Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Trường từ vựng tình yêu trong thơ xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.06 KB, 75 trang )

Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu

TRƯỜN G ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ H ỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
 

TRẦN THỊ NGỌC ĐĂNG

TRƯỜNG TỪ VỰNG TÌNH YÊU
TRONG THƠ XUÂN DIỆU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn:
ThS:NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, 05/2011
Luận văn tốt nghiệp

1

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A - Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài


2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B - Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề chung về trường từ vựng
1.1. Khái niệm từ vựng
1.1.1. Định nghĩa từ
1.1.2. Cấu tạo của từ
1.1.2.1. Từ đơn
1.1.2.2. Từ ghép
1.1.2.3. Từ láy
1.1.2.4. Từ ngẫu kết
1.1.3. Nghĩa của từ
1.1.3.1. Nghĩa biểu vật
1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm
1.1.3.3. Nghĩa biểu thái
1.2. Trường từ vựng
1.2.1. Các quan niệm về “trường”
1.2.2. Khái niệm trường từ vựng
1.2.3. Phân loại trường từ vựng
1.2.3.1. Trường nghĩa trực tuyến
1.2.3.2. Trường nghĩa tuyến tính
1.2.3.3. Trường nghĩa liên tưởng
1.3. Trường từ vựng tình yêu
1.3.1. Tình yêu là gì?
1.3.2. Khái niệm trường từ vựng tình yêu

Chương II: Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu

2.1. Xuân Diệu – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
2.1.1. Vài nét chính về tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu
2.1.2. Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu
2.2. Đặc điểm nội dung thơ Xuân Diệu
Luận văn tốt nghiệp

2

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
2.2.1. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.2.2. Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
2.3. Tổng quan trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
2.4. Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước năm 1945
2.4.1. Đối tượng của tình yêu
2.4.2. Hoạt động của tình yêu
2.4.3. Trạng thái, cảm xúc của tình yêu
2.5. Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu sau năm 1945
2.5.1. Đối tượng của tình yêu
2.5.2. Hoạt động của tình yêu
2.5.3. Trạng thái, cảm xúc của tình yêu

C – Phần kết luận

Luận văn tốt nghiệp

3


Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu

A – PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xuân Diệu (1916 – 1985) là một tài năng lớn, một nhà thơ xuất sắc của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Trải qua hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã để lại trong kho tàng văn
học dân tộc một di sản đồ sộ, gồm nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, phê bình,
dịch thuật. Trong đó, thơ là sợi dây nhiệm mầu nhất nối liền tài năng, tâm hồn của thi
sĩ với cuộc đời.
Xuân Diệu là một nhà thơ có sáng tác đều đặn ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Cho dù ở giai đoạn nào, cũng đem đến cho ông những
thành công rực rỡ. Xuân Diệu không chỉ được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình,
con người nặng tình đời - tình thơ mà ông còn được gọi là nhà thơ mới nhất trong các
nhà thơ mới. Xuân Diệu có một khối lượng thơ rất lớn thể hiện cái tôi nghệ sĩ đầy tài
năng và sáng tạo. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá trị thơ của
ông, đặc biệt là mảng thơ tình. Tuy nhiên về phương diện từ vựng - một phương diện
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, ghi dấu trực tiếp bút pháp thi ca của nhà thơ thì chưa
được chú ý đến. Chính vì thế người viết chọn đề tài “Trường từ vựng tình yêu trong
thơ Xuân Diệu” trên bình diện ngôn ngữ học, nhằm xác lập danh sách và thống kê định
lượng tần số xuất hiện, tỉ lệ phân bố của những từ ngữ thuộc trường từ vựng tình yêu
trong thơ Xuân Diệu. Tạo cơ sở cho việc tiếp cận thơ Xuân Diệu một cách dễ dàng,
chính xác và thuyết phục hơn.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
“Trường” là một thuật ngữ mượn của các ngành khoa học tự nhiên, đưa nó vào
ngôn ngữ học là công lao của J. Trier và L. Weisgerber, mặc dầu trước đó người ta
đã tiến hành việc chia từ vựng thành các trường.

Đọc tác phẩm của Trier, người đọc không có được sự phân biệt giữa “vùng” với
“trường” thật chắc chắn và cũng chỉ hiểu một cách mơ hồ rằng “trường từ” và
“trường khái niệm” theo tác giả là khác nhau. Tuy nhiên theo đánh giá của S. Ullmann
thì Trier là người đã “mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học”
[Ullmann,tr7] ở chỗ với lí thuyết “trường” tác giả đã thử nghiệm áp dụng quan điểm
cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng - ngữ nghĩa.
Sau Trier và Weisgerber, nhiều người cũng đã đưa ra thêm những quan niệm về
“trường” dựa vào các tiêu chí khác nhau để tập hợp các đơn vị từ vựng. Trong phạm vi
tài liệu tham khảo của người viết, cụ thể có các công trình sau:
Trong giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt. Bùi Tất Tươm có viết:
“trường nghĩa là một phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang còn nhiều kiến
giải khác nhau về vấn đề xác định các trường nghĩa” và theo Bùi Tất Tươm “các từ
Luận văn tốt nghiệp

4

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
trong từ vựng có quan hệ với nhau thành các hệ thống lớn nhỏ tùy theo các tiêu chí tập
hợp chúng. Một tập hợp từ theo các tiêu chí về nghĩa gọi là một trường nghĩa” [29;
69]. Dựa vào chức năng của từ, Bùi Tất Tươm chia trường nghĩa thành hai loại: trường
liên tưởng và trường kết hợp.
Mai Ngọc Chừ cũng có bài nghiên cứu về trường từ vựng cụ thể trong quyển Nhập
môn ngôn ngữ học do ông chủ biên. Theo Mai Ngọc Chừ “các đơn vị từ vựng đồng
nhất với nhau về nghĩa tập hợp thành trường nghĩa” và “quá trình huy động từ ngữ để
tạo lập diễn ngôn chính là quá trình xác lập trường nghĩa”. Cũng như Bùi Tất Tươm,
Mai Ngọc Chừ cũng tiến hành phân loại trường nghĩa nhưng theo ông trường nghĩa có
ba loại: trường biểu vật, trường biểu niệm và trường nghĩa liên tưởng.

Nguyễn Thiện Giáp đã nói về trường nghĩa trong quyển Dẫn luận ngôn ngữ học
do ông chủ biên. Tuy nhiên, ông không đưa ra một quan niệm của riêng mình về khái
niệm “trường nghĩa” mà chỉ nêu các kiểu trường nghĩa do các nhà nghiên cứu khác đã
đưa ra trước đó. Nguyễn Thiện Giáp đã tổng hợp lại và theo ông có thể quy khái niệm
trường nghĩa vào hai khuynh hướng chủ yếu. Khuynh hướng thứ nhất “quan niệm
trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện” [10;109],
khuynh hướng thứ hai “trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa
mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ với nhau về nghĩa” [10; 110]. Công trình này
của Nguyễn Thiện Giáp có thể giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm
trường nghĩa qua các giai đoạn.
Tiếp tục tìm hiểu, người viết còn tìm thấy trong quyển Từ vựng học ngữ nghĩa
Tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu cũng có bài nghiên cứu về trường từ vựng. Theo quan
niệm của Đỗ Hữu Châu thì “trường từ vựng là sự tập hợp các đơn vị từ vựng theo sự
đồng nhất về ngữ nghĩa” [2; 35]. Và theo ông chúng ta có hai loại trường từ vựng là:
trường ý niệm (trường sự vật, trường đề mục) và trường ngữ nghĩa (trường nghĩa vị).
Ngoài việc đưa ra khái niệm, cách phân loại trường từ vựng trong công trình nghiên
cứu của mình, Đỗ Hữu Châu còn đưa ra các tiêu chí để xác lập một trường từ vựng, sự
phân biệt giữa trường từ vựng với các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa. Có thể nói
công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu về trường từ vựng so với các công trình trước
đây là tương đối hoàn chỉnh, người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức về trường từ
vựng từ công trình này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu chỉ nghiên cứu về lí thuyết
trường từ vựng, các bài viết vẫn chưa đi vào vận dụng lí thuyết “trường” để làm rõ một
vấn đề cụ thể. Tiếp tục tìm hiểu, người viết còn tìm thấy không ít các công trình nghiên
cứu đã áp dụng lí thuyết trường từ vựng vào nghiên cứu văn chương. Tiểu biểu có các
công trình sau:
Luận văn tốt nghiệp

