Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Lập dự án đầu tư: Dự án trồng nấm sò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.48 KB, 47 trang )

Mục lục

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn.
1.1. Định hướng đầu tư.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), sản lượng nấm cả
nước đạt khoảng 250.000 tấn nấm tươi/năm, trong đó khoảng 65.000 tấn nấm
rơm, 120.000 tấn mộc nhĩ, 60.000 tấn nấm sò, 5.000 tấn nấm mỡ… Mục tiêu cụ
thể đến năm 2015 sản lượng nấm đạt 400.000 tấn, trong đó tiêu thụ nội địa 75%
và xuất khẩu 25%. Tuy nhiên theo thống kê của Cục bảo vệ thực vật thì trong
sáu tháng đầu năm 2014, tổng lượng nấm ăn nhập khẩu về Việt Nam lên gần
8.000 tấn, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng nấm nhập khẩu từ
Trung Quốc chiếm 78,01% tổng lượng nấm nhập khẩu.

Điều này cho thấy lượng nấm tiêu thụ nhập khẩu chiếm 6.4% tổng sản
lượng nấm mà cả nước đạt được. Trong khi đó mục tiêu vào năm 2015, lượng
nấm tiêu thụ trong nước là 100.000 tấn nấm/năm mặc dù trong nửa năm đầu
2014 lượng nấm nhập khẩu vào Việt Nam đã chiếm là 8000 tấn. Đây là điều bất
cập khi chúng ta xuất khẩu một lượng lớn nấm mà phải nhập khẩu nấm (trong đó
78% từ Trung Quốc).
1.2.

Điều kiện thuận lợi.
Nấm là một sinh vật đặc biệt, không phải thực vật và cũng không phải động
vật. Nhiều loài nấm lớn ăn ngon và là thực phẩm quí, đồng thời phòng ngừa và
điều trị một số bệnh. Ngoài ra, nuôi trồng nấm còn là biện pháp nông sinh học,
góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế liệu, phế thải gây ra.
Hiện nay, mô hình trồng nấm đã được áp dụng ở nhiều địa phương trên khắp


cả nước, và thực tế đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, một trong những
mồ hình phổ biến hiện nay là mô hình trồng nấm Sò. Nghiên cứu cho thấy nước
ta có đầy đủ thế mạnh để phát triển quy mô nuôi trồng và sản xuất nấm Sò trên
mùn cưa.
2


Nước ta là một nước nhiệt đới, nhiệt độ quanh năm trung bình khoảng 26 0 C với
độ ẩm khá cao khoảng 80%. Đây là điều kiện lí tưởng cho nuôi trồng Nấm Sò.
Hiện nay, mô hình trồng nấm Sò được phát triển mạnh ở các tỉnh như: Vĩnh
Phúc, Hà Giang, Quảng Trị, Đồng Nai, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.1. Thế mạnh về nguyên liệu.

Thực tế là nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa,
thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà
máy đường… Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu và nếu chỉ cần
sử dụng khoảng 10-15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã có thể tạo
ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Thế nhưng ở
Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng
hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi... Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn,
nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra chúng ta có nguồn gen giống nấm tương đối hoàn chỉnh và tương
đối đa đạng đặc biệt là những loại nấm trên thị trường thế giới, hiện nay đang ưa
chuộng. Do đó chúng ta không phải phụ thuộc vào bên ngoài quá nhiều.
1.2.2. Thế mạnh về lao động.

Nguồn lao động dồi dào, lao động nông thôn sẵn có, giá thuê lao động rẻ
là thế mạnh lớn nhất trên địa bàn tỉnh.
1.2.3. Lợi thế về chính sách phát triển.


Bộ NN-PTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt sản lượng nấm 400 ngàn
tấn, trong đó 300 ngàn tấn để tiêu thụ trong nước và 100 ngàn tấn xuất khẩu,
tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 12 ngàn tỷ đồng/năm, giá trị xuất khẩu đạt
150-200 triệu USD. Đến năm 2020, sản lượng nấm sẽ được nâng lên tới 1 triệu
tấn (50% tiêu thụ trong nước, 50% xuất khẩu).
Để hoàn thành được mục tiêu trên, Bộ đã chủ động đầu tư cho nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ nuôi trông và sản xuất nấm. Hiện tại Bộ NN-PTNT
3


đang soạn thảo đề án phát triển nấm đến năm 2020, trong đó, Bộ sẽ có các chính
sách khuyến khích phát triển ngành này như tăng cường nghiên cứu, chuyển giao
khoa học kỹ thuật; kêu gọi hợp tác đầu tư, trao đổi nguồn giống và công nghệ
chế biến; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất; hỗ trợ giống nấm
cho các cơ sở sản xuất...
Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp đề
xuất các cơ quan hữu quan cần có chiến lược tuyên truyền sâu rộng về nghề
trồng nấm với phương châm: “nhiều người biết trồng nấm, người người biết ăn
nấm” nhằm nâng cao chất lượng khẩu phần ăn của người Việt Nam.
Về thuế: UBND tỉnh đã quyết định miễn thuế thu nhập đối với các trang
trại, HTX sản xuất nấm tươi, nấm sấy khô. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế
biến, tiêu thụ nấm được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và giảm 50% cho 2
năm kế tiếp.Vì thế, đây cũng là lợi thế cho Doanh nghiệp ta tiếp tục phát triển
nghề trồng nấm lâu dài về sau.
1.2.4. Thế mạnh về vốn và công nghệ.

