Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 103 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 8
2. Mục tiêu của để tài ..................................................................................................... 9
3. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài (phân tích, đánh giá tình hình
nghiên cứu, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến
đề tài) ........................................................................................................................... 9
4. Đối tương, Phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..... 10
5. Hiệu quả (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội) và địa chỉ ứng dụng ................ 11
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 12
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI .......................................... 12
1.1. Nội dung quy định về cạnh tranh không lành mạnh của Liên minh Châu Âu .... 12
1.1.1. Tổng quan quy định về cạnh tranh không lành mạnh tại các quốc gia
Châu Âu .............................................................................................................. 12
1.1.2. Nội dung các quy định về cạnh tranh không lành mạnh của Liên minh
Châu Âu .............................................................................................................. 14
1.2. Tổng quan nội dung quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật
Liên bang Nga......................................................................................................... 17
1. 2.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Liên bang Nga...... 17
1.2.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Liên bang Nga ..... 18
1.3. Tổng quan nội dung quy định về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở
Hoa Kỳ: .................................................................................................................. 29
1. 3.1. Các quy định pháp luật về điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành
mạnh của Hoa Kỳ ................................................................................................ 29
1.3.2. Cơ quan thực thi hành vi cạnh tranh không lành mạnh pháp luật cạnh
tranh không lành mạnh tại Hoa Kỳ....................................................................... 31
1.4. Tổng quan nội dung quy định về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại
Úc (Australia) ......................................................................................................... 33
3




1.4.1.Các nội dung quy định về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Úc
(Australia)........................................................................................................... 33
1.4.2. Mô hình cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong
pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Úc....................................................... 35
1.5. Tổng quan nội dung về quy định pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại
Nhật và Đài Loan .................................................................................................... 36
1.5.1.Nội dung quy định về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Nhật
Bản ................................................................................................................ 36
1.5.1. 1.Luật Cạnh tranh ................................................................................... 36
1.5.1.2. Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn
(Actagainst Unjutifiable premiums and misleading representations) ................. 37
1.5.1.3. Luật điều chỉnh hành vi bán hàng đa cấp.............................................. 38
1.5.1.4. Luật chống cạnh tranh không lành mạnh .............................................. 38
1.5.2. Mô hình cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại
Nhật Bản.............................................................................................................. 41
1.5.2.1 Luật Chống độc quyền .......................................................................... 41
1.5.2.2. Luật Giao dịch thương mại đặc biệt ..................................................... 41
1.5.2.3. Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn ......... 41
1.5.2.4. Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp ............................................ 42
1.5.2.5. Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh ................................................. 42
1. 5.2. Nội dung về quy định pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Đài
Loan
............................................................................................................. 42
1. 5.2.1. Những nội dung pháp luật quy định về cạnh tranh không lành mạnh
tại Đài Loan...................................................................................................... 42
1.5.2.2. Mô hình cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
tại Đài Loan...................................................................................................... 45
Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH

KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM .................................................................. 47
I. Những quy định điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hệ
thống pháp luật ở Việt Nam .................................................................................... 47
4


1. Nội dung các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Cạnh
tranh hiện hành .....................
47
1. 1.Quy định về Chỉ dẫn gây nhầm lẫn ............................................................ 47
1.2. Quy định về bí mật kinh doanh .................................................................. 49
1.3. Quy định về hành vi ép buộc trong kinh doanh .......................................... 50
1.4. Quy định về gièm pha doanh nghiệp khác.................................................. 51
1.5. Quy định về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác .................................................................................................................. 52
1.6. Quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ........... 53
1.1.7. Quy định về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ...... 55
1.8. Quy định về phân biệt đối xử hiệp hội ....................................................... 57
1.9. Quy định về Bán hàng đa cấp bất chính ..................................................... 58
1.10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác ........................................ 59
2. Một số nội dung quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các
lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam.................................................................. 60
2.1. Quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn ............................................................. 60
2.2. Quy định về xâm phạm bí mật kinh doanh ................................................. 61
2.3. Quy định liên quan đến hành vi ép buộc trong kinh doanh ......................... 62
2.4. Quy định liên quan đến hành vi gièm pha doanh nghiệp khác ................... 63
2.5. Quy định liên quan đến hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác ...................................................................................................... 65
2.6. Quy định liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh ................................................................................................................ 66

2.7. Quy định liên quan đến hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh ................................................................................................................ 67
II. Mô hình xử lý cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh hiện hành và
một số vụ việc xử lý điển hình ở Việt Nam ............................................................. 68
1. Quy trình xử lý vụ các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
của luật cạnh tranh năm 2004............................................................................... 68
5


1.1. Cơ quan xử lý cạnh tranh không lành mạnh ............................................... 68
1.2. Căn cứ điều tra vụ việc cạnh tranh Khiếu nại vụ việc cạnh tranh................ 70
1.3. Xử lý đối với các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh ............................. 72
2. Một số vụ việc điển hình vi phạm quy định hành vi cạnh tranh không lành
mạnh được xử lý theo luật Cạnh tranh 2004......................................................... 70
2.1. Vụ việc liên quan đến hành vi ―chỉ dẫn gây nhầm lẫn: ............................... 74
2.2. Vụ việc liên quan đến hành vi ―gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác‖: ..... 75
2.3. Vụ việc liên quan đến hành vi ―quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh‖ ............................................................................................................... 76
2.3. Vụ việc liên quan đến hành vi ―khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lànhmạnh‖: ....................................................................................................... 77
2.5. Vụ việc liên quan đến hành vi ―bán hàng đa cấp bất chính‖: ...................... 78
Chương III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH
KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM ........................................................... 80
3.1. Những kinh nghiệm các nước tiêu biểu trên thế giới cho việc xây dựng
pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam .......................................... 80
3.1.1 Kinh nghiệm của các nước Châu Âu: ....................................................... 80
3.1.2. Kinh nghiệm của Liên bang Nga:............................................................ 81
3.1.3. Kinh nghiệm của Hợp chủ quốc Hoa Kỳ (USA): .................................... 84
Kinh nghiệm của Liên bang Úc: ....................................................................... 84
Kinh nghiệm của Nhật Bản và Đài Loan: ......................................................... 85

3.2.Các nguyên tắc mang tính định hướng trong việc hoàn thiện các quy định
pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................................... 86
3.2.1Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh ................................................................................................................ 86
3.2.2 Định hướng cơ bản trong việc sửa đổi nội dung pháp luật điều chỉnh
hành vi cạnh tranh không lành mạnh ................................................................ 89
3.3. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nước ta ............................................ 93

6


3.3.1. Kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh được quy định trong luật cạnh tranh hiện hành...................... 93
3.3.2. Kiến nghị về giải quyết quan hệ giữa Luật cạnh tranh và các văn bản
pháp luật chuyên ngành .................................................................................... 97
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 100
TỪ NGỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 103

7


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài: Pháp luật về hành vi Cạnh tranh không lành mạnh của một số
nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Hồ Xuân Thắng
Học vị: Tiến sỹ Luật học
Chức vụ: Giảng viên, Trưởng Khoa Luật - Trường Đại học sài Gòn.
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 3-12-2004, Luật Cạnh tranh của nước ta đã được Quốc hội thông qua, có
hiệu lực vào ngày 01-7-2005.Luật Cạnh tranh ra đời là kết quả của quá trình đổi mới
về kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
Luật này đã cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, theo đó cơ chế thị
trường nhằm góp phần hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp,
văn minh trong xã hội . Ngay từ khi ra đời, Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật
chống Cạnh tranh không lành mạnh nói riêng đã đóng góp rất quan trọng đối với việc
điều chỉnh hầu hết các quan hệ kinh tế trên thương trường, bảo đảm cho sự lành mạnh
của các quan hệ cạnh tranh vốn đang diễn biến phức tạp với sự biểu hiện của rất nhiều
hành vi Cạnh tranh không lành mạnh trong một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều nội dung quy định trong luật và văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật
này đã được ban hành, chủ yếu tập trung làm rõ, giải thích các quy định điều chỉnh đối
với các hành vi hạn chế cạnh tranh, mà ít chú ý đến các quy định điều chỉnh hành vi
Cạnh tranh không lành mạnh, việc điều chỉnh loại hành vi này đã gặp rất nhiều khó
khăn trong việc triển khai áp dụng vào thực tiễn suốt 10 năm qua. Thực tiễn cho thấy,
trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần của Việt Nam, đã xuất hiện nhiều tổ
chức kinh tế của các nhà đầu tư trong và nước ngoài có quy mô vốn rất lớn và tiềm
năng. Quá trình đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp đều chịu tác động mạnh mẽ của
sự phân khúc mãnh liệt của thị trường, vì thế cho nên, đòi hỏi chính các doanh nghiệp
phải sáng tạo, không ngừng đổi mới hình thức kinh doanh để cùng cạnh tranh có hiệu
quả. Các thủ pháp cạnh tranh trên thương trường rất đa dạng và ngày càng phức tạp,
trong khi đó quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nước ta chỉ phù hợp
với các loại hình kinh doanh nhỏ và vừa, cho nên quá trình áp dụng Luật cạnh tranh
rất khó khăn cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lí nhà nước.
Do vậy, việc cập nhật, học hỏi những quy định về hành vi Cạnh tranh không
lành mạnh của các quốc gia đã và đang phát triển trên thế giới, từ đó rút ra những kinh
nghiệm quý báu, tạo cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam là rất cần thiết.
Đây cũng chính là những lý do mà tác giả lựa chọn đề tài ―Pháp luật về hành
vi cạnh tranh không lành mạnh của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm

cho Việt Nam‖ để thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
8


2. Mục tiêu của để tài
Đề tài ―Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số quốc gia
trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam‖, theo các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu những quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số
quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, Châu Úc, Nhật Bản và Đài
Loan.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm thích hợp cho Việt Nam và trên cơ sở phân tích
những bất cập trong quy định của pháp luật cạnh tranh cũng như quá trình thực thi
pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Tác giả kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về điều chỉnh hành vi cạnh tranh
không lành mạnh .
3. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài (phân tích, đánh giá tình
hình nghiên cứu, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan
đến đề tài)
- Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nói
chung, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng. Tuy nhiên, các công
trình này được nghiên cứu dưới góc độ là một loại hình mới của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phù hợp với tình hình điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của những nước đó, không nghiên cứu theo hướng so sánh, rút kinh nghiệm để
xây dựng các quy định liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Ở Liên bang Nga đã có một số nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nói chung
và pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh Liên bang Nga nói riêng1 nhưng
chưa có nghiên cứu cụ thể, chỉ ra những kinh nghiệm cho các nước đang phát triển
như Việt Nam.
- Ở Việt Nam, kể từ năm 1986 cả nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,
công trình đầu tiên nghiên cứu có liên quan đến cạnh tranh với tên gọi ―Các giải pháp

kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình chuyển
đổi nền kinh tế ở Việt Nam― đã được Viện nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Ban vật
giá Chính phủ (nay thuộc Bộ Tài chính) tiến hành nghiên cứu và nghiệm thu năm
1996.

Xem: Варламова А.Н., Конкурентное право России. — М.: ИКД «Зерцало-М», 2008;
Еременко В.И. Правовое регулирование конкурентных отношений в России и
зарубежом: дисс. доктора юр. наук. 12.00.03. — М.: РГБ, 2007;
Кондратовская С.Н. Правовые проблемы пресечения недобросовестной конкуренции
на товарных рынках: дис. канд. юр. наук. - Санкт-Петерб. гос. университет, 2005;
Ковалькова М.В. Государственный антимонопольный контроль в российском и американском
праве:
сравнительно-правовой аспект, дис. канд. юр. наук, Ставрополь, 2005;
Паращук С.А. Конкурентное право (правовое регулирование конкуренции и монополии).
— М.: Городец-издат, 2002; Тотьев К.Ю. Конкурентное право (правовое регулирование
конкуренции):
учебник. - М.: РДЛ, 2000; Конкуренция и антимонопольное регулирование:
учебное пособие для вузов / Под ред. Цыганова А.Г. - М.: Логос, 1999
9
1


- Năm 1998, công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh do Bộ Tư pháp chủ
trì thực hiện thuộc dự án VIE/94/003 - Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam,
đã được hoàn thành và nghiệm thu và áp dụng trong thực tiễn .
- Năm 2001, được sự tài trợ của dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh
VIE/97/016, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cũng đã tiến hành nghiên cứu đề tài ―Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền tại Việt Nam―, công trình nghiên cứu này đã được
hoàn thành và nghiệm thu năm 2001.

- Cũng trong năm 2001 này, được sự tài trợ của Viện KAS, Cộng hoà liên
bang Đức. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật trực thuộc Viện khoa học xã hội
Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu đề tài ―Cạnh tranh và xây dựng pháp luật
cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay― và được hoàn thành, nghiệm thu năm 2001)...Đây là
những công trình đầu tiên nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về những vấn đề có
liên quan đến cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh, tạo luận cứ cũng như tiền đề khuyến
nghị đến việc cần xây dựng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam.
- Luận án Tiến sỹ, đề tài ―Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam‖ của NCS Lê Anh Tuấn, năm 2008.
- Một số chuyên gia đã xuất bản những cuốn sách chuyên khảo về pháp luật
cạnh tranh như:
- Tiến sĩ Nguyễn Như Phát và Thạc sỹ Bùi Nguyên Khánh năm 2001"Tiến tới
xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam".
- Tiến sỹ Đặng Vũ Huân năm 2004"Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống
cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam".
- Tiến sỹ Lê Hoàng Oanh, năm 2005 "Bình luận khoa học Luật cạnh tranh".
- PGS.TS. Nguyễn Như Phát và ThS Nguyễn Ngọc Sơn, năm 2006."Phân tích
và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh".
- Công trình nghiên cứu về "Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh Việt
Nam năm 2004 và đề xuất áp dụng" của nhóm tác giả thuộc Trường Đại học ngoại
thương Hà Nội, năm 2005.
- Pháp luật cạnh tranh Liên bang Nga và những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam, Đề tài NCKH cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, nghiệm thu
năm 2012 của TS. Phạm Trí Hùng.
Như vậy, Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu thuộc những
quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số nước tiêu biểu trên thế
giới và kinh nghiệm cho nước ta trong việc hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý
để điều chỉnh hành vi cạnh tranh này.

4. Đối tương, Phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tập trung nghiên cứu:
+ Tổng quan những quy định vê cạnh tranh không lành mạnh của một số nước
tiêu biểu trên thế giới, như: Liên Bang Nga; Liên Minh Châu Âu; Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ; Úc (Australia); Nhật bản và Đài Loan
10


+ Trong khuôn khổ của một đề tài cấp Trường, với kinh phí có hạn, đề tài chỉ
giới hạn ở việc nghiên cứu khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật
về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước đã và đang phát triển mạnh
trong khu vực và thế giới. Đồng thời, tác giả cũng giới hạn một số quy định điều chỉnh
hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh hiện hành, các văn bản
pháp luật chuyên ngành khác có liên quan của nước ta. Từ đó, rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tập trung sửa đổi, bổ sung Luật cạnh tranh năm
2004 nhằm hoàn thiện chế định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
- Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài này được thực hiện trên nền tảng
của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. Trong đó, tác giả sử dụng việc
kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
+ Phương pháp phân tích: phân tích lý luận, phân tích luật…
+ Phương pháp tổng hợp: tổng hợp thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu…
+ Phương pháp tình huống: nghiên cứu việc áp dụng các chế định của pháp luật
hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số nước trên thế giới trong những trường
hợp cụ thể.
+ Phương pháp so sánh luật: nghiên cứu điểm tương đồng và khác biệt; lý giải
những tương đồng và khác biệt; qua đó chọn lọc những quy định phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
5. Hiệu quả (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội) và địa chỉ ứng dụng

Đề tài là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật cạnh tranh một số quốc gia
trên thể giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tính hiệu quả cơ bản là ở chỗ, trong giai
đoạn phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta việc hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành
mạnh không thể bỏ qua việc tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm soạn thảo quy định pháp
luật về hành vi chống cạnh tranh không lành mạnh của những nước có nền kinh tế đã
và đang phát triển.
Ý nghĩa hiệu quả về mặt thực tiễn, đề tài sẽ nghiên cứu một cách tổng thể các
quy định của pháp luật về hành vi chống cạnh tranh không lành mạnh của một số nước
tiêu biểu trên thế giới. Đánh giá thực trạng các dạng phổ biến nhất về những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra trên thị trường hiện nay, từ đó cung cấp
những kinh nghiệm là cơ sở lý luận và thực tiễn cho các cơ quan nhà nước trong việc
hoạch định và thực thi chính sách cạnh tranh.
Địa chỉ ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng vào mục đích
đào tạo, nghiên cứu và làm tại liệu tham khảo chuyên sâu rất hữu ích cho Giảng viên
và Sinh viên chuyên ngành Luật tại trường Đại học Sài Gòn và các cơ sở đào tạo cử
nhân Luật

