Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học trong nông hộ tại xã nghĩa lạc huyện nghĩa hưng tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.6 KB, 73 trang )

1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Nghĩa Lạc nằm ở khu vực trung tâm của huyện Nghĩa Hưng, thuộc tả
ngạn sông Đáy và hữu ngạn sông Ninh Cơ.
Về vị trí địa lý của xã Nghĩa Lạc:
- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng và xã Hải Giang,
huyện Hải Hậu.
- Phía Đông giáp các xã Hải Giang và Hải Ninh, huyện Hải Hậu (ranh giới
tự nhiên là sông Ninh Cơ).


- Phía Nam giáp các xã Nghĩa Phong và Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng.
- Phía Tây giáp các xã Chất Bình, Chính Tâm, Xuân Thiện, huyện Kim
Sơn và xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (ranh giới tự nhiên
là sông Đáy)
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Nghĩa Lạc nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,
nhiệt độ trong năm dao động tương đối cao, thể hiện qua 2 mùa rõ rệt là mùa
hè và mùa đông. Về mùa hè, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn từ tháng 4
đến tháng 8. Mùa đông, do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt
độ nhiều khi xuống thấp (tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ
trung bình từ 16 – 17 °C) và kèm theo mưa nhỏ. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ
khoảng trên 29 °C. Độ ẩm bình quân tương đối cao, cao nhất là tháng 3, 4 trong

năm (82-85%) với ẩm độ như vậy rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
Điều kiện khí hậu, đất đai của xã thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
với cây trồng,vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều
khó khăn trong chăn nuôi. Về mùa đông, khí hậu lạnh, thay đổi đột ngột, mùa
1
11111
1
2
hè thì thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên cao gây ảnh hưởng tới khả năng sinh
trưởng, sức chống chịu bệnh tật của đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra nó còn gây
khó khăn cho việc bảo quản, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi.
1.1.1.3. Điều kiện về đất đai

Đất đai có vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc bịêt
trong sản xuất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Trong
những năm qua, công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã đã đi vào nề nếp chặt
chẽ theo đúng quy định của Pháp luật.
Xã Nghĩa Lạc có tổng diện tích là 1122,8 ha, trong đó diện tích đất trồng
lúa, hoa màu là 603,3 ha (chiếm 53,73 %). Còn lại là đất chuyên dụng, đất ở, và
đất chưa sử dụng.
Diện tích đất của xã tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt để trồng lúa, bên cạnh
đó xã còn nhiều đất bồi bãi, chưa được khai thác sử dụng, lại thường bị ngập mặn
nên dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông…nên diện
tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày một giảm, đã ảnh hưởng đáng kể tới

ngành chăn nuôi
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nghĩa Lạc
1.1.2.1 Tình hình kinh tế
Xã Nghĩa Lạc là một xã nằm ở trung tâm huyện Nghĩa Hưng, cơ cấu
kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế: Công nghiệp
- Nông nghiệp - Dịch vụ.
Về sản xuất nông nghiệp: Giao khoán trực tiếp tới tay người dân, sản
xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng 80% số hộ trong xã). Bên
cạnh đó ngành chăn nuôi cũng đang ngày phát triển mạnh mẽ gắn liền với sản
xuất nông nghiệp.
Về dịch vụ: Cùng với định hướng chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất nông
nghiệp sang phát triển công nghiệp - dịch vụ, trong những năm gần đây trên

địa bàn xã ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tạo thêm công ăn việc làm và
góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên quy mô
sản xuất còn nhỏ, manh mún, chưa có kế hoạch phát triển chi tiết, dẫn đến
2
22222
2
3
hiệu quả kinh tế còn chưa cao, đây cũng là hạn chế của xã. Đối với hộ sản
xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 779 kg/người/năm, chăn
nuôi chủ yêú quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình chiếm đa số. Tổng thu nhập bình
quân trên đầu người cao.

Trong những năm gần đây, mức sống của nhân dân trong xã đã được nâng
lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hẳn. Các hộ gia đình đã có phương tiện nghe
nhìn như: Tivi, đài, sách, báo…Đa số các hộ đã mua được xe máy và nhiều đồ
dùng đắt tiền. Bên cạnh đó các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang
góp phần nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân như: chính sách vay vốn xây
dựng phát triển kinh tế trang trại, chính sách về giao thông – thủy lợi, chính sách
vay vốn học sinh, sinh viên…Đặc biệt trong những năm gần đây việc áp dụng
các tiến bộ khoa học vào thâm canh sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc việt là giao
thông, thủy lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa
– xã hội của nhân dân.
1.1.2.2. Tình hình xã hội

Xã Nghĩa Lạc với 10.500 nhân khẩu, 2.535 hộ, trong đó có 80% số
hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp
và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn xã có 7 tổ hợp may công nghiệp, nhà máy gạch
Đồng Bằng (18triệu viên/năm)…đã tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho
nhiều lao động trong xã.
* Công tác y tế
- Công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được thực hiện khá
tốt: khám chữa cho 8.548 lượt người (nguồn số liệu thống kê của xã Nghĩa
Lạc 2011).
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên,

không để xảy ra ngộ độc trên toàn địa bàn.
3
33333
3
4
* Công tác dân số gia đình và trẻ em
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 47 của Bộ chính trị về
thực hiện các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em luôn được quan tâm.
* Công tác giáo dục
Toàn xã có 1470 học sinhổtng đó: THCS: 452 học sinh; TH: 676 học
sinh; Mầm non: 342 cháu.

