Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của loài sâu xếp lá cam quýt agonopterix sp. (lepidoptera: oecophoridae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.65 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHÙNG THỊ ANH THƯ

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI, SINH HỌC VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY
HẠI CỦA LOÀI SÂU XẾP LÁ CAM QUÝT
AGONOPTERIX SP.
(LEPIDOPTERA: OECOPHORIDAE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHÙNG THỊ ANH THƯ

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI, SINH HỌC VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY
HẠI CỦA LOÀI SÂU XẾP LÁ CAM QUÝT
AGONOPTERIX SP.
(LEPIDOPTERA: OECOPHORIDAE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Ts. Lê Văn Vàng
2. Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Họ và tên: Phùng Thị Anh Thư
MSSV: 3113500
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K37

2014
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn đại học với đề tài:

“KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA LOÀI SÂU XẾP LÁ CAM QUÝT
AGONOPTERIX SP. (LEPIDOPTERA: OECOPHORIDAE)”

Do sinh viên PHÙNG THỊ ANH THƯ thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


Ts. Lê Văn Vàng

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn đại học đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA LOÀI SÂU XẾP LÁ CAM QUÝT
AGONOPTERIX SP. (LEPIDOPTERA: OECOPHORIDAE)”
Do sinh viên PHÙNG THỊ ANH THƯ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày ……………………………………………………………………………
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức
……………………….…………………………………………………………
…………………………...
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ
SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…


CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: PHÙNG THỊ ANH THƯ
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Họ tên cha: Phùng Xuân Thủy
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Bình
Địa chỉ: Ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 2004, tốt nghiệp tiểu học tại trường tiểu học Cờ Đỏ 1 (nay là trường
tiểu học Thạnh Phú 1), huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Năm 2008, tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường trung học cơ sở Cờ Đỏ,
huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Năm 2011, tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường trung học phổ
thông Hà Huy Giáp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Thi đậu vào trường Đại học Cần Thơ năm 2011, Ngành Bảo vệ Thực vật,
Khóa 37, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Người khai

Phùng Thị Anh Thư

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận
văn nào cùng cấp khác.
Ngày…….tháng……năm……
(Ký tên)

Phùng Thị Anh Thư

iii


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng
của Cha Mẹ. Người đã luôn chia sẻ, quan tâm và yêu thương con bằng tất cả
tấm lòng.
Kính gửi thầy Lê Văn Vàng, giáo viên hướng dẫn lòng biết ơn sâu sắc.
Cám ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và cho những lời khuyên bổ ích trong việc
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong Bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, đã
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tại
Bộ môn.
Xin tỏ lòng biết ơn thầy cố vấn học tập Ths. Nguyễn Chí Cương đã luôn
chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã nhiệt tình
hướng dẫn, đóng góp ý kiến và cho những lời khuyên giúp em vượt qua khó
khăn trong quá trình hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn chị Dương Kiều Hạnh, học viên Cao học K19 và các
bạn trong lớp Bảo vệ Thực vật K37 đã giúp đỡ rất nhiệt tình trong quá trình

làm luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng!

iv


Phùng Thị Anh Thư (2014), “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học
và triệu chứng gây hại của loài sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.
(Lepidoptera: Oecophoridae)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ
Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn
Quốc Khánh.

TÓM LƯỢC
Gần đây, sâu xếp lá xuất hiện nhiều và đang gây hại trên các vườn cam
quýt ở tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, loài này
chưa được tài liệu nào khảo sát rõ ràng. Nhằm bổ sung kiến thức về loài sâu
xếp lá gây hại cam quýt làm cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu sau này. Đề
tài: “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của loài
sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp. (Lepidoptera: Oecophoridae)” đã
được thực hiện từ 5/2014 đến 12/2014 với kết quả đạt được như sau:
Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 30-320C; RH = 70-85%), sâu xếp
lá cam quýt Agonopterix sp. có vòng đời kéo dài 46,97±2,04 ngày. Trong đó,
giai đoạn trứng kéo dài 7,77±0,77 ngày; giai đoạn ấu trùng gồm 6 tuổi kéo dài
trung bình trong vòng 27,43±1,72 ngày; thời gian từ khi hóa nhộng đến vũ hóa
trung bình 5,93±1,34 ngày và thời gian từ khi vũ hóa đến thành trùng cái bắt
cặp đẻ trứng đầu tiên trung bình 3,1±0,88 ngày. Một thành trùng cái
Agonopterix sp. đẻ trung bình 212,9±83,09 trứng với tỷ lệ nở của trứng là
76,17±9,77%.
Sau khi bắt cặp và đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, chúng rất linh hoạt

và di chuyển khá nhanh. Ấu trùng nhả tơ trắng bao xung quanh và hóa nhộng
bên trong lớp tơ này. Nhộng vũ hóa thành ngài có cơ thể màu trắng xám, phủ
nhiều lớp vảy óng ánh.
Trong điều kiện nhà lưới (T = 28-340C; RH = 56-82%) trên cây cam
sành thành trùng Agonopterix sp. cái có thể đẻ trứng trên thân, lá non, lá
trưởng thành và bộ phận khác của cây. Tuy nhiên, lá trưởng thành là bộ phận
được ưa thích đẻ trứng nhất với 82% (328/400) trứng được đẻ. Ấu trùng tuổi
nhỏ của Agonopterix sp. (tuổi 1 và tuổi 2) tấn công chủ yếu lá non với ấu
trùng từ tuổi 3 trở đi chủ yếu tấn công trên lá trưởng thành với triệu chứng gây
hại điển hình là xếp một hoặc nhiều lá lại với nhau để ẩn náu và ăn phá bên
trong.
v


MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

vi

DANH SÁCH BẢNG

ix

DANH SÁCH HÌNH

x

DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT


xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÓ MÚI

2

1.1.1 Cam sành Citrus nobils Luor

3

1.1.2 Cam mật Citrus sinensis L. Osbeck

3

1.2 THÀNH PHẦN LOÀI SÂU CUỐN LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ
MÚI

4

1.2.1 Họ ngài cuốn lá Tortricidae

4


a) Sâu nhíu đọt Adoxophyes privatana Walker

5

b) Loài sâu xếp lá Archips sp.

6

c) Loài Homona sp.

9

1.2.2 Họ Oecophoridae (Elachistidae)

10

a) Loài Psorosticha melanocrepida Clarke

11

b) Loài Agonopterix sp.

13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

14

2.1 PHƯƠNG TIỆN


14

2.1.1 Thời gian và địa điểm

14

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

14

2.2 PHƯƠNG PHÁP

15

2.2.1 Nguồn sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

15

2.2.2 Khảo sát một số đặc điểm sinh học, hình thái và khả năng sinh sản
của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

15

vi


2.2.3 Khảo sát vị trí đẻ trứng trên cây và triệu chứng gây hại của loài sâu
xếp lá Agonopterix sp. trên cây cam sành trong điều kiện nhà lưới


17

2.3 XỬ LÍ SỐ LIỆU

19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG
SINH SẢN CỦA LOÀI SÂU XẾP LÁ CAM QUÝT AGONOPTERIX
SP. (LEPIDOPTERA: OECOPHORIDAE)

20

3.1.1 Đặc điểm hình thái của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

20

a) Trứng

21

b) Ấu trùng

21

c) Nhộng


25

d) Thành trùng

25

3.1.2 Đặc điểm sinh học của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

29

3.1.3 Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu xếp lá Agonopterix sp.

30

3.2 VỊ TRÍ ĐẺ TRỨNG VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA SÂU
XẾP LÁ CAM QUÝT AGONOPTERIX SP. TRÊN CÂY CAM SÀNH
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI.

31

3.2.1 Vị trí đẻ trứng của thành trùng Agonopterix sp. cái trên cây cam
sành trong điều kiện nhà lưới

31

3.2.2 Triệu chứng gây hại của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp. trên
cây cam sành trong điều kiện nhà lưới

32


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

35

4.1 KẾT LUẬN

35

4.2 ĐỀ NGHỊ

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Kích thước của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

ở các giai đoạn phát triển trong điều kiện phòng thí
nghiệm (tháng 5/2014-9/2014)

20

3.2

Thời gian phát triển của sâu xếp lá cam quýt
Agonopterix sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm
(tháng 9-10/2014)

29

3.3

Số lượng trứng và tỷ lệ nở của trứng khảo sát trên
10 cặp thành trùng trong phòng thí nghiệm

30

3.4

Vị trí đẻ trứng của thành trùng Agonopterix sp. cái
trên cây cam sành trong điều kiện nhà lưới (tháng
9-10/2014)

31

viii



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sự phân bố gân cánh của họ Tortricidae (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010)

4

1.2

Thành trùng đực và cái của sâu cuốn lá Adoxophyes
privatana (Hồ Như Thủy, 2012)

6

1.3

Thành trùng sâu Archips rosanus (Alininazee, 1977)

7

1.4


Thành trùng Archips atrolucens (Hồ Như Thủy, 2012)

8

1.5

Thành trùng của loài Homona sp. (Hồ Như Thủy, 2012)

10

1.6

Gân cánh trước và cánh sau của họ Oecophoridae (Borror
và Donald Joyce, 1976)

11

1.7

Thành trùng và triệu chứng gây hại của Psorosticha
melanocrepida (Hồ Như Thủy, 2012)

12

1.8

Thành trùng đực và cái, đốt cuối bụng của thành trùng cái
và triệu chứng gây hại ngoài đồng của Agonopterix sp.
(Hồ Như Thủy, 2012)


13

2.1

Dụng cụ thí nghiệm

14

2.2

Nguồn sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

15

2.3

Bố trí thí nghiệm cho thành trùng Agonopterix sp. bắt cặp

16

2.4

Bố trí thí nghiệm khảo sát giai đoạn ấu trùng và nhộng
của sâu xếp lá Agonopterix sp.

17

2.5


Bố trí thí nghiệm khảo sát vị trí đẻ trên cây và triệu chứng
gây hại của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

18

3.1

Trứng của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

21

3.2

Mảnh đầu của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp. từ tuổi
1 đến tuổi 6

21

3.3

Ấu trùng tuổi 1 của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

22

3.4

Ấu trùng tuổi 2 của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

22


3.5

Ấu trùng tuổi 3 của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

23

3.6

Ấu trùng tuổi 4 của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

23

3.7

Ấu trùng tuổi 5 của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

24

3.8

Ấu trùng tuổi 6 của sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

24

ix


3.9

Giai đoạn tiền nhộng của sâu xếp lá cam quýt

Agonopterix sp.

