Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Khảo sát vi khuẩn vùng rễ và vi khuẩn nội sinh ở cây ngô (zea mays) trồng tại đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 139 trang )

iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan..............................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................... iii
Chữ viết tắt ............................................................................................................. vii
Danh mục hình ...................................................................................................... viii
Danh mục bảng .........................................................................................................x
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................xi
Chƣơng I. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
1.4. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 3
Chƣơng II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4
2.1. Cây Ngô .............................................................................................................4
2.1.1. Đặc điểm của cây Ngô ................................................................................4
2.1.2. Giá trị dinh dƣỡng và công dụng của cây Ngô .......................................5
2.2. Hiện trạng sản xuất Ngô của vùng Đông Nam Bộ ........................................6
2.2.1. Đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng vùng Đông Nam Bộ ...............................6
2.2.2. Đặc điểm vùng Ngô Đông Nam Bộ ...........................................................9
2.3. Vi khu n vùng rễ, vi khu n nội sinh thực vật và vai trò của chúng đối với
sự tăng trƣởng của thực vật .................................................................................13
2.3.1. Vi khu n vùng rễ rhizo acteria ...........................................................13
2.3.2. Vi khu n nội sinh thực vật endophytic acteria .................................16
2.3.3. Cơ chế cố định đạm, hòa tan lân khó tan của các vi khu n vùng rễ và
vi khu n nội sinh thực vật .................................................................................19



iv

2.3.3.1. Cơ chế cố định đạm ...........................................................................19
2.3.3.2. Cơ chế hòa tan lân khó tan ................................................................ 20
Chƣơng III. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............23
3.1. Phƣơng tiện nghiên cứu .................................................................................23
3.1.1. Vật liệu, hóa chất ......................................................................................23
3.1.2. Thiết ị, dụng cụ .......................................................................................23
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................23
3.2.1. Thu thập và xử lý mẫu .............................................................................23
3.2.1.1. Thu thập mẫu đất và mẫu Ngô .............................................................23
3.2.1.2. Xử lý mẫu đất và mẫu Ngô ..................................................................24
3.2.2. Phân tích một số chỉ tiêu nông hóa đất ..................................................25
3.2.2.1. Xác định pHH2O, pHKCl và pHNaF của đất ..............................................25
3.2.2.2. Xác định độ ẩm và tính hệ số khô kiệt của đất .....................................26
3.2.2.3. Xác định N tổng số theo phương pháp Kjendahl .................................27
3.2.2.4. Xác định P dễ tiêu theo phương pháp Oniani.......................................29
3.2.2.5. Xác định K trao đổi bằng quang kế ngọn lửa .......................................31
3.2.2.6. Xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng theo phương pháp WalkleyBlack ..................................................................................................................32
3.2.3. Phân lập và đếm mật số vi khu n đất vùng rễ Ngô ..............................33
3.2.3.1. Pha loãng dịch đất và tạo hộp trải ........................................................34
3.2.3.2. Tính mật số tế bào tương ứng với các độ pha loãng khác nhau ...........35
3.2.4. Phân lập và làm thuần vi khu n nội sinh cây Ngô ................................ 36
3.2.4.1. Khử trùng bề mặt mẫu Ngô ..................................................................36
3.2.4.2. Ly trích dịch từ mẫu Ngô và chủng vào môi trường bán đặc ...............36
3.2.4.3. Cấy chuyền và làm thuần các dòng vi khuẩn nội sinh .........................36
3.2.5. Bảo quản các dòng vi khu n thu đƣợc ...................................................37
3.2.6. Mô tả đặc điểm khu n lạc và đặc điểm tế ào của các dòng vi khu n
thu đƣợc...............................................................................................................37



v

3.2.6.1. Mô tả đặc điểm khuẩn lạc .....................................................................37
3.2.6.2. Mô tả hình thái, khả năng chuyển động và nhuộm Gram ....................37
3.2.7. Khảo sát khả năng cố định đạm của các dòng thu đƣợc ......................39
3.2.7.1. Xác định dòng có khả năng cố định đạm .............................................39
3.2.7.2. Khảo sát khả năng phát triển trên các loại môi trường không đạm khác
nhau ...................................................................................................................39
3.2.8. Khảo sát khả năng hòa tan lân của các dòng thu đƣợc ........................40
3.2.8.1. Xác định dòng có khả năng hòa tan lân................................................40
3.2.8.2. Khảo sát khả năng tạo vòng halo (halozone) trên môi trường NBRIP
đặc có bổ sung bromothymol blue ....................................................................40
3.2.8.3. Khảo sát khả năng tạo vòng trong suốt trên môi trường NBRIP đặc ...41
3.2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................41
Chƣơng IV. K T QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................43
4.1. Một số chỉ tiêu nông hóa của đất trồng Ngô ................................................43
4.1.1. pH đất ........................................................................................................44
4.1.2. Độ m và hệ số khô kiệt của đất..............................................................45
4.1.3. Thành phần dinh dƣỡng đất ...................................................................46
4.2. Mật số vi khu n đất vùng rễ Ngô .................................................................47
4.3. Đặc điểm khu n lạc của các dòng vi khu n đất vùng rễ Ngô ....................49
4.4. Đặc điểm tế ào của các dòng vi khu n đất vùng rễ Ngô...........................52
4.6. Kết quả chủng dịch trích mẫu Ngô vào môi trƣờng LB án đặc ..............53
4.7. Đặc điểm khu n lạc của các dòng vi khu n nội sinh cây Ngô ..................56
4.8. Đặc điểm tế ào của các dòng vi khu n nội sinh cây Ngô ..........................58
4.9. Khả năng cố định đạm và hòa tan lân của các dòng vi khu n đất vùng
rễ và vi khu n nội sinh cây Ngô trồng tại Đông Nam Bộ ..................................61
4.10. Khả năng phát triển của các dòng vi khu n cố định đạm trên các loại
môi trƣờng không đạm khác nhau ......................................................................64