11


B. NỘI DUNG
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
Có thể nhận thấy rằng: Pháp luật về cạnh tranh nói chung và hành vi cạnh tranh
không lành mạnh nói riêng đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới. Song cho đến nay,
vẫn chưa có một khái niệm nhất quán áp dụng cho tất cả các quốc gia về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Chính vì lí do này,
quy định liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của từng quốc gia

cũng khác nhau rất căn bản, trong đó có Việt Nam nước ta. Trong khuôn khổ của đề
tài nghiên cứu, tại chương này, Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về mặt lí luận của quy
định một số quốc gia tiêu biểu trên thế gới liên quan đến khái niệm và các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, từ cơ sở đó đề xuất những kinh nghiệm cho Việt Nam để
sửa đổi một số điều khoản liên quan tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
Luật Cạnh tranh hiện hành.
1.1. Nội dung quy định về cạnh tranh không lành mạnh của Liên minh
Châu Âu
1.1.1. Tổng quan quy định về cạnh tranh không lành mạnh tại các quốc gia
Châu Âu
Nơi khởi đầu của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và cũng
chính là nơi phát sinh các cách tiếp cận khác biệt trong quá trình xây dựng pháp luật
về cạnh tranh không lành mạnh chính là các quốc gia của Châu Âu. Ba trung tâm kinh
tế lớn của Châu Âu là Pháp, Đức và Anh đều có những cách điều chỉnh hành vi cạnh
tranh không lành mạnh riêng, trong đó điều quan tâm đặc biệt là hệ thống của Pháp lại
có nhiều điểm gần với Anh hơn là Đức. Tức là Pháp và Anh đều điều chỉnh hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở các nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort law) và cụ thể hoá thông qua các án lệ. Một số
nước khác tiêu biểu như là Hà Lan và Italia cũng xây dựng pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh theo hướng này. Tại các quốc gia này, toà án luôn đóng một vai trò
rất lớn trong việc đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh
doanh hoạt động thương mai và quyết định biện pháp xử lý bằng các chế tài đánh chủ
yếu về mặt kinh tế là bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai hệ
thống Dân luật và Thông luật trong cách thức áp dụng pháp luật đối với lĩnh vực này.
Trong hệ thống của Pháp, phạm vi áp dụng tort law đối với hành vi cạnh tranh không
lành mạnh tương đối rộng, Toà án có thẩm quyền xem xét và phán quyết nhiều hành
vi cạnh tranh khác nhau, từ đó hình thành các án lệ đa dạng về các hành vi gây cản trở
hoạt động cạnh tranh (concurrence déloyal) và các hành vi lợi dụng thành quả của đối
thủ cạnh tranh (concurrence parasitaire). Trong các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh
tranh không lành mạnh tại toà án, bên nguyên đơn cần chứng minh sự tồn tại của hành

12


vi cạnh tranh không lành mạnh, thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm và thiệt hại, ngoài ra bên bị đơn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
không cần xét đến yếu tố lỗi (cố ý) đối với hành vi vi phạm. Pháp luật cạnh tranh của
Hà Lan cũng áp dụng mô hình này, tuy nhiên với nguyên tắc, Doanh nghiệp được thực
hiện mọi hoạt động cạnh tranh không bị cấm bởi quy định pháp luật kết hợp với
nguyên tắc ưu tiên, việc sử dụng các điều khoản chung của pháp luật dân sự để xử lý
vụ việc cạnh tranh bị hạn chế hơn. Còn ở nước Anh, hệ thống Thông luật của nước
này chỉ thừa nhận việc áp dụng tort law về cạnh tranh không lành mạnh đối với một số
biểu hiện hành vi cụ thể như gây nhầm lẫn, mạo nhận về nhãn hiệu (passing off) và
xâm phạm bí mật kinh doanh. Tức là các hành vi cạnh tranh phải thật sự do chính chủ
thể thực hiện trong quá trình kinh doanh nhằm mục đích sinh lời, đồng thời các hành
vi đó phải thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Do đó, để được toà án giải quyết, các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh
phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, và các thẩm phán có thể từ chối thụ lý nếu vụ
việc liên quan đến các hành vi thị trường nằm ngoài phạm vi các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh nêu trên..Như vậy, pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
của nước Anh đề cao tính phán quyết của thẩm phán để mang lại trật tự kinh doanh
chung trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, một số nước tiêu
biểu của Châu Âu đã lựa chọn cách tiếp cận sử dụng luật chuyên ngành (lexspecialis)
như một lợi thế cơ bản để điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì
thế mà ở một số nước như Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ,
Luxemburg đã có một đạo luật riêng điều chỉnh về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Còn một số nước khác trong khối các quốc gia Châu Âu như Hungary, Bulgary
hay Rumani xâydựng các quy định về cạnh tranh không lành mạnh hợp nhất trong một
đạo luật về thương mại hay cạnh tranh chứ chưa có tính tách bạch độc lập điều chỉnh
hành vi này trong pháp luật về cạnh tranh. Nhìn chung, các quốc gia này đã luật hoá
một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, dựa trên cơ sở các khuyến nghị

tại Điều 10bis Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp, và lấy đó làm cơ sở cho
việc thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
Điều mà các quốc gia khối liên minh Châu Âu Giữ quan điểm luật hóa một số
hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, cũng xuất phát từ sự tự do kinh doanh
luôn xuất hiện cả khả năng không "nhận thức được quy luật". Mặt khác, pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh đã được khai sinh ở Châu Âu cùng với sự xuất
hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Theo Điều 10 Bis Công ước
Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các
hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều
bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Có thể nhận thấy, tuỳ thuộc vào quan điểm điều tiết nền kinh tế thị trường của
từng quốc gia trong từng thời kỳ nhất định, danh sách các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bị cấm có thể được các quốc gia quan tâm nhiều hay ít. Tức là nó luôn luôn
13


bị thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia, vào sự trị vì của
hệ thống chính trị của từng quốc gia. Cách tiếp cận này một mặt tác động rất tích cực
cho các quy định về cạnh tranh không lành mạnh rõ ràng và dễ áp dụng, nhưng mặt
khác khiến cho quá trình thực thi trở nên cứng nhắc thiếu đi tính mềm dẻo và gây
không ít khó khăn, trở ngại cho cơ quan thực thi trong việc điều chỉnh các hành vi
cạnh tranh mới xuất hiện trên thương trường, hay có sự thay đổi về điều kiện kinh tế
xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới tác động sâu sắc vào đất nước họ.
Ví dụ, nhiều nước tại Châu Âu trong một thời gian dài đã coi việc một doanh nghiệp
tìm kiếm và thu hút các khách hàng đã có quan hệ hợp đồng ổn định với doanh nghiệp
cạnh tranh khác là một dạng thức cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, trong điều
kiện nền kinh tế thị trường tự do đa chiều, quy định như vậy là không hợp lý, một mặt
không đảm bảo quyền tự do lựa chọn cho khách hàng, mặt khác không tạo động lực
khuyến khích các doanh nghiệp có động lực phát triển. Việc sửa đổi, bổ sung danh
sách các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần được luật hoá theo sự phát triển của

thị trường đòi hỏi phải có những nỗ lực nhiều mặt trong đó là vấn đề lập pháp.
1.1.2. Nội dung các quy định về cạnh tranh không lành mạnh của Liên minh
Châu Âu
Trong nhiều năm gần đây, các nước trong khối liên minh Châu Âu đã có những
nỗ lực để thống nhất chung các quy định về cạnh tranh không lành mạnh giữa các
nước thành viên EU trong khuôn khổ chương trình hài hoà hoá pháp luật chung (legal
harmonisation) của Cộng đồng Châu Âu. Dựa trên Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu
Công nghiệp, các quốc gia Châu Âu đã phát triển các quy định chung theo nhiều hình
thức, cấp độ, từ các nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh tại Hiệp ước Rome 1957 đến
những thoả thuận nhóm như Luật Nhãn hiệu chung của khối Benelux1971 và những
hướng dẫn chung từ EC đến các nước thành viên như Chỉ thị số2005/29/EC. Mặc dù
vậy, tính đến sự khác biệt còn tồn tại giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia thành
viên, EU vẫn phải bổ sung một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật, trong đó
đặc biệt quan trọng là nguyên tắc nước xuất xứ tại Điều 28 của Hiệp ước Châu Âu,
theo đó pháp luật của quốc gia nhập khẩu được ưu tiên áp dụng để đánh giá tính hợp
pháp trong việc kinh doanh một loại hàng hoá nhất định. Khối liên minh Châu Âu
(EC) cũng đã ban hành Quy định số 2006/2004 ngày 27/10/2004 về việc hợp tác giữa
các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc
gia thành viên. Chỉ thị hướng dẫn các hành vi thương mại không lành mạnh (sau đây
gọi tắt là Chỉ thị) được thông qua vào tháng 5/2005. Có thể nói, chỉ thị được thông qua
nhằm củng cố niềm tin của người tiêu dùng thuộc cộng đồng chung Châu Âu vào các
giao dịch giữa các quốc gia thành viên. Ban đầu, Người tiêu dùng trong khối liên minh
Châu Âu không chắc chắn và có nhiều suy nghĩ trái chiều nhau vì rằng liệu quyền lợi
của họ có được bảo vệ một cách thỏa đáng trong các giao dịch quốc tế và vì thế sẽ
không tận dụng được lợi thế của thị trường chung Châu Âu hay không. Sau một quá
trình tham vấn chuyên sâu và mở rộng, Chỉ thị hướng dẫn các hành vi thương mại
không lành mạnh đã được thông qua, thay thế cho một loạt các luật lệ thông thường về
14



