Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một số nhà văn tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN HÀ PHƯƠNG

KHẢO SÁT
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN
QUA MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn:

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

Cần Thơ, 5 - 2011
1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.2. Khái luận chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ
thuật của nhà văn
1.2.1. Yếu tố khách quan
1.2.2. Yếu tố chủ quan
1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn với người sáng tác và với độc
giả
1.3.1. Với người sáng tác
1.3.2. Với độc giả
2. Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu
biểu

2.1. Nguyễn Tuân
2.1.1. Tài hoa
2.1.2. Uyên bác
2.1.3. Thủ pháp đối lập
2.1.4. Bậc thầy về ngôn ngữ
2.1.5. Thành công trong thể tùy bút
2.2. Tô Hoài
2.2.1. Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá thể hiện rất tập trung
2


2.2.2. Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc
2.2.3. Cách quan sát thông minh, cách thể hiện hóm hỉnh và tinh tế
2.2.4. Ngôn ngữ mang đậm tính quần chúng, và đầy tính biểu cảm
2.3. Nguyễn Minh Châu

2.3.1. Khám phá và miêu tả rất chân thật, tỉ mỉ về những ngõ ngách sâu kín
nhất trong tâm hồn con người
2.3.2. Sở trường xây dựng tình huống truyện bất ngờ và biểu tượng nghệ
thuật độc đáo
2.3.3. Điểm nhìn bên trong với cái tôi trần thuật - ngôi thứ nhất
2.3.4. Giọng điệu trữ tình, thâm trầm
Chương 2. YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU

1. Ảnh hưởng của gia đình đối với phong cách nghệ thuật của một số
nhà văn tiêu biểu
1.1. Nguyễn Tuân
1.2. Tô Hoài
1.3. Nguyễn Minh Châu
2. Ảnh hưởng của quê hương đối với phong cách nghệ thuật của một
số nhà văn tiêu biểu
2.1. Nguyễn Tuân
2.2. Tô Hoài
2.3. Nguyễn Minh Châu
3. Ảnh hưởng của thời đại đối với phong cách nghệ thuật của một số
nhà văn tiêu biểu
3.1. Nguyễn Tuân
3.2. Tô Hoài
3.3. Nguyễn Minh Châu

3


Chương 3. YẾU TỐ CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH
NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN TIÊU BIỂU


1. Ảnh hưởng của phương diện tinh thần đối với phong cách nghệ
thuật của một số nhà văn tiêu biểu
1.1. Nguyễn Tuân
1.2. Tô Hoài
1.3. Nguyễn Minh Châu
2. Ảnh hưởng của tài năng nghệ thuật đối với phong cách nghệ thuật
của một số nhà văn tiêu biểu
2.1. Nguyễn Tuân
2.2. Tô Hoài
2.3. Nguyễn Minh Châu
3. Ảnh hưởng của vốn sống, vốn hiểu biết đối với phong cách nghệ
thuật của một số nhà văn tiêu biểu
3.1. Nguyễn Tuân
3.2. Tô Hoài
3.3. Nguyễn Minh Châu
4. Ảnh hưởng của quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật đối với
phong cách nghệ thuật của nhà văn tiêu biểu
4.1. Nguyễn Tuân
4.2. Tô Hoài
4.3. Nguyễn Minh Châu
PHẦN KẾT LUẬN

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống, thật thú vị và có ý nghĩa khi chúng ta tiếp xúc với những người
có phong cách. Và có được một phong cách là ước muốn của nhiều người. Bởi lẽ,

chính phong cách giúp chúng ta nổi bật và để lại ấn tượng sâu sắc đối với người khác.
Thực tế cũng cho thấy rằng, những người thành công và có đóng góp cho tiến bộ của
xã hội đều là những người có phong cách.
Cuộc sống thường ngày là vậy, còn trong văn chương thì phong cách càng đóng
vai trò quan trọng hơn, bởi lẽ “nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo” và “điều còn lại
của mỗi nhà văn là cái giọng nói của riêng mình”. “Cái giọng nói của riêng mình”
hay nói cách khác, đó chính là phong cách của nhà văn. Vì thế, khi tìm hiểu các tác giả
chúng ta không thể không nhắc đến phong cách của họ.
Thế nhưng, việc chỉ ra những nét chính trong phong cách của các nhà văn là
công việc khó khăn, phức tạp và việc lí giải được những yếu tố ảnh hưởng đến phong
cách lại càng khó khăn, phức tạp hơn.
Chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hiện nay khuynh hướng dạy học cũng như ra đề thi (nhất là hệ cao
đẳng - đại học) thường cho đối sánh các sáng tác của các nhà văn để tìm ra những nét
tương đồng và khác biệt. Mục đích là nhằm phát huy khả năng tổng hợp, phân tích, so
sánh của người học. Để làm được điều đó, người học cần nắm rõ phong cách của từng
tác giả, quan trọng hơn là hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ.
Chương trình sách giáo khoa phổ thông và giáo trình giảng dạy đại học hiện tại, cũng
như những tài liệu khác có đề cập đến phong cách của nhà văn, nhưng vẫn chưa nói cụ
thể, thống nhất và rất khó để cho người đọc nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến
phong cách của nhà văn. Mà đây lại là tiền đề quan trọng và là con đường nhanh nhất
để người học có thể lí giải và hiểu sâu sắc, toàn diện về tác giả cũng như những sáng
tác của họ. Vì thế, nếu người học biết được nguyên tắc chung về những yếu tố ảnh
hưởng đến phong cách của nhà văn thì khi gặp bất cứ trường hợp tác giả nào, người
học cũng có cơ sở vững chắc để lí giải.
Thứ hai, xuất phát từ sở thích và đam mê của chúng tôi. Được tìm hiểu các nhà
văn, biết được phong cách độc đáo và lí giải được những yếu tố ảnh hưởng đến phong
5



cách của họ là công việc vô cùng thú vị. Ở đó, chúng ta được học hỏi rất nhiều điều bổ
ích và được suy ngẫm về chính mình trước những tài năng lớn. Đã từ rất lâu, ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, chúng tôi đã ấp ủ và mong muốn được lí
giải những hiện tượng đặc biệt của văn chương là do đâu. Và mong ước đó, ngày càng
lớn và rõ nét hơn, khi chúng tôi được tiếp cận các tác giả nhiều hơn ở bậc đại học.
Cuối cùng, việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu và
những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ sẽ đưa ra những nguyên tắc, những
bài học quý báu giúp người làm nghệ thuật nói riêng, đặc biệt là các nhà văn trẻ tạo
được phong cách của riêng mình trong đời sống văn học vì “nếu tác giả nào không có
lối riêng của mình thì không bao giờ là nhà văn cả” (Sê - Khôp); đồng thời cho tất cả
chúng ta tự tạo cho mình một hình ảnh riêng biệt, không lẫn với người khác trong đời
sống thường nhật, để cuộc sống thêm phần thú vị và ý nghĩa hơn. Xã hội nào cũng cần
những người có phong cách và đặc biệt là ngày hôm nay, xã hội của những người tự
làm chủ vận mệnh, làm chủ tương lai.

2. Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Tuân, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu là ba tác
giả lớn và có vị trí đặc biệt trong nền văn chương Việt Nam. Vì thế, xoay quanh về
cuộc đời, sự nghiệp của ba tác giả này có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu
nói đến. Tuy nhiên, trong đề tài của chúng tôi chỉ đề cập đến phong cách của các nhà
văn và đặc biệt là hướng đến những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của họ.
Có thể nói rằng, tìm hiểu và chỉ ra những nét chính trong phong cách nghệ thuật
của các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn chúng tôi khảo sát thì đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu và tài liệu nói đến.
Về tác giả Nguyễn Tuân, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1 - Bộ Nâng cao đã
chỉ ra những nét chính trong phong cách của Nguyễn Tuân. Hay trong bài viết Nguyễn
Tuân, một phong cách độc đáo và tài hoa, Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra hạt nhân
trong phong cách của Nguyễn Tuân và sự hoàn thiện của phong cách của nhà văn này.
Bên cạnh đó, Phan Cự Đệ cũng có bài viết Nguyễn Tuân - Một phong cách độc đáo
xoay quanh sự chuyển biến trong phong cách và những yếu tố ảnh hưởng đến sự

chuyển biến đó. Trong Nguyễn Tuân - Về tác gia và tác phẩm của Tôn Thảo Miên đã
trích dẫn những bài viết các tác giả Thạch Lam, Phan Cự Đệ, Trương Chính, Đỗ Đức
Hiểu, Nguyễn Ngọc Hóa, Văn Tâm, Hà Bình Trị, Triều Mai, Nguyễn Đăng Mạnh,
6


Hoàng Như Mai, Nguyên Ngọc, Trương Chính, Nam Lộc, Nguyễn Minh Châu, Hoài
Anh về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua các tác phẩm Vang bóng một
thời, Chữ người tử tù, Nguyễn, Sông Đà, Chùa Đàn, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Chúng ta
còn nhận thấy, Trần Văn Châu cũng đã có bài Tờ hoa - Một tùy bút nhỏ của một phong
cách lớn bàn về nét phong cách tài hoa và ngôn ngữ trong văn Nguyễn Tuân. Hay
trong bài viết Nguyễn Tuân, bậc thầy ngôn ngữ của nghệ thuật ngôn từ, Mai Quốc
Liên cũng đã xoay quanh về đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách Nguyễn Tuân. Giáo
trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của tác giả Nguyễn Lâm Điền và Trần Văn Minh
cũng đã nêu cụ thể những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân,
đồng thời tài liệu này cũng đã đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến phong cách
của nhà văn này.
Về tác giả Tô Hoài, trong Tô Hoài - Nhà văn Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ đã
giúp người đọc hình dung ra những nét phong cách của Tô Hoài. Và trong bài viết Tô
Hoài, Trần Hữu Tá cũng đã đề cập đến những nét tiêu biểu trong phong cách của nhà
văn này. Hay giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 của tác giả Nguyễn Lâm Điền
và Trần Văn Minh cũng đã có bài viết về những đặc điểm trong phong cách của Tô
Hoài.
Về tác giả Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy có công trình nghiên cứu Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, đã nói rất sâu sắc về phong
cách Nguyễn Minh Châu qua các phương diện khác nhau về nội dung và nghệ thuật.
Hay Trần Đình Sử đã đề cập đến một nét trong phong cách của Nguyễn Minh Châu
qua tác phẩm Bến quê, một phong cách nghệ thuật giàu chất triết lý.
Còn nhiều tiểu luận, luận văn, giáo trình giảng dạy, những bài nghiên cứu, bài
báo,… nói đến vấn đề này.

Song, những tài liệu, những công trình nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về những
yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của các nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài,
Nguyễn Minh Châu thì ít thấy, có chăng là các bài viết xoay quanh những sự kiện ảnh
hưởng đến quá trình sáng tác và sự nghiệp của các tác giả.
Hơn nữa, việc đề cập đến lí thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách
nghệ thuật của nhà văn thì còn rất ít. Hoặc có đề cập nhưng vẫn chưa thống nhất ý
kiến.
Về ý kiến của các tác giả trong nước, chúng ta thấy:
7


Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1 - Nâng cao của nhóm tác giả Trần Đình Sử,
Hồng Dân, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống chủ biên, trong bài Phong cách văn
học cho rằng phong cách nghệ thuật của nhà văn có cội nguồn từ cá tính sáng tạo và bị
ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách văn học của một dân tộc, một thời đại, một trào lưu,
một kiểu sáng tác,…
Trong Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi cho rằng thế giới quan và phương diện tinh thần là những yếu tố ảnh
hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Trong Lí luận văn học - Tập 3 của nhóm tác giả Phương Lựu, La Khắc Hòa,
Trần Mạnh Tiến cho rằng toàn bộ đời sống tinh thần (tâm lí, khí chất, hứng thú…đặc
biệt là cá tính) quyết định, còn thế giới quan chỉ có tác dụng cảnh giới.
Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ thì Nguyễn Văn Hạnh khẳng định tài
năng, sức mạnh, chiều sâu sự suy nghĩ, cảm nhận của người nghệ sĩ về cuộc sống, sự
tìm tòi không ngừng của người nghệ sĩ, cá tính, tính cách, tâm hồn, cách nghĩ, cách
cảm là những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Hay quyển Nhà văn - Tư tưởng và phong cách trong bài Về quan điểm và
phương pháp tìm hiểu con đường đi của một nhà văn hiện đại, tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh cho rằng nghiên cứu một nhà văn, điều khó khăn và cũng thú vị nhất là miêu tả,
giải thích được con đường nghệ thuật riêng biệt của ông ta (tức là con đường hình

thành phong cách nghệ thuật của nhà văn). Theo tác giả thì hoàn cảnh xã hội - lịch sử,
truyền thống tư tưởng, văn hóa dân tộc, quan điểm nghệ thuật, kinh nghiệm sáng tác là
những yếu tố ảnh hưởng. Cũng nói về vấn đề này, trong Nhà văn Việt Nam hiện đại Chân dung và phong cách, Nguyễn Đăng Mạnh nói rõ hơn, theo ông “tạo ra phong
cách, ngoài thế giới quan, còn có rất nhiều nhân tố khác, như truyền thống gia đình,
hoàn cảnh sống, môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa, thói quen suy nghĩ, cảm
xúc, cái “tạng” (tempérament) riêng của nhà văn…Những tác động ấy, những thói
quen ấy không dễ gì thay đổi. Có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành phong cách của một
nhà văn thường lại là những ấn tượng của ông ta về môi trường sống của mình từ tuổi
ấu thơ” [37; 7].
Chúng ta cũng nhận thấy các tác giả nước ngoài cũng có nhiều ý kiến xoay
quanh về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn.

8


Likhasop trong Thi pháp của văn học Nga nói rằng: “Phong cách nghệ thuật là
sự thống nhất ở trong mình cảm hứng chung về hiện thực, bản chất của nhà văn và
phương pháp sáng tác thực hiện các nhiệm vụ do nhà văn đề ra cho mình”.
G. N. Pôxpêlôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng muốn có được
phong cách thì phải có tài năng, mà trong đó “năng lực của nhà văn trong việc vận
dụng các thành tựu sáng tạo của các bậc đi trước, chọn lọc trong kinh nghiệm sáng
tạo của văn học dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác các hình thức phù hợp nhất
với ý đồ nghệ thuật độc đáo của chính mình và nhào nặn chúng lại một cách phù hợp”
[48; 387], đồng thời phải có “nhãn quan văn học và văn hóa chung rộng rãi” [48;
387] và tác giả nói thêm “phong cách được hình thành trong những điều kiện nhất
định của văn hóa dân tộc” [48; 388].
Cũng liên quan đến những yếu ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà
văn, trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Bôrixôvich
Khrapchenco đã đưa ra nhiều quan niệm. Từ Girorian: “Phong cách không thể vô can
với phương pháp, với thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân người nghệ sĩ, với cách