5


Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Vũ Thị Ân trong quyển Ngôn ngữ số 9 năm 2003 đã có bài nghiên cứu về trường
từ vựng với nhan đề “Trường nghĩa của từ yêu trong thơ Xuân Diệu”. Theo tác giả,
các từ ngữ cùng trường nghĩa với từ “yêu” được phân thành 3 loại: những từ ngữ chỉ
những đối tượng của tình yêu; những từ ngữ chỉ những hành động, những cảm xúc,
những trạng thái, những kết quả của tình yêu; những từ ngữ chỉ những cung bậc, những
sắc thái của tình yêu. Tác giả đã đưa ra danh sách tần số và tỉ lệ phân bố của các từ, tuy
nhiên chỉ dừng lại ở mức thống kê mà chưa đi vào phân tích cụ thể.
Trong quyển Ngôn ngữ số 9 năm 2010, tác giả Lưu Văn Din đã có bài viết với
nhan đề “Trường ngữ nghĩa các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến nước trong ca dao,
tục ngữ người Việt”. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu vận dụng lí thuyết trường
nghĩa liên tưởng để khảo sát. Lưu Văn Din đã đưa ra các kiểu trường từ vựng ngữ
nghĩa liên quan đến nước như: Trường ngữ nghĩa chỉ không gian tồn tại của nước,
trường ngữ nghĩa chỉ dạng thức tồn tại và tính chất của nước, trường ngữ nghĩa chỉ
trạng thái vận động của nước, trường ngữ nghĩa chỉ đời sống sinh hoạt và canh tác của
người Việt trong môi trường nước.Qua bài viết của tác giả cho thấy, trường ngữ nghĩa
các yếu tố ngôn ngữ liên quan đến nước trong tiếng Việt rất phong phú, bài viết tuy
ngắn nhưng đã làm nổi bật được vấn đề.
Trần Thị Mai với bài “Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa
Thiêng của Huy Cận” được in trong quyển Ngôn ngữ và đời sống số 1 + 2 năm 2010.
Trong bài viết này, tác giả đã xét trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa
Thiêng của Huy Cận chủ yếu dựa vào lí thuyết trường nghĩa biểu vật. Trần Thị Mai đã
khảo sát các từ thuộc trường nghĩa chỉ không gian và phân thành những nhóm nhỏ
như: từ chỉ không gian chung, từ chỉ không gian trên cao, từ chỉ không gian dưới mặt
đất,…tác giả đã phân tích và đưa ra các dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Bài viết của Trần
Thị Mai đã khái quát được trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa Thiêng
của Huy Cận, làm nổi bật ngôn từ nghệ thuật trong tập Lửa Thiêng nói riêng và trong

thơ Huy Cận nói chung.
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu đã áp dụng lí thuyết trường từ
vựng vào các đề tài nghiên cứu như: Nguyễn Thị Hưởng với bài Trường từ vựng thị
giác trong truyện Kiều, Hoàng anh – Nguyễn Thị Yến với Trường nghĩa ẩm thực
trong các bài báo viết về bóng đá,…Các công trình của các tác giả kể trên rất đáng
trân trọng, nó rất bổ ích đối với những ai quan tâm và muốn nghiên cứu về trường từ
vựng. Đặc biệt qua các công trình này, giúp người viết dễ dàng tiếp cận và hoàn thiện
tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình về trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu.
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của dân tộc, vì thế sáng tác của ông đã được nghiên
cứu từ rất sớm, ở nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể có các công trình nghiên cứu:
Luận văn tốt nghiệp

6

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Thế Lữ - vị chủ soái của phong trào thơ mới, vào mùa xuân năm 1937 đã viết một
bài giới thiệu về Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu trên tờ báo Ngày nay với những lời
lẽ hết sức ngợi khen “Đó là một tâm sự nồng nàn kín đáo, một linh hồn rạng rỡ và say
mê, đằm thắm hiện ở trong những điệu thơ êm dịu và ái ân, thiết tha và bồng bột” [17;
8]. Sự ưu ái mà Thế Lữ dành cho Xuân Diệu còn được thể hiện ở mong ước “nhà thi sĩ
của tuổi xuân, của lòng yêu, của ánh sáng” sẽ sớm phát huy được “nhiều hứng vị” để
Thế Lữ còn có thể “được dịp nói đến thơ Xuân Diệu nhiều hơn” [17; 8]. Đáp lại sự ưu
ái của Thế Lữ, Xuân Diệu đã không để Thế Lữ phải chờ lâu, một năm sau ngày viết bài
giới thiệu đầu tiên cho Xuân Diệu, Thơ thơ ra đời. Để chào đón sự ra đời của tập Thơ
thơ, Thế Lữ đã viết bài tựa. Thế Lữ vui mừng thông báo rằng “chàng đi trên đường
thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng
của lòng chàng. Thơ thơ là cụm đầu của chàng tặng cho nhân gian” [23; 138]. Và

cũng chính trong bài viết này, thêm một lần nữa Thế Lữ đã khẳng định những đóng
góp của Xuân Diệu trong Phong trào Thơ Mới với niềm hân hoan tự hào “và từ đấy
chúng ta đã có Xuân Diệu”. Thế Lữ cũng nhấn mạnh tâm hồn thơ của Xuân Diệu là
“say đắm với tình yêu và hăng hái với xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động
với bướm chim, chất đầy trong bầu tim mây trời thanh sắc” [23; 139]. Quả thật Thế Lữ
đã rất tinh nhạy và công bằng khi nhận xét về Xuân Diệu ngay từ khi ông mới bước lên
thi đàn.
Năm 1941, Hoài Thanh – Hoài Chân đã đưa Xuân Dịêu vào thi nhân Việt Nam,
một lần nữa khẳng định vị trí của nhà thơ Xuân Diệu trong làng Thơ Mới. Theo tác giả
Thi nhân Việt Nam thì: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng
thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời,
sống vội vàng, sống cuốn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình” [22;
129]. Trong bài viết này Hoài Thanh – Hoài Chân đã phần nào xác định phong cách
thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng việc nghiên cứu chỉ
dừng lại ở những phán xét chung nhất cho thơ Xuân Diệu mà không đi sâu vào nghiên
cứu nội dung hay nghệ thuật của thơ Xuân Diệu.
Vũ Ngọc Phan trong bài Một thi sĩ rất giàu lòng yêu dấu in trong công trình
nghiên cứu Nhà văn hiện đại đã nhận xét về tập Thơ thơ của nhà thơ Xuân Diệu
“người ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các nhà thơ mới.
Cả ý lẫn lời đều tha thiết, làm cho nhiều thanh niên ngây ngất” [24; 55] và “với những
nguồn hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù là vui hay buồn, Xuân Diệu cũng ru
thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết”. Vũ Ngọc Phan đã kết luận về tập Thơ Thơ
của Xuân Diệu đó là “cả một bầu xuân, thơ ông là một bầu chứa muôn hương tuổi
trẻ” [24;56].
Luận văn tốt nghiệp

