Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU TẠO CÂY GHÉP KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill.) VÀ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA SẢN PHẨM CÂY GHÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TẠO CÂY GHÉP KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill.) VÀ KHẢO SÁT CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
CỦA SẢN PHẨM CÂY GHÉP

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ TRANG NHÃ

Niên khóa

: 2005 – 2009

Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TẠO CÂY GHÉP KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) CÀ CHUA (Lycopersicon esculentum Mill.) VÀ KHẢO SÁT CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT
CỦA SẢN PHẨM CÂY GHÉP

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LINH

NGUYỄN THỊ TRANG NHÃ

Tháng 8/2008


LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay, trước tiên con xin thành kính khắc ghi công ơn bố
mẹ, chị và em trai đã luôn sát cánh hỗ trợ, động viên, dành mọi tình yêu thương, cố
gắng tạo mọi điều kiện để con được yên tâm học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Các thầy cô thuộc Bộ môn Công Nghệ Sinh học cùng các thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy trong suốt bốn năm qua.
ThS. Nguyễn Thị Kim Linh và TS. Lê Đình Đôn không những đã tận tình
hướng dẫn và động viên tôi trong nghiên cứu khoa học mà đặc biệt thầy cô còn

truyền đạt và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm sống quý báu.
Ông Nguyễn Hữu Thắng là bố thân yêu, là bạn và cũng là người đồng hành
luôn yêu thương, giúp đỡ và cùng con hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt cảm ơn Bạn Huỳnh Viết Lộc, Thuyền Hưng Duy, Huỳnh Ngọc Thịnh
và Ngô Huỳnh Minh Tâm là nguồn động viên tôi trong cuộc sống, không ngại
khó khăn vất vả, nhiệt tình giúp đỡ tôi cả về tinh thần, vật chất và sức lực để tôi
hoàn thành luận văn.
Tập thể lớp Công nghệ Sinh học khóa 05 đã chia sẻ những khó khăn vất vả, vui
buồn trong quá trình học tập cũng như hết lòng hỗ trợ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
Sinh viên
NGUYỄN THỊ TRANG NHÃ

iii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm và vườn
ươm 153 Trần Quang Khải, thành phố Đà Lạt từ 3/2009 đến 8/2009.
Xuất phát từ giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng mà cà chua và khoai tây mang
lại cho con người nên nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đòi hỏi nhiều biện pháp tăng
năng suất, phẩm chất cho cây hai loại cây này. Để đáp ứng hiệu quả yêu cầu bức thiết
đặt ra trong thực trạng dân số ngày càng tăng, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp,
chúng tôi tiến hành tạo cây ghép cà chua – khoai tây nhằm nâng cao năng suất, sản
lượng nông sản trong cùng diện tích canh tác, giúp tận dụng triệt để không gian trồng,
tiết kiệm phân bón, thời gian và công sức nên giảm chi phí và tăng thu nhập cho người
dân, tăng phẩm chất cho người tiêu dùng.
Tiến hành bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các vị trí ghép khác nhau
trên thân khoai tây, tại độ tuổi khác nhau của ngọn cà chua. Chăm sóc cây ghép với

phương pháp giữ ẩm và chế độ phân bón khác nhau. Đồng thời phân tích hàm lượng
dinh dưỡng trong quả và củ của cây ghép. Những kết quả nghiên cứu đạt được là:
Vị trị ghép thích hợp nhất tại cành lá thứ 5 tính từ gốc ghép khoai tây vào lúc
ngọn cà chua đạt 22 ngày sau khi gieo và sử dụng túi plastic để giữ ẩm cho tỉ lệ cây
sống cao và khả năng liền nhanh.
Khi trồng nên để lại 2 nhánh khoai tây sinh ra trong giai đoạn chăm sóc sau
ghép, bồi đất lấp mắt ghép và bón phân với hàm lượng là trung bình cộng của phân
bón cho cà chua và khoai tây trồng độc lập sẽ cho năng suất tốt hơn.
So với củ và quả của cây đối chứng thì củ khoai tây của cây ghép có hàm lượng
tinh bột, lipid, protein và vitamin C đều tăng cao; Cà chua của cây ghép chỉ tăng ở
hàm lượng Vitamin C.

iv


SUMMARY
“Research the establishing potato (Solanum tuberosum L.) grafted tomato
(Lycopersicon esculentum Mill.) plant and some factors effect to growth, yield and
quality of grafted – plant’ products”
The proper grafting position is adjacent to 5th compound – leaf of potato’s
rootstock; the proper growth stage of tomato’s scion for grafting is about 19 – 22 days
after sowing. However, the treatment “22 days” is optimum. Moreover, covering
grafted plant in a plastic – bag for 11 days to maintain moisture, was effective in
increasing survival rate. In those conditions, rapidly grafted plant heal and make union
stronger.
To obtain higher yield, both 1 – 2 suckers should be retained on rootstock and
splice should be buried under soil. Result of experiment shows that grafted plant no
needs using much more fertilizer than both potato and tomato separated. Especially,
the best fertilizer – fomula for higher yield of grafted plant, compared with another
treatment (including double fomula) is average of potato and tomato fertilizers. It

brings economy effect to producers.
Comparering with control experiments, qualities of potato tuber (starch, protein,
lipid and Vitamin C quantity) and Vitamin C quantity of tomato are increase. Some
advantages of grafted plant bring to consumers, is shown.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.............................................................................................................iii
Tóm tắt...................................................................................................................iv
Summary................................................................................................................v
Mục lục ..................................................................................................................vi
Danh sách các chữ viết tắt .....................................................................................ix
Danh sách các bảng ...............................................................................................x
Danh sách các hình ................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2
1.3. Nội dung cần thực hiện...................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tổng quan về cây cà chua ...............................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................3
2.1.2. Ý nghĩa kinh tế ............................................................................................3
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng .......................................................................................3
2.1.4. Phân loại ......................................................................................................5
2.1.5. Đặc điểm thực vật học.................................................................................5
2.1.6. Yêu cầu ngoại cảnh .....................................................................................7
2.1.7. Sâu bệnh trên cây cà chua ...........................................................................8