vi

4.11. Khả năng sinh acid làm giảm pH của các dòng vi khu n có khả năng
hòa tan lân..............................................................................................................69
4.12. Khả năng hòa tan calcium orthophosphate của các dòng vi khu n
có khả năng hòa tan lân ........................................................................................74
Chƣơng V. K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ ..........................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................83
PHỤ LỤC ...............................................................................................................95
Hóa chất .................................................................................................................95
Trang thiết ị .........................................................................................................99
Số liệu kết quả nghiên cứu .................................................................................100


vii

CHỮ VI T TẮT
BR-VT: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
ĐN: tỉnh Đồng Nai
TN: tỉnh Tây Ninh
LB: Luria-Bertani medium
NBRIP: National Botanical Research Institute's phosphate growth medium
NCBI: National Center for Biotechnology Information
PGPR: Plant Growth-Promoting Rhizobacteria


viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Trang

1.

Hình 2.1. Hình thái – giải phẫu của cây Ngô (Zea mays L.) ...........................4

2.

Hình 2.2. Bản đồ hành chính vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam ........................7

3.

Hình 2.3. Mô hình thâm canh cây Ngô lai thí điểm tại tỉnh Đồng Nai ..........12

4.

Hình 2.4. Sơ đồ mô hình tập đoàn hạt của đất và vi sinh vật trong hạt .........14

5.

Hình 2.5. Các cơ chế kích thích sự tăng trưởng thực vật bởi PGPR ............15

6.

Hình 2.6. Ảnh hiển vi điện tử quét về sự dòng hóa trên vùng lông hút rễ Lúa
của Burkholderia kururiensis .........................................................................17


7.

Hình 2.7. Sơ đồ về các dạng lân trao đổi trong đất ........................................22

8.

Hình 3.1. Cách thu mẫu ngẫu nhiên ...............................................................24

9.

Hình 3.2. Phổ màu xanh molybdate của đường chuẩn lân ............................29

10. Hình 3.3. Sơ đồ pha loãng dịch đất và tạo hộp trải ........................................34
11. Hình 3.4. Phổ màu theo pH của bromothymol blue ..................................... 40
12. Hình 4.1. Một số mẫu đất thu được ...............................................................43
13. Hình 4.2. Một số dạng khuẩn lạc của vi khuẩn đất vùng rễ Ngô ...................52
14. Hình 4.3. Mẫu thân và rễ Ngô sau khi rửa sạch và khử trùng ...................... 54
15. Hình 4.4. Vi khuẩn nội sinh phát triển trên môi trường bán đặc ...................54
16. Hình 4.5. Cấy chuyền vi khuẩn nội sinh từ môi trường bán đặc sang môi
trường đặc .......................................................................................................55
17. Hình 4.6. Một số dòng vi khuẩn nội sinh cây Ngô ........................................58
18. Hình 4.7. Hình dạng tế bào và nhuộm Gram của một số dòng vi khuẩn thu
được ................................................................................................................59
19. Hình 4.8. Màu sắc của các loại môi trường không đạm có bổ sung
bromothymol blue (pH=6,8) sau khi hấp khử trùng .......................................66
20. Hình 4.9. Sự phát triển của các dòng vi khuẩn cố định đạm trên môi trường
Thornton có bổ sung chất chỉ thị màu bromothymol blue..............................67


ix


21. Hình 4.10. Sự tiết acid làm chuyển màu chất chỉ thị màu bromothymol blue
của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ Ngô..........................................................71
22. Hình 4.11. Sự tiết acid làm chuyển màu chất chỉ thị màu bromothymol blue
của các dòng vi khuẩn nội sinh cây Ngô ....................................................... 71
23. Hình 4.12. Vòng halo của một số dòng vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn
nội sinh cây Ngô .............................................................................................73
24. Hình 4.13. Vòng trong suốt của một số dòng vi khuẩn đất vùng rễ và vi
khuẩn nội sinh cây Ngô ..................................................................................74
25. Hình 4.14. So sánh đường kính vòng halo của một số dòng vi khuẩn có khả
năng hòa tan lân ..............................................................................................77


x

DANH MỤC BẢNG
STT

Trang

1.

Bảng 2.1. Những nhóm đất chính ở vùng Đông Nam Bộ ................................8

2.

Bảng 2.2. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng Ngô ở các tỉnh thành
vùng Đông Nam Bộ, năm 2010 ......................................................................11

3.


Bảng 4.1. Ký hiệu mẫu ...................................................................................44

4.

Bảng 4.2. Kết quả đo pH đất ..........................................................................45

5.

Bảng 4.3. Kết quả đo độ ẩm và hệ số khô kiệt của đất ..................................46

6.

Bảng 4.4. Kết quả về thành phần dinh dưỡng đất ..........................................46

7.