* Công tác chính sách xã hội
- Tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, các thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, gia đình hoàn
cảnh khó khăn, đối tượng nhiễm chất độc màu da cam.
* Công tác thông tin tuyên truyền
- Đảng ủy, UBND xã thường xuyên tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho người dân.
- Tổ chức phát thanh tuyên truyền đại hội Đảng bộ xã.
*. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Trong những tháng đầu năm 2012 tình hình an ninh trật tự trên địa bàn
được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.
- Thường xuyên tuyên truyền triển khai thực hiện các chỉ thị Nghị

quyết, Quyết định, kế hoạch của của cấp trên.
Bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đặt ra cho xã như
vấn đề: hệ thống điện – nước sạch, cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ…Chính vì
vậy, vấn đề đặt ra là đòi hỏi hoạt động của các ban ngành phải thường xuyên,
liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống tiến tới xây dựng gia
đình văn hóa, thôn xóm văn hóa, xã văn hóa, đạt được mục tiêu xây dựng
nông thôn mới. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng thời
đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa, từng
bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
4
44444
4

5
1.1.3. Tình hình sản xuất
1.1.3.1. Về ngành chăn nuôi
Hai ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó
song song và tồn tại hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau.
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các
vùng lân cận. Ngành chăn nuôi sử dụng lao động dư thừa tại địa phương, tăng
thu nhập cho người dân. Đồng thời sử dụng các sản phẩm dư thừa của ngành
trồng trọt vào chăn nuôi làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phẩm phụ của
ngành trồng trọt không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho
người lao động.
* Chăn nuôi trâu, bò

Tình hình chăn nuôi trâu, bò có sự thay đổi qua các năm. Tổng số con
trâu năm 2009 là 127 con, năm 2010 là 106 con giảm 83,5% Nhưng năm
2011 thì số lượng trâu còn lại là 100 con, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ. Bên cạnh đó thì số lượng đàn bò
trên địa bàn xã cũng đang giảm đần qua các năm. Trước kia các hộ nông dân
thường sử dụng trâu bò làm sức cày kéo nhưng đến nay phần lớn đã sử dụng
máy móc làm sức cày kéo.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn của xã hiện có là 3.700 con. Trong đó có nhiều giống lợn
tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng Cái, Landrace, Yorkshine…nhằm
chủ động con giống cũng như cung cấp con giống cho nhân dân trong và
ngoài xã.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi
lợn theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm, tận dụng thức ăn thừa dẫn
đến năng suất chăn nuôi chưa cao.
Trong những năm tới, mục tiêu của xã là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi
lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng đàn lợn bố mẹ và
năng suất đàn lợn thương phẩm.
5
55555
5
6
* Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn gia cầm của xã là 39.000 con. Trong đó, gà chiếm trên 90%.

Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng, đối tượng nuôi chính là gà,
vịt. Đa số các hộ chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất thấp,
dịch bệnh vẫn còn xảy ra, tỷ lệ chết lớn dẫn đến hiệu quả chăn nuôi giảm. Bên
cạnh đó đã có những hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại có
quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt
quy trình phòng trừ dịch bệnh, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho đàn gia cầm
như: vắc-xin Newcastle, Gumboro, Đậu, Dịch tả vịt…Tuy nhiên vẫn còn một
số hộ chăn thả tự do, nhỏ lẻ, lại không có ý thức phòng bệnh nên dịch bệnh
vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế và phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
Bên cạnh những vật nuôi chính trong gia đình thì những người nông
dân trong xã còn phát triển thêm một số vật nuôi khác nhằm nâng cao mức
thu nhập.

Bảng 1.1: Số lượng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Nghĩa Lạc
giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: con
STT Loại gia súc Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Trâu 127 106 100
2 Bò 21 14 10
3 Gia cầm 32,550 36,700 39,000
4 Lợn 2,980 3,360 3,700
5 Vật nuôi khác 960 1,240 1,670
Tổng 36,638 41,420 44,480
So sánh (%) 100 113,05 121,40
(Nguồn số liệu thống kê của xã Nghĩa Lạc tháng 1/2012)

6
66666
6
7
* Công tác thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề không thể thiếu trong quá
trình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nó quyết định sự thành bại của người chăn
nuôi, hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng. Nhận thức được
tầm qua trọng của công tác thú y, trong những năm gần đây lãnh đạo xã đã rất
chú trọng tới vấn đề này.
Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100% chó nuôi trong xã.

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đần gia súc, gia cầm
thì công tác kiểm dịch cũng đã được chú trọng. Do vậy trong những năm trở
lại đây trên địa bàn xã không xảy ra các dịch bệnh lớn. Tuy nhiên, cần phải
đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, để người dân hiểu và chấp
hành tốt pháp lệnh thú y.
1.1.3.2 Về ngành trồng trọt
Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn (603,3 ha), đây là điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với phương thức thâm canh tăng vụ,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống lúa mới có
năng suất cao. Bên cạnh đó còn trồng xen canh với các loại cây khác như ngô,
lạc có (10,1 ha); diện tích cây có củ, cây hạt có chứa dầu (11,5 ha); diện tích
cây hàng năm (4,8 ha); diện tích rau đậu, hoa cây cảnh (49,4 ha).

Trong những năm qua xã đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất
cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.
1.2. Đánh giá chung
Qua điều tra tình hình cơ bản của xã, tôi xin phép đưa ra nhận định sơ
bộ về những thuận lợi, khó khăn của xã như sau:
1.2.1. Thuận lợi
Địa bàn xã gần trung tâm huyện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán
cũng như tiếp cận, phổ biến tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
Nghĩa Lạc là một xã nông nghiệp với diện tích lớn là điều kiện lợi thuận
lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, có nguồn lao động dồi dào, thị trường
tiêu thụ ngày càng mở rộng.

