Châu Phi là một trong những điểm nóng trên thế giới. Khu vực này tuy giàu
về tài nguyên thiên nhiên nhƣ dầu mỏ và các khoáng sản quý hiếm khác, song lại là
khu vực nghèo đói nhất thế giới, dịch bệnh nhất, với nền chính trị bất ổn do các
cuộc xung đột sắc tộc, lãnh thổ và sự can thiệp của nƣớc ngoài.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Nhật Bản – châu Phi
1.2.1. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

Quan hệ Nhật Bản và châu Phi bắt đầu diễn ra cách đây vài trăm năm, cụ thể
vào năm 1510 khi các thuyền của Bồ Đào Nha chở theo những ngƣời nô lệ da đen
đầu tiên đặt chân đến Nagasaki. Một vài thuỷ thủ châu Phi- những ngƣời làm việc
trên những chiếc tàu này đã mua các nô lệ Nhật Bản. Khi ngƣời Bồ Đào Nha bị trục
xuất khỏi Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVII, thì một số ít ngƣời châu Phi vẫn ở lại
Nhật Bản để giúp tìm kiếm và bắt giữ những ngƣời truyền giáo I-bê-ri. Những
ngƣời châu Phi là những ngƣời tham gia tích cực trong việc buôn bán nô lệ Nhật
Bản và cùng với Nhật Bản nỗ lực đuổi những ngƣời truyền giáo I-bê-ri ra khỏi đất
nƣớc này.
Còn về phía Nhật Bản, họ đặt chân lên lục địa Đen vào năm 1586 trong các
chuyến đi biển hƣớng về châu Âu. Đặc biệt, dƣới thời Tokugawa (từ năm 1603 đến
năm 1868), những ngƣời Hà Lan đƣợc phép buôn bán với Nhật Bản và đƣợc yêu
cầu giới thiệu cho ngƣời Nhật biết về tình hình thế giới. Các nhà học giả hàng đầu

thời Tokugawa đặc biệt quan tâm đến việc các cƣờng quốc châu Âu đã sử dụng tôn
giáo nhƣ một phƣơng tiện để mở rộng ảnh hƣởng của mình ở châu Phi. Aizawa
Seishisai, một học giả thời Tokugawa cho rằng Nhật Bản cần xây dựng tƣ tƣởng
quốc gia của riêng mình giống nhƣ những gì mà ngƣời châu Âu đã làm đối với
những con ngƣời xa xôi ở châu Phi. Hơn thế nữa, nhằm thúc đẩy sự thống nhất
quốc gia tại Nhật Bản và tạo điều kiện mở rộng sự ảnh hƣởng của Nhật Bản ở nƣớc
ngoài, theo học giả Aizawa thì Nhật Bản cần có tƣ tƣởng chính thống của riêng
mình. Bởi vì trƣớc đó, lợi ích kinh tế của ngƣời Nhật Bản ở châu Phi hầu nhƣ không
có, chủ yếu họ chịu ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng của ngƣời châu Âu trong việc thúc đẩy
và mở rộng ảnh hƣởng của châu Âu ở châu Phi. Do vậy, dƣới thời Tokugawa, nhận
thức của Nhật Bản về châu Phi đã dần dần tăng lên.
1.2.2. Từ giữa thế kỷ XIX cho đến Đại chiến Thế giới lần thứ I
Giữa thế kỷ XIX, sau khi buộc phải “mở cửa” và ký “các hiệp ƣớc không
bình đẳng” với các cƣờng quốc Tây Âu, Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm hơn đến tình
hình châu Phi, bởi vì các cƣờng quốc châu Âu đã áp “các hiệp ƣớc không bình
đẳng” tƣơng tự đối với chính phủ các nƣớc châu Phi. Do đó, chính phủ Nhật Bản cố