thương mại không lành mạnh đang tồn tại ở các quốc gia thành viên. Sự thống nhất và
minh bạch mà Chỉ thị này mang lại cho cộng đồng chung Châu Âu đã góp phần đảm
bảo hơn nữa cho người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán của họ. Mục tiêu của
Chỉ thị là nhằm làm rõ các quyền tối thượng nhất của người tiêu dùng và đơn giản hóa
thương mại xuyên biên giới các quốc gia. Các quy tắc và nguyên tắc chung mà Chỉ thị
mang lại đã bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi không lành mạnh của các
thương nhân kinh doanh hoạt động thương mại nhằm mục đích lừa đảo cho dù người
tiêu dùng họ mua hàng từ một cửa hàng gần nhà hay từ một website nước ngoài. Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể quảng cáo và tiếp thị tới tất cả
450 triệu người tiêu dùng trên khắp cộng đồng Châu Âu với cùng một phương thức
như khi quảng cáo và tiếp thị tới người tiêu dùng nội địa tại quốc gia của họ. Chỉ thị
mang đến sự hài hòa và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên, hạ thấp
các rào cản trong thị trường chung. Trước khi chỉ thị ra đời, khái niệm về hành vi
thương mại không lành mạnh giữa các quốc gia thành viên thiếu sự thống nhất, còn rất
khác nhau. Từ khi Chỉ thị ra đời, các hành vi thương mại trên khắp Châu Âu đã được
đánh giá theo một tiêu chuẩn chung nhất, mật thiết hơn. Cấu trúc của Chỉ thị bao gồm:
Qui định chung, qui định về các hành vi gây nhầm lẫn, qui định về các hành vi mang
tính công kích và danh sách đen. Qui định chung nêu trên bao gồm các nguyên tắc
cấm chung đối với hành vi thương mại không lành mạnh. Điều khoản này đã thống
nhất hay còn gọi là hợp nhất, thay thế các qui định phân tán tại các quốc gia thành
viên và vì thế đã xóa bỏ đi các rào cản tồn tại trên thị trường chung trong nhiều năm
trước đó. Cộng vào đó, hai mảng chính của hành vi thương mại không lành mạnh là
các hành vi gây nhầm lẫn và mang tính công kích cũng được miêu tả chi tiết hơn.
Theo quan điểm chung của một số học giả nghiên cứu về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, trên thực tế, hầu hết các hành vi bị coi là không lành mạnh đều thuộc qui
định về hai mảng hành vi trên. Chí thị được ban hành nó đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thiết
yếu đó của các nước thành viên. Tức là khi áp dụng các qui định trên trong thực tiễn,
các hành vi được đánh giá dựa trên tác động của hành vi đó hoặc tác động có khả năng
xảy ra của hành vi đó đối với người tiêu dùng trung bình hay còn gọi là người tiêu
dung phổ thông. Cuối cùng, danh sách đen bao gồm danh sách các hành vi có thể,

trong mọi trường hợp, bị coi là không lành mạnh và vì thế sẽ bị cấm mà không cần
phải áp dụng kiểm định về người tiêu dùng trung bình. Câu hỏi đặt ra đó là, khái niệm
như thế nào là người tiêu dùng trung bình (hay người tiêu dùng phổ thông)? Tòa án
công lý liên minh Châu Âu đã đưa ra định nghĩa, ―Người tiêu dùng trung bình là
người có đầy đủ thông tin ở mức vừa phải, tinh ý ở mức vừa phải và thận trọng ở mức
độ vừa phải, khi tính đến các yếu tố xã hội, văn hóa và ngôn ngữ‖ 2. Tại hầu hết các
quốc gia thuộc liên minh Châu Âu, các tòa án quốc gia đều đã sử dụng kiểm định
người tiêu dùng trung bình. Đây không phải là một kiểm định mang tính thống kê, do
vậy, các tòa án quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền quốc gia sẽ phải thực thi quyền
quyết định của riêng từng cơ quan, có xem xét tới án lệ của Tòa án công lý liên minh
2

Theo Tiến sỹ Lê Hoàng Oanh, năm 2005 "Bình luận khoa học Luật cạnh tranh"

15


Châu Âu, để quyết định phản ứng điển hình của một người tiêu dùng trung bình trong
một trường hợp cụ thể. Dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta có thể nhận thấy,
Khái niệm hành vi thương mại đề cập tới các hoạt động có mối liên hệ với xúc tiến,
kinh doanh hoặc cung cấp hàng hóa tới người tiêu dùng. Hay nói cách khác, hành vi
thương mại của thương nhân không thể thiếu vắng vị trí vai trò của người tiêu dùng.
Thương nhân, phản ánh cung cầu, thì người tiêu dùng cũng thể hiện rõ hai chữ cung
cầu đó trong thị trường hàng hóa dịch vụ. Do vậy, nó bao hàm bất kỳ hành động sai
sót, qui cách ứng xử, chỉ dẫn hoặc quan hệ giao tiếp thương mại như bao gồm quảng
cáo và marketing được tiến hành bởi thương nhân đến người tiêu dùng. Nếu một hành
vi thương mại là không lành mạnh, điều đó có nghĩa là theo tiêu chuẩn cụ thể, hành vi
đó bị coi là không thể chấp nhận được trong mối liên hệ với người tiêu dùng. Điều 5
Chỉ thị hướng dẫn các hành vi thương mại lành mạnh qui định một hành vi thương
mại bị coi là không lành mạnh nếu:

Thứ nhất là đi ngược lại với các yêu cầu về sự cần mẫn nghề nghiệp.
Thứ hai là bóp méo một cách nghiêm trọng hoặc có khả năng bóp méo nghiêm
trọng ứng xử kinh tế trong mối liên hệ với sản phẩm của người tiêu dùng trung bình,
người mà hành vi này hướng tới hoặc sản phẩm của nhóm thành viên trung bình khi
một hành vi thương mại hướng trực tiếp tới một nhóm cụ thể người tiêu dùng.
Các hành vi thương mại tác động tới đa phần người tiêu đùng, nhưng có khả
năng bóp méo một cách nghiêm trọng ứng xử kinh tế của chỉ một nhóm người tiêu
dùng đặc biệt dễ bị tổn thương đối với hành vi cụ thể hay một sản phẩm không rõ ràng
bởi sự yếu đuối về mặt thể chất hoặc tinh thần, tuổi tác hay do sự cả tin.
Xét ở góc độ xã hội học thì Doanh nhân thực hiện hành vi thương mại có thể dễ
dàng dự doán được một cách hợp lý sự dễ bị tổn thương của nhóm người tiêu dùng
này hay nói cách khác hành vi cạnh tranh không lành mạnh của thương nhân ảnh
hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Các hành vi đó, sẽ bị đánh giá dựa trên quan
điểm của các thành viên trung bình của nhóm đó, tùy thuộc vào mức độ hành vi cạnh
tranh không lành mạnh của thương nhân diễn ra trên thị trường.
Nhưng nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lí thì điều này không ảnh hưởng
tới các hành vi quảng cáo thông thường và hợp pháp với các thông điệp nói quá hoặc
các thông điệp không được hiểu theo nghĩa đen.
Tóm lại các quy định của Chỉ thị thị hướng dẫn các hành vi thương mại không
lành mạnh (sau đây gọi tắt là Chỉ thị) được thông qua vào tháng 5/2005 của các quốc
gia thành viên Châu Âu đã hướng đến việc quan trọng hóa các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh của thương nhân phải thiết thực bảo vệ người tiêu dung trung bình
hay còn gọi là người tiêu dùng phổ thông

16


1.2. Tổng quan nội dung quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo
pháp luật Liên bang Nga
Theo kinh nghiệm nghiên cứu của giới Luật học thì căn cứ xác định hành vi

