Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI môn LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.23 KB, 14 trang )

Lịch sử
1.

Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở các nước Đông Âu

Vào những năm 70 đến 80 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu
khủng hoảng trầm trọng về kinh tế chính trị xã hội.
+Sản xuất Công nghiệp và Nông Nghiệp suy giảm
+Buôn bán với nước ngoài giảm sút, nợ nước ngoài tăng.
+Các cuộc đình công , biểu tình diễn ra
Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao.Các cuộc
mít tinh, biểu tình diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực
hiện đa quyền về chính trị.
Thừa thời cơ, các thế lực chống xã hội chủ nghĩa ra sức kích
động dân chúng, đẩy mạnh hoạt động chống phá.
Ban lãnh đạo các nước Đông Âu buộc phải thực hiện đa
nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
Kết quả : các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử, giành
được chính quyền nhà nước, các đảng cộng sản thất bại, không
còn nắm quyền.
Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ hầu hết ở các
nước Đông Âu.
Ngày 28-6-1991, SEV quyết định chấm dứt hoạt động vào
ngày 1-7-1991. Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va giải thể.
2.Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ
XX.
Từ sau năm 1945, nhân dân các nước Đông Nam Á khởi nghĩa
vũ trang thành lập chính quyền cách mạng



Tiêu biểu :
17-8-1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập
2-9-1945, Việt Nam tuyến bố độc lập
12-10-1945, Lào tuyên bố độc lập
1946 đến 1950, Ấn độ tuyên bố độc lập
1952,Ai cập tuyên bố độc lập
1954 đến 1962, An-giê-ri tuyên bố độc lập
1960, 17 nước ở Châu phi tuyên bố độc lập
Như vậy đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đễ quốc về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến
năm 1967 , hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km 2 tập trung
ở miền nam châu Phi.
3.1Tình hình chung các nước Châu á
Trước chiến tranh thế giới thứ II :
Các nước Châu Á chịu sự bóc lột nô dịch của các nước đế
quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ II : Cao trào giải phóng dân tộc lan
nhanh khắp châu á. Cuối những năm 50 , phần lớn các nước
châu á đã giành được độc lập ( Trung Quốc, Ấn độ , In-đô-nêxi-a)
Nửa sau thế kỉ XX, tình hình Châu Á không ổn định do các
cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc
Chúng ngăn cản phong trào cách mạng ở khu vực, tranh chấp
biên giới, lãnh thổ, khủng bố dã man
Nhiều thập niên qua, nhiều nước Châu Á đạt được sự tăng
trưởng về kinh tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo


Tiêu biểu là Ấn độ, từ một nước phải nhập khẩu lương thực,
nhờ cuộc cách mạng xanh trong Nông Nghiệp, đã tự cấp lương
thực cho hơn 1 tỉ người. Hiện nay,đang vươn lên thành cường

quốc công nghệ hạt nhân, phần mềm, vũ trụ.
3.2 Trung Quốc.
Là nước lớn ở Châu Á với diện tích : 9,5 triệu km 2 . Dân số :
1,3 tỉ người (2002)
I.

Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân trung hoa.

Năm 1946 đến năm 1949, Trung Quốc diễn ra cuộc nội
chiến giữa quốc dân đảng và đảng cộng sản Trung Quốc.
Cuối cùng đảng cộng sản Trung Quốc thắng lợi.
1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời của nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
*) Ý nghĩa:
+Trong nước : Kết thúc hơn 100 năm ách thống trị của đế
quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa nước
trung hoa vào kỉ niên độc lập tự do.
+Thế giới: Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Châu
Âu sang Châu Á.
4.Các nước Đông Nam Á.
I.Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
Trước chiến tranh thế giới thứ II: Hầu hết các nước Đông Nam
Á là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây
Tháng 8-1945, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính
quyền. Lật đổ ách thống trị của thực dân.


Ngay sau đó nhiều nước Đông Nam Á tiến hành cuộc kháng
chiến chống cuộc xâm lược quay trở lại của các nước đế quốc
như In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.