24

3.10

Nhộng sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

25

3.11

Kích thước nhộng cái và nhộng đực của sâu xếp lá cam
quýt Agonopterix sp.

25

3.12

Kiểu miệng vòi hút và dạng râu hình sợi chỉ của thành
trùng sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

26

3.13

Thành trùng và phần cuối bụng của thành trùng sâu xếp lá
cam quýt Agonopterix sp.

26


3.14

Cánh trước của ngài sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

27

3.15

Cánh sau của ngài sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.

28

3.16

Vòng đời của Agonopterix sp.

30

3.17

Trứng của Agonopterix sp. được đẻ trên thân cây cam
sành

32

3.18

Triệu chứng gây hại của ấu trùng Agonopterix sp. tuổi 3


32

3.19

Triệu chứng gây hại của ấu trùng Agonopterix sp. tuổi 5
và tuổi 6

33

x


DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
AT: ấu trùng
TT: thành trùng

xi


MỞ ĐẦU

Cây có múi bao gồm các loại Cam, Quýt, Chanh, Bưởi… là cây ăn trái
có sản lượng và giá trị kinh tế trao đổi cao trên thị trường thế giới, được nhiều
nước và nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Năm 2002 sản lượng cây có múi
đạt 103.289,516 triệu tấn (FAO Production Year Book, 2002) chiếm khoảng
20% tổng sản lượng cây ăn trái trên thế giới. Ở Việt Nam, cây có múi đã được
trồng rất lâu đời và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Hiện nay, sản lượng
và diện tích trồng cây có múi đang có xu hướng gia tăng do mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác (Cục Bảo vệ Thực Vật, 2006).
Việc canh tác của người nông dân đang gặp nhiều khó khăn do côn trùng
trên cây có múi xuất hiện nhiều. Nhóm côn trùng gây hại chính trên cây có
múi gồm: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp sáp, bù lạch, bướm phượng… Gần
đây, một số loài gây hại thứ cấp phát triển mạnh và đang là mối lo ngại của
người dân trồng cam quýt.
Theo Vang et al. (2013) thành phần sâu gây hại lá cây có múi tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long gồm có 5 loài thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Trong
đó, ba loài thuộc họ Tortricidae là loài Archips atrolucens Diakonoff, loài
Adoxophyes privatana Walker và loài Homona sp. Hai loài còn lại thuộc họ
Oecophoridae, đó là loài Psorosticha melanocrepida Clarke và loài
Agonopterix sp. Nhóm sâu này gây hại trên đọt non và lá của cây cam quýt,
chúng cuốn xếp các lá lại và ẩn mình bên trong các lá bị cuốn, ấu trùng ăn và
làm hư hại các chồi và lá của cây.
Trong hai loài sâu gây hại lá cam quýt thuộc họ Oecophpridae, chỉ mới
có loài Psorosticha melanocrepida Clarke được nghiên cứu, còn loài
Agonopterix sp. vẫn chưa được tài liệu nào nghiên cứu rõ ràng.
Trên cơ sở đó, đề tài: “Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học
và triệu chứng gây hại của loài sâu xếp lá cam quýt Agonopterix sp.
(Lepidoptera: Oecophoridae)” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về
đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của loài sâu xếp lá
Agonopterix sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới, từ đó làm cơ sở
khoa học cho biện pháp quản lí loài sâu này ở điều kiện ngoài đồng trên các
vườn trồng cam quýt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÓ MÚI
Cây có múi nói chung có nhiều chủng loại nằm trong bộ Cam quýt
(Rutales) thuộc họ Cam quýt (Rutaceae), họ phụ Aurantibideae. Họ phụ này
có đến 250 loài, chia ra nhiều chi và chi phụ, trong đó có 3 chi được trồng từ
lâu đời để lấy quả. Đó là chi Cam quýt (Citrus), chi Cam 3 lá (Poncirus) và chi
Quất (Fortunella, còn gọi: tắc) (Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Trung tâm
nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí, 2006).
Theo Taraka, 1979 trích dẫn bởi Đường Hồng Dật (2009) cho rằng cây
có múi hiện đang trồng ở nhiều nước trên thế giới đều có nguồn gốc từ các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á. Đường ranh giới của vùng
xuất xứ cây ăn trái có múi nằm ở chân dãy núi Himalaya, phía đông Ấn Độ
qua miền nam Trung Quốc, về phía nam đường ranh giới của vùng đi qua
Australia.
Rễ cam quýt thuộc loại rễ có nấm cộng sinh (Micorhiza). Nấm Micorhiza
cộng sinh trên lớp biểu bì rễ, hút nước cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp
muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ. Phần lớn rễ cam quýt phân bố
ở tầng đất sâu 10-30 cm. Rễ hút tập trung ở tầng sâu 10-25 cm. Rễ hoạt động
mạnh ở thời kỳ 1-8 năm tuổi sau khi trồng. Rễ cam quýt tái sinh kém và suy
giảm dần ở sau thời kỳ cực thịnh vào năm thứ 7-8. Ở nước ta từ tháng 2 đến
tháng 9 dương lịch rễ cam quýt sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ
nhất (Theo Đường Hồng Dật, 2009).
Cây cam quýt thuộc loại rễ nấm (Micorhica), phân bố ở tầng sâu 10-30
cm, rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1-8 năm tuổi sau khi trồng, sau đó suy giãm
và kém tái sinh (Trần Thế Tục và ctv., 1998). Hoa cam quýt thuộc hoa đơn hay
chùm, mọc từ nách lá, ở ĐBSCL hoa cam quýt mọc ở cành phát triển vào đầu
và cuối mùa mưa nên cho nhiều vụ trái trong năm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2004).
Theo Nguyễn Văn Luật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, rễ cam quýt thuộc
loại rễ cọc. Tuy nhiên, thời gian đầu rễ cám hút chất dinh dưỡng là chủ yếu.

