Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Cấu trúc cú pháp trong thơ nôm nguyễn khuyến theo quan điểm ngữ pháp học chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.17 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NV
BỘ MÔN NGỮ VĂN

HUỲNH THỊ MỸ CHI

CẤU TRÚC CÚ PHÁP TRONG THƠ NÔM
NGUYỄN KHUYẾN THEO QUAN ĐIỂM
NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ, năm 2011

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Chịu ảnh hưởng của ngữ pháp truyền thống, cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt
được cụ thể bằng mô hình Chủ - Vị. Tuy nhiên, bộ khái niệm Chủ - Vị này chỉ
miêu tả được những câu có cấu trúc như câu trong các thứ tiếng châu Âu; không
khái quát được thực tiễn nói năng của người Việt. Với lịch sử hơn hai mươi năm,
ngữ pháp chức năng đã dần thể hiện được những ưu điểm của mình. Việc vận dụng
quan điểm chức năng vào nghiên cứu tiếng Việt là điều hợp lí. Bởi tiếng Việt là
ngôn ngữ không biến hình, và thiên chủ đề.


Văn học chữ Nôm đã hình thành trước đó, đến giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII
– đến nửa đầu thế kỉ XIX, văn học Nôm có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng
lẫn chất lượng. Dựa trên những cơ sở của văn học dân gian (chủ yếu là ca dao, dân
ca), văn học chữ Nôm nói chung, thơ Nôm nói riêng, từng bước phát triển theo
hướng dân tộc hóa. Do đó, thơ Nôm giai đoạn này gần với lời ăn tiếng nói của
người Việt ta hơn trước. Và đặc biệt cần phải nhắc đến Nguyễn Khuyến - một
trong số những nhà thơ ghi lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học chữ Nôm lúc
bấy giờ.

Thế nhưng việc xem xét cấu trúc cú pháp trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn chưa
được quan tâm, giải quyết thỏa đáng. Thiết nghĩ, làm nên giá trị của thơ ca không
chỉ xét về bình diện ngữ nghĩa của câu chữ, mà còn phải xét trong mối liên hệ giữa
cú pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng. Vì thế cần phải xem xét cấu trúc cú pháp trên
quan điểm ngữ pháp chức năng.

Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “Cấu trúc cú pháp trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến theo quan điểm ngữ pháp học chức năng”.

2


2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Về cấu trúc cú pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng luận:

Tuy hình thành và phát triển muộn hơn ngữ pháp cấu trúc nhưng ngữ pháp tiếng
Việt dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng cũng đã đạt được những thành tựu nổi bật:

Từ những năm đầu thập niên tám mươi của thế kỉ XX, ở Việt Nam đã bắt đầu
xuất hiện một số bài viết có liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ
pháp chức năng luận: Giới thiệu lí thuyết phân đoạn thực tại câu của Lí Toàn Thắng

(1981); Vấn đề thành phần câu của Hoàng Tuệ (1988),…

Đến đầu thập niên chín mươi mới xuất hiện công trình nghiên cứu theo quan
điểm ngữ pháp chức năng một cách có hệ thống. Có thể kể đến:

Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng - quyển 1 [1] của Cao Xuân Hạo
được xem như công trình nổi bật nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm
ngữ pháp chức năng lúc bấy giờ. Với công trình này, Cao Xuân Hạo khẳng định cấu
trúc cơ bản của câu là cấu trúc đề - thuyết. Và với tinh thần tiếp thu có phê phán, Cao
Xuân Hạo đã xác lập và đi sâu vào việc nghiên cứu câu tiếng Việt ở ba bình diện: cấu
trúc cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Thêm vào đó, ông còn có nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí ngôn ngữ: Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 1 – Câu trong tiếng Việt: Cấu trúc, nghĩa, công dụng [9]; Tiếng Việt: Mấy
vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa [8]; Tiếng Việt, văn Việt, người Việt [10],…

Với quyển Ngôn ngữ học và tiếng Việt [13], Lưu Văn Lâng đã đánh giá cao
công trình nghiên cứu của Cao Xuân Hạo và thống nhất đi theo chủ trương nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng. Theo tác giả, đề - thuyết
có vai trò quan trọng trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là những thành phần nòng cốt
của câu và là hạt nhân của cấu trúc cú pháp.

3


Quyển Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức
năng hệ thống [19] của Hoàng Văn Vân lại đi theo một khuynh hướng tiếp cận câu
tiếng Việt hoàn toàn xa lạ với quan điểm về ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo.

Chim Văn Bé với quyển Giáo trình ngữ pháp học chức năng – Cú pháp học
[2], đã đi sâu vào việc nghiên cứu câu tiếng Việt theo tinh thần ngữ pháp chức năng.
Trong công trình này tác giả khẳng định cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc

đề - thuyết. Tác giả trình bày các khái niệm về đề - thuyết, xác định thuộc tính của đề.
Chim Văn Bé đã khái quát hóa, hệ thống hóa, nêu lên một số hiểu biết chung, ba cách
sử dụng và cách sử dụng cụ thể đối với ba tác tử ngữ pháp thì, mà, là, một cách thuyết
phục và cụ thể. Cũng như tác giả giải thích, định danh rõ ràng về các loại thành phần
phụ trong câu. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra khái niệm rõ ràng về đề tình thái, thuyết
tình thái với các nội dung tình thái và các dạng thức biểu đạt một cách đầy đủ, cụ thể.

Theo Chim Văn Bé, cần phải đề cập đến công trình Subject and Topic in
Vietnamese? của Helge. J. J. Dyvik. Bởi trong công trình này Dyvik đã phân biệt
thành phần chủ ngữ và đề ngữ trong câu tiếng Việt. Hơn nữa, Dyvik còn phân tích cụ
thể, rõ ràng về chức năng của tác tử thì.