7

Trần Thị Ngọc Đăng



Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã viết về ba nhà thơ
mới là: Thế Lữ, Hàn Mặc Tử và Xuân Diệu, tác giả đã ghi nhận: “ Tác giả tập Thơ thơ
là một thiếu niên có tâm hồn thơ mộng, khát khao sự yêu thương” [11; 442]. Tuy nhiên
ông còn nhận xét rằng Xuân Diệu “ còn có nhiều câu vụng về, non nớt, chứng tỏ rằng
tác giả chưa thật lão luyện về kỹ thuật của nghề thơ”.
Với những gì đã tìm hiểu thì người viết thấy rằng, hầu hết các bài viết trên về nhà
thơ Xuân Diệu đều trên phương diện chung chung, chưa có những bài viết đi sâu phân
tích về tình yêu hay sự sống được thể hiện trong thơ Xuân Diệu. Những đánh giá, phân
tích thơ Xuân Diệu thời kì này nghiên về kết luận hơn là sự trình bày một cách chi tiết,
cụ thể về nhà thơ Xuân Diệu. Đặc biệt là giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, thì cái nhìn của giới nghiên cứu, phê bình về thơ Xuân Diệu ngày càng cụ thể,
sâu sắc hơn trên từng góc độ khác nhau.
Chuyên luận Phong trào thơ mới của Phan Cự Đệ là một công trình khoa học
mang tính tiên phong, đã đi vào nghiên cứu các khía cạnh của Thơ Mới. Và trong
chuyên luận này thì Phan Cự Đệ đã dành một số trang để viết về nhà thơ Xuân Diệu.
Một lần nữa ông khẳng định rằng: “ Trong các nhà thơ mới viết về tình yêu, Xuân Diệu
là người đi sâu nhất vào thế giới của yêu đương. Trong thơ Xuân Diệu dường như chỉ
có hai người thi sĩ và người yêu, trong đó thi sĩ là nhân vật chính” [8; 30]. Nhưng
những trang viết của Phan Cự Đệ chỉ mang tính chất giới thiệu, khái quát về phong
trào thơ mới. Vì thế những trang viết về nhà thơ Xuân Diệu vẫn còn mang tính sơ lược.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông trong Lời giới thiệu tuyển tập thơ Xuân Diệu đã
dành rất nhiều tâm huyết để tổng kết sự nghiệp văn học của Xuân Diệu: “ Xuân Diệu
là một nhà thơ của tuổi trẻ” [25; 91]. Nhưng Hoàng Trung Thông lại không đồng ý với
một số cách bày tỏ tình yêu trong thơ tình của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945 “Giá như thơ tình Xuân Diệu chỉ dừng lại ở chỗ hiền lành và êm
dịu….nhưng đến bài Xa cách thì tình yêu đã bao gồm nhục dục” [25; 92]. Và cũng
theo Hoàng Trung Thông thì “ Những bài thơ tình của Xuân Diệu viết sau Cách mạng
và gần đây có biết bao âu yếm và cái đằm thắm này bao gồm cả cảnh vật” [25; 92].

Hoàng Trung Thông cũng đưa ra rất nhiều hình ảnh thơ Xuân Diệu trước và sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 để thấy sự chuyển biến về tình cảm trong thơ tình Xuân
Diệu. Theo đó thì ta thấy bài viết của Hoàng Trung Thông nghiên về những đánh giá
thơ tình Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám hơn.
Với Những đường thơ Xuân Diệu thì Hà Minh Đức đã nhận thấy trong tình yêu
Xuân Diệu là một người “thích miêu tả sự sống ở trạng thái dâng trào, ở thời điểm
náo nức của đôi lứa trong tình yêu, của tạo vật đang độ dâng hương sắc. Và đó cũng
là lúc sự sống có biểu hiện thắm tươi và hấp dẫn nhất. Vẫn chưa đủ, Xuân Diệu muốn
Luận văn tốt nghiệp

8

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
tất cả đối tượng ở trong cuộc phải bộc lộ đầy đủ sự đam mê qua lời nói, ánh mắt,
miệng cười, tay riết,… Tình yêu không trầm sâu mà phải nổi sóng, cơn sóng yêu đương
sẽ tràn bờ và dâng lên những chốn vô biên về miền tuyệt đích” [9; 173]. Đó là những
lời nhận xét rất hay và khá đầy đủ về biểu hiện của tình yêu trong thơ Xuân Diệu.
Cùng quan điểm với Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh trong quyển Nhà văn
Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách đã viết lời nhận xét về quan niệm tình
yêu trong thơ Xuân Diệu: “ với Xuân Diệu, quan niệm tình yêu vừa trần tục, vừa lí
tưởng, tình yêu thật là tình yêu mới cất lên tiếng nói thành thật và đầy ý thức của nó
trong văn học ta” [16; 48].
Tác giả Đoàn Thị Đặng Hương trong bài viết Xuân Diệu – hoàng tử của thi ca
Việt Nam hiện đại đã đưa ra một nhận định là khi “nói đến thơ Xuân Diệu mà không
nói đến thơ tình yêu của ông thì có lẻ là một cái gì chưa đủ, một mất mát lớn trên bộ
mặt thi ca ông” [14; 253]. Và khi nhận xét về thơ tình của Xuân Diệu thì: “ Tôi vẫn
nghĩ tình yêu trong thơ Xuân Diệu có vẻ gì lạ lắm, nó có vẻ là một nỗi khát khao, một

nỗi ám ảnh về tình yêu như của trái tim nguyên thủy từ thuở mới có Adam và Eva trên
trái đất. Một thứ tình yêu nguyên sơ như thuở hồng hoang. Cái tình yêu ấy đã trở
thành một đam mê trong thơ Xuân Diệu từ thuở bắt đầu cầm bút và ám ảnh luôn chúng
ta là những kẻ hậu sinh và chắc là sẽ ám ảnh lâu dài các thế hệ độc giả sau này” [14;
254]. Với bài viết này một lần nữa, vị trí của nhà thơ Xuân Diệu đối với nền thơ ca
Việt Nam hiện đại đã được nhấn mạnh thêm.
Huy Cận trong bài viết Thơ tình của Xuân Diệu đã khẳng định sự bất tử của thơ
tình Xuân Diệu: “ Tình yêu không có tuổi và thơ tình hay càng không tính tuổi bao giờ.
Thơ tình của Xuân Diệu trẻ mãi, kể cả những bài thơ anh viết lúc đời đã vào thu” [19;
61]. Theo Huy Cận thì “đặc sản” thơ tình của Xuân Diệu thể hiện “ cái rạo rực, thiết
tha nồng cháy trong Thơ thơ ai mà không trải qua, không sống qua ít nhất dăm ba lần
trong tuổi trẻ của mình. Cái đằm thắm, xen lẫn sự đắng cay trong Gửi hương cho gió
có phải riêng gì của Xuân Diệu” [19; 61].
Trong quyển Ba đỉnh cao thơ mới của Chu Văn Sơn đã lí giải toàn bộ thế giới
nghệ thuật của thơ Xuân Diệu xuất phát từ chữ “ tình”: “ Tóm lại toàn bộ thế giới
nghệ thuật của Xuân Diệu từ hình tượng cái tôi, hình tượng giai nhân đến hình tượng
thế giới đều được sinh ra từ chữ tình” [20; 62].
Nghiên cứu về thơ Xuân Diệu còn có các bài viết của các tác giả: Lý Hoài Thu với
công trình Xuân Diệu - vị hoàng đế tình yêu của triều đại thơ ca lãng mạn 19321945, Lưu Khánh Thơ với Nghệ thuật cấu tứ trong thơ tình Xuân Diệu, Lưu
Quang Hưng với Trái cam ruột vàng đã ngọt mà vỏ hãy còn xanh, Vũ Quần
Phương với Thơ tình Xuân Diệu nồng và trẻ…Các tác giả này dường như không ai
Luận văn tốt nghiệp