Qua quá trình nghiên cứu, nhiều viện, trường, trung tâm đã chọn và tạo
được một số giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với môi trường
Việt Nam, cho năng suất khá cao. Đồng thời các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng,
chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng được hoàn thiện. Trình độ và

kinh nghiệm của người nông dân cũng không ngừng được nâng lên nên năng
suất trung bình của các loài nấm đang nuôi trồng ở nước ta đã cao gấp 1,5-3 lần
so với 10 năm về trước. Hơn nữa, vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản
xuất khác không lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động (chiếm
khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm).
1.3. Lợi ích mà Dự án mang lại:

4


 Thị trường Nấm sò thường được tiêu thụ ở dạng tươi có giá từ 10-25 nghìn

đ/kg. Như thế, nếu cải thiện được công tác chế biến và hạ giá thành sản phẩm, dự
kiến thị trường cả nước có thể tiêu thụ được vài chục ngàn tấn mỗi năm. Đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ nấm.
 Doanh thu và lợi nhuận: về nấm sò mỗi năm ước tính đạt khoảng 600 triệu

VND đến dưới 1 tỷ VND.
 Hiệu quả kinh tế: Việc triển khai dự án này đã tiếp thêm sức mạnh, mở ra cơ

hội hình thành nghề trồng nấm góp phần tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy
nghề trồng nấm rơm từ các phụ phẩm trong nông nghiệp.
 Hiệu quả xã hội: Tận dụng được nguồn phế thải từ các sản phẩm nông nghiệp,

lâm nghiệp và công nghiệp như: mùn cưa, rơm rạ, bông phế loại.... góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cung cấp được lượng phân bón tốt cho cây
trồng, cung cấp nguồn thực phẩm sạch.
Ngân sách: Thu nhập hàng năm từ việc trồng nấm đã tạo một nguồn lớn
ngân sách cho việc đầu tư các ngành khác góp phần mang lại hiệu quả kinh tế
cao.


5


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1. Quy mô thị trường hiện tại.
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam năm 2013
đạt 250.000 tấn. kim nghạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD/năm, hàng năm tăng 57%. Trong đó, sản lượng nấm Sò vào khoảng 60.000 triệu tấn chiếm 24% tổng
sản lượng.
Hiện nay, sản xuất nấm chỉ tập trung ở một số vùng như ĐB Sông Hồng,
Quảng Trị, Đồng Nai và một số tỉnh Miền Tây. Tuy nhiên, theo Bộ NN-PTNT
sản lượng nấm Sò chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước.
Như vậy, nhìn chung tiềm năng thị trường nấm trong và ngoài nước là rất
lớn, trong đó có thị trường nấm Sò. Tỉ trọng nấm Sò chiếm gần 20% trong nhu
cầu tiêu dùng nấm.
Hiện nay, trong khu vực tỉnh Bình Định vẫn chưa có trang trại sản xuất nấm Sò,
hiện chỉ có trang tại nấm rơm ở Tây Sơn và Trang trại nấm Linh chi ở Hoài Ân.
2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu

Cung cấp nấm Sò cho thị trường TP Quy Nhơn, và các vùng lân cận. Cung
cấp nấm Sò sạch đảm bảo chất lượng cho các Siêu thị và các chợ đầu mối ở địa
bàn thành phố Quy Nhơn và các tỉnh lân cận.
Khách hàng mục tiêu chủ yếu là các hộ gia đình, các quán cơm chay, các
chùa chiền.
2.3 Xác định sản phẩm.

Nấm sò tên khoa học là Oyster pleurotus. Hiện nay nước ta đang đứng đầu
với sản lượng của loài nấm này trong khu vực Đông nam á (theo Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc thế giới FAO-2006). Nấm sò phổ biến dễ

trồng cả ở xứ nóng và xứ lạnh tùy thuộc vào chủng giống nấm. Nước ta là nơi có
6


khí hậu thích hợp để nuôi trồng hầu như tất cả các loài nấm khác nhau, hơn nữa
nấm sò có hương vị thơm ngon, dễ chế biến, có nhiều công dụng dược liệu dành
cho người bị tiểu đường, làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu, ngoài ra
còn có công dụng chống ung thư vì có các thành phần hoạt chất:
- Beta-glucans (chống ung thư, tăng cường miễn dịch)
- Lovastatin (giảm cholesterol)
2.4. Phân tích cung cầu.
Thị trường Quy Nhơn đa phần nhập nguồn nấm sò từ các tỉnh khác, chủ
yếu là từ Đồng Nai và Lâm Đồng. Từ đó cho thấy tại thành phố Quy Nhơn đang
thiếu hụt nguồn cung nấm sò tại chỗ.
Trong khi đó, nhu cầu dùng nấm của người dân ngày càng tăng nhiều, đặc
biệt là các người dân có xu hướng ăn chay, có nguy cơ gặp các bệnh tiểu đường,
gut…có nhu cầu tìm thực phẩm thay thế cho thịt.
2.5 Công tác tiếp thị sản phẩm của dự án.