Bộ rễ cám phát triển trong tầng đất mặt, tới độ sâu 50 cm.

2


1.1.1 Cam sành Citrus nobils Luor
Theo Đường Hồng Dật (2009) thì cam sành với nhiều giống, nhiều dạng
hình khác nhau được trồng ở khắp nơi tại Việt Nam trong khi ở các nước khác
trên thế giới không gặp. Cam sành được trồng tại nhiều vùng miền của nước ta
và có nhiều tên gọi nổi tiếng như cam Bố Hạ, cam sành Hàm Yên, cam sành
Yên Bái, cam sen Yên Bái, cam sen Đình Cả, cam bù Hà Tĩnh, v.v…
Tên thường gọi: Cam sành (tiếng Việt), King mandarin (tiếng Anh)
Tên khoa học: Citrus nobilis Luor.
Cam sành là giống lai giữa cam mật (Citrus sinensis L. Osbeck) và quýt
(Citrus reticulate Blanco) được trồng ở nhiều tỉnh ĐBSCL nhưng tập trung
nhiều nhất ở các huyện tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long), huyện Cái Bè (Tiền
Giang) và rãi rác ở các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang… (Viện Cây ăn
quả miền Nam, 2009).
Cam sành thuộc dạng cây thân gỗ, tán nhỏ, cây không cao lắm nhưng cao
hơn cây cam mật, cây 6 tuổi trung bình cao khoảng 3,9 m (Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2004).
Lá cam sành to, dày, màu xanh đậm, eo lá to hoặc nhỏ, có răng cưa trên
mép lá. Phiến lá hơi cong lại, túi tinh dầu nổi rõ (Đường Hồng Dật, 2009).
Cây có khả năng cho quả sớm sau khi trồng 2 năm (cây ghép), thu hoạch
rải rác quanh năm nếu để tự nhiên không xử lý ra hoa, tuy nhiên thời gian thu
hoạch quả tập trung nhất vào tháng 8-12 dương lịch. Từ ra hoa đến khi thu
hoạch quả 9-10 tháng (Viện cây ăn quả miền Nam, 2009).
Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) cho rằng cam sành có thể
trồng dày, sai trái, cho năng suất cao nên được người dân trồng nhiều. Tuy
nhiên, rễ cam sành không chịu được úng ngập, khi được trồng ở vùng đất

nhiều sét, xa sông, thấp trũng cây dễ bị bệnh vàng lá.
1.1.2 Cam mật Citrus sinensis L. Osbeck
Giống cam mật được bà con các tỉnh vùng ĐBSCL ưa thích. Phần lớn
các diện tích cây có múi ở miệt vườn Tây Nam Bộ được trồng giống cam này.
Tên thường gọi: Cam mật (tiếng Việt), Sweet orange (tiếng Anh)
Tên khoa học: Citrus sinensis L. Osbeck
Cây cam mật được trồng khá lâu ở miền Nam. Viện Cây ăn quả miền
Nam đã tuyển chọn cá thể tốt, tiến hành vi ghép làm sạch bệnh và lưu giữ
trong nhà lưới (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009).
3


Theo Nguyễn Bảo vệ và Lê Thanh Phong (2004) thì cây không cao lắm,
cây 12 tuổi trung bình chỉ cao khoảng 3,5m. Cam mật chiết trồng 2 năm bắt
đầu cho trái. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín khoảng 7 tháng. Cam
mật có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường và chống chịu
được sâu bệnh tốt hơn những giống cam khác nên được trồng phổ biến ở
ĐBSCL, ngay cả trên vùng đất sét nặng xa sông.
1.2 THÀNH PHẦN SÂU CUỐN LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), nhóm sâu cuốn lá gây hại trên cây có
múi gồm có sâu nhíu đọt Adoxophyes privatana Walker (Lepidoptera:
Tortricidae) và sâu Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae).
Theo Oleg Nicetic và ctv. (2007), nhóm sâu hại này gồm có sâu nhíu đọt
Adoxophyes privatana, sâu xếp lá Archips sp. (Lepidoptera: Tortricidae) và
một loài sâu cuốn lá chưa định danh.
Theo Vang et al. (2013) thành phần sâu gây hại lá cây có múi tại ĐBSCL
gồm có 5 loài thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Trong đó, ba loài thuộc họ
Tortricidae là loài Archips atrolucens Diakonoff, loài Adoxophyes privatana
Walker và loài Homona sp. Hai loài còn lại thuộc họ Oecophoridae, đó là loài
Psorosticha melanocrepida Clarke và loài Agonopterix sp.