9

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
không nói đến nguồn sống rào rạt, niềm say mê yêu đời, khát vọng yêu đương nồng

nàn và da diết… trong thơ Xuân Diệu.
Nhìn trên tổng thể, việc nghiên cứu tình yêu trong thơ Xuân Diệu ở nhiều góc cạnh
khác nhau đã được đề cập đây đó trong các chuyên luận, công trình, bài viết… Tình
yêu trong thơ Xuân Diệu đã được xét đến ở một số góc độ như: mãnh liệt, rạo rực, thiết
tha,… Tuy nhiên vấn đề về “trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu” vẫn chưa
được nghiên cứu riêng một cách trọn vẹn. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến, kết quả
đạt được của những tác giả trước, người viết sẽ cố gắng hoàn thành đề tài nghiên cứu
của mình về Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Thông qua việc nghiên
cứu trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu ta có thể hiểu thêm về mảng thơ tình
của ông, những nhân tố góp phần tạo nên phong cách thơ Xuân Diệu. Đây là một
hướng tiếp cận mới, lí thú và đầy sức thuyết phục đối với những phong cách thơ đã ổn
định từ góc độ ngôn ngữ học.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dựa vào những công trình nghiên cứu trước đây. Với đề tài này, người viết sẽ đi
sâu tìm hiểu những từ thuộc trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Yêu cầu đặt
ra là phải có tiêu chí tập hợp các từ cùng trường nghĩa và phân loại chúng. Qua đó,
bước đầu phân tích và chỉ ra hiệu quả sử dụng các từ ngữ thuộc trường từ vựng tình
yêu, một nhân tố góp phần đưa thơ tình Xuân Diệu lên đỉnh cao.
Song song với việc phân tích, lí giải trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu,
người viết có mở rộng vấn đề, so sánh với một số nhà thơ khác, từ đó khẳng định đặc
trưng riêng của thơ tình Xuân Diệu.
Với đề tài này, phạm vi tư liệu mà người viết sử dụng bao gồm các tập thơ tiêu biểu
của Xuân Diệu ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Thơ thơ

Gửi hương cho gió
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Ngôi sao
Riêng chung
Mũi Cà Mau - Cầm tay
Một khối hồng.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp

10

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Trong phạm vi đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê
Với phương pháp này, người viết sẽ thống kê các từ thuộc trường từ vựng tình yêu
trong thơ Xuân Diệu. Từ đó phân loại các từ, đưa ra những số liệu, tỷ lệ cụ thể và cách
sử dụng từ độc đáo của nhà thơ Xuân Diệu.
Phương pháp phân tích, chứng minh
Người viết dùng phương pháp phân tích, chứng minh đưa ra những dẫn chứng cụ
thể, tiêu biểu. Sau đó người viết đi sâu vào phân tích cụ thể những dẫn chứng được lựa
chọn nhằm làm nổi bật những nét độc đáo trong việc sử dụng từ cùng trường để thể
hiện tình yêu trong thơ Xuân Diệu.
Phương pháp so sánh
Với phương pháp so sánh, người viết so sánh trường từ vựng tình yêu trong thơ
Xuân Diệu với trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, Huy Cận,…Để từ đó
thấy được những nét riêng trong việc sử dụng từ để thể hiện tình yêu vào ngôn ngữ thơ

của nhà thơ Xuân Diệu.
Phương pháp qui chiếu
Dùng phương pháp qui chiếu, giúp người viết rút ra được những cái khác biệt cũng
như những nét độc đáo của trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu so với các
nhà thơ khác
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, người viết còn sử dụng một số biện pháp, thủ
pháp như: tập hợp tư liệu, phân loại tư liệu, lập biểu mẫu…để làm cơ sở cho các
luận điểm được trình bày trong luận văn.
Các phương pháp trên đây không phải thực hiện một cách riêng lẻ, biệt lập mà nó
được vận dụng, phối hợp với nhau trong quá trình khảo sát, phân tích thơ Xuân Diệu
cùng với việc đánh giá các vấn đề nội dung trong luận văn.

Luận văn tốt nghiệp

11

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu

B – PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRƯỜNG TỪ VỰNG
1.1. Khái niệm từ vựng
Vựng trong tiếng Hán có nghĩa là cái kho, nơi chứa. Từ vựng là kho từ, vốn từ của
một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị tương đương với từ, tức thành ngữ. Trong đó,
từ là đơn vị từ vựng cơ bản nhất. Từ vựng là một hệ thống hữu hạn, là một bộ phận
quan trọng của hệ thống ngôn ngữ, phát triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội.
Mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập với các từ còn lại, đồng thời chỉ có giá trị

khi được xét trong mối tương quan với các từ khác trong hệ thống.
Từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, giữ vai trò quan trọng
nhất và chiếm số lượng phong phú nhất. Hơn bộ phận nào hết, từ vựng phản ánh trực
tiếp và rộng rãi thực tế khách quan, nền văn hóa của dân tộc, nhanh chóng hưởng ứng
mọi sự thay đổi của xã hội trong mọi mặt sinh hoạt đời sống.

1.1.1. Định nghĩa từ
Trong tất cả các ngôn ngữ, mặc dù các nhà nghiên cứu đều chưa nhất trí với nhau
về “từ”. Song, khi nói về đặc điểm cơ bản nhất của từ thì chúng ta có thể nói rằng:
Trong tất cả mọi ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ đều có cái đơn vị nhỏ nhất mà người nói có
thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên các câu hay những chuỗi lời nói trong khi trò
chuyện, trao đổi tình cảm với nhau, nói chung trong khi giao tiếp. Những đơn vị này
thường được gọi là “từ”.
Nói khác đi, từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, có nghĩa, mang tính sẵn có, cố
định, bắt buộc, được dùng để trực tiếp tạo câu.

1.1.2. Cấu tạo của từ
1.1.2.1. Từ đơn: là những từ được cấu tạo bởi một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe,
xanh, đỏ, tập, viết, …
- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có
nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán,
tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…
- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt đời
sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia
đình, xã hội, các số đếm,…
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (theo thống kê của
A. Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ
Luận văn tốt nghiệp

12


Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan
đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng Việt.

1.1.2.2. Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa
trên quan hệ ý nghĩa.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai loại
chính:
■ Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
- Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa, trong đó:
* Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bụng dạ,
bạn hữu, máu huyết,…
* Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: thổ địa, tư duy, cốt nhục,…
* Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ,….
* Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương. Ví
dụ: chợ búa, bát đọi, chân cẳng,…
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau.
Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần,…
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau.
Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ,…
- Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi
sự vật mang ý nghĩa cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động
chung, mang tính chất khái quát).

- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý
nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường
hơp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra
phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ
ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là: từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ
ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ
nghĩa AB = A + B. Tức là loại nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý
nghĩa khái quát chung của từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng
thành tố.
Ví dụ: Quần áo, điện nước, xăng dầu, chạy nhảy, học tập, ăn uống, thầy trò,…
Luận văn tốt nghiệp

13

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB
= A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý
nghĩa của một thành tố có mặt trong từ.
Ví dụ: núi non, binh lính, bếp núc, chợ búa, ăn nói, viết lách,…
+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình
ngữ nghĩa AB > A + B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không chỉ là phép cộng
đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm
theo sự trừu tượng hoá và theo cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó nghĩa của cả
từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố.
Ví dụ: đất nước, non sông, sông núi, ruột thịt, gan dạ,…

■ Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo
nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này
thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những
đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính
chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo này có khuynh hướng nêu lên các
sự vật mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng
hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hoá loại sự vật, hoạt động
hoặc đặc trưng đó.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính
phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân
chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật, hoạt động, đặc trưng
cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của các yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng
phân loại. Thí dụ:
● Máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
● Làm việc, làm thợ, làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
● Vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…
+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có
tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành
tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này
khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ, so sánh xanh lè với xanh và
xanh biếc,…

1.1.2.3. Từ láy: là những từ gồm nhiều tiếng, các tiếng được ghép lại dựa trên quan
hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa.
Luận văn tốt nghiệp

14


Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Đặc điểm:
- Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu hiện ở một
trong các dạng sau:
+ Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu. Thí dụ: vắng vẻ, vui vẻ,…
+ Hoặc giống nhau ở phần vần. Thí dụ: co ro, lác đác, lúng túng,…
+ Hoặc giống nhau ở cả phần phụ âm đầu lẫn phần vần. Thí dụ: đo đỏ, hao
hao,…
+ Riêng thanh điệu, ở từ láy đôi thường tuân theo quy tắc biến thanh:
Cao

-

Thấp

\

/
.