2.1.7.1. Các loại sâu hại cà chua............................................................................8
2.1.7.2. Bệnh gây hại quan trọng...........................................................................9
2.1.7.3. Bệnh sinh lý..............................................................................................9
2.1.7.4. Kỹ thuật ghép cây cà chua........................................................................9
2.1.7.5. Kỹ thuật trồng cà chua ghép tại Lâm Đồng..............................................11
2.2. Tổng quan về cây khoai tây............................................................................12
2.2.1. Nguồn gốc....................................................................................................12
2.2.2. Phân loại ......................................................................................................12
vi


2.2.3. Giá trị kinh tế...............................................................................................13
2.2.4. Giá trị dinh dưỡng .......................................................................................14
2.2.5. Đặc tính thực vật học...................................................................................15
2.2.6. Đặc điểm sinh lý..........................................................................................16
2.2.7. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh ..........................................................16
2.2.8. Dinh dưỡng..................................................................................................17
2.2.9. Tình hình sâu bệnh trên cây khoai tây.........................................................18
2.2.9.1. Các loại sâu hại cây khoai tây ..................................................................18
2.2.9.2. Bệnh hại cây khoai tây .............................................................................18
2.2.10. Kỹ thuật trồng khoai tây ............................................................................18
2.3. Lịch sử và các nhận định về cây lai cà chua – khoai tây................................19
2.4. Các phương pháp tạo cây ghép.......................................................................20
2.4.1. Ghép áp........................................................................................................20
2.4.2. Ghép đoạn cành ...........................................................................................20
2.4.3. Ghép nêm.....................................................................................................21
2.5. Chăm sóc cây ghép.........................................................................................22
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm.....................................................................................23
3.2. Vật liệu ...........................................................................................................23

3.2.1. Giống ...........................................................................................................23
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị ......................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23
3.3.1. Nội dung 1 ...................................................................................................23
3.3.1.1. Phương pháp ghép thân cà chua trên gốc cây khoai tây...........................23
3.3.1.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vị trí thân gốc ghép ...................25
3.3.1.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi ngọn ghép cà chua. ............26
3.3.1.4. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của ẩm độ.........................................27
3.3.2. Nội dung 2 ...................................................................................................29
3.3.2.1. Thí nghiệm 4: Khảo sát chế độ phân bón cho cây ghép...........................29
3.3.3. Nội dung 3: Phân tích hàm lượng dinh dưỡng cây ghép.............................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nội dung 1 ......................................................................................................33
vii


4.1.1. Thí nghiệm 1................................................................................................34
4.1.2. Thí nghiệm 2................................................................................................35
4.1.3. Thí nghiệm 3................................................................................................37
4.2. Nội dung 2 ......................................................................................................39
4.2.1. Thí nghiệm 4................................................................................................39
4.3. Nội dung 3 ......................................................................................................45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận...........................................................................................................47
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................48
PHỤ LỤC

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAAM

Center for Alternative Agricultural Media

CIP

Center International Potato

FAO

Food and Agriculture Organization

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt trái cà chua .....................................4
Bảng 2.2 Phân loại cà chua theo đặc điểm hoa...............................................................6
Bảng 2.3 Hương vị quả cà chua ......................................................................................6
Bảng 2.4 Phân bón sử dụng cho cà chua ghép..............................................................11
Bảng 2.5 Những quốc gia đứng đầu về sản lượng khoai tây ........................................14
Bảng 2.6 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới .....................................................14
Bảng 2.7 Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 g củ khoai tây tươi ..................................15
Bảng 2.8 Hàm lượng phân bón cho khoai tây...............................................................19
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của vị trí gốc ghép khoai tây ............. 25
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của độ tuổi ngọn ghép cà chua..........26
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của vị trí thân gốc ghép đến cây ghép .............................. 34

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của độ tuổi ngọn ghép cà chua đến cây ghép ....................... 36
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của ẩm độ đến cây ghép .................................................... 38
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến sự sinh trưởng của gốc khoai tây..... 40
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến sự sinh trưởng của ngọn cà chua ..... 40
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến năng suất củ khoai tây...................... 42
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến sinh trưởng phát triển cà chua ......... 43
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến năng suất quả cà chua ...................... 43
Bảng 4.9 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong quả và củ của cây ghép ............................... 45

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Thao tác ghép cà chua................................................................................ 10
Hình 2.2 Phương pháp ghép áp.....................................................................................20
Hình 2.3 Phương pháp ghép đoạn cành ........................................................................20
Hình 2.4 Phương pháp ghép nêm .................................................................................21
Hình 3.1 Phương pháp ghép cây cà chua trên gốc cây khoai tây .................................24
Hình 3.2 Phương pháp sử dụng túi plastic cho cây ghép..............................................28
Hình 4.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sống của cây .................................................... 33
Hình 4.2 Biểu hiện của quá trình liền mắt ghép ở cây ghép.........................................33
Hình 4.3 Cây ghép khoai tây – cà chua ở 2 vị trí ghép khác nhau ............................ 34
Hình 4.4 Thí nghiệm ghép khoai tây – cà chua ở 3 độ tuổi khác nhau ........................36
Hình 4.5 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tuổi cà chua đến cây ghép ...................38
Hình 4.6 Hai phương pháp giữ ẩm độ cho cây ghép .......................................... 38
Hình 4.7 Sự sinh trưởng khác nhau phụ thuộc vào số nhánh khoai tây......................41