1.2.1 Họ ngài cuốn lá Tortricidae
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) đây là một trong những họ lớn nhất
của bộ Cánh vảy, gồm nhiều loài gây hại quan trọng cho cây trồng. Cơ thể
nhỏ, màu xám hoặc nâu tối và thường có những băng màu tối hiện diện trên
cánh. Cánh trước thường có hình chữ nhật. Ở trạng thái nghỉ hai cánh xếp
thành hình mái nhà trên lưng. Mạch 1A của cánh trước chỉ còn là 1 đoạn ngắn
ở phía ngoài mép cánh. Mạch Cu2 của cánh trước xuất phát từ 1/3 đến 3/4 mép
dưới của buồng cánh giữa. Mạch Sc+R1 của cánh sau tách riêng, không liền
với mạch khác.

Hình 1.1: Sự phân bố gân cánh của họ Tortricidae
(Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010)
4


Cơ thể ấu trùng nhỏ, dài, có lông thưa, móng chân có hai dạng móng
hoặc ba dạng móng, thường xếp thành hình vòng kín. Sâu non có tập quán
cuốn lá, xếp lá hoặc đục vào mầm non, thân non, trái để phá hại, sâu non di
chuyển rất nhanh nhẹn (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010; Nguyễn Viết Tùng,
2006).
Theo Vang et al. (2013), ba loài thuộc họ Tortricidae là loài Archips
atrolucens Diakonoff, loài Adoxophyes privatana Walker và loài Homona sp.
a) Sâu nhíu đọt Adoxophyes privatana Walker
* Tên khoa học
Sâu nhíu đọt gây hại cây có múi ở ĐBSCL là Adoxophyes privatana
Walker thuộc họ Tortricidae, bộ Cánh vảy (Lepidoptera) (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000).
* Phân bố và kí chủ
Loài Adoxophyes privatana được ghi nhận phân bố phổ biến tại các nước
thuộc châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam,...

(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc ( 2000), tại ĐBSCL, A. privatana được ghi
nhận gây hại trên nhiều loại cây trồng như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,
cây có múi (cam, quýt bưởi, chanh) và đậu phộng. Sâu gây hại bằng cách nhíu
các lá đọt lại với nhau rồi ăn phá bên trong. Sâu hiện diện quanh năm và mật
số thường cao vào các đợt ra chồi non. Ngoài ra, theo Trương Huỳnh Ngọc
(2010), trên cây bòn bon cũng bị một loài Adoxophyes sp. gây hại.
Theo Hiroshi Kuroko và Angoon Lewvanich (1993), tại Thái Lan A.
Privatana Walker (Lepidoptera: Tortricidae) được ghi nhận hiện diện trên
chôm chôm, sầu riêng, bưởi, măng cụt, gây hại bằng cách cuốn lá non.
* Đặc điểm hình thái
Ấu trùng khi phát triển đầy đủ dài khoảng 14 mm, đầu màu vàng, mặt
lưng cơ thể có màu xanh đen, mặt bụng có màu xanh nhạt hơn. Sâu trưởng
thành nhả tơ, kết lá và hóa nhộng ngay trên lá. Nhộng màu nâu nhạt, dài 10-11
mm (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Theo Cục Bảo vệ Thực vật (2006), sâu nhíu đọt A. Privatana có hiện
tượng đa hình thái giữa thành trùng đực và cái. Thành trùng đực có màu sắc
sặc sỡ, cơ thể (thân, cánh) có màu vàng, trên cánh trước có những băng cong
màu nâu. Khi đậu, hai cánh xếp lại, tạo thành một đốm đen ngay phía dưới đầu
và ngực. Con cái có màu lợt hơn. Thành trùng có kích thước nhỏ, con cái lớn
5


hơn con đực, chiều dài sải cánh: 16,5 mm (đực) và 18 mm (cái). Ấu trùng khi
phát triển đầy đủ dài khoảng 14 mm, đầu màu vàng, mặt lưng cơ thể có màu
xanh đen, mặt bụng có màu xanh nhạt hơn. Sâu trưởng thành nhả tơ, kết lá và
hóa nhộng ngay trên lá. Nhộng màu nâu nhạt, dài 10-11 mm.
Thành trùng có dạng hình chuông điển hình của ngài họ Tortricidae, màu
sắc các khoang vằn trên hai cánh của thành trùng đực rõ và màu đậm hơn so
với thành trùng cái, rìa cánh trước có vệt màu đậm, dọc theo rìa cánh có một

lớp lông mịn, đốt bụng cuối của thành trùng đực có một túm lông nhô ra rất rõ
(Hồ Như Thủy, 2012).