?
~

- Mối quan hệ về mặt ngữ âm trong từ láy tạo nên sự hoà phối về ngữ âm có tác
dụng biểu trưng hoá, tức là tạo ra một thứ ý niệm biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng mà
người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không thuộc bản ngữ.

- Trong từ láy có ít nhất một yếu tố không độc lập, nghĩa không còn đủ rõ. Như vậy
từ láy trong tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp:
* Từ láy có một yếu tố độc lập và một yếu tố không độc lập. Ví dụ: vắng vẻ,
sạch sẽ,…
* Từ láy có cả hai yếu tố đều không độc lập. Ví dụ: bâng khuâng, lác đác,…
Phân loại từ láy: kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận giống nhau trong
từ, có thể phân từ láy thành các loại sau:
- Từ láy đôi: là từ láy gồm có hai tiếng. Có các dạng cấu tạo láy đôi như sau:
+ Từ láy bộ phận: Từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu.
Ví dụ: sạch sẽ, dễ dàng, chói lọi, khéo léo,…
+ Từ láy hoàn toàn: ngoại trừ những từ láy bộ phận còn lại là từ láy hoàn toàn.
Ví dụ: đùng đùng, lù đù, đu đủ, cỏn con,…
- Từ láy ba và láy tư:
+ Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn.
Ví dụ: dững dừng dưng, cỏn còn con, xốp xồm xộp, khít khìn khịt,…
+Từ láy tư: Phần lớn từ láy dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là
từ ghép.
Ví dụ: hì hục--- hì hà hì hục
ấm ớ--- ấm a ấm ớ
bồi hồi--- bổi hổi bồi hồi
hăm hở---- hăm hăm hở hở
Luận văn tốt nghiệp

15

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu


1.1.2.4. Từ ngẫu kết
Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu kết. Đây là trường hợp mà
giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa.
Thí dụ: cà phê, a xít, a pa tít,……, cổ hũ, ba láp, ba hoa,…

1.1.3. Nghĩa của từ
1.1.3.1. Nghĩa biểu vật: Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu
thị được gọi là nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các
ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ.
Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh
trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái có trong
thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc. Ta có thể chứng minh điều này dựa vào
phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh,
đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ.
Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn
tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính
đồng loạt, khái quát…
Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thực khách quan
khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.

1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính đó
phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là một
phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đấy là những
dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng.
Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp các nét
nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Như vậy, nghĩa biểu niệm một
mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác, lại có
quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ.

Vậy: nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những
quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ. Chính vì nghĩa
biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là
cấu trúc biểu niệm. [27; 30].

1.1.3.3. Nghĩa biểu thái
Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như “to
nhỏ”, “mạnh yếu”,… Nhân tố cảm xúc như: “dễ chịu”, “khó chịu”, “sợ hãi”,…Nhân tố
Luận văn tốt nghiệp

16

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
thái độ như: “trọng”, “khinh”, “yêu”, “ghét”,…mà từ gợi ra cho người nói và người
nghe.
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật hiện tượng đã
được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do đó, cùng với tên gọi, con người
thường gửi kèm theo những cách đánh giá của mình. Chính vì vậy mà trong ý nghĩa
của từ còn có ý nghĩa biểu thái.

1.2. Trường từ vựng
1.2.1. Các quan niệm về “trường”
Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí dù rất tương đối về các đối tượng và tiêu chí
xác định đối tượng ứng với thuật ngữ “trường”. Ngay cả tên gọi, có khi là “trường từ”,
“trường từ vựng”, “trường nghĩa”…
Trường nghĩa là một khái niệm mới, xuất hiện vào những năm 20 – 30 của thế kỷ

này. Đến nay đã có hai khuynh hướng nghiên cứu chủ yếu:
Khuynh hướng 1: Đại diện cho khuynh hướng này là L. Weisgerber và J. Trier.
Chịu ảnh hưởng của học thuyết Humboldt cho rằng ngôn ngữ là cái phản ánh tinh thần
của một dân tộc và tư tưởng của Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ, hai ông nêu
lên quan niệm trường từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu
hiện, người ta có thể tập hợp các khái niệm lại thành trường bằng các đơn vị từ vựng
của ngôn ngữ từng dân tộc.Tuy nhiên, khái niệm và nghĩa của từ không hoàn toàn đồng
nhất. Chính vì vậy thực chất của việc tập hợp các khái niệm để lập thành các trường từ
vựng của trường phái J. Trier không có liên quan gì đến nghĩa của từ nói riêng hay
ngôn ngữ học nói chung.
Khuynh hướng 2: Khuynh hướng này gồm nhiều hướng quan niệm nhưng đều dựa
vào những tiêu chí ngôn ngữ học.
* Hướng dựa vào hình thái và chức năng của từ: Dựa vào tiêu chí này, Ipsen đã
thành lập các trường từ vựng – ngữ pháp. Đây là các trường cấu tạo từ, là tập hợp các
từ có cùng căn tố.
Thí dụ:
measure
measured
measurable
measurement
measuredness
measureless
measurelessness
measurability
v.v….
Các từ trên cùng trường cấu tạo từ.
* Hướng dựa vào quan hệ ngữ pháp của từ: Theo hướng này, Muller và Porrig
tập hợp các từ có ngữ pháp giống nhau, nghĩa là có khả năng kết hợp giống nhau với
các từ khác để thành lập trường từ vựng – cú pháp. Thí dụ trường từ vựng – cú pháp
gồm các từ có khả năng kết hợp ở phía trước với the hoặc a, an, hoặc this, that trong

Luận văn tốt nghiệp

17

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
tiếng Anh; trường từ vựng - cú pháp các từ có khả năng kết hợp ở phía trước với rất,
hơi, khá, khí và ở phía sau với lắm, quá trong tiếng Việt…
* Hướng dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: Theo hướng này,
người ta dựa vào các nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trường từ vựng –
ngữ nghĩa. Đây là tập hợp các từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Thí dụ việc lập các
trường từ vựng – ngữ nghĩa dựa vào nét nghĩa như màu sắc, hoặc thời gian, hoặc
phương hướng, hoặc thức ăn, hoặc phương tiện đi lại trên bộ, trên nước,…
* Hướng dựa vào các từ mà người nghe liên tưởng tới khi nghe được một từ nào
đó. Theo hướng này, người ta lập các trường từ vựng ngữ nghĩa liên tưởng. Thí dụ,
nghe từ lài, trường liên tưởng ngữ nghĩa của người Việt có thể gồm các từ sau đây:
hoa, trắng trong, thơm mát, người trồng hoa, người mà bạn đã có lần gặp khi có mùi
lài, những cái chỉ đẹp khi đêm xuống, kỹ nữ, gái ăn sương,…

1.2.2. Khái niệm trường từ vựng
Từ vựng là tập hợp các từ và đơn vị tương đương của từ với một ngôn ngữ. Song, từ
vựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các đơn vị này. Từ vựng là một hệ thống.
Do đó, giữa các đơn vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hệ nhất định. Một
trong những mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ về nghĩa. Các đơn
vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa được tập hợp thành trường từ vựng.
Một trong những phạm vi phổ biến của ngôn ngữ trong hoạt động hành chức là làm
phương tiện giao tiếp. Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình cơ bản là quá trình tạo lập
(sản sinh) và quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) diễn ngôn. Để tạo lập diễn ngôn, người giao

tiếp phải biết huy động vốn từ ngữ có liên quan đến hiện thực được nói tới, trên cơ sở
đó lựa chọn các từ ngữ phản ánh chính xác nội dung cần diễn đạt. Quá trình huy động
từ ngữ để tạo lập diễn ngôn chính là quá trình xác lập trường từ vựng.