2.2. Về nghệ thuật ngôn từ trong thơ Nguyễn Khuyến:

Thơ văn Nguyễn Khuyến, trong nhiều thập niên qua, đã đạt được những thành tựu
cơ bản về: sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu,… Đặc biệt, trong việc nghiên cứu về nghệ
thuật ngôn từ trong thơ văn Nguyễn Khuyến cũng có những công trình, thành tựu đáng
ghi nhận.

Trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX
[14], Nguyên Lộc đã đưa ra nhận định:
Thơ văn Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống và thái độ của ông trước hiện thực
mất nước, phong cách kín đáo, tinh tế, đậm chất nông thôn từ đề tài đến cảm xúc, ngôn
từ nghệ thuật.

4


Với quyển Thơ văn Nguyễn Khuyến [4], Xuân Diệu, ngoài giới thiệu về thơ
văn Nguyễn Khuyến, cùng với phần phụ lục thơ Nôm, còn có bài tiểu luận Đọc thơ

Nguyễn Khuyến của Xuân Diệu. trong bài tiểu luận này tác giả đã bàn về phong cách,
nghệ thuật ngôn từ trong thơ ca Nguyễn Khuyến.

Trong quyển Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam [5], Xuân Diệu có nhiều
bài viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,… Riêng về
tác giả Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu đã dành sáu bài viết để bàn về phong cách cũng
như các biện pháp nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ trong thơ Nguyễn Khuyến.

Bên cạnh đó, trên các tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Ngữ học trẻ còn có nhiều
bài viết bình luận đánh giá về nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Khuyến hay họa lại thơ
ông: Tiếng cười ngõ trúc – Ngô Ngọc Linh; Vài phương pháp tiếp cận thơ văn
Nguyễn Khuyến – Nguyễn Huệ Chi; Nước biếc trông như tầng khói phủ - Lê Văn
Tấn; Cá đâu đớp động dưới chân bèo – Lê Văn Tấn; …

Tuy nhiên, về cấu trúc cú pháp trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến vẫn chưa được
nghiên cứu, tìm hiểu nhiều. Đặc biệt, vận dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào
xem xét cấu trúc cú pháp thơ Nôm Nguyễn Khuyến thì trước nay chưa có. Cho nên có
thể nói đây là thách thức lớn đối với người viết.

3. Mục đích nghiên cứu:
Trong giới nghiên cứu có một số ý kiến cho rằng thơ ca không có ngữ pháp.
Thiết nghĩ câu thơ được tổ chức bằng chất liệu ngôn từ, nhằm giúp tác giả tái tạo cuộc
sống, bản thân. Câu thơ cũng phản ánh hành động tư duy của nhà thơ về một sự tình
nào đó, xét trong mối quan hệ với hoàn cảnh. Nghĩa là thơ cũng có ngữ pháp. Tuy
nhiên, có thể ngữ pháp của câu thơ có sự khác biệt so với ngữ pháp của câu văn, do
tính đặc thù của thơ quy định.

Mặt khác, nhận thấy xu hướng phân tích cấu trúc cú pháp tiếng Việt theo quan
điểm ngữ pháp chức năng đang ngày càng chiếm được ưu thế trong lĩnh vực ngôn ngữ.
5



Bởi sự hợp lí và thỏa đáng khi giải quyết cấu trúc câu đối với một ngôn ngữ thiên chủ
đề như tiếng Việt ta.

Chính vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu tập quán nói năng của người Việt những
buổi đầu có ngôn ngữ riêng, chúng tôi còn muốn vận dụng quan điểm ngữ pháp chức
năng – một hệ thống lý thuyết ngữ pháp mới nhưng có nhiều ưu điểm - vào để phân
tích cấu trúc cú pháp của câu thơ. Hơn thế, đây cũng là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu
sâu hơn về ngữ pháp chức năng – một quan điểm đang được giới Việt ngữ quan tâm.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc, là một nhà thơ có phong cách
độc đáo. Dung lượng tác phẩm mà Nguyễn Khuyến để lại lên đến hơn 300 bài thơ
(cả chữ Hán và chữ Nôm). Trong giới hạn của luận văn “Cấu trúc cú pháp trong
thơ Nôm Nguyễn Khuyến theo quan điểm ngữ pháp chức năng”, chúng tôi chỉ đi
vào khảo sát 20 bài thơ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Khuyến.

Tuy nhiên, chứng tôi không đi vào các bình diện ngữ âm, kết cấu,.. Mà chúng
tôi chỉ khảo sát thơ Nôm của Nguyễn Khuyến trên bình diện cú pháp, xét trong mối
liên hệ với nội dung ngữ nghĩa, ngữ dụng, theo quan điểm ngữ pháp học chức
năng.

Và vì Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn nên các công trình dịch thuật, sưu tầm thơ
ông có không ít. Ở các công trình lại có sự khác biệt đôi chút. Vì thế để đảm bảo
tính thống nhất trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ dựa trên Thơ văn Nguyễn
Khuyến [4]. Thiết nghĩ đây là công trình có độ tin cậy cao.

5. Phương pháp nghiên cứu:


Trong ngôn ngữ, phương pháp nghiên cứu là hệ thống các quy trình, cách thức
thao tác được sử dụng trong hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ một cách có hiệu quả.
Chính vì thế, để hoàn thành luận văn này, chúng tôi vận dụng, phối hợp các phương
6


pháp nghiên cứu ngôn ngữ cơ bản: phân tích, tổng hợp. Kết hợp với các thao tác tư
duy: khái quát hóa, trừu tượng hóa, mô hình hóa, phân loại,…

7


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT
THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG

1. Khái niệm về ngữ pháp chức năng:
Trong công trình Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo nhận
định:
“Ngữ pháp chức năng là một lý thuyết và một hệ phương pháp được xây dựng
trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người
và người.” [11,11]

Và: “Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình cái nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và
giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt
hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng (trong mối liên hệ giữa
những phương tiện và những mục đích) thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn
ngữ trong những tình huống giao tế hiện thực không phải chỉ để lập những danh sách

