Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của cá dìa tro (siganus fuscescens houttuyn,1782) ở vùng biển hà tiên – kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.86 KB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM THỊ MỸ LINH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DINH DƢỠNG CỦA CÁ DÌA
TRO (Siganus fuscescens Houttuyn, 1782) Ở VÙNG BIỂN HÀ
TIÊN – KIÊN GIANG

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SINH HỌC BIỂN

2011

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN THỦY SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM THỊ MỸ LINH

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DINH DƢỠNG CỦA CÁ DÌA
TRO (Siganus fuscescens Houttuyn, 1782) Ở VÙNG BIỂN
HÀ TIÊN – KIÊN GIANG

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SINH HỌC BIỂN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


ThS: NGUYỄN BẠCH LOAN

2011

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm
Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập nâng cao kiến
thức và triển khai thực hiện đề tài trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Nguyễn Bạch Loan đã hướng dẫn tận
tình và đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn thầy Vũ Ngọc Út – Trưởng bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, cô
Dương Thị Hoàng Oanh – Cố vấn học tập lớp Sinh Học Biển khóa 33 đã tận tình
dìu dắt, động viên, giúp đỡ mọi mặt trong suốt quá trình học tập để em đạt được
kết quả như hôm nay.
Xin được gởi lời cảm ơn đến:
+ Thầy Nguyễn Văn Thường, thầy Trần Đắc Định, đã đóng góp ý kiến và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để luận văn tốt nghiệp của em hoàn thành.
+ Thầy Hà Phước Hùng, anh Nguyễn Bá Quốc, anh Tô Công Tâm, anh Nguyễn
Thiện Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình tiến
hành thu và phân tích mẫu thực hiện đề tài này.
+ Quý thầy cô, cán bộ Khoa Thủy Sản đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong suốt
thời gian học tập tại trường cũng như tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cảm ơn những lời động viên tinh thần, sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp của
các bạn lớp Sinh Học Biển khóa 33 trong suốt khoảng thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Sau cùng, xin cảm ơn điểm tựa vững chắc của tôi: gia đình, người thân, bạn bè,

những người luôn động viên khích lệ, luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp em vượt
qua khó khăn thử thách trong cuộc sống cũng như trong học tập để hoàn thành
khóa học và luận văn tốt nghiệp này.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

iii


TÓM TẮT
Cá dìa tro (Siganus fuscescens) thuộc họ Siganidae, là loài cá có giá trị kinh tế
cao, thịt ngon được người dân ưa chuộng, nhưng hiện nay chưa thấy nhiều
nghiên cứu công bố. Nghiên cứu này được thực hiện, nhằm thu thập thêm thông
tin về các chỉ tiêu hình thái và dinh dưỡng của cá dìa tro (Siganus fuscescens),
cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu về ương nuôi, góp phần phát triển nghề nuôi
cá lợ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mẫu cá được thu định kỳ mỗi tháng một lần từ tháng 10/2010 – 6/2011, ở vùng
biển Hà Tiên – Kiên Giang. Mẫu cá sau khi thu, được trữ lạnh chuyển về phân
tích tại phòng thí nghiệm nguồn lợi khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ).
Sau khi quan sát 67 mẫu cá dìa tro cho thấy, đặc điểm hình thái bên ngoài cá như
sau: vây lưng D: XIII,10; vây hậu môn A: VII,9; vây bụng V: II,3. Màu cơ bản
của cơ thể cá là màu xám ở phần lưng chuyển dần sang bạc ở dưới bụng.
Miệng cá nhỏ; răng hàm dày, khít; ruột cuộn, dài gấp 3,4 lần dài chuẩn, kết hợp
kết quả nghiên cứu dinh dưỡng của 34 mẫu cá, bằng phương pháp: Tần suất xuất
hiện, đếm điểm cho thấy phổ dinh dưỡng của cá, chủ yếu thiên về thực vật. Thức
ăn chủ yếu trong ống tiêu hóa là rong biển và tảo khuê chiếm tỉ lệ cao 33,83%,
3,24%.

iv



MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... i
TÓM TẮT .........................................................................................................iv
MỤC LỤC..........................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
Phần 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1.Giới thiệu ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ....................................................................................................2
1.3. Nội dung của đề tài ...................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
2.1. Phân loại ...................................................................................................3
2.2. Phân bố và môi trường sống ......................................................................5
2.3 Đặc điểm hình thái của cá dìa. ...................................................................7
2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản. ........................................................... 10
2.5. Phương pháp xác định tập tính dinh dưỡng của cá. .................................. 11
2.5.1. Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn. ......................... 11
2.5.2. Phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá .................................... 11
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 14
3.1 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 14
3.1.1 Mẫu vật ............................................................................................. 14
3.1.2 Dụng cụ, vật tư và hóa chất............................................................... 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 14
3.2.2 Phương pháp thu và xử lí mẫu ........................................................... 15
3.3. Phương pháp phân tích mẫu .................................................................... 15
3.3.1 Đặc điểm hình thái phân loại bên ngoài cơ thể. .................................. 15
3.3.2 Đặc điểm hình thái giải phẩu các cơ quan bên trong. ......................... 16
3.3.3 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................ 16

3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 18
Phần 4: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN .............................................................. 19
4.1. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 19
4.1.1. Đặc điểm hình thái phân loại ............................................................ 19
4.1.2. Các chỉ tiêu hình thái phân loại bên ngoài của cá dìa tro ................... 20
4.1.3 Đặc điểm hình thái màu sắc – hoa văn ............................................... 22
4.2. Đặc điểm hình thái giải phẩu của cá dìa tro (Siganus fuscescens) ............ 23
4.2.1. Đặc điểm cơ quan thuộc hệ hô hấp ................................................... 23
4.2.3. Đặc điểm các cơ quan thuộc hệ sinh dục ........................................... 24
4.2.1. Đặc điểm của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa ..................................... 25
4.3. Đặc tính dinh dưỡng của cá dìa tro Siganus fuscescens ........................... 29
4.3.1. Tương quan chiều dài ruột ................................................................ 29
4.3.2. Phân tích phổ dinh dưỡng của cá dìa tro ........................................... 30
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 35
5.1. Kết luận .................................................................................................. 35

v


5.2. Đề xuất ................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 39