Cạnh tranh không lành mạnh thông thường dựa theo tính chất lành mạnh của hành vi,
mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh và tác động của chúng tới thị
trường.
Sự không lành mạnh của các thủ thuật cạnh tranh đã thực sự làm hạn chế khả
năng cạnh tranh vốn có của các đối thủ cạnh tranh hoặc cũng có thể làm triệt tiêu cạnh
tranh, có nghĩa là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi
ích của cả cộng đồng và xã hội, những giá trị cơ bản mà Nhà nước phải đại diện và
cần bảo vệ. Như vậy, dù tính không lành mạnh của hành vi cạnh tranh được nhằm vào
những đối thủ cụ thể hay nhằm vào lợi ích của trật tự kinh tế thì đều cần phải được
phòng ngữa, ngăn cản và xử lí nghiêm minh.
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Liên bang Nga
Theo Điều 4 Luật về bảo vệ cạnh tranh, cạnh tranh được định nghĩa là sự tranh
đua (соперничество) giữa các chủ thể kinh doanh, theo đó trong cùng điều kiện, bằng
các hành vi độc lập của mình, một bên đạt được sự loại bỏ hoặc hạn chế khả năng tác
động tới lưu thông hàng hóa trên thị trường hàng hóa của bên kia.
Như vậy, có thể thấy các yếu tố cấu thành cạnh tranh bao gồm:
Một là: Các bên tham gia cạnh tranh là các chủ thể kinh doanh. Theo Khoản 5
Điều 4 Luật về bảo vệ cạnh tranh, chủ thể kinh doanh bao gồm cá nhân tiến hành hoạt
động thương mại, tổ chức thương mại và các tổ chức phi thương mại, thực hiện các
hoạt động đem lại lợi nhuận. Mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ cạnh tranh phải
là sự đối đầu, sự ganh đua và phải có ít nhất 2 chủ thể trở lên.
Hai là: Mục đích của cạnh tranh là sự loại bỏ hoặc hạn chế khả năng thực hiện
các hoạt động liên quan tới lưu thông hàng hóa của đối thủ. Bằng sự loại bỏ hoặc hạn
chế này đối thủ tiến hành cạnh tranh có được những ưu thế nhất định.
Ba là: Môi trường cạnh tranh phải trong cùng một điều kiện tự nhiên.
Cạnh tranh không lành mạnh trong Luật về bảo vệ cạnh tranh của Liên Bang
Nga được hiểu là bất kỳ hành vi nào của chủ thể kinh doanh (nhóm chủ thể) nhằm
hướng tới việc có được những ưu thế trong hoạt động thương mại, trái với pháp luật,
tập quán thương mại, yêu cầu trật tự, hợp lý và công bằng mà gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh khác, đối thủ cạnh tranh hoặc làm tổn hại hay

có thể làm tổn hại tới uy tín thương mại của đối thủ.
Từ định nghĩa trên có thể kết luận về các dấu hiệu của cạnh tranh không lành
mạnh như sau:
17


Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh phải là những hành vi mang tính chất
chủ động, tích cực. Hành vi dưới dạng bị động (không thực hiện hành vi) không thuộc
phạm vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai,chủ thể cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh. Trong
khái niệm chủ thể kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật về bảo vệ cạnh tranh
bao gồm cả tổ chức tài chính vì theo Khoản 6 Điều 4 tổ chức tài chính được định
nghĩa là các chủ thể kinh doanh, cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính. Khoản 6
Điều 4 Luật về bảo vệ cạnh tranh cũng liệt kê ra các tổ chức được coi là các tổ chức
tài chính - chủ thể kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.
Thứ ba, hành vi cạnh tranh được xem là không lành mạnh nếu trái với qui định
của pháp luật Liên bang Nga, tập quán thương mại và yêu cầu về trật tự, hợp lý và
công bằng.
Thứ tư, có hậu quả do hành vi này gây ra hoặc có thể gây ra cho đối thủ kinh
doanh.
Như vậy, điểm giống nhau giữa pháp luật cạnh tranh Việt Nam và pháp luật
cạnh tranh của liên bang Nga cũng đưa ra khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
mang tính chất lý thuyết, không đưa ra được các biểu hiện khách quan của hành vi
này.
Cách tiếp cận quy định các căn cứ nhận dạng của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh áp dụng trong pháp luật cạnh tranh Liên bang Nga xuất phát từ đặc thù của hành
vi cạnh tranh không lành mạnh và tính đa dạng của các thủ pháp cạnh tranh. Các cách
thức cạnh tranh có thể là thủ thuật tạo sự nhầm lẫn, gian dối, gièm pha, ép buộc, gây
rối…Các cách thức này cũng không tương tự nhau tại các nước khác nhau và cũng
không mang tính ổn định, trái lại thay đổi tùy theo từng điều kiện và sự phát triển của

chính kinh tế cũng như trình độ khoa học - công nghệ.
1.2.2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Liên bang Nga
Theo quy định của pháp luật, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm3:
1. Phổ biến các thông tin giả dối, không chính xác hoặc sai lệnh có thể mang lại
thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh hoặc mang lại thiệt hại trong uy tín thương mại;
2. Tạo ra sự nhầm lẫn về đặc tính, phương thức, nơi sản xuất, đặc tính sử dụng,
chất lượng và số lượng của với hàng hóa hoặc nhà sản xuất;
3. So sánh không trung thực của một chủ thể kinh doanh về hàng hóa do chính
mình tiêu thụ hoặc sản xuất với hàng hóa do chủ thể kinh doanh khác tiêu thụ hoặc
sản xuất;

3

Theo Điều 14 Luật về bảo vệ cạnh tranh năm 2006 của Liên Bang Nga

18


4. Bán, trao đổi hoặc bằng các phương thức lưu thông hàng hóa khác nếu sử dụng
trái pháp luật tài sản sở hữu trí tuệ cũng như các đối tượng được pháp luật bảo hộ
tương tự như tài sản sở hữu trí tuệ như công cụ phân biệt pháp nhân, công cụ phân
biệt hàng hóa, dịch vụ;
5. Tiếp cận, thu thập, sử dụng, phổ biến không hợp pháp thông tin thuộc bí mật
kinh doanh, bi mật nghiệp vụ hoặc các loại hình thông tin bí mật khác được bảo vệ bới
pháp luật;
6. Các hành vi liên quan tới chiếm hữu, sử dụng quyền độc quyền đối với công cụ
phân biệt pháp nhân và công cụ phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
Đi kèm với 6 hành vi cạnh tranh bị xem là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, trong quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của Liên Bang
Nga có đưa ra một số thuật ngữ sử dụng làm căn cứ xác định tính chất không lành

mạnh của hành vi cạnh tranh.
Theo nội dung của Khoản 9 Điều 4, cạnh tranh không lành mạnh là bất kỳ hành
vi nào nếu có những dấu hiệu như đã nêu ở phần trên. Vì thế có thể khẳng định sẽ
không thể có danh mục cố định các hành vi thể hiện của cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 14 chỉ qui định những hành vi manh tính chất điển hình trong cạnh tranh không
lành mạnh.
Ngày 22 tháng 12 năm 2006, Luật về bảo vệ cạnh tranh có hiệu lực thi hành,
Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga đã tổ chức đối thoại trực tuyến về khả năng
thực thi của đạo luật này trên thực tế. Có rất nhiều nội dung câu hỏi liên quan tới các
điều khoản trong luật có thể gây khó khăn cho quá trình thực thi được những người
quan tâm đưa ra, lãnh đạo Cơ quan chống độc quyền đã giải đáp và khẳng định thẳng
thắn rằng: pháp luật về bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền là một trong những loại
hình pháp luật khó thực thi nhất. Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh của Liên bang Nga
cũng đã tiếp thu kinh nghiệm và thực tiễn thế giới trong lĩnh vực này nên trong Luật
đã xuất hiện những khái niệm như lương thiện, hợp lý và công bằng - những khái
niệm tạo ra sự không xác định về nội dung. Câu hỏi ―Các khái niệm này hiểu như thế
nào và áp dụng chúng như thế nào?‖ sẽ không thể có câu trả lời nhất quán vì quyết
định cuối cùng trong lĩnh vực chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về Tòa án và
chính Tòa án với kinh nghiệm thực tiễn xét xử trong từng trường hợp cụ thể sẽ phải
đưa ra cách hiểu như thế nào là lương thiện, hợp lý và công bằng.
Qua hơn một năm áp dụng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh,
ngày 7 tháng 2 năm 2008, Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga đã đưa ra một số
giải thích đối với các thuật ngữ không được định nghĩa trong luật, trong đó có các
thuật ngữ ―lương thiện‖,― hợp lý‖, ―công bằng‖ trên trang web chính thức của mình.
Theo giải thích của Cơ quan chống độc quyền, các thuật ngữ trên được hiểu theo
19


nghĩa thông thường trong tiếng Nga, theo nghĩa trực tiếp của ngôn ngữ. Ví dụ, lương
thiện có nghĩa chiếm hữu một cách đàng hoàng, xứng đáng, chính đáng, trung thực