đơn vị và xác định những hệ thống và tiểu hệ thống đơn vị ngôn ngữ, mà còn để theo
dõi cách hành chức của ngôn ngữ qua những biểu hiện sinh động của nó trong khi sử
dụng.” [11,15-16]

Tham khảo một cách giải thích khác, cách giải thích của Chim Văn Bé:
“Ngữ pháp học chức năng là hệ thống lý thuyết ngữ pháp có nhiệm vụ nghiên cứu,
xác lập hệ thống các cấp độ ngôn ngữ và ngôn từ, song song với nhiệm vụ rút ra hệ
thống các quy tắc tổ chức, hoạt động của các cấp độ đơn vị này trong hệ thống – cấu
trúc và trong hoạt động giao tiếp. Các quy tắc tổ chức, hoạt động của cấp độ đơn vị
ngôn ngữ và ngôn từ trong hệ thống – cấu trúc cũng như trong hoạt động giao tiếp
được xem xét, lý giải trong mối quan hệ quy định mang tính chức năng giữa nội dung
và hình thức, giữa mục đích và phương tiện.” [2 ,45]
8


2. Khái niệm về đề và thuyết:

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tiếng Việt là ngôn ngữ thiên đề
ngữ. Mà mô hình Chủ - Vị của ngữ pháp truyền thống chỉ thích hợp với những ngôn
ngữ thiên chủ ngữ. Cho nên bộ khái niệm này không phù hợp và không khái quát được
câu tiếng Việt trong thực tiễn. Vì vậy, ngữ pháp học chức năng với những thành tựu
của mình đã được đưa vào nghiên cứu câu tiếng Việt. Và bộ khái niệm Đề - Thuyết
cũng đã phản ánh được đầy đủ, chính xác đặc điểm của câu trong tiếng ta.

Tuy nhiên, xung quanh vấn đề khái niệm đề - thuyết vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau.
Theo Lưu Văn Lâng, “Đề là bộ phận chỉ cái được nêu lên để nhận định và
thuyết là bộ phận mang nội dung thuyết minh về cái được nêu lên” [12, 5]

Hay theo Cao Xuân Hạo, “Đề là thành tố trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi

ứng dụng của điều được nói bằng thành tố trực tiếp thứ hai: phần thuyết” [11, 151]

Tóm lại, trong giới Việt ngữ học, những quan điểm về Đề - Thuyết vẫn chưa đi
đến thống nhất. Trong quá trình tìm hiểu, xem xét, chúng tôi cũng tìm cho mình một
cách hiểu về bộ khái niệm Đề - Thuyết. Và chúng tôi đồng tình với khái niệm sau của
Chim Văn Bé:
“Đề là thành phần trực tiếp thứ nhất của câu, nêu lên phạm vi hiệu lực của nội
dung được triển khai tiếp theo trong thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết” [2, 49]

3. Phân loại đề:

Đề được các nhà nghiên cứu phân chia thành hai loại lớn: ngoại đề và nội đề. Tuy
nhiên, cách phân chia tiểu loại và định danh các tiểu loại trong hai loại đề này thì các
nhà nghiên cứu lại có quan điểm khác nhau.

9


3.1. Ngoại đề:

Theo Cao Xuân Hạo, “Có những đề ngữ đứng ở ngoài cấu trúc cú pháp của
câu, không có chức năng cú pháp bình thường nào trong câu. Đó là ngoại đề”.
[11,150]

Chim Văn Bé giải thích: “Ngoại đề là loại đề có chức năng đưa đẩy, dẫn nhập
vào sự tình được nêu trong câu, cú chính.” [2, 52].

Qua hai quan điểm trên, có thể thấy ngoại đề chỉ là thành phần chức năng thứ
yếu nên không thuộc cấu trúc cú pháp cơ bản của câu. Và trong thực tế, ngoại đề cũng
xuất hiện không phổ biến. Khi ngoại đề có mặt trong câu thì sẽ được nhận diện bởi

một khoảng ngắt giọng ngắn tách nó ra khỏi phần còn lại của câu, cú.

Thêm nữa, nếu đối tượng mà ngoại đề nêu lên có tham gia vào sự tình được nói
đến trong câu chính, thì đối tượng đó sẽ được nhắc lại bằng cách lặp từ hoặc được thay
thế bởi đại từ hồi chiếu.

Ví dụ như:
(1) Hàng rong, bồi bếp, phu xe, ăn mày, những người ấy chỉ sau khi thầy cảnh sát
đã cắm đầu đạp xe khỏi phố thì mới đái đường, thì mới đánh nhau, chửi nhau. (VTP)
(2) Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. (NC)
Có thể thấy câu (1) có bốn ngoại đề đẳng lập và câu (2) có một ngoại đề.

3.2. Nội đề:

Nội đề là một trong hai thành phần cấu trúc cơ bản của câu, thường có mặt
trong câu, trừ vài trường hợp có thể được tỉnh lược. Đề “nêu lên phạm vi hiệu lực của
nội dung được triển khai tiếp theo” trong phần thuyết. Phạm vi hiệu lực đó có thể là
một cái khung về thời gian, không gian, cảnh huống, … cũng có thể là một đối tượng
mang tính chất chủng loại, tập hợp, cá nhân, …
10


Nội đề được các nhà nghiên cứu phân thành hai tiểu loại. Tuy nhiên, trong cách
định danh có sự khác nhau.

Theo Cao Xuân Hạo phân loại, nội đề gồm có: chủ đề và khung đề. Chim Văn
Bé thì chia nội đề thành: đề tài và đề khung.

Để đảm bảo tính hệ thống cũng như tránh tình trạng trượt khái niệm từ lĩnh vực
này sang lĩnh vực khác, chúng tôi thống nhất theo cách định danh của Chim Văn Bé.