gắng thu thập các thông tin về các hiệp ƣớc đó cũng nhƣ các thông tin về nỗ lực của
các nƣớc châu Phi, cụ thể là Ai Cập, trong việc thƣơng thuyết lại các hiệp ƣớc này.
Để thúc đẩy cuộc cải cách Minh Trị năm 1868, các nhà lãnh đạo Nhật Bản lúc bấy
giờ đặc biệt quan tâm đến những nỗ lực của Ai Cập trong việc thúc đẩy nhanh quá
trình hiện đại hoá của đất nƣớc kim tự tháp. Rút kinh nghiệm học hỏi từ trƣờng hợp
của Ai Cập, Nhật Bản đã đủ tự tin vay một khoản tiền lớn từ Tây Âu và giành đƣợc
thắng lợi trong cuộc chiến Nhật-Trung năm 1895. Khi đã trở thành một đế quốc
mới, Nhật Bản đã tìm hiểu chủ nghĩa thuộc địa của châu Âu ở châu Phi cả về mặt
hành chính và tƣ tƣởng cai trị.
Cuộc chiến của ngƣời Phi gốc Hà Lan trong giai đoạn này đã giúp Nhật Bản
và Anh trở thành đồng minh. Đồng thời điều này cũng đã giúp các nhà lãnh đạo
Nhật Bản lúc bấy giờ nhận thấy tầm quan trọng về triển vọng buôn bán ngày càng

tăng giữa Nhật Bản với các nƣớc thuộc địa của Anh ở châu Phi. Mối quan hệ Nhật –
Phi đã bắt đầu trở nên rõ nét hơn.
Khi xảy ra Đại chiến thế giới lần I, do nhu cầu về cotton gia tăng mạnh nhằm
cung cấp cho ngành dệt mới đƣợc hình thành, Nhật Bản đã nhập khẩu mặt hàng này
từ Ai Cập, song cán cân thƣơng mại của Nhật Bản với châu Phi không nhiều, mà
chủ yếu nghiêng về phía Nhật Bản. Khi cuộc chiến nổ ra, cán cân thƣơng mại này
đã thay đổi một cách đột ngột khiến cung hàng hoá từ châu Âu sang các thị trƣờng
châu Phi bị gián đoạn tạm thời. Điều này đã tạo điều kiện cho châu Phi lần đầu tiên
trở thành thị trƣờng quan trọng đối với xuất khẩu của Nhật Bản.
1.2.3. Từ Đại chiến Thế giới lần thứ I đến Đại chiến Thế giới lần thứ II
Sau Đại chiến thế giới I, các cƣờng quốc châu Âu đã giành lại các thị phần
lớn hơn từ các thị trƣờng châu Phi truyền thống của mình, song với tƣ cách là một
trong những cƣờng quốc liên minh chiến thắng, Nhật Bản cũng đã đƣợc hƣởng
quyền bình đẳng cho các hàng hoá của mình ở vùng lƣu vực rộng lớn Congo nhờ ký
vào Hiệp định St. Germainen-Laye năm 1919. Các công ty thƣơng mại của Nhật
Bản đã bắt đầu chuyển đến Đông Phi để có cơ hội buôn bán nguyên liệu bông thô
và bán các mặt hàng vải cotton. Mặc dù ngƣời Anh buộc Nhật Bản phải chấm dứt

hình thức buôn bán này, song họ không thể chặn đƣợc sự phát triển xuất khẩu nhanh
của Nhật Bản sang Đông Phi trong những năm cuối thập kỷ 1920 và đầu thập kỷ
1930, bởi những quyền của Nhật Bản trong hiệp định nói trên. Ở Tây Phi, Anh và
Pháp cũng đã thành công hơn trong việc hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản trong
thập kỷ 1930 bằng cách huỷ bỏ các hiệp ƣớc thƣơng mại lâu dài với Nhật Bản.
Cũng trong thời kỳ này, Ai Cập và Nam Phi đã buộc phải tạo các hàng rào đối với
nhập khẩu của Nhật Bản bởi Anh đã tác động và có ảnh hƣởng mạnh ở khu vực
này. Sự ganh đua về thƣơng mại đã góp phần phá vỡ mối quan hệ giữa Nhật Bản
với Anh trong những năm 1930. Các rào cản ở châu Phi đã làm dấy lên sự chỉ trích
mạnh mẽ của những ngƣời theo chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản – những ngƣời này