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Sự biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề nóng bỏng toàn cầu. Trái đất đang nóng

lên, băng tan, nước biển dâng cao có thể đến 81 cm làm rất nhiều nơi đang có nguy cơ
bị xóa sổ như các đảo ở Ấn Độ Dương, ở Thái Bình Dương. Theo Tổ chức Phát triển
Liên hợp quốc năm 2008, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2oC thì 22 triệu người ở
Việt Nam sẽ mất nhà cửa và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long sẽ bị nước biển nhấn chìm và hiện nay diện tích bị xâm mặn đã lên tới 50%
diện tích toàn vùng (khoảng 2 triệu ha) (Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam).
Không những vậy, dân số thế giới ngày nay đã tăng lên quá 6 tỷ người và dự
kiến sẽ vượt quá 12 tỷ người sau 50 năm tới dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trầm
trọng. Kèm theo đó là bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho 119 triệu
người rơi vào cảnh bần hàn không có cái ăn vào năm 2008.
Vì vậy vấn đề cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân loại đã và đang là
một thách thức lớn đối với an ninh lương thực thế giới. Đứng trước thực trạng trên cần
có giải pháp giúp tăng năng suất và sản lượng nông sản, tiết kiệm chi phí sản xuất và
mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhưng để giải quyết
hiệu quả vấn đề cấp thiết trên, chúng tôi đã suy nghĩ và quyết định chọn cách tạo cây
ghép khoai tây – cà chua.
Điều này dựa trên thực tiễn là khoai tây (Solanum tuberosum L.) hiện nay đã
được trồng phổ biến khắp thế giới (khoảng 19,3 triệu ha) với sản lượng 368.000 ngàn
tấn (CIP, 2006) và đạt năng suất cao từ 15 – 20 tấn/ha (FAO, 2001) thì lợi nhuận thu

được có thể lên tới 50 triệu/ha/vụ (tại Việt Nam). Cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao
(protein) khoai tây đã được dự đoán sẽ là lương thực chính của thế giới giúp giải quyết
nạn đói toàn cầu. Hơn nữa, đối với cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) được canh
tác trên 4,3 triệu ha diện tích thế giới (FAO, 2007), đạt sản lượng 126.246 ngàn tấn với
năng suất từ 30 – 50 tấn /ha thì lợi nhuận thu được (tại Việt Nam) có thể đến 130
triệu/ha/vụ. Đặc biệt cà chua là một trong những nông sản cho hàm lượng Vitamin A

1


cao nên nó đã trở thành giải pháp cho tình trạng hàng năm có đến 500.000 người bị mù
lòa trên thế giới do thiếu Vitamin A (WHO).
Mặc khác khoai tây và cà chua là 2 cây trồng họ hàng (cùng ngành, lớp, bộ, họ,
chi), đặc điểm sinh trưởng và phát triển khá giống nhau. Với mong muốn tạo cây ghép
khoai tây – cà chua có khả năng tạo đồng thời quả và củ, sẽ làm tăng sản lượng nông
sản trong cùng một diện tích đất, trong cùng một thời điểm, tận dụng được không gian
trồng trọt, tiết kiệm thời gian và khai thác tối đa các bộ phận của cây có khả năng cho
năng suất. Như vậy sẽ giúp tăng thu nhập, giảm chi phí cho người canh tác, tăng phẩm
chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Điều này thực sự có ý nghĩa và sẽ trở thành nhu
cầu thiết yếu của mọi người dân.
Mặc dù ý tưởng đã được đề cập vào năm 1978 tạo cây lai giữa khoai tây và cà
chua (L.Burbank; Melcher) nhưng kết quả đạt được lại không như các tác giả mong
muốn về năng suất và phẩm chất của cây nên ngày nay không còn được nhắc tới.
Chúng tôi nhận thấy rằng, để đòi hỏi cây cung cấp năng suất hay phẩm chất tốt yêu
cầu cần có nhiều thời gian và công sức nghiên cứu chuyên sâu và kỹ lưỡng. Trong đó,
khâu đầu tiên cần nghiên cứu là phải hoàn thiện được kỹ thuật ghép cho tỉ lệ sống cao,
khả năng liền mắt ghép nhanh, đồng thời kỹ thuật không quá phức tạp có thể dễ dàng
thực hiện được.
Vì lý do đó, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tạo cây ghép khoai tây (Solanum tuberosum L.) – cà chua

(Lycopersicon esculentum Mill.) và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và
phẩm chất của sản phẩm cây ghép”. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên trong nước.
1.2.

Mục tiêu của đề tài

- Xác định vị trí ghép trên thân khoai tây và độ tuổi ngọn cà chua phù hợp cho
việc ghép giữa hai loài.
- Hoàn thiện quy trình ghép và chăm sóc cây ghép giữa hai loài có khả năng sinh
trưởng bình thường với kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện nhằm nâng cao triển vọng ứng
dụng cây ghép khoai tây – cà chua vào thực tiễn sản xuất.
- Minh chứng được sự tạo củ, quả của cây ghép khoai tây – cà chua và theo dõi
được đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây.

2


- Bước đầu so sánh, đánh giá được ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đến sinh
trưởng và năng suất cây ghép so với cây thực sinh trong điều kiện đồng ruộng, làm
tiền đề xây dựng quy trình trồng cây ghép khoai tây – cà chua về sau.
- Phải đánh giá được chất lượng của quả cà chua và củ khoai tây của cây ghép
để tìm ra ưu điểm vượt trội về chất lượng, tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng.
1.3.

Nội dung nghiên cứu

- Ghép thân cà chua trên gốc cây khoai tây; Tối ưu phương pháp ghép và phương
pháp chăm sóc cây ghép.
- Trồng cây ghép, bước đầu khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng phân bón khác
nhau đến sinh trưởng của cây ghép và năng suất của sản phẩm cây ghép.

