Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng chương trình giảng dạy môn bóng đá futsal trong học phần tự chọn nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên trường đại học sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I:
1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.

1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.
1.4.6.
1.4.7.
1.5.
1.5.1.
1.5.2.
1.5.3.

Trang
1

CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN

5


Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác GDTC.
Cơ sở lý luận của GDTC.
Mục đích và nhiệm vụ của GDTC.
Giáo dục và phát triển các tố chất thể lực – đặc điểm cơ
bản của GDTC.
Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, tâm lý lứa tuổi 18 – 22
Đặc điểm giải phẫu sinh lý.
Đặc điểm tâm lý.
Cơ sở lý luận về sự tác động đến khả năng tƣ duy, thể
lực, tâm lý, tính kỷ luật, rèn luyện ý chí đối với ngƣời
tập môn bóng đá.
Sự đa dạng về kỹ - chiến thuật.
Sự gắng sức về thể chất.
Sự tác động về tâm lý.
Bóng đá là môn thể thao có tính tập thể cao.
Bóng đá luôn mang tính nghệ thuật cao.
Bóng đá Futsal.
Môn bóng đá nữ trong học đường.
Đặc điểm công tác GDTC của trƣờng ĐHSG.
Xu thế phát triển của trường ĐHSG.
Chương trình GDTC trong nhà trường.
Thực trạng thể lực sinh viên nữ của trường.

5
8
8
10
17
17
21

21
21
22
23
24
24
25
26
27
27
28
29

CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

31

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.1.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu.
2.1.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
2.1.2.1. Đánh giá tố chất sức mạnh.

21
21
21
21


2.1.2.2. Đánh giá tố chất sức nhanh.
2.1.2.3. Đánh giá tố chất sức mạnh – tốc độ.

2.1.2.4. Đánh giá tố chất sức bền.
2.1.3. Phương pháp kiểm tra hình thái.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2.1.5. Phương pháp toán thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
2.2.2. Khách thể nghiên cứu.
2.2.3. Dụng cụ nghiên cứu.
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu.

32
32
33
33
34
35
37
37
38
38
38

CHƢƠNG III :

39

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trƣờng ĐHSG.
Đội ngũ giảng viên bộ môn GDTC trường ĐHSG.

Nội dung chương trình và hình thức giảng dạy môn GDTC.
Cơ sở vật chất.
Chƣơng trình giảng dạy môn bóng đá Futsal và ứng dụng
thực nghiệm.
3.2.1. Cấu trúc và nội dung chương trình thực nghiệm.
3.2.2. Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng môn bóng đá
Futsal.
3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chƣơng trình giảng dạy môn
bóng đá Futsal trong giờ tự chọn.
3.3.1. Trước thực nghiệm.
3.3.2. Sau thực nghiệm.
3.3.2.1. Hình thức so sánh trình tự
3.3.2.2. Hình thức so sánh song song
3.3.2.3. So sánh các nhóm thực nghiệm với tiêu chuẩn rèn luyện
của Bộ GD & ĐT
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.

39
39
40
41
42
42
48

49

49
51
51
54
60


CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.
4.2.

4.3.

Bàn về công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học
và thực trạng thể chất của nữ sinh viên ĐHSG.
Xu hướng lựa chọn các môn thể thao tự chọn và sự lựa
chọn môn tự chọn trong chương trình GDTC của trường
ĐHSG
Về hiệu quả ứng dụng môn bóng đá Futsal trong chương
trình giảng dạy nhằm nâng cao thể chất cho nữ sinh viên
của trường ĐHSG.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

65

67

70

72


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BGH

Ban giám hiệu

GDTC

Giáo dục thể chất

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

RLTC

Rèn luyện thể chất

RLTT

Rèn luyện thân thể

TDTT

Thể dục Thể thao

THPT


Trung học phổ thông

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghóa

CLB

Câu lạc bộ

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐHSG

Đại học Sài Gòn

TC

Tổng cộng


STT

Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
BẢNG
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

TÊN BẢNG
Tổng hợp trình độ chuyên môn của giảng viên bộ
môn GDTC trường Đại học Sài Gòn.
Nội dung chương trình giảng dạy môn học GDTC
trường Đại học Sài Gòn.
Thống kê cơ sở vật chất TDTT của trường Đại học
Sài Gòn.
Đề cương chi tiết giảng dạy mơn tự chọn bóng đá của
chương trình thực nghiệm.

TRANG
39
40
41
45


Kết quả so sánh các chỉ số thể lực và hình thái của
Bảng 3.5 nhóm nữ bóng đá và nhóm nữ bóng chuyền lứa tuổi

49

19 trước thực nghiệm sư phạm.
Bảng 3.6
Bảng 3.7

Các chỉ số thể lực và hình thái của nhóm nữ bóng đá
(n=50) lứa tuổi 19 sau thực nghiệm sư phạm.
Các chỉ số thể lực và hình thái của nhóm nữ bóng
chuyền (n=50) lứa tuổi 19 sau thực nghiệm sư phạm.