cho rằng trƣớc hết Nhật Bản cần phải bảo đảm thị trƣờng của Nhật Bản ở các nƣớc
châu Á gần kề với Nhật Bản chứ không phải ở một châu lục xa xôi.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã phát triển mối quan hệ kinh tế – chính trị đặc biệt
chặt chẽ với Ethiopi, song ảnh hƣởng của Nhật Bản ở quốc gia châu Phi này không
lớn nhƣ những gì mà Nhật Bản kỳ vọng. Việc Italia xâm chiếm Ethiopia vào giữa
thập kỷ 1930 đã buộc chính phủ Nhật Bản phải can thiệp vào công việc của
Ethiopia. Song nhờ việc thƣơng thuyết với Italia của chính phủ Nhật Bản mà vị trí
của Nhật Bản ở Manchuria đã đƣợc Italia công nhận và ngƣợc lại Nhật Bản cũng đã
công nhận vị trí của Italia ở Ethiopia. Chính điều này đã đặt nền tảng xây dựng một
liên minh giữa Nhật Bản với Italia trƣớc khi nổ ra Đại chiến thế giới II. Buôn bán
giữa Nhật Bản với châu Phi đã bị gián đoạn trong giai đoạn Đại chiến thế giới II.
Qua những diễn biến trên đây, chúng ta nhận thấy rằng Nhật Bản đã từng
bƣớc thiết lập đƣợc mối quan hệ với một số nƣớc châu Phi. Mặc dù những mối quan
hệ đó còn rất mờ nhạt và bị gián đoạn song phần nào giúp chúng ta hình dung về
quá trình tiếp cận của Nhật Bản đối với lục địa đen nhằm tạo nền tảng cho những
bƣớc tiến tiếp sau quá trình phát triển mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nƣớc châu
Phi.
1.2.4 Sau Đại chiến thế giới lần thứ II
Sau Đại chiến thế giới II, buôn bán của Nhật Bản với châu Phi đƣợc khôi

phục nhanh chóng và vƣợt mức trƣớc chiến tranh (trƣớc chiến tranh, châu Phi chỉ
chiếm 8,4% xuất khẩu của Nhật Bản, nhƣng sau chiến tranh, cụ thể là cuối thập kỷ
1950, thì tỷ lệ đó đạt ở mức cao là 17,5%). Điều đó chứng tỏ nhu cầu của châu Phi
đối với các hàng hoá của Nhật Bản trong thập kỷ sau Đại chiến thế giới II tăng
nhanh, sự gia tăng này đã góp phần phục hồi nền kinh tế Nhật Bản hậu chiến tranh.
Khi nền kinh tế Nhật Bản chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá công nghiệp nhẹ
nhƣ dệt sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá công nghiệp nặng nhƣ ôtô, và đặc biệt
trong giai đoạn tăng trƣởng thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản những năm 1960 và
1970, thì châu Phi chiếm khoảng từ 7% đến 9% tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của

Nhật Bản, nhƣng sau đó đến thập kỷ 1980 và 1990, tỷ trọng đó bị giảm xuống gần
6% và 2% mặc dù trong giai đoạn này, Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hầu hết các nƣớc châu Phi (50 quốc gia độc lập trong tổng số 54 quốc gia ở châu
Phi, chi tiết xem Phụ lục A: Quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản với các nƣớc châu
Phi).
Trong giai đoạn từ thời kỳ hậu thuộc địa cho đến cuộc khủng hoảng dầu lửa
lần thứ nhất diễn ra vào năm 1973, Nhật Bản đã tái khám phá lục địa châu Phi. Với
“Chính sách ngoại giao tài nguyên” nhằm để bảo đảm nguồn cung tài nguyên thô
thƣờng xuyên cho cƣờng quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nên các phái đoàn
kinh doanh bao gồm nhiều quan chức Nhật Bản đã đến lục địa Đen, đặc biệt nhất là
“phái đoàn Kono” vào năm 1970. Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh lạnh, Nhật
Bản đã rất khó thực hiện một chính sách châu Phi độc lập, nên trong giai đoạn này
thì chỉ có quan hệ thƣơng mại của Nhật Bản với các nƣớc châu Phi nói tiếng Anh
tăng, còn với các quốc gia châu Phi khác thì mờ nhạt và hầu nhƣ không có.
Cụ thể, từ thập kỷ 1980 đến đầu thập kỷ 1990, so với các khu vực khác trên
thế giới thì châu Phi là khu vực mà Nhật Bản có mối quan hệ kinh tế ít hơn cả. Năm
1990, châu Phi mới chỉ chiếm hơn 1% nhập khẩu và hơn 1% xuất khẩu của Nhật
Bản. Đối tác thƣơng mại lớn nhất của Nhật Bản ở châu Phi năm 1990 là Nam Phi ,
trong đó Nam Phi chiếm 30% xuất khẩu của Nhật Bản sang châu Phi và 50% nhập
khẩu của Nhật Bản từ châu lục này. Song đến năm 1996 đã đánh dấu bƣớc ngoặt