hiểu của người nghệ sĩ về thời đại, với vẻ đặc thù trong sáng tác của anh ta. Phong
cách là sự thống nhất, cao nhất của tất cả những phạm trù đó” [23; 131]. Ya. Elxper
phát biểu: “Phong cách biểu hiện sự toàn vẹn của hình thức có tính chất nội dung
được hình thành trong sự phát triển, trong sự tác động qua lại và trong sự tổng hợp
của các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới sự ảnh hưởng của đối tượng và nội
dung tác phẩm, của thế giới quan của nhà văn và của phương pháp của anh ta vốn
thống nhất với thế giới quan. Phong cách được hình thành từ tất cả những yếu tố ấy,
nảy sinh từ chúng mà ra. Phong cách, đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là
sức mạnh tổ chức của nó” [23; 134]. Gớt thì lại nói: “Phong cách nằm trong những
căn cứ sâu xa của nhận thức, nằm trong chính bản thân của sự vật chừng nào ta có
thể xác định nó trong những hình tượng có thể nhìn thấy và sờ thấy được” [23; 147].
Nhìn một cách tổng quát, các tác giả cho rằng, yếu tố khách quan và yếu tố chủ
quan ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nhưng, ở mỗi tác giả lại có
những quan điểm khác nhau về yếu tố khách quan cũng như yếu tố chủ quan ảnh
hưởng đến phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đây là những cứ liệu quý báu, quan
trọng và cần thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Trên cơ sở tham khảo những ý
kiến của tác giả, đồng thời với hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi sẽ đưa
9


ra lí thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn và sau đó sẽ khảo
sát qua các nhà văn tiêu biểu.

3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải chỉ ra được lý thuyết chung về những yếu tố ảnh hưởng đến
phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đây là cơ sở để chúng tôi có thể tiến hành khảo
sát những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của các nhà văn tiêu biểu ở phần tiếp
theo.
Thứ hai, chúng tôi phải chỉ ra những nét chính trong phong cách của nhà văn tiêu

biểu, để từ đây thấy được phong cách được hình thành như thế nào dưới tác động của
những yếu tố đã khảo sát.
Từ những điều trên, chúng tôi hướng đến mục đích cao hơn là không chỉ lí giải
được việc hình thành phong cách của các nhà văn tiêu biểu được khảo sát, mà còn có
thể nắm được nguyên tắc chung những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật
của bất cứ một nhà văn nào. Đây là cứ liệu quan trọng cho việc học tập và giảng dạy
của chúng tôi sau này, cũng như cho tất cả những ai học văn, yêu văn.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát qua ba tác giả của văn chương Việt Nam. Đó
là Nguyễn Tuân, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu. Sở dĩ chọn ba tác giả này vì:
Thứ nhất, họ là những nhà văn tiêu biểu, có phong cách độc đáo trong nền văn
chương Việt Nam.
Thứ hai, bản thân các nhà văn này đã trải qua các thời kì khác nhau với những
biến cố lịch sử lớn của dân tộc (Từ thời kì phong kiến nửa thực dân, sang thời kì kháng
chiến chống Pháp, đến công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, kháng chiến chống Mỹ
và thời kì đất nước hòa bình).
Cuối cùng, những sáng tác của họ có số lượng lớn và có ảnh hưởng quan trọng
đối với nền văn học của dân tộc.
Vì đề tài liên quan đến phong cách nhà văn, mà phong cách nhà văn lại liên quan
đến cả cuộc đời và sự nghiệp của họ, nên trong quá trình khảo sát chúng tôi đề cập đến
những tác phẩm, cũng như cuộc đời của các nhà văn qua những bài viết, những câu
chuyện thật mà chúng tôi được biết.

10


5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi tiến hành nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau.

Đầu tiên, chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu, những bài viết của tác
giả và lấy ý kiến của mọi người về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của một
người nói chung và của nhà văn nói riêng. Sau đó, bằng hiểu biết và kinh nghiệm bản
thân, chúng tôi tổng hợp, suy luận để chỉ ra lý thuyết chung về những yếu tố ảnh
hưởng đến phong cách của nhà văn.
Kế tiếp, chúng tôi đọc các tác phẩm tiêu biểu của ba nhà văn, đồng thời tham
khảo ý kiến của các tác giả, để khái quát những nét chính trong phong cách của ba nhà
văn.
Sau đó, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin, điều tra những cứ liệu về cuộc đời
của ba nhà văn qua. Từ đây, chúng tôi vận dụng phương pháp phán đoán, suy luận,
phân tích, giải thích để chỉ ra mối quan hệ giữa những yếu tố ảnh hưởng đến phong
cách và những nét chính trong phong cách của họ.
Và để tăng sức thuyết phục, chúng tôi dùng thao tác chứng minh để làm rõ vấn
đề. Trong quá trình viết, chúng tôi kết hợp cả hai thao tác diễn dịch lẫn qui nạp.
Nhìn một cách tổng quát, đề tài của chúng tôi bắt đầu đi từ lí thuyết, kế tiếp là
chứng minh bằng thực tế và cuối cùng là khẳng định lại lí thuyết.

11


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn
Phong cách là một khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người. Trong cuộc sống
hàng ngày, hay trong các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, mỹ
thuật, trang điểm…; thậm chí, trong lĩnh vực ẩm thực, thể thao, kinh tế, giáo
dục,…người ta đều nói đến phong cách. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến khái niệm

phong cách nghệ thuật của nhà văn trong lĩnh vực văn chương.
Nhắc đến phong cách nghệ thuật của nhà văn chúng ta có thể hiểu ngay. Nhưng
định nghĩa về nó thì có nhiều ý kiến khác nhau và là một công việc rất phức tạp.
Phong cách (style) có nguồn gốc sâu xa. Nó xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp và được
dùng với từ stylos, để chỉ que một đầu nhọn và một đầu tù. Sau đó, đến La Mã thì được
dùng là stylus cũng để chỉ cái que đó, nhưng đầu nhọn dùng để viết và đầu tù dùng để
xóa trên một tấm bảng nhỏ có thoa sáp. Đến người Pháp họ dùng từ style, nhưng ban
đầu cũng chỉ có nghĩa là nét chữ, sau dần mới có nghĩa là bút pháp với những đặc
điểm về ngôn ngữ và văn thể. Và cuối cùng mới có nghĩa là phong cách (style).
Trong Lí luận văn học - Tập 3, Buy - Phông cho rằng: “Phong cách được hiểu
là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không
phải của bản thân anh ta và tất cả những thứ mà anh ta giống với người khác”.
Còn Proust quan niệm về phong cách là “dấu hiệu của sự biến đổi đến mức tư
tưởng của nhà văn khiến hiện thực phải phục tùng” (Nghiên cứu văn học - Tạp chí
nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học, 12/2010).
Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, V.Koralav cho
rằng: “Phong cách đó là sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn, đó là liên hệ qua lại
giữa những yếu tố trong nghệ thuật của nhà văn, là sự qui định lẫn nhau của những
yếu tố” [23; 132]. Còn V. Đneprôp thì quan niệm: “Phong cách là mối liên hệ của