Bảng 4.5. Kết quả về mật số tế bào vi khuẩn đất vùng rễ Ngô ......................48

8.

Bảng 4.6. Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ Ngô ........50

9.

Bảng 4.7. Đặc điểm tế bào các dòng vi khuẩn đất vùng rễ Ngô ....................53

10. Bảng 4.8. Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn nội sinh cây Ngô ......56
11. Bảng 4.9. Đặc điểm tế bào các dòng vi khuẩn nội sinh cây Ngô ...................60
12. Bảng 4.10. Khả năng của cố định đạm và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn

đất vùng rễ Ngô ..............................................................................................61
13. Bảng 4.11. Khả năng của cố định đạm và hòa tan lân của các dòng vi khuẩn
nội sinh cây Ngô .............................................................................................61
14. Bảng 4.12. Khả năng phát triển trên các loại môi trường không đạm của vi
khuẩn đất vùng rễ Ngô ....................................................................................64
15. Bảng 4.13. Khả năng phát triển trên các loại môi trường không đạm của vi
khuẩn nội sinh cây Ngô ..................................................................................65


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1.

Trang
Biểu đồ 4.1. Các đặc điểm hình thái khuẩn lạc thường gặp ở vi khuẩn đất
vùng rễ Ngô ....................................................................................................51

2.

Biểu đồ 4.2. Các đặc điểm hình thái khuẩn lạc thường gặp ở vi khuẩn nội
sinh cây Ngô ...................................................................................................57

3.

Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ các nhóm vi khuẩn nội sinh cây Ngô phân theo khả
năng cố định đạm, hòa tan lân ........................................................................62

4.


Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ các nhóm vi khuẩn nội sinh cây Ngô phân theo khả năng cố
định đạm, hòa tan lân ......................................................................................62

5.

Biểu đồ 4.5. So sánh khả năng cố định đạm, hòa tan lân của vi khuẩn đất
vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô ............................................................63

6.

Biểu đồ 4.6. Sự thay đổi màu sắc môi trường trong nuôi cấy vi khuẩn đất
vùng rễ Ngô trên môi trường Thornton và LGI không đạm ...........................65

7.

Biểu đồ 4.7. Sự thay đổi màu sắc môi trường trong nuôi cấy vi khuẩn nội
sinh cây Ngô trên môi trường Thornton và LGI không đạm ..........................66

8.

Biểu đồ 4.8. Khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm của vi
khuẩn đất vùng rễ Ngô ....................................................................................68

9.

Biểu đồ 4.9. Khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm của vi
khuẩn nội sinh cây Ngô ..................................................................................68

10. Biểu đồ 4.10. So sánh khả năng mọc trên các loại môi trường không đạm

của vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây Ngô .................................69
11. Biểu đồ 4.11. Đường kính vòng halo của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ
Ngô .................................................................................................................72
12. Biểu đồ 4.12. Đường kính vòng halo của các dòng vi khuẩn nội sinh cây
Ngô .................................................................................................................73
13. Biểu đồ 4.13. Đường kính vòng phân giải calcium orthophosphate đối chiếu
với đường kính khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn đất vùng rễ Ngô ...............75


xii

14. Biểu đồ 4.14. Tỉ lệ các nhóm vi khuẩn đất vùng rễ Ngô theo đường kính vòng
phân giải calcium orthophosphate ..................................................................75
15. Biểu đồ 4.15. Đường kính vòng phân giải calcium orthophosphate đối chiếu
với đường kính khuẩn lạc của các dòng vi khuẩn nội sinh cây Ngô ..............76
16. Biểu đồ 4.16. Tỉ lệ các nhóm vi khuẩn nội sinh cây Ngô theo đường kính
vòng phân giải calcium orthophosphate .........................................................76


1

Chƣơng I

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngô (Bắp), Mía và Lạc (Đậu phộng) là những cây trồng ngắn ngày chủ yếu
đối với những hộ nông dân sản xuất nhỏ ở 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ (P.W.
Moody và Phan Thị Công, 2008). Diện tích trồng Ngô ở vùng này đạt 81,3 nghìn
ha; trong đó Đồng Nai có diện tích gieo trồng Ngô cao nhất (47,7 nghìn ha), kế
đến là Bà Rịa – Vũng Tàu (19,6 nghìn ha) và Tây Ninh (5,8 nghìn ha). Năng suất

bình quân của vùng là 52,0 tạ/ha và sản lượng đạt 422,7 nghìn tấn (Trung tâm
khuyến nông Quốc gia, 2010). Ở Đồng Nai, Ngô là cây trồng chính và được trồng
nhiều trên loại đất đen (luvisols). Trong khi đó, tại Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều
huyện trồng Ngô trên đất đỏ (ferralsols) và đất trồng Ngô tại Tây Ninh cũng là loại
đất đặc trưng của vùng chính là đất xám (acrisols).
Ở vùng Đông Nam Bộ, những hạn chế khá phổ biến ở đất đỏ là tính chua
của đất, khả năng giữ cation thấp và cố định lân cao. Trong khi đó, hạn chế của đất
xám lại là hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình - thấp; lượng kali dự trữ thấp,
đặc biệt ở các tầng đất bên dưới; đất thường có hiện tượng bị đóng váng và dí dẻ
chặt. Khả năng chống chịu của các loại cây trồng đối với các mặt hạn chế của đất
là khác nhau. Do đó, các biện pháp kỹ thuật canh tác riêng cho mỗi loại cây trồng
nhằm cải thiện hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của đất đến sản lượng nông phẩm cũng
phải thay đổi theo. Theo P.W. Moody và Phan Thị Công (2008) trong báo cáo về
“Các nhóm đất chính và những mặt hạn chế của đất ảnh hưởng đến sản lượng cây
trồng cạn – vùng Đông Nam Bộ”, việc bón vôi và phân xanh cho đất đỏ là cần
thiết đối với tất cả các loại cây trồng; trong khi đó cần cải thiện khả năng thoát
nước, duy trì thảm thực vật che phủ bề mặt và bón phân xanh khi gieo trồng trên
đất xám. Khảo sát trên không bao hàm ảnh hưởng của các vi sinh vật có quan hệ
tích cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó có vi khuẩn sinh
vật nội sinh thực vật (endophytic bacteria) và vi khuẩn vùng rễ (rhizobacteria). Mà
như đã biết, bộ ba “đất, thực vật và vi sinh vật đất” có quan hệ tương tác chặt chẽ.