- Phân tích một số hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu biểu trong sản phẩm nhằm
đánh giá chất lượng sản phẩm cây ghép mang lại.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Tổng quan về cây cà chua

2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Theo De Candolle (1884) cà chua được tìm thấy dọc theo dãy núi Anđes (Peru),
Ecuado và Bolivia. Tuy nhiên Mehico lại được chứng minh là đất nước đâu tiên trồng
trọt hóa cà chua và là quê hương của cà chua trồng ngày nay (Trần Khắc Thi và Mai
Thị Phương Anh, 2003). Cà chua là loại rau ăn quả dùng làm thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng lớn và phong phú, được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam
cà chua được trồng chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hà
Bắc, Hải Phòng) và ở miền Nam (Lâm Đồng, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh).
2.1.2. Ý nghĩa kinh tế
Cà chua là cây rau có giá trị kịnh tế cao được trồng rộng rãi trên thế giới và
được sản xuất đứng thứ hai sau khoai tây. Theo FAO (2007) diện tích cà chua trên
thế giới là 4.310.669 ha đạt sản lượng 126.246.708 tấn. Đứng hàng đầu về sản xuất
cà chua là Châu Á, tuy năng suất vẫn còn thấp so với thế giới (27,51 tấn/ha), kế đó là
Châu Âu. Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích trồng và sản lượng cà chua lớn
nhất thế giới (trên 753.000 ha đạt 33.645.000 tấn), sau là Mỹ (11.500.000 tấn), Thổ
Nhĩ Kì (9.919.673 tấn), Ấn Độ (8.585.800 tấn), Ai Cập (7.550.000 tấn). Nơi tiêu thụ
cà chua lớn nhất là Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ (Tạ Thu Cúc, 2005).
Ở nước ta cà chua được trồng trên một trăm năm nay, diện tích trồng hàng

năm biến động từ 15 – 17 ngàn ha với lượng cà chua tiêu thụ bình quân đầu người
khoảng 3 kg/người/năm so với Trung Quốc 16 kg/người/năm (Tạ Thu Cúc,1999).
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là loại rau ăn quả rất được ưa thích vì phẩm chất ngon, nhiều chất dinh
dưỡng và chế biến được nhiều cách như dùng làm quả tươi, salad, nước giải khát, xào
nấu hoặc chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: cà chua cô đặc, nước quả, nước sốt,
tương cà chua, tương ớt, cà chua đóng hộp.
Hàm lượng vitamin C trong cà chua đạt cao nhất khi đã phát triển hoàn toàn về
kích thước và độ chín đỏ so với những quả còn xanh và tăng cao khi quả càng chín (A.
4


Liptay, 2004). Tuy nhiên khi thời tiết bất lợi, mưa kéo dài làm quả cà chua thiếu ánh
sáng, làm giảm thành phần dinh dưỡng của cà chua: Vitamin C từ 24 mg /100 g còn 7
mg/100 g; Na từ 5194 mg/100 g giảm chỉ còn 11 mg /100 g (Copyright 2005
growtomatoes.com).
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt trái cà chua
Thành phần

Hàm lượng

Nước

Thành phần

Hàm lượng

94,7 g

Kali


200 mg

Proteine

1,0 g

Na

45,8 g

Chất béo

0,1 g

Clo

38 mg

Cabohydrate

3,6 g

P

16 mg

Vitamine A

1700 I.U


Ca

8 mg

S

24 mg

Thiamine (B1)

0,04 – 0,1 mg

Vitamine C

18 – 21 mg

Mn

10 mg

β – carotene

0,34 mg

Mg

10 mg

Axit citric


0,43 mg

Fe

0,3 – 0,6 mg

0,7 mg

Zn

0,2 mg

Axit Nicotinic (B3)
Riboflavin (B2)

0,02 mg

Axit Malic

0,08 mg

Năng lượng

(McGlasson, B., 1993; PROSEA, 1994)
2.1.4. Phân loại
Theo Tạ Thu Cúc (2005) phân loại cà chua như sau:
Ngành

Magnoliophyta


Lớp

Magnoliopsida

Phân lớp

Asteridae

Bộ

Solanales

Họ

Solanaceae

Chi

Solanum

Loài

Solanum lycopersicum

5

13 – 19.2 k cal



2.1.5. Đặc điểm thực vật học
Hệ rễ: Là rễ chùm, phát triển sâu rộng rất nhanh, có thể ăn sâu tới 1 – 1,5 m và
phát triển chủ yếu ở tầng đất 0 – 30 cm. Rễ phụ phát triển mạnh ở 18 – 20 0C; 14 – 16
0

C sự phát triển của rễ chậm lại 15 - 20 ngày, trên 35 0C rễ bị chết. Rễ cà chua tương

đối chịu hạn, sinh trưởng tốt ở ẩm độ 70 - 80% (Phạm Hồng Cúc, 2007).
Thân: Là thân bụi, phân cành rất mạnh. Trong sản xuất cần giữ lại một thân
chính và một cành dưới chùm hoa thứ nhất để tập trung chất dinh dưỡng cho quả và
loại các nhánh ở nách. Tuy các nhánh này vẫn cho quả nhưng nhỏ lại tiêu hao nhiều
chất dinh dưỡng của cây ( 2008).
Là: lá kép lông chim lẻ, có từ 3 – 4 đôi lá chét, ở ngọn có một lá riêng biệt gọi
là đỉnh lá. Bộ lá góp phần quyết định năng suất cà chua: Số lá ít sẽ ảnh hưởng tới
quang hợp, quả ít và nhỏ, năng suất không cao. Để hình thành 10 lá đầu sau khi trồng
cần nhiệt độ trên 130C. Khi hình thành được 20 lá cần nhiệt độ trung bình là 24 0C .
Hoa: Là loại hoa hoàn chỉnh, tự thụ phấn là chủ yếu, không có mùi thơm và
hoa tiết ra nhiều chất độc. Số lượng hoa trên chùm thường từ 5 – 7 hoa (Phạm Hồng
Cúc, 2007). Dưới ảnh hưởng của điều kiện bất lợi như nhiệt độ trên 290C ban ngày,
trên 210C và dưới 130C vào ban đêm; Ẩm độ vượt quá giới hạn sinh trưởng 40 - 70%;
Hàm lượng đạm trong đất thừa, cây thiếu nước, hoa dễ rụng (www.about.com, 2009).
Bảng 2.2 Phân loại cà chua theo đặc điểm hoa (Tạ Thu Cúc, 2005)
Loại hình
Hữu hạn
Bán hữu hạn
Vô hạn