Thông thường các trang trại nấm không liên hệ trực tiếp đến các khách
hàng mục tiêu mà thông qua các trung gian thu mua. Do đó mà lòng tin về nguồn
nấm chưa được đảm bảo vì nấm còn được nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam
mỗi năm.
Chính vì thế cho thấy công tác tiếp thị rất quan trọng trong khả năng tiêu
thụ sản phẩm hiện nay. Công tác tiếp thị sản phẩm của chúng em là liên hệ trực
tiếp đến các đại lý bán lẻ và các trung tâm thu mua rau sạch nhằm giới thiệu sản
phẩm với độ tin cậy cao và với mức giá hợp lý trên thị trường hiện nay.
2.6. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nấm sò với nấm rơm
Giống nhau:
Nấm rơm và nấm sò có thể trồng nhiều trên nền đất khác nhau nhưng phải thoát

nước tốt. Nơi trồng ít chịu ảnh hưởng của gió mạnh.
7


Nguồn giống tốt không bị sâu bệnh .Nguồn nước tưới từ nước sạch hạn chế nước
nhiễm phèn.
Độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65-70%; độ ẩm không khí 80%; pH = 7, thoáng khí.
Kỹ thuật chăm sóc nấm tương đối giống nhau.
Khác nhau:
-Nấm rơm có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời
-Nấm sò chỉ có thể trồng trong nhà.
-Nhiệt độ mô nấm rơm trong những ngày đầu khoảng 38-40 độ C là tốt nhất.
Nhiệt độ thích hợp để nấm rơm phát triển từ 30-32 độ C
-Các điều kiện phù hợp cho nấm Sò


Nhiệt độ thích hợp nhất:
Đối với nấm chịu lạnh là 13-20 độ C

Đối với nấm chịu nhiệt độ cao hơn là 24-28 độ C
-Từ lúc trồng đến khi thu hoạch nấm rơm chỉ khoảng 10-12 ngày.
-Tổng số thời gian thu hái nấm kéo dài trong phạm vi 30-45 ngày kể từ ngày hái
đầu tiên.
-Sau khi thu hoạch
+Với nấm sò, cần chọn lựa từng chùm nấm, loại bỏ những chùm quá già, giập
nát hay bị sâu, dòi. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính mạt cưa.
+Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần
gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có
dính rơm, đất.
Về giá cả thì nấm rơm có giá thành cao gấp đôi giá thành nấm sò nên số lượng

người tiêu dùng nấm sò nhiều hơn nấm rơm. Ngoài ra nấm sò có tác dụng chữa
được nhiều bệnh so với nấm rơm nên nhóm quyết định trồng nấm sò.

8


2.7 Phân tích SWOT:









Điểm mạnh
Không gian rộng.
Địa điểm trồng nấm gần thành phố,
thuận tiện cho việc cung ứng sản
phẩm
Nhân viên trong trang trại có phong
cách phục vụ khách hàng tốt, luôn ân
cần đón chào khách hàng đến tham
quan và mua hàng.
Giá cả sản phẩm hợp lý, không chênh
lệch giá quá cao so với đối thủ cạnh
tranh.
Trang trại có quy mô ở Tuy Phước,
Bình Định


Điểm yếu






Cơ hội





Thu nhập người dân ngày càng cao,
nhu cầu ăn uống ngày càng tăng.
Khách hàng có nhu cầu về những
món ăn giúp chữa một số bệnh về ung
thư, giảm cholesterol.
Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại của chính phủ.

Vì mới đi vào hoạt động nên chưa
có lượng khách hàng trung thành
cao.
Mới bắt đầu trồng nên chưa có
kinh nghiệm cạnh tranh, chưa có
kinh nghiệm trong việc quản lý và
phục vụ khách hàng.
Chưa được nhiều người biết đến và

chưa có tên tuổi trên thị trường.

Thách thức




Cạnh tranh về việc cung cấp nấm
trở nên gay gắt đặc biệt khi nhu cầu
về nấm rất nhiều, có rất nhiều loại
nấm trên thị trường.
Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.

9


CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHO SẢN PHẨM
3.1 Mô tả sản phẩm của dự án
Thành phần hoá học: Nấm tươi chứa 90,4% nước, 4% protid, 3,4%
glucid, 3,3% vitamin PP, 4mg% vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính ấm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, truy
phong tán hàn, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trừ u bướu.
Công dụng: Nấm có mùi thơm hạnh nhân, ăn ngon. Cũng được sử dụng
tương tự như Nấm rơm, tuy thịt có dai hơn. Có thể dùng chế biến các món ăn
như xào với lòng lợn, hầm với xương lợn. Nấm sò thuộc loại nấm ăn được ưa
chuộng.
3.2 Hình thức đầu tư
Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc
mới toàn bộ.
Vốn đầu tư ban đầu: 320 trđ

3.3 Xác định công suất của dự án.
Sản lượng thiết kế: Với nhà nuôi nấm có diện tích 50 m 2, và sử dụng hình
thức treo bịch phôi ngoài ra còn có hình thức chồng chất bịch phôi). Thì năng
suất dự kiến sẽ là nuôi 8000 bịch phôi, và với mỗi bịch phôi có 1kg cơ chất sẽ
tạo ra sản lượng nấm trong 3 tháng là 1,5kg nấm tươi. Sản lượng ở mức công
suất tối đa: 1.5 x 8000 x 4 = 48000kg/năm.
Bảng 3.1 Bảng mức sản xuất dự kiến.
Năm
Năm 1
Công suất
70%
Sản lượng
(kg)

33600

Năm 2
75%
36000

Năm 3
80%
38400

Năm 4
85%
40800

Năm 5
90%

43200

10


3.4 Lựa chọn kỹ thuật công nghệ cho dự án.

Áp dụng quy trình công nghệ nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu được
chuyển giao từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện di truyền Nông
nghiệp) - Bộ nông nghiệp và PTNT và Công ty sinh học Công Thành-tỉnh Đồng
Nai.
Kỹ thuật nuôi trồng nấm Sò trên mùn cưa.
 Nguyên liệu.

Nấm sò có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như: rơm rạ, bã
mía, bông thải, mạt cưa, gỗ khúc... Tuy nhiên, năng suất nấm trên các nguyên
liệu gỗ vẫn cao hơn hẳn.
Gỗ trồng nấm sò thường là gỗ cây lá rộng, có nhựa, nhưng không chứa
tinh dầu. Qua so sánh, cho thấy nấm sò mọc tốt trên mạt cưa (đặc biệt là mạc cưa
cây cao su).
 Trồng nấm sò bằng túi mạt cưa.