1.2.3. Phân loại trường từ vựng
Như đã thấy, có nhiều hướng quan niệm về trường từ vựng và ứng với các hệ thống
ấy là cách phân loại trường khác nhau. Tổng hợp các ý kiến, người viết nhận thấy có
thể phân trường từ vựng thành ba loại: trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) hay
còn gọi là trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm; trường nghĩa tuyến tính (xét
trên trục ngang – trục ngữ đoạn) và trường nghĩa liên tưởng (xét trong việc sử dụng từ
ngữ).

1.2.3.1. Trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc)
Vốn từ của một ngôn ngữ được chia thành các trường nghĩa trực tuyến thuộc nhiều
cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa
phạm trù nhỏ hơn rồi các nét nghĩa loại, hạng và các nét nghĩa riêng biệt. Đây là lối sắp
xếp vốn từ của một ngôn ngữ theo các trường nghĩa biểu vật và biểu niệm rất có lợi
Luận văn tốt nghiệp

18

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
cho người sử dụng. Nó tạo cơ sở cho việc soạn các từ điển không sắp xếp theo trật tự
chữ cái đầu truyền thống mà theo các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

1.2.3.2. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Các từ trong hoạt động còn kết hợp nhau theo trật tự trước sau, nghĩa là theo chiều

ngang, chiều tuyến tính. Như thế, ngoài các trường nghĩa trực tuyến lại có thể tập hợp
các từ có chung khả năng kết hợp với một từ nào đó.
Thí dụ các trường nghĩa ngang của từ BÀN
Làm, đóng, chế tạo, sửa, chữa, dọn, lau,…..+ BÀN
BÀN + to, nhỏ, tốt, xấu / gỗ, sắt, đá, nhựa, mi ca / ăn, học, nước,…

1.2.3.3. Trường nghĩa liên tưởng
Theo Charles Bally, mỗi từ phát ra là một kích thích có thể làm trung tâm của một
trường liên tưởng ngữ nghĩa. Từ bò trong tiếng Pháp có thể làm ta liên tưởng tới nhiều
ý nghĩa ngoài ý nghĩa về một con bò cụ thể hay khái niệm bò với các thuộc tính động
vật có vú, loài nhai lại, có sừng, cho sữa, thịt, sức kéo,… Như vậy, khi một từ được
phát ra, người nghe một mặt lĩnh hội được ý nghĩa của riêng từ ấy, mặt khác có thể liên
tưởng tới nhiều sự kiện xã hội và cá nhân phong phú, sinh động. Toàn bộ các từ được
gợi lên do sự liên tưởng ấy họp lại thành trường liên tưởng ngữ nghĩa của từ. Lí thuyết
về trường liên tưởng ngữ nghĩa có tác dụng tốt trong việc lí giải cái gọi là thơ trừu
tượng của một số tác giả văn chương.
Thí dụ: Với hình ảnh cây Tùng, ta có thể liên tưởng tới nhiều ý nghĩa khác như:
đấng nam nhi, người anh hùng, sự hùng vĩ, hiên ngang,…

1.3. Trường từ vựng tình yêu
1.3.1. Tình yêu là gì ?
Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của người
Việt. Trong suốt lịch sử của nhân loại, cho đến nay vẫn chưa có ai có thể đưa ra một
định nghĩa tuyệt đối về tình yêu. Khi nói đến đề tài này thì có vô số ý kiến cũng như
những quan niệm khác nhau về tình yêu, người viết xin đưa ra một số quan niệm tiêu
biểu như sau:
* “Tình yêu là sự an nghĩ tốt nhất trong cuộc sống” – Pablo Picaso [ 30]
* “Tình yêu không bao giờ đòi hỏi, bao giờ nó cũng tặng hiến. Tình yêu luôn
luôn dày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và trả thù” – U. Ganđi [30]
* “Tình yêu là liều thuốc kháng sinh tốt nhất chống lại mọi bệnh tật” – Plato

[30]
* “Tình yêu là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn trai và gái” – Jean Jacques
Rousseau [30]

Luận văn tốt nghiệp

19

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
* “Tình yêu có nghĩa là mong sao cho người khác được hạnh phúc, không phải
là mong cho mình, mà là mong cho người mình yêu và cố gắng cao nhất để làm được
điều ấy” – Aristole [30]
* “Tình yêu là khi yêu một ai đó, có nghĩa là bạn sẽ nhìn rõ được con người thật
của anh ta” – Victor Hugo [30]
Có thể nói cho đến nay và có thể mãi mãi sau này tình yêu vẫn là điều bí ẩn. Đặc
biệt trong văn chương và thơ ca thì tình yêu là một đề tài vô tận. Nói đến tình yêu
chúng ta không thể nào không nhớ đến “Ông hoàng của thơ tình yêu”, đó chính là nhà
thơ Xuân Diệu. Với Xuân Diệu tình yêu đã trở thành lẽ sống “Làm sao sống được mà
không yêu – Không nhớ không thương một kẻ nào” (Bài thơ tuổi nhỏ). Thế nhưng con
người luôn sống hết mình vì tình yêu ấy lại có lúc cũng phải thốt lên rằng “Làm sao
cắt nghĩa được tình yêu” (Vì sao). Từ đó cho thấy tình yêu là một điều gì đó rất huyền
bí và kì diệu, nó khiến người ta không tự chủ được mình mà cứ kiếm tìm tình yêu mặc
dầu có lúc nhận ra rằng “Yêu là chết ở trong lòng một ít – Vì mấy khi yêu mà chắc
được yêu” (Yêu).
Song, tất cả những ý kiến cũng như những quan niệm trên chỉ dành cho tình yêu đôi
lứa. Khi nói đến tình yêu của con người mà chỉ nghĩ đến tình yêu đôi lứa thì chưa đủ,
vì tình yêu là sự hòa quyện của nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc đưa đến

những tình yêu như: tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đồng loại, tình yêu thiên
nhiên,…những điều này luôn tiềm ẩn trong mỗi người chúng ta và luôn sát cánh cùng
tình yêu đôi lứa.
Tóm lại, có thể hiểu tình yêu theo nghĩa chung nhất đó là “tình cảm nồng nhiệt,
làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật. Như tình yêu quê
hương, tình cảm yêu đương giữa nam và nữ, tình yêu son sắt thủy chung…” [28; 963].

