Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của nam cao trước cách mạng tháng tám 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 160 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ THỊ THU CHINH

CÁI BI TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VIẾT
VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN CỦA NAM CAO
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. HỒ THỊ XUÂN QUỲNH

Cần Thơ, năm 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG


TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM – 1945
1.1. Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao (1917 – 1951)
1.1.1. Tiểu sử
1.1.2. Quan niệm sáng tác
1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
1.2.1. Thời kì trước cách mạng tháng Tám
1.2.2. Thời kì sau cách mạng tháng Tám
1.3. Đề tài người nông dân là một trong những đề tài lớn trong sự nghiệp sáng tác
của Nam Cao

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN VẬT NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN
NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM – 1945
LUÔN SỐNG TRONG CÁI BI
2.1. Giới thuyết về cái bi
2.1.1. Khái niệm về cái bi
2.1.2. Cái bi trong nghệ thuật
2.1.3. Các dạng bi khác nhau

2


2.2. Biểu hiện của cái bi trong truyện ngắn viết về nhân vật nông dân của Nam
Cao
2.2.1. Các nhân vật nông dân Việt Nam trong truyện ngắn của Nam Cao trước
cách mạng tháng Tám – 1945 là những con người có nhiều nhu cầu, khát vọng
chân chính
2.2.2. Những nhu cầu, những khát vọng chân chính của các nhân vật nông dân
Việt Nam trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám – 1945 đều
không thể thực hiện được dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến


PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khuynh hướng hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã có những đóng
góp tích cực trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tên tuổi của những nhà
văn hiện thực vẫn còn sống mãi trong lòng độc giả qua bao thế hệ như Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Hiển, Nam
Cao… Và một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc được nhiều người biết đến
là Nam Cao. Như chúng ta đã biết bối cảnh xã hội giai đoạn 1930 – 1945 vô cùng
tăm tối, cả dân tộc bị đắm chìm trong đêm trường nô lệ. Cuộc sống của nhân dân
Việt Nam vô cùng khốn khổ, lầm than. Bằng cảm quan hiện thực nhạy bén và trái
tim nhân đạo cao cả, Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào tận những ngõ
nghách, những góc khuất để phản ánh cuộc sống bần cùng, tối tăm của xã hội lúc
bấy giờ. Vì thế khi nói đến sáng tác của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa
dạng của một ngòi bút đầy tài năng. Hai đề tài chính trong sự nghiệp sáng tác của
Nam Cao là viết về đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài viết về cuộc sống đói khổ,
bần cùng của những người nông dân, những con người “thấp cổ bé họng” trong xã
hội. Khi nhắc đến Nam Cao, người ta thường liên tưởng đến nhân vật Hộ trong tác
phẩm Đời thừa với những giằng co, mâu thuẫn trong tâm hồn. Hay về người nông
dân, chúng ta thường nghĩ ngay đến Chí Phèo là một người nông dân bị bần cùng
hóa, bị lưu manh hóa và tiếng kêu đau đớn của Chí Phèo muốn làm người lương
thiện (Chí Phèo). Sức sống mãnh liệt của những nhân vật đó đã làm nên tên tuổi
của Nam Cao sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả.
Khi người viết chọn đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông

dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” xuất phát từ lòng yêu mến,
cảm phục tài năng và quan điểm vì nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn với thái độ
dám nhìn vào sự thật nên đã có những trang viết thật độc đáo và sâu sắc về cuộc

4


sống của những con người sống trong xã hội đen tối giai đoạn 1930 – 1945. Nam
Cao suốt đời chiến đấu với cái ác cái xấu để bảo vệ những cái tốt đẹp và bảo vệ
tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã đặt ra cho cuộc đời mình: “Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa).
Nam Cao đã góp phần đáng kể vào việc hình thành nhân cách của những người
cầm bút chân chính. Bên cạnh sự yêu thích muốn tìm hiểu về tác gia Nam Cao,
người viết chọn đề tài này cho thấy được sự mới mẻ, độc đáo cũng như sự chân
thành của ngòi bút hiện thực Nam Cao khi viết về người nông dân. So với các nhà
văn hiện thực cùng thời đều viết về cái khổ về mặt vật chất nhưng Nam Cao có
phần tiến bộ hơn khi ông tìm hiểu những cái khổ về mặt tinh thần. Người nông
dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến không những thiếu thốn về mặt vật
chất mà thiếu thốn cả về mặt tinh thần. Cái khổ về vật chất có thể nguôi ngoai
được nhưng cái khổ về mặt tinh thần thì nó lại càng đáng sợ hơn. Người viết hi
vọng qua việc thực hiện đề tài này cũng là dịp để người viết có điều kiện tiếp xúc,
đánh giá tác phẩm và hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm viết về người nông dân
của Nam Cao, một nhà văn hiện thực xuất sắc và là một tác gia lớn của dân tộc
Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Khi viết về tác gia Nam Cao đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với những trang
viết hay, sâu sắc và độc đáo. Những trang viết ấy chan chứa tình cảm chân thành
xuất phát từ lòng yêu thương, kính phục của các nhà nghiên cứu đối với tác gia
Nam Cao. Những bài nghiên cứu đó thường xoáy sâu vào cả nội dung và hình thức

nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao. Hai mảng đề tài khơi nguồn bất tận
cho biết bao thế hệ độc giả muốn tìm tòi, nghiên cứu về tác phẩm của Nam Cao là
đề tài trí thức tiểu tư sản và đề tài người nông dân. Mỗi nhà nghiên cứu đều có một
cách nhìn, cách cảm riêng khi nghiên cứu về những “đứa con tinh thần” của Nam
Cao. Đặc biệt ở đây người viết muốn tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài
người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao để lấy đó làm tư liệu quý báu cho

5


quá trình nghiên cứu về đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông
dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945”.
Đầu tiên xin được tìm hiểu những bài nghiên cứu về đề tài người nông dân ở
phương diện nội dung. Trong quyển Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học,
năm 1997 của Hà Minh Đức, tác giả nghiên cứu những sáng tác viết về người
nông dân của Nam Cao với những cuộc đời, những số phận bi thảm, đáng thương
của những con người “thấp cổ bé họng” trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Hà
Minh Đức đã đi vào phân tích, đánh giá, đưa ra những dẫn chứng chi tiết để làm
bật nổi lên số phận bi thảm của người nông dân: “Bằng cách thể hiện chân thật
những cảnh đời tủi cực, nghèo khổ nơi xóm thôn, Nam Cao đã đề cập được quá
trình bần cùng hóa. Kết quả khốc hại của chế độ bóc lột người, của một bộ máy
thống trị vô cùng hà khắc” [3; tr. 52]. Nội dung thể hiện chủ yếu trong bài viết của
là nói về nỗi khổ, nỗi đau cùng cực của người nông dân mà nguyên nhân sâu xa là
do chế độ xã hội gây ra. Và làng Vũ Đại như là một hoàn cảnh điển hình trong
những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao. Vì làng Vũ Đại là nơi bộc lộ
những ung nhọt và những cảnh tượng đáng thương của những kiếp người sống
trong xã hội Việt Nam giai đoạn tiền cách mạng. Hay trong quyển Nam Cao – một
đời người, một đời văn, Nxb Giáo dục năm 1997, Nguyễn Văn Hạnh cho rằng
“Tấm lòng của Nam Cao, nỗi đau đời của Nam Cao, khát khao khôn nguôi của
Nam Cao về một cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn đối với con người, sự hiểu