7
77777
7
8
Bên cạnh đó, xã có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, thuận lợi
cho việc áp dụng những tiến bộ bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nâng cao
năng suất cây trồng, vật nuôi, từ đó đưa xã đi lên, đời sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện.
Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên việc chuyển giao, áp
dụng những tiến bộ bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất là rất thuận lợi. Hơn
nữa hầu hết các nguồn lợi đều ở dạng tiềm năng chưa được khai thác hoặc
khai thác ít.

Đặc biệt chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã
được mở rộng, tình chính trị ổn định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Khó khăn
Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do,
thiếu tập trung, chưa được người dân chú trọng, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y là chưa thực sự
hiệu quả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh
thú y trong chăn nuôi
Mặt khác, hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng
lớn đến ngành chăn nuôi và trồng trọt, khí hậu khắc nghiệt ở một số tháng gây
ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng.
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại xã Nghĩa Lạc, được sự giúp đỡ tận tình của
thầy, cô giáo, UBND xã Nghĩa Lạc, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
đạt được kết quả như sau:
1.1.1. Công tác chăn nuôi
Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến
hành nuôi gà theo quy trình chăn nuôi gà thịt cụ thể như sau:
* Ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt
(-)Chuẩn bị chuồng trại
Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành vệ sinh
chuồng nuôi. Chuồng được cọ rửa sạch sẽ bằng vòi nước cao áp và phun
8
88888

8
9
thuốc sát trùng bằng dung dịch Biocid - 30%, nồng độ 100ml/40 lít nước. Sau
khi vệ sinh, sát trùng, chuồng nuôi được khóa cửa, kéo bạt, che rèm kín.
Tất cả dụng cụ chăn nuôi máng ăn, khay ăn, máng uống, rèm che được
cọ rửa sạch sẽ bằng xà phòng ngâm trong dung dịch Formon 2% thời gian 10
- 15 phút.
Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch và được phun sát trùng trước
khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Trước khi đưa gà vào nuôi chuồng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật:
sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn
chiếu sáng, quạt chống nóng.

(-) Chọn gà nuôi thịt
Chỉ chọn gà khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn để đưa vào nuôi. Gà khỏe mạnh
thì lông tơi xốp, bóng mượt, bụng gọn, mềm, rốn khô, gà nhanh nhẹn, mắt
sáng, chân vàng, loại bỏ gà con lông xơ xác, hở rốn, bụng xệ cứng, gà phải có
màu đặc trưng cho giống gà.
(-) Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
+ Giai đoạn úm gà (1-21 ngày tuổi):
Trước khi nhận gà vào chuồng vài giờ, tất cả dụng cụ phải được chuẩn
bị sẵn, tương ứng đủ với số lượng gà nhập về. Quây gà bằng cót đã được rửa
sạch, phơi khô. Quây hợp lý đảm bảo không quá rộng cũng không quá chật,
bật điện sưởi trong quây trước 3 giờ đảm bảo nhiệt độ trong quây khi đưa gà
vào là 33°C - 35°C.

Máng ăn, máng uống phải được chuẩn bị đầy đủ, máng uống phải
chuẩn bị trước khi đưa gà vào vì gà có thể uống nước ngay. Nước uống có
pha B.Complex và Hamcoli - forte, máng uống dùng máng gallon cỡ 2 lít/
150 con. Khay ăn cho gà có thể dùng khay nhựa, nhôm cỡ (30 x 50 x 3)cm
cho 50 con gà. Sau khi nhập gà về 1 giờ thì cho gà ăn.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của gà, chăm sóc cẩn thận, chu đáo,
không để gà đói, hết nước, nóng. Theo dõi sức khoẻ của đàn gà, sức ăn, sức
uống, không để gà bị lạnh quá, nóng quá, thường xuyên nới quây theo sức lớn
của đàn gà.
9
99999
9

10
+ Giai đoạn 21 - 77 ngày tuổi
Ở giai đoạn này, gà sinh trưởng nhanh, ăn nhiều. Do đó hàng ngày phải
cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, gà được ăn tự do theo nhu cầu. Thức
ăn phải luôn mới để kích thích gà ăn nhiều, máng uống phải được cọ rửa và
thay nước ít nhất 2 lần/ngày. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, luôn theo
dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện, chữa trị kịp thời những con bị
bệnh, bị ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng bệnh.
1.3.2. Tham gia công tác thú y
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là gia cầm, chúng
tôi đã tổ chức tập huấn về quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học và kỹ thuật
phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi. Sau khi tập huấn, ý thức của người chăn

nuôi được nâng cao rõ rệt: trước khi xuống chuồng nuôi mọi người thay quần
áo đã được khử trùng và đi ủng.
* Công tác vệ sinh thú y đối với từng chuồng nuôi
Trong suốt quá trình nuôi phải tuyệt đối cách ly đàn gà, chuồng nuôi gà
với sự tiếp xúc của bên ngoài. Xung quanh chuồng nuôi đều có hàng rào bảo
vệ ngăn cách chuồng với khu vực xung quanh.
Dụng cụ, thức ăn, nước uống đều phải được đảm bảo vệ sinh trước khi
đem vào chuồng nuôi.
Hàng ngày, chúng tôi luôn theo dõi đàn gà nhằm phát hiện kịp thời gà
ốm, yếu để cách ly, điều trị; gà chết được mổ khám và thu gom hàng ngày vào
bao tải đưa ra khu xử lý để tiêu hủy. Bổ sung vôi bột vào hố sát trùng trước
mỗi cửa chuồng nuôi và trước mỗi khu chăn nuôi; cọ rửa máng uống, thay