12


những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật” [23;
133].
Lại có một định nghĩa khác trong Thường thức lý luận văn học: “Phong cách là
chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong
sáng tác của những nhà văn ưu tú” [2; 129]. Tài liệu này còn nói thêm, phong cách
nghệ thuật của nhà văn ấy phải là tiếng nói mới cho văn học và là tiếng nói của riêng
nhà văn.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Phong cách nghệ thuật là một
phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của
các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói đến cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một
nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”.
Trong Lí luận văn học so sánh, Nguyễn Văn Dân cũng đã đề cập đến ý kiến
Khrapchenko rằng: “phong cách là thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối
với cuộc sống như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [8; 189].
G. N. Pôxpêlôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học thì cho rằng: “Sự thống nhất
thẩm mĩ của mọi chi tiết hình tượng - biểu cảm của hình thức tác phẩm phù hợp với
nội dung của nó, đó là phong cách” [48; 387].
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 1 - Nâng cao viết: “Phong cách nghệ thuật
của nhà văn biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho
người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua
những hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện thể hiện
đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể sáng tạo” [50; 171].
Bùi Công Hùng trong Tiếp cận nghệ thuật có đưa ý kiến của Tomasepki rằng:
“Phong cách là một hệ thống ngôn ngữ thể hiện trong bản thân mình hệ thống ngôn
ngữ trọn vẹn, với tính độc đáo của từ ngữ, đoản ngữ đạt đến trình độ để tác phẩm viết
theo một phong cách tương tự mà không phụ thuộc vào qui luật chung. Phong cách là
hình tượng ngôn ngữ có tính cá biệt nhất” [19; 106].
Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong
cách nói: “Phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù thẩm mỹ. Có nghĩa
là, nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra những tác phẩm có giá
trị nghệ thuật cao mới được xem là nhà văn có phong cách. Phong cách là một chỉnh
thể nghệ thuật. Mỗi nhà văn có phong cách tạo cho mình một thế giới nghệ thuật
13


riêng. Thế giới nghệ thuật ấy, dù phong phú, đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất
(…) Phong cách bao gồm những điểm độc đáo của tác phẩm của một nhà văn từ nội

dung đến hình thức” [37; 6].
Hay Lưu Văn Bổng trong Văn học so sánh lí luận và ứng dụng thì nói rằng:
“Người này cho rằng phong cách là sự thống nhất phương pháp và thế giới quan, với
cá nhân người nghệ sĩ, với đặc thù dân tộc của anh ta. Phong cách là sự nhận thức
hiện thực. Nhưng phong cách cũng là hình thức của sự nhận thức đó. Người khác lí
giải theo kiểu ngôn ngữ học, xem phong cách như một hiện tượng chủ yếu, phong cách
là sự tổng hợp, là hệ thống các phương tiện miêu tả và biểu đạt. Phong cách được coi
là hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung…những ý kiến khác nhau đó cho ta thấy
những tìm tòi tích cực trong việc lí giải vấn đề quan trọng là vấn đề phong cách” [3;
119].
Nguyễn Tuân thì nói rằng: “Văn học có cái rất vui là phong cách. Cách nói,
cách viết khác nhau. Vậy mà nhiều anh viết văn, dạy văn lại không đi vào đấy, chỉ nói
về nội dung, về tư tưởng nên trở thành nhạt nhẽo, vô duyên. Tại anh thôi, có chỗ
phong phú, có chỗ “xôm” “nhất” “vui” nhất, anh “đếch” đi vào nên người ta chán.
Mỗi người viết có một cái vision (nhỡn quan) riêng. Nó đẻ ra phong cách. Do
thế mà anh thì thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa…anh thì có sở
trường này, sở đoản nọ. Rồi cách đưa vấn đề nhiều vấn đề cũng khác nhau…” [9;
716].
Hay một quan điểm khác trong Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực,
Đonheporop nói: “Phong cách là sự đa dạng của hình thức nghệ thuật, phong cách là
quy luật thể hiện nội dung trong hình thức, thể hiện tính cá biệt của từng nhà văn”.
Từ những định nghĩa, cách hiểu trên chúng ta có thể rút ra phong cách nghệ thuật
của nhà văn như sau:
Thứ nhất, đó là cái tôi riêng, độc đáo (có tính thẩm mỹ), mới lạ.
Thứ hai, được thể hiện cả nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện của tác
phẩm.
Thứ ba, phải thể hiện đều đặn, thống nhất, lặp đi lặp lại, xuyên suốt.
Thứ tư, phong cách nghệ thuật phải ngày càng cao, càng hoàn thiện, càng hoàn
mỹ theo thời gian. Tức là có sự vận động và phát triển.


14


Khi đề cập đến phong cách người ta thường nói đến“phong cách cầu kì chủ
nghĩa, phong cách barôc, phong cách rôcôcô, phong cách cổ điển, phong cách tình
cảm chủ nghĩa” [8; 190], phong cách bi hài, phong cách hiện thực huyễn tưởng, phong
cách thời đại… Điều này cho thấy phong cách rất đa dạng và không có một khuôn mẫu
nhất định.
Chúng ta cũng cần biết rằng, khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn khác
với khái niệm phong cách văn học. Phong cách văn học có phạm vi rất rộng, nó bao
hàm phong cách văn học của một thời đại, phong cách văn học của một dân tộc, phong
cách văn học của một tác phẩm văn học cụ thể,…và cả khái niệm phong cách nhà văn.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn thường được gọi ngắn gọn là phong cách nhà văn
hay phong cách tác giả.
Một điều nữa là, cần phân biệt giữa phong cách nghệ thuật của nhà văn và
phương pháp sáng tác riêng. Phong cách nghệ thuật thì “các dấu hiệu của nó dường
như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như là một thể thống nhất hữu hình và có thể tri
giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật” (Lí luận văn học Tập 3 - Tiến trình văn học); còn phương pháp sáng tác riêng thì “được thể hiện tập
trung ở thế giới quan, lí tưởng thẩm mỹ - xã hội, trình độ tư tưởng” [15; 3].
Tóm lại, phong cách nghệ thuật của nhà văn là một khái niệm phức tạp. Vì thế,
khi tìm hiểu về khái niệm này, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc để có
thể hiểu đúng về cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của nhà văn và những đứa con tinh thần
của họ.

1.2. Khái luận chung về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách nghệ
thuật của nhà văn
Như đã đề cập, ở nội dung này, chúng tôi xin đưa ra lí thuyết về những yếu tố
ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn trên cơ sở tham khảo các tài liệu và dựa vào
suy luận, tổng hợp của bản thân.
Có thể nói rằng, một phong cách của tác giả được hình thành và hoàn thiện ảnh

hưởng bởi hai yếu tố, đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Và dĩ nhiên, trong
yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ấy có những yếu tố cụ thể thuộc phạm trù của
chúng.

15


Ở đây, cũng lưu ý rằng, chúng ta sẽ tiến hành khảo sát những yếu tố ảnh hưởng
đến phong cách nghệ thuật của nhà văn, và dĩ nhiên nó sẽ có những nét tương đồng và
khác biệt với những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tác và sự nghiệp của nhà văn.