biết và lòng chân thành của Nam Cao đối với những điều ông viết ra luôn luôn lay
động mạnh mẽ con người, khiến con người phải nhìn kĩ hơn vào chính mình và
cuộc sống xung quanh để sống nhân ái hơn, có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn”
[8; tr. 42]. Hoàng Ngọc Hiến khi nghiên cứu những tác phẩm viết về người nông
dân của Nam Cao, ông cũng có bà viết “Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
truyện Chí Phèo” trong quyển Văn học và học văn, Nxb Văn học – H năm 1997.
Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét “Trong “Chí Phèo” qua cuộc sống của làng Vũ
Đại, tác giả đã làm nổi bật một số nét cơ bản trong hoàn cảnh lớn của nông dân
Việt Nam thời bấy giờ. Bọn thống trị cũng như người lao động bị tha hóa, những
6


chất độc ở ngay trong sự sống thấm vào máu từng người, vùi dập những gì tốt đẹp
và kích thích những gì nhỏ nhen, xấu xa trong con người” [11; tr.196]. Hay trong
quyển Nam Cao – Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học năm 1998, Nguyễn Văn
Hạnh khi nghiên cứu về đời sống của người nông dân thông qua những sáng tác
của Nam Cao thì ông có nhận định sau: “Họ thuộc thế giới của những người cùng
khổ ở “dưới đáy” của xã hội, những con người bị tha hóa, bị què quặt, cả về thể
xác lẫn tinh thần, bị áp bức, bị hành hạ vì tối tăm mặt mũi lo chạy ăn từng bữa, vì
sự bế tắc mục ruỗng của xã hội, vì sự hèn nhát, sợ hãi của chính mỗi người” [10;
tr. 179]. Cũng nói về vấn đề nhân cách của người nông dân khi phải đối mặt với
cái đói cái nghèo thì Lê Đình Kỵ đã viết: “Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh
lạ thường quá trình lưu manh hóa của một số quần chúng cơ bản trong hoàn cảnh
bị đè nén, áp bức, bốc lột của xã hội cũ” [33; tr.108]. Đau xót và thương cảm
trước nỗi đau bị tước đoạt nhân phẩm của người nông dân, Vũ Dương Quỹ đã đi
vào nghiên cứu về những quá trình đi tìm lại nhân cách bị đánh mất: “Miêu tả số
phận người nông dân chính là quá trình đi tìm nhân cách của họ” [33; tr.185]. Tác
giả đã định nghĩa con đường tìm nhân cách mà nhà văn Nam Cao hướng nhân vật
của mình vươn tới: “Chí Phèo – Con đường tìm nhân cách của người thanh niên
Chí Phèo là đi tìm lại cuộc đời” [33; tr.185] hay “Con đường thứ hai đi tìm nhân

cách là con đường của Lão Hạc (trong truyện ngắn Lão Hạc) xin tạm gọi là con
đường của tình thương và danh dự” [33; tr. 186 – 187]. Từ nguyên nhân nghèo
khổ, bị xã hội áp bức, người nông dân đã không giữ được nhân phẩm của mình
trước hoàn cảnh nên họ bị biến chất, bị tha hóa và lâm vào bi kịch của những con
người bị bần cùng hóa, bị lưu manh hóa. Lê Đình Kỵ đã xót xa, thương cảm đối
với quá trình con người bị tha hóa biến chất và ông đã cảm thông sâu sắc với nỗi
đau của họ: “Quần chúng nghèo khổ dù hiện ra dưới màu sắc sáng sủa hay u ám,
ý nghĩa khách quan của truyện ngắn Nam Cao vẫn là một: phải cứu lấy cuộc
sống, phải bảo vệ con người” [33; tr.110]. Cũng nói về cái khổ của người nông
dân, trong quyển Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Hội nhà văn
năm 2003 của tác giả Trần Mạnh Thường, ông có nhận xét “Nam Cao tài năng đã
7


dựng nên được bức tranh hiện thực về nông thôn Việt Nam bị bần cùng thê thảm
vào những năm 1940 – 1945 và vì vậy ông được coi là nhà văn của nông dân” [34,
tr.530]. Nghiên cứu về đề tài người nông dân thì đa số những bài nghiên cứu đều
xoáy sâu vào hai nội dung chính đó là cuộc sống nghèo khổ và vấn đề về nhân
phẩm của họ. Về vấn đề nhân phẩm của người nông dân trong quá trình đấu tranh
với cái nghèo, cái đói cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu.
Viết về miếng ăn và cái đói thì Nguyễn Đăng Mạnh trong quyển Nhà văn Việt
Nam hiện đại: Chân dung và phong cách, Nxb Văn học năm 2006 đã nêu lên nhận
định ở cuối bài viết: “Tác phẩm của Nam Cao là tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm,
nhân tính của con người đang bị cái đói và miếng ăn làm tiêu mòn đi, thui chột đi,
hủy diệt đi” [23; tr. 247 – tr. 248]. Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định chính
miếng ăn và cái đói là hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến người
nông dân. Cũng chính vì miếng ăn và sự nghèo đói đã khiến họ lâm vào tình trạng
bế tắc không lối thoát và dẫn đến những bi kịch. Hậu quả nghiêm trọng nhất là về
vấn đề nhân phẩm, đạo đức của họ bị đe dọa, bị tước đoạt và bị hủy diệt.
Tiếp theo người viết đi vào tìm hiểu những ý kiến và những công trình

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong ngững truyện
ngắn viết về người nông dân trước cách mạng tháng tám 1945 của Nam Cao.
Trong quyển Văn học Việt Nam hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 1997, Phong Lê cũng tìm tòi và nghiên cứu về giá trị tố cáo xã hội
qua những tác phẩm của Nam Cao. Phong Lê không đi vào hai mảng đề tài chính
trong sáng tác của Nam Cao là viết về đề tài người nông dân và trí thức tiểu tư sản,
ở đây Phong Lê đi sâu vào nghiên cứu những cái nghịch dị trong những sang tác
của Nam Cao. Ông đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn. Qua
việc tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân của
Nam Cao thì Phong Lê đã phát hiện được những nét mới trong những sáng tác của
Nam Cao là ông đã đi sâu với những cái vặt vãnh của cuộc sống đời thường: “Nam
Cao và Sê Khôp đều tìm về một chủ nghĩa hiện thực của đời thường, soi chiếu các
giá tri phổ quát của đời sống vào “những chuyện không muốn viết”, vào những
8