52
53

So sánh sự phát triển các chỉ số thể lực và hình thái
Bảng 3.8 của nhóm nữ bóng đá và nhóm nữ bóng chuyền lứa

58

tuổi 19 sau thực nghiệm sư phạm (n=100).
Kết quả so sánh giá trò trung bình của nhóm nữ thực
Bảng 3.9 nghiệm với tiêu chuẩn RLTT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo lứa tuổi 19

61



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TT
BIỂU ĐỒ

TÊN BIỂU ĐỒ

Kết quả so sánh giá trò trung bình của các chỉ số
giữa các nhóm sinh viên nữ sinh viên bóng đá và
Biểu đồ 3.1 nhóm nữ sinh viên bóng chuyền lứa tuổi 19 trước và
sau thực nghiệm và tiêu chuẩn RLTT của Bộ GD &
ĐT
So Sánh nhòp tăng trưởng của các chỉ số thể lực và
hình thái của nhóm nữ sinh viên bóng đá và nhóm
Biểu đồ 3.2
nữ sinh viên bóng chuyền lứa tuổi 19 sau thực
nghiệm

TRANG

55

64


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục là quốc sách – Đó là chủ trương lớn của Đảng và nhà
nước trên con đường cải cách xây dựng một hệ thống giáo dục tiên tiến,
nhằm đào tạo nguồn nhân lực thích ứng, phù hợp, phục vụ cho cơng cuộc

đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ hàng đầu của nhân
dân cả nước là ổn đònh nền kinh tế, chính trò, công nghiệp hóa ‟ hiện đại
hóa đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế trên mọi lónh vực, xây dựng một
nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước đã
và đang huy động mọi nguồn tài lực, vật lực và nhân lực nhằm đáp ứng
cho mục tiêu trên. Trong đó, nguồn nhân lực thật sự là yêu cầu cấp bách
hàng đầu trong giai đoạn kinh tế, xã hội của đất nước đang phát triển
bùng nổ như hiện nay. Để đáp ứng cho nhu cầu bức thiết này, Đảng và
nhà nước đã ưu tiên hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, nhằm tạo ra những
con người toàn diện về tri thức, có đầy đủ năng lực, sức khỏe phục vụ
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ở nước ta, công tác giáo dục thể chất được Đảng và Nhà nước rất
quan tâm. Cụ thể như Chỉ thò 36 ‟ CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng (ra
ngày 24/04/1994) chỉ rõ: “Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác thể dục
thể thao là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng
cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân
và phấn đấu đạt vò trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế,
trước hết là khu vực Đông Nam Á, thực hiện giáo dục thể chất trong tất
cả trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp
sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên…”


-2-

Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm, nhằm tăng cường sức
khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách và trang bò những kỹ
năng vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Trong những
năm qua, công tác giáo dục thể chất đã đạt được những bước phát triển
vượt bậc, khơng những chỉ với mục đích rèn luyện sức khỏe cho học sinh –
sinh viên, mà còn được cụ thể hóa bằng lực lượng vận động viên phát triển

từ phong trào thể thao học đường, bằng những tấm huy chương trên các
đấu trường, đóng góp cho thành tích chung của nền thể thao đất nước.
Sự định hướng phát triển lâu dài, bền vững cho mơn học Giáo dục
thể chất, cũng như phong trào thể thao trường học, cần phải được nghiên
cứu, đầu tư nghiêm túc, thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, phục vụ
cho mục đích phát triển chung của ngành giáo dục. Thang điểm tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể - 2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đã cụ thể hóa được
sự quyết tâm của ngành giáo dục với cơng tác giáo dục thể chất
Tuy nhiên, do hạ tầng cơ sở phục vụ cho mơn Giáo dục thể chất của
từng trường khác nhau, nên chỉ tiêu đào tạo, đánh giá cũng có sự khác biệt.
Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất cũng như đối tượng đào tạo, mà mỗi
trường có thể tự xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho riêng trường
của mình. Chính vì thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu mang
tính thuyết phục, dựa trên cơ sở khoa học, trong quá trình xây dựng các
tiêu chí để đánh giá. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xây dựng chỉ
tiêu đánh giá về trình độ thể lực cho sinh viên nước ta, tiêu biểu có
những công trình của các tác giả: GS Lê Văn Lẫm, GS.TS Nguyễn Xuân
Sinh, GS.TS Lê Nguyệt Nga, PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình, TS Huỳnh
Trọng Khải, TS. Nguyễn Anh Tuấn… Kết quả của các công trình khoa
học đã mở ra những đònh hướng cho việc nghiên cứu cụ thể về trình độ
thể lực sinh viên của từng trường đại học.


-3-

Trường Đại học Sài Gòn, tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm
TP Hồ Chí Minh, có đặc thù là tỉ lệ sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam.
Hiện nay, dù đã được mở rộng sang nhiều ngành nghề khác, nhưng nhà
trường vẫn ưu tiên cho ngành sư phạm, nên tỉ lệ này vẫn chưa có sự thay
đổi lớn.