Hơn nữa, việc định nghĩa, giải thích về các tiểu loại đề này cũng có sự khác
nhau giữa các nhà nghiên cứu. Cụ thể như sau:

3.2.1. Đề tài:

Cao Xuân Hạo định nghĩa như sau:
“Chủ đề, là thành phần câu chỉ cái đối tượng được nói đến trong phần thuyết, cái
chủ thể của sự nhận định” [11, 156]

Định nghĩa của Chim Văn Bé cụ thể, rõ ràng hơn:
“Đề tài là loại đề nêu lên một đối tượng mang tính chất chủng loại, tập hợp hay
cá nhân, cá thể mà phần thuyết sẽ triển khai tiếp theo.” [2 ,53]

Những câu sau đây có đề là đề tài:
(3) Uyển khẽ tát yêu vào má tôi một cái rồi lặng nhìn tôi bằng con mắt vô cùng đen
dịu. (NC)
(4) Hoa màu bị phá sạch sành sanh. (NC)
(5) Năm gian nhà cỏ thấp le te. (NK)
Câu (3), (4), (5) có đề tài lần lượt là một cá nhân cụ thể; một đối tượng mang tính
chất chủng loại; và một đề tài chỉ số lượng.

11


3.2.2. Đề khung:

Theo Cao Xuân Hạo: “Khung đề, là thành phần câu nêu rõ những điều kiện
làm thành cái khung về cảnh huống, thời gian, không gian, trong đó điều được nói đến
ở phần thuyết có hiệu lực” [11, 156]


Tuy nhiên, có sự bất ổn về lô gích – ngữ nghĩa trong định nghĩa trên của Cao
Xuân Hạo. Bởi, ở đây điều kiện được xem là khái niệm bậc trên, bao hàm trong nó có
cảnh huống, thời gian, không gian.

Vì thế, có thể hiểu: “Đề khung là loại đề nêu lên một cái khung về thời gian,
không gian, cảnh huống, điều kiện hay số lượng mà nội dung được triển khai tiếp theo
trong phần thuyết.” [2, 53]

Xét một số câu sau đây thấy có đề là đề khung:
(6) Trong thiên hạ có anh giả điếc. (NK)
(7) Trong khi Nhĩ và nữ chủ nhân nói chuyện vồn vã thì Thụy đứng chôn chân phía
sau lưng Nhĩ, bên vai vẫn khoác chiếc ba lô. (NMC)
(8) Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. (NK)

Đề khung trong các câu (6), (7), (8) lần lượt là: đề khung chỉ không gian, đề khung
chỉ cảnh huống, và đề khung chỉ số lượng.

3.3. Hiện tượng ghép:

Dựa trên quan hệ ngữ đoạn, cấu trúc câu có thể được mở rộng mà kết quả thu
được là câu có thể có nhiều đề, nhiều thuyết, nhiều cấu trúc đề - thuyết ghép lại theo
trật tự tuyến tính hoặc bằng kết từ. Câu có nhiều đề ghép với nhau được gọi là câu
ghép đề; câu có nhiều thuyết ghép với nhau là câu ghép thuyết; câu có nhiều cấu trúc
đề - thuyết ghép nhau là câu ghép cú.

12


(9) Thế (mà) cũng bia xanh, cũng bảng vàng. (NK)


ĐK

T1

T2

(Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ)
(10) Bảng vàng bia đá (thì) vẫn nghìn thu. (NK)

ĐT1

ĐT2

T

(11) Anh cuống cuồng, anh sợ hãi, anh bứt rứt, anh choáng váng,… (NC)

ĐT

T

Cú 1

ĐT

T

Cú 2


ĐT

T

Cú 3

ĐT

T

Cú 4

Xét các ví dụ trên có thể thấy câu (9) là câu ghép thuyết vì trong câu có một đề khung
và hai thuyết ghép nhau; Câu (10) là câu ghép đề, trong đó hai đề được gắn với nhau
bằng kết từ và; câu (11) là câu ghép cú – được tạo nên từ bốn cú đẳng lập.

3.4. Hiện tượng phức:

Bên cạnh đó, trong tiếng Việt, cấu trúc câu còn có thể được phức tạp hóa theo
quan hệ đối vị. Phức tạp hóa là hiện tượng câu có phần đề, phần thuyết, hay phụ tố
(định tố, bổ tố) trong phần đề, phần thuyết được cấu tạo bằng cấu trúc đề thuyết dưới
bậc, có thể được phát triển thành nhiều bậc.

(12)

Ai chả hiểu “người ta” đó chính là ông. (NC)
đt

ĐT


t

T

13


(13)

Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ. (NK)
đt

t
ĐK

(14)

Năm lăm

T

ông cũng lão đây mà. (NK)

đt

t

ĐK

T


Trong câu (12) phần thuyết là một ngữ vị từ được phức tạp hóa bằng một tiểu
cú, có thể gọi đây là câu phức phụ tố. Đề khung của câu (13) được phức tạp hóa bằng
một tiểu cú dưới bậc cho nên câu (13) là câu phức đề. Câu (14), là câu phức thuyết –
phần thuyết của câu được phức tạp hóa bằng một quan hệ đề - thuyết dưới bậc.