2

Trong đó, vi sinh vật đất cùng biện pháp canh tác có ảnh hưởng quan trọng đến cấu
tượng đất và năng suất cây trồng.
Vi sinh vật vùng rễ, nhất là vi khuẩn vùng rễ đã mang lại nhiều lợi ích cho
cây trồng, đặc biệt là kích thích sự tăng trưởng của thực vật. Chính vì vậy, những
vi khuẩn này được gọi chung là vi khuẩn rễ thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật Plant Growth Promoting Rhizobacteria, gọi tắt là PGPR. Vùng rễ còn là nơi xuất

phát của nhiều vi khuẩn sống nội sinh thực vật như Acetobacter,
Gluconacetobacter,

Azospirillium,

Azotobacter,

Bacillus,

Burkholderia,

Herbaspirillium và Pseudomonas. Trong đó, có những dòng đã được chứng minh
là có khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan, phân giải kali, tổng hợp các chất
sinh trưởng thực vật, v.v... Một số dòng ưu việt đã được tuyển chọn để đưa vào sản
xuất phân bón sinh học (Cao Ngọc Điệp, 2011).
Đề tài: “KHẢO SÁT VI KHUẨN VÙNG RỄ VÀ VI KHUẨN NỘI
SINH Ở CÂY NGÔ (Zea mays) TRỒNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ” được thực hiện
nhằm bước đầu phân lập và khảo sát đặc điểm của một số vi khuẩn vùng rễ và vi
khuẩn nội sinh cây Ngô trồng tại các loại đất chính của Đông Nam Bộ như đất đỏ,
đất xám, đất đen. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến khả năng cố định đạm và hòa
tan lân khó tan của các dòng thu được. Nghiên cứu này góp phần bổ sung vào sự
đánh giá quan hệ “đất – vi sinh vật – cây trồng” ở các loại đất trồng chính của
vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu này còn cung cấp một bộ sưu tập giống cho các
khảo sát sâu hơn về các đặc tính quý khác của các vi sinh vật vùng rễ và vi sinh vật
nội sinh cây Ngô nhằm có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất phân bón vi sinh
hoặc các chế phẩm thuộc các lĩnh vực khác như Kiểm soát Sinh học (Biological
Control) hay Phục hồi Sinh học (Bioremediation/ Phytoremediation) , v.v...
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm hai mục tiêu chính là:
- Xác định mật số vi khuẩn đất vùng rễ Ngô.

- Bước đầu tuyển chọn các vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh trong
cây Ngô có khả năng cố định đạm và hòa tan lân khó tan.


3

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội
sinh trong cây Ngô thuộc các giống Ngô nếp (Zea mays var. Ceratina), Ngô tẻ (Zea
mays var. Indurata), Ngô ngọt (Zea mays var. Rugosa, Zea mays var. Saccharata)
và các giống Ngô lai được trồng phổ biến tại ba loại đất chính là đất đỏ, đất xám và
đất đen của vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Nghiên cứu tập trung vào hai khả năng của các dòng vi khuẩn thu được: cố
định đạm và hòa tan phosphorite.
1.4. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 3/ 2012 đến tháng 4/ 2013: Thu mẫu, thực nghiệm, lặp lại nghiệm thức.
- Từ tháng 4/ 2013 đến tháng 7/ 2013: Hoàn tất báo cáo và nghiệm thu kết quả đề
tài.


4

Chƣơng II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cây Ngô
2.1.1. Đặc điểm của cây Ngô
Cây Ngô (còn gọi là Bắp) có tên khoa học là Zea mays L., do Linnaeus đặt
vào năm 1737. Ngô là loài duy nhất của chi Zea. Các giống Ngô trồng hiện nay là
các phân loài của Zea mays và các giống Ngô lai giữa các phân loài này.


a: Rễ khí sinh
e: Phát hoa đực
h: Hoa cái

b: Rễ chùm
f: Hoa đực
i: Bắp Ngô

c: Thân
g: Phát hoa cái
j: Hạt Ngô

d: Lá

Hình 2.1. Hình thái – giải phẫu của cây Ngô (Zea mays L.)
(Nguồn: Thomas Schoepke – />