Đội ngũ giảng viên Bộ môn GDTC của trường ĐH Sài Gòn đều
tốt nghiệp chuyên ngành ĐHSP TDTT và ĐH TDTT, trình độ tương đối
đồng đều. Chương trình giảng dạy được xây dựng theo hệ thống tín chỉ,
bao gồm 5 học phần. Học phần 1 và 2 được áp dụng đúng giáo trình bắt
buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy đònh. Từ học phần 3 trở đi, các
sinh viên được học chương trình tự chọn các môn thể thao, bao gồm: cầu
lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ và bóng đá Futsal.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà
trường nên Bộ môn GDTC cũng có nhiều thuận lợi, cụ thể là sự đầu tư
xây dựng trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi tập luyện. Hiện nay, nhà trường
đã đầu tư xây dựng được các sân: cầu lơng, bóng đá (cỏ nhân tạo), bóng
chuyền, bóng rổ và nhà tập bóng bàn tương đối hồn chỉnh.
Giáo trình giảng dạy môn bóng đá Futsal đã được Hội đồng khoa
học thông qua (do PGS. TS Nguyễn Thiệt Tình làm chủ tòch hội đồng) và
đưa vào chương trình giảng dạy của nhà trường. Với tỉ lệ nữ sinh viên cao
hơn, nên việc tổ chức đưa nội dung môn tự chọn bóng đá vào giảng dạy
chính khóa cũng là một thách thức. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có sự
nghiên cứu nghiêm túc, dựa trên những số liệu khoa học cụ thể, đánh giá
được hiệu quả tác động đến quá trình phát triển thể lực cho đối tượng là
nữ sinh viên của trường ĐHSG khi tập luyện với môn bóng đá Fut sal.


-4-

Xuất phát từ lý do trên, nên chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng chương trình giảng dạy môn
bóng đá Futsal trong học phần tự chọn nhằm phát triển thể lực cho
nữ sinh viên trường Đại học Sài Gòn”
Đề tài được thực hiện với mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng

chương trình giảng dạy môn bóng đá Futsal. Thông qua kết quả nghiên
cứu, đề xuất kiến nghị các giải pháp hữu hiệu, hồn thiện giáo trình giảng
dạy, nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành giải
quyết các nhiệm vụ sau:
1- Đánh giá thực trạng cơng tác GDTC của trường Đại học Sài Gòn.
2- Ứng dụng chương trình giảng dạy mơn bóng đá Futsal.
3- Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng chương trình giảng dạy môn
bóng đá Futsal đối với việc nâng cao thể lực cho nữ sinh viên trường Đại
học Sài Gòn.


-5-

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo GDTC cho

thanh niên, học sinh, sinh viên các trường:
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ, nâng
cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất và nhân cách cho thế hệ trẻ thông qua
hệ thống các bài tập thể dục thể thao. Đường lối quan điểm của Đảng về
công tác Giáo dục thể chất được thể hiện ở nhiều Nghò quyết, Chỉ thò
trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến
lên xây dựng CNXH, qua các thời kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc của
Đảng, với chủ trương “…Từng bước xây dựng nền TDTT XHCN phát
triển cân đối, có tính dân tộc, khoa học và nhân dân.” [1]

Giáo dục toàn diện luôn là mục tiêu được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Hiện nay, mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường các
cấp gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo , theo
tinh thần Nghò quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII
“…nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình
thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành,
tự chủ và năng động, sáng tạo.”
Trong dự thảo báo cáo chính trò của Ban chấp hành TW Đảng
khóa VII, trước Đại hội lần thứ VIII của Đảng, sau khi đánh giá sự tiến
triển tốt của phong trào TDTT, đã đề ra phương hướng: “…Phát triển
phong trào TDTT nhân dân trong cả nước, trước hết là thanh thiếu niên,
học sinh, từng bước hình thành thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao, tạo
chuyển biến chất lượng hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học.


-6-

Bàn về đònh hướng công tác Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và
Công nghệ trong những năm tới, Nghò quyết TW2 Khóa VIII đã khẳng
đònh: “…Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo phải trở
thành quốc sách hàng đầu.”
“ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn
minh phải có con người phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển
về mặt trí tuệ, đạo đức, mà còn phải cường tráng về thể chất, là trách
nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong
đó có giáo dục và đào tạo, y tế và TDTT.”
Thể dục là một trong những mặt cơ bản của giáo dục. Sự kết hợp
trí dục và thể dục với lao động sản xuất “…không chỉ là một trong những
phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội, mà còn là phương thức duy
nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.”

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp TDTT nước nhà, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành chỉ thò 133/TTg (1995) về việc xây dựng
quy hoạch ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng
đònh hướng phát triển có tính chất chiến lược, trong đó quy hoạch các
môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi
đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao
quần chúng, khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bộ Giáo dục và Đào
tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải
tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy đònh tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, phải có sân bãi, nhà tập
TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo
cần có một Thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác TDTT trường học”.