3.5. Hiện tượng ghép – phức, phức – ghép:

Bên cạnh hiện tượng ghép, hiện tượng phức, cấu trúc câu trong tiếng Việt còn
có hiện tượng ghép – phức và hiện tượng phức - ghép. Trong đó, hiện tượng câu có
nhiều đề, thuyết, hay nhiều cú ghép với nhau, trên cơ sở đó, đề, thuyết của câu, cú hay
phụ tố trong các thành phần này được phức tạp hóa bằng tiểu cú, có thể phát triển
thành nhiều bậc, được gọi là hiện tượng ghép – phức. Còn hiện tượng phức – ghép là
hiện tượng câu có đề, thuyết, phụ tố trong hai thành phần này được cấu tạo bằng quan
hệ đề - thuyết, có thể phát triển nhiều bậc, trên cơ sở đó, các quan hệ đề - thuyết này
được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn. Xét các câu sau:

(15)

Bệnh nhân ngủ yên, hết ho khạc, hết cả rên, cựa quậy
đk

ĐT

T1

T2

T3


cũng ít. (VTP)
t

T4

(16) Lúc ấy, hai vợ chồng Văn Minh đã lộn ruột lắm, đã muốn lột mặt nạ của
(1)

(2)

(3)
14

(4)


Xuân lắm. (VTP)

(1)

(2)

(3)

(4)

đt

t1


t2

ĐK

T

Xét hai câu (15), (16) ta thấy: câu (15) có một đề tài và bốn thuyết đẳng lập, trong
đó thuyết thứ tư lại được phức tạp hóa bằng một bậc quan hệ đề - thuyết. Câu (16) có
thuyết được phức tạp hóa bằng một tiểu cú, tiểu cú này được cấu tạo bằng một đề, hai
thuyết – có thể gọi câu (16) là câu phức thuyết – ghép thuyết.

4. Thuộc tính ngữ pháp của đề:
4.1. Vị trí của đề:

Thông thường trong câu, trật tự phân bố là đề trước, thuyết sau. Bởi đề là thành
phần nêu lên phạm vi hiệu lực của nội dung sẽ được triển khai ở phần thuyết. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, phần đề lại được đặt sau phần thuyết. Ta dễ
bắt gặp điều này trong các câu cảm thán, câu mang sắc thái cảm thán mà ở phần thuyết
có chứa các thán từ: thay, biết mấy, vô cùng, biết bao nhiêu hoặc các đại từ nghi vấn
được dùng với sắc thái cảm thán: gì, sao, bao, đâu. Hoặc trong kiểu câu hồi đáp có sắc
thái phản bác một câu hỏi, một nhận định được đưa ra trước đó; trong kiểu câu nghi
vấn - hồi đáp về sự xuất hiện, tồn tại của sự vật trực chiếu: đây, đó, đấy, kia,… sau ngữ
đoạn thể từ tính

(17)

(Những bài hát không ai hát nữa)
Đã vỡ trên môi anh ngọn gió dịu dàng. (NKĐ)

(18)


Đau đớn thay thân phận đàn bà. (ND)

(19)

Nhiều gì mà nhiều!

15


4.2. Tính xác định của đề:

Chức năng của đề là nêu lên phạm vi hiệu lực của nội dung được triển khai tiếp
theo trong phần thuyết. Do đó, đề phải mang tính xác định – nghĩa là đề phải nêu rõ
“phạm vi hiệu lực” nào đó để người nghe, người đọc có thể hiểu được trọn vẹn nội
dung của câu, xác định được tọa độ.

Tuy nhiên, “xác định” không hẳn là “cái biết sẵn”, cái nêu lên thông tin cũ. Bởi,
đồng nhất đề với “cái biết sẵn” sẽ dẫn đến đồng nhất cấu trúc cú pháp câu với cấu trúc
thông báo của câu.

Tính xác định của đề tài, đề khung thể hiện cụ thể như sau:

4.2.1. Tính xác định của đề tài:

Từ ngữ làm đề tài phải định vị chính xác cái đối tượng cụ thể nào đó mà phần
thuyết sẽ triển khai, giúp người đọc, người nghe hiểu đúng cái đối tượng ấy.

Tính xác định của đề tài thể hiện qua: các đại từ nhân xưng, trực chỉ, hồi chiếu,
khứ chiếu; danh từ (tên riêng, một vài danh từ chung); danh ngữ (có đại từ nhân xưng,

trực chiếu, khứ chiếu, hồi chiếu, tên riêng làm định tố, danh ngữ mở đầu bằng số từ
một có định tố so sánh); ngữ vị từ và tiểu cú.
(2o) Tôi đặt tay lên ngực, kéo mũi súng về phía trước rồi đưa tay cạy tấm liếp.
(NMC)
(21) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác. (CLV)
(22) Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật. (XD)
(23) Đoàn kết là sức mạnh.
(24) Tôi đi buôn bán thì đừng có thúng mủng à, còn đồ đạc để gọn vào để lấy chỗ
xếp gạo nước. (NH)

16


Thêm nữa, với những từ ngữ đồng sở chỉ - đồng nhất về vật qui chiếu – với đề
tài của câu, cú có thể dễ dàng bị lược bỏ khi lô-gích ngôn từ trong câu rõ ràng, không
gây nhầm lẫn. Đây cũng chính là quyền kiểm soát của đề tài.

4.2.2. Tính xác định của đề khung:

Tính xác định của đề khung thể hiện ở chỗ nêu rõ cái khung về thời gian, không
gian, trạng huống, điều kiện cụ thể mà nội dung được triển khai ở phần thuyết có hiệu
lực.

Tính xác định của đề khung thể hiện qua các từ trực chiếu thời gian, không gian
(bây giờ, bấy giờ, nay, mai, này,…); danh ngữ chỉ thời gian, không gian xác định hay
phiếm định (khi, lúc, dạo, thuở,… ); giới ngữ chỉ thời gian, không gian xác định
(những giới ngữ không có từ trực chiếu thời gian, không gian làm phụ tố); ngữ vị từ
(chỉ điều kiện, không gian, thời gian); tiểu cú (chỉ thời gian, không gian).
(25) Bấy giờ thì đồng chí đã có thể đoán bà mẹ từ Hà Nam Ninh vào thăm tôi là ai.

(NMC)
(26) Lúc đó ông lái già vẫn say bự, vẫn chuyện trò huyên thuyên, còn Năm Sài Gòn
đã ngồi sát cạnh ông. (NH)
(27) Ngoài rừng sâu, đôi chim gọi nhau đã im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau.
(NMC)
(28) Mặc nó vào, người vợ sẽ được người chồng khiếp sợ. (VTP)
(29) Ông Phán vừa đi khỏi thì một mỹ nhân chạy tọt vào. (VTP)

Cần nói thêm về phạm vi hiệu lực của đề khung, khi đề khung xuất hiện ở vị trí
nào trong câu thì phạm vi hiệu lực của nó cũng bắt đầu từ đó, và trải rộng đến hết phần
còn lại. Hơn thế nữa, phạm vi hiệu lực của đề khung có thể xuyên qua biên giới câu.