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Môi trường sống của một số loài cá dìa ....................................... 6
Bảng 2.2. Đặc điểm hình thái chung của họ cá dìa Siganidae ........................ 8
Bảng 4.1. Các đồng danh của cá dìa tro ....................................................... 20

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu hình thái của cá dìa tro ............................................. 20
Bảng 4.3. Số lượng lược mang của các loài cá dìa ........................................ 27
Bảng 4.4. Mối tương quan chiều dài và chiều dài tổng.................................. 29
Bảng 4.5. Tần suất xuất hiện (TSXH) thức ăn trong ống tiêu hóa của cá dìa tro
..................................................................................................................... 31

`

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình thái phân loại cá dìa (FAO, 2001) ............................................. 7
Hình 2.2. Hình thái cá dìa Siganus ................................................................... 8
Hình 3.1. Bảng đồ vị trí địa lí của Kiên Giang (www.kiengiang.org.vn) ...........15
Hình 4.1. Hình dạng bên ngoài của cá dìa tro ...................................................19
Hình 4.2. Siganus fuscessen..............................................................................22
Hình 4.3. Siganus doliatus ( FAO, 2001) ..........................................................22
Hình 4.4. Cấu tạo mang cá dìa tro .....................................................................24
Hình 4.5. Hình dạng bóng hơi...........................................................................24
Hình 4.6. Hình thái giải phẩu của cá dìa tro .....................................................26
Hình 4.7. Hình dạng miệng và răng của cá dìa tro ............................................26
Hình 4.8. Lược mang trên cung mang thứ nhất .................................................27
Hình 4.9. Hình dạng dạ dày cá dìa tro ...............................................................28
Hình 4.10. Hệ tiêu hóa của cá dìa tro ................................................................29
Hình 4.11. Tần suất xuất hiện thức ăn trong ống tiêu hóa của cá dìa tro ...........31
Hình 4.12. Thành phần dinh dưỡng đặc điểm của cá dìa tro theo phương pháp
đếm điểm...................................................................................................... ... 32
Hình 4.13. Kết quả phân tích thành phần thức ăn của cá dìa theo phương pháp tần
suất xuất hiện và đếm điểm............................................................................... 33


viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
RLG: Relative length of gut
TSXH: Tần suất xuất hiện
MBHC: Mùn bã hữu cơ

ix


Phần 1: GIỚI THIỆU
1.1.Giới thiệu
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản mạnh. Nhờ những ưu đãi
của thiên nhiên, với đường bờ biển kéo dài 3.260 km, khu đặc quyền kinh tế rộng
hơn 1 triệu km2, hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Vì vậy, khu hệ cá nước ta không những phong phú đa dạng về thành
phần loài mà sản lượng khai thác hàng năm cũng rất lớn góp phần đưa Thủy sản
trở thành một trong ngành kinh tế mũi nhọn (Hoàng Đức Đạt, 2007).
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam. Nhưng việc đánh bắt quá mức đã làm cho nguồn lợi thủy sản giảm sụt
nghiêm trọng. Từ đó, những vấn đề cấp thiết và quan trọng trong việc khai thác,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản được nảy sinh. Trên thực tế đó, việc nghiên cứu phát
triển đối tượng nuôi mới với những loài bản địa có triển vọng về kinh tế cần được
tiến hành một cách rộng rãi, mà bước đầu là đi vào nghiên cứu về sinh học, để có
những kiến thức sinh học cần thiết làm tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Lĩnh
vực này cần được tiến hành phổ biến trong cả nước. Trong đó, đồng bằng sông
Cửu Long là một trong khu vực trọng điểm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng đồng bằng châu
thổ rộng lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha có hệ thống sông ngòi
chằng chịt, đường bờ biển dài và diện tích mặt nước rộng, làm cho nguồn lợi
thủy sản trở nên đa dạng và phong phú, thúc đẩy nghề khai thác thủy sản ở đây
phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào sản lượng thủy sản cả nước. Theo số liệu
của tổng cục thống kê 2010, đóng góp vào GDP của ngành thủy sản từ năm 2003
- 2009 tăng từ 30602,3 tỷ đồng lên 52798,2 tỷ đồng. Phần lớn được đóng góp từ
những đối tượng nuôi quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu như: cá chình, cá tra, cá basa, tôm sú, tôm càng xanh, nghêu trắng Bến
Tre… Ngoài ra, còn có một số loài cá có giá trị kinh tế cao khác, nhưng chỉ được
khai thác trong tự nhiên như: cá nâu, cá chạch lấu, cá bông lau, cá sửu,…, cá dìa
tro một loài có sản lương lớn.
Cùng với sự phong phú và đa dạng thành phần loài cá, hiện nay khi điều kiện
môi trường thay đổi do những hoạt động đánh bắt và khai thác mang tính hủy
diệt làm cho nguồn lợi cá ở Hà Tiên nói riêng, ĐBSCL và cả nước nói chung đã
giảm rõ rệt, gây suy thoái nghiêm trọng đối với nguồn lợi tự nhiên ảnh hưởng
đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đánh giá về thành phần
loài cá chưa được phát triển rộng, gây khó khăn cho việc xác định được trữ lượng
cá tại các bãi khai thác cũng như có biện pháp bảo vệ và phát triển các loài cá có
giá trị kinh tế cao. Trong đó, cá dìa tro (Siganus fuscescens) là loài có thịt ngon,
1