5

Chu k sinh trưởng của cây Ngô từ khi hạt bắt đầu nảy mầm cho đến khi trái
chín hoàn toàn vào khoảng 90 – 160 ngày. Ngô ưa thời tiết ấm, nhiệt độ thích hợp
nhất cho Ngô vào khoảng 21 – 27oC. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn sinh trưởng cần
một nhiệt độ tối thích khác nhau. Năng suất phần nào phụ thuộc tỷ lệ thụ phấn, do
đó khi gieo trồng cần chú ý đến yếu tố mùa vụ sao cho nhiệt độ không được thấp
hơn 18oC hoặc vượt quá 35oC khi cây trổ. (Dương Minh, 1999; Nguyễn Đức
Cường, 2010)
Cây Ngô có thể thích ứng với nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha
cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. Ngô cần đất ẩm, nhưng khả năng
chịu úng kém. Cần chú ý chế độ tưới tiêu cho cây vì có ảnh hưởng trực tiếp đến

sản lượng. Bình quân cả vụ Ngô cần khoảng 2.000 – 3.000 m3 nước/ ha (200 – 300
mm nước mưa). pH đất tốt nhất cho cây phát triển là 5,5 – 7,2. Nếu đất chua cần
phải bón vôi hay bột đá vôi để tạo môi trường thích hợp cho cây phát triển. Đất
quá chua thì không thích hợp để trồng Ngô. (Dương Minh, 1999; Nguyễn Đức
Cường, 2010)
Thân lá Ngô chứa một nguồn dinh dưỡng rất quý cho trâu bò, nên thường
được lấy đi khỏi đồng ruộng để làm thức ăn cho gia súc. Với đặc điểm trên, việc
bón phân để bù đắp lại lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất là cần thiết. Cơ cấu dinh
dưỡng cho Ngô sẽ là N: P2O5: K2O theo tỷ lệ 2: 1: 2. Tuy nhiên, liều lượng phân
bón lại tùy thuộc vào chất đất, giống trồng, thời tiết trong vụ và năng suất cây
trồng định đạt tới. Có thể luân canh cho cây Ngô, tốt nhất là với cây họ Đậu, vì
luân canh sẽ làm giảm nguồn sâu bệnh, làm giảm ảnh hưởng xấu của của việc khai
thác dinh dưỡng giống nhau của nhiều vụ liên tiếp. Hơn nữa cây họ Đậu sẽ tích lũy
đạm cho Ngô ở vụ sau. (Nguyễn Đức Cường, 2010; Ngân hàng kiến thức trồng
Ngô, 2012)
2.1.2. Giá trị dinh dƣỡng và công dụng của cây Ngô
Ngô là loại lương thực có hàm lượng protein và lipid cao hơn hạt gạo. Theo
Hruska (1962), trong hạt Ngô có chứa 66 – 73% carbohydrate, 6 – 21% protein,
3,5 – 7,0% lipid, 1,3% khoáng và các loại vitamin. Tuy nhiên, nhược điểm của hạt
Ngô là có hàm lượng một số loại vitamin rất thấp, chẳng hạn như B2, B3, B6, PP,


6

C, D, v.v..., và thiếu hai loại amino acid quan trọng là lysine và tryptophan nên cần
phối hợp sử dụng với các loại lương thực - thực phẩm khác để đảm bảo có một
khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. (Dương Minh, 1999)
Theo Nguyễn Đức Cường (2010), từ cây Ngô có thể chế biến tạo thành trên
670 sản phẩm chính và các sản phẩm phụ. Tất cả các bộ phận của cây Ngô từ hạt,
thân, lá đều có công dụng. Ngô được dùng làm lương thực, thực phẩm nuôi sống

khoảng 1/3 dân số thế giới. Có đến 70% tổng sản lượng Ngô trên thế giới được
dùng làm thức ăn cho gia súc dưới dạng thức ăn tươi hoặc ủ chua. Trong thức ăn
dạng hỗn hợp dùng cho chăn nuôi, Ngô chiếm tới 40 – 60% khối lượng. Khoảng
20% tổng sản lượng Ngô trên thế giới được dùng trong sản xuất công nghiệp.
(Dương Minh, 1999)
Trong Đông y, râu Ngô có tên thuốc là "ngọc mễ tu", có vị ngọt, tính bình,
quy vào kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi
mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết (,
20/12/2012). Theo Tây y, Ngô chứa hàm lượng kali cao có tác dụng làm tăng bài
tiết mật, giảm billirubin trong máu. Thức ăn chứa nhiều hạt Ngô hoặc các loại mễ
cốc khác giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiền liệt tuyến, ruột kết của con
người; chống bệnh hoại huyết; tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm
trùng ( , 28/4/2012).
2.2. Hiện trạng sản xuất Ngô của vùng Đông Nam Bộ
2.2.1. Đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ trải dài từ 105o 49’ đến 107o 35’ kinh độ Đông và từ 10o 20’
đến 12o 17’vĩ độ Bắc. Tổng diện tích vùng khoảng 2,34 triệu ha (chiếm khoảng
20,3% tổng diện tích đất Việt Nam). Phía Bắc và phía Tây Bắc của Đông Nam Bộ
giáp với Cambodia; phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông
- Đông Nam giáp với biển Đông và Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông giáp
Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Về đơn vị hành chính, vùng Đông Nam
Bộ gồm 6 tỉnh thành: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.