17


4.2.3. Tính xác định của đề đối sánh:

Theo Chim Văn Bé: “Đề đối sánh là những phần đề xuất hiện trong câu có
nhiều cú, tiểu cú có quan hệ đẳng lập với nhau về ngữ pháp; về ngữ nghĩa thì có quan
hệ tương phản hay khác biệt” [2, 72]. Đề đối sánh có thể là đề tài, đề khung, và trong
câu có thể có nhiều hơn “một cặp đề tương phản” [11, 191]

Các phần đề xuất hiện đối sánh nhau cốt yếu làm nổi bật lên tính chất khác biệt
hay tương phản của nhau. Về ý nghĩa và hình thức biểu đạt, tính xác định của các phần
đề này không được đánh dấu rõ rệt, người nghe không thể quy chiếu chúng vào đối
tượng, vào khung cụ thể. Vì thế, với đề đối sánh, tính xác định có là nhờ vào sự đối
sánh qua lại chúng.
(30) Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng (HXH)
(31) Mười thằng đã ra đi thì chín thằng trở về với cái vẻ hung đồ, cái tính ương
ngạnh học được từ phương xa. (NC)

(32) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao. (NBK)

Để nhận diện biên giới đề - thuyết khi đề là đề đối sánh, ta có thể đưa tác tử thì
vào kiểm định một cách dễ dàng.

5. Các yếu tố đánh dấu và phân giới đề - thuyết:
5.1. Các yếu tố chuyên dùng đánh dấu và phân giới đề - thuyết:

Trong cú pháp tiếng Việt, thì, mà, là, là phương tiện dùng để đánh dấu đề thuyết, và được gọi tên là tác tử ngữ pháp. Cả ba tác tử này đều có khả năng đánh dấu
đề - thuyết ở bậc câu, cú, tiểu cú trong cấu trúc cú pháp.

18


5.1.1. Một số hiểu biết chung và cách dùng thì, mà, là:
5.1.1.1Đối với thì:

Thì là tác tử chuyên dùng để đánh dấu phần đề, phần thuyết thuộc nhiều bậc, có
vai trò quan trọng trong việc phân giới đề - thuyết. Tuy nhiên, trong câu, để đánh dấu
và phân giới đề - thuyết, có trường hợp bắt buộc dùng thì, cũng có thể không bắt buộc.
Ngoài ra, đôi khi thì lại được dùng với chức năng khác, không có giá trị đánh dấu hay
phân giới đề - thuyết.

Theo Chim Văn Bé, có các trường hợp bắt buộc và không bắt buộc dùng thì
như sau:
Khi thì vắng mặt trong kiểu câu có đề là đề khung, thì sẽ làm cho cấu trúc đề thuyết không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với loại cấu trúc khác, mang nội dung biểu đạt
khác. Vì thế, với kiểu câu này thì bắt buộc phải dùng. Hay, cấu trúc đề - thuyết sẽ khó
được nhận diện, cũng như nghĩa của câu bị mơ hồ nếu không dùng thì trong những
kiểu câu mà có đề là đề khung.

(33)

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. (TN)

(34)

Nhiều áo thì ấm, nhiều người thì vui. (TN)

(35)

Chồng giận thì vợ bớt lời. (TN)

Trong các kiểu câu ngắn và tục ngữ dạng cô đúc (gồm 3 từ), các kiểu câu này
có đề là đề khung, bắt buộc dùng thì để đánh dấu phần thuyết.
(36)

Tham thì thâm. (TN)

(37)

Mưa thì liên miên. (TH)

Trong kiểu câu có đề dài, mà thuyết ngắn, thì biên giới đề - thuyết sẽ khó
nhận diện được. Do đó, để nhận diện được bắt buộc phải dùng thì và tùy trường hợp
cụ thể mà thì sẽ đánh dấu phần đề hay phần thuyết.

Với những phần thuyết biểu đạt nội dung tình thái đã được thành ngữ hóa, trong
kiểu câu phải bắt buộc dùng thì. Tiêu biểu là các tổ hợp như: thì thôi, thì chết, thì

19



nguy, thì khốn, thì phải biết, thì đâu đến nỗi,thì hết chỗ nói, thì phải nói, thì hết xẩy, thì
bỏ mẹ…

Thì bắt buộc dùng ở đầu câu khi phần đề của câu bị tỉnh lược và được hiểu dựa
trên ngôn cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể, và có thể khôi phục lại đầy đủ cấu trúc cú
pháp của câu. Còn ở cuối câu, thì bắt buộc phải dùng nếu phần thuyết bị bỏ lửng.

Không bắt buộc dùng thì:
Khi phần đề mang tính xác định, đối sánh, và biên giới đề - thuyết hiện ra rõ
ràng, không cần dùng thì để đánh dấu phần đề, phần thuyết, phân giới đề - thuyết.

Trong câu mà đề khung là các đại từ hồi chiếu: thế, vậy, thay thế cho các sự tình
được nêu trước đó, hoặc trong các câu tục ngữ có hai vế đối xứng nhau, thì không bắt
buộc phải dùng.
Cần nói thêm, khi phần đề mang tính xác định, không mang tính chất đối sánh
thì sẽ không qua được cách kiểm chứng bằng tác tử thì. Do đó không được dùng thì
trong câu, cú.