1.3.2. Khái niệm trường từ vựng tình yêu
Trường từ vựng tình yêu là một tập hợp các đơn vị từ vựng, có nét đồng nhất về
ngữ nghĩa trong việc thể hiện trạng thái tình cảm của con người.
Trong bài nghiên cứu của mình, người viết sẽ xét trường từ vựng tình yêu trong thơ
Xuân Diệu theo trường nghĩa liên tưởng. Từ đó, phân các từ ngữ cùng trường theo ba
phương diện:
+ Một là, những từ ngữ chỉ những đối tượng mà cảm xúc yêu thương của chủ
thể hướng tới và bày tỏ như: anh, em, cô, tôi, chàng, nàng, cha, mẹ, quê hương…Hoặc
là những từ ngữ chỉ những sự vật, những đối tượng có liên quan chẳng hạn như: trầu
cau, mây, gió, mắt, tóc, ngực, má,…
+ Hai là, những từ ngữ biểu thị những hoạt động của tình yêu như: ôm, hôn, cắn
ghì, vuốt ve,….
Luận văn tốt nghiệp

20

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
+ Ba là, những từ ngữ biểu thị những trạng thái, những cảm xúc của tình yêu
như: say, thắm thiết, khăng khít, mặn nồng, lưu luyến, nhạt, phai,…
Để phân biệt giữa những từ ngữ chỉ những hoạt động của tình yêu với những từ ngữ

chỉ những cảm xúc của tình yêu, người viết sẽ dựa vào các tiêu chí sau:
+ Vị từ “động” và vị từ “tĩnh”
+ Vị từ “chủ ý” và vị từ “không chủ ý”
+ Vị từ “hữu đích” và vị từ “vô đích”
Như vậy, những vị từ chỉ những sự thể động, có chủ ý và có hữu đích sẽ là những vị
từ biểu thị hoạt động của tình yêu. Còn những vị từ chỉ những sự thể tĩnh, không chủ ý
và vô đích sẽ là những vị từ biểu thị những cảm xúc, những trạng thái của tình yêu.
Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào khả năng đặt sau những từ kèm chỉ mức độ như rất,
cực kỳ, khá, hơi,…để chia những từ chỉ hoạt động và những từ chỉ cảm xúc của tình
yêu.
+ Những từ chỉ cảm xúc, trạng thái của tình yêu có thể đặt sau những từ kèm chỉ
mức độ nói trên như: thương, yêu, mến, mong, ghét,…
+ Những từ chỉ hoạt động của tình yêu không thể đứng sau những từ kèm chỉ
mức độ nói trên như: ôm, riết, níu, nói, hỏi,..

Luận văn tốt nghiệp

21

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu

CHƯƠNG II
TRƯỜNG TỪ VỰNG TÌNH YÊU TRONG THƠ XUÂN DIỆU
2.1. Xuân Diệu - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
2.1.1. Vài nét chính về tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu tên thật Ngô Xuân Diệu sinh ngày 02-02-1916 tại xã Tùng Giản, huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ quê ở Hà Tĩnh, đỗ tú tài kép Hán

học vào làm thầy dạy ở Bình Định, kết duyên với bà Nguyễn Thị Hiệp.
Thuở nhỏ Xuân Diệu đã học chữ Nho, chữ Quốc Ngữ và cả tiếng Pháp với cha.
Năm 1927, xuống học ở Quy Nhơn, đỗ bằng thành chung năm 1934. Thời kỳ này Xuân
Diệu đã tập làm những bài thơ theo thể thơ truyền thống và rất mến phục Tản Đà. Năm
1935-1936, Xuân Diệu ra học tú tài ở một trường trung học Bảo hộ tại Hà Nội. Năm
1936-1937, Xuân Diệu học tú tài ở hai trường trung học Khải Định - Huế. Tại đây
Xuân Diệu đã gặp người bạn tri kỉ của mình là Huy Cận, họ đã có một tình bạn đẹp và
bền bỉ gần 50 năm.
Năm 1940-1943, Xuân Diệu đỗ tham tá thương chính và làm việc tại sở Đoan – Mĩ
Tho. Xuân Diệu tham gia Cách mạng năm 1944. Năm 1945 tham gia cướp chính
quyền tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là Uỷ viên ban chấp hành
Hội văn hoá cứu quốc, thư ký tạp chí Tiên Phong. Năm 1946, Xuân Diệu là đại biểu
Quốc hội khoá I và làm Uỷ viên ban chấp hành Hội văn nghệ Việt nam. Năm 1947,
công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Xuân Diệu được kết nạp Đảng vào năm 1949.
Năm 1983, ông được công nhận là viện sĩ Thông tấn viện Hàn lâm nghệ thuật nước
Cộng hoà Dân chủ Đức. Năm 1985, Xuân Diệu được tặng thưởng huân chương độc lập
hạng nhất và cũng trong năm này Xuân Diệu đã qua đời sau một cơn bạo bệnh vào
ngày 18-12-1985. Năm 1996, Xuân Diệu đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học đợt I.

2.1.2. Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu
Con đường đi của nhà thơ Xuân Diệu từ một nhà thơ lãng mạn thành một nhà thơ
cách mạng, là con đường tiêu biểu cho thế hệ những nhà thơ thuộc phong trào Thơ
Mới 1932-1945.
Bài thơ Với bàn tay ấy đăng trên báo Phong Hoá năm 1935-1936 là bài thơ đầu tiên
của Xuân Diệu. Năm 1938, Xuân Diệu bắt đầu sự nghiệp thơ văn của mình bằng việc
cho xuất bản tập thơ đầu tiên là Thơ thơ. Tập thơ đã đưa Xuân Diệu lên vị trí hàng đầu
những nhà thơ tiền chiến.
Xuân Diệu đã để lại một sự nghiệp nghiên cứu văn học đồ sộ với nhiều thể loại.
Khi nghiên cứu về tác gia Xuân Diệu thì các nhà nghiên cứu đã chia sự nghiệp thơ văn

của nhà thơ ra làm hai giai đoạn:
Luận văn tốt nghiệp

22

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: Xuân Diệu mở đầu cho sự
nghiệp và nổi tiếng trên thi đàn năm 1932-1945 bằng hai tập thơ Thơ thơ (1938) và
Gửi hương cho gió (1944). Với hai tập thơ này, Xuân Diệu đã đưa thơ mới đến một
đỉnh cao mới và bản thân nhà thơ cũng được giới phê bình nhận định rằng: “Xuân Diệu
là một điển hình, một nhà thơ tiểu biểu nhất của phong trào thơ mới” Trong năm 1939,
nhà xuất bản Đời Nay gửi đến bạn đọc tiểu thuyết Phấn thông vàng của Xuân Diệu.
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: Cách mạng tháng Tám bùng nổ
Xuân Diệu cùng với Huy Cận hăng hái tham gia các hoạt động lên án bọn Việt cách,
Việt quốc chống phá chính quyền Cách mạng và làm nhiều bài thơ đả kích mạnh mẽ,
rồi cho xuất bản tập tráng ca Ngọn quốc kỳ ca ngợi cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc. Đến
đầu năm 1946, lại xuất bản tập tráng ca Hội nghị non sông ca ngợi cuộc tổng tuyển cử
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1948, tập hợp in thành tập Việt
Nam trở dạ những câu chuyện văn hoá trên đài khi nhà thơ công tác ở đài tiếng nói
Việt Nam. Năm 1949, Xuân Diệu cho ra mắt bạn đọc tập thơ Dưới sao vàng. Năm
1951, ấn hành tập tiểu luận Tiếng thơ. Năm 1953, tiến hành in tập thơ Sáng. Sau hoà
bình lập lại năm 1954, Xuân Diệu cho xuất bản hai tập thơ Ngôi sao và Mẹ con. Trong
đó tập thơ Ngôi sao được giải văn nghệ năm 1954-1955. Năm 1956, mở đầu cuộc giao
lưu văn hoá với các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, Xuân Diệu được cử đi Liên Xô và
Hungari. Trở về ông cho xuất bản tập Ký sự thăm nước Hungari. Trong cuộc đấu tranh
bảo vệ nền văn học Xã hội chủ nghĩa, Xuân Diệu viết một loạt bài tiểu luận ứng chiến
lên án nhóm phá hoại Nhân văn giai phẩm và in thành tập Những bước đường tư tưởng