Trồng nấm sò trong túi mạt cưa hay còn gọi là trồng trong bịch ny lông là
cách trồng mới nhất vừa nhẹ nhàng, vừa ít tốn công chăm sóc, ít tốn mặt bằng và
thu hoạch nhanh.
Mặt khác nguyên liệu dễ tìm, nhẹ vốn vì đó là mạt cưa hay rơm rạ, và thức
ăn bổ sung cho tơ nấm cũng không hiếm.
Phương pháp này sử dụng nguyên liệu chính là mạt cưa, nên dễ đóng túi
theo kích thước mong muốn và có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho
nấm. Túi cơ chất sau đó, được thanh trùng ở nhiệt độ thích hợp, nên ít bị tạp

nhiễm.

11


Qui trình trồng trên mạt cưa có thể tóm tắt như sau:

(*) Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm : N-P-K (15-30-15), Urê,
DAP, SA
liều lượng không quá 5%o, MgSO4 1-2%o.
(**) Cần bổ sung cho nấm. Chất dinh dưỡng thêm vào, có thể là bã mía (tỉ
lệ 20%) hoặc cám (tỉ lệ 6%); ngoài ra, cần thêm các thành phần đạm (N-P-K,
urê...), khoáng (KH2PO4, MgSO4...) liều lượng tương tự đối với mạt cưa cao su.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu chi tiết quy trình trồng và sản xuất nấm sò:

12


Xử lý nguyên liệu.
Tiêu chuẩn nguyên liệu:



Thời gian trồng nấm sò tốt nhất là từ tháng 8 - tháng 9 dương lịch.
Nguyên liệu gây trồng nấm sò gồm: Mùn cưa các loài gỗ mềm không có tinh
dầu, không bị lẫn xăng dầu, không bị mốc; cám gạo. Nhà trồng nấm sò làm bằng
vật liệu tre nứa, rơm rạ, đơn giản, sạch sẽ, tránh được mưa, nắng, gió lớn và
thoát nước. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh, dự án đã đầu tư khu
nhà trồng nấm là nhà cấp 4.




Ta có thể trồng nấm sò trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên không dùng
mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây gỗ cứng.
Tốt nhất là mùn cưa cây cao su hoặc mùn cưa bồ đề. Và mùn cưa các loại gỗ
trồng nấm sò nghiền hoặc xẻ trên thân cây gỗ trồng nấm sò.



Mùn cưa mới dùng ngay là tốt nhất. Nếu dùng dần phải phơi khô hoặc đóng bao
rải mỏng trên nền kho sạch



Tránh để lên men hoặc bị ẩm, mốc gây mùn hoá làm mất chất dinh dưỡng.
Ủ mạt cưa.
Nguyên liệu là mạt cưa: mạt cưa là nguyên liệu chính nhưng tốt nhất là dùng mạt
cưa Cao Su. Có thể dùng mạt cưa tạp với những cây không chứa tinh dầu. Mạt
cưa dễ tìm, nhưng mạt cưa tươi đem trồng nấm sò không tốt bằng mạt cưa đã có
một thời gian ủ kỹ.
Khi ủ mạt cưa phải phơi khô rồi sàng để lấy phần mịn, tạo ẩm mùn cưa
bằng nước sạch. Tiến hành phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ:
Mùn cưa đã tạo ẩm

:100kg

Bột nhẹ CaCO3

: 1kg


13


Hoặc vôi bột

: 0,5kg

Ngoài ra, còn trộn thêm một số chất dinh dưỡng khác như cám gạo (3–5%), hột
bắp hoặc cùi, thân cây bắp xay nhuyễn (3–6%), Super photphat (0,5%), phân Urê
(0,1%). Tất cả các thành phần trên trộn lẫn với nhau, kiểm tra độ ẩm đạt mức 60
- 65%, thử bằng cách nắm mùn cưa trong lòng bàn tay rồi từ từ mở ra, nhìn hiện
trạng mùn cưa trong tay để biết đủ ẩm hay chưa . Sau đó, ủ đống 1-3 ngày sau đó
tiến hành đóng túi. Mục đích của ủ mùn cưa là để cho mùn cưa ngấm đủ nước và
trương nở các tế bào gỗ.
Chú ý: Với loại mạt cưa gỗ mềm không tinh dầu thì lần đảo này nên thêm
một lượng vôi 0,5% vào đống ủ để mau lên men. Sau đó vun đống ủ thêm 5
ngày hoặc nửa tháng nữa là dùng đuợc. Với mạt cưa gỗ cứng thì phải ủ và đảo
trước sau cả chục lần mới dùng được, nghĩa là phải mất từ 3-4 tháng.
Dán túi.
Dùng túi nilon chịu được nhiệt độ cao (loại túi PP), vì phải qua khâu hấp khử
trùng với nhiệt độ cao trong suốt mấy giờ liền. Túi có kích thước 20 x 40 cm,
dán 2 góc rồi lộn lại, tạo thành túi có đáy vuông, phẳng.
Đóng túi.
Nhồi giá thể vào túi ,nén chặt xuống, mỗi túi nilông này chỉ nên đựng khoảng 1
-1,4kg hỗn hợp này, khi cách miệng túi 10 cm thì dùng ống nhựa tròn hoặc dùng
cái cổ bao làm bằng giấy cứng có đường kính 2 cm dài 3 cm luồn vào rồi gập
nilon xuống, lấy dây chun nịt chặt. Dùng chiếc đũa đâm từ miệng bịch xuống
đáy bịch để tạo một lối thông.Tạo lỗ thông là để khi hấp sẽ nhanh hơn và mùn
cưa được khử trùng đều. Sau đó dùng bông gòn sạch đậy chặt miệng bịch lại,
đậy nắp nhựa hoặc bọc giấy báo để tránh nút bông bị ướt khi hấp thanh trùng.