đáng kể ở châu lục này, tốc độ tăng trƣởng kinh tế thực của châu Phi bao gồm các
nƣớc Bắc Phi trừ Ai Cập và Lybia tăng 5%, cao hơn 2% so với năm trƣớc đó. Có đ-
ƣợc kết quả này là nhờ các nƣớc châu Phi đã khôi phục sản xuất nông nghiệp, cộng
với việc giá dầu thô tăng và ổn định về chính trị. Do đó, năm 1996 xuất khẩu của
châu Phi đã đạt 108,5 tỷ USD (tăng 10,4% so với năm trƣớc) và nhập khẩu đạt
100,5 tỷ USD (tăng 2,7% cũng so với năm trƣớc).
Bên cạnh đó, với sáng kiến thành lập Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển
châu Phi lần thứ nhất (TICAD I) đƣợc tổ chức vào năm 1993, Nhật Bản đã giúp
châu Phi mở cửa các thị trƣờng nƣớc ngoài mới và đặc biệt TICAD đã tạo cơ hội

thúc đẩy mối quan hệ Á - Phi nói chung, đặc biệt quan hệ thƣơng mại giữa châu Phi
và các nƣớc châu Á tăng trƣởng nhanh chóng. Xuất khẩu từ châu Phi sang châu Á
tăng bình quân 8,9% năm, lên đến trên 20 tỷ USD. Châu Á xuất khẩu sang châu Phi
cũng tăng trƣởng khá, bình quân 7,4% năm. Những nƣớc xuất khẩu nhiều nhất vào
châu Phi là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 1997, Nhật Bản xuất khẩu
hàng hoá sang châu Phi trị giá 5.773 triệu USD (so với năm trƣớc đó có giảm 22%)
song ngƣợc lại nhập khẩu lại tăng 7,8% trị giá 4.991 triệu USD. Các sản phẩm mà
Nhật Bản xuất khẩu sang thị trƣờng châu Phi chủ yếu là các sản phẩm máy móc,
thiết bị, hàng điện, điện tử, cơ khí, hàng dệt, ôtô, xe máy , và nhập khẩu chủ yếu
từ châu Phi là dầu mỏ, khoáng sản, nhiên liệu, hàng nông nghiệp và hải sản vốn
là thế mạnh của lục địa đen này (Nguồn: Website của Bộ Ngoại giao Nhật Bản).
Mặc dù Nhật Bản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nƣớc châu Phi, song quan
hệ thƣơng mại chỉ chủ yếu tập trung với các nƣớc nhƣ Algeria, Angola, Cameroon,
Ai Cập, Ghana, Guinea, Marocco, Nigeria, Kenya, Nam Phi, Tanzania, Uganda và
Zimbabwe
Trong Chƣơng trình hành động Tokyo đƣợc thông qua tại TICAD II diễn ra
vào tháng 10 năm 1998, hợp tác Nam – Nam đã đƣợc coi là “một yếu tố vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển của châu Phi”. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 1997 đã phần nào làm suy yếu nền kinh tế Nhật Bản, nhƣng Nhật Bản vẫn
khẳng định thực hiện các mục tiêu đối với châu Phi mà Nhật Bản đã đặt ra cách

đây mấy năm. Chính vì vậy, hợp tác giữa châu Á và châu Phi nói chung và giữa
Nhật Bản với các nƣớc châu Phi nói riêng trong giai đoạn này có những khởi sắc.
Có thể nói rằng TICAD đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa
Nhật Bản và châu Phi, đồng thời thể hiện rõ mối quan tâm sâu sắc và lâu dài của
Nhật Bản đối với sự phát triển của châu Phi.