1.2.1. Yếu tố khách quan
1.2.1.1. Gia đình
Gia đình là nơi gắn bó trực tiếp của mỗi con người. Là nơi hằng ngày ta ăn, ngủ,
học tập, làm việc, vui chơi…Là nơi có những con người thân thiết, ruột rà, dòng họ.
Đó là ông bà, cha mẹ, anh chị, cô chú…những người yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ,
chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với chúng ta. Mọi người lớn lên là nhờ gia đình và cũng
vì gia đình mà mỗi con người không ngừng phấn đấu và nỗ lực. Một người con ngoan
ngoãn hay hư hỏng là tùy thuộc rất nhiều vào lối sống, tư tưởng và cách giáo dục của
mỗi gia đình. Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình chi phối rất nhiều đến một con người,
nhìn vào thái độ và cách sống là chúng ta có thể biết một người xuất thân từ gia đình
nghèo, khá giả hay giàu sang. Và có người còn nói rằng, gia đình là điểm khởi đầu,
cũng là điểm kết thúc cuộc đời của mỗi con người.
Từ cơ sở trên, chúng ta có thể nói yếu tố gia đình ảnh hưởng rõ nét đến phong
cách của nhà văn. Bởi lẽ, phong cách của nhà văn được hình thành và hoàn thiện dần
theo thời gian. Và đặc biệt ở những ngày ấu thơ, giai đoạn hoàn chỉnh về thể chất và
tâm hồn, nhà văn rất dễ bị ảnh hưởng bởi ở gia đình và điều đó góp phần hình thành
phong cách của nhà văn sau này. Chắc rằng, lớn lên bên gia đình, thì ai cũng bị tác
động bởi những người thân trong gia đình và dòng họ. Phan Huy Ích cũng đã nói về
vai trò của gia đình đối với nhà văn: “Thành một nhà văn là việc nhỏ, một nhà văn mà

đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, là một việc quý…Tất phải là dòng dõi văn
nhân, người trước sáng tác, người sau noi theo, dòng nước xa nguồn mà vẫn tràn lan”
[26; 238]. Thật vậy, những tư tưởng, những bài học về Nho giáo mà Nguyễn Du được
tiếp thu từ người cha và dòng họ đã làm nên sự uyên bác trong phong cách sau này của
ông. Hay là sự giản dị, mộc mạc trong những lời ru của mẹ sẽ là hành trang giúp nhà
văn có được cái ngọt ngào, trìu mến, đậm chất dân gian mà chúng ta thấy rất rõ ở Tố
Hữu. Đó là khí phách anh dũng của ông, của cha,….để rồi cứ như một sự tự nhiên, chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng phảng phất trong những đứa con tinh thần của họ,
ví như trường hợp của đại văn hào Nguyễn Trãi. Hay là sự chịu thương, lòng nhân ái
của mẹ,…để rồi người đọc không nhầm lẫn đâu được một phong cách dạt dào tinh
16


thần nhân đạo, vị tha của ngòi bút Nguyên Hồng… Tất cả, tất cả những điều đó góp
phần tạo nên phong cách của nhà văn.
Qua đây, chúng ta thấy rằng, gia đình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến phong
cách của một nhà văn.

1.2.1.2. Quê hương
Quê hương là khái niệm rộng hơn gia đình. Có thể hiểu đó là một vùng quê, một
địa phương hay nói rộng hơn là đất nước, tổ quốc. Là nơi mà con người sinh ra và lớn
lên. Là nơi của những kỉ niệm, của những tình cảm về con người và cảnh vật. Mọi
người có thể có quê hương thứ hai, quê hương thứ ba,...nhưng quê hương thứ nhất
trong lòng họ luôn luôn sâu sắc, đậm đà nhất. Rất đúng khi nhà thơ Đỗ Trung Quân
viết rằng: “Quê hương mỗi người chỉ một - Như là một mẹ mà thôi”. Tình cảm quê
hương ấy là một tình cảm thiêng liêng mà không gì có thể thay thế được. Dù ở bất cứ
nơi đâu, tiếng gọi quê hương vẫn cháy bỏng và thường trực trong tim của mỗi con
người.
Đối với phong cách của một nhà văn thì rất dễ thấy yếu tố quê hương ảnh
hưởng đến. Bởi lẽ, nếu gia đình là nơi trực tiếp mỗi con người lớn lên, thì chính quê

hương là môi trường gắn kết chúng ta với cuộc đời, với cộng đồng. Đó không chỉ là
dòng họ, mà đó còn là những người láng giềng, những bạn bè cùng cắp sách đến
trường…Đó còn là mái trường, bến nước, con sông, con đường, ngọn núi,….nơi gắn
bó hàng ngày của ta. Vì thế, nếu như nhà văn lớn lên từ quê hương của những giai điệu
ngọt ngào, của những câu hát thiết tha thì chúng ta dễ dàng bắt gặp trong sáng tác của
họ phong cách trữ tình, thương mến trong giọng điệu, như trường hợp của nhà thơ Tố
Hữu. Đó cũng là lí do vì sao phong cách của Xuân Diệu là phóng khoáng, bay bổng
với những tình cảm cực đỉnh khi ông lớn lên ở vùng biển, nơi của sóng, của gió với sự
dữ dội, mênh mông và rộng lớn. Đồng thời cũng giải thích việc nhà văn gắn bó với
vùng quê thì sáng tác của họ sẽ đậm chất nông thôn, chẳng hạn nhà thơ Nguyễn
Khuyến, nhà thơ được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Hoặc nếu
nhà văn gởi trọn đời mình cho thành thị thì tất cả những gì của nơi phố xá ấy cứ hiện
diện trong từng sáng tác của họ, như trường hợp nhà thơ Tú Xương…
Quê hương góp một phần vào sự hình thành phong cách của tác giả. Nên khi lí
giải phong cách của một nhà văn chúng ta cần chú ý đến yếu tố này.

17


1.2.1.3. Thời đại
Thời đại là khái niệm rộng nhất trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Thời đại hay nói cách khác là xã hội mà nhà văn đang sống. Nó bao gồm một
cộng đồng người, đôi khi không chỉ trong nước và mà có thể là phạm vi trên toàn thế
giới. Đó là chế độ chính trị, là một thời kì, một giai đoạn của dân tộc, của thế giới. Nếu
như mỗi nhà văn có một gia đình và một quê hương riêng, thì có thể có nhiều nhà văn
cùng sống chung trong một thời đại với những biến cố lớn của dân tộc, của lịch sử xã
hội.
Hồ Chí Minh từng phát biểu rằng: “Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy”. Đúng
vậy, thời đại có tác động to lớn đến văn chương và không thể không tác động đến

phong cách nghệ thuật của nhà văn. Và cũng như Plêkhanôv nói: “Nếu không hiểu tâm
lý xã hội thì không thể tiến lên một bước nào trong lịch sử văn học, nghệ thuật,…”, tức
là đã làm công việc thuộc thượng tầng kiến trúc thì điều đầu tiên là phải hiểu cái thời
đại mình đang sống. Ví như nhà văn sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, nô lệ
thì trong nhà văn cái buồn, cái tủi luôn canh cánh trong sáng tác của họ, nhất là ở cái
giọng điệu buồn da diết, sâu kín, mà Huy Cận là một ví dụ. Thế nhưng lịch sử, vận
mệnh của dân tộc bước sang một trang mới, như khi ánh sáng cách mạng, chủ nghĩa
Mác - Lênin chiếu rọi thì khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là một nét
không thể thiếu trong phong cách của họ - trường hợp của nhà thơ Tố Hữu là ví dụ
điển hình. Nếu phong cách của nhà văn mang hơi thở của hiện đại, của đời sống hàng
ngày, không còn mang cái hừng hực của khói lửa chiến tranh, thì chính là lúc nhà văn
được sống trong thời đại hòa bình, đọc thơ Chế Lan Viên trong những sáng tác cuối
đời chúng ta sẽ thấy rõ điều này…
Yếu tố thời đại là một cột mốc đôi khi làm thay đổi rất lớn đối với phong cách
của nhà văn. Phong cách nhà văn vận động và phát triển chính là do yếu tố thời đại
ảnh hưởng.
Tóm lại, những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phong cách nhà văn là gia
đình, quê hương và thời đại; nhưng yếu tố có tính quyết định trong việc hình thành
phong cách của nhà văn lại là yếu tố chủ quan.