A


B

Hình 1.2 Thành trùng đực và cái của sâu cuốn lá Adoxophyes privatana
(Nguồn ảnh: Hồ Như Thủy, 2012)

b) Sâu xếp lá Archips sp.
* Loài Archips rosanus
Theo Aliniazee (1977), sau khi nở ấu trùng Archips rosanus
(Lepidoptera: Tortricidae) di chuyển ngay đến chồi non, lá non và nhả tơ kéo
thành màng với nhau. Ấu trùng có 5 tuổi. Trong điều kiện tự nhiên, ấu trùng
tuổi 1 và 2 có thời gian cách nhau từ 2-3 tuần. Bắt đầu tuổi 2 kéo màng tơ và
cuốn lá, nhưng tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 gây hại đáng kể. Mỗi giai đoạn ấu trùng
kéo dài từ 7-15 ngày. Giai đoạn tiền nhộng khoảng 1-3 ngày. Nhộng được nằm
bên trong màng từ màu sáng nâu đến màu nâu sẫm. Thành trùng sống khoảng
1-2 tuần sau khi hóa nhộng và chỉ hoạt động vào ban đêm. Trứng được đẻ
thành từng cụm, vị trí đẻ trứng là thân, nhánh chính có cành nhỏ của của cây.
Ổ trứng có khoảng 16-137 trứng, trung bình khoảng 50 trứng. Năm 1976, thu
ổ trứng ngoài vườn vào tháng 3 nuôi trong phòng thí nghiệm 260C khoảng 6
ngày nở. Trong phòng thí nghiệm, ấu trùng gồm 5 tuổi, 7% có 6 tuổi và giai

đoạn ấu trùng từ 10-12 ngày, bướm cái đẻ trung bình 147 trứng.
Trong điều kiện tự nhiên, giai đoạn trứng chiếm 2/3 vòng đời của
Archips rosanus. Giai đoạn trứng được tìm thấy vào tháng 4, tháng 5, giai
đoạn nhộng cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Thành trùng xuất hiện từ giữa tháng
6


6 và môt phần đầu tháng 7, hoạt động cho đến 2 tuần đầu của tháng 8
(Aliniazee, 1977).

Hình 1.3: Thành trùng sâu Archips rosanus
(Nguồn ảnh: Alininazee, 1977)

* Loài Archips micaceana Walker
Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần Quang Vinh
(2010), theo dõi trong điều kiện phòng thí nghiệm, ghi nhận giai đoạn ấu trùng
có 6 tuổi gây hại trên cây sơ ri. Sau khi vũ hóa khoảng 3-4 ngày thành trùng
bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm. Trứng thường được đẻ trên mặt lá và gần
gân chính. Mỗi thành trùng cái đẻ 200-300 trứng, số trứng thường đẻ rất nhiều
vào những ngày đầu và giảm dần đến khi chết. Trong điều kiện phòng thí
nghiệm (T = 28-310C, RH = 74-86%), vòng đời của sâu xếp lá Archips
micaceana Walker từ 32-35 ngày, tuổi thọ của thành trùng đực và cái khoảng
7-9 ngày.
Ấu trùng tấn công trên các đọt non, sâu gây hại bằng cách nhả tơ xếp các
lá ở gần nhau lại và ăn phá bên trong các lá xếp, có thể nhiều lá hoặc chỉ một
hoặc hai lá được xếp lại với nhau, làm cho lá quăn lại ảnh hưởng đến sự quang
hợp của cây. Ở tuổi lớn thì ấu trùng có khả năng ăn phá rất mạnh, nếu mật số
cao, sâu có thể ăn trụi lá và trái non. Loài này hiện diện suốt năm ở ĐBSCL,
phổ biến nhất vào các tháng đầu mùa mưa (Nguyễn Thị Thu Cúc và Trần
Quang Vinh, 2010).

* Loài sâu xếp lá Archips atrolucens Diakonoff
Phân loại: theo Oleg Nicetic và ctv. (2007) loài Archips atrolucens
Diakonoff thuộc họ Tortricidae, bộ Cánh vảy (Lepidoptera).
Ấu trùng phát triển đầy đủ cơ thể có màu xanh, trong suốt, đầu màu đen,
trên cơ thể có nhiều lông mịn bao phủ. Nhộng khi sắp vũ hóa có màu nâu ngả
vàng, chiều dài của nhộng khoảng 13–15 mm. Thành trùng có dạng hình
chuông, có sự khác biệt về hình thái bên ngoài rất rõ nét giữa thành trùng đực
và thành trùng cái. Thành trùng cái luôn có kích thước lớn hơn thành trùng
đực trong khi thành trùng đực lại có màu sắc rực rỡ, những vân đậm trên cánh
7