được người dân ưa chuộng (Lê Văn Dân, 2006), có tốc độ sinh trưởng khá nhanh,
sống trong môi trường rộng muối (1‰ – 35‰) (Võ Văn Phú, 2001). Tuy nhiên,
loài cá này chỉ khai thác trong tự nhiên và chưa có nhiều nghiên cứu được công
bố. Xuất phát từ thực tế trên nên đề tài “Đặc điểm hình thái và dinh dƣỡng của
cá dìa tro (Siganus fuscescens Houttuyn,1782) ở vùng biển Hà Tiên – Kiên
Giang” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu

Thu thập thêm thông tin về các chỉ tiêu hình thái và dinh dưỡng của cá dìa tro
(Siganus fuscescens) nhằm cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu về ương nuôi, góp
phần phát triển nghề nuôi cá lợ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
1.3. Nội dung của đề tài
1. Đặc điểm hình thái của cá dìa tro (Siganus fuscescens Houttuyn,1782).
- Đặc điểm hình thái phân loại.
- Đặc điểm hình thái giải phẩu các cơ quan bên trong cơ thể cá thuộc hệ tiêu hóa,
hệ hô hấp và hệ niệu – sinh dục.
2. Đặc tính dinh dưỡng của cá dìa tro.
- Phương pháp tần số xuất hiện
- Phương pháp đếm điểm
- Phổ dinh dưỡng

2


Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bộ Cá vược Perciformes, bao gồm khoảng 40% các loài cá xương và là bộ lớn
nhất trong số các bộ của động vật có xương sống (Wikipedia, 2011), bao gồm
trên 7.000 loài khác nhau, với kích thước và hình dáng đa dạng có 72 bộ 152 họ
(Fishbase, 2011), ở đồng bằng sông Cửu Long phổ biến có 5 bộ phụ (Nguyễn
Bạch Loan, 2004) phân bố hầu hết ở các thủy vực nươc ngọt, lợ, mặn. Bộ này có
rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao và có nhiều nghiên cứu (Nguyễn Hữu Phụng,
1997). Những nội dung nghiên cứu về cá dìa và các vấn đề có liên quan được
tổng hợp và trình bày dưới đây :
2.1. Phân loại
Theo Itis (2011) hệ thống phân loại của cá dìa tro (Siganus fuscescens) được xác
định như sau
Giới


Animalia

Ngành

Chordata

Ngành phụ

Vertebrata

Tổng lớp

Osteichthyes

Lớp

Actinopterygii

Lớp phụ

Neopterygii

Tổng bộ

Acanthopterygii

Bộ

Perciformes


Họ

Siganidae

Giống

Siganus (Forsskal, 1775)

Loài

Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782)

Trên thế giới hiện nay, họ cá dìa Siganidae chỉ có một giống là Siganus
(Forsskal, 1775) (Vương Dĩ Khang, 1963).
Theo FAO, 2001 thì giống này có 21 loài như sau:

3


Siganus guttatus (Bloch, 1787)

Bean,1929)

Siganus argenteus (Quoy và

Siganus virens (Schneider, 1801)

Gaimard, 1825)

Siganus randalli (Woodland, 1990)


Siganus canaliculatus (Park, 1797)

Siganus spinus (Linnaeus, 1758)

Siganus corallinus (Valenciennes,

Siganus stellatus (Forsskål, 1775)

1835)

Siganus unimaculatus (Evermann và

Siganus doliatus (Cuvier, 1830)

Seale, 1907)

Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782)

Siganus uspi (Gawel và Woodland,

Siganus javus ( Linnaeus, 1766)

1974)

Siganus labyrinthodes (Bleeker,

Siganus vermiculatus (Valenciennes,

1853)


1835)

Siganus lineatus (Valenciennes,

Siganus virgatus (Valenciennes,

1835)

1835)

Siganus niger ( Woodland, 1990 )

Siganus vulpinhus Schlegel và

Siganus puellus ( Schlegel, 1852)

Müller, 1845

Siganus punctatissimus (Fowler và
Tuy nhiên, theo Itis (2011) và Fishbase (2011) thì giống cá dìa Siganus (Forsskal,
1775) có đến 36 loài. Ngoài những loài trên còn có thêm 15 loài như sau:
Siganus chrysospilos (Bleeker, 1852)
Siganus concatenatus (Cuvier and Valenciennes, 1835)
Siganus corallinus (Cuvier and Valenciennes, 1835)
Siganus hexagonatus (Bleeker, 1854)
Siganus luridus (Rüppell, 1829)
Siganus magnificus (Burgess, 1977)
Siganus marmoratus (Quoy and Gaimard, 1825)
Siganus nebulosus (Quoy and Gaimard, 1825)

Siganus oramin (Bloch and Schneider, 1801)
Siganus puelloides (Woodland and Randall, 1979)
Siganus rivulatus (Forsskål, 1775)