đệm lót ướt…
Hàng tuần, các khu vực xung quanh chuồng nuôi đều được phun sát
trùng bằng dung dịch Antisep, quét dọn hai bên hành lang chuồng nuôi, khơi
thông cống rãnh, vệ sinh kho thức ăn, phát quang cỏ dại xung quanh khu vực
chuồng nuôi. Hàng tháng, tiến hành diệt chuột và côn trùng.
10
1010101010
10
11
* Biện pháp phòng bệnh
Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm hay xảy ra, chúng tôi sử dụng
lịch phòng bệnh trên đàn gà như sau:

Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh vắc-xin cho gà thương phẩm
Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp sử dụng
7 ngày tuổi
Lasota lần 1 Nhỏ 1 giọt vào mắt
Gumboro lần 1 Nhỏ 3 giọt vào miệng
Đậu Chủng màng cánh
14 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ 4 giọt vào miệng
21 - 28 ngày tuổi
Gumboro lần3 Nhỏ 4 giọt vào miệng
Lasota lần 2 Nhỏ 1 giọt vào mắt
40 - 45 ngày tuổi Newcastle H
1

Tiêm dưới da 0,4ml/con
Chú ý: Vắc-xin phải được dùng ngay sau khi pha,không để quá 2h, dùng
xong sử lý dụng cụ và lọ đựng vắc-xin để tránh gây bệnh.
* Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm
Một số bệnh thường gặp :
- Bệnh quá nóng (Over heating)
+ Triệu chứng: Gà thường há mồm, thở dồn, 2 cánh mở rộng, gà uống
nhiều nước, uể oải, yếu dần và chết đột tử.
+ Phòng và điều trị: Khi thấy điều kiện thời tiết quá nóng ta phải cung
cấp thật đầy đủ nước, san bớt gà để giảm mật độ/m
2
; cho uống điện giải:

Unilyte – Vit – C. tạm thời không cho gà ăn ở thời điểm nóng nhất.
Khắc phục bằng cách: Thông thoáng, thêm mái che, phun nước lên
mái, chú ý không được phun trực tiếp vào gà bị nóng sẽ dễ gây đột tử
hoặc bệnh kế phát.
- Bệnh bạch lỵ gà con
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gr(-) Samonella gallinarum và
Samonella pullorum gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra trên gà con, gà trưởng thành
thường mắc bệnh ở thể mãn tính.
11
1111111111
11
12

+ Triệu chứng: Gà con mắc bệnh kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân có
màu trắng, phân loãng dần và dính quanh hầu môn, đôi khi có biểu hiện
sưng khớp, liệt chân, ở gà lớn thường ở thể mãn tính.
+ Bệnh tích: Mổ khám gà chết chúng tôi thấy: Gan và lách có nhiều
điểm hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim. Trong đoạn ruột cuối, thức ăn
không tiêu bị cô đặc màu vàng, lòng đỏ chưa tiêu, thành ruột dày lên.
+ Điều trị: Để chữa Bạch lỵ tôi sử dụng một số phác đồ điều trị sau:
Colistin: liều 1g/2 lít nước, B.complex 1g/3 lít nước cho gà uống liên
tục trong 3 – 4 ngày. Kết quả điều trị 98% khỏi bệnh.
Ampi - Coli với liều: 1g/lít nước, B.complex 1g/3 lít nước cho uống
liên tục 4 – 5 ngày. Kết quả điều trị 99% gà khỏi bệnh.
- Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác
nhau thuộc họ Coccidia gây ra ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu mô ruột.
+ Triệu chứng: Thời kỳ nung bệnh là 4 – 5 ngày, gà mắc bệnh ăn ít,
lông dựng, phân dính quanh hậu môn. Nếu gà bị bệnh nặng, gà mất thăng
bằng, cánh tê liệt, thiếu máu ở niêm mạc, gà gầy dần, phân lẫn máu.
+ Bệnh tích: Mổ khám và quan sát thì thấy có nhiều điểm trắng trên
niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, đặc biệt là manh tràng bị sưng to.
+ Điều trị: Chúng tôi đã tiến hành điều trị trên toàn đàn gà bằng 1 trong
các thuốc sau: Avicoc với liều: 1g/1 lít nước, uống liên tục 3 – 5 ngày (dùng
khi bệnh nhẹ). Nếu bệnh nặng: Dùng coxymax liều 1g/6kg thể trọng, dùng
liên tục trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày sau đó dùng tiếp liệu trình mới (nếu cần
thiết) hoặc dùng Vetpro 60%: 1g/2 lít nước dùng cho 5 – 7 ngày.

Chú ý: Những con có biểu hiện bệnh nặng, nhốt riêng dùng Baycok để
điều trị liều lượng 1ml/1 lít nước dùng liên tục trong 3 ngày hoặc uống ESB
3
1g/ 1 lít nước.
- Bệnh do E.coli (Colibacillosis)
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra.
Chúng tôi thấy gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai
đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết.
12
1212121212
12
13

Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò
ấp, ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở
của rốn.
+ Triệu chứng: Đầu ổ dịch gà bệnh thường chỉ kém ăn, sức lớn cả đàn
chậm lại, sau đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con.
Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt,
sổ mũi và khó thở. Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu,
trắng, xanh, đôi khi lẫn máu. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp.
+ Bệnh tích: Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao
tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột
sưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kỳ đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.
+ Điều trị: Dùng một trong 2 loại thuốc sau:

Ampi - Coli, liều 1g/lít nước cho uống liên tục 5 - 7 ngày.
Bio - Norfloxacin, liều 2g/lít nước, uống liên tục 5 - 7 ngày.
- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (Chronic Respiratory Disease - CRD).
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây bệnh làm kế phát
các vi khuẩn, virut gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh
tái phát. Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khỏe, từ gà mẹ sang gà con, qua thức
ăn nước uống và dụng cụ chăn nuôi.
+ Triệu chứng: Gà bị bệnh kém ăn, chậm lớn, còi cọc. Gà thường chảy
nước mắt, nước mũi, 2 cánh mở rộng, mỏ há to, thở dồn dập và khò khè. Gà
hay lắc đầu, vẩy mỏ, đứng ủ rũ. Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm.
+ Bệnh tích: Tụ huyết ở thanh quản, khí quản; tiết dịch nhầy ở xoang
mũi và khí quản; túi khí viêm, đục mờ trông như vệt khói.