trước nhiều hơn thành trùng cái, khi đậu hai cách xếp lại hình mái nhà, cơ thể
dạng hình chuông (Oleg Nicetic và ctv.,2007).
Ấu trùng Archips atrolucens Diakonoff đầu màu đen bóng, cơ thể có
nền màu xanh hơi vàng nhạt rất đặc trưng, thân mọc nhiều lông cảm giác và
giai đoạn nhộng có nền màu vàng nhạt, vân đen ở thân chạy đến cuối cơ thể.
Thành trùng: là loài ngài có cánh sau màu vàng rơm, có kích thước trung bình,
hình dạng bên ngoài, hoa văn cánh trước và kích thước của thành trùng đực và
cái khác nhau. Cánh trước của thành trùng đực có vết vàng, nâu, đen đan xen
với nhau tạo nên hoa văn màu tối rất đặc trưng. Cánh trước của thành trùng cái
có một đốm dạng hình chữ D màu nâu ở gần giữa mép cánh và đường vân gợn
sóng ngang cánh mang tính rất đặc trưng. Râu đầu dạng sợi chỉ, có hai mắt khá
to màu đen nằm ở hai bên đầu, miệng có vòi hút. Bụng có màu vàng, qua quan
sát cho thấy thành trùng cái thường có kích thước tương đối lớn hơn so với
thành trùng đực: chiều dài sải cánh của thành trùng cái trung bình là
20,35±2,28 mm (dao động từ 18,07-22,63 mm), chiều rộng trung bình là
9,6±1,39 mm (dao động từ 8,21-10,99 mm). Ở thành trùng đực, chiều dài thân
trung bình là 15,65±1,5 mm (dao động từ 14,05-17,15 mm), chiều rộng trung
bình là 6,73±0,79 mm (dao động từ 5,94-7,52 mm) (Huỳnh Đức Hưng, 2013).

Theo Hồ Như Thủy (2010) ấu trùng của loài Archips atrolucens có thể
ăn tất cả các giai đoạn của lá cây có múi, nhưng chủ yếu trên lá trưởng thành
và lá già. Sâu gây hại bằng cách nhả tơ, xếp lá dính lại vào nhau và ăn phá bên
trong lá. Sâu có thể xếp 1-2 lá hoặc nhiều lá dính lại với nhau để ăn phá. Khi
mật số sâu cao, sâu có thể ăn hết lá đọt. Vì cách gây hại mang tính đặc trưng
trên cây có múi, nên loài này được gọi là sâu xếp lá.





B

A
Hình 1.4: Thành trùng Archips atrolucens
(A) thành trùng đực; (B) thành trùng cái
(Nguồn ảnh: Hồ Như Thủy, 2012)

8


c) Loài Homona sp.
Homona sp. thuộc họ Tortricidae, bộ Lepidoptera được định danh bởi
Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo và Đại Osaka (Nhật Bản).
Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), thành trùng Homona sp.
có màu vàng nâu nhạt hay nâu đỏ. Chiều dài cơ thể từ 9-12 mm, sải cánh rộng
từ 20-25 mm. Khoảng 2/3 cánh tính từ chân có một đường màu nâu chạy
ngang qua và cánh có những đốm lớn màu nâu đậm; cuối cánh có một vệt màu
nâu to, rìa cánh màu nâu đậm. Khi đậu cánh xếp giống hình cái chuông. Sau

khi vũ hóa 2 ngày bướm bắt đầu đẻ trứng. Một bướm cái đẻ khoảng 200 trứng.
Thời gian sống của bướm tù 7-10 ngày. Trứng được đẻ thành từng ổ không có
hình dáng nhất định, xếp chồng lên nhau như vảy cá, mỗi ổ có từ 3-5 trứng đôi
khi đến hàng chục trứng. Ổ trứng được bao phủ bên ngoài bằng một màng
mỏng. Trứng rất nhỏ, dẹp, màu vàng, khi sắp nở màu sậm. Thời gian ủ trứng
từ 5-7 ngày. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 17-25 ngày với kích thước và màu sắc
trong từng giai đoạn tuổi như sau:
Tuổi 1: sâu có đầu màu đen, thân màu vàng. Cơ thể dài từ 1,5-2 mm, có
nhiều lông nhỏ, phát triển trong thời gian từ 4-7 ngày. Ở giai đoạn này sâu ít
cắn phá, thường nằm gần gân chính hoặc gân phụ và nhả một lớp tơ màu trắng
bao phủ bên ngoài cơ thể. Sâu có tập quán nhả tơ buông mình xuống phía dưới
khi bị động đến.
Tuổi 2: thân màu trắng xanh, trên lưng có lông màu trắng mọc lưa thưa,
chiều dài thân khoảng 3,5 mm, phát triển từ 2-10 ngày. Tuổi này sâu có khả
năng nhả tơ cuốn lá lại nhưng còn yếu, sâu vẫn còn ăn phá ít, chỉ ăn lớp diệp
lục và chừa lại biểu bì trắng. Sâu nhả tơ để di chuyển sang các lá khác nhanh
hơn tuổi 1.
Tuổi 3: thân sâu chuyển sang màu xanh, chiều dài cơ thể khoảng 7 mm,
sâu phát triển từ 2-8 ngày, bắt đầu ăn phá mạnh và có khả năng cuốn một hoặc
2-3 lá và sống bên trong.
Tuổi 4: thân sâu vẫn có màu xanh của lá, dài khoảng 11 mm. Thời gian
sâu phát triển từ 2-5 ngày, khả năng ăn phá rất mạnh.
Tuổi 5: sâu vẫn có màu xanh, dài khoảng 16 mm, phát triển từ 2-7 ngày
và ăn rất mạnh và nhanh, chỉ chừa lại những gân chính gần cuống lá. Loài sâu
này gây hại nhiều nhất ở tuổi 4-5, lá cuốn có những sợi tơ trắng kết chặt lại với
nhau, một sâu có thể cuốn 3-4 lá hay nhiều hơn.
9