4


Siganus rostratus (Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1835)
Siganus sutor (Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1835)
Siganus trispilos (Woodland and Allen, 1977)
Siganus tumifrons (Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1835)
Theo Nguyễn Hữu Phụng, 1997 thì ở Việt Nam có khoảng 14 loài thường xuất
hiện ở vùng biển ven bờ Bắc và Trung bộ. Cá dìa tro S. fuscescens là loài thường
được bắt gặp nhất, ngoài ra còn những loài thường xuất hiện như: Siganus
virgatus, S. coralllinus, S. javus, S. guttatus, S.doliatus.
Một đặc điểm quan trọng của các loài thuộc giống này là sự khác biệt ở số lượng
các gai, tia của các vây không nhiều. Vì vậy, đặc điểm hình thái dùng để phân
loại các loài thuộc giống này là: vết sẹo ở đầu, hình dạng và màu sắc hoa văn
trên cơ thể cá (Speed et al., 2007; Hồ Văn Tiến et al., 2007). Theo Nguyễn
Phong Hải (2007), định loại cá dìa thường dựa vào khóa phân loại FAO (2001),
Fishbase (2011), ) Itis (2011) và Vương Dĩ Khang (1963)
2.2. Phân bố và môi trƣờng sống
Các loài cá thuộc giống cá dìa Siganus (Forsskal,1775) là những loài rộng muối,
trong môi trường từ nước lợ đến nước mặn (Võ Văn Phú, 2001). Chúng thường
sống ở vùng nước ấm thuộc Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương như:
Quần đảo Andaman, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam,
Ryukyu, miền Nam và Đông Trung Quốc và Tây Đài Loan, Philippines và Palau
(Fishbase, 2010; Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006). Cá dìa thường
rất dễ phân biệt với các loài cá khác bằng gai vây lưng và gai vây bụng đặc biệt
nhiều (Vương Dĩ Khang, 1963).

Cá dìa tro Siganus fuscescens sống ở vùng ven bờ nước cạn, nơi có độ sâu
khoảng 1,6 m, phân bố từ vùng nước lợ nhạt đến vùng nước mặn (từ 1‰ – 35‰)
chịu được độ mặn thấp. Cá con trú ở vùng rong biển gần các cửa sông, cá lớn
theo thủy triều đi vào hoặc ra các sông, nhưng cũng có ở những vùng nước sâu
tới 6 m có rạn đá ngầm gần bờ (Võ Văn Phú, 2001). Nền đáy là cát bùn hay rạn
đá. Một số loài phân bố ở vùng biển sâu hơn thậm chí có nơi có độ sâu đến 50m
(Park, 1797) thường tìm thấy loài này từ Vịnh Ba Tư đến vùng In đô - Mã Lai,
phía bắc Quần đảo Ryukyu và phía nam của nửa bắc Australia. Việc xác định các
loài cá dìa rất khó vì sự khác nhau về hình thái giữa chúng rất ít. Các mô tả hiện
có về sự khác nhau giữa các loài phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc của cá sống.
Chúng ta có thể phân biệt chúng dựa vào các đặc điểm về tập tính, màu sắc và
nơi sống (www.longdinh.com).

5


Bảng 2.1: Môi trường sống của một số loài cá dìa
Loài

Môi trường

Nguồn tham khảo

Siganus guttatus

Cá con sống quanh năm ở
rễ cây, bóng râm rừng
ngập mặn, vịnh nước nông
hoặc cửa sông.


Burgan and Zseleczky
1979, Schultz và cộng sự
1953

Alcala 1979, Herre 1953;
Cá trưởng thành sống ven Soh and Lam 1973
biển, nhưng thường ra vào
các song ngòi và cửa sông
Siganus fuscescens

Dải đá ngầm, vùng nước Woodlan,
nông có nhiều thực vật 1966
đáy hoặc vùng nước ven
bờ

Siganus javus

Nước mặn, lợ hoặc nước Paz and Aragones, 1960;
ngọt; có thể bơi vào các Kurup and Samuel 1985;
sông hồ hoặc bến cảng
Here, 1953, de Beaufort
and Chapmn, 1951

1974,

Okada

Nguồn: www.longdinh.com
Theo Fishbase (2011), trên thế giới cá dìa tro phân bố ở vùng Tây Thái Bình
Dương, Hàn Quốc, Japan, quần đảo Ogasawara, Taiwan, Trung Quốc, các nước

ở khu vực Đông Nam Á.

6


Hình 2.1 Vị trí phân bố của cá dìa tro trên thế giới ()

Ở Việt Nam, giống cá dìa phân bố ở tất cả các vùng biển ven bờ do chúng có thể
chịu được sự thay đổi độ mặn khá rộng, nồng độ tối ưu cho sự phát triển và sống
còn của các loài là 10‰, chúng cũng chịu được nồng độ oxy thấp và sự thay đổi
nhiệt độ giữa 23-260 C. Cá dìa con thường được thu thập được nhiều ở các vùng
gần bãi cỏ biển và các vùng rạn. Ngoài ra, cá dìa tro Siganus fuscescens phân bố
ở các vùng biển ven bờ, ở các dãy đá và vùng có nhiều thực vật (Woodlan in
Lam 1974, Okada, 1966), cá dìa công Siganus guttatus phân bố ở các vùng biển
ven bờ từ vịnh Bắc bộ đến vịnh Thái Lan, chỉ có loài Siganus argentus được bắt
gặp ở ngoài khơi đại dương (Nguyễn Hữu Phụng, 1997).
2.3 Đặc điểm hình thái của cá dìa.
Đặc điểm chung giúp phân biệt họ cá dìa Siganidae với các họ cá khác trong bộ
Perciformes được một số tác giả miêu tả như sau:

7


Bảng 2.2. Đăc điểm hình thái chung của họ cá dìa Siganidae

Đặc điểm chung

Tác giả

-


Cơ thể hình bầu dục dài, dẹp hai bên

Vương Dĩ Khang, 1963

-

Miệng bé, không thể co duỗi được.

-

Răng hàm dày, có hai chóp, ba chóp hay có
khía lõm.

-

Thân dẹp bên, cao, thon hoặc mảnh

-

Miệng cân, nhỏ.

-

Vẩy tròn và rất nhỏ.

-

Vây lưng và vây hậu môn có rất nhiều gai
cứng.


-

Vây bụng có hai gai cứng.

-

Đầu không phủ vảy, giới hạn ở phần má.