Chiều cao Chiều dài

Thời điểm ra


Mật độ

Số lượng chùm

(cm)

lóng (cm)

hoa I (lá thật)

ra hoa

hoa (chùm)

< 65

3–4

7–8

1 – 2 lá

3–4

65 - 120

3–4

7–8


2 lá

7–8

>120

5–7

9 – 10

2 – 3 lá

12 – 13

Quả: Mọng, nhiều nước, chia ra nhiều ô. Trong cùng một giống số lượng quả
và trọng lượng quả có tương quan nghịch và cùng quyết định năng suất cây. Theo Tạ
Thu Cúc (2005) nhận định nếu cây đạt 25 quả và trọng lượng 65 g/quả thì sẽ cho
năng suất cao. Quả trưởng thành trong 35 – 45 ngày, chín trong 45 – 60 ngày. Kích
thước quả cà chua được xác định bởi đường kính hoặc trọng lượng quả. Quả nhỏ 54 –
58 mm, trung bình từ 58 – 64 mm, lớn từ 64 – 88mm, rất lớn trên 88 mm. Khi quả
6


chín, hàm lượng chlorophyll và tinh bột giảm, enzyme mềm quả polygalacturonase
và lycopene tăng. Quả cà chua màu vàng da cam có hàm lượng provitamin A gấp 8 –
10 lần quả màu đỏ (chứa Lycopen) (, 2009). Chất lượng
quả ngon khi hàm lượng acid (malic và citric) cao và cân bằng với đường tổng số
trong quả. pH quả cà chua ngon từ 4,0 – 4,5.
Bảng 2.3 Hương vị quả cà chua (Copyright 2005 growtomatoes.com)

Acid

Đường

Hương vị

Cao

Cao

Ngon

Cao

Thấp

Chua

Thấp

Thấp

Dịu ngọt

Thấp

Thấp

Nhạt nhẽo


2.1.6. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: Cà chua ưa khí hậu ấm áp, chịu được nhiệt độ cao nhưng mẫn cảm
với giá rét. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển mà cà chua đòi hỏi nhiệt độ
khác nhau. Hạt cà chua nảy mầm tốt ở nhiệt độ 25 – 300C, tối ưu là 290C và cây con
sinh trưởng tốt từ 25 – 260C (Phạm Hồng Cúc, 2007). Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng
15 – 350C, thích hợp nhất từ 20 – 270C (M. Amati, E. Dekker, T. Linger, 2002). Sự
phân hóa mầm hoa, hình thành hoa cần 20 – 250C ban ngày, 13 – 150C ban đêm.
Theo Tạ Thu Cúc (2005) nhận định: Ở 200C thì hoa to, tỷ lệ ra hoa cao, ít rụng. Hạt
phấn nảy nầm từ 15,5 – 290C, tối ưu là 290C. Hạt phấn phát triển thích hợp từ 21 –
240C. Quả đậu tốt ở 18 – 200C, phát triển thuận lợi và hình thành sắc tốt ở 20 – 220C,
chín ở nhiệt độ từ 24 – 300C.
Ánh sáng: Cà chua không phản ứng với độ dài ngày nhưng là cây ưa sáng
mạnh. Thiếu ánh sáng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của quả cà chua.
Ẩm độ: Tốt nhất từ 45 – 60% (Tạ Thu Cúc,2005). Ở ẩm độ cao cây dễ nhiễm
bệnh và trong điều kiện ẩm và lạnh, hàm lượng Vitamin tích lũy nhiều hơn trong điều
kiện nóng ẩm (, 2009).
Đất: Thích hợp nhất là đất thịt pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi
giữ ẩm và thoát nước tốt. pH thích hợp 6,2 – 6,8 (David C. Petritz, 2006). Cà chua

7


đòi hỏi luân canh triệt để với cây cùng họ như cà tím, ớt, thuốc lá, khoai tây. Đất quá
ẩm ướt, khả năng hấp thu Kali sẽ giảm.
Nước: đóng vai trò chủ yếu trong quyết định năng suất. Khi cây ra hoa, đậu
trái và trái đang lớn là lúc cây cần nhiều nước nhất. Đất quá ẩm ướt cây dễ bị tổn hại
và làm cây chống chịu bệnh kém. Mưa nhiều làm trái chậm chín, nứt, gây thiệt hại về
cơ học, gây ngập úng, chất dinh dưỡng bị rữa và đất thiếu oxi cung cấp cho rễ.
2.1.7. Chất dinh dưỡng
Đạm: Thúc đẩy tăng trưởng, ra hoa, đậu trái và trái phát triển. Thiếu đạm: lá