-7-

Thực hiện chỉ thò của Thủ tướng chính phủ, ngày 21/ 04/ 1997, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo và Tổng cục TDTT đã ký văn bản thỏa
thuận, đề nghò chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT
ngành Giáo dục và Đào tạo thời kỳ 1996 ‟ 2000 và đònh hướng đến năm
2010, trong đó nêu rõ một số đặc điểm sau đây:
Mục tiêu giáo dục thể chất từ mẫu giáo đến đại học là góp phần
đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Do điều kiện giảng dạy nội khóa chưa đáp ứng được yêu cầu của
giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục Đào tạo và y ban TDTT trước đây có
chỉ đạo các trường học, khuyến khích và hướng dẫn học sinh tập luyện
những môn thể thao ưa thích tại trường, tại gia đình và tại các CLB thể
thao ở nơi cư trú. Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể thao theo cấp học,
đặc biệt là Hội khỏe Phù Đổng, phát triển mạnh các CLB TDTT và các

Trung tâm Thể thao Sinh viên, làm cơ sở tập luyện nâng cao thành tích
một số môn thể thao trọng tâm và vấn đề GDTC cho sinh viên trường
học.
Quán triệt sâu sắc nội dung các nghò quyết, chỉ thò của Đảng, các
văn bản pháp luật của chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới
cũng tiếp tục khẳng đònh, cần phải khắc phục thực trạng giảm sút thể lực
của sinh viên hiện nay. Hai ngành Giáo dục Đào tạo và TDTT đã thống
nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo, nhằm
thúc đẩy nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên.
Hai ngành đã đi đến nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất.


-8-

Giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng có tác
dụng tích cực trong việc hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân
cách của người sinh viên. Tăng cường và phát triển thể chất, phục vụ tốt
công tác học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời trang bò cho sinh viên
kiến thức và phương pháp khoa học tập luyện thể thao, củng cố trau dồi
sức khỏe góp phần xây dựng phong trào TDTT lớn mạnh trong nhà
trường. Để đáp ứng với yêu cầu về mục tiêu đào tạo, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại
học, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, trang bò kiến thức kỹ năng
về rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên. [2]
1.2 Cơ sở lý luận của giáo dục thể chất:
1.2.1 Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục thể chất:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành qui chế số 931/
RLTC về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường: “Các trường từ
mầm non đến đại học, phải đảm bảo thực hiện dạy môn thể dục theo qui

đònh cho học sinh, sinh viên”. Giáo dục thể chất trong các trường đại học
là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp thể dục thể thao và sự nghiệp
giáo dục- đào tạo. Nó được tiến hành phù hợp về đặc điểm giải phẫu,
tâm sinh lý, giới tính và lứa tuổi sinh viên, cùng một số yêu cầu khác.
Chương trình thể dục và các hình thức giáo dục thể chất được sắp xếp
phù hợp với trình độ sức khỏe, giới tính và lứa tuổi. Nhà trường phải có
kế hoạch hướng dẫn sinh viên tập luyện thường xuyên, tổ chức các giải
đấu thể thao, các hội thao mang tính truyền thống hàng năm. “Kiểm tra
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực
cho học sinh, sinh viên theo qui đònh của chương trình giáo dục thể chất”.
[3][4]


-9-

Căn cứ vào nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục thể chất,
nhiệm vụ giáo dục thể chất ở các trường đại học được cụ thể hóa như
sau:
a/ Mục đích:
- Đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối, hài hòa cho sinh viên cả
về tri thức lẫn thể chất.
- Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần thông qua các hoạt
động văn hóa và thể thao. Tạo nên môi trường sinh hoạt lành
mạnh, ý thức tự rèn luyện trong mỗi sinh viên.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập luyện giữ gìn sức
khỏe cho mỗi cá nhân, xây dựng tinh thần đồng đội, ý thức kỷ luật,
rèn luyện ý chí.
b/ Nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khỏe:
- Thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể, tăng cường chức năng

trao đổi chất của các hệ năng lượng, tuần hoàn và hô hấp.
- Nâng cao trình độ thể lực, hoàn thiện các kỹ năng vận động, phát
triển sức khỏe, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ học tập và công tác
sau này của sinh viên.
* Nhiệm vụ giáo dưỡng:
- Trang bò cho sinh viên những tri thức về thể dục thể thao, kỹ năng
vận động cần thiết cho các hoạt động công tác sau này, hình thà nh
ý thức, nhu cầu, thói quen tự rèn luyện giữ gìn sức khỏe.
- Bồi dưỡng xây dựng tinh thần nhẫn nại, bền bỉ, rèn luyện ý chí, kỷ
luật, tinh thần đồng đội, sự tự tin, từ đó hình thành nhân cách trong
mỗi sinh viên.