7

( 30/5/2013)

Hình 2.2. Bản đồ hành chính vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam
(Nguồn: />Đông Nam Bộ là vùng nhận bức xạ mặt trời ở mức cao nhất Việt Nam (hơn

130 Kcal/cm2/năm). Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 26 - 27oC và ổn định.
Lượng mưa trung bình hàng năm cao (từ 1800 - 2400 mm), tập trung vào mùa mưa
(từ tháng 5 đến tháng 11, 200 - 300 mm/tháng). Lượng bốc hơi trung bình hàng
năm khoảng 1200 - 1400 mm. Nhìn chung, khí hậu của vùng khá thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. (P.W. Moody và Phan Thị Công, 2008)


8

Bảng 2.1. Những nhóm đất chính ở vùng Đông Nam Bộ
(Nguồn: Phạm Quang Khánh, 1995)
Nhóm đất

STT

Diện tích (ha

T lệ (

1

Đất đỏ (Ferralsols)

1.018.786

43

2

Đất xám (Acrisols)


744.652

32

3

Đất ph n (Fluvisols)

170.445

7

4

Đất đen (Luvisols)

99.100

4

5

Đất phù sa ( lluvial soils)

87.218

3

6


Đất dốc từ Ferralsols (Colluvial soils)

53.882

2

7

Đất cát ( renosols)

28.058

1

8

Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)

13.195

<1

9

Đất mặn (Saline soils)

2.500

<1


Vùng Đông Nam Bộ có 9 nhóm đất chính. Về nguồn gốc, hơn 25% diện
tích của vùng có vật chất đá mẹ nguồn gốc basalt thuộc thời k Pleistocene và
Pleistocene – Holocene, được tìm thấy ở huyện Phước Long và Đồng Phú (Bình
Phước). Vật liệu basalt trẻ hơn hình thành nên các loại đất màu đỏ nâu, được tìm
thấy ở các huyện Bình Long và Phú Riềng, Lộc Ninh (Bình Phước), Xuân Lộc
(Đồng Nai), và Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu) và ở tỉnh Tây Ninh (vùng gần biên
giới Cambodia). Đất phù sa cổ bao phủ khoảng 33% diện tích vùng Đông Nam Bộ
và chủ yếu có màu xám. Kích cỡ của các hạt bao gồm từ cát thô đến sét. Dựa vào
tiến trình hình thành, đất phù sa cổ bị phong hóa thành 2 nhóm đất khác nhau: đất
xám bạc màu (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh
và Bình Phước) và đất nâu vàng (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình
Phước). Những vật chất đá mẹ khác gồm đá granite (núi Bà Đen - tỉnh Tây Ninh;
núi Bà Rá - tỉnh Bình Phước) và đá phiến vùng núi thuộc huyện Tân Uyên (Bình
Dương), và huyện Đồng Phú, Phước Long (tỉnh Bình Phước). (P.W. Moody và
Phan Thị Công, 2008)


9

2.2.2. Đặc điểm vùng Ngô Đông Nam Bộ
Từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống Ngô lai, mở
rộng diện tích gieo trồng, kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo
nhu cầu của giống mới, ngành sản xuất Ngô nước ta thực sự có những bước tiến
nhảy vọt. Nếu năm 1991, diện tích trồng Ngô lai chưa đến 1% trên 430.000 hecta
trồng Ngô thì đến năm 2006, các giống lai đã chiếm khoảng 90% diện tích trong
hơn 1 triệu hectar cả nước. Trong đó giống do các cơ quan nghiên cứu trong nước
chọn tạo và sản xuất chiếm từ 58 - 60% thị phần, số còn lại là của các công ty liên
doanh với nước ngoài. Một số giống Ngô lai nổi bật do Viện nghiên cứu (Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tạo ra có thể kể đến như là: LVN10, LVN99,

LVN4, LVN9, VN8960, LVN885, LVN66… Các giống này có năng suất và chất
lượng tương đương các giống của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá
bán chỉ bằng 65 - 70%, góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng. Nhờ vậy,
người trồng cũng đã chủ động được hạt giống cho sản xuất, bớt lệ thuộc vào giống
nhập khẩu. (Dương Minh, 1999; Ngân hàng Kiến thức trồng Ngô, 2012)
Hiện nay, căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, tập quán
canh tác, mùa vụ, người ta chia vùng trồng Ngô nước ta làm 8 vùng chính: Vùng
Ngô đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng sông Hồng), vùng Ngô Đông Bắc Bắc Bộ,
vùng Ngô Tây Bắc Bắc Bộ, vùng Ngô Bắc Trung Bộ, vùng Ngô Nam Trung Bộ,
vùng Ngô Tây Nguyên, vùng Ngô Đông Nam Bộ, vùng Ngô đồng bằng sông Cửu
Long. Trong đó, vùng Ngô Đông Nam Bộ có tổng diện tích là 89.500 ha. Đây là
vùng Ngô hàng hoá giàu tiềm năng, nhất là tỉnh Đồng Nai có sản lượng Ngô đứng
thứ hai trong cả nước. Vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng Ngô, lượng
mưa 1500 – 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24oC và ít khi xuống dưới
20oC, số giờ nắng nhiều. Vụ đông xuân nằm gọn trong mùa khô, từ tháng 12 trở đi
lượng mưa rất ít. Lượng nước thiếu hụt trong thời k này khoảng 100 - 120
mm/tháng. Nếu giải quyết được thì năng suất sẽ cao và ổn định do điều kiện khí
hậu rất thuận lợi cho sưh sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Hai vụ Ngô chính
là vụ Xuân - H và vụ H – Thu, liên tiếp trong mùa mưa từ cuối tháng 4 đến
tháng 11. Trong đó vụ Xuân – H , từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8, đạt năng suất


10

cao nhất. Vụ thứ 2, H – Thu, từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 12, thường
trồng các giống Ngô ngắn ngày. Ngoài ra, trên các chân đất đảm bảo nước tưới thì
có thể trồng thêm một vụ Đông Xuân, từ tháng 12 đến tháng 3, cũng cho năng suất
khá cao. (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Ngân hàng kiến thức trồng Ngô,
2012).
Đất trồng Ngô ở Đông Nam Bộ chủ yếu là đất basalt, đất phù sa và đất xám.