(theo đúng cách hiểu của từ này trong Từ điển tiếng Nga 4).Thuật ngữ ―hợp lý‖ và
―công bằng‖ thể hiện các quy tắc đạo đức khác nhau và các qui tắc này phải áp dụng
trong môi trường thương mại vì qui tắc sử xự bình thường của con người có thể không
tương đồng với các qui tắc được công nhận trong hoạt động thương mại. Các hành vi
trái với pháp luật và tập quán thương mại không thể xem là hành vi lương thiện.5
Một hành vi của chủ thể kinh doanh này đối với chủ thể kinh doanh khác chỉ
được xem là trái với yêu cầu về ―lương thiện‖,― hợp lý‖, ―công bằng‖ bằng quyết định
của Cơ quan chống độc quyền và quyết định này có thể kháng cáo lên Tòa án.
1.2.2.1. Phổ biến các thông tin giả dối, không chính xác hoặc sai lệnh có thể
mang lại thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh hoặc mang lại thiệt hại trong uy
tín(danh tiếng) thương mại.
Luật về bảo vệ cạnh tranh chỉ qui định các loại hình thông tin nói trên là khách
thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng trong Luật này lại không giải thích
rõ về khái niệm, nội dung của thông tin giả dối, không chính xác hoặc sai lệch là nhý
thế nào.
Quy định trên nó đã kế thừa văn bản pháp luật gốc lien quan đến ―thông tin
không đúng với hiện thực được xem là thông tin giả dối, không chính xác hoặc sai
lệch‖6.Danh tín thương mại là đối tượng bảo vệ của pháp luật không chỉ liên quan tới
danh tiếng thương mại của các cá nhân - doanh nhân mà bao gồm cả pháp nhân - chủ
thể của hoạt động thương mại.Nói cách khác, pháp luật không có khái niệm và không
thể xác định hết các loại hình thông tin là giả dối. Căn cứ duy nhất để có kết luận về
tính chất của thông tin là sự tương thích với hiện thực, có nghĩa tính chất có thật của
thông tin7.
Để thống nhất trong cách hiểu các thuật ngữ liên quan, Hội đồng thẩm phán Tòa
án tối cao của Liên bang Nga đã có Quyết định số 3 ngày 24 tháng 04 năm 2005 ―Về
С.И. Ожегова и Н.Ю. Шведовой, М., 1997
Theo Điều 5 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga „tập quán thương mại, được hiểu là hành vi xử sự hình thành và
áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại và không được qui định bởi luật pháp cho dù có được ghi nhận
dưới bất kỳ tài liệu nào“.
6

Theo Khoản 1 Điều 152 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga (bảo vệ danh dự, nhân phẩm và danh tiếng thương
mại)
7
Nếu thông tin là có thật nhưng nội dung của thông tin lại mang tính chất bôi nhọ, gièm pha, nói xấu, những
thông tin này có bị xem là giả dối hay không? Chúng tôi đặt câu hỏi này vì Điều 43 Luật Cạnh tranh của Việt
nam quy định gièm pha doanh nghiệp khác được xem là một trong hành vi biểu hiện của cạnh tranh không lành
mạnh. Cũng tại điều này, gièm pha được hiểu là thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, thực
trạng tài chính, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nội dung của điều này, nếu thông tin có tính
trung thực sẽ không bị xem là thông tin mang tính chất gièm pha.
4
5

20


thực tiễn tòa án đối với vụ việc vi phạm nhân phẩm, đạo đức của công dân, uy tín
thương mại của doanh nhân và pháp nhân‖ (Quyết định số 3) giải thích đối với việc áp
dụng Điều 152 Bộ luật Dân sự trong đó chính thức tuyên bố:
- Việc áp dụng Điều 152 Bộ luật Dân sự nước Nga phải phù hợp với qui định của
Công ước Liên minh châu Âu về Quyền con người vì nước Nga đã gia nhập và phê
chuẩn Công ước cũng như Biên bản ghi nhớ của Công ước này.
- Trong Công ước có sử dụng khái niệm ―thông tin phỉ báng‖ và khái niệm này
phải hiểu là thông tin phỉ báng có thể chia làm 2 loại- thông tin phỉ báng không đúng
với sự thật và thông tin có tính chất phỉ báng nhưng đúng với sự thật. Thông tin giả
dối, không đúng với sự thật là những thông tin khẳng định có hành vi vi phạm pháp
luật từ phía chủ thể - đối thủ cạnh tranh (ví dụ, thông tin về việc không có giấy phép
đăng ký kinh doanh, hay thông tin về kinh doanh các loại hang hóa vi phạm về tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa) hoặc thông tin về hành vi vi phạm qui tắc đạo đức nghề
nghiệp kinh doanh.
- Điều 152 Bộ luật Dân sự chỉ áp dụng đối với loại hình thông tin không đúng với

sự thật. Loại hình thông tin đúng với sự thật nhưng có nội dung ―phỉ báng‖ lại là đối
tượng điều chỉnh của Điều khoản khác trong Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 8.
Nói tóm lại, tuy các thuật ngữ có tên gọi khác nhau (thông tin giả dối, sai lệnh,
gièm pha) nhưng xét về mặt nội dung, điểm tương đồng trong cách hiểu về điều kiện
để một thông tin của doanh nghiệp này đối với doanh nghiệp khác trở thành thông tin
gièm pha, giả dối, sai lệnh giữa pháp luật cạnh tranh Việt Nam và pháp luật Liên bang
Nga đó chính là tính chất không đúng với sự thật của thông tin.
Nghĩa vụ chứng minh thông tin đang bị tranh chấp đúng với sự thật theo pháp
luật nước Nga thuộc về bị đơn, có nghĩa pháp luật trao quyền cho bị đơn phải chứng
minh được thông tin do mình đưa ra là đúng với sự thật.
Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt nam quy định hai hình thức đưa thông tin
trực tiếp và gián tiếp. Luật về bảo vệ cạnh tranh Liên bang Nga không có sự giải thích
về hình thức đưa (phổ biến) thông tin. Tại Quyết định số 3 của Hội đồng thẩm phán
Liên bang, đưa thông tin có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả dưới hình
thức nói9. Hậu quả do hành vi đưa thông tin giả dối gây ra là thiệt hại của các chủ thể
kinh doanh, trong đó bao gồm sự tổn hại danh tiếng, uy tín thương mại10.

8

Căn cứ Điều 150 Bộ Luật Dân sự LBN

9

Để hiểu rõ hơn hình thức đưa thông tin có thể trích dẫn quy định từ Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa
án tối cao Liên bang số 21 ngày 18 tháng 9 năm 1992, theo đó, hình thức đưa thông tin bao gồm: phát ngôn
công khai; phát thành trên các kênh thông tin truyền thông (tivi, radio…); đăng tải trên báo chí; đưa thông tin
bằng bất kỳ hình thức nào khác cho một số chủ thể, thậm chí cho một chủ thể.

21



1.2.2.2 Tạo ra sự nhầm lẫn về đặc tính, phương thức, nơi sản xuất, đặc tính sử
dụng, chất lượng và số lượng của hàng hóa hoặc nhà sản xuất.
Luật Liên bang số 2300-1 ngày 7 tháng 02 năm 1992 về bảo vệ người tiêu dùng,
quy định: ―Đưa ra các thông tin không chính xác về hàng hóa hoặc nhà sản xuất cũng
là hành vi vi phạm quy định pháp luật‖11. Rõ ràng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu
được cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về nhà sản xuất, chế độ làm việc và
loại hình hàng hóa, dịch vụ do nhà sản xuất cung cấp, dưới hình thức rõ ràng và dễ
hiểu khi ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng cung cấp dịch vụ bằng các phương thức
thường được sử dụng trong từng trường hợp riêng biệt, cụ thể và phải được viết bằng
tiếng Nga. Mặt khác, quy định cũng thể hiện nghĩa vụ của Nhà sản xuất phải đưa tới
người tiêu dùng tên thương mại, địa chỉ pháp lý và chế độ làm việc.Nếu nhà sản xuất,
tiêu thụ là cá nhân tiến hành hoạt động thương mại phải có nghĩa vụ cung cấp thông
tin về đăng ký kinh doanh và tên cơ quan nhà nước tiến hành đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất, tiêu thụ thuộc loại hình
hoạt động kinh doanh cấp phép hoặc có ủy nhiệm của nhà nước, nhà sản xuất, tiêu thụ
có nghĩa vụ cung cấp thông tin về số giấy phép hoặc số ủy nhiệm của nhà nước, thời
hạn giấy phép, thông tin về cớ quan cấp phép.
Nhà sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có nghĩa vụ cung cấp kịp thời các
thông tin đầy đủ, chính xác về hàng hóa (dịch vụ) với mục đích đảm bảo cho người
tiêu dùng có đủ căn cứ cho sự lựa chọn chính xác loại hình hàng hóa. Loại hình thông
tin và phương thức đưa tới người tiêu dùng đối với từng loại hình hàng hóa(dịch vụ)
được ấn định bởi qui định của Chính phủ12.
10