+ Điều trị: Dùng 1 trong các thuốc sau:
Tylosin 98% liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.
CRD - Stop, liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.
Tiamulin 1g/ 4 lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng sau:
13
1313131313
13
14
Bảng 1.3: Công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc ĐVT
Số

lượng
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ (%)
I. Chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt Tỷ lệ nuôi sống
Nuôi gà thịt Con 700 680 97,40
Nuôi vịt thịt Con 170 163 96,00
II. Công tác thú y
1. Phòng bệnh An toàn
Chủng ND-IB cho gà
Chủng Gumboro cho gà
Chủng Đậu cho gà
Tiêm vắc-xin Newcastle

Liều
Liều
Liều
Liều
1369
2130
730
712
1369
2130
730
712

100,00
100,00
100,00
100,00
2. Chữa bệnh Khỏi
BệnhHen gà (CRD)
Bệnh Bạch lỵ gà con
Bệnh cầu trùng
Bệnh tiêu chảy do E.coli ở gà
Bệnh quá nóng
Con
Con

Con
Con
Con
286
88
545
123
44
280
87
542
211

42
98,00
98,86
99,45
99,06
95,50
III. Công tác khác An toàn
Vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh bãi chăn thả
m
2
m

2
400
4600
400
4600
100,00
100,00
1.4. Kết luận và đề nghị
1.4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
TS. Nguyễn Thị Hải, Ban lãnh đạo xã, các cán bộ thú y và các cô chú chủ
nông hộ tại xã Nghĩa Lạc, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã thu được

nhiều bài học bổ ích và thiết thực trong thực tế lao động sản xuất, củng cố,
nâng cao kiến thức chuyên môn, hoàn thiện tay nghề và rèn luyện tác phong
làm việc cụ thể:
14
1414141414
14
15
Về chuyên môn: Nắm được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà
theo quy trình an toàn sinh học, nâng cao tay nghề từ công tác tiêm phòng, sử
dụng thuốc, điều trị bệnh…vận dụng lý thuyết phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó còn học hỏi kiến thức khoa học và chuyên môn sâu rộng hơn và
đặc biệt là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ chỗ gắn bó với công việc em

đã thấy yêu nghề và tự tin hơn trước khi ra trường.
Sau thời gian thực tập tạo cơ sở, tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm sau:
- Phải thường xuyên bám sát với thực tế sản xuất nhằm nâng cao tay
nghề, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tiễn.
- Phải hiểu và nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Không ngại khó, khổ mà bỏ qua cơ hội tiếp xúc với thực tiễn nâng cao
kỹ năng thực hành như: Chữa bệnh cho gia cầm, vệ sinh thú y.
- Luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc
đàn gà đảm bảo công tác vệ sinh thú y, phòng dịch, các nghiêm ngặt đúng kỹ
thuật không chủ quan.
Về công tác quản lý tổ chức: Để công việc đạt hiệu quả cao, người cán

bộ kỹ thuật không những cần giỏi về chuyên môn, vững tay nghề mà còn biết
tổ chức quản lý công việc. Cụ thể là phải biết vận động bà con nông dân tiếp
thu và thực hiện tốt chủ trương chính sách và đường lối của Đảng, quy chế
của Nhà trường và đơn vị.
1.4.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại Xã Nghĩa Lạc với những khó khăn và thuận
lợi em xin đưa ra một số đề nghị sau:
- Đối với những hộ gia đình đã đủ điều kiện và đang áp dụng mô hình
chăn nuôi an toàn sinh học cần mở rộng quy mô hơn nữa. Bên cạnh đó
khuyến khích các hộ nông dân trên địa bàn xã học hỏi kinh nghiệm nhằm
nhân rộng mô hình để phát triển chăn nuôi theo hướng mới, đạt năng suất và
15

1515151515
15
16
chất lượng cao, xây dựng sản phẩm sạch và an toàn, nâng cao thu nhập cho
người dân trên địa bàn xã nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền ý thức của người dân về tầm
quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, tăng cường
công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, vận động, giải thích
cho nhân dân hiểu biết và tự giác thực hiện.
- Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu
khoa học tại cơ sở, để sinh viên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, làm quen với
thực tiễn sản xuất, củng cố kiến thức chuyên môn của mình.

16
1616161616
16
17
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên chuyên đề:
“Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn
sinh học trong nông hộ tại xã Nghĩa Lạc - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định”
2.1. Đặt vấn đề
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển kinh tế xã hội,

đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi nhu cầu về nguồn
thực phẩm không những có giá trị kinh tế cao mà còn phải an toàn vệ sinh
thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải đa dạng nguồn con
giống có chất lượng thịt, trứng, sữa và khả năng sinh trưởng tốt.
Với đặc thù là một nước nông nghiệp, ngành chăn nuôi nước ta chiếm
một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền
kinh tế nói chung. Trong đó, chăn nuôi gia cầm có một vị trí hết sức quan
trọng vì một mặt nó cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (thịt và
trứng), đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp, ngoài tác động về kinh tế, chăn
nuôi gà còn chịu nhiều tác động khác, đòi hỏi người chăn nuôi phải thường
xuyên cập nhật thông tin thị trường, giá cả, tình hình dịch bệnh, năm vững và cải

thiện kỹ thuật chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước đã đề ra chủ trương là chuyển đổi
phương thức chăn nuôi từ chăn thả tự do, nhỏ lẻ sang chăn nuôi bán chăn thả,
chăn nuôi tập trung, có kiểm soát và theo hướng an toàn sinh học.
Nghĩa Lạc là một xã đồng bằng ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng -
tỉnh Nam Định, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi gà. Tuy nhiên theo điều tra cho thấy, chăn nuôi gà chủ yếu là chăn nuôi
theo kinh nghiệm truyền thống, chăn thả tự do, thiếu kiểm soát về dịch bệnh,
không thực hiện quy trình tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà, nguy cơ xảy ra và
bùng phát dịch bệnh là rất cao. Mặt khác, giống gà được nuôi chủ yếu là gà
17
1717171717

17
18
địa phương, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Vậy muốn chăn nuôi
gà có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, hạn chế tối đa dịch bệnh, đảm bảo vệ
sinh môi trường…thì phải chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành chuyên đề:
“Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh
học trong nông hộ tại xã Nghĩa Lạc - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định”.
2.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng quy trình an toàn sinh học
trong chăn nuôi gà thịt tại nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc.
2.1.3. Mục tiêu của đề tài

- Để xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học
trong nông hộ trên địa bàn xã Nghĩa Lạc, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia
cầm trong nông hộ phát triển bền vững.
- Xác định được hiệu quả nuôi dưỡng gà thịt theo hướng an toàn sinh học.
- Kết quả của chuyên đề là cơ sở để nhân rộng mô hình trên địa bàn
trong và ngoài tỉnh.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Khả năng sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Ở vật nuôi nói chung và ở gia cầm nói riêng, những đặc tính như ngoại
hình, sinh trưởng, sinh sản không phải đã xuất hiện và phát triển hoàn chỉnh
ngay từ khi còn là hợp tử mà nó được hoàn thiện dần trong quá trình sống, sự

thay đổi ở một cá thể từ khi còn là một hợp tử đến giai đoạn già cỗi được gọi
là sự phát triển của cá thể.
18
1818181818
18
19
Quá trình phát triển gồm hai mặt có liên quan chặt chẽ với nhau sinh
trưởng và phát dục. Khi nghiên cứu ở gia cầm, các nhà khoa học xác định khả
năng sinh trưởng là xem xét sự tăng khối lượng sau nở, còn phát dục là sự
thay đổi hoàn chỉnh cấu tạo, chức năng sinh lý của các bộ phận. Đối với chăn
nuôi gà thịt người ta chú ý đến sinh trưởng là chủ yếu. Vì khả năng tăng khối
lượng của gia cầm là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn nó biểu hiện khối lượng

cụ thể của từng cá thể hoặc đại diện cho một dòng, một giống.
* Khái niệm về sinh trưởng
- Khái niệm
Theo Dương Mạnh Hùng (2004) [13], sinh trưởng là quá trình tích luỹ
các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc
tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng và
sự phân chia của các tế bào trong cơ thể. Sự sinh trưởng của con vật được tính
từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể được trưởng thành.
Đối với gia cầm, quá trình sinh trưởng là quá trình tổng hợp của sự tăng
lên về kích thước, số lượng tế bào, và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn đầu của
phôi. Ở giai đoạn sau khi nở, sinh trưởng là sự lớn dần của các mô. Trong một số

mô, sinh trưởng là sự tăng lên của kích thước tế bào. Giai đoạn sinh trưởng của
gà được chia ra làm hai thời kỳ: Thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.
Khả năng sinh trưởng của gia cầm được biểu hiện khối lượng cụ thể của
từng cá thể hoặc đại diện cho một dòng, giống. Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa
rất lớn. Các yếu tố về giống, dòng có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và
cho thịt của gia cầm. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc mỗi
giống có khả năng sinh trưởng là khác nhau. Ngoài ra, sinh trưởng còn phụ
thuộc vào tính biệt.
- Phương pháp đánh giá sinh trưởng
19
1919191919
19

20
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng để đánh giá
khả năng sinh trưởng người ta sử hai chỉ số đó là: Sinh trưởng tương đối và
sinh trưởng tuyệt đối.
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977) [23] sinh
trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Giá trị sinh
trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn
Sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng kích
thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.40, 1977) [24].
Gà còn non sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
* Những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của gà thịt.

- Ảnh hưởng của di truyền giống
Bằng thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng:
Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, các giống khác nhau có khả
năng sinh trưởng khác nhau. Sinh trưởng của giống gà chuyên thịt nhanh hơn
giống gà chuyên trứng, ngoài ra hướng sản xuất cũng ảnh hưởng tới khả năng
sinh trưởng của gia cầm.
Trần Công Xuân va cs (2007) [37] khi nghiên cứu khả năng sản xuất
của gà Lương Phượng Hoa nhập từ Trung Quốc, kết luận: khối lượng cơ thể
lúc 10 tuần tuổi đạt 1,79 kg ở dòng M
01
và 1,83 kg ở dòng M
03

.
Lê Huy Liễu (2006) [17] cho biết, gà Kabir nuôi thả vườn tại Thái Nguyên
có khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi 2,02 kg; gà Lương Phượng 1,70 kg.
Tác giả Bạch Thị Thanh Dân và cs (2007) [9] đã nghiên cứu, gà lai
Sasso – Lương Phượng nuôi thả vườn đến 10 tuần tuổi, có khối lượng cơ thể
2,47 kg; gà Lương Phượng 1,96 kg.
Các loài gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau.
Theo Chambers J. R (1990) [39] thì giữa các giống, dòng gà khác nhau
thì có sự sai khác di truyền về năng suất thân thịt, các phần của thân thịt. Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả của Singh R. A (1992) [49], Lohmann
(1995) [45], Trần Thanh Vân (2002) [33], Đào Văn Khanh (2002) [16], Lê
Thị Nga (2005) [22], và Lê Huy Liễu (2006) [17].