nhỏ, xanh nhạt, ốm yếu, ít nhánh cành, hoa rụng nhiều, quả nhỏ, màu nhạt khi chín.
Thừa đạm: thối trái, giảm phẩm chất, màu sắc quả, giảm lượng chất khô hòa tan và
tăng độ acid trong trái. Đặc biệt khi NH4 chiếm hơn 25% đạm tổng số sẽ làm giảm số
lượng và trọng lượng quả (Copyright 2005 growtomatoes.com). Đạm nitrat là thích
hợp nhất (giáo trình Rèn nghề 1, ĐHNL, 2008).
Lân: Cần cho sự phát triển của rễ, sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng, giúp
tăng phẩm chất trái, trái cứng, thịt dầy, nhiều vitamin C và có màu đẹp (Phạm Hồng
Cúc, 2007). Thiếu lân rễ kém phát triển, cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, hẹp, gân mặt
dưới lá có màu tím, trái chín chậm. Hàm lượng lân cao sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu
hàm lượng Zn, Fe trong đất của cây vì vậy nên giữ ở mức 15 – 25 mg/l (Copyright
2005 growtomatoes.com).
Kali: Nhu cầu kali là nhiều nhất, đặc biệt khi cây đang cho trái. Kali giúp tăng
sức chống chịu của cây, thân nhánh cứng, tăng chuyển vị sản phẩm quang hợp từ lá
về trái và tăng lượng đường trong trái, tăng kích thước trái, thúc đẩy hình thành sắc
tố. Thiếu kali: lá thẩm màu, khô từ ngọn lá và lan rộng dọc theo rìa lá, trái chín
không đều, dễ bị cháy nắng và hư trước khi thu hoạch (Nguyễn Như Hà, 2006)
Thiếu Mg và B: Lá già, lá tầng dưới mất màu xanh bắt đầu ở chót lá, lá vàng
dần nhưng gân vẫn còn xanh, trái chín chậm, dễ rụng (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.1.8. Sâu bệnh trên cây cà chua
2.1.8.1.

Các loại sâu hại cây cà chua thường gặp

Sâu vẽ bùa (Liriomyza trifolii), rầy mềm (Aphis gossipii), sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua), sâu đục trái (Helicoverpa armigera).

8


2.1.8.2.


Bệnh gây hại thường gặp

Theo D. Drost (2004) và nhiều tác giả khác đều cho rằng:
Bệnh héo vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) không có thuốc hóa học nào
phòng trị bệnh hiệu quả, nên phải luân canh với những cây không thuộc họ Cà, thoát
nước tốt, bón nhiều phân hữu cơ, tránh làm rễ tổn thương, sử dụng cây cà chua ghép.
Bệnh đốm vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.vesicatoria): Phòng trị bằng
thuốc hóa học không hiệu quả nên phải dùng giống kháng bệnh, khử hạt giống, áp
dụng luân canh và phun thuốc gốc đồng theo chỉ dẫn để ngừa bệnh.
Bệnh héo Fusarium (nấm Fusarium oxysporum f.sp.lycopersici) muốn phòng trị
phải dùng giống đối kháng và luân canh. Phun thuốc gốc đồng hay Polyram theo chỉ
dẫn để ngừa bệnh.
Bệnh sương mai (nấm Phytophthora infestans) gây hại nghiêm trọng, có thể mất
năng suất đến 100% cà chua ở vùng nhiệt đới ẩm, thời tiết lạnh, ẩm ướt. Bệnh làm chết
cây, chết cành, cháy lá, thối trái. Phòng trị: vùng cao nhiêt đới phải dùng giống kháng.
Phun thuốc ngừa bệnh theo chỉ dẫn.
Bệnh thán thư (nấm Colletotrichum coccodes): Phòng trị bằng cách dùng giống
kháng, ngắt bỏ lá bệnh, phun thuốc ngừa bệnh theo chỉ dẫn.
Bệnh thối hạch (nấm Sclerotium rolfsii) Phòng trị phải cày sâu, phơi ải, khử đất,
tỉa cành lá làm thoáng gốc, làm sạch cỏ và làm giàn đỡ nhánh trái không để trái tiếp
xúc với mặt đất ẩm, dùng giống kháng, phun thuốc phòng trị.
2.1.8.3.

Bệnh sinh lý

Nứt trái do bón nhiều phân, tưới nhiều nước hay thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
Do đó cần chọn giống trái có vỏ dày cứng, bón phân và tưới nước đầy đủ, hạn chế bón
đạm lúc gần thu hoạch (công ty giống Trang Nông, 2003).
Thối đít trái do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, đất lúc khô, lúc ướt, bón thừa

đạm, lân, kali, magiê làm rối loạn sinh lý của cây, làm giảm sự hấp thu canxi trong đất,
tăng khả năng bị bệnh. Phòng trị: Bón đủ vôi, Bo, phun bổ sung hợp chất chứa vôi như
CaCl2, phun acid Boric theo chỉ dẫn (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.1.9. Kỹ thuật ghép cây cà chua
Theo Ngô Quang Vinh (2004) cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:
-

Cây làm gốc ghép: cao 18 – 20 cm, 5 – 6 lá, đường kính thân cây 0,2 –

0,3cm.
9


-

Cây làm ngọn ghép: cao 15 – 18 cm, 4 – 5 lá, đường kính thân cây 0,2 –

0,3 cm.
2.1.9.1.

Yêu cầu điều kiện

Theo R. Crasweller (2005) các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cần thiết để
ghép cà chua như sau:
Khu ghép: trong nhà, 20 – 250C, ẩm độ 80 – 90%, ánh sáng bằng 2 – 5% ánh
sáng tự nhiên (3 – 5Klux). Phục hồi cây ghép trong 3 ngày đầu: trong nhà, 20 – 230C,
ẩm độ 80 – 90%, ánh sáng bằng 0,6 – 3% ánh sáng tự nhiên (1 – 3 Klux), kín gió,
thoáng. Khu bảo dưỡng cây sau ghép 4-7 ngày: trong nhà màng, 22 – 270C, ẩm độ 80
– 85%, ánh sáng bằng 2 – 5% ánh sáng tự nhiên (3 – 5 Klux). Khu rèn luyện cây sau
ghép từ ngày 8-12: điều kiện bình thường.

2.1.9.2.