Đất đỏ (ferralsols) có diện tích lớn nhất, chiếm hơn 43% tổng diện tích vùng Đông
Nam Bộ. Nhóm đất này gồm đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá basalt và đất nâu vàng
trên phù sa cổ; phân bố thành khối tập trung ở phía Đông và Đông Bắc của vùng
như ở Bình Long, Đồng Phú, Phước Long, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), Tân Phú,
Định Quán, Long Khánh, Thống Nhất, Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), Tân Thành,
Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Đất (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đất nâu đỏ và nâu vàng
trên đá basalt có tầng đất dày 8 – 10m, chiếm 55% diện tích nhóm đất đỏ. Đất
chua, ngh o kali và ngh o các cation kiềm trao đổi, cấu tượng viên hạt, giàu mùn
đạm và rất giàu lân. (Phạm Quang Khánh, 1995; Lê Huy Bá, 2009).
Đất xám (acrisols) có diện tích lớn thứ hai, chiếm gần 32% tổng diện tích tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Đất xám phân bố chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh và rải
rác ở một số huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Bến Cát,
Tân Uyên, Thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương); Bình Long, Chơn Thành,
Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); Hóc Môn, Gò Vấp, Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh); xã
Suối Rao, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đất xám được
chia làm 3 đơn vị: Đất xám trên phù sa cổ (638.914 ha), đất xám đọng mùn gley
(51.588 ha) và đất xám trên đá granite (54.150 ha). Đất xám nói chung có thành
phần cơ giới nhẹ (cát, cát pha). Đất xám trên phù sa cổ có tỉ lệ cấp hạt cát trung
bình và mịn từ 40 – 45 %, cấp hạt sét chiếm 20 – 25 % và gia tăng theo chiều sâu.
Đất xám có tầng loang lổ và đất xám bạc màu có đặc tính chua, khả năng trao đổi
ion (CEC) rất thấp, ngh o đạm tổng số, ngh o cả lân và kali dễ tiêu cũng như Ca2+
và Mg2+. (Phạm Quang Khánh, 1995; Lê Huy Bá, 2009)
Đất đen (luvisols) có diện chiếm hơn 4% tổng diện tích tự nhiên của vùng,
phân bố tập trung ở những vùng đất có nhiều họng núi lửa như Định Quán, Tân


11

Phú, Thống Nhất, Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), Châu Thành, Xuyên Mộc (tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu). Đất này có độ phì nhiêu cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối

ngoại trừ kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Tuy nhiên tầng đất này thường rất mỏng,
lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. Điểm nổi bật của loại đất này là lân tổng
số cao nhưng lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình, giàu calcium, rất ngh o kali; cation
trao đổi cao, CEC cao và độ no base rất cao. (Phạm Quang Khánh, 1995; Lê Huy
Bá, 2009).
Bảng 2.2. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lƣợng Ngô ở các t nh thành
vùng Đông Nam Bộ, năm 2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2010)
Địa phƣơng

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ ha

Sản lƣợng
(nghìn tấn

Bình Phước

6,7

31,9

21,4

Tây Ninh

5,8


50,7

29,4

Bình Dương

0,6

20,0

1,2

Đồng Nai

47,7

59,2

282,4

Bà Rịa – Vũng tàu

19,6

43,5

85,2

TP. Hồ Chí Minh


0,9

34,4

3,1

81,3

52,0

422,7

Đông Nam Bộ

Ba tỉnh có diện tích gieo trồng Ngô cũng như năng suất cao nhất vùng Đông
Nam Bộ là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh. Đồng Nai là tỉnh có diện
tích trồng Ngô lớn nhất trong vùng (47,7 nghìn ha) với năng suất cũng đạt thứ
hạng cao trong cả nước (59,2 tạ/ha). Với các loại đất đa dạng, điều kiện tự nhiên
thuận lợi và sự chủ động nước tưới từ các công trình thủy lợi như hồ Suối Vọng,
Núi Le, Sông Ray, chính quyền địa phương đã chủ động khuyến khích nông dân
chuyển đổi từ trồng Lúa vụ Đông Xuân sang trồng Ngô đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Giống Ngô tại đây khá phong phú, hầu hết là các giống Ngô lai với năng suất
đạt 72 tạ/ ha. Vụ Đông Xuân là vụ trồng chính. Với điều kiện thời tiết khí hậu