Bên cạnh chức năng đánh dấu và phân giới đề - thuyết, thì còn có thể được
dùng với chức năng khác như: kết nối với ngôn cảnh đi trước; làm kết từ, chuyển ngữ
(có thể kết hợp với rồi)

5.1.1.2. Đối với mà:

Trong Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo chỉ đề cập đến
hai tác tử: thì, là, chứ không có tác tử mà. Nhưng nhận thấy, mà có vai trò quan trọng
trong việc phân chia biên giới đề - thuyết và được sử dụng nhiều trong nói năng, nên
chúng tôi đồng tình với quan điểm của Chim Văn Bé, xem đây là một trong ba tác tử

chuyên dùng phân giới đề - thuyết. Cũng giống như tác tử thì, mà được dùng để đánh
dấu đề, thuyết, phân giới đề - thuyết.

20


Mà đánh dấu phần đề, phân giới đề - thuyết khi quan hệ giữa đề - thuyết có sự
bất thường về lo gích theo sự nhìn nhận chủ quan của người nói. Đề trong câu có thể là
đề tài, đề khung mang tính chất đối sánh.

Còn khi đề là đề khung nêu lên điều kiện, phần thuyết nêu lên hệ quả nghịch
thường về mặt lo gích theo đánh giá chủ quan của người nói, mà sẽ có chức năng đánh
dấu phần thuyết.
Tuy nhiên, xung quanh chức năng đánh dấu đề thuyết, còn có một số trường
hợp bắt buộc hay không bắt buộc phải dùng mà.

Theo Giáo trình ngữ pháp học chức năng Tiếng Việt – Cú pháp học của
Chim Văn Bé, mà bắt buộc dùng trong những trường hợp cụ thể sau đây:

Khi quan hệ đề - thuyết có sự bất thường về logic theo sự nhìn nhận của người
nói, thì bắt buộc phải dùng mà để đánh dấu phần đề và phân giới đề - thuyết.
(38) Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! (NC)

Phần thuyết và quan hệ đề - thuyết các bậc sẽ được đánh dấu, phân giới bằng
tác tử mà khi: đề là đề khung nêu lên điều kiện và quan hệ đề - thuyết thể hiện sự
nghịch thường về logic theo nhận định của người nói:
(39) Ông cải cách xã hội mà còn không biết? (VTP)
(40) A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi thế này
à? (NC)


Nếu tiểu cú làm đề khung chỉ điều kiện thì bắt buộc phải dùng mà để đánh dấu
đề của tiểu cú, phân giới đề khác tiểu cú, vì nếu vắng mà đề khung sẽ biến thành đề tài.

Mà đánh dấu phần đề, phân giới đề - thuyết thuộc nhiều bậc khi đề là đại từ
phiếm chỉ ai hoặc danh ngữ phiếm định và phần thuyết không có phó từ lại biểu thị sự
bất thường làm yếu tố phụ trợ đánh dấu phần thuyết.

21


Trong các câu phủ định, phản bác có sắc thái cảm xúc mạnh thì bắt buộc dùng
mà để đánh dấu phần đề.

Ngược lại, không bắt buộc dùng mà đánh dấu phần đề và phân giới đề thuyết
nhiều bậc, khi đề là đại từ phiếm định ai hoặc danh ngữ phiếm định và phần thuyết có
phó từ lại biểu thị sự bất thường và làm yếu tố đánh dấu phụ trợ.

Với câu có tiểu cú làm đề khung chỉ điều kiện thì không bắt buộc dùng mà để
đánh dấu phần thuyết và phân giới đề thuyết.
Tuy vắng mà, biên giới đề thuyết của tiểu cú làm đề khung trong câu không rõ ràng
nhưng, khi đưa mà vào kiểm định, biên giới đề - thuyết sẽ hiện rõ ra.

Một trường hợp nữa, để đánh dấu đề tiểu cú và phân giới đề thuyết của tiểu cú
làm thuyết của câu, không bắt buộc phải dùng mà.

Tuy nhiên, ngoài chức năng đánh dấu, phân giới đề thuyết mà còn có thể dùng
với một số chức năng khác. Mà kết nối: chính tố của danh ngữ với tiểu cú làm định tố
hạn định, đứng sau; đề, thuyết, cú có quan hệ đẳng lập; ngữ vị từ có quan hệ chính
phụ; Mà kết hợp với thế, ấy, vậy,… tạo thành tỏ hợp có chức năng là chuyển ngữ; Mà
phối hợp gián cách với vì, bởi, tại, tuy,… diễn đạt quan hệ nhân quả, chính – phụ và

giữ chức năng khác nhau.

Bên cạnh đó, vị trí của mà trong câu cũng sẽ biểu thị những ngữ nghĩa, giữ những
chức năng khác nhau: mà đứng đầu câu – biểu thị ngữ nghĩa gia hợp; mà đứng cuối
câu – biểu thị tình thái.

5.1.1.3. Đối với là:

Khác với thì và mà, là có thể được dùng với hai tư cách: tác tử chuyên dùng
phân giới đề - thuyết; hoặc có thể được dùng với tư cách của một vị từ quan hệ.

22


Theo Cao Xuân Hạo, có 6 trường hợp bắt buộc phải dùng là. Nhưng dựa trên
quan điểm của Chim Văn Bé, theo chúng tôi có nhiều hơn 6 trường hợp. Những
trường hợp đó cụ thể như sau:

Cao Xuân Hạo cho rằng: “ khi thuyết là danh ngữ hay một vị ngữ trong câu
định tính hay 1 câu đẳng thức”, là được dùng một cách bắt buộc. Đồng tình với luận
điểm này, nhưng theo chúng tôi, là còn bắt buộc phải dùng trong cả những câu định
lượng, định vị và câu trùng ngôn.
(41) Của biếu là của lo, của cho là của nợ. (câu định tính)
(42) Một kí-lô-gam là một ngàn gam. (câu định lượng)
(43) Sau khu rừng lim gì là vách núi đá Pakhen trần trụi và hùng vĩ. (NMC)
(câu định vị)
(44) Việc tha những sợi dây này vẫn là việc của những người chồng chịu khó.(
TH) (câu đẳng thức)
(45) Sự đã qua là sự đã qua. (VTP) (câu trùng ngôn)


Là bắt buộc dùng, và có chức năng đánh dấu phần thuyết, thuyết hóa ngữ đoạn
sau nó trong kiểu câu có thuyết là ngữ đoạn phi vị từ tính (giới ngữ, tiểu cú, có chuyển
tố tuyền đính), danh ngữ xác định, từ trực chiếu, đại từ hồi chiếu, khứ chiếu).