Hấp khử trùng túi mùn cưa.

14


Sau khi đóng túi phải hấp khử trùng túi mùn cưa. Cho vào nồi hấp cách
thủy để diệt tất cả các loại bào tử, các loại vi sinh vật gây hại có nhiều cách để
hấp khử trùng túi mùn cưa sau khi đóng bịch nấm, như là:
-

Nồi áp suất (autoclave) hấp ở nhiệt độ ở nhiệt độ 119-1200C (áp suất đạt 1,2-

-

1,5at) trong thời gian 90-120 phút.
Mỗi mẻ hấp từ 400-500 túi mùn cưa, tuỳ theo thể tích của buồng hấp nhỏ hay
lớn. Không nên rút ngắn thời gian hấp để đảm bảo độ tiệt trùng. Hết thời gian
hấp, mở cửa lò cho nguội bớt rồi chuyển bịch ra ngoài tránh để lâu sẽ ướt nút
bông, tháo bỏ chụp nilon, chuyển túi vào phòng cấy.
Cấy giống và ươm túi mùn cưa.
- Sau khi đã hấp chuyển túi mùn cưa ra phòng cấy giống, để nguội rồi tiến
hành cấy giống
 Khi cấy giống cần chuẩn bị:

- Phòng cấy giống rộng 2 - 4 m2 , dọn sạch sẽ, có 1 bàn cấy, nếu phòng rộng
dùng nilon hoặc bạt ngăn hẹp lại.
- Dụng cụ cấy gồm: dùi gỗ, que cấy, cồn 700.
 Cấy giống

Cách 1: Nếu sử dung giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thuỷ

tinh hoặc túi nilon sang túi mùn cưa lắc đều lên trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy
1,2% so với trọng lượng túi mùn cưa. Có nghĩa là cứ một túi mùn cưa có trọng
lượng 1 -1,2kg ta cấy 12-15g giống nấm (một chai giống cấy 30-40 túi).
Cách 2: Nếu dùng giống nấm sò cấy làm trên que gỗ thì khi túi giá thể nguội hẳn
thì cấy giống bằng cách dùng dùi gỗ chọc 1 lỗ giữa túi sâu 12 - 15 cm (do mỗi
mẻ hấp từ 400-500 túi mùn cưa nên khi lấy ra thì lối thông đã chị che lấp vì thế
15


ta lấy dùi gỗ chui lại để tiến hành cấy meo vô), ta dùng panh vô trùng kẹp nhẹ
từng que giống chuyển sang các lỗ cấy giống đã dùi trong túi mùn cưa. Mỗi túi
mùn cưa lấy một que giống, đầu trên của que giống sát với lề mặt túi mùn cưa là
vừa phải, đậy lại nắp bong và buộc giấy phủ nắp bông lại. Thao tác cấy giống
cần nhanh, thường xuyên thanh trùng dụng cụ cấy bằng cồn.
 Nuôi sợi (ươm túi mùn cưa)

Những bịch đã được cấy meo xong chuyển vào phòng tối (phòng ươm
sợi), nơi ươm sợi tốt nhất là một phòng sạch sẽ, có hệ thống cửa ra vào và có
giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng, có thể làm 7-8 tầng trên một giàn và
mỗi tầng cách nhau 50cm. Kiểu giàn như giàn giữ giống khoai tây. Nhiệt độ
phòng ươm sợi thích hợp nhất là 25-300 C trong suốt 3 tuần. Không cần ánh
sáng. Thời gian ươm kéo dài từ 25 - 30 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm màu trắng
lan dần từ trên xuống hoặc từ trong ra. Tới khi nào sợi nấm lan gần kín đáy,
trông túi mùn cưa có màu trắng như sợi bông là đạt yêu cầu. Sau thời gian này,
cửa phòng được mở thông thoáng, vì bên trong các bịch tơ nấm đã có đủ thời
gian để phát triển trắng cả bịch.
Khi nấm bắt đầu mọc, thì tháo nút bông, buộc chặt cổ túi, chuyển sang khu
vực chăm sóc.
Nhà nuôi nấm sò phải thật mát mẻ, dùng nhà lợp lá, chung quanh là vách
lá hoặc cà tăng, cót là tốt nhất và nền nhà phải được quét dọn, cọ rửa sạch sẽ để

ngăn ngừa các loại nấm dại, côn trùng và vi khuẩn xâm nhập phá hại nấm.
Để tận dụng diện tích và khoảng không người ta dùng dây để treo các túi mùn
cưa, mỗi dây treo được 6 - 7 túi có độ cao 3,5 – 3,8m để dễ quan sát và chăm
sóc. Mỗi mét vuông treo được 25 dây. Cách treo và bố trí làm sao để thuận tiện
cho việc tưới nước, vệ sinh, chăm sóc và thu hái, không mở miệng túi nilon để
nước tưới vào trong gây sũng nước và bị thối rửa sợi nấm. Sau đó, dùng dao sắc
16


hoặc panh xơ lam rạch 6 - 8 đường xiên quanh thành túi nilông. Mỗi đường rạch
dài 2,5 - 3 cm. chỉ sau khoảng một tuần là nấm sẽ mọc ra chi chít tại các điểm
rạch đó.
Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như
trong phòng có cửa kính là vừa. Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá,
luôn phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để nấm sò không bị khô héo. Giai
đoạn thu hoạch kéo dài 30 - 45 ngày. Khoảng 20 ngày thu hái một lứa. Khi kết
thúc một đợt phải dọn sạch các túi mùn cưa và làm vệ sinh khu vực nuôi trồng.