-10-

* Nhiệm vụ giáo dục:
- Với tư cách là một mặt của giáo dục toàn diện, giáo dục thể chất
góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát
triển trí tuệ, tính thẩm mỹ, xây dựng nền tảng thể lực cho sinh
viên. Cùng với giáo dục tri thức, giáo dục thể chất đã cùng góp
công xây dựng một đội ngũ những nhà trí thức trẻ, có đầy đủ năng
lực, trình độ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe nhằm phục vụ cho
công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước.
- Phát hiện và bồi dưỡng kòp thời những nhân tài về thể thao cho
quốc gia.
1.2.2 Giáo dục và phát triển các tố chất thể lực – đặc điểm cơ bản
của giáo dục thể chất:
Tố chất thể lực (hay còn gọi là tố chất vận động) của con người
được chia thành năm loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm
dẻo và năng lực phối hợp vận động. Phần lớn các hoạt động thể thao đều

đòi hỏi phát triển toàn diện các tố chất thể lực, cùng với cá c tố chất đặc
thù của môn thể thao chuyên sâu. Muốn đạt được hiệu quả cao trong
giáo dục các tố chất thể lực, cần phải lựa chọn các phương tiện và
phương pháp tập luyện, để tạo nên lượng vận động phù hợp với trình độ
thể lực cũng như tâm lý lứa tuổi người tập.
Với mục tiêu góp phần đào tạo đội ngũ trí thức trẻ phát triển hài
hòa về mọi mặt, có tri thức, có sức khỏe cường tráng, có năng lực hoạt
động chuyên môn độc lập, sáng tạo, có tư tưởng đạo đức tác phong lành
mạnh, trong sáng đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa
đất nước, giáo dục thể chất đã trở thành nội dung quan trọng, không thể


-11-

thiếu trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp. [5]
Trong quá trình giáo dục thể chất, để nâng cao trạng thái thể lực
của sinh viên đến mức độ đảm bảo một sức khỏe ổn đònh, cần phải sử
dụng một cách đa dạng các phương tiện thể thao. Khi thiết lập chương
trình học tập rèn luyện thể chất trong trường đại học, phải tính toán đến
những thay đổi sinh lý theo giới tính, lứa tuổi, sức khỏe. Chính điều đó,
quyết đònh tính chất đặc thù của chương trình tập luyện và từ đó lựa chọn
các bài tập phù hợp với đối tượng sinh viên. Muốn vậy, trước hết phải
dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, sinh lý và các phương pháp thể dục thể
thao để phát triển các tố chất thể lực.
a- Phát triển sức nhanh:
Sức nhanh là khả năng của cơ thể hoàn thành một hoạt động (cự ly,
trọng lượng, động tác) trong thời gian ngắn nhất. Sức nhanh phụ thuộc
vào tính hưng phấn và ức chế ở trạng thái linh hoạt . Tố chất nhanh mang
tính di truyền, phụ thuộc vào các quá trình hóa học trong cơ, tần số động

tác đơn và yếu tố tâm lý. Tố chất nhanh phát triển tương đối sớm, chủ
yếu ở lứa tuổi 10 ‟ 13. Nếu không được tập luyện tốt, thì đến giai đoạn
16 ‟ 18 tuổi rất khó nâng cao. [18]
Trong quá trình tập luyện phát triển sức nhanh, thường sử dụng tất
cả các bài tập có tác dụng phát triển năng lực phản ứng, có tần số cao.
Ngoài ra, còn sử dụng các môn bóng, như bóng đá, bóng chuyền, bóng
rổ… thông qua các trò chơi vận động, hoặc các bài tập chạy cự ly ngắn.
Phương pháp cơ bản để phát triển sức nhanh là phương pháp tập
luyện lặp lại và giãn cách có cường độ vận động gần tối đa và tối đa.


-12-

Trong huấn luyện sức nhanh, cần chú ý đến cấu trúc lượng vận động với
các yêu cầu:
 Cường độ vận động cần được sắp xếp trong khoảng gần tối đa đến
tối đa, người tập phải có sự nỗ lực hết sức (với tần số và biên độ
động tác phù hợp), để đạt được tốc độ vận động lớn nhất và cố
gắng vượt qua tốc độ đó.
 Thời gian nghỉ giữa các lần lặp lại cần tạo được sự hồi phục tối ưu
(từ 4- 6 phút)
 Khối lượng vận động nhỏ
 Thời gian vận động ngắn
Trong tập luyện sức nhanh, cần đảm bảo khởi động đầy đủ, góp phần
tạo được trạng thái tâm lý và cơ bắp hưng phấn tối ưu, nhằm đạt được
mục đích tập luyện và hạn chế chấn thương. Cần lưu ý:
 Chỉ tập luyện đến gần mức mệt mỏi và có quãng nghỉ đầy đủ.
 Thực hiện tốt các động tác thả lỏng trong khi thực hiện bài tập.
 Phải thực hiện chính xác kỹ thuật động tác.
 Cần được chuẩn bò đầy đủ về mặt tâm lý, tinh thần.