- Đầu tư
FDI của Nhật Bản vào châu Phi bắt đầu từ thập kỷ 1960 trong giai đoạn công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

song hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Nhật Bản ở châu Phi lúc này rất thấp.
Sang đến thập kỷ 1970, FDI của Nhật Bản ở châu Phi có chiều hƣớng gia tăng và tăng
nhiều hơn cả vào thập kỷ 1990.
Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước châu Phi

TT
Nƣớc
Đầu tƣ trực tiếp của Nhật
Bản
Giai đoạn
1
Algeria
400 triệu Yên

2
Angola
65 triệu Yên
Đến cuối năm 1998
3
Benin

Không có
1951-1998
4
Botswana
Không có

5
Burdina Faso
350 triệu Yên
1951-1998
6
Burundi
Không có
1951-1998
7
Cameroon
1.276 triệu Yên
1951-1998
8
Cape Verde
Không có
1951-1998
9
Cộng hoà Trung Phi
Không có
1951-1998
10
Chad
Không có
1951-1998

11
Comoros
Không có
1951-1998
12
Cộng hoà Congo (CH
Congo)
48 triệu Yên
1951-1998
13
Cộng hoà Dân chủ
Congo (CHDC Congo)
84.022 triệu Yên
1951-1998
14
Cote d‟Ivoire
2.502 triệu Yên
1951-1998
15
Djibouti
Không có
1951-1998
16
Ai Cập
80 triệu USD bao gồm 31 dự
án
Đến cuối năm 1994
17
Guinea Xích đạo
Không có

1951-1998
18
Eritrea
Không có

19
Ethiopia
6,83 triệu USD
1951-1974 (Sau năm
1994 không có đầu
tƣ trực tiếp của Nhật
Bản do chính sách
dân tộc hoá của
Ethiopia)
20
Gabon
16.936 triệu Yên
1951-1998
21
Gambia
575 triệu Yên
1951-1998
22
Ghana
797 triệu Yên
1951-1998
23
Guinea
Không có
1951-1998

24
Guinea Bissau
Không có
1951-1998
25
Kenya
5.694 triệu Yên bao gồm 46
dự án
Đến năm 1998

26
Lesotho
Không có

27
Liberia
1.275 tỷ Yên
1951-1998
28
Libya
Không có

29
Madagascar
10.945 triệu Yên
1951-1998
30
Malawi
Không có


31
Mali
Không có

32
Mauritania
1.517 triệu Yên
1951-1998
33
Mauritius
7.044 triệu Yên
1951-1998
34
Morocco
4,66 triệu USD bao gồm 14
dự án

35
Mozambique
4,97 tỷ Yên
Đến cuối năm 1998
36
Namibia
1,09 triệu USD
Đến cuối tháng 3
năm 1998
37
Niger
23.189 triệu Yên
1951-1998

38
Nigeria
48.005 triệu Yên
1951-1998
39
Rwanda
45 triệu Yên
1951-1998
40
Sao Tome & Principe
Không có
1951-1998
41
Senegal
4.937 triệu Yên
1951-1998
42
Seychelles
Không có

43
Sierra Leone
54 triệu Yên
1951-1998
44
Somalia
Không có

45
Nam Phi

49,159 tỷ Yên bao gồm 29
dự án
1951-1997
46
Sudan
Không có

47
Swaziland
0,12 tỷ Yên
Đến năm 1998
48
Tanzania
2.186 triệu Yên bao gồm 19
dự án
Đến năm 1998
49
Togo
Không có
1951-1998
50
Tunisia
2 triệu USD
Đến năm 1992
51
Uganda
212 triệu Yên bao gồm 5 dự
án
Đến năm 1998
52

Zambia
37.769 triệu Yên
Đến cuối tháng 3
năm 1997
53
Zimbabwe
3,4 triệu USD
Đến cuối tháng 3
năm 1994
(Tổng hợp các tài liệu lấy từ Website của Bộ Ngoại giao Nhật Bản)

Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản cho châu Phi chủ yếu tập trung vào hai nƣớc,
đó là Liberia và Nam Phi, chiếm 93% tổng giá trị FDI của Nhật Bản ở châu Phi giai
đoạn 1991-2002 bởi vì Liberia đã giành “cờ ưu tiên” cho ngành công nghiệp đóng
tàu nƣớc ngoài, trong đó có Nhật Bản (Cờ ưu tiên có nghĩa là bất cứ con tàu nƣớc

×