Chú ý:
-

Khi lấy meo từ trong chai ra thì ta phải đặt ngọn lửa đèn cồn dưới cổ chai để khử
trùng.

-

Khi ươm không được để các túi chạm sát vào nhau.

-


Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như trong
phòng có cửa kính là vừa.Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá, luôn
phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để nấm không bị khô héo.

1.3.1. Chăm sóc nấm.
- Giữ vệ sinh nhà nuôi nấm: quét dọn sạch sẽ.
- Tận diệt chuột và kiến.
-

Tạo ẩm độ cho nhà nuôi nấm bằng vài giờ lại tưới nuớc khắp nền nhà cho thật
ẩm ướt.Trong tuần lễ đầu không nên tưới nước vào các bịch nấm, vì các nụ nấm
non gặp nước dễ bị thúi. Chỉ 1 tuần sau khi rạch bao nấm bắt đầu mọc (Khi thịt
nấm đã hình thành ở các lỗ rạch có dạng con sâu), ta phải tưới nước và tưới liên
17


tục. Mỗi ngày tưới 2-3 lần. Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương
lên mặt túi. Hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết
rạch để vào túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng
ra nấm. Về nguyên tắc, trời nắng nóng thì nấm ra nhiều. Lúc đó phải tưới thường
xuyên hơn. Ngược lại, trong điều kiện không thuận lợi, nấm ra thưa, việc tưới
nước cần vừa phải. Những bịch nào chưa có nấm xuất hiện thì mới tưới kha khá
mà thôi. Nếu ẩm độ tốt thì mỗi ngày tưới 1 lần, nếu khô thì tưới 2 lần. Nấm khi
phát triển cần tăng lượng nước tưới đảm bảo luôn đọng bụi nước trên cánh nấm.
Nước tưới yêu cầu phải là nước sạch, nếu là nước máy phải để bay hết mùi clo.
Thu hoạch và bảo quản.
Khoảng 1 tuần sau khi rạch bao, những nụ nấm non đã bắt đầu xuất hiện. Việc
thu hái nấm sò có thể kéo dài 30 - 45 ngày. Khoảng 10 - 15 ngày thu hái một lứa,
lúc này cánh nấm có đường kính 3 - 5 cm. Có thể hái tỉa từng cánh hoặc hái cả
cụm. Đợt đầu nấm ra rất nhiều và dài ngày, có thể một vài tháng mới hết. Thu

hoạch xong đợt đầu, cứ để cho bịch khô độ 1 tuần, nhưng vẫn giữ vệ sinh rồi tiếp
tục tưới lại và tuần sau nấm sẽ ra đợt hai.
Sau 3 - 4 lứa thấy cánh nấm mỏng, bé thì ngừng tưới 2 - 3 tuần để khô gỗ
rồi chăm sóc tiếp như lúc đầu ra giàn. Thao tác hái nhẹ nhàng, tránh làm nát tai
nấm. Khi kết thúc phải dọn sạch các túi mùn cưa và làm vệ sinh khu vực nuôi
trồng.
Nấm hái về phải lặt sạch các tạp chất, nhất là phần gốc tai nấm, nếu cần
thì rửa sạch. Bảo quản nấm trong túi nilon, buộc chặt và để nơi khô ráo.
 Một số bệnh hại nấm và cách phòng chống.
Bệnh đối với túi mùn cưa.
Trong quá trình trồng nấm sò trên túi mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như
mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng thời
với sợi nấm, chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm.

18


Nấm mực cũng hay xuất hiện. Chúng mọc ngay trong túi nilon và cạnh tranh
chất dinh dưỡng của nấm sò.
Nguyên nhân bị các bệnh này chủ yếu do ta chọn và xử lý nhiệt cho nguyên liệu
chưa đảm bảo. Ngoài ra nếu độ ẩm trong túi quá cao cũng dễ bị bệnh.
Phòng bệnh
Chọn giống khoẻ
- Xử lý và khử trùng tốt nguyên liệu, hấp khử trùng.
- Phòng khử trủng phải vệ sinh thường xuyên và giữ cho thoáng mát, giữ môi
trường nơi nuôi trồng thật vệ sinh. Nên rửa bịch trước khi rạch 2 giờ.
- Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ nên phun thuốc trừ
sâu bệnh trước và sau khi nuôi trồng.
- Nên phân lô (bịch tốt, bịch xấu) để tiện chăm sóc.
- Nếu thấy bệnh xuất hiện ngay lập tức phải cách ly chúng ra khỏi khu vức nuôi

trồng, nhất là trong giai đoạn ươm túi để tránh lây lan, chế độ tưới nước phải
tuân thủ các điều kiện đã nêu ở trên.
Có thể tóm tắt những việc nên làm vào không nên làm, khi nuôi trồng nấm sò.
NÊN LÀM
Chọn giống tốt
Nuôi ủ tơ (bịch phôi) nơi thoáng, có ánh
sáng nhẹ (không chiếu nắng).
Nơi ươm và nuôi trồng phải sạch sẽ, thoáng
mát, cao ráo, độ ẩm phù hợp. Hạn chế người
vô ra trong trại nấm.