Nguyễn Phong Hải, 2007

FAO, 2001

Họ cá dìa Siganidae chỉ có một giống Siganus (Vương Dĩ Khang, 1963 và FAO,
2001). Trước đây, cá dìa được xếp vào giống là Teuthis nhưng Woodlad (1973)
đã đề nghị đổi tên thành giống Siganus. Họ cá dìa được Vương Dĩ Khang; FAO,
2001 mô tả như sau:

Hình 2.2. Hình thái giống cá dìa Siganus (Nguyễn Phong Hải, 2007)

D: XIII, 10

A: VII, 9

8

V: II, 3


Thân hình bầu dục dài và dẹt 2 bên, có vẩy tròn rất nhỏ, dài và mỏng; hai bên đầu

ít nhiều đều có vẩy; đường bên đơn giản và hoàn toàn. Mỗi bên lõm đều có hai
cái lỗ mũi
Miệng nhỏ ở trước không co duỗi, xương hàm trước không có cuống; hai hàm
mỗi hàm đều có một hàm răng cắt yếu, dẹt hai bên và nhỏ, răng có hai chóp, ba
chóp hoặc hơi có khía lõm.
Vây lưng có XIII gai khỏe và sắp xếp xen kẻ, ít nhiều đều dẹt trước sau và 10 tia
mềm phân nhánh. Trước gốc gai vây lưng thứ nhất có một gai nhọn chĩa ra phía
trước, ở trên cổ xuyên ra ngoài da. Vây hậu môn gồm có VII gai và 9 tia vây (rất
hiếm khi các cá thể khác nhau về số gai, tia vây lưng và vây hậu môn), gốc tia
vây của vây hậu môn dài bằng bộ phận tia vây của vây lưng; vây ngực hình tròn
lớn vừa; vây bụng ở dưới ngực có hai gai, một gai phía trong của nó có màng liền
với bộ phận bụng, một gai khác ở phía ngoài; có 3 tia vây chia nhánh, ở giữa hai
gai. Vây đuôi bằng phẳng hoặc lõm vào trong hoặc chia náng. Vảy tròn và rất
nhỏ, thỉnh thoảng ở vùng ngực và bụng, và nếu có ở đầu thì chỉ giới hạn ở vùng
dưới ổ mắt trên má.
Các loài sống trong rạn san hô thường có màu sáng và sặc sỡ, các loài khác ít
màu hơn và khi chết thường nổi đốm nâu (Nguyễn Phong Hải, 2007).
Trong Ngư loại phân loại học (1963), Vương Dĩ khang đã tận dụng vào nhiều chỉ
tiêu hình thái để phân loại. Bộ cá vược được phân loại dựa vào bóng hơi của cá
thuộc họ này không có ống; vây có gai, xương hàm thường không tham gia vào
việc làm thành viền trên của vạch miệng. Vây lưng do hai bộ phận làm thành:
một bộ phận do gai làm thành, một bộ phận do tia vây làm thành, hoặc rời ra
hoặc liền lại với nhau, vây bụng phần nhiều ở dưới bụng, cũng có lúc ở dưới
họng hoặc dưới cằm, cũng có một số ít hơi ở sau vây ngực, phần nhiều do một
gai và 5 tia vây làm thành. Đầu và mắt đều đối xứng; vây đuôi thường không quá
17 tia. Ngoài những đặc điểm chung đó còn có đặc điểm riêng để phân biệt thành
các phụ bộ. Phụ bộ cá dìa Siganoidei, vây bụng trong ngoài đều có một cái gai và
tia vây của vây hậu môn có 7 gai (FAO,2001). Ngoài ra, khi khoa học kỹ thuật
phát triển thì những phương pháp phân loại hiện đại ra đời, dùng kỹ thuật photoID để nhận biết các loài động vật ở ngoài tự nhiên dựa vào đặt điểm hình thái học
như vết sẹo trên đầu, hình dạng và màu sắc (Speed et al., 2007; Hồ Văn Tiến et

al., 2007). Kỹ thuât photo-ID được sử dụng như là công cụ phân loại và nghiên
cứu tập tính sống của hai loài cá dìa Siganus javus và Siganus guttatus. Màu sắc
của từng cá thể của cả hai loài được kiểm tra trong suốt quá trình quan sát với các
dấu hiệu nhận dạng dựa vào màu sắc được sử dụng để đánh giá chính xác. Hơn
thế nữa, dấu hiệu hay hoa văn trên cơ thể cũng có thể giúp chúng ta xác định sự

9


giống và khác nhau của các cá thể. Chú ý đến những đặc điểm hình thái, các nhà
ngư loại học không quên dùng những đặc điểm giải phẩu để phân loại nhiều loài
cá: bóng hơi, manh tràng hạ vị, kích thước trứng, số lượng đốt sống,… Pravdin
(1973) cũng đã đưa hình dạng bóng hơi và mối tương quan giữa phần trước và
phần sau (những cá thuộc họ cá chép có bóng hơi gồm 2 túi, ở cá Rutilus rutilus
bóng hơi hơi tù, ở cá Rutilus frisii bóng hơi lại nhọn). Hình dạng và chiều dài của
mấu lồi của bóng hơi của cá tuyết là những đặc điểm tốt để phân biệt cá tuyết Đại
Tây Dương và cá tuyết Thái Bình Dương hay đếm số lượng các manh tràng hạ vị
việc điếm này tương đối khó phải ngâm cồn 70o C hoặc formol sau đó dùng kẹp
để đếm. Số lượng và đặc điểm của que mang cá trong thời gian gần đây càng
ngày càng được các nhà ngư loại học chú ý (Pravdin, 1880).
Đối với công tác nghiên cứu ngư loại học, việc xác định tính đực cái của cá
chiếm một vị trí quan trọng trong phân loại. Chỉ có một số loài cá mới có sự khác
nhau về hình dạng bên ngoài của con đực và con cái. Sự khác nhau về sinh dục
trong thời gian đẻ trứng là thuộc tính của một số loài cá. Những con cá hồi trong
đàn cá đẻ trứng thì có mõm dài hơn con cái và có vây bụng dài hơn vây ngực. Cá
chép trong thời kỳ sinh sản thì có một số loài cá đực có vẩy rất đẹp gọi là “áo
cưới’’, cũng có thể dùng ống thăm trứng để xác định tính đực cái. Nhưng thông
thường thì phải giải phẩu cá mới xác định được tính được tính đực cái dựa vào
các giai đoạn phát triển của buồng trứng có VI giai đoạn (Rahman et al., 2000 ).
2.4. Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh sản.