điều tưởng như chi li vặt vãnh” [21; tr.252]. Tuy nhiên, từ những chi tiết vụn vặt,
đời thường mang những nét rất riêng đã có một ý nghĩa khái quát thật sâu sắc: “Vũ
Đại- không chỉ gợi một đơn vị làng với những ao chuôm, những lũy tre, những
vườn chuối, giàn trầu quen thuộc mà còn là sự biểu hiện chung cho sự phong bế,
trì trệ, nhếch nhác của bất cứ một quần thể dân cư nào đó, cả nông thôn và thành
thị” [21; tr.255]. Từ những hình ảnh của những người nông dân trong những sáng
tác của Nam Cao, chúng ta như thấy được cả một xã hội đang ngột ngạt đen tối và
đang quằn quại trong đêm trường nô lệ dưới sự thống trị của thực dân nửa phong
kiến. Cuộc sống của những người nông dân vô cùng nghèo đói, khổ cực và tủi
nhục. Nhà văn Nam Cao đã thấy được cảnh nghèo túng, bần cùng của họ và ông
có một cái nhìn rất trân trọng và cảm thông đối với những người nông dân. Hay
trong quyển Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục năm 1997, Phan Cự
Đệ đã có nhận xét về ngòi bút hiện thực của Nam Cao “Những tác phẩm của Nam
Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân

phong kiến, và thể hiện sinh động than phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu
tư sản nghèo và nông dân những năm 1940 - 1945” [2; tr.471] và Nam Cao là
“Người thư kí trung thành của thời đại, với một bút pháp riêng đầy sáng tạo, Nam
Cao đã đặt ra trước người người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le,
chua chat, những bi kịch đau đớn, vật vã. Thông qua những sáng tác của mình,
Nam Cao đã phản ánh cái khung cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám” [2; tr.475]. Một nhận định cũng không kém phần
quan trọng của Trần Đăng Suyền trong “Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc,
nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn” – Tạp chí Văn học số 6 năm 1998, ông viết “Nam
Cao là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt nam.
Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng
thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông để
lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp
nghệ thuật điêu luyện, độc đáo” [31; tr.63]. Và trong quyển Chủ nghĩa hiện thực
Nam Cao, Nxb Khoa học xã hội năm 2008 của Trần Đăng Suyền, ông đi vào khám
9


phá thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của Nam Cao “Những nhân vật của
Nam Cao là những “con người nhỏ bé”, những con người bình thường trong cuộc
sống hằng ngày. Nhà văn, với một sự cảm thông lớn lao đã chăm chú quan sát
cuộc sống hằng ngày của nhân vật. Cái đói, sự nghèo khổ, bệnh tật, tất cả những
cái đó cứ đeo đuổi, cứ bám riết trên con đường đời của họ. Trong những hoàn
cảnh như vậy, với một sức mạnh nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy
thật cụ thể, sinh động, đầy ám ảnh những cuộc đời và số phận, những nét tâm lí và
tính cách của nhân vật. Chủ nghĩa tâm lí của sự trần thuật đã chi phối mạnh mẽ
và sâu sắc đến toàn bộ tổ chức của tác phẩm, từ cốt truyện, kết cấu, xung đột đến
không gia và thời gain nghệ thuật” [32; tr.41 – tr.42]. Nhìn chung, các bài nghiên
cứu trên của các tác giả thì đều có điểm chung là: đều nói về cái khổ về cuộc sống
vật chất và cái khổ về cuộc sống tinh thần của người nông dân trong những sáng

tác của Nam Cao. Các tác giả đưa ra hàng loạt những cái khổ của người nông dân
khi sống trong chế độ thực dân phong kiến. Và những tác động ghê gớm của cơ
chế xã hội đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của những người nông dân và
ảnh hưởng đến cả một bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Nó đã đẩy
đời sống của người dân rơi vào cảnh bần cùng, ngõ cụt và không có lối thoát.
Đồng thời các tác giả còn làm bật nổi lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
nhà văn Nam Cao trong những sáng tác viết về đề tài người nông dân.
Vì có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về đề tài người nông dân trong những
sáng tác của Nam Cao đã tạo cho người viết có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu,
học hỏi, đối chiếu và so sánh. Từ việc kế thừa những ý kiến của các tác giả trên
đồng thời người viết đã tham khảo rất nhiều tài liệu viết về Nam Cao, người viết
xin được dựa vào những tư liệu quý giá đó để làm cơ sở khách quan cho bài
nghiên cứu của mình. Tiến trình thực hiện bài nghiên cứu đề tài: “Cái bi trong
những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám
1945”. Bước đầu người viết đi vào tìm hiểu đề tài người nông dân trong những
sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đây vốn là một đề tài
quen thuộc của các nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai
10


đoạn 1930 – 1945. Và người viết sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tìm hiểu khái niệm,
những phạm trù mĩ học của cái bi và những biểu hiện của cái bi trong những sáng
tác của Nam Cao khi viết về người nông dân. Khi đi vào tìm hiểu người nông dân
dưới chế độ thực dân nửa phong kiến ta sẽ thấy được những bi kịch đau khổ của
những con người đáng thương trong xã hội. Tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao
được dựa trên hai bình diện: tốt và xấu, thiện và ác, tìm ra bản chất lương thiện
của những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Đồng thời cũng đi sâu vào
tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm cho người nông dân bị tha hóa, bị
bần cùng hóa và những bi kịch về những kiếp người sống dưới đáy của xã hội. Đi
sâu vào những bi kịch về vật chất cũng như bi kịch về tinh thần của người nông

dân sẽ thấy được một tấm lòng nhân đạo của Nam Cao khi viết về họ. Thông qua
đó người viết nhằm tìm kiếm những nét mới mẻ, những tư tưởng hiện thực của
Nam Cao khi viết về những số phận của người nông dân với những bi kịch về số
phận và cuộc đời. Người viết hi vọng sẽ gặt hái nhiều thành công khi chọn nghiên
cứu đề tài: “Cái bi trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám 1945”.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám là một đề tài quen
thuộc trong những sáng tác của những nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện
thực phê phán. Hình ảnh người nông dân được các nhà văn khắc họa một cách
chân thật, sinh động qua ngòi bút hiện thực đầy sáng tạo và độc đáo. Mỗi nhà văn
có cái nhìn riêng về người nông dân. Các nhà văn hiện thực phê phán tuy cùng
cảm quan hiện thực nhạy bén nhưng việc thành công của những trang viết còn phụ
thuộc rất nhiều vào tài năng, tấm lòng và sự nhiệt huyết của từng ngòi bút. Đặc
biệt Nam Cao có những trang viết về người nông dân rất đa dạng, phong phú và
chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông. Khi viết về người nông dân
thì Nam Cao thường viết về những cái khổ, những bi kịch về số phận của những
người nông dân sống trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Người nông dân bị
đàn áp, bị xô đẩy vào những sự cùng cực và rơi vào bi kịch của số phận những
11


người nghèo khổ bất hạnh. Vì thế nhà văn Nam Cao được xem là một trong những
nhà văn hiện thực có nhiều sáng tác hay và độc đáo khi viết về mảng đề tài người
nông dân. Đặc biệt là viết về những cái khổ, cái tủi nhục và những kết cục bi thảm
của những số phận bất hạnh của người nông dân. Khi nghiên cứu đề tài: “Cái bi
trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám 1945”, người viết dựa trên bình diện so sánh, đối chiếu với những sáng
tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi

Hiển… cũng như những tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn khi viết về đề
tài người nông dân như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo… để
thấy được những điểm khác biệt giữa các nhà văn khi viết về người nông dân.
Đồng thời, người viết vận dụng cái bi – một phạm trù mĩ học vào việc luận giải cái
bi của những cuộc đời các nhân vật nông dân mà Nam Cao đã miêu tả trong những
truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám – 1945. Từ đó, giúp người viết nhận rõ
cái bi của các nhân vật nông dân Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến
được nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao khắc họa trong những sáng tác của ông.
Từ đó thấy được giá trị hiện thực đặc biệt là giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện
ngắn viết về đề tài nông dân trước cách mạng tháng Tám của nhà văn Nam Cao.
Và việc nghiên cứu về đề tài này, người viết nhằm mục đích là để lại tư liệu quý
giá cho bản thân trong quá trình công tác sau này.

4. Phạm vi nghiên cứu
Từ một nhà văn chân chất, hiền lành và rồi trở thành một người lính anh
hùng đã chiến đấu và đã hi sinh vì quê hương Tổ Quốc . Nam Cao đã để lại cho
đời những tác phẩm có giá trị vừa mang tính tính nhân văn về quyền sống của con
người, đặc biệt là người nông dân (Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Nghèo, Dì
Hảo…) và vừa mang tính tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật (Đời thừa, Giăng
sáng, Sống mòn…). Nam Cao đã viết nhiều về hai đề tài về nông dân và trí thức
tiểu tư sản đã tạo nên nét riêng trong phong cách sáng tác của Nam Cao. Những
sáng tác của Nam Cao thuộc khuynh hướng hiện thực phê phán luôn thu hút nhiều
người thích nghiên cứu, tìm tòi và khám phá. Những công trình nghiên cứu về tác
12


gia Nam Cao của những nhà nghiên cứu sẽ góp phần làm cho những thế hệ hôm
nay và mai sau sẽ hiểu sâu sắc, đúng đắn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những
tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. Với tư cách là một người nghiên cứu,
người viết chọn nghiên cứu về nhà văn Nam Cao, một phần là muốn đóng góp một

ít sự hiểu biết mới mẻ của bản thân về nội dung “cái bi” được thể hiện trong
những sáng tác viết về người nông dân. Đồng thời người viết nghiên cứu về Nam
Cao vì muốn tri ân về những đóng góp to lớn và rất có ý nghĩa của nhà văn đối với
văn học và cuộc đời. Và phạm vi nghiên cứu của người viết là những truyện ngắn
viết về người nông dân của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám - 1945: Chí
Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Đòn chồng, Mua danh, Một bữa no, Một đám cưới, Tư
cách mỏ, Trẻ con không biết đói, Lang Rận, Nửa đêm,… Từ nội dung của những
tác phẩm đó, người viết đi sâu vào tìm hiểu những bi kịch trong số phận của người
nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Qua đó ta sẽ thấy được giá
trị phản ánh hiện thực một cách chân thật và rất cụ thể của Nam Cao. Cũng thông
qua đó ta thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo và những
bài học triết lí mà nhà văn gởi gắm vào trong tác phẩm. Do có rất nhiều tài liệu
tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu nhưng người viết cũng gặp nhiều khó
khăn trong quá trình nghiên cứu. Vì có nhiều người viết về tác gia Nam Cao, viết
về những tác phẩm của ông và có nhiều bài viết hay về nhà văn nên người viết e
rằng đôi khi có sự lặp ý hoặc lặp lại những điều mà người khác đã nói trong những
bài nghiên cứu của họ. Nhưng thay vào đó là những cố gắng cũng như lòng yêu
quý chân thành đối với tác gia Nam Cao thì người viết hi vọng sẽ đạt được nhiều
thành công trong đề tài nghiên cứu này và có thể hoàn thành sớm học phần luận
văn của mình.

5. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi công trình nghiên cứu thì các tác giả đều lựa chọn cho mình một phương
pháp nghiên cứu cụ thể. Vì thế khi người viết chọn nghiên cứu về đề tài: “Cái bi
trong những sáng tác viết về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám 1945” thì người viết đã chọn cho mình những phương pháp nghiên cứu
13


phù hợp với đề tài. Vì phương pháp là vũ khí, là công cụ để vạch ra hướng đi,

đường lối đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Và trong lĩnh vực khoa học
cũng vậy, muốn đạt được hiệu quả cao cho những công trình nghiên cứu thì phải
vạch ra những phương pháp đúng đắn cho cả quá trình nghiên cứu. Phương pháp
và mục đích chính là điều kiện đầu tiên và quan trọng trong mọi hoạt động. Trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì phương pháp được xem là yếu tố quyết định
trong việc đánh giá nhìn nhận vấn đề vì nhờ phương pháp mà chúng ta có thể thấy
được những quá trình tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của họ trong những công
trình nghiên cứu đó. Trong đề tài nghiên cứu về “Cái bi trong những sáng tác viết
về người nông dân của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945” thì người
viết đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học để truyền tải nội dung
mà người viết muốn trình bày về công trình nghiên cứu của mình. Cụ thể những
phương pháp nghiên cứu tiêu biểu và có hiệu quả mà người viết đã sử dụng trong
bài nghiên cứu gồm có những phương pháp sau: Đầu tiên người viết đọc kĩ những
truyện ngắn viết về đề tài người nông dân của Nam Cao, đặc biệt là những truyện
ngắn thể hiện được “cái bi” trong đó để nắm được nội dung chính và giá trị của
từng tác phẩm cụ thể; thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài để hiểu rõ hơn về
“cái bi” và nhất là những “biểu hiện của cái bi” trong tác phẩm viết về đề tài
người nông dân của Nam Cao. Từ đó, người viết tập trung vào phân tích từng loại
bi kịch qua số phận của người nông dân sống trong xã hội thực dân nửa phong
kiến. Đồng thời người viết còn ghi nhận những đóng góp, những nhận định có tính
chất khách quan chính xác của những nhà nghiên cứu trước đó để làm cơ sở, nền
tảng cho việc đưa ra những dẫn luận chung về “cái bi” và những “biểu hiện của
cái bi” trong sáng tác văn học. Để từ đó người viết đi vào lí giải vấn đề cái bi
thông qua từng tác phẩm cụ thể viết về người nông dân. Do đó, ở đề tài này người
viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp cùng với những thao tác
chứng minh, phân tích, giải thích, bình luận. Đồng thời người viết còn vận dụng
phương pháp so sánh, đối chiếu để làm bật nổi vấn đề mà người viết muốn đề cập
đến và để làm sáng tỏ những luận điểm mà người viết đã nêu. Người viết cũng đưa
14



ra những dẫn chứng và bằng lí lẽ, kiến thức, kinh nghiệm sống để chứng minh, lập
luận những vấn đề tiêu biểu mà người viết trình bày.