b- Phát triển sức mạnh:
Sức mạnh là khả năng của cơ thể con người nhằm khắc phục trọng
tải bên ngoài, với sự co cơ và căng cơ. Đây là tố chất rất quan trọng, là
nhân tố của mọi nhân tố. Sức mạnh tỷ lệ nghòch với tốc độ động tác.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh là: số lượng các sợi cơ tham gia
(độ dày của cơ bắp), yếu tố ngoại vi của cơ (điều kiện tác động cơ học,
độ dài cùng kéo cơ, tiết diện ngang của cơ, thành phần cơ), yếu tố thần
kinh trung ương và ảnh hưởng của những yếu tố vật lý. [9] [14]


-13-

Trong hoạt động vận động nói chung và hoạt động thể dục thể thao
nói riêng, sức mạnh luôn có mối quan hệ với các tố chất thể lực khác ,
nhất là sức nhanh và sức bền. Do đó, năng lực sức mạnh được phân thành
ba hình thức: sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh (sức mạnh tốc độ) và sức
mạnh bền. Sức mạnh cũng là tiền đề rất quan trọng để nâng cao thành
tích thể dục thể thao. Ở lứa tuổi 18 ‟ 25, là lứa tuổi thuận lợi cho cơ bắp
phát triển tốt nhất.
Trong giáo dục tố chất sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập gồm
các động tác với lực đối kháng. Về mặt tác động chức năng, bản chất của
các loại lực đối kháng không có gì khác biệt nhau nhiều lắm. Vấn đề cơ
bản của phương pháp rèn luyện sức mạnh là cần phải đònh lượng theo 3
cách: Theo tỷ trọng tối đa ‟ Theo hiệu số so với trọng lượng tối đa ‟
Theo số lần lăäp lại trong một lượt tập.
Trong thực tế, có ba cách tạo ra sự kích thích lớn đối với hoạt động
của cơ, gây nên sự căng cơ tối đa:
 Lặp lại cực hạn lượng đối kháng chưa tới mức tối đa.
 Sử dụng lượng đối kháng tối đa.
 Sử dụng trọng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực đại.

Trong tập luyện sức mạnh, có thể dẫn tới sự mệt mỏi, hoặc mệt mỏi
quá sức. Vì vậy, cần xác đònh đúng lượng vận động theo đặc điểm sinh lý
của lứa tuổi, để đưa ra những bài tập phù hợp, nhằm tránh những rủi ro
xảy ra.
c- Phát triển sức bền:
Sức bền là khả năng khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể nhằm duy trì
hoạt động trong một thời gian dài, với cường độ nhất đònh và có hiệu
quả. Có 2 loại sức bền: ưa khí và yếm khí. Tố chất sức bền có liên quan


-14-

đến độ tăng tiến của lứa tuổi, cả nam và nữ. Sức bền yếm khí phát triển
sớm hơn (lứa tuổi 13 ‟ 14), so với sức bền ưa khí. [13] [9]
Trong sinh lý thể thao, sức bền thường được đặc trưng cho khả năng
thực hiện các họat động thể lực, kéo dài liên tục từ 2 ‟ 3 phút trở lên, với
sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn, nhờ sự hấp thụ oxy để cung
cấp năng lượng cho cơ thể chủ yếu, hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa
khí.
- Sức bền được chia thành nhiều loại:
 Sức bền chung: biểu thò khả năng của con người trong các hoạt
động kéo dài, có thể từ vài chục phút đến hàng giờ, với cường độ
thấp, có sự tham gia phần lớn của hệ cơ.
 Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao
hơn trong những loại bài tập nhất đònh. Sức bền trong từng loại bài
tập có tính chuyên biệt, phụ thuộc vào những nhân tó khác nhau,
đăïc biệt là phụ thuộc vào mức hoàn thiện kỹ thuật.
 Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì cường độ vận động cao trong
một thời gian nhất đònh.
 Sức mạnh bền: là khả năng duy trì hoạt động với trọng lượng mang

vác lớn.
Nói chung, sức bền là nhân tố tất yếu của thành phần thể lực , nên
nó có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như sức nhanh,
sức mạnh. Ở lứa tuổi 18 ‟ 25, khi tập luyện sức bền, đòi hỏi sự nỗ lực lớn
không những bằng cơ bắp, mà còn bằng ý chí khắc phục.
- Để phát triển sức bền, cần phải nâng cao cả khả năng ưa khí lẫn
khả năng yếm khí cho người tập.
Để nâng cao khả năng ưa khí cần phải:


-15-

 Nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa.
 Nâng cao khả năng kéo dài thời gian duy trì mức hấp thụ oxy tối
đa.
 Làm cho hệ tuần hoàn và hệ hô hấp nhanh chóng đạt được mức
hoạt động với hiệu suất cao. [28]
Trong khi đó, nhiệm vụ chính nâng cao khả năng yếm khí của cơ thể
là tăng cường khả năng giải phóng năng lượng nhờ các phản ứng phân
giải creatinphotphat (CP) và glucoza, đồng thời nâng cao khả năng chòu
đựng trạng thái nợ oxy ở mức cao.
- Phương pháp tập luyện phát triển sức bền:
Việc nâng cao khả năng hấp thụ oxy của cơ thể có thể thực hiện
theo hai cách khác nhau:
 Có thể thông qua lượng vận động liên tục trong điều kiện đủ oxy.
 Thông qua một lượng vận động kéo dài, nhưng thay đổi cường độ
vận động, để tạo nên quá trình trao đổi năng lượng yếm khí trong
một khoảng thời gian nhất đònh.
Phương pháp tập luyện sức bền có thể thực hiện theo các hình thức
sau:

 Phương pháp liên tục: duy trì tốc độ vận động trong thời gian dài.
Cường độ vận động có thể xác đònh dễ dàng thông qua mạch đập .
Cường độ vận động tùy theo yêu cầu để mạch có thể dao động
trong khoảng từ 140 ‟ 170 lần/ phút.
 Phương pháp giãn cách: là phương pháp tập luyện mà trong đó sự
luân phiên một cách hệ thống giữa các giai đoạn vận động ngắn,
trung bình và dài, với các quãng nghỉ ngắn làm cho cơ thể chưa kòp
hồi phục đã tiến hành các bài tập tiếp theo.


-16-

 Phương pháp lặp lại: được vận dụng trong huấn luyện sức bền ,
bằng cách lặp lại từng phần của các yêu cầu trong thi đấu chuyên
môn. Yếu tố chính được lặp lại là cường độ vận động và thời gian
vận động (lượng vận động).
d- Duy trì sự mềm dẻo:
Mềm dẻo là chỉ sự thực hiện động tác với biên độ lớn hoặc nhỏ . Nó
do năng lực cơ bắp, dây chằng cũng như cấu trúc khớp quyết đònh. Ở lứa
tuổi học sinh trung học phổ thông ‟ sinh viên, sự mềm dẻo của các khớp
giảm đi, mức phát triển cao nhất của tố chất này có thể đạt đến là ở độ
tuổi 14 ‟ 15, nhưng sau đó phải tập luyện đều để duy trì nó, nếu không
sẽ giảm sút nhanh.
Duy trì sự mềm dẻo bằng các bài tập kéo giãn, vươn duỗi, kéo dài
tổ chức cơ, dây chằng… mở rộng phạm vi hoạt động của các khớp.
e- Phát triển năng lực phối hợp vận động:
Năng lực phối hợp vận động là khả năng thực hiện những động tác
phức tạp và khả năng hình thành nhanh những động tác mới, phù hợp với
yêu cầu vận động. Chúng bao gồm sự khéo léo, khả năng phản xạ, đònh
hướng, thăng bằng và có liên quan đến các nhân tố sức nhanh, sức mạnh,

sức bền. Nói cách khác, đây là một tố chất tổng hợp, liên quan đến khả
năng tiếp thu, hình thành động tác và đònh hướng trong không gian.
Năng lực phối hợp vận động là tiền đề của vận động viên để thành
công trong một hoạt động thể thao nhất đònh. Năng lực này được xác
đònh trước hết ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin), được
hình thành và phát triển trong tập luyện. Mức độ phát triển của nó phụ
thuộc vào trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tập luyện
lâu dài, sẽ làm tăng độ linh hoạt của hệ thần kinh, phản xạ hưng phấn


-17-

của cơ, tăng sự phối hợp giữa các vùng não khác nhau, hoàn thiện sự
phối hợp giữa các nhóm cơ khác nhau, hình thành động tác nhanh và
chính xác.
1.3 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, tâm lý lứa tuổi 18 – 22:
1.3.1 Đặc điểm giải phẫu sinh lý:
Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thường có độ tuổi 18 -22,
việc lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi là rất quan trọng.
Vì vậy, đòi hỏi người giảng viên cần nắm vững đặc điểm sinh lý và tâm
lý lứa tuổi này.
a- Hệ thần kinh: Kích thước não và hành tủy đạt đến mức người
trưởng thành. Hành động phân tích và tổng của vỏ não tăng lên, tư duy
trừu tượng đã hình thành tốt. Hoạt động và các hành vi khác đều chòu sự
điều khiển của hệ thàn kinh và thể dòch. Trong đó, điều khiển thần kinh
chiếm vai trò chủ đạo, khả năng đònh hướng trong không gian đạt đến
mức người trưởng thành, khả năng điều chỉnh về lực của động tác đạt
đến mức hoàn chỉnh.
b- Hệ cơ xương: Ở lứa tuổi này, cơ thân mình phát triển nhanh nhất.
Sau khi kết thúc thời kỳ tăng trưởng cơ thể, chiều cao cơ thể phát triển

chậm lại, độ dày cơ bắp bắt đầu phát triển nhanh, sợi cơ dày lên rõ rệt,
trọng lượng cơ thể tăng lên. Do đó, có sự thay đổi về bản chất của cơ,
sức mạnh cơ bắp phát triển đáng kể, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ
khác tăng từ 9 -14 lần.
Xương khớp bắt đầu ổn đònh, chiều cao cơ thể có thể tăng lên vài
cm, do sự phát triển của các tổ chức sụn, đệm giữa các khớp xương. Các
tổ chức sụn này dần dần xẹp lại vào sau tuổi 40, làm cho chiều cao cơ
thể giảm đi vài cm.


