Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc điểm cấu trúc so sánh trong tùy bút Nguyễn Tuân
Trong văn học Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Tuân (1910-1987) được biết
đến như một nhà văn tài hoa, kiêu bạc, với quan điểm duy mĩ về nghệ thuật.
Trước cách mạng tháng Tám, ông được đánh giá là hiện tượng phức tạp nhưng
những trong tuỳ bút, những truyện ngắn đậm chất lãng mạn của ông vẫn được
độc giả yêu thích. Càng về sau Nguyễn Tuân càng gắn bó và thành công với tuỳ
bút chúng ta biết đến ông giai đoạn này qua tuỳ bút “kháng chiến và hoà bình”,
“Sông Đà” và những bài in rải rác khác.
Tính chất tự do phóng túng của thể tài này đã thử thách rất nhiều cây bút,
song dường như chỉ đến Nguyễn Tuân nó mới tìm được ra đúng dáng hình và
bản chất. Đòi hỏi của nghề văn trước hết là sự tự biết mình, một sự dũng cảm
dám làm mình, kèm với nó là một sự tự tin rằng mình có ích cho đời ngay ở sự
đơn nhất, độc đáo, không lập lại. Nguyễn Tuân hiểu điều này và qua thể tuỳ bút
ông thực sự tìm thấy lẽ sống, lẽ sáng tác, ở đó ông không chỉ biết những điều
mình cảm nhận mà còn có đất phô bày cái mảng tri thức cổ kim mà sự học mang
đến cho ông.
Từ trước đến nay giới nghiên cứu và đông đảo độc giả đều đánh giá cao
tài của Nguyễn Tuân nhưng việc đi sâu vào lãnh địa tuỳ bút ủa ông với tư ách là
văn bản nghệ thuật ngôn từ vẫn chưa được chú tâm . Một trong những điều làm
nên đặc sắc của văn Nguyễn Tuân là cacyh diễn đạt .Việc tìm hiểu nghệ thuật
viết văn Nguyễn Tuân, bắt đầu từ khảo sát cách đặt câu ,dùng từ quả thực cần
thiết.
Những năm gần đây, bên cạnh việ nghiên cứu văn học bằng con mắt của
chuyên môn ngôn ngữ , tức là tiếp cận và lý giải trên cơ sở đặc diểm hình thức,
là xu hướng tích cực đang đem lị nhiều hiệu quả .Chúng tôi muốn nương theo
con dường này soi xét nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân bát đầu từ đặc điểm
cấu trúc so sánh tu từ .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Vài nét về phép so sánh
1. Khái niệm
So sánh thói quen là thói quen ngôn ngữ trong cuộc sống của nhân dân lao
động nói chung và người Việt Nam nói riêng .Câu chuyện về Huệ Tử trong”cổ
học tinh hoa” _người khinói chuyện hay dẫn ví dụ _ cho thấy việc so sánh có giá
trị nhận thức vô cùng quan trọng .Nó là nguyên nhân đồng thời có tác dụng làm
phong phú thế giới tưởng tượng cuă con người trong quá trình tiếp nhận và
khám phá cái đệp của thế giới xung quanh.
So sánh là một trong ba thể của ca dao. Ta rất hay gặp lối nói của tác giả
dân gian như:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi giếng nước, hạt ra ruộng cày
Chị em gái như trái cau non
Mà trong trong cả văn xuôi (sử thi của người dân tộc thiểu số): tả nàng
Hơbia “da trắng hơn hoa vông, mắt sáng như mặt chim phí, ngực đỏ như ức
chim nhông, ngón tay thon hình lá hành, tiếng nói tựa nước đùa trong ống”, tả
ngôi nhà rông “dài như một tiếng chiêng ngân”.
Như thế so sánh là một lối tư duy phổ biến và có lịch sử rất lâu đời. Tuy
nhiên không vì thế mà so sánh dần dần bị lu mờ và xem nhẹ, nhất là trong nghệ
thuật ngôn từ. Cùng với sự phát triển và không ngừng đổi mới, tìm tòi phong
cách thể hiện, các nhà văn, nhà thơ cũng đang sáng tạo thêm nhiều dáng vẻ đặc
sắc cho lối so sánh.
Nôm na, so sánh là đưa một vật ra xem xét sự giống nhau hay khác nhau
về một phương diện với một vật khác được coi là chuẩn. Có thể so sánh ở nhiều
phương diện của sự vật hoặc có thể so sánh một sự vật với nhiều sự vật khác.