Thiệt hại theo Điều 15 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga bao gồm thiệt hại thực tế và thiệt hại không thực tế (lợi

nhuận lẽ ra có được trong trường hợp không có hành vi vi phạm).
11


Theo Điều 67 Luật Liên bang số 2300-1
12

Thông tin về hàng hóa (dịch vụ) bắt buộc phải có các nội dung như sau: i)Tên gọi hàng hóa(dịch vụ).ii)

Đặc tính sử dụng cơ bản. Đối với hàng hóa ăn uống phải có thông tin về thành phần (bao gồm cả tên gọi của
chất phụ trợ sử dụng trong sản xuất đồ ăn), giá trị dinh dưỡng, chỉ định sử dụng, điều kiện sử dụng và bảo quản,
phươngt hức chế biến, trọng lượng, ngày và nơi sản xuất, đóng gói, thông tin về chống chỉ định sử dụng hàng
hóa (dịch vụ) đối với các loại hình bệnh lý riêng biệt. Danh mục loại hình hàng hóa (dịch vụ) bắt buộc phải có
thông tin chống chỉ định sử dụng đối với một số loại hình bệnh lý theo quy định của Chính phủ; iii)Giá;iv) Thời
hạn bảo hành (nếu có); vi) Quy tắc sử dụng một cách hiệu quả và an toàn hàng hóa (dịch vụ); vii) Thời gian sử
dụng của hàng hóa (dịch vụ) và cả các thông tin về hành vi cần thiết của người sử dụng khi hàng hóa đã hết thời
hạn sử dụng, hệ quả có thể có trong trường hợp người sử dụng không thực hiện đúng các quy định nói trên nếu
như hàng hóa (dịch vụ) trở thành nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng con người khi hết thời hạn sử dụng;
viii) Địa chỉ (trụ sở), tên thương mại của nhà sản xuất, tiêu thụ hàng hóa (dịch vụ);ix) Quy tắc bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ; x) Thông báo về việc hàng hóa đã qua sử dụng hay bảo hành.

22


Người tiêu dùng có quyền yêu cầu người cung cấp, người bán, tiêu thụ hàng
hóa (dịch vụ) bồi thường thiệt hại hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp
không có khả năng có được thông tin về hàng hóa (dịch vụ) vào thời điểm ký kết hợp
đồng.
1.2.2.3. Bán, trao đổi hoặc bằng các phương thức lưu thông hàng hóa khác
nếu sử dụng trái pháp luật tài sản sở hữu trí tuệ cũng như các đối tượng được pháp
luật bảo hộ tương tự như tài sản sở hữu trí tuệ như công cụ phân biệt pháp nhân,
công cụ phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, quyền độc quyền đối với tài sản
sở hữu trí tuệ của cá nhân và pháp nhân, các công cụ phân biệt pháp nhân, sản phẩm

và dịch vụ như nhãn hiện hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại… trong những
trường hợp và qui trình nhất định được công nhận và bảo hộ bởi Bộ luật Dân sự và các
văn bản pháp luật khác.
Điều hiển nhiên thống nhất trong cách hiểu của quy định nói trên đó chính là
việc sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ và các công cụ phân biệt hàng hóa, dịch vụ và pháp
nhân là đối tượng của quyền độc quyền bởi chủ thể thứ ba phải được sự đồng ý, cho
phép của chủ sở hữu quyền. Tức là, sử dụng không hợp pháp tài sản sở hữu trí tuệ và
các công cụ phân biệt hàng hóa, dịch vụ và pháp nhân là đối tượng của quyền độc
quyền là hành vi sử dụng không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu quyền độc
quyền. Luật về bảo vệ cạnh tranh không lành mạnh đặt trọng tâm điều chỉnh vào hình
thức sử dụng không hợp pháp. Mua, bán, trao đổi là các hành vi chủ yếu để thực hiện
lưu thông hàng hóa nhưng không có nghĩa là các hành vi duy nhất đặc biệt khi khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển. Trọng tâm điều chỉnh ở đây là tính chất không hợp
pháp của hành vi sử dụng nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh mà thôi.
Vấn đề "Tài sản sở hữu trí tuệ và các công cụ phân biệt pháp nhân, hàng hóa và
dịch vụ được bảo hộ" được quy định trong các văn bản luật của Liên Bang Nga, bao
gồm: i) Luật Liên bang số 5353-1 ngày 9.07.1993 ―Về quyền tác giả và quyền liên
quan‖ với sửa đổi, bổ sung ngày 20.0702004. ii) Luật Patent Liên bang số 3517-1
ngày 23.09.1992 với sửa đổi, bổ sung ngày 2.02.2006. iii) Luật Liên bang số 3520-1
ngày 23.09.1992 ―Về nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa‖ với sửa đổi, bổ sung ngày 24.12.2002. iv) Luật Liên bang số 3523-1 ngày
23.09.1992 ―Về bảo hộ chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu‖ với sửa đổi, bổ sung
ngày 2.02.2006. v) Luật Liên bang số 3526 ngày 23.09.2002 ― Về bảo hộ mạch tích
hợp‖ với sửa đổi bổ sung ngày 2.02.2006. vi) Luật Liên bang số 5605-1 ngày
6.08.1993 ― Về bảo hộ giống cây trồng‖.Tất vả các văn bản pháp luật này đềuquy định
chi tiết minh bạch tính bảo hộ tối thượng của pháp luật liên quan đến tài sản sở hữu trí
23


tuệ và các công cụ phân biệt pháp nhân, hàng hóa và dịch vụ. Nó đều thể chế hóa văn

bản pháp luật gốc quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành của nhà nước Liên bang Nga
1.2.2.4. So sánh không trung thực của một chủ thể kinh doanh về hàng hóa do
chính mình tiêu thụ hoặc sản xuất với hàng hóa do chủ thể kinh doanh khác tiêu
thụ hoặc sản xuất.
Có thể thấy, Luật về bảo vệ cạnh tranh không lành mạnh của Liên bang Nga
không có quy định về khái niệm, hình thức thể hiện của loại hình so sánh này13; không
quy định chi tiết so sánh bằng hình thức nào, có nghĩa không giới hạn chỉ ở hoạt ðộng
quảng cáo, mà có thể hiểu là bất kỳ sự so sánh không trung thực nào có một trong các
dấu hiệu như: i) Chủ thể thực hiện là các chủ thể kinh doanh; ii) Đối tượng so sánh là
hàng hóa do mình sản xuất hoặc tiêu thụ với hàng hóa một chủ thể kinh doanh khác
hay nói một cách khác đối tượng so sánh phải là sản phẩm của các chủ thể khác nhau.
Nếu so sánh sản phẩm mới với sản phẩm cũ của cùng một chủ thể sẽ không xem là so
sánh; và iii) Hàng hóa là đối tượng so sánh phải là hàng hóa cùng loại ví nếu là hàng
hóa khác chủng loại thì giữa chúng không thể có bất kỳ sự cạnh tranh nào.
Tuy Luật nhiên, Luật Liên bang Nga số 38 ngày 13 tháng 03 năm 2006 ―Về
quảng cáo‖, có quy định rõ về khái niệm thế nào là so sánh không trung thực. Mục
đích ban hành đạo luật là hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng
cáo, ngăn ngừa và loại bỏ các loại hình quảng cáo không phù hợp của các chủ thể kinh
doanh hoạt động thương mại. "Quảng cáo không phù hợp được hiểu là những quảng
cáo có nội dung trái với quy định của pháp luật"14.
Nhìn nhận dưới góc độ khoa học pháp lí, quảng cáo được hiểu là thông tin
được phổ biến bằng bất kỳ phương thức nào, dưới bất kỳ hình thức nào với sự sử dụng
bất kỳ phương tiện hướng đến nhóm chủ thể không xác định với mục đích gây sự chú
ý đối với đối tượng quảng cáo, hình thành và củng cố sự hứng thú đối với đối tượng
quảng cáo và đưa chúng vào thị trường.
Công cụ phân biệt hàng hóa, nhà sản xuất, nhà tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm sở
hữu trí tuệ hoặc các loại hình hoạt động thông qua đó quảng cáo gây sự chú ý kể cả
các cuộc thi thể thao, hòa nhạc, trình diễn ca nhạc, cuộc thi, festival tổ chức theo hình
thức trò chơi thắng-thua, cá cược chính là đối tượng quảng cáo là hàng hóa.


13

Trong Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam có điều khoản riêng (Điều 45) quy định về hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh, quy định các loại hình quảng cáo không được phép thực hiện như quảng
cáo có tính chất so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp
khác; quảng cáo bắt chước gây nhầm lẫn; quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn về sản phẩm, nhàn sản xuất và
các loại hình quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
14

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Liên bang Nga ― Về quảng cáo‖ (Luật về quảng cáo 2006 của LBN).