Kĩ thuật ghép (Ngô Quang Vinh, 2004)

Phun thuốc phòng sâu bệnh thối nhũn và mốc sương theo chỉ dẫn trước khi
ghép 5 – 7 ngày. Tưới ẩm ít nhất 15 phút trước ghép.
Thao tác ghép: Vát cắt gốc ghép và ngọn ghép 30 – 450, vết cắt phẳng. Gốc
ghép cắt trên lá mầm 2 – 2,5 cm; ngọn ghép cắt dài 5 – 6 cm. Lấy ống cao su ấn vào
ngọn ghép vừa cắt sau đó ấn vào gốc ghép để hai mặt cắt áp sát vào nhau.

Hình 2.1 Thao tác ghép cà chua.
2.1.9.3.

Chăm sóc cây ghép

Theo N. Kacjan Marsic và J. Oswald (2004), sau khi ghép nên nhúng vỉ cây vừa
ghép vào nước cho ẩm. Ngày đầu phun mù 10 phút/lần, giữ ẩm cho cây đã ghép. Ngày
thứ 2, 3: Dùng bình bơm phun mịn (không đọng nước) giữ cho lá tươi. Ngày thứ 4 đưa
cây vào khu bảo dưỡng. Phun nước đủ ẩm cho cây. Ngày thứ 8 – 12: cây được đưa vào
khu rèn luyện trong điều kiện bình thường. Tưới nước và phun thuốc phòng các bệnh
thường gặp. Sau đó có thể đem cây đi trồng.
10


2.1.10.Kĩ thuật trồng cà chua ghép
Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, nhưng có 3 vụ chính. Vụ sớm: gieo
hạt tháng 7 – 8, trồng tháng 8 – 9. Vụ chính: gieo hạt tháng 9 – 11, trồng tháng 9 –
12. Vụ xuân hè (vụ muộn): gieo hạt tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau (Tạ Thu
Cúc, 2005).
Làm đất và trồng: Xới xáo kĩ, bón vôi ngay khi cày đất, phơi ải 7 – 10 ngày khi

trồng đất phải được xới xáo lại và bón phân lót lên luống. Mùa khô: lên luống cao 20
cm, rãnh 30 cm, mặt luống rộng 1,2 m trồng hàng đôi. Mùa mưa: lên luống cao 25 –
30 cm, rãnh 30 cm, mặt luống rộng 80 – 90 cm, trồng hàng đơn (Phạm Hồng Cúc,
2007). Không lấp đất cao quá vết ghép, nên dùng choái cũ (30 cm) cắm cạnh cây và
choàng một sợi dây thun để cây tựa phòng đổ ngã. Sau khi trồng phải tưới nước ngay
tránh cây bị héo (Ngô Quang Vinh, 2004).
Mật độ, khoảng cách trồng: Mùa khô trồng hàng đôi, hàng x hàng 70 cm, cây x
cây 50 cm theo kiểu nanh sấu. Mật độ 27.000 cây/ha. Mùa mưa trồng hàng đơn, hàng
x hàng 1 – 1,2 m, cây x cây 50 – 60 cm. Mật độ 18.000 – 20.000 cây/ha.
Bón phân: Lượng phân bón sử dụng thông thường cho 1 ha cà chua là: 20 – 30
tấn phân chuồng, 1 tấn vôi, 200 kg bánh dầu dừa, 5 – 10 kg Borat và phân hóa học
tương đương với 240 kg N, 100 kg P2O5, 275 kg K2O.
Bảng 2.4 Phân bón sử dụng cho cà chua ghép (Ngô Quang Vinh, 2004)
Phân

Thời điểm (ngày)

Vôi

P 2O 5

Bón lót

Trước trồng 5 – 7

1000

100

20000


100

0

0

100

Thúc 1

Sau trồng 10 - 15

0

0

0

5

100

150

100

Thúc 2

Sau trồng 20 - 25


0

0

0

50

100

150

0

Thúc 3

Sau thu hoạch 1

0

0

0

10

100

150


0

Bón thêm

7 – 10 ngày/lần

0

0

0

0

50

50

0

chuồng

NPK

Urê K2SO4

Bánh

Tên


dầu

Đơn vị: kg

Chăm sóc:
- Tưới nước: Từ khi trồng đến khi hồi xanh tưới 2 – 3 lần/ngày, sau đó tưới 1
lần/ngày (Ngô Quang Vinh, 2004). Sau các trận mưa to cần tưới rửa đất để phòng
11


ngừa các nấm bệnh, đảm bảo độ ẩm cho đất 60 – 70% (D. Drost, 2004 và Phạm Hồng
Cúc, 2007).
- Vun xới: Sau khi trồng 7 – 10 ngày xới phá váng. Sau khi trồng 20 – 25 ngày
kết hợp bón phân cho cà chua, vun cao luống để tránh tình trạng đọng nước giữa hàng,
bộ rễ kém phát triển.
- Làm giàn: Làm giàn cho cà chua kịp thời khi cây cao 40 – 60 cm.
2.2. Tổng quan về cây khoai tây
2.2.1.

Nguồn gốc
Theo CIP cho rằng từ đầu thế kỷ 16 khoai tây dại đã được trồng ở dọc dãy núi

Andes (thuộc Bolivia, Columbia, Ecuador, Peru) và Chilê. Sau đó lần lượt du nhập và
phổ biến ở Châu Âu, Anh và Bắc Âu vào cuối thế kỉ 16. Đến thế kỷ 17, nhà truyền đạo
người Anh đã đưa khoai tây đến Châu Á (Tạ Thu Cúc, 2005). Khoai tây ngày càng
được trồng rộng rãi vào thế kỷ 18, 19 và đến thế kỷ 20 khoai tây đã trở thành cây trồng
phổ biến trên toàn thế giới với khoảng hơn 5 ngàn giống có phẩm chất khác nhau.
Khoai tây ngày càng được con người tiếp nhận rộng rãi và thu hút các nhà khoa học ở
nhiều thời đại tập trung nghiên cứu.