Từ giữa những năm 50, các nước Đông Nam Á lần lượt giành
được độc lập.
Tháng 9-1945, Mĩ Anh Pháp thành lập khối quân sự Đông
Nam Á (SEATO) nhằm ngăn cản ảnh hưởng của chủ nghĩa xã
hội, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực.
Như vậy từ giữa những năm 1950 của thế kỉ XX, các nước
Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
II.Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
+ Hoàn cảnh :
Sau khi giành được độc lập dân tộc, đứng trước yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ
trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực.
8-8-1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được
thành lập tại Bangkok Thái Lan với sự tham gia của 5 nước :
In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-si-a. Philippin, Singapo, Thái Lan.
Cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Kinh tế nhiều nước
ASEAN có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Tiêu biểu: Singapo, Malaysia, Thái Lan.
III:Từ ASENAN 6 phát triển thành ASEAN 10.
1984, Brunây gia nhập ASEAN trở thành thành viên thứ 6
10-1991, Xu hướng mở rộng là gia nhập tổ chức ASEAN
7-1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7


Tháng 9-1997, Lào, Mianma gia nhập ASEAN trở thành thành
viên thứ 8 và 9.
Như vậy ASEAN đã phát triển thành 10 nước. Cùng đứng
trong tổ chức thống nhất. Trọng tâm hoạt động là : hợp tác
kinh tế, xây dựng Đông Nam Á hòa bình ổn định, cùng nhau
phát triển phồn vinh.

1992, ASEAN biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch
tự do. Như vậy một chương mới được tạo ra trong khu vực
Đông Nam Á
6.Các nước Châu Phi
I.Tình hình chung.
Trước chiến tranh thế giới thứ II.
Hầu hết các nước châu phi đều là thuộc địa của các nước Anh,
Pháp, Tây Ban Nha.
Sau chiến tranh thế giới thứ II : Phong trào đòi độc lập dân tộc
diễn ra sôi nổi, tiêu biểu ở Bác Phi
7-1952, các sĩ quan yêu nước đã lật đổ chế độ chuyên chủ
chuyên chế
18-6-1953, thành lập nước cộng hòa Ai cập
1954 đến 1962 An giê ri tuyên bố giành độc lập
1960, 17 nước châu phi tuyên bố giành độc lập
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lần lượt tan rã
Các nước Châu Phi giành lại độc lập chủ quyền. Các nước
Châu Phi xây dựng kinh tế và phát triển xã hội, thu được nhiều
thành tích.


Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình Châu Phi gặp
nhiều khó khăn không ổn định, xung đột nội chiến, mâu thuẫn
sắc tộc đói nghèo nợ nần chồng chất và các dịch bệnh hoành
hành.
Những năm gần đây, được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế
các nước châu phi đang tìm hướng phải pháp đề ra những cải
cách khắc phục khó khăn về kinh tế . Thành lập tổ chức liên
minh khu vực và liên minh Châu Phi.
II.Cộng hòa Nam Phi

Nằm ở cực nam Châu Phi có diện tích 1,2 triệu km 2 . Dân số
43,6 triệu người (2002)
Năm 1662, là thuộc địa của Hà Lan.
Đầu thế kỉ XX, là thuộc địa của Anh
1961, nước cộng hòa Nam Phi được thành lập
Chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính
sách phân biệt chủng tộc (A-phác-thai) cực kì tàn bạo đối với
người da đen và người da màu. Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội
dân tộc Phi” (ANC), người da đen bền bỉ tiến hành đấu tranh
đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Dưới sự ủng hộ và đấu
tranh bền bỉ chính quyền da trắng Nam phi đã xóa bỏ chế độ
A-phác-thai(1993) trả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn Manđê-la
4-1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu
tiên trong lịch sử nước này.
Ý nghĩa: chế độc phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ sau hơn 3
thế kỉ tồn tại.
7.Cu-ba, hòn đảo anh hùng.


Cu-ba là một quốc đảo có hình dạng cá sấu vươn dài. Rộng
111.000 km2 . Dân số 1,3 triêu người (2002)
3-1952, tướng Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài,
xóa bỏ hiến pháp tiến bộ. Cấm các đảng phái chính trị hoạt
động, bắt giam những người yêu nước.
Nhân dân Cu-ba đấu tranh giành chính quyền.
26-7-1953, dưới sự lãnh đạo của Phi đen Cát xtơ rô cùng
những thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Mô ca đa.
Được sự giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng càng
lớn mạnh, lan rộng khắp cả nước
Cuối năm 1958, các liên đoàn cách mạng liên tiếp tấn công.