của tôi vào năm 1958. Năm 1959, xuất bản tập thơ Riêng chung và tập tiểu luận Phê
bình giới thiệu thơ. Năm 1961, ra mắt độc giả tập tiểu luận kinh nghiệm sáng tác Trò
chuyện với các bạn làm thơ trẻ và tập khảo luận Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm.
Năm 1962, in tập thơ Mũi Cà Mau - Cầm tay và tập tiểu luận Dao có mài mới sắc.
Năm 1964, xuất bản tập thơ Một khối hồng. Năm 1966, in tập thơ khảo luận Thi hào
dân tộc Nguyễn Du. Năm 1967, ấn hành tập thơ Hai đợt sóng. Năm 1968, xuất bản tập
tiểu luận Thơ Trần Tế Xương. Năm 1971, xuất bản hai tập tiểu luận Đọc thơ Nguyễn
Khuyến và Cây đời mãi mãi xanh tươi. Năm 1974, ấn hành tập bút ký Việt Nam hồn
tôi. Năm 1976, in tập tiểu luận Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy. Năm 1981,
xuất bản tập I – Các nhà thơ cổ điển Việt Nam và tập thảo luận Tìm hiểu Tản Đà.
Ngoài ra Xuân Diệu còn dịch và xuất bản một số thơ của nước ngoài như tập thơ
dịch Thi hào Nazim Hikmet năm 1962. Tập thơ dịch trường ca Vlađimia Ilich Lênin
của Maiacôpxki. Xuân Diệu còn dịch tập thơ Vây giữa tình yêu của Blaga Dimitrôva,
thơ Puskin, thơ Êxênhin, Ximônôp, Antôcônxki,… Ông giới thiệu và dịch thơ ba nhà
thơ lớn của Bungary là : S. Petofi, A. Giôdep, A. Adi. Viết bài giới thiệu và dịch tập
Luận văn tốt nghiệp

23

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
thơ Những nhà thơ Bungary. Ngoài ra ông còn dịch Những người thợ dệt Xilêdi,
Lơrowlay và chùm thơ Intécnâydô trữ tình của Henrích Hainơ. Tập thơ Nicôlai Ghiden
cũng do Xuân Diệu dịch.
Cả hai chặng đường trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Xuân Diệu đều
đạt những thành tựu, ông tham gia hầu hết các lĩnh vực: sáng tác, phê bình, tiểu luận,
nghiên cứu, dịch thuật cho đến nói chuyện về thơ. Và ở lĩnh vực nào, Xuân Diệu cũng
để lại nhiều đóng góp quan trọng.


2.2. Đặc điểm nội dung thơ Xuân Diệu
2.2.1. Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có hai tập thơ: Thơ thơ (1938) và Gửi
hương cho gió (1945). Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới cả về nội
dung lẫn hình thức.
Khác với các nhà thơ cùng thời kì, Xuân Diệu gắn bó thiết tha với cuộc sống, “Lầu
thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Khát vọng mãnh liệt đến
với cuộc đời, giao cảm với đời là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của thơ
Xuân Diệu. Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng nổi bật trong thơ Xuân Diệu thời kì
này. Với ông tình yêu đã trở thành lẽ sống, “làm sao sống được mà không yêu”,mặc
dầu ông cảm nhận: “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được
yêu”- (Yêu).
Càng yêu cuộc đời bao nhiêu, Xuân Diệu càng đày ải trái tim của mình và càng thất
vọng bấy nhiêu. Điều đó đã tạo nên sự “cô đơn muôn lần muôn thuở cô đơn” cho nhà
thơ. Đặc biệt có khi “cái tôi” đã lên đến đỉnh cao của sự cô đơn, nhỏ nhen, tầm thường:
“ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất – Không có chi bè bạn nổi cùng ta!” (Hi Mã Lạp
Sơn). Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự hoài
nghi. Ngay cả khi “được yêu” nhưng “cái tôi” vẫn lo sợ vì cảm nhận sự biệt li, tan vỡ
đang dần đến. Có thể nói, tình yêu trong thơ Xuân Diệu thời kì này rất nồng cháy, “vô
biên” để rồi rơi vào bi kịch của một trái tim hiến dâng nhằm chỗ và “say khướt đau
thương”.
Tóm lại: Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám biểu hiện rõ tấm lòng của
một con người nặng tình với đời song bế tắc. Tình yêu nam nữ trong thơ Xuân Diệu
thời kì này được diễn tả với tất cả cung bậc của nó qua những vần thơ uyển chuyển
giàu âm thanh, màu sắc, hình ảnh,…để lại âm vang mạnh mẽ trong lòng người đọc.

2.2.2. Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Thời kì đầu sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng về cuộc sống cách mạng của dân
tộc, tự hào, phấn khởi trước sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Ông bộc lộ khát

vọng “Mở lòng ra ôm đón lấy sao vàng” và “Đi theo tiếng gọi nước non thiêng”.
Luận văn tốt nghiệp

24

Trần Thị Ngọc Đăng


Trường từ vựng tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Thơ ông ở thời điểm này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ trước hiện thực cuộc sống cách
mạng với ý thức, trách nhiện của một công dân đối với Tổ quốc. Lần đầu tiên viết về
cách mạng, Xuân Diệu đã có được những vần thơ trong sáng, yêu đời. Điều đó được
biểu hiện rõ ở Ngọn quốc kì (1945) và Hội nghị non sông (1946). Có thể nói, so với
nhiều nhà thơ khác, thơ Xuân Diệu ra đời kịp thời, mang tính thời sự nhưng cũng giàu
chất lãng mạn. Âm hưởng hùng tráng, đằm thắm thiết tha toát lên từ tác phẩm của ông
đã góp phần tạo nên sức cuốn hút, cổ vũ mạnh mẽ bạn đọc nhanh chóng vững lòng tin
đến với cách mạng.
Xuân Diệu hăng hái tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó với cuộc sống
nhân dân. Càng ngày ông càng hiểu hơn về những con người giản dị mà vĩ đại. Đó
chính là điều kiện thuận lợi giúp ông có được vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tạo để
viết nên các tập thơ: Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954). Cảm hứng
chủ đạo ở các tập thơ trên là niềm tin yêu, niềm lạc quan trước hiện thực cuộc sống
cách mạng.
Dù còn hạn chế song các tập thơ trên đã thể hiện được bao nỗi niềm, tình cảm của
Xuân Diệu trước hiện thực đời sống cách mạng và đánh dấu một bước chuyển biến lớn
về tư tưởng, tình cảm, giọng điệu,…trên con đường thơ của ông.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào cuộc sống xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu
cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong
cuộc đời mới, biểu hiện rõ ở ba tập thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay

(1962), Một khối hồng (1964).
Xuân Diệu say sưa ca ngợi cuộc đời mới với những đổi thay mang ý nghĩa sâu sắc
trong đời sống của dân tộc, và ông cũng trăn trở nghĩ về mình, bày tỏ chân thành niềm
vui, hạnh phúc của mình qua nhiều bài thơ.
Khi cả nước có chiến tranh, Xuân Diệu nhanh chóng hòa nhịp với cuộc sống chiến
đấu của dân tộc, ông không ngại khó khăn gian khổ đến với nhiều vùng đất nóng bỏng,
ác liệt nhất. Chính vì thế mà thơ ông có khả năng ứng chiến nhạy bén trước những sự
kiện của đời sống kháng chiến. Điều đó được phản ánh rõ nét qua ba tập thơ: Hai đợt
sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976).
Hơn lúc nào hết, nhà thơ nhận thức rõ hơn về sức sống mãnh liệt của con người
Việt Nam trong chiến tranh. Ông khẳng định “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” và
“chúng ta yêu sự sống bền dai, vĩnh viễn, bao la!”.
Xuân Diệu có ý thức mở rộng thi đề để phản ảnh mọi mặt của đời sống. Có những
cảnh như: Các cháu đi sơ tán, hay cảnh Vợ chuẩn bị hành trang cho chồng đi vào hỏa
tuyến đã gợi lên cho người đọc biết bao niềm xúc động mạnh mẽ.
Luận văn tốt nghiệp

25

Trần Thị Ngọc Đăng


×