Để nhấn mạnh nội dung biểu đạt của phần thuyết hay nhấn mạnh cả sự tình
trong sự đối sánh với sự tình đã được nêu trước đó, hoặc được tiền giả định bắt buộc
phải dùng là. Thường thấy trong trường hợp này, là phối hợp với phó từ chỉ, mới mang
nghĩa hạn định.

Là còn bắt buộc dùng trong kiểu câu phản bác – cải chính mang tính độc thoại
hay đối thoại, nhằm nhấn mạnh phần thuyết chứa nội dung cải chính – phản bác.

Với kiểu câu có phần thuyết biểu đạt tình thái đã được thành ngữ hóa, bắt buộc
dùng là.

23


Bắt buộc dùng là ở đầu câu khi phần đề (đề tài của câu hoặc đề tài của tiểu cú
làm đề khung của câu) bị tỉnh lược. Thêm nữa, bắt buộc dùng là khi phần thuyết bị bỏ
lửng. Đây là hai trường hợp mà Cao Xuân Hạo đã không nhắc đến.

Là không bắt buộc phải dùng trong hai trường hợp sau:
Kiểu câu luận định có phần thuyết giải thích về nguồn gốc, quyền sở hữu, thời gian,
nguyên nhân,…; không dùng là trong những tục ngữ có cấu trúc đối sánh nhịp nhàng.
Chẳng hạn như:
Với chức năng phân giới đề - thuyết, trong một số trường hợp là được dùng
thay thế thì hoặc kết hợp với thì khi có ngôn cảnh cụ thể.

Là có thể xuất hiện trong câu nhưng không phải là yếu tố đánh dấu, phân giới

đề - thuyết, lúc này là quan hệ chính - phụ. Là cũng có thể được dùng để nhấn mạnh
một tính chất, sắc thái, mức độ nào đó. Hơn nữa, là còn có thể kết hợp với các yếu tố
khác để tạo thành tổ hợp có chức năng, nội dung biểu đạt khác nhau.

5.1.2. Sự phối hợp và những quy tắc chung về cách dùng thì, mà, là:

Khi các bậc quan hệ đề - thuyết không có biên giới rõ ràng và thì, mà, là không
xuất hiện, ta có thể đưa ba tác tử này vào để kiểm tra, nhận diện biên giới đề - thuyết.
Ngược lại, nếu biên giới dề - thuyết đã được đánh dấu rõ ràng thì cấu trúc cú pháp câu
không dung nạp ba tác tử này.

Cần nói thêm, khi thì, mà, là, được dùng phối hợp, xuất hiện cùng lúc trong
một câu thì tác tử thì có cương vị cao nhất – đánh dấu quan hệ đề - thuyết bậc câu; còn
mà, là sẽ đánh dấu quan hệ bậc cú, tiểu cú.

Tuy vậy, có thể kết hợp ba tác tử này trong một câu với những quy tắc sau:
Quy tắc thứ nhất:

Ở cùng bậc quan hệ đề - thuyết, từng yếu tố thì, mà, là, có thể được dùng không
giới hạn về số lượng – thường sẽ không quá bốn lần.
24


“Trong mỗi câu chỉ có thể có một chữ thì, trừ phi trong câu có hai kết cấu đề thuyết tương phản” [8, 31]. Thiết nghĩ, kết luận trên của Cao Xuân Hạo là không
chính xác. Bởi trong những câu có cấu trúc được mở rộng theo quan hệ ngữ đoạn, thì
có thể được dùng để phân giới đề - thuyết nhiều lần.
Dẫn chứng mà Cao Xuân Hạo đưa ra để phục vụ cho kết luận trên là:
Con tôi đứa thì đi làm, đứa thì đi học. (CXH)

Tuy nhiên, có thể mở rộng cấu trúc câu trên thêm nhiều tiểu cú nữa, chẳng hạn

như:
(46) Con tôi đứa thì đi làm, đứa thì đi học, đứa thì đi chợ,….
đt

ĐT

t

đt

T1

t

đt

t

T2

T3

Có thể thấy câu (46) có ba thuyết được phức tạp hóa bằng ba tiểu cú đẳng lập,
và quan hệ đề - thuyết trong mỗi tiểu cú được phân giới bằng thì. Thiết nghĩ chúng ta
còn có thể mở rộng câu trên ra nhiều tiểu cú nữa và vẫn có thể dùng thì để phân giới
đề - thuyết của các tiểu cú đó. Nghĩa là câu không có “hai kết cấu đề - thuyết tương
phản” thì vẫn có thể xuất hiện nhiều lần. Bởi quan hệ giữa các đối tượng không phải
là quan hệ tương phản mà là quan hệ đối sánh. Cho nên, như Chim Văn Bé đã nêu,
chúng ta có thể dùng không giới hạn ba tác tử thì, mà, là, ở cùng bậc quan đề - thuyết.


Quy tắc thứ hai:

Ở hai bậc quan hệ đề - thuyết gián cách, thì, mà, là cũng có thể được dùng
nhiều lần – tuy nhiên, cách dùng này không phổ biến.
(47) Trẻ con mà cứ chụp ảnh là một, khai sinh là hai, là chúa độc. (VTP)

đt
đt

t
t1

ĐK

(3) đt
(2)
(1)

t
t2
T

Qua ví dụ trên có thể thấy, là được dùng để phân giới đề - thuyết ở hai bậc gián
cách - bậc câu, bậc tiểu cú.
25


×