15


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG
TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM - 1945
1.1. Mấy nét về cuộc đời của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao
(1917 – 1951)
1.1.1. Tiểu sử
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917. Nam Cao quê ở
làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam). Nam Cao sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình trung nông lúc
trước có kết hợp việc buôn bán ít nhiều nhưng về sau bị phá sản. Ông thân sinh
Nam Cao có mở một hiệu đồ gỗ ở phố hàng Tiện – Nam Định, sau vì thua lỗ nên
cửa hàng vỡ, lại trở về nghề làm ruộng. Gia đình Nam Cao sống khá chật vật,
đông anh em và chỉ có một mình Nam Cao được đi học.
Làng Đại Hoàng ở vào một vùng xa phủ, huyện nên đây là nơi tập hợp
nhiều phe cánh, phân chia ngôi thứ, cũng là nơi xảy ra nhiều tệ nạn rượu chè, bài
bạc, người nông dân sống trong cảnh đói nghèo, tủi nhục. Chính quê hương và
hoàn cảnh gia đình đã nuôi dưỡng tâm hồn Nam Cao. Nam Cao luôn bị bệnh tật
giày vò thuộc tạng người “nay ốm mai đau”. Từ nhỏ Nam Cao đã được lên Nam
Định học. Năm 1934, Nam Cao thi trượt Thành chung. Đầu năm 1935, Nam Cao
trở về quê để chữa bệnh. Cũng như đa số thanh niên thời bấy giờ, Nam Cao cưới
vợ khi anh mười tám tuổi. Và đó là ngày 2/10/1935 Nam Cao lập gia đình với bà
Trần Thị Sen. Vợ ông kém hơn ông một tuổi. Hai gia đình ở cùng xã đều sống

bằng nghề nông nghiệp nhưng so về kinh tế thì gia đình bên vợ của Nam Cao có
phần khá giả hơn. Vợ của Nam Cao là một người vợ hết mực yêu chồng và lo lắng
cho chồng nhưng lắm khi cũng khổ vì chồng. Khi vừa cưới vợ xong được một
tháng thì Nam Cao lên Nam Định đi tàu vào Sài Gòn sống và làm việc cho một
16


người cậu là ông Ba Lễ, chủ một cơ sở may đồ Tây cho Pháp. Nam Cao là một cậu
học trò hiền lành nhút nhát nhưng cũng có nhiều điều mơ mộng nên Nam Cao
quyết định theo người cậu vào Sài Gòn sinh sống ấp ủ bao nhiêu ước mơ muốn
theo đuổi nghiệp học tập của mình với hi vọng sẽ được sang Tây du học nhằm để
mở rộng tầm hiểu biết và để học hỏi “Y sẽ vào Đại học đường, y sẽ sang Tây, y sẽ
thành vĩ nhân đem những đổi thay lớn lao đến xứ sở mình” (Sống mòn). Và trong
những năm sống ở Sài Gòn, Nam Cao phải lăn lộn vất vả để kiếm sống, ngoài việc
làm chính thì Nam Cao còn làm rất nhiều nghề khác như chích thuốc ở nhà
thương, sống chung với phu phen, thợ thuyền. Chính những năm tháng lao động
đầy cực khổ này đã giúp cho Nam Cao nhìn thấy và hiểu hết được đời sống khổ
cực bị đọa đày cả về vật chất lẫn tinh thần của những người lao động mà đặc biệt
là tầng lớp tiểu tư sản và tầng lớp nông dân lao động nghèo. Nhưng bao hoài bão
bao ước mơ khát vọng của Nam Cao chưa thực hiện được thì bệnh tật lại đến và
hành hạ thân xác Nam Cao. Nam Cao quay về làng cũ và lúc này thì hoàn cảnh gia
đình lâm vào tình trạng túng quẫn: “Lũ em lúc nhúc rất đông không được học,
không được mặc, thường thường không đến cả ăn, gầy guộc, rách rưới, bẩn thỉu”
(Sống mòn), và một ông bố nát rượu. Tất cả mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình
đều đè nặng lên đôi vai của người mẹ dẩm đang, chịu khó và giàu lòng hi sinh vì
chồng, vì con. Tình trạng xã hội lúc đó không chỉ có gia đình Nam Cao mà hầu
như tất cả những người nông dân quê ông đều lâm vào hoàn cảnh đói khổ, bần
cùng và cơ cực. Bên cạnh sự khốn khổ, bần cùng của người dân là sự nghênh
ngang và nhẫn tâm bóc lột tận xương tủy những người lao động khốn cùng của
bọn địa chủ, cường hào, ác bá trong làng “Đàn em bị bóc lột đến không còn cái

khố để đeo” (Chí Phèo). Đến năm 1938, Nam Cao bị ốm nặng do bệnh tim và tê
thấp nên ông từ Sài Gòn lại trở ra Bắc. Đứng trước bao chông gai và trở ngại của
cuộc sống nhưng bằng sự kiên cường và lòng quyết tâm đã tiếp thêm sức mạnh
cho Nam Cao mạnh dạn ôn lại vốn học cũ và đi thi đậu bằng Thành chung. Sau đó,
Nam Cao xin làm công chức nhưng vì sức khỏe yếu nên không được nhận vào
làm. Và lúc này ông xin vào làm dạy học trong trường tư thục Công Thanh. Chính
17


môi trường dạy học nhiều vất vả của một thầy giáo trường tư nên Nam Cao đã
phần nào hiểu rõ hơn về thân phận của những người trí thức tiểu tư sản nghèo dưới
chế độ thực dân nửa phong kiến. Năm 1940, khi phát xít Nhật xâm lược Đông
Dương thì lúc này Trường Công Thanh bị chúng lấy để làm chuồng ngựa. Lúc này
Nam Cao đành lui về sống một cuộc sống đói khổ, cơ cực và tủi nhục cùng với
những người nông dân lao động nghèo ở làng Đại Hoàng. Để trang trải cuộc sống
và để phần nào giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình Nam Cao phải viết văn để kiếm
sống. Đồng thời qua tác phẩm đó Nam Cao cũng muốn gửi gắm những tâm tư,
tình cảm và cái nhìn của mình đối với thực tại của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1943, Nam Cao tiếp thu được đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản
Đông Dương qua Đề cương văn hóa 1943 và sự giới thiệu của Tô Hoài, Nam Cao
tham gia vào nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật cùng với Tô Hoài, Nguyên Hồng,
Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi… Và từ đó, Nam Cao đã xác định được
quan điểm và lập trường tư tưởng của mình trong sáng tácgắn liền với “nghệ thuật
vị nhân sinh”. Khi cơ sở Văn hóa cứu quốc và Phong trào Cách mạng thanh niên
bị giặc khủng bố, Nam Cao trở về quê và tham gia phong trào Việt minh ở địa
phương. Khi cả nước bước vào cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đầy cam go và
ác liệt, Nam Cao cũng tham gia vào phong trào cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân
và Nam Cao được bầu làm chủ tịch xã. Sau đó, Nam Cao được lên Hà Nội và công
tác ở Hội Văn hóa cứu quốc. Có thời kì Nam Cao được làm thư kí tòa soạn Tạp
chí Tiên phong. Đây là cơ quan ngôn luận của Hội cứu quốc. Cuộc Cách mạng