1.2.2. Yếu tố chủ quan
1.2.2.1. Phương diện tinh thần
18


Phương diện tinh thần là một khái niệm rộng, bao hàm tất cả những yếu tố
thuộc bên trong tâm hồn của mỗi con người. Đó là cảm xúc, tình cảm, khí chất, hứng
thú, xu hướng, tính cách, cá tính,…Chính phương diện tinh thần giúp chúng ta đánh
giá về một con người.
Đối với nhà văn thì phương diện tinh thần đóng một vai trò quan trọng, đó là

“tư chất nghệ sĩ của nhà văn”. Phương diện tinh thần, mà trong đó tình cảm có vai trò
xúc tác trực tiếp việc nhà văn đến với nghệ thuật. Nếu “trong khoa học, tình cảm chỉ
nằm trong tiền đề sáng tạo” [26; 232] thì “trong văn học, tình cảm nằm ngay trong
thành phần sáng tạo” [26; 232]. Có một tác giả nói rằng: “Tôi hãy còn một trái tim,
một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”, Targo thì nói “Tôi đã từng
yêu”, Ngô Thì Nhậm phát biểu: “Tình cảm dồi dào thì thơ nảy sinh”, còn Lê Ngọc Trà
thì khẳng định: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, sự tự
giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Đúng, đã làm nghệ thuật thì tình cảm chính là đòn bẩy
của những thăng hoa. Và đã là nghệ sĩ thì anh phải có những vùng đau thương, những
miền yêu thương khác với người bình thường. Anh phải “lo trước thiên hạ và vui sau
thiên hạ”. Và đã là một nhà văn có phong cách, tức là họ đặc biệt hơn các nhà văn
khác thì ở họ có sự nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Và có thể nói, phương diện tinh thần mà trong đó cá tính có vai trò trực tiếp
tạo nên phong cách của mỗi nhà văn. Bởi lẽ “cá tính là những đặc điểm độc đáo ở mỗi
người, nó tạo nên sắc thái riêng ở từng người về mặt tâm lý” [43; 51]. Một nhà văn có
phong cách phải có cá tính. Bởi lẽ, như đã khẳng định, phong cách là cái riêng, cái độc
đáo và mới lạ nên chỉ có những người có cá tính mới làm được những điều đó. Trong
Giáo trình lí luận văn học, Tập 1 của Trần Đình Sử có đưa ý kiến của Zola nói về vai
trò của cá tính đối với phong cách của nhà văn: “Cái bất hạnh của họ là thiếu cá tính,
đó là cái làm cho họ rơi vào sự tầm thường, họ uổng công viết, những tác phẩm tràng
giang đại hải, họ lạm dụng uổng phí cái sức lực phong phú của họ, vì tất cả điều đó
không làm nên sức sống cho tác phẩm của họ, mà ngược lại người đọc cũng không
xem họ là gì. Không cá tính thì coi như không có gì cả”. Và “nếu cá tính của nhà văn
mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì đó là một sự tự sát
trong văn học” [52; 236]. Rõ ràng, cá tính ảnh hưởng rất lớn đối với phong cách của
nhà văn. Trong văn chương ta đã từng biết những phong cách rất ngông, thậm chí quá
cuồng nhiệt là bởi những cây bút ấy có tính cách rất mạnh mẽ, ngang tàng, thẳng thắn
19



như trường hợp của Hồ Xuân Hương. Hay đó là gương mặt riêng trữ tình, sâu lắng,
bởi con người đó có cốt cách rất trầm tư, ít nói như trương hợp của Bà Huyện Thanh
Quan…Và Cao Xuân Dục nói rằng: “Nếu chỉ biết rập khuôn, chắp nhặt những cái sáo
cũ, thì dù cho câu đẹp lời hay, vẽ trăng tả gió, nhưng ý hướng không kí thác vào được,
thì rốt cuộc cũng là bắt chước giọng điệu người khác, chẳng nói lên được tính tình
thực của mình” [26; 236] hay Rô - lăng đã nói: “Trái tim là đòn bẩy của những gì vĩ
đại”. Mỗi người có một trái tim khác nhau, và trái tim ấy ra sao, đập những nhịp như
thế nào sẽ làm cho người đó thể hiện ra ngoài như thế ấy. Nhưng đã là nhà văn có
phong cách, thì cần lắm một trái tim đập những nhịp đập khác người, đặc biệt hơn
người, độc đáo hơn người để đủ sức làm nên “những gì vĩ đại”. Những điều này làm
rõ nét hơn vai trò của cá tính trong phong cách của nhà văn.
Như chúng ta đã biết, phương diện tinh thần của một con người rất phức tạp.
Nhà văn sáng tạo tác phẩm đôi khi là chính tiếng lòng mình, thể hiện chính mình, đôi
khi là nói hộ cho người khác. Nhưng dù là cách thể hiện nào đi chăng nữa qua sáng tác
của họ người ta vẫn đánh giá được nhà văn đó như thế nào. Và thực tế cho thấy rằng,
phương diện tinh thần có vai trò to lớn trong việc hình thành phong cách của nhà văn.

1.2.2.2. Tài năng nghệ thuật
Tài năng nghệ thuật chính là cái khiếu, khả năng bẩm sinh về văn chương của
người nghệ sĩ. Không phải ai cũng có được khả năng ấy. Tài năng nghệ thuật có thể
bộc lộ ở nhà văn rất sớm: Tố Hữu, Trần Đăng Khoa (5,6 tuổi), Vích - Tô Huy - Gô (11
tuổi nổi tiếng), hoặc ở tuổi thanh niên: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên (15, 16
tuổi), cũng có khi ngoài 20 tuổi : Nguyễn Tuân (30 tuổi), Hồ Chí Minh (ngoài 30 tuổi).
Tài năng ấy không chỉ được phát hiện, mà còn phải được mài giũa để nó được phát
huy tốt nhất.
Tuốc - ghê - nhép từng nói: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói
của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của
bất kì một người nào khác” hay một ý kiến khác: “Một nhà văn có tài luôn để lại dấu
ấn riêng trên từng trang viết” thì là nói về cái tài của một nhà văn có phong cách nghệ
thuật. Hay nhà văn Nguyễn Khải cũng nói: “Cái tài là quyết định hết thảy” và Phạm