NÊN TRÁNH
Meo giống không rõ nguồn gốc
Chồng chất bịch hoặc treo dày quá khi ủ
(nấm bị ngộp, nhiệt độ tăng) hay tối quá
(dễ phát sinh bệnh).
Trại nấm hạn chế xây dựng ở những nơi
chăn nuôi, ô nhiễm.

19


Thêm dinh dưỡng hoặc phân bón vào Thêm hoá chất hoặc thuốc trừ sâu vào bịch
nguyên liệu.

phôi (để phòng bệnh)

Tưới nước sau khi rạch bịch 6 giờ, để hạ Tưới nước ngay sau khi rạch hoặc để quá
nhiệt và tăng ẩm độ, kích thích nấm kết quả lâu (ba đến năm ngày), nấm yếu, dễ phát
thể.

sinh bệnh.
Bón thêm dinh dưỡng cho nấm khi ra tai, để Nấm thiếu dinh dưỡng (sẽ kéo dài quá
tăng năng suất.
Phun thuốc phòng bệnh nhàtrồng trước và
sau khi đưa nấm vào tưới.
1.4.

trình ra tơ và thu hoạch)
Phun thuốc bừa bãi trong lúc chăm sóc và
tưới nấm, trừ khi phát sinh bệnh, nên diệt
tập trung.

Bệnh ở nấm và cách khắc phục.
Bảng 9.1. Một số biểu hiện bệnh ở nấm và cách khắc phục.
STT Hiện trạng
Nguyên nhân
Tơ không mọc– Nguyên liệu quá ẩm

Biện pháp khắc phục
– Xem lại độ ẩm ban đầu

hoặc không bám– Nguyên liệu bị ngộ độc do mạt – Kiểm tra nguyên liệu và quá
vào cơ chất

cưa có chất đầu, chất thơm. Bổ trình chế biến
sung đạm không đúng cách, nồng– Thay giống tốt hơn
độ amoniac (NH4) cao trong cơ – Che ủ (nếu lạnh) thông

1


chất. Nhiễm tạptrước khi cấythoáng (nếu nóng)
giống
– Giống yếu, già hoặc chết
– Nhiệt độ không thích hợp

2

(nóng hoặc lạnh quá)
Tơ mọc chậm và – Nguyên liệu không đạt yêu cầu – Kiểm tra khâu chế biến
thưa

hoặc

rối(pH acid (chua) hoặc kiềm, độ nguyên liệu

nùi.

Một

sốẩm cao, đọng nước ở đáy. Đôi – Xem lại khâu khử trùng

trường

hợpkhi cũng do hơi khô)

– Thay giống tốt hơn
20


ngừng

chừng


mọc

nửa– Nguyên liệu bị nhiễm khuẩn
– Giống thoái hóa (ít xảy ra so
với 2 lý do trên)
đều– Giống thoái hóa

– Thay giống tốt hơn

nhưng không ra– Nhiệt độ không thích hợp (cao – Theo dõi nhiệt độ, tạo điều
nấm

quá hoặc đôi khi thấp quá)

kiện cho nấm kết nụ

– Tơ chưa đủ trưởng thành (ra – Để thêm một thời gian (sau
nấm)

3

khi tơ nấm đầy), rồi mới đem

– Độ ẩm không đủ hoặc hơi khô ra tưới
– Thiếu thông thoáng

– Giữ độ ẩm không khí trên

85% bằng cách phun nước.
– Xem lại điều kiện nhà trồng

Quả thể kết nụ– Giống thoái hóa
nhưng

(tăng độ thoáng khí)
– Thay giống mới

không– Nguyên liệu bó (rơm) hoặc nén – Tăng độ nén cho mô

lớn hoặc chết(mạt cưa hay cơ chất khác)– Bổ sung dinh dưỡng
non
4

không chặt. Tai nấm dễ mất rễ và – Hạn chế số tai nấm phát
tàn lụi.

triển cùng lúc (rạch hoặc mở

– Thiếu dinh dưỡng

túi một phần)

– Nhiều tai nấm cùng xuất hiện – Tưới dinh dưỡng hoặc kết
và cạnh tranh nhau.

thúc quá trình thu hoạch

– Dinh dưỡng giảm qua quá trình

thu hái nhiều lần
Tai nấm bị nhũn – Nhiễm bệnh (nấm mốc, vi – Cách ly nguồn bệnh, sử
trước khi thu hái khuẩn hoặc côn trùng...)
5

dụng thuốc để trị

– Tưới nước trực tiếp và quá – Tránh tưới nước thành giọt
mạnh lên tai nấm (nhất là nấm lên tai nấm.
rơm và bào ngư)
21


Cuống nấm dài– Nơi nuôi trồng bị ngộp (nồng – Thông thoáng, nhất là chân
6

và nhỏ ; mũ nấm độ thán khí CO2 cao)

nhà trồng

không phát triển – Thiếu ánh sang

– Cung cấp đủ ánh sáng cho

nấm (ánh sáng khuếch tán)
Tai nấm dị dạng– Nhiễm bệnh (nấm mốc, côn – Xác định bệnh, cách ly và

7

(bông cải, teotrùng, nhện nấm...)


xử lý thuốc

đầu, khô cứng,– Nước tưới bị phèn, mặn

– Kiểm tra nước tưới bằng

chết non...)

giấy pH (độ phèn) hoặc cảm

– Ẩm độ không khí hơi khô

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột quan (độ mặn)
(lạnh quá hoặc nóng quá)

– Nâng độ ẩm bằng cách phun
tưới nước
– Che chắn thích hợp nhất là
nơi có sự thay đổi nhiệt độ

Sản lượng kém – Cơ chất thiếu dinh dưỡng

nhiều giữa ngày và đêm.
– Thêm dinh dưỡng đầy đủ

– Nhiễm bệnh

– Vệ sinh môi trường kỹ hơn


– Giống yếu hoặc thoái hóa

trước và sau mỗi đợt nuôi

– Thời tiết thất thường, nhiệt độ trồng
8

thay đổi đột ngột

– Thay giống tốt hơn

– Thu hái không đúng cách (tách– Che chắn thích hợp
tai nấm hay hái không cẩn thận – Xem lại cách thu hái
ảnhhưởng đến các tai nấm bên
cạnh hoặc thừa gốc gây nhiễm
cho nấm đợt 2 hoặc 3...)