Theo Võ Văn Phú (2001) giống cá dìa có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhóm này
chủ yếu ăn thực vật. Tuy nhiên, lúc còn nhỏ đa phần đều ăn mồi động vật, cá con
ăn động - thực vật phù du từ ấu trùng đến tảo nhỏ, hai loài ăn chủ yếu là bọt biển
và các loài thân mềm không cuống (Nguyễn Phong Hải, 2007). Cá trưởng thành
thì ăn rong biển thô và tảo có lớp vôi ngoài, và thỉnh thoảng ăn cỏ biển. Chúng ăn
rong biển trên các tản đá như rong bún, và cỏ biển (Trần Ngọc Hải, 2006). Tuy là
loài ăn thực vật, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt cá vẫn có thể ăn nhiều loại thức
ăn khác nhau có nguồn gốc từ thực vật và động vật đặc biệt là chúng cũng phát
triển tốt khi ăn thức ăn công nghiệp (Hồ Thị Bích Ngân, 2006).
Cá con của loài cá dìa Siganus canaliculatus (Park, 1797) sống thành đàn rất lớn
ở những vịnh cạn, và trên những lớp rạn san hô; càng lớn thì đàn cá nhỏ dần, chia
thành nhóm khoảng 20 cá thể trưởng thành. Vào khoảng kỳ sinh sản, thường sinh
sản rộ nhất vào tháng 6- 8 (Võ Văn Phú, 1995) thì xuất hiện những đàn lớn hơn.
Trong khi đó cá dìa công S. guttatus sống chủ yếu ở vùng ven bờ nước cạn; cá
con trú ở vùng rong biển gần các cửa sông, cá lớn theo thủy triều đi vào hoặc ra
các sông; nhưng cũng có ở những vùng nước sâu tới 6 m có rạn đá ngầm gần bờ.

10


Chúng sống theo đàn suốt quãng đời, số lượng cá thể trong đàn từ 10 đến 15 con.
Loài cá này chủ yếu ăn tảo đáy, thức ăn ưa thích là các loài rong biển như rong
bún (Enterophorma prolifera). Sự sinh sản ở các loài sống theo đàn là phối đôi từ
trong đàn vào các giai đoạn nhất định trong tuần trăng. Cá dìa sống theo bầy đàn
vĩnh viễn, đẻ trứng kết dính. Một số loài cá dìa có khả năng thành thục trong
trạng thái nuôi nhốt nếu điều kiện môi trường thuận lợi và đầy đủ thức ăn, thông
thường là sau một năm và có sự khác nhau giữa các loài. Kích cỡ khi thành thục
vào khoảng 10-16 cm. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh sản của loài này cũng rất
thuận lợi. Cá dìa là loài có giá trị kinh tế cao nên đã được chú trọng nghiên cứu
sinh sản bằng những phương pháp hiện đại như phương pháp ELISA, đánh giá sự

tái tổ hợp của hormone GH kích thích sinh trưởng ở cá (Md. Saydur Rahman,
2000) và hàng loạt các nghiên cứu về sinh sản được công bố bởi Lê Văn Dân
(2006), Trương Thế Quang (2008).
2.5. Phƣơng pháp xác định tập tính dinh dƣỡng của cá.
2.5.1. Tƣơng quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn.
Một chỉ số thường được sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan
giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG (Relative length of gut). Giá trị RLG
không những thay đổi giữa các loài khác nhau mà còn thay đổi trong từng cá thể
theo từng giai đoạn phát triển và được tính như sau:
RLG = Chiều dài ruột / chiều dài chuẩn
Theo nhận định của Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm (2004) khi RLG <1: cá
thuộc nhóm ăn động vật, chỉ số này lớn hơn 1 cá ăn thiên về nhóm ăn thực vật.
Giá trị RLG dao động quanh giá trị trung bình cá thuộc nhóm ăn tạp.
Còn theo nhận định của Nikolxki (1963): Li/Ls ≤ 1: cá ăn động vật, Li/Ls = 1-3:
cá ăn tạp, Li/Ls ≥ 3: ăn tạp thiên về thực vật.
2.5.2. Phƣơng pháp phân tích thức ăn trong ruột cá
Thức ăn và tập tính ăn là những thông tin quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy
sản. Các nghiên cứu về thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá thì rất phức tạp và
đòi hỏi nhiều công đoạn phân tích trong phòng thí nghiệm. Do không quan sát
trực tiếp tập tính bắt mồi của cá trong tự nhiên được nên để xác định tập tính dinh
dưỡng của cá cách tốt nhất là phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của
cá.
Theo Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm (2004) có nhiều phương pháp phân
tích thức ăn của cá, có thể chia thành 3 phương pháp chính, đó là:
11


- Phương pháp số lượng: Phương pháp này được thực hiện bằng cách đếm các
loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của cá và được tính theo 4 cách khác
nhau.