Văn Đồng khẳng định: “Tôi nghĩ chúng ta hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt này, lĩnh
vực văn học nghệ thuật, mà không có tài có khiếu, thì khó khăn lắm. Làm các nghề
khác, không có tài cũng có thể làm được việc…Nếu không có tài năng gì đặc biệt, thì
20


anh nên làm việc khác, chứ làm văn nghệ khổ lắm” [26; 237]. Có thể thấy rằng, đã
làm công việc nghệ thuật thì yếu tố tài năng là bắt buộc phải có. Và muốn tạo được
cho mình một vị trí, một chỗ đứng không nhầm lẫn với bất kì ai khác thì cái tài ấy phải
xuất chúng. Bởi như nhà văn Nguyễn Khải nói, nó quyết định tất cả. Khi các yếu tố gia
đình, quê hương, thời đại, vốn sống, vốn hiểu biết, phương diện tinh thần tạo cho bên
trong nhà văn những nét riêng trong phong cách của nhà văn thì chúng phải được thể
hiện ra bên ngoài bằng những thủ pháp nghệ thuật. Cách thể hiện ấy có mới lạ không,
có thú vị không, có làm người đọc ngưỡng mộ không, có thu hút sự chú ý của công
chúng không…đó là do cái tài của nhà văn vậy. Mà đâu chỉ thể hiện trong một tác
phẩm, mà người nghệ sĩ luôn luôn sử dụng những sở trường, những sở thích của mình
trong hàng loạt tác phẩm. Chúng không rập khuôn, chúng biến hóa linh hoạt, nhưng
vẫn là chính họ, người đọc vẫn nhận ra họ. Bởi lẽ phong cách là cái luôn vận động và
hoàn thiện dần theo thời gian.
Cái tài không chỉ thể hiện ở hình thức tác phẩm, mà nó còn là cách nhìn, cách
nghĩ, quan điểm, tư tưởng của nhà văn được biểu hiện qua nội dung tác phẩm. Như
chúng ta đã biết, yêu cầu của phong cách nghệ thuật là phải tạo ra cái mới, mà cái mới
ấy phải có giá trị thẩm mỹ. Cái tài sẽ giúp nhà văn làm được điều đó. Một cái nhìn sâu
sắc, một cái nghĩ thấu đáo, một quan niệm tiến bộ, một phát hiện mới mẻ,… được tạo
ra bởi những con người có tài. Và cũng lưu ý rằng, người có phong cách không phải vì
họ lạ, họ khác thường, mà vì họ tự tạo cho mình dấu ấn độc đáo, nó hay, nó đẹp và nó
có ý nghĩa với cuộc sống này.
Có thể kết luận rằng, cái tài trong văn chương là cái tài cả hai mặt nội dung lẫn
hình thức. Vì thế, Macxim Gorki từng phát biểu rằng: “Nghệ sĩ là người biết khai thác
những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá

trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”.
Phong cách và người sở hữu nó là những tài năng kiệt xuất. Khi nói về những
yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của một nhà văn tuyệt nhiên ta không thể không xét
đến yếu tố này.

1.2.2.3. Vốn sống, vốn hiểu biết
Nếu như phương diện tinh thần và tài năng là những yếu tố thiên bẩm, thì vốn
sống, vốn hiểu biết là điều mà nhà văn có thể tự học hỏi và tích lũy được.

21


Vốn sống, vốn hiểu biết hay nói cách khác là kinh nghiệm sống, “là những
hiểu biết do tiếp xúc với thực tế, do từng trải, do tiếp thu ở người khác mà có được.
Cũng có thể hiểu đó là những tâm trạng, tư tưởng về một vấn đề nào đó trong xã hội”
(Nghiên cứu văn học - Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học 3/2010). Vốn sống, vốn hiểu biết do bản thân cá nhân mỗi người tự tích lũy, tự trang bị
cho mình; cũng có thể vì những nguyên nhân nào đó mà con người phải trải nghiệm
nhiều, đi nhiều. Vốn sống, vốn hiểu biết càng phong phú, thì cá nhân đó càng tự khẳng
định được mình và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
Bêlinxki từng phát biểu: “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ
thuật”, hay một tác giả khác cũng từng cho rằng “Thơ từ cuộc đời mà nở hoa, sau đó
trở về cuộc đời mà kết trái”. Thật vậy, thơ nói riêng, văn chương nói chung là tiếng
nói về cuộc đời và với cuộc đời. Và chính nhà văn là học trò của cuộc đời như Đặng
Thai Mai đã từng nói: “Điều quan trọng của những nhà văn vĩ đại ấy là cuộc sống,
trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã
sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy
tâm hồn với những nỗi đau, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài
người. Đó chính là cái hơi thở sự sống của những tác phẩm vĩ đại”. Đã là nhà văn thì
anh phải đi nhiều, trải nghiệm nhiều; biết những điều người khác không biết, hoặc
người khác biết một, anh phải hiểu mười. Và muốn là một nhà văn có phong cách thì

yếu tố này cần thiết hơn bao giờ hết. Lẽ tất nhiên một phong cách nghệ thuật sẽ rất độc
đáo và đặc sắc nếu phong cách ấy nói đúng về cuộc đời và nói hay về cuộc đời và nói
có ý nghĩa với cuộc đời. Chính vốn sống, vốn hiểu biết không chỉ làm sâu sắc và
phong phú về nội dung trong sáng tác của nhà văn, mà còn giúp nhà văn có được
phương tiện nghệ thuật hiệu quả để truyền đạt những vấn đề tác giả muốn nói. Văn học
bản thân nó là tổng hòa của tất cả các mặt trong đời sống xã hội, vì thế nhà văn càng
có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu về nhiều lĩnh vực và biết vận dụng vào sáng tác
của mình thì càng thành công. Người đọc chắc hẳn sẽ rất ngưỡng mộ trước một phong
cách uyên bác của những trang văn giàu kiến thức thực tế với những am hiểu đa lĩnh
vực. Và bạn đọc sẽ đọng mãi những dòng kí ức về chiến tranh, về những tháng ngày
khói lửa đạn bom của những cây bút từng xông pha trận tuyến; cảm giác bồi hồi, như
cháy ruột, lòng đầy băn khoăn, như thắc mắc muốn biết vì sao nhà văn viết đúng, viết
thật như thế….Thực tế, những nhà văn lớn đều là những người có vốn sống, vốn hiểu
22


biết sâu sắc. Mác đã từng nói Bandắc là một người “hiểu biết sâu sắc kỳ lạ những
quan hệ thực tế” [26; 246], Lênin nói L. Tônxtôi “hiểu biết một cách tuyệt diệu nước
Nga nông thôn, đời sống của địa chủ và nông dân” [26; 246],…
Từ xưa, ông bà ta đã đúc kết: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, càng đi
càng trưởng thành hơn. Và đối với nhà văn, đi và trải nghiệm là công việc vô cùng cần
thiết. Đi, để có cảm hứng viết, đi để có chất liệu sáng tạo, đi để trang văn sâu sắc hơn,
hay hơn. Thật vậy, các bậc thầy của văn chương thế giới đều là những người đi rất
nhiều: “Huy Gô đi du lịch Tây Ban Nha, Xécvantéc đã sống bảy năm ở Italia, Bairơn
cũng đi Hy Lạp và nhiều nơi khác, Sê - Khôp đã thực hiện một chuyến gian khổ, vượt
qua Xibêri đến tận đảo Xakhalin, Gorki đã đi hầu hết khắp nước Nga…” [26; 246].
Song, ngoài việc đi, có một cách khác rất hiệu quả để tăng vốn sống, vốn hiểu biết là
đọc. Phạm Phú Thứ cho rằng: “Không đọc hết muôn cuốn sách…không thể đạt đến
chỗ sâu rộng để cho văn thơ làm ra có thể lưu truyền đời sau” [26; 249], hay Nguyễn
Tư Giản khẳng định: “Đọc nát vạn cuốn sách, cảm thấy như có thần ở bên mình, thì