-18-

c- Trao đổi chất và năng lượng: Chu kỳ hô hấp và độ sâu hô hấp
tăng lên, sức bền ưa khí tăng mạnh. Sức bền được đánh giá qua khả năng
hấp thụ oxy tối đa, tăng 3,5 lần/phút ở tuổi 18 ‟ 22.
d- Hệ tuần hoàn: Trong quãng đời con người, tần số mạch đập
không giống nhau: ở lứa tuổi nhỏ mạch đập tương đối nhanh, đến tuổi 20
mạch bắt đầu ổn đònh khoảng 70 ‟ 80 lần/ phút.
e- Huyết áp: Phụ thuộc vào trương lực thành mạch. Ở lứa tuổi nhỏ
huyết áp chưa ổn đònh, sau 18 tuổi, huyết áp bắt đầu ổn đònh. Huyết áp
tối đa do vận động với công suất lớn tăng khoảng 50mmHg.
1.3.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22:
a- Tri giác: Ở lứa tuổi 18 ‟ 22 tri giác chính xác. Vì vậy, khi thực
hiện động tác đơn giản thì chính xác. Những động tác phức tạp kết hợp
với phân tích và tranh minh họa được thực hiện tương đối đúng, đặc biệt
là động tác với nhòp điệu. Khi làm sai động tác, sinh viên có thể tự nhận
thấy và tìm cách hoàn thiện nó.
b- Khả năng tập trung chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý có chủ đònh
chiếm ưu thế, sự tập trung chú ý cao, sự di chuyển chú ý linh hoạt. Khối
lượng chú ý lớn, sự phân phối chú ý đúng mức. Do vậy, khi giảng dạy kỹ

thuật động tác cần kết hợp, dẫn dắt để tập trung sự chú ý của sinh viên.
c- Trí nhớ: Đặc biệt ở lứa tuổi này trí nhớ phát triển cao. Từ những
khái niệm, vận dụng những hình ảnh cụ thể thông qua động tác mẫu của
giảng viên. Tính chủ động chiếm ưu thế, trí nhớ chủ động hoàn thiện
chính xác, tiếp thu động tác có phê phán và tự biết so sánh các động tác
gần giống nhau.
d- Tư duy: Tư duy trừu tượng là chủ yếu. Vì vậy, khi giảng dạy động
tác nên sử dụng lời nói sinh động, có hình ảnh mô tả động tác, lời nói


-19-

phân tích ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, sinh viên sẽ tiếp thu kỹ thuật
động tác nhanh hơn.
e- Tưởng tượng: Quá trình tưởng tượng sinh động, phản ánh cả
khách quan, chủ quan. Trong quá trình tập luyện và vui chơi, trí tưởng
tượng ngày càng được phát triển.
g- Cảm xúc: Lứa tuổi sinh viên có tình cảm phong phú và đa dạng.
Có thái độ cảm xúc với các mặt khác nhau của đời sống, cảm xúc luôn
xuất hiện trong học tập cũng như vui chơi. Trạng thái cảm xúc của lứa
tuổi này sâu hơn so với tuổi thiếu niên, đôi khi thanh niên nam nữ cũng
có cảm xúc mâu thuẫn trong những lónh vực tế nhò này. Vì vậy, giáo viên
cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ về đạo đức, lối sống của những người có
kinh nghiệm hơn.
Ý thức nhân cách ở lứa tuổi này biểu hiện trước hết ở sự tự ý thức.
Sự tự ý thức không tăng tiến một cách đơn giản mà mang tính đặc thù
riêng với từng hoài bão cụ thể. Chính điều đó, khiến cho sinh viên quan
tâm đến phẩm chất nhân cách và năng lực của mình. Vì vậy, xuất hiện
nhu cầu xem xét hành vi của mình, xem xét những tình cảm và sự cảm
nhận của mình. Đôi khi quá trình tự nhận thức này là thiếu khách quan.

Trong quá trình tập luyện, sự giúp đỡ một cách phù hợp, khéo léo của
giảng viên đối với từng sinh viên, để hình thành ở họ một biểu tượng
khách quan, đúng đắn về mình là cần thiết.
Sự đánh giá của giáo viên ở đây là chân tình, không thành kiến, kể
cả những phê bình gay gắt cũng phải được nói tế nhò, thể hiện sự tôn
trọng nhân cách sinh viên, thì mới mang lại kết quả tốt trong giảng dạy
và tập luyện TDTT.


×