+ Phương pháp tần số xuất hiện: Phương pháp này được mô tả như phương pháp
phân tích định tính các loại thức ăn cũng như cho biết tần suất của từng loại thức
ăn riêng biệt xuất hiện trong ruột cá. Trong phương pháp này số lượng ống tiêu
hóa hiện diện từng loại thức ăn riêng biệt được quy đổi ra phần trăm (%) trên
tổng số ống tiêu hóa cá được quan sát. Phương pháp này được tiến hành theo 2
bước.
Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ được
liệt kê thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại
thức ăn trong từng ống tiêu hóa sẽ được ghi nhận lại.
Bước 2: Số lượng ống tiêu hóa có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ
được cộng lại, cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau đó sẽ
được tính ra phần trăm (%) trên tổng số mẫu quan sát.
Công thức xác định tần số xuất hiện:

Trong đó:

Pi = Ni / N

Pi: Tần số xuất hiện loài i trong ống tiêu hóa cá.
Ni: Số lượng mẫu chứa loài thứ i trong ống tiêu hóa cá.
N: Tổng số lượng mẫu
Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện của
mỗi loại thức ăn trong tổng số mẫu quan sát từ kết quả đó cho phép suy đoán
được tính ăn của cá.
+ Phương pháp số lượng: Trong phương pháp này số lượng của mỗi loại thức ăn
sẽ được ghi nhận và được tính thành % trên tổng số các loại thức ăn hiện diện
trong ống tiêu hóa. Phương pháp này rất có hiệu quả khi nghiên cứu trên nhóm cá
ăn sinh vật nổi, tuy nhiên khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn tạp thì phương pháp
này sẽ bộc lộ nhược điểm do không chú ý đến kích cỡ khác nhau của các loại
thức ăn.

+ Phương pháp tính nhóm thức ăn ưu thế: Phương pháp này giống phương pháp
tính tần số xuất hiện. Sự khác biệt ở đây thay vì ghi nhận tất cả các loại thức ăn
hiện diện trong ống tiêu hóa thì chỉ có loại thức ăn hay nhóm thức ăn chiếm ưu
thế trong ống tiêu hóa được ghi nhận. Sau đó, số lượng ống tiêu hóa có sự hiện
diện của loại thức ăn hay nhóm thức ăn ưu thế sẽ được tính thành % trên tổng số
12


mẫu cá quan sát. Yếu điểm chính của phương pháp này là nhóm thức ăn mà cá ưa
thích nhất có thể bắt gặp với số lượng nhỏ do các tác động của môi trường, trong
khi đó một nhóm thức ăn khác sẽ vượt trội hơn và trở thành nhóm thức ăn ưu thế,
gây sự khó khăn trong việc đánh giá chính xác tập tính dinh dưỡng của loài.
+ Phương pháp đếm điểm: Đây là sự kết hợp giữa số lượng và kích thước để
đánh giá về mặt khối lượng của thức ăn. Điểm số của mỗi loại thức ăn phụ thuộc
vào:
Tần số xuất hiện: Thức ăn thường xuất hiện sẽ có điểm số cao nhất, thức ăn ít
xuất hiện sẽ có điểm số thấp hơn.
Kích cỡ thức ăn: Thức ăn kích cỡ lớn sẽ có điểm cao hơn thức ăn cỡ nhỏ.
Điểm số cho tất cả các loại thức ăn sẽ được kết hợp lại và được tính ra % trên
tổng điểm số các loại thức ăn có trong khẩu phần ăn của cá.
- Phương pháp thể tích: Phương pháp này được xem là thỏa mãn và chính
xác hơn trong việc phân tích ống tiêu hóa của cá. Thực tế có 3 cách phân tích
+ Phương pháp ước lượng bằng mắt: Trong phương pháp này, thức ăn
trong mỗi mẫu ruột cá được đưa về cùng một đơn vị thể tích và mỗi loại thức ăn
được tính ra % theo thể tích (Pearse, 1915; Pillay, 1952). Thức ăn trong mỗi ruột
cá trước tiên được cho vào một thể tích nhất định, lắc thật mạnh để thức ăn được
phân tán đều trong nước. Sau đó lấy một giọt mẫu và quan sát dưới kính hiển vi.
Diện tích bị chiếm của mỗi loại thức ăn được xác định theo đơn vị mà người
quan sát qui ước. Mỗi mẫu ruột cá quan sát ít nhất 10 giọt, sau đó lấy giá trị trung
bình cho mỗi loại thức ăn.

+ Phương pháp tính điểm: Phương pháp này cơ bản giống với pương pháp
ước lượng bằng mắt, tuy nhiên thay cho việc ước lượng diện tích mỗi loại thức
ăn được ước định bằng điểm số căn cứ trên thể tích của chúng.
+ Phương pháp thay thế: Phương pháp này được xem là chính xác nhất
trong các phương pháp thể tích. Trong phương pháp này thể tích của mỗi loại
thức ăn được đo bằng thể tích nước bị thay thế bởi thể tích thức ăn trong một ống
xi lanh (ống đong). Phương pháp này thích hợp trong việc phân tích dạ dày của
các loài cá ăn thịt. Thể tích của mỗi loại thức ăn cũng được tính thành % trên
tổng thể tích dạ dày.
- Phương pháp trọng lượng: Tương tự phương pháp thể tích, tuy nhiên
thay cho việc xác định thể tích thức ăn thì trọng lượng khô của mẫu và của mỗi
loại thức ăn sẽ được xác định, sau đó tính ra tỷ lệ % trên tổng trọng lượng mẫu
quan sát

13


Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Mẫu vật
Mẫu các loài cá dìa tro tươi dùng cho nghiên cứu được thu mua từ ngư dân đánh
bắt từ các thủy vực tự nhiên và được lưu trữ ở phòng thí nghiệm Nguồn lợi của
Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
3.1.2 Dụng cụ, vật tƣ và hóa chất.
Một số dụng cụ được sử dụng cho phân tích các chỉ tiêu hình thái phân loại và
dinh dưỡng của cá dìa tro bao gồm:
- Bàn đo cá, thước đo kỹ thuật
- Giấy bóng mờ, viết chì, viết lông dầu
- Cân điện tử
- Bộ dụng cụ giải phẩu: Pel, dao mổ, kéo giải phẩu, kim và ống tiêm.