So sánh đòi hỏi chủ thể phát ngôn phải vận hành tư duy liên tưởng, để tìm
ra ở những sự vật khác nhau những điểm tương đồng hoặc “gợi nhớ” đến nhau.
Bản thân yêu cầu này nói lên đặc điểm của phép so sánh đó là vừa mang tính
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chủ quan, vừa mang tính khách quan. Điều này ta sẽ bàn sau.
Như vậy có thể định nghĩa: so sánh là thao tác tư duy theo quan hệ liên
tưởng trong đó A đối chiếu với B qua đặc điểm (phương diện) chung là X từ đó
nổi bật lên đặc trưng của vật A. Theo Hữu Đạt trong cuốn “Phong cách học chức
năng”: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ
nhất định hoặc tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng”.
2. Cấu trúc phép so sánh
Hiện có nhiều quan niệm về số lượng thành phần trong cấu trúc so sánh.
Nhưng cơ bản vẫn là mô hình bốn yếu tố:
- Yếu tố cần đưa ra so sánh, có thể là được hoặc bị xét về tương quan với
chuẩn: gọi là cái so sánh ký hiệu A.
- Yếu tố nêu rõ phương diện so sánh. Kí hiệu X
- Yếu tố thể hiện mối quan hệ trong so sánh (từ so sánh ví dụ; như, hơn,
kém, vv….)
- Yếu tố dùng để so sánh được coi là yếu tố chuẩn trong cấu trúc này, ký
hiệu là B.
A X như (giống, hơn, kém…) B
Trong sáng tác, các nhà văn có quyền vận dụng và biến thể để đạt hiệu
quả cao nhất theo ý muốn. Có thể khi đó dạng thức câu so sánh sẽ thêm hoặc bớt
một số yếu tố.
3. Thế nào là so sánh tu từ
Như đã nhắc đến ở phần trên, phép so sánh có đặc tính về khách quan vừa
chủ quan. Khách quan vì sự vật này sở dĩ liên tưởng được với sự vật khác về
một hoặc vài phương diện nào đó vì thuộc tính chung tồn tại khách quan của cả
hai sự vật trên phương diện được đưa ra so sánh. Điều này dẫn đến so sánh
mang giá trị nhận thức, còn so sánh mang tính chủ quan vì hoạt động liên tưởng,
“móc nối” các sự vật khác nhau là diễn ra độc lập trong từng cá nhân, phản ánh
năng lực nhận thức, đánh giá, cảm nhận về nhận thực cũng như thể hiện thái độ,
tình cảm và thói quen sử dụng ngôn ngữ của cá nhân đó. Do vậy trong cuộc
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sống có hiện tượng, một đối tượng được so sánh với những đối tượng hoàn toàn
khác nhau tuỳ thuộc vào chủ nhân của sự so sánh ấy là ai.
Thông thường, so sánh mang tính khách quan cao và gần như tuyệt đối thì
chỉ có trong khoa học chính xác tự nhiên, ta vẫn gặp các cách diễn đạt A = B, A
là B trong toán học hoá học v.v… nó là một dạng của tư duy so sánh gọi là so
sánh lôgíc được xác lập trên cơ sở tư duy khoa học để biểu thị mối tương đồng
giữa hai đối tượng còn lại. Ở loại so sánh này, ít và hầu như không để lại dấu ấn
chủ quan của người tạo ra nó. Trái ngược với so sánh lô gíc là so sánh tu từ.
Chính yêu cầu khác loại giữa A và B đã mở ra một khả năng vô tận cho sự sáng
tạo những hình ảnh so sánh. Một nhà văn Pháp nói : “Có thể so sánh bất cứ cái
gì, mặt trăng với miếng pho mát, trái tim tan nát với chiếc lọ vỡ” (dẫn theo
Vinograda). Chỉ cần nhìn ra nét giống nhau hay mối liên hệ giữa các đối tượng
khác nhau về loại, điều mà người khác không nhận ra.
Sự lựa chọn cái được so sánh trong mối liên hệ với cái được so sánh ở cấu
trúc so sánh tu từ vì thế thường in dấu ấn cá nhân. Thậm chí xác lập phong cách
của một người trong hoạt động lời nói. Với đặc điểm đó, so sánh tu từ thực sự là
địa hạt tung hoành của sáng tạo văn chương - một loại hình nghệ thuật với chất
liệu ngôn từ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng.