tháng Tám thành công rực rỡ, cả dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ chuyển sang
thân phận làm chủ đất nước. Nhưng niềm vui thống nhất đất nước không được
trọn vẹn vì bọn thực dân Pháp đã điên cuồng quay đầu lại xâm lược đất nước ta
một lần nữa. Vào ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhân dân cả nước cùng đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp và kháng
chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ. Nam Cao theo tiếng gọi của quê hương theo
đoàn Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc, những năm
kháng chiến chống pháp đầy gian khổ chính là lúc Nam Cao sống và chiến đấu hết
18


mình vì quê hương và tổ quốc. Nam Cao đã tham gia cuộc chiến, va chạm cuộc
sống thực tế của cuộc chiến để có những tác phẩm mang giá trị hiện thực và phản
ánh đúng bản chất của cuộc chiến mà cả dân tộc Việt Nam đang đấu tranh chống
thực dân Pháp. Nam Cao vừa làm biên tập cho báo Cứu quốc Việt Bắc, báo Cứu
quốc Trung Ương, vừa là cộng tác viên tuyên truyền thông tin: viết tin, viết tài liệu
giải thích các chính sách, làm ca dao tuyên truyền, viết truyền đơn địch vận,…
Năm 1948, Nam Cao vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Đông
Dương. Đây là niềm vinh dự và niềm vui lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của người chiến sĩ cộng sản Nam Cao.
Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu Ba,
Nam Cao bị một toán địch phục kích và bắn chết gần bốt Hoàng Đan, Ninh Bình.
Nam Cao ngã xuống giữa lúc ông đang ấp ủ cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương.
Chuyến đi đó nhà văn lấy tư liệu để hoàn chỉnh tác phẩm Làng nhưng ông đã
không kịp thực hiện được hoài bão và khát vọng của cuộc đời mình.
Về con người của nhà văn, Nam Cao là một con người hiền lành, trầm mặt,
nhút nhát đến vụng về, có vẻ như lạnh lùng khó gần. Nam Cao rất khổ tâm về cái
tật “hãi người” và “cái mặt không chơi được” (tên một truyện ngắn) của Nam
Cao. Con người “mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi rụt rè, mỗi lúc lại
đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”. Trước Cách

mạng tháng Tám Nam Cao luôn sống trong tâm trạng đau khổ, u uất, bất đắc chí.
Phần vì ốm yếu, thất nghiệp nên Nam Cao sống lay lắt qua ngày bằng nghề viết
văn và dạy học - là hai nghề bạt bẽo khi đó. Nam Cao viết văn rất sớm và khá
nhiều, tài năng trưởng thành rất nhanh. Nhưng gần mười năm viết văn trước Cách
mạng, Nam Cao hầu như không có vị trí trên văn đàn đương thời. Hầu hết những
truyện dài của Nam Cao đều phải bán bản quyền để rồi vứt đi vào một xó nào đó
cho đến khi bản thảo bị thất lạc.
Nam Cao luôn chất chứa trong lòng tâm sự của người nghệ sĩ “Tài cao
phận thấp chí khí uất” (Tản Ðà) mà đó cũng là tâm trạng “phản kháng mãnh liệt”
của người trí thức tiến bộ với cái xã hội bóp nghẹt cuộc sống con người. Nam Cao
19


không như kẻ khác do bất mãn cá nhân mà hằn học, thù ghét “cả giống người”.
Con người bề ngoài có thể lạnh lùng đó bên trong là một tâm hồn chứa chan yêu
thương đồng loại. Sự gắn bó cảm động đối với bà con dân quê là một tình cảm nổi
bật trong con người Nam Cao. Nhà văn lớn lên trong sự đùm bọc của những người
nông dân nghèo khổ ruột thịt. Ðó là bà ngoại góa chồng năm 22 tuổi, suốt cuộc đời
vất vả và hi sinh vì con vì cháu. Ðó là người mẹ hiền lành lam lũ. Ðó là người vợ
chịu thương chịu khó. Ðó là người dì nuôi đã bế ẵm nhà văn khi còn tấm bé. Hình
ảnh những con người đó được lặp đi lặp lại trong nhiều trang viết đầy tình cảm của
Nam Cao. Các tác phẩm của Nam Cao thường xuất hiện cái làng Ðại Hoàng thân
thiết và gần gũi suốt cuộc đời của nhà văn. Hình ảnh quê hương đã nâng đỡ và chở
che cho nhà văn lúc bi quan, bế tắc và tuyệt vọng. Là một thanh niên tiểu tư sản,
lại sống giữa xã hội đầy xấu xa, Nam Cao không phải không bị ảnh hưởng bởi
nhiều mặt tiêu cực, nhưng điều đáng quý ở Nam Cao là quá trình tự đấu tranh
nghiêm khắc với bản thân mình để vươn lên, vượt ra khỏi cuộc sống tầm thường,
nhỏ nhen của cuộc sống. Từ đó nhà văn dần vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái cao
thượng trong cuộc sống đời thường của xã hội đương thời.


1.1.2. Quan niệm sáng tác
Về quan niệm sáng tác của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao, Nam
Cao ước mơ sáng tác từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông đã có thơ, truyện
cười, truyện ngắn, kịch vui... đăng báo từ năm 1938. Là một người cùng thời với
sự phát triển của văn học lãng mạn ở Việt Nam nên Nam Cao ít nhiều chịu ảnh
hưởng của văn học lãng mạn thoát ly. Thơ của Nam Cao nặng về nỗi buồn vu vơ.
Nhưng truyện ngắn Nam Cao lại hướng vào việc đề cập đến cảnh ngộ đau khổ
trong xã hội của những kiếp lầm than trong xã hội như: Một cô đào hát chết gục
trên sân khấu (Cảnh cuối cùng). Một diễn viên xiếc nghèo bị tình phụ đã giết chết
người tình rồi tự sát khi biểu diễn (Hai xác chết). Hai chú bé thổi kèn Si-ca-gô và
nhào lộn trên đường phố (Hai đứa trẻ). Thời kỳ này khuynh hướng phê phán xã
hội cũng đã rõ nét ở Nam Cao như trong truyện ngắn Nghèo, Ðui mù, Một bà hào

20


hiệp… Chủ nghĩa hiện thực thật sự được khẳng định ở truyện ngắn Chí Phèo của
nhà văn Nam Cao.
Trong số những nhà văn hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945,
Nam Cao là người có trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình. Suốt cuộc đời lao
động văn chương nhà văn luôn suy nghĩ “Sống và viết” Nam Cao sớm nhận biết
tính chất giả dối phù phiếm của thứ văn thơ “thơm tho” tràn trề “những ánh trăng
lừa dối”. Nam Cao đã kiên quyết đoạn tuyệt với thứ văn chương đó và đi đến với
chủ nghĩa hiện thực. Với Nam Cao từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn tức là từ bỏ con
đường thoát li hưởng lạc ích kỷ; lựa chọn chủ nghĩa hiện thực có nghĩa là trở về
chỗ đứng của mình trong những người nghèo khổ ruột thịt. Nhà văn đã xác định
được vai trò, vị trí mình đối với việc phản ánh hiện thực với những bất công ngang
trái. Những tác phẩm hiện thực của ông phần lớn tái hiện làng quê của ông. Đó là
hình ảnh người bà, người mẹ, người dì mà nhà văn đã gắn bó từ thuở thiếu thời. Vì
vậy, nó như là một sự tri ân của ông đối với những người nông dân nghèo khổ.