- Thùng nhựa, thau nhựa, cal nhựa, khay nhựa, thùng trữ lạnh.
- Găng tay, khẩu trang, kính nhựa.
- Máy chụp hình, kính lúp.
- Formon công nghiệp 37%
- Kính hiển vi, kính lúp sinh vật
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 05/2011.
3.2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thu mẫu: Mẫu cá phục vụ cho nghiên cứu được thu ở ba chợ Hà Tiên,
Kiên Lương và Bình An thuộc vùng biển Hà Tiên – tỉnh Kiên Giang (Hình 3.1).

14


Hình 3.1 Địa điểm thu mẫu (www.kiengiang.org.vn)

3.2.2 Phƣơng pháp thu và xử lí mẫu
Mẫu cá dìa dùng cho nghiên cứu được thu mua định kỳ mỗi tháng một lần từ các
ngư dân đánh bắt ở các thủy vực tự nhiên ở vùng biển Hà Tiên – Kiên Giang.
Mẫu cá phải còn tươi, không dị hình, còn đầy đủ các vây, tia… để phân tích các
chỉ tiêu hình thái phân loại bên ngoài và hình thái giải phẩu bên trong cơ thể cá.
Cá được thu với các kích cỡ khác nhau, mỗi đợt thu ít nhất 30 mẫu. Mẫu cá sau
khi thu xong sẽ được rửa sạch, bảo quản lạnh. Sau đó, mẫu cá được chuyển về
lưu trữ và phân tích ở phòng thí nghiệm Nguồn lợi của khoa Thủy sản, Trường
đại học Cần Thơ.
3.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu
3.3.1 Đặc điểm hình thái phân loại bên ngoài cơ thể.
Các chỉ tiêu hình thái phân loại được phân tích dựa theo phương pháp của

Pravdin (1973), Nguyễn Bạch Loan (2004), Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm
(2004).
Các mẫu cá dìa sẽ được đánh số, sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu hình thái
cấu tạo bên ngoài theo trình tự sau:
- Quan sát màu sắc, hình dạng và miêu tả đặc điểm các cơ quan bên ngoài.
- Xác định khối lượng cá.

15


- Đo các chỉ tiêu: chiều dài tổng (Lt), chiều dài chuẩn (Ls), chiều cao thân (Hb),
chiều dài đầu (Lh) đường kính mắt (Diae), khoảng cách giữa hai mắt (Dia2e),
chiều dài mõm (Lsn), chiều dài cuống đuôi (Lp), chiều cao cuống đuôi (Hp)
- Lập các tỉ lệ: Ls/ Hb; Diae/Ls; Dia2e/Ls; …
- Đếm số tia vi lưng (D), vây ngực (P), vây bụng (V), vây hậu môn (A); và số
lượng lược mang ở cung mang thứ nhất I (Gr).
Sau đó, cá dìa được định danh theo FAO (2001), Vương Dĩ Khang (1963). Ngoài
ra còn tham khảo thêm dẫn liệu cập nhật từ Fishbase (2011) và Itis (2011).
3.3.2 Đặc điểm hình thái giải phẩu các cơ quan bên trong.
Sau khi quan sát các chỉ tiêu hình thái bên ngoài, mẫu cá sẽ được giải phẩu để
khảo sát hình thái cấu tạo của các cơ quan bên trong cơ thể. Đặc điểm hình thái
giải phẩu được khảo sát tập trung chủ yếu vào các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa và
hệ hô hấp, hệ tiết niệu – sinh dục.
- Hình thái cơ quan hô hấp gồm: Hình dạng, màu sắc, và vị trí của mang,
hình dạng cấu tạo của các cơ quan có thể tham gia hô hấp: bóng hơi, màng nhầy
xoang miệng hầu,…
- Các chỉ tiêu hình thái của cơ quan tiêu hóa gồm: Hình dạng, màu sắc, vị
trí, cách sắp xếp và kích cỡ các cơ quan thuộc ống tiêu hóa như miệng, răng, lược
mang, thực quản, dạ dày, ruột, gan, mật, cách sắp xếp và chiều dài của ruột.
- Quan sát và mô tả các cơ quan thuộc hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục để

phân biệt đực cái.
3.3.3 Đặc điểm dinh dƣỡng
3.3.3.1 Tƣơng quan chiều dài ruột với chiều dài chuẩn
Từ chiều dài ruột, chiều dài chuẩn, dự đoán tính ăn của cá bằng chỉ số RLG
(Relative Length Of The Gut)
RLG = Chiều dài ruột / Chiều dài chuẩn
Sau khi quan sát hình dạng bên ngoài, hình thái giải phẩu các cơ quan bên trong.
Ống tiêu hóa của cá sẽ được cắt ra, ngâm vào formon 2%. Thức ăn trong ống tiêu
hoá sẽ được lấy ra pha loãng trong nước cất, lắc đều và lấy hai đến ba giọt nước
mẫu đưa lên lame, đậy lại bằng lamel và xem dưới kính hiển vi. Sau đó, thành
phần thức ăn tự nhiên trong ống tiêu hóa được phân loại. Các loài tảo sẽ được
định danh theo tài liệu của Akihiko Shirota (1966), ngoài ra còn dựa vào tài liệu

16


×