1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cùng lúc đó Cu-ba
tuyên bố độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội
Phi đen Cát xtơ rô làm chủ tịch nước, thực hiện cuộc cải cách
dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp, xây dựng
chính quyền các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo
dục.
Cu-ba giành được nhiều thành tựu to lớn : xây dựng nghành
Công nghiệp, cơ cấu hợp lí, nền nông nghiệp đa dạng. Giáo
dục, y tế, văn hóa,..phát triển. Đạt trình độ cao của thế giới.
8.Nước Mĩ
I.Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ II
1.Những năm 1945-1950.
Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới
Mĩ không bị chiến tranh tàn phá. Giàu tài nguyên khoáng sản.
Bán vũ khí hàng hóa cho các nước tham chiến. Thừa hưởng
những thành tựu khoa học của thế giới.


2.Những thập niên tiếp theo.
Không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước.
Nguyên nhân : -Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh ráo riết
-Thường xuyên khủng hoảng dẫn đến suy thoái.
-Chi phí quân sự lớn
-Chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
III.Chính sách đối nội đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
Chính trị : Có hai đảng, đảng dân chủ và đảng cộng hòa thay
nhau cầm quyền phục vụ cho giai cấp tư sản.
Đối nội : cấm các đảng cộng sản hoạt động. Chống phong trào
đình công. Loại bỏ những người tiến bộ. Đàn áp phong trào
công nhân. Phân biệt chủng tộc.

Đối ngoại : Đề ra chiến lược toàn cầu. Cấm các nước xã hội
chủ nghĩa viện trợ. Thành lập các khối quân sự. Thất bại trong
việc xâm lược Việt Nam
1991 đến nay : Xác lập trật tự thế giới mới đơn cực, tham vọng
lớn nhưng còn bị hạn chế do kinh tế.
9.Nhật bản.
I.Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh.
Sau chiến tranh , Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá
nặng nề, khó khăn bao trùm
Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực thực phẩm, lạm phát nặng nề
Giải pháp :
Năm 1946, ban hành hàng loạt cải cách tiến bộ
1946-1949 : thực hiện cải cách ruộng đất.


Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng trị tội phạm chiến tranh.
Giải thể các công ty độc quyền lớn. Thanh lọc các phần tử phát
xít ra khỏi bộ máy nhà nước. Thực hiện các quyền tự do dân
chủ.
Ý nghĩa : những cải cách trên mang lại luồng khí với các tầng
lớp nhân dân là yếu tố quan trọng giúp Nhật Bản vươn lên sau
này.
II.Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ.
Được coi là sự phát triển thần kì khi Mĩ tiến hành xâm lược
Triều Tiên và Việt Nam.
Kinh tế Nhật Bản vượt qua các nước Tây Âu trở thành 1 trong
3 trung tâm kinh tế tài chính.
Thành tựu: +Tổng sản phẩm quốc dân

+Công nghiệp
+Nông nghiệp.
-Nguyên nhân phát triển : Điều kiện kinh tế thuận lợi. Sự phát
triển chung của kinh tế thế giới. Những thành tựu tiến bộ của
cuộc tiến bộ khoa học hiện đại vào sản xuất
+Chủ quan : truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời. Hệ thống
tổ chức quản lí có hiệu quả. Vai trò quan trọng của nhà nước.
Con người được đào tạo chu đáo, cần cù, kỉ luật cao, tiết kiệm
-Hạn chế: nghèo tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết năng lượng
đều nhập từ nước ngoài. Sự cạnh tranh chèn ép của Mĩ và
nhiều nước khác đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Kinh tế suy
thoái kéo dài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Ngân sách


thâm hụt. Những biện pháp kết quả khắc phục không được như
mong muốn
10.Các nước Tây Âu
I.Tình hình chung.
1.Kinh tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ II : Các nước tây âu bị phát xít
chiếm đóng và tàn phá nặng nề
Sản lượng Công- Nông nghiệp giảm, nợ nước ngoài tăng
nhanh.
1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế
hoạch phục vương Châu Âu do Mĩ đề ra. Kinh tế các nước Tây
Âu dần phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
2.Chính trị.
a) Đối nội :
Thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ những cải cách tiến
bộ. Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.