thể cách văn sẽ lớn lao và đúng đắn” [26; 249]. Quả thật, sách là kho tàng tri thức vô
tận mà loài người đã tích lũy được. Nhà văn phải biết quý trọng và tận dụng tài sản
quý báu ấy để làm giàu thêm vốn sống, vốn hiểu biết của mình. Trong Tôi đã học tập
như thế nào, M. Gorki đã nói rất hay: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà
khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người…”. Nhà văn là người viết
về cuộc đời và trong cuộc đời ấy, còn gì hơn là tiếng nói với con người. Chính việc
đọc sách giúp nhà văn càng hiểu về đời, về người… và tiếng nói với con người chắc
hẳn càng sâu sắc, chân thật và ý nghĩa hơn. Đó là những điều cần thiết của một nhà
văn có phong cách.
Bên cạnh đó, việc trải nghiệm qua những nghề khác nhau giúp cho nhà văn học
hỏi những kinh nghiệm quý báu cho nghề văn của mình. Thật vậy, Hải Thượng Lãn
Ông, Lỗ Tấn, Sê - Khốp,… đã vận dụng con mắt của một thầy thuốc vào nghệ thuật và
biến chúng thành những trang văn thật ý nghĩa, sâu sắc.
Điều đặc biệt, nhà văn phải “tham gia trực tiếp vào công cuộc đấu tranh cải tạo
xã hội” [26; 247]. Nhà văn không đứng bên lề cuộc sống mà nhìn, mà ngắm, họ phải
thâm nhập vào từng thay đổi, từng diễn biến hàng ngày của dân tộc, của cộng đồng.
Giống như Phạm Văn Đồng từng nói: “Người làm văn học nghệ thuật phải sống cuộc
chiến đấu, sống sự nghiệp cách mạng của dân tộc” [26; 248].
23


Việc hiểu biết những tri thức văn hóa khác cũng vô cùng quan trọng đối với mỗi
nhà văn. Lỗ Tấn nói: “Chỉ chuyên xem sách văn học cũng không tốt lắm. Các bạn nhà
văn thanh niên trước đây thường ghét môn toán, lý, hóa, sử, địa, sinh vật, cho rằng
những môn ấy chả đâu vào đâu. Về sau thậm chí đến những tri thức thông thường
cũng không có. Do đó, tất nhiên khi đi sâu vào nghiên cứu văn học sẽ không sáng rõ,
rồi bản thân cũng hồ đồ nốt” [26; 250]. Những tri thức văn hóa sẽ làm những trang
văn hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn, văn học vốn dĩ là nghệ thuật tổng hòa của các bộ môn
khoa học khác.
Điều quan trọng là nhà văn phải có vốn hiểu biết đặc thù nghề nghiệp. Đã làm

bất cứ nghề gì, thì những kiến thức thuộc chuyên môn nghề nghiệp có vai trò to lớn
đối với sự thành công. Sáng tác văn học thì phải biết được những vấn đề của văn
chương, của sáng tạo. Nào là đặc trưng văn học, vai trò của nhà văn với cuộc đời, mối
quan hệ giữa nhà văn - độc giả, sáng tác một bài thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết
thì phải dựa những nguyên tắc gì, những thủ pháp, những nghệ thuật xây dựng để tác
phẩm hay, hấp dẫn…Vô vàn kiến thức về nghề nghiệp mà nhà văn phải tự tích lũy, tự
học hỏi.
Vốn sống, vốn hiểu biết như một minh chứng cho một nghệ sĩ thực thụ. Đó là
một yếu tố không thể thiếu cho người nghệ sĩ ngôn từ có phong cách.

1.2.2.4. Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật
Quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng là yếu tố mà nhà văn có thể tự mình phấn
đấu và nỗ lực, chứ không phải sinh ra đã có.
Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật đó là quá trình mà người nghệ sĩ tạo ra
những tác phẩm của mình. Quá trình ấy có thể ngắn hoặc dài và nó gắn với những
sáng tác của nhà văn. Quá trình đó được tính từ lúc nhà văn ra mắt công chúng tác
phẩm lần đầu cho đến khi người nghệ sĩ từ giã sự nghiệp cầm bút của mình.
Bản thân quá trình lao động sáng tạo, chỉ nói sự ra đời của một tác phẩm thì đã
bao gồm nhiều công đoạn: “hình thành ý đồ, thu thập tư liệu, thiết lập sơ đồ, viết, sửa
chữa…” [26; 312]. Dĩ nhiên những khâu này có thể đan xen, hoặc có, hoặc không.
Thậm chí, cũng có những sáng tác ra đời rất ngẫu nhiên, không tuân thủ những công
đoạn vừa nêu trên. Nhưng lao động nghệ thuật là công việc rất khó khăn, vất vả, L.
Tônxtôi khi viết Chiến tranh và hòa bình đã tâm sự: “Phải suy đi tính lại tất cả những
gì có thể xảy ra với tất cả những nhân vật tương lai trong tác phẩm sắp viết, một tác
24


phẩm rất lớn và phải nghĩ ra hàng triệu cách phối hợp có thể có được, để rồi trong số
đó chỉ chọn lấy một phần triệu mà thôi, thật là một điều kinh khủng” [26; 316]. Viết
và không bằng lòng, nhiều nhà văn phải đau đầu, nhức óc: “Satôbriăng sửa chữa mười

bảy lần bản thảo Atala. Raxin sửa chữa Phêđrơ trong hai năm. Gorki đã chỉnh lý hơn
bốn nghìn chỗ trong Người mẹ. Hainơ ngồi hàng tuần để sữa chữa một bài thơ….”
[26; 321]. Đó chỉ là nói về sự đời của một tác phẩm, đằng này nhà văn còn phải sáng
tạo ra rất nhiều tác phẩm khác thì đúng là một công việc “khổ sai mà đầy hứng thú”.
Sở dĩ nói quá trình lao động nghệ thuật ảnh hưởng đến phong cách của nhà
văn, là vì phong cách không phải tự nhiên mà có, nó cần thời gian dài để hình thành,
phát triển và hoàn thiện. Một hay vài tác phẩm thì chưa đủ để bạn đọc nhận ra phong
cách của họ. Nó phải được xây dựng bằng nhiều tác phẩm. Không dừng ở đó, một
người nghệ sĩ có phong cách không chỉ biết lao động nghệ thuật nghiêm túc để tạo cho
mình một phong cách, mà còn phải lao động nhiều hơn nữa để phong cách ấy ngày
càng hoàn thiện, hoàn mỹ. Đó là đòi hỏi của chính bản thân nhà văn, cũng là yêu cầu
của độc giả thưởng thức nghệ thuật. Và có thể thấy rằng, càng viết nhiều, quá trình lao
động nghệ thuật của nhà văn càng dài thì kinh nghiệm sáng tác, kĩ năng viết văn,
phong cách của nhà văn càng tự nhiên hơn, đậm nét hơn.
Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật gắn liền với nhà văn nào có phong
cách. Giống như Phạm Văn Đồng từng nhấn mạnh: “Nhưng dù có khiếu thế nào đi
nữa, nếu không cố gắng trau dồi bản thân thì không thể phát triển tài năng, làm nảy
nở tác phẩm tốt được. Cho nên tài năng phải đi đôi với công phu mới làm nên sự
nghiệp” [26; 245]. Đúng vậy, chính quá trình lao động sáng tạo giúp tài năng được rèn
luyện, bồi đắp, hoàn thiện và tỏa sáng.
Tóm lại, phong cách của một nhà văn được hình thành và hoàn thiện bởi hai
yếu tố khách quan và chủ quan. Tùy vào mỗi nhà văn, mà yếu tố này ảnh hưởng ít, yếu
tố kia ảnh hưởng nhiều. Giữa các yếu tố có sự đan xen, chi phối lẫn nhau. Nhưng có
thể khẳng định rằng, yếu tố chủ quan là quyết định. Khảo sát qua ba phong cách độc
đáo của văn chương Việt Nam: Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, chúng ta
sẽ thấy rõ những điều này.

1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn với người sáng tác, với độc giả
1.3.1. Với người sáng tác


25


×