22


 Xử lý phế thải sau khi thu hoạch hết để trồng nấm rơm hoặc làm phân bón.

Quy trình công nghệ xử lí phế thải trồng nấm thành phân hữu cơ:
Phế thải các loại nấm

Loại bỏ các tạp chất

Làm tơi xốp

Chỉnh độ ẩm 70-75%, phối trộn thêm

với bột (Điều chỉnh độ pH=8%)

Ủ đống, đảo, thời gian 10-15 ngày,
bổ sung thêm một số loại phân
khoáng đa lượng, vi lượng. Kiểm tra
nhiệt độ trong đống ủ nếu nhỏ hơn
hoặc bằng 100C so với nhiệt độ
không khí là được

Chuyển làm phân hữu cơ

-

Khi ta đã thu hết nấm, chuyển các túi mùn cưa tập trung gọn lại. lột bỏ lớp nilon,
phối trộn thêm 15-20kg vôi bột/1tấn, ủ đống 10-15 ngày, đảo lại và đem nguyên
liệu này để trồng nấm rơm. Cách trồng tương tự như trồng nấm rơm trên rơm rạ.
23


-

Nếu không dùng phế thải trên để trồng nấm rơm cần tiếp tục ủ thêm 15-20 ngày
nữa sau đó mới sử dụng làm phân bón cho cây trồng Lượng bón tương đương
với phân chuồng loại tốt.

-

Hoặc bán cho các hộ nông dân ở địa phương để phục vụ cho bón phân nông
nghiệp và công nghiệp
3.5 Thiết bị máy móc, công cụ dụng cụ cho dự án.


Thiết bị của dự án sẽ được mua ở Cty Vật tư Khoa học Kỹ thuật (Cemaco)
15-17 Trần Thanh Cần Q.5 (bên trái của chợ Kim Biên đi tới) hoặc chi nhánh
của Cemaco (ngay ngã tư Tô Hiến Thành và Thành Thái)
Các công cụ dụng cụ khác sẽ được mua tại các của hàng cung cấp vật tư
trong TP.Quy Nhơn.
Bảng 3.2: Nhu cầu và chi phí cho thiết bị máy móc, công cụ dụng cụ
ĐVT: Triệu đồng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên thiết bị
Ống nghiệm
Đĩa
Nồi hấp mt cấp 1

Tủ lạnh
Máy sàng mạt cưa
Máy trộn mạt cưa
Máy cấy meo giống
Máy phun sương
Quạt công nghiệp
Cân đồng hồ 100kg
Cân đồng hồ 10kg
Máy đo PH
Xe kéo bịch
Giỏ nhựa
Bình tam giác
Đèn cồn

ĐVT
ống
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

Cái

Số

Đơn

Thành

lượng
50
20
1
1
1
1
1
3
1
1
2
1
2
200
100
5

giá
0.005
0.025
50

7
19.5
21
32
7.1
1
0.5
0.2
0.3
0.7
0.03
0.02
0.01

tiền
0.25
0.5
50
7
19.5
21
32
21.3
1
1
0.4
0.3
1.4
6
2

0.05
24


17
18
19
20

Quạt và hệ thống thông gió
Que cấy
Bông gòn
Bông thải
Bảo hộ, dây thun, khẩu trang, cuốc

21

Cái
Cái
Kg
Kg

2
2
½
50

1
0.025
0.25

0.005

2
0.05
0.125
0.25
0.7

xẻng

Tổng

166.325

3.6 Nguyên vật liệu đầu vào hàng kỳ. ( kỳ 3 tháng )

Nguyên vật liệu sẽ được mua tại các cửa hàng trong TP, riêng mạt cưa sẽ
được mua ở Đồng Nai (Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Phúc Nguyên, trụ sở
chính tại 4/66 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HỒ CHÍ MINH).
Còn giống nấm sẽ được mua tại Viện Sinh học Tây Nguyên ở tỉnh Lâm
Đồng.
Bảng 3.3: Nhu cầu và chi phí nguyên vật liệu đầu vào hàng kỳ (quý 3 tháng )
ĐVT: triệu đồng
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
Tổng

Tên nguyên liệu
Mạt cưa cao su
Cám gạo
Giống
Cổ nhựa, nắp nhựa
Bịch nilong tự hủy
Đường glucose
Khoai tây
Agar
CaSO4
Cồn 98
CaCO3
Xà bong bịch

ĐVT
Tấn
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg

Kg
Kg
Lit
Kg
Kg

Số lượng
8
200
15
10
8
1
2
¼
15
2
10
0.5

Đơn giá
2.5
0.006
0.01
0.03
0.035
0.05
0.025
0.24
0.005

0.02
0.01
0.05

Thành tiền
20
1.2
0.15
0.3
0.28
0.05
0.05
0.06
0.075
0.04
0.1
0.025
22.33

3.7 Cơ sở hạ tầng.
Trang trại sử dụng điện của hệ thống mạng lưới điện quốc gia,.

25


×