b) Đối ngoại :
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách
thống trị.
Tham gia khối quân sự bắc đại tây dương (NATO) nhằm
chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
c) Nước Đức
Sau chiến tranh nước Đức bị chia cắt thành hai nước đối đầu
nhau
9-1949 , cộng hòa liên bang Đức thành lập ( Tây Đức) do Mĩ
kiểm soát đi theo tư bản chủ ngĩa


10-1949, cộng hòa dân chủ Đức được thành lập (Đông Đức)
do Liên Xô kiểm soát đi theo xã hội chủ nghĩa
3-10-1990, nước Đức được thống nhất gọi là Cộng hòa Liên
bang Đức.
Ngày nay nước Đức là quốc gia co tiềm lực kinh tế mạnh nhất
Tây Âu.
11.Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ II.
II.Sự thành lập liên hợp quốc.
Hội nghị I-an-ta còn có một quyết định quan trọng : thành lập
liên hợp quốc.
Nhiệm vụ chính: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn
trọng độc lập.
Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân
đạo
Vai trò: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc giúp các nước phát triển kinh tế xã hội

9-1977 : Việt Nam gia nhập liên hợp quốc.
IV:Thế giới sau “CHIẾN TRANH LẠNH”
12-1989, Tổng thống Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến
tranh lạnh, từ đó tình hình thế giới có nhiều biến đổi
Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Các
cuộc xung đột dần đi vào hòa bình


Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang
tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung
tâm.
Ba là, từ sau chiến tranh lạnh hầu hết các nước đều lấy phát
triển kinh tế là trọng điểm.
Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu
vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa
các phé phái
Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là duy trì hòa
bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
12.Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách
mạng khoa học kĩ thuật.
I.Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật.
Trong những năm 40 của thế kỉ XX, diễn ra cuộc cách mạng
Khoa học-Kĩ thuật lần thứ 2 và đạt được nhiều thành tựu kì
diệu trên tất cả các lĩnh vực.
1.Khoa học cơ bản .
Con người đạt được những thành tựu lớn trong toán học, lý
học, sinh học, hóa học…
Dựa vào những phát minh trên, con người đã ứng dụng kĩ thuật
vào sản xuất,phục vụ cuộc sống của mình.
3-1997, các nhà khoa học tạo ra con cừu Đô-li bằng phương

pháp sinh sản vô tính
6-2000,Tiến sĩ Cô-lim người Mĩ công bố bản đồ gen người
2.Những công cụ sản xuất mới.
Sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy
tự động.


3.Những nguồn năng lượng mới.
Tìm ra năng lượng nguyên tử, mặt trời.
4.Sáng chế những vật liệu mới.
Tìm ra chất dẻo Cô-li-me sử dụng trong đời sống hàng ngày và
trong Công Nghiệp
Chất Titan: Dẻo, nhẹ, có độ bền và sức chịu nhiệt tốt. Dùng để
chế tạo vỏ xe tăng, động cơ tên lửa và máy bay siêu âm.
5.Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Cơ khí hóa. Điện khí hóa. Lai tạo giống lúa mới khắc phục
được nạn thiếu lương thực cho nhiều quốc gia.
6.Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Với loại máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, những
thông tin liên lạc phát sóng qua vô tuyến điện qua hệ thống
thông tin liên lạc.
7.Chinh phục vũ trụ
Năm 1961, con người bay vào vũ trụ
Năm 1969, con người đặt chân lên mặt trăng.
II.Ý nghĩa và tác động của cuộc khoa học kĩ thuật.
1.Ý nghĩa.
Là mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh nhân loại.
Mang lại những tiến bộ phi thường, những thay đổi to lớn
trong cuộc sống.
Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt về sản

xuất và năng xuất lao động.
Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống với những hàng
hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới.


Làm thay đổi về cơ cấu dân cư lao động. Các nghành dịch vụ
tăng lên
2.Tác động.
Mang lại những hậu quả tiêu cực chủ yếu do con người tạo nên
: chế tạo các loại vũ khí và phương tiện hủy diệt, nạn ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm đại dương và sông hồ. Những tại nạn giao
thông , dịch bệnh là những đe dọa về văn minh loài người.



×