Ở tuổi cuối mình sâu thu ngắn lại và có màu trắng từ phía đuôi rồi bắt

đầu lột xác để bước sang giai đoạn nhộng. Nhộng hình thành bên trong lá cuốn
lại. Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt ở phần đầu, phần sau đuôi
trắng, phần dưới bụng hơi vàng nâu, sau đó nhộng chuyển dần sang màu nâu
và lúc gần vũ hóa có màu nâu sậm. Thời gian nhộng từ 4-8 ngày. Vòng đời
của loài này từ 30-47 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Đặc điểm hình thái của loài Homona sp. theo Hồ Như Thủy (2012),
thành trùng có dạng hình chuông điển hình của họ bướm Tortricidae, có sự
khác biệt rất rõ về màu sắc và kích thước giữa thành trùng đực và cái. Thành
trùng đực có chiều dài thân 6,93±0,77 mm với sải cánh rộng 15,65±1,50 mm.
Cánh có màu vàng nâu, trên cánh có vệt màu đen dài khoảng 1 mm ở giữa
cánh. Thành trùng cái có chiều dài thân 9,60±1,39 mm với sải cánh rộng
20,35±2,28 mm. Cánh màu nâu đậm, trên cánh có vệt lớn màu vàng nâu sáng,
chia cánh ra hai phần có màu khác nhau rõ rệt, phía ngoài có màu nâu đen bên
trong màu vàng nâu kéo dài về phần rìa cánh.

A

B

Hình 1.5: Thành trùng (A) cái và (B) đực của loài Homona sp.
(Nguồn ảnh: Hồ Như Thủy, 2012)

Ấu trùng của loài Homona sp. ăn phá lá rất nhanh, chủ yếu trên lá non và
lá trưởng thành. Khi ăn hết phần lá non, sâu ăn cả phần đọt non. Một sâu tuổi
4-5 có thể ăn hết 2-3 lá non trong một ngày. Khi mật số cao sâu ăn trụi cả phần
đọt non và sau đó hóa nhộng. Sâu thường làm nhộng bên trong lớp tơ (Hồ Như
Thủy, 2012).
1.2.2 Họ Oecophoridae (Elachistidae)
Họ Oecophoridae hay còn gọi là họ Elachistidae (Lepidoptera:
Gelechioidea) gồm có sáu họ phụ (Stenomatinae, Ethmiinae, Depressariidae,

Elachistinae, Agonoxeninae, Chimabachinae) với 331 loài, phân bố nhiều ở
vùng Bắc bán cầu (Triplehorn et al., 2005). Một số chi trước đây xếp trong
Oecophoridae đã được Hodges (1998) chuyển sang họ Elachistidae.

10


Theo Borror et al. (1976) và Triplehorn và Johnson (2005), họ
Oecophoridae thuộc tổng họ Gelechioidea. Họ Oecophoridae là nhóm ngài có
kích thước nhỏ và hơi dẹt, cơ thể màu nâu, cánh tương đối rộng và tròn. Gân
cánh trước và cánh sau của ngài họ Oecophoridae hoàn chỉnh. Cánh trước có
các mạch R1, R2, R3, R4, R5 xuất phát từ cùng một gốc hoặc kết hợp lại trong
suốt chiều dài; R4 và R5 có chung cuống ở giữa cánh; mạch M1 phát sinh giữa
cánh; mạch M2 phát sinh sau và nằm gần phía mạch M3 hơn mạch M1; mạch
A1 xuất phát từ gốc cánh và chạy dọc đến mép cánh. Cánh sau hình ngọn giáo,
có mạch Rs và M1 xuất phát giữa cánh, 2 mạch này phân chia và nằm song
song với nhau; mạch A1 xuất phát từ gốc cánh và chạy dọc đến mép cánh hoặc
chỉ là một đoạn ngắn gần mép cánh.

A

B

Hình 1.6: Gân cánh (A) trước và (B) sau của họ Oecophoridae
(Nguồn ảnh: Borror el al., 1976)

Theo Vang et al. (2013), 2 loài thuộc họ Oecophoridae xuất hiện và gây
hại trên cây có múi, đó là loài Psorosticha melanocrepida Clarke và loài
Agonopterix sp.
a) Loài Psorosticha melanocrepida Clarke

Phân loại: loài Psorosticha melanocrepida Clarke thuộc họ
Oecophoridae, bộ Cánh vảy (Lepidoptera) được định danh bởi Trường Đại học
Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo và Đại Osaka (Nhật Bản).
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), cây có múi ở ĐBSCL bị một loài gây hại lá
có tên khoa học là Agonopterix sp. thuộc họ Oecophoridae, bộ Cánh vảy (sau
này được định danh là P. melanocrepida không phải Agonopterix sp.).
Theo Hồ Như Thủy (2012), một số đặc điểm hình thái và triệu chứng gây
hại của loài Psorosticha melanocrepida Clarke:
- Thành trùng đực và thành trùng cái có hình dạng và màu sắc tương đối
giống nhau, cơ thể phủ đầy vảy có màu nâu đen, trên mỗi đốt bụng có vệt màu
đen. Tuy nhiên, thành trùng cái thường có kích thước lớn hơn thành trùng đực
và có thể phân biệt được thành trùng đực và cái dễ dàng bằng cách quan sát
11


×