20
2020202020
20
21
Các nghiên cứu trên đây cho biết đặc tính di truyền của dòng, của giống
là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà.
Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mối giống có thể đạt được. Điều
này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt được năng
suất cao nhất.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Trong cùng một giống khả năng sinh trưởng của các cá thể là khác
nhau, sự khác nhau giữa con đực và con cái là khác nhau. Theo Nguyễn Duy

Hoan và cs (1999) [12], tốc độ sinh trưởng của con đực non cao hơn con cái.
Gà trống, ngỗng đực, vịt đực, gà phi đực nặng hơn con cái cùng loài, cùng
tuổi là 25 - 30%. Mỗi giống đều có khối lượng đặc trưng cho con đực và con
cái, mặc dù có sự khác nhau khá lớn giữa các cá thể. Các nhà di truyền học
kết luận rằng khác nhau về khối lượng giữa con đực và con cái là do tổ hợp
gen với giới tính quy định.
Khối lượng sống của gia cầm còn khác nhau theo tuổi, thường tăng vào
năm đầu tiên; chỉ lúc thay lông thì khối lượng mới giảm xuống.
Như vậy khối lượng sống của gia cầm khác nhau theo loài, tính biệt,
giống, tuổi và cá thể.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Đối với ngành chăn nuôi gia cầm thức ăn chiếm tới 70 - 80% giá thành

sản phẩm. Chính vì thế bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
thức ăn đều mang lại hiệu quả kinh tế. Do vậy để có năng suất cao trong
ngành chăn nuôi cần lập ra những khẩu phần hoàn hảo trên cơ sở tính toán
nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi. Theo Kirchgeβner M. (1997)
[43], đối với gà Broiler khẩu phần ăn có mức năng lượng là 12,1 – 13,8
MJ/kg là thích hợp nhất.
Theo Lê Hồng Mận và cs (2003) [21], cho biết nhu cầu về protein thích
hợp cho gà Broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả đã nhấn
mạnh vấn đề cần giải quyết chính là tỉ lệ giữa năng lượng và protein trong
thức ăn rất quan trọng. Để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit
amin và năng lượng. Chế độ dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến tính thèm ăn của

21
2121212121
21
22
gia cầm, mức ăn vào của gia cầm từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của gia cầm.
- Ảnh hưởng của chăm sóc
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2004) [19], bên cạnh các yếu tố giống và
dinh dưỡng, sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác
như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật
độ nuôi nhốt.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ

Sự tác động của nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sức kháng của cơ thể
gia cầm thông qua phản ứng điều tiết thân nhiệt, nhiệt độ quá thấp hay quá cao
đều làm cho nhiệt cơ thể thay đổi và làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia cầm.
Về mặt sinh học để chống đỡ nhiệt độ cao loài chim tự giảm sản sinh nhiệt
và tăng toả nhiệt. Chúng ăn ít, trở nên nhẹ cân từ đó mà hạn chế cung cấp năng
lượng qua trao đổi chất, giảm chuyển hoá đường và mỡ. Ước tính nhiệt độ tăng
từ 20
0
C lên 30
0
C cứ mỗi nhiệt độ tăng mức ăn giảm 1,5%; tăng từ 32
0

C lên 36
0
C
giảm 5%. Gia cầm thở gấp khi nhiệt độ lên cao tức thải năng lượng dưới dạng
hơi nước để hạ thân nhiệt. Thở gấp làm tăng trao đổi khí trong phổi, lượng oxy
huyết tăng, lượng cacbonic giảm dễ xảy ra nhiễm kiềm do tăng pH của máu.
Thải hơi nước nhiều kéo theo sự mất cân bằng nước trong cơ thể.
Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau, mức tiêu thụ thức ăn của gà khác
nhau (Nguyễn Đức Hưng, 2006) [14]. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu
về năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) của gà Broiler nên tiêu tốn
thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường.
Theo Wash Burn và cs (1992) [50], thì nhiệt độ tăng cao làm gà tăng

trưởng chậm, tỷ lệ chết tăng, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực nuôi gà
Broiler theo hướng công nghiệp, đặc biệt ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Qua
nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 35
0
C, ẩm độ tương đối 66%
đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở
gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp.
Khi nhiệt độ quá cao, khả năng ăn của gia cầm giảm. Theo Bùi Đức
Lũng (2000) [18], vào mùa nóng gà thịt ăn ít hơn > 10% so với mùa thu,
đông. Để khắc phục điều này người ta sử dụng thức ăn cao năng lượng trên cơ
sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin
22

2222222222
22
23
trong thức ăn cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được
không thấp hơn nhu cầu của chúng. Do đó, trong điều kiện khí hậu nước ta
tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức
ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng.
Cũng theo Bùi Đức Lũng (2000) [18], nhiệt độ môi trường cao kéo dài
sẽ ngăn cản phản ứng miễn dịch thể dịch của gia cầm và làm giảm kháng thể
liên tục. Gắn liền với sự thay đổi Corticosteroidinduced trong các ion huyết
tương, kháng thể tế bào cũng bị ngăn cản do kéo dài nhiệt độ trên 30