Ở Việt Nam khoai tây được trồng từ năm 1890, lần lượt được phổ biến ở Tú
Sơn - Hải Phòng (1901), Trà Lĩnh - Cao Bằng (1907), Thường Tín - Hà Tây (1917) và
ngày nay trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam (chiếm 85% sản
lượng) và ở Đà Lạt (trồng quanh năm - chiếm 15% sản lượng). Tuy nhiên nước ta và
các nước nhiệt đới, khoai tây chưa được xem là cây lương thực vì có nhiều khó khăn
trong sản xuất và bảo quản.
2.2.2. Phân loại
Theo Tạ Thu Cúc (2005) phân loại khoai tây như sau:
Ngành

Magnoliophyta

Lớp

Magnoliopsida

Phân lớp

Asteridae

Bộ

Solanales

Họ

Solanaceae

Chi


Solanum

Loài

Solanum tuberosum
12


Khoai tây có số nhiễm sắc thể là X = 12 gồm 4 nhóm: Nhị bội thể (2n = 2X =
24), tam bội thể (2n = 3X = 36), tứ bội thể (2n = 4X = 48), ngũ bội thể (2n = 5X = 60).
Trong đó chỉ có loài Solanum tuberosum ssp. là được trồng rộng rãi trên thế giới thuộc
nhóm tứ bội thể.
2.2.3. Giá trị kinh tế
Cây khoai tây vừa có giá trị lương thực vừa có giá trị thực phẩm. Trên thế giới
khoai tây được coi là cây lương thực quan trọng sau lúa, bắp, tiểu mạch, đại mạch và
là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia. Ở một số nước Châu Âu, có thời
kỳ khoai tây được mệnh danh là “ Bánh mì thứ hai” và ngày nay EAPR cho khoai tây
là loại lương thực thứ 3 sau lúa mì, ngô. Khoai tây còn là nguồn nguyên liệu quan
trọng phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo tơ nhân tạo, nước hoa, bột khoai tây, bột
hồ vải trong công nghiệp dệt, sản xuất rượu, nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, khoai tây
còn dùng làm thức ăn gia súc rất tốt.
Nhờ có công dụng về nhiều mặt, mức tiêu thụ khoai tây ở các nước trên thế giới
khá lớn trung bình của thế giới là: 33 kg/người/năm, trong đó tiêu thụ nhiều nhất là
Belarus: 181 kg/người/năm với sản lượng 8.743.976 triệu tấn. Do nhu cầu về khoai tây
ngày càng cao đòi hỏi sản xuất ngày càng tăng. Theo CIP, ngày nay sản lượng khoai
tây hàng năm đạt 300 triệu tấn với 1/3 sản lượng thuộc về các nước đang phát triển,
tăng 11% so với năm 1960. Sản xuất khoai tây cao nhất là Trung Quốc gần 120.000 ha
vào năm 2007. Đặc biệt Peru sau 10 năm tăng gấp đôi từ 26.000 ha lên 58.000 ha.
Đối với nước ta, khoai tây là sản phẩm vụ đông quan trọng cho thu nhập cao
hơn so với canh tác lúa, ngô hay khoai lang.

Bảng 2.5 Những quốc gia đứng đầu về sản lượng khoai tây (FAO, 2007)
Quốc gia

Sản lượng (tấn)

Trung Quốc

72.040.000

Nga

36.784.200

Ấn Độ

26.280.000

Mỹ

20.373.267

Ukraina

19.102.300

Thế giới

325.302.445

13



Bảng 2.6 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới (FAO, 2007)
Khu vực

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)

Châu Á

8.732.961

137.343.664

15.7

Châu Âu

7.473.628

130.223.960

17.4

Châu Phi

1.541.498


16.706.573

10.8

Mỹ Latin

963.766

15.682.943

16.3

Bắc Mỹ

615.878

25.345.305

41.2

Thế giới

19.327.731

325.302.445

16.8

2.2.4. Giá trị dinh dưỡng

Hàm lượng đạm rất quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất của củ khoai tây.
Thường hàm lượng protein trong củ không quá 1 – 2%, nhưng bằng chọn giống và cải
biến gen đã nâng hàm lượng protein lên 3 – 3,6%. Theo EAPR (2008) hàm lượng
Vitamin C khi ăn cả vỏ cao hơn và đạt gần 50 mg/150 g khoai tây. Tuy nhiên Ủy ban
Khoai tây Washington (2009) khẳng định hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu không tồn
tại nhiều trong vỏ khoai tây, nên bỏ vỏ khi ăn và chế biến. Hàm lượng solanin trong
khoai tây tươi: Củ đã gọt vỏ (1 – 2 mg%); củ còn vỏ (7,5 mg%); Củ đã lên mầm (420 –
730 mg%). Hàm lượng solanin trong khoai tây an toàn cho sử dụng là 1,7 - 19,7 mg%
(dưới 0,2 mg/g) ( />Bảng 2.7 Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 g củ khoai tây tươi
Thành phần
Hàm lượng nước

Hàm lượng

Thành phần

77 g

Proteine

1,87 g

Chất béo

0,1 g

Vitamine C
Na

Hàm lượng

13 mg
6 mg

P

44 mg

20,13 g

Ca

5 mg

1,8 g

Mg

23 mg

Kali

379 mg

1,1 mg

Khoáng chất

0,31 mg

Riboflavin ( B2)


0,02 mg

Năng lượng

87 kcal

Vitamin B6

0,25 mg

Cabohydrate
Chất xơ
Thiamine (B1)
Niacin (B3)

0,106 mg

(United States Department of Agriculture và National Nutrient Database, 2008)
14


×