24


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quảng cáo phải mang tính chất lành
mạnh và đích xác.Tức là ở Liên Bang Nga, Pháp luật không cho phép thực hiện các
loại quảng cáo có tính chất không lành mạnh và không đích xác.
Quảng cáo không lành mạnh bao gồm quảng cáo:
- So sánh không trung thực hàng hóa được quảng cáo với hàng hóa đang lưu
thông trong thị trường được sản xuất hoặc phân phối bởi chủ thể khác;
- Xâm hại đạo đức, nhân phẩm, danh dự và danh tiếng thương mại của cá
nhân, kể cả đối thủ cạnh tranh;
- Quảng cáo cho hàng hóa khi mà phương thức thực hiện quảng cáo này bị cấm
vào thời điểm hoặc tại địa điểm thực hiện quảng cáo nếu quảng cáo thực hiện ―núp‖
dưới bóng quảng cáo cho loại hình hàng hóa khác có nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, dấu hiệu của hàng hóa mà việc quảng
cáo cho loại hình hàng hóa này phải tuân thủ những yêu cấu và hạn chế bởi pháp luật
hoặc quảng cáo thực hiện dưới dạng quảng cáo của nhà sản xuất hay người bán loại
hàng hóa nói trên;
- Là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật cạnh

tranh .
Trong nội dung quy định về quảng cáo của pháp luật liên bang vấn đề Quảng
15

cáo không đích xác là quảng cáo mà nội dung hàm chứa những thông tin sai lệnh,
không đúng với sự thật:
Bên cạnh đó, cũng quy định quảng cáo không được phép, bao gồm các hành vi
như:
- Kích động thực hiện các hành vi trái với pháp luật;
- Kêu gọi bạo lực;
- Tạo ra sự tương đồng với các dấu hiệu giao thông hay bằng các hình thức
khác nhưng đều có khả năng tạo sự không an toàn trong giao thông đường bộ, đường
ô tô, đường thủy, đường sắt, đường hàng không;
- Hình thành các mối quan hệ bất lợi với chủ thể không sử dụng hàng hóa là đối
tượng quảng cáo hoặc xét đoán về họ;
Có thể nhận xét về phương thức điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Liên bang
Nga đối với hình thức nêu trên đây của cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đối tượng điều chỉnh của cả
Luật về quảng cáo và Luật về bảo vệ cạnh tranh‖. có nghĩa là, hai đạo luật trên đều có
mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau, nếu như Luật về bảo vệ cạnh tranh là các
quy định khung, nền tảng về hình thức thể hiện của cạnh tranh không lành mạnh, thì
15

Điều 5 Luật về quảng cáo năm 2006 của LBN

25


Luật về quảng cáo là sự thể hiện chi tiết cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
quảng cáo. Khi quy định về quảng cáo không lành mạnh, Điều 5 của Luật về quảng

cáo đã khẳng định: quảng cáo là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
của pháp luật cạnh tranh cũng bị xem là loại hình quảng cáo không lành mạnh.
Thứ hai, Luật về bảo vệ cạnh tranh không giới hạn so sánh dưới dạng quảng
cáo so sánh là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, mà tiếp cận theo cách qui định
bất kỳ sự so sánh nào trực tiếp hay gián tiếp, so sánh bằng cách nào đi chăng nữa thì
đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nếu hành vi so sánh thực hiện bằng
quảng cáo, sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật về quảng cáo. Cách tiếp cận rộng
như vậy phù hợp với thực tiễn phát triển của hàng hóa và trình độ kỹ thuật vì rất khó
đoán biết trước các cách thức mà các chủ thể sẽ sử dụng để so sánh sản phẩm của
mình với sản phẩm cùng loại của chủ thể khác. Ngoài ra, nếu xét từ góc độ kiểm soát
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực quảng cáo, có thể thấy Luật về
quảng cáo của Liên bang Nga là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho sự quản lý của nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo với các quy định khá chặt chẽ về khái niệm, cũng
như các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo, về những nội dung không được phép có
trong quảng cáo, những loại hình hàng hóa không được phép đưa vào quảng cáo, các
phương thức thực hiện quảng cáo, tính chất đặc thù đối với quảng cáo cho những sản
phẩm riêng biệt như rượu, bia, thuốc là, vũ khí, dịch vụ tài chính...
Thứ ba, tuy cả hai văn bản Luật về quảng cáo và Luật về bảo vệ cạnh tranh đều
có các qui định về cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng so sánh không trung thực
hay quảng cáo so sánh không trung thực nhưng khái niệm về ―không trung thực‖ lại
không được giải nghĩa trong cả hai văn bản luật. Luật về quảng cáo chỉ có quy định
giải nghĩa thế nào là quảng cáo không đích xác mà thôi.
1.2.2.5. Tiếp cận, thu thập, sử dụng, phổ biến không hợp pháp thông tin
thuộc bí mật kinh doanh, bí mật nghề nghiệp hoặc các loại hình thông tin bí mật
khác được bảo vệ bởi pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 139 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga về "Bí mật kinh
doanh và bí mật nghề nghiệp được bảo hộ", Luật về cạnh tranh không lành mạnh đã
quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể "Tiếp cận,
thu thập, sử dụng, phổ biến không hợp pháp thông tin thuộc bí mật kinh doanh, bí mật
nghề nghiệp hoặc các loại hình thông tin bí mật khác được bảo vệ bởi pháp luật"

Thông tin được xem là bí mật kinh doanh và bí mật nghề nghiệp trong trường
hợp khi thông tin có giá trị thương mại đích thực và tiềm năng do có sự không biết
đến của chủ thể thứ ba, đối với thông tin này không có sự tiếp cận tự do theo căn cứ
pháp luật và chủ thể của thông tin có áp dụng các biện pháp bảo mật đối với thông tin.
26


Thông tin không được xem là bí mật kinh doanh và bí mật nghề nghiệp cũng
như phương thức bảo hộ chúng được qui định bởi các văn bản pháp luật khác.
Bảo hộ pháp luật đối với bí mật kinh doanh, bí mật nghề nghiệp hoặc các loại
hình thông tin bí mật khác được quy định trong các văn bản pháp luật như: Hiến pháp
Liên bang, Bộ luật Hình sự Liên bang, Bộ luật tố tụng Hình sự Liên bang, Bộ luật
Thuế Liên bang, Luật Liên bang ―Về ngân hàng và hoạt động ngân hàng‖, Luật Liên
bang ― Về kiểm toán‖, Luật Liên bang ―Về kế toán‖, Luật Liên bang ― Về bưu điện‖,
Luật Liên bang ―Về bí mật thương mại‖…Luật về bảo vệ cạnh tranh tiếp cận hành vi
―tiếp cận, thu thập, sử dụng, phổ biến không hợp pháp thông tin thuộc bí mật kinh
doanh, bí mật nghề nghiệp hoặc các loại hình thông tin bí mật khác được bảo vệ bởi
pháp luật‖ như hành vi của chủ thể kinh doanh nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Chủ thể bằng các phương thức không hợp pháp tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh
và bí mật nghề nghiệp có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
cũng áp dụng đối với người phổ biến bí mật kinh doanh và bí mật nghề nghiệp trái với
hợp đồng lao động.
1.2.2.6 Các hành vi liên quan tới chiếm hữu, sử dụng quyền độc quyền đối
với công cụ phân biệt các pháp nhân và công cụ phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
Tên thương mại chính là công cụ phân biệt các pháp nhân được pháp luật liên
bang quy định. Phương thức phổ biến thông dụng nhất là việc sử dụng tên thương mại
đã được người tiêu dùng biết đến thuộc sở hữu của đối thủ cạnh tranh.Vì thế có thể sử
dụng trích lục từ Công báo đăng ký pháp nhân để chứng minh tên thương mại đã được
đăng ký. Tại Điều 51 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga có quy định rất cụ thể về quyền
của bất kỳ chủ thể nào đối với việc nhận thông tin từ Đăng bạ đăng ký pháp nhân.

Ngoài phương thức này, có thể sử dụng bản sao hồ sơ thành lập pháp nhân để chứng
minh về đăng ký của tên thương mại .
Theo quy định của pháp luật hiện hành: Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch
vụ là chỉ dẫn nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thể nhân và pháp nhân. Quyền đối
với nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ được bảo hộ bởi pháp luật.Chủ sở hữu
quyền độc quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ có thể lá thế nhân
hoặc pháp nhân. Văn bằng xác nhận quyền độc quyền là Giấy chứng nhận do cơ quan
tiến hành đăng ký cấp. Chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa,
nhãn hiệu dịch vụ và cấm việc sử dụng các đối tượng này từ phía bất kỳ chủ thể nào
khác.Không chủ thể nào có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ đã
được bảo hộ khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu.16
Theo quy định của Luật Liên bang số 3520-1 ngày 23 tháng 9 năm 1992 ―Về nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu
dịch vụ và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa‖ đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24.12.2002;
16

27


×