0
C. Hiệu
quả này lan truyền qua tế bào hoặc điều chỉnh phản ứng khuyếch đại tế bào.
Như vậy, nhiệt độ môi trường quá lạnh hoặc quá nóng đều làm cho con
vật chết vì chúng không thể đương đầu với dòng năng lượng đi vào cơ thể
chúng quá mức hoặc thoát ra khỏi cơ thể quá mức.
- Ảnh hưởng của ẩm độ
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ bị ẩm ướt. Thức ăn dễ bị
ẩm mốc. Đặc biệt là NH
3
do vi khuẩn phân giải các axit nucleic trong phân và
chất độn chuồng làm tổn thương tới hệ hô hấp của gà, làm tăng tỷ lệ nhiễm

các bệnh như Cầu trùng, Newcastle, CRD, Ecoli… dẫn đến làm giảm khả
năng sinh trưởng của gà.
- Lưu thông không khí (độ thông thoáng)
Độ thông thoáng trong chuồng nuôi rất quan trọng trong việc giúp gà có
đủ oxy và thải khí CO
2
và làm khô chất độn chuồng, lưu thông không khí làm
giảm độ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi làm giảm bệnh tật. Nhưng
không khí trong chuồng ở điều kiện nhất định có chứa các tác nhân có hại cho
gia cầm. Trong chăn nuôi, nếu chuồng trại không thông thoáng thì trong
chuồng nuôi sẽ có các loại khí độc như CO
2

, H
2
S, NH
3
, CH
4
… các chất này sẽ
kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn
công đường hô hấp của gia cầm.
Ngoài ra, những thay đổi một cách đột ngột về áp suất không khí ở
những vùng nhiệt độ gió mùa thường gây ra những rối loạn về trao đổi chất
của cơ thể gia cầm, thông qua sự tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung

ương làm cho cơ thể hình thành các đáp ứng stress.
23
2323232323
23
24
- Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [12], Johannes Petersen (1999) [41],
Ross (2002) [47] cho biết, với gà Broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời
gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng
20 lux/m
2
, ngày thứ tư đến khi kết thúc nuôi, thời gian chiếu sáng còn 23/24

giờ, cường độ chiếu sáng 5 lux/m
2
. Nhưng khi nuôi gà thịt dài ngày có khối
lượng cao thì áp dụng chế độ giảm thời gian chiếu sáng ở giai đoạn giữa. Cụ
thể: ngày thứ nhất chiếu sáng 24/24 giờ; ngày thứ hai: 20/24 giờ; ngày thứ 3 -
15: 12/24 giờ; ngày thứ 16 - 18: 14/24 giờ; ngày thứ 19 - 22: 16/24 giờ; ngày
thứ 23 - 24: 18/24 giờ và ngày thứ 25 đến kết thúc chiếu sáng 24/24 giờ.
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều, làm giảm sinh
trưởng tích lũy. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che
ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng,
ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công
suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.

* Nước uống
Nước là thành phần quan trọng vì nước tham gia quá trình trao đổi chất
trong cơ thể và tham gia vào cấu tạo của mô bào. Ngoài ra, nước còn là thành
phần cung cấp dinh dưỡng cho gia cầm. Chính vì vậy, nước uống bị nhiễm
các loại vi sinh vật gây bệnh, các loại hoá chất, các chất độc hại do quá trình
phân giải các chất hữu cơ là nguyên nhân thường trực gây ra các biến loạn
tiêu hoá và dịch bệnh ở gia cầm.
* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông cũng là một trong các đặc tính di truyền, đây là các
tính trạng có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển của
gia cầm, là một chỉ tiêu đánh giá sự thành thục. Tính dục gia cầm có tốc độ
mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trạng sớm và chất lượng tốt hơn của

gia cầm mọc lông chậm.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu
24
2424242424
24
25
quả cao. Mật độ nuôi nhốt quá cao sẽ dẫn đến hàm lượng khí thải NH
3
, CO
2
,

H
2
S cao và quần thể vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng tới tăng
khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỉ lệ
đồng đều thấp, tỉ lệ chết cao, làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, tuỳ
theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng mà có mật độ nuôi thích hợp.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [11] cho biết: khi gà dưới 3 tuần
tuổi mật độ nuôi nhốt (nuôi úm) là 20 - 30con/m
2
nền chuồng, giảm dần đến 7
- 10con/m
2

nền chuồng tuỳ theo mùa vụ và khối lượng xuất bán.
1.2.1.2. Tình hình cảm nhiễm bệnh và các yếu tố ảnh hưởng
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản
xuất của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2001 là
218 triệu con, năm 2003 là 254 triệu con và năm 2005 chỉ còn 220 triệu con,
năm 2006 là 214 triệu con. Tốc độ tăng đàn năm 2001 - 2003 là 9,0%. Hàng
năm, chăn nuôi gà cung cấp khoảng 350 - 450 nghìn tấn thịt chiếm khoảng 14 -
16% trong tổng sản phẩm các loại thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Nhiều
giống gia cầm có năng suất cao được lai tạo, du nhập và sản xuất đã đem lại
nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi (Đoàn Xuân Trúc, 2008) [31].
Năm 2006, cả nước có trên 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, mỗi hộ

trung bình nuôi 32 con. Hình thức chăn nuôi nhỏ, hộ gia đình chiếm khoảng
68,5%. Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chiếm khoảng 31,5%. Khi
nghề chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp có xu hướng phát triển
mạnh thì dịch bệnh cũng ngày càng tăng và mức độ lây lan rộng.
Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân
tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra,
gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là Newcastle, Gumboro, Tụ
huyết trùng, Dịch tả…Trong đó, tỷ lệ gia cầm bị bệnh Newcastle từ 40 - 53%,
bệnh Gumboro 27 - 32%, Tụ huyết trùng từ 14 - 15%. Theo số liệu điều tra
của Viện chăn nuôi Quốc Gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng
thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y cho điều trị bệnh
25

2525252525
25

×