Trong Trăng sáng Nam Cao đã xác lập sứ mệnh cao quý của nghệ thuật trong xã
hội thuộc địa nửa phong kiến, đầy rẫy những áp bứt bất công thời ấy là “nghệ
thuật phải hướng tâm hồn vào đời sống của quần chúng lao khổ dưới đáy xã hội”
bằng việc lắng nghe và đưa những “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than” vào trong sáng tác. Những tác phẩm đều mang nhịp đập của trái tim dạt dào
tình cảm nhân đạo của người nghệ sĩ, trong đó có nhà văn “Chứ không phải là
món giải trí của những người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những chiếc ghế
xích đu nhún nhảy” (Trăng sáng). Đây cũng là một tuyên ngôn cảm động, đanh
thép của quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” cũng là lời tâm niệm chân thành của
nhà văn tiểu tư sản nguyện trở về, chung thủy với quần chúng nhân dân lao động
nghèo khổ. Là một nhà văn chân chính, Nam Cao bao giờ cũng đặt cuộc sống lên
trên nghệ thuật. Nam Cao tự nhủ phải sống cho đúng thì viết mới đúng. Khi thực
dân Pháp trở lại xâm lăng đất nước ta, Nam Cao muốn “vứt cả bút đi để cầm
súng”, nhà văn cảm thấy “Nếu như chưa cầm súng một phen thì cầm bút cũng
vụng về” (Bút ký Ðường Vô Nam - 1946). Với Nam Cao nghệ thuật phải hiện thực
21


cả trong nội dung và hình thức. Tiểu thuyết của Nam Cao hình như không có sự
hư cấu. Vì vậy, đọc văn Nam Cao ta kinh ngạc về tính chân thực, điều đó khiến
cho tác phẩm của nhà văn có sức thuyết phục mạnh mẽ. Về phương diện lao động
nghệ thuật, Nam Cao nhấn mạnh lương tâm người cầm bút, Nam Cao phê phán
nghiêm khắc sự cẩu thả trong nghề văn coi đó là sự “bất lương” là sự “đê tiện”.
Nam Cao thấy hết trách nhiệm của người cầm bút với ý thức trách nhiệm đầy đủ
trước xã hội, phải nổ lực để “hiểu biết, khám phá, sáng tạo”. Đó là những quan
niệm nghệ thuật trải dài trong suốt cuộc đời sáng tác của nhà văn Nam Cao.

1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Nam Cao hi sinh giữa lúc ngòi bút đang ở giai đoạn trưởng thành và chín
muồi để chuyển hướng từ Chủ nghĩa hiện thực phê phán sang Chủ nghĩa hiện thực

XHCN. Sự nghiệp sáng tác của ông có giá trị với khoảng 100 tác phẩm, trong đó
có 60 truyện ngắn và 2 tập truyện dài Sống mòn và Truyện người hàng xóm. Nam
Cao sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

1.2.1. Thời kì trước Cách mạng tháng Tám
Nam Cao bước vào văn đàn hiện thực phê phán từ năm 1936, đây là khoảng
thời gian diễn ra quá trình đấu tranh dằn vặt để lựa chọn quan điểm, khuynh hướng
sáng tác cho riêng mình. Đây cũng là thời kì mà nhà văn Nam Cao đang phiêu bạt
nơi đất khách quê người. Ở Sài Gòn, Nam Cao vừa làm đủ nghề để kiếm sống,
vừa viết báo cho Kịch Bóng ở Sài Gòn, Ích Hữu, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay.
Nội dung của những tác phẩm thời kì này xoáy sâu vào cuộc đời của những con
người sống bằng nghề mua vui cho người khác. Cảnh cuối cùng nói về cuộc đời
của cô đào hát đam mê ca hát, suốt đời cô chỉ biết có nghệ thuật nhưng cuối cùng
cô đã gục chết trên sân khấu với cả giọng hát của mình. Truyện Hai xác chết kể về
một diễn viên nghèo bị tình phụ và anh ta đã giết chết người yêu trong lúc hai
người đang biểu diễn cùng nhau. Những tác phẩm trong thời kì này chưa được
đánh giá cao vì các tác phẩm này chưa đạt đến độ đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật. Lúc này Nam Cao kí tên trên các tác phẩm của mình với các bút danh là:
Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê. Năm 1937, ông gửi in trên Tiểu thuyết
22


Thứ bảy các truyện ngắn: Nghèo, Đui mù. Trên báo Hữu Ích: Những cánh hoa tàn,
Một bà hào hiệp. Thông qua nội dung của những tác phẩm này ta thấy được ngòi
bút Nam Cao đang đi vào khai thác bản chất của cuộc sống và phản ánh hiện thực
cuộc sống. Đây chính là dấu hiệu chuyển mình về khuynh hướng sáng tác trong sự
nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao.
Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tràn vào Việt Nam âm mưu bành trướng và
sở hữu Đông Dương, trường tư thục Công Thanh nơi mà Nam Cao đang dạy học
bị chiếm đóng. Nam Cao buộc thôi dạy và trở về quê nhà và viết truyện ngắn Cái