Người Việt Nam vốn giản dị và yêu những gì gần gũi thực tế, đơn giản,
xinh xắn. Chính vì thế trong ca dao tục ngữ, thành ngữ thường nhắc đến những
sự vật hiện tượng có thực gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt. Ít khi nói là những
liên tưởng kỳ vĩ tráng lệ mang màu sắc quy mô của vũ trụ. So sánh thực đã nói
lên tính cách, đặc điểm tâm hồn con người. Các nhà văn Việt Nam vừa phát huy
những cách so sánh truyền thống, sản sinh những cách nói năng màu sắc cá nhân
ngày một rõ trên cái nền so sánh mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc. Nguyễn
Tuân là một tác gia văn học hiện đại nước ta, một tài năng, một cá tính không
lặp lại đã cống hiến cho nền văn học những trang viết đẹp, nhất là những bài tuỳ
bút, trong đó sử dụng nhiều cấu trúc so sánh tu từ.
II. Phạm vi và ý nghĩa của việc nghiên cứu
1. Phạm vi
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chúng tôi chọn những sáng tác của Nguyễn Tuân thuộc thể tuỳ bút trong
cả hai giai đoạn trước cách mạng và sau cách mạng để có một cái nhìn khái quát
về nghệ thuật xây dựng các cấu trúc so sánh tu từ của ông.
- Trước cách mạng: Ba tập “tuỳ bút 1”, “tuỳ bút 2” và “Nguyễn”.
+ Tuỳ bút 1: 12 tác phẩn
Một lá thư không gửi
Những ngọn đèn xanh
Và những dịp còi
Gió đã lên
Lại đi nữa
Một buổi mai đã mất
Người lữ khách giữa thành phố chúng ta.
Được ốm
Những ngày Thanh Hoá
Một giấc ngủ
Cửa Đại
Đẹp lòng
+ Tuỳ bút 2: hai tác phẩn
Phu nhân họ Bồ
Chiếc va ly mới
+ Nguyễn: 5 tác phẩn
Đôi tri kỷ gượng
Chuyến xe tình
Cái cà vát đen
Chiếc áo gấm mượn
Một người cha về ăn tết.
- Sau cách mạng: “Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình” (trích) và tập tuỳ bút
“Sông Đà”.
2. Ý nghĩa
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ việc khảo sát, thống kê và phân tích đặc điểm trong cách so sánh tu từ
chúng tôi mong muốn làm rõ một trong những nét đặc sắc của văn tuỳ bút
Nguyễn Tuân ở việc lựa chọn cái so sánh và cái được so sánh. Từ đó liên hệ với
điểm nhìn nghệ thuật chi phối các lựa chọn trên.
B. PHẦN KHẢO SÁT PHÂN TÍCH
I. Đặc điểm về cái so sánh
Đây là đầu mối cho thấy thế giới sự vậ hiện tượng tác giả quan tâm và có
nhu cầu thể hiện
1. Trước cách mạng 2. Sau cách mạng
1.1. Con người và những trạng
thái hoạt động của con người
2.1 Con người và những trạng
thái, hoạt động của con người
-Hình ảnh con người cá nhân:
Một thằng phiêu đãng, mẹ tôi, người
thiếu phụ, người ẵm con, chàng trẻ
tuổi, Gi… (tên nhân vật) anh, hắn,
chị, nàng, ông cụ, bồ phu nhân, bà
tài Vỗy, tôi nguyễn Đức Đỗ, Trương
(tên nhân vật), thằng nhỏ người hầu
v.v…
-Hình ảnh con người cá nhân:
tôi, cô Chờ, Đèo Văn Long, Anh dẫn
đường, Người lái đò sông Đà v.v.
-Con người số đông buồn
chán nhàm tẻ: Những người đi câu,
các em tôi, phù dâu phù rể…
- Hình ảnh con người số đông:
những người mẹ, chúng ta, cán bộ
Đảng, đoàn người mở đường, đoàn
khảo sát, các chiến sĩ biên phòng,
giặc…
- Tính cách cá nhân: Lăng
băng, lêu vêu, vất vơ vất vưởng, cầu
bơ cầu bất, lười, thẫn thờ, buồn
thảm…
1.2. Thế giới tự nhiên xã hội. 2.2. Thế giới tự nhiên, xã hội
- Tự nhiên thuần tuý: ngày
tháng, sao trời, hồ nước, hơi nước
- Tự nhiên thuần tuý: cảnh
vật, cỏ, dốc đèo, gió Lào, cây cổ thụ,