chết của con Mực gởi cho báo Hà Nội Tân Văn với bút danh là Xuân Du. Năm
1941, là năm đánh dấu sự thành công vang dội và khẳng định tên tuổi của Nam
Cao trong dòng văn học hiện thực phê phán khi Nam Cao đem trình làng tập
truyện ngắn đầu tay Đôi lứa xứng đôi (Tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, sau
được đổi tên là Chí Phèo). Khi tác phẩm này ra đời đã được sự đón nhận nồng
nhiệt của công chúng. Chính sự đón nhận của mọi người đối với tác phẩm Chí
Phèo đã tiếp thêm nghị lực và niềm tin cho Nam Cao tiếp tục sáng tác theo khuynh
hướng văn học hiện thực phê phán. Xã hội Việt Nam trong thời kì này đang đắm
chìm trong đêm trường nô lệ, nhân dân phải sống trong cảnh tối tăm, u ám dưới
chế độ thực dân phong kiến. Bọn thực dân và phong kiến cấu kết chặt chẽ với
nhau nhằm bóp nghẹt đời sống của nhân dân ta. Làng Đại Hoàng – quê hương của
Nam Cao, người nông dân lúc này phải sống trong cảnh bần cùng, cơ cực và
nghèo đói. Bên cạnh đó bọn thống trị còn tranh nhau bóc lột làm cho đời sống của
người dân lâm vào tình trạng bần cùng hóa. Và đây cũng chính là thời điểm mà
Nam Cao cần phát huy hơn nữa ngòi bút hiện thực của mình và trong thời gian dạy
học ở tư thục Kỳ Giang – Thái Bình, Nam Cao đã viết các truyện ngắn: Dì Hảo,
Nửa đêm. Năm 1942, Nam Cao trở về làng và sáng tác hàng loạt các truyện ngắn
như: Cái mặt không chơi được, Nhỏ nhen, Con mèo, Những truyện không muốn
viết, Nhìn người ta sung sướng, Đòn chồng, Trăng sáng, Đôi móng giò, Trẻ con
không được ăn thịt chó. Đồng thời, trong thời gian này ông cũng cho in những
truyện ngắn viết cho thiếu nhi: Những kẻ khốn nạn, Người thợ rèn, Nụ cười, Con
23


mèo mắt ngọc, Ba người bạn. Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi thường được
tập trung miêu tả về những cảnh đời lưu lạc, những mảnh đời bất hạnh, những đời
sống của những đứa trẻ sống đầu đường xó chợ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh
thần. Nam Cao đã viết bằng cả trái tim đồng cảm, thương xót đối với những cảnh
đời bất hạnh của những trẻ thơ vô tội.
Tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập vào Hội văn hóa cứu quốc và ông tiếp

tục cho ra đời các tác phẩm: Mua nhà, Quái dị, Từ ngày mẹ chết, Làm tổ, Thôi đi
về, Truyện tình, Mua danh, Một truyện Xuvơnia, Sao lại như thế này, Mong mưa,
Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Chuyện buồn giữa đêm vui, Điếu văn, Cười, Quên
điều độ, Xem bói, Một bữa no, Ở hiền, Rửa hờn, Rình trộm, Nước mắt, Đời thừa in
trên Tiểu thuyết thứ bảy. Năm 1944, in truyện ngắn Lang Rận, Một đám cưới và
một truyện dài: Truyện người hàng xóm được in trên tờ Trung Bắc chủ nhật, chia
ra làm nhiều kì. Bản thân nội dung của những tác phẩm này không phản ánh xã
hội nhưng thông qua những cảnh đời cùng cực, những số phận bi thảm của những
con người sống trong cảnh đói rách, nghèo khổ để sau cùng lâm vào tình cảnh bế
tác bần cùng hóa, bị tha hóa về nhân cách cho ta thấy được giá trị tố cáo của các
tác phẩm này rất cao. Qua đó, Nam Cao đã vạch trần bộ mặt xã hội thối nát đã gây
ra cho người nông dân bao nhiêu nỗi mất mát và chua cay vô cùng to lớn. Đó là sự
căm hờn đối với những chế độ áp bức, bất công và đàn áp cuộc sống con người
của các thế lực thống trị. Vào tháng 10/1944, Nam Cao hoàn thành tiểu thuyết
Chết mòn (Sau đổi tên lại là Sống mòn). Bộ tiểu thuyết này là cả một quá trình
“chết mòn” của người trí thức tiểu tư sản giữa một xã hội mà suốt ngày phải sống
trong cảnh “áo cơm ghì sát đất”, sống trong những mối quan hệ xấu tốt giữa con
người với con người. Qua Sống mòn, ta thấy được sức mạnh tố cáo xã hội gay gắt
cũng như thấy được những khao khát đổi thay cuộc sống tù túng đó. Cuộc sống
chật vật hằng ngày được thể hiện qua những mâu thuẫn và đời sống nội tâm của
nhân vật Thứ trong tác phẩm: “Lòng Thứ đột nhiên hé lên một tia sáng mong
manh: Thứ tự thấy hi vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này cuộc sống sẽ
dễ chịu hơn, công bình hơn, đẹp đẽ hơn”(Sống mòn). Tháng 8/1945, Cách mạng
24


tháng Tám thành công đất nước về tay nhân dân. Lúc này Nam Cao tham gia cướp
chính quyền phủ Lý Nhân và cho in truyện Mò sâm banh trên tạp chí Tiền phong
(Cơ quan ngôn luận của Hội văn hóa cứu quốc).


1.2.2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945
Trong thời gian này Nam Cao vừa tham gia hoạt động Cách mạng vừa sáng
tác. Năm 1946, Nam Cao tham gia vào đoàn quân Nam tiến và tiếp tục viết Nỗi
truân chuyên của khách má hồng, Đường vô Nam, Cười. Vào năm 1947, Nam Cao
lên Việt Bắc, trong thời kì này ông sáng tác nhật kí Ở rừng. Cuối năm 1947, tiếp
tục viết Nhật kí Ở rừng và cho ra mắt tác phẩm Đôi mắt. Tác phẩm Đôi mắt có ý
nghĩa như một tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép. Tác phẩm nói về vấn đề nhìn
nhận vấn đề của các thế hệ nhà văn lúc bấy giờ. Cụ thể là cái nhìn và cách nhìn
của các thế hệ nhà văn. Nhà văn phải có cái nhìn đúng đắn và tích cực. Tháng
7/1948, Nam Cao có bài viết về vấn đề Vài ý nghĩ về văn nghệ được đăng trên báo
Cứu quốc.
Năm 1948 – 1949, Nam Cao đi thực tế ở vùng đồng bằng, sáng tác truyện
ngắn Bốn cây số cách một căn cứ địch. Tháng 5/1950, ông nhận công tác và làm
việc ở Tạp chí Văn nghệ Việt Nam, và ông đã viết tiểu thuyết Trận đầu về du kích
đồng bằng nhưng ông chưa viết hết phải bỏ dở dang vì ông chưa có thu thập đủ tài
liệu thực tế để viết. Sau đó, Nam Cao đi chiến dịch và viết truyện Chuyện biên
giới. Năm 1951, in tập truyện kí Chuyện biên giới và kịch bản Đóng góp. Ngày
23/9/1951, Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng dự Hội nghị liên khu Ba. Sau đó,
Nam Cao lên liên khu Bốn, rồi tham gia vào đoàn công tác thuế nông nghiệp vào
vùng địch hậu khu Ba. Nam Cao có dự định vừa đi làm nhiệm vụ vừa kết hợp lấy
thêm tài liệu để hoàn thành cuốn tiểu thuyết thai nghén nhưng ông đã chưa thực
hiện được mong ước của mình thì ông đã bị địch phục kích và bắn chết vào ngày
30/11/1951.
Ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám thì nhà văn Nam Cao
đều có những sáng tác hay và đặc sắc. Tuy ở thời kì đầu của quá trình sáng tác
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn nhưng sau đó Nam Cao đã nhanh chóng
25



×