12

thuận lợi, chế độ canh tác tốt, mật độ trồng hợp lý giúp vụ này đạt năng suất cao
nhất (có thể đạt 100 tạ/ ha với giống C919). Vụ H Thu và Thu Đông cũng cho

năng suất cao, khoảng 60 tạ/ ha. Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh sản xuất Ngô đứng
hàng thứ hai của vùng Đông Nam Bộ; trong đó có Châu Đức là một huyện trồng
Ngô trọng điểm. Diện tích trồng Ngô của huyện là 12.745 ha, năng suất trung bình
đạt 43 tạ/ha. Đa số nông hộ canh tác Ngô ở hai vụ H Thu và Thu Đông, nước tưới
chủ yếu nhờ nước trời. Tây Ninh là tỉnh có sản lượng Ngô xếp thứ ba trong vùng
và là nguồn cung cấp Ngô giống cho khu vực. Đây cũng là nơi phân bố chủ yếu
của đất xám Đông Nam Bộ (tiểu vùng đất xám bạc màu Tây Ninh). Hai huyện
trồng Ngô lớn của tỉnh là Gò Dầu và Trảng Bàng. Huyện Gò Dầu có 8 xã và một
thị trấn, tất cả đều canh tác Ngô. Huyện Trảng Bàng là huyện sản xuất Ngô trọng
điểm, với diện tích 2.813 ha, năng suất 68 tạ/ha, sản lượng 19.128 tấn. Đất ở hai
huyện nói trên chủ yếu là đất xám (83,7 %), ngh o dinh dưỡng và thiếu nước vào
mùa khô.

Hình 2.3. Mô hình thâm canh cây Ngô lai thí điểm tại t nh Đồng Nai
(Nguồn: Lê Văn)
( 28/7/2012).
Nhìn chung, ở các địa phương thuộc Đông Nam Bộ, mô hình canh tác Ngô
phổ biến gồm có thâm canh hoặc luân canh với Lúa. Gần đây một số hộ nông dân
ở Xuân Lộc, đồng Nai đã áp dụng mô hình luân canh Lúa, Ngô kết hợp với chuyển
đổi cơ cấu cây trồng (chẳng hạn kết hợp luân canh với cây rau, cây hoa) và áp


13

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm tối đa chi phí đầu tư,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và
hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến môi trường.
( />28/07/2012)
2.3. Vi khuẩn vùng rễ, vi khuẩn nội sinh thực vật và vai trò của chúng đối với
sự tăng trƣởng của thực vật

2.3.1. Vi khuẩn vùng rễ (rhizobacteria)
Vùng rễ hay hệ rễ (rhizosphere) là vùng bao quanh bộ rễ của thực vật. Mặc
dù khái niệm về hệ rễ đã được Hiltner đề xuất từ năm 1904 nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một phương pháp thống nhất nào nhằm xác định phạm vi của hệ rễ . Khi
quan sát một rễ non, người ta nhận thấy quanh đầu rễ có một vùng chứa các chất
do đầu rễ và các vi sinh vật sống trong vùng đó tiết ra. Phân tích thành phần các
chất tiết này thấy có các chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của
vi sinh vật như đường, amino acid, acid hữu cơ, vitamin, v.v… Chính vì vậy, vi
sinh vật có xu hướng tập trung quanh rễ cây cũng là một điều dễ hiểu (Phạm Văn
Kim, 1999). Bộ rễ còn góp phần giữ được độ ẩm đất. Mỗi loại cây trồng tiết qua bộ

rễ những chất khác nhau và khi rễ chết đi cũng phân hủy thành các thành phần hợp
chất khác nhau. Do đó loại cây trồng cũng quyết định số lượng và thành phần vi
sinh vật sống trong vùng rễ đó. Số lượng và thành phần vi sinh vật còn thay đổi
theo các giai đoạn phát triển của cây trồng, phù hợp với hàm lượng các chất tiết
qua bộ rễ. Số lượng vi sinh vật đạt cực đại ở giai đoạn cây sinh trưởng mạnh (Lúa
đẻ nhánh, Ngô trổ bông…) và đạt cực tiểu ở thời k thu hoạch (hạt chín) (Trần
Cẩm Vân, 2009).


14

Hình 2.4. Sơ đồ mô hình tập đoàn hạt của đất và vi sinh vật trong hạt
(Nguồn: Phạm Văn Kim, 1999)
Vi khuẩn vùng rễ kích thích sự tăng trưởng của thực vật PGPR (Plant Growth
Promoting Rhizobacteria) có lịch sử nghiên cứu hàng thế kỷ. Kinh nghiệm thực tế
của nông dân trong việc luân canh với cây họ Đậu giúp tăng năng suất cây trồng.
Cuối thế kỷ XIX, việc trộn hạt giống với vi khuẩn có ích đã được khuyến cáo rộng
rãi ở Hoa K . Sau đó, chế phẩm Nitragin ra đời, là sự ứng dụng khả năng cố định
đạm của Rhizobium sp. (Smith, 1992). Vào những năm 1950, ở Liên xô cũ, hơn 10

triệu ha đất nông nghiệp được xử lý với hỗn hợp vi khuẩn cố định đạm và hòa tan
lân, chủ yếu là Azotobacter chroococcum và Bacillus megaterium. Trong những thí
nghiệm này, khoảng 60 % số lần thí nghiệm cho thấy năng suất của các loại cây
trồng khác nhau đã tăng khoảng 10 – 20 %. Những năm 1970, Azospirillum được
phát hiện có khả năng tác động tích cực đến sự sinh trưởng của các cây không
thuộc bộ Đậu thông qua quá trình hô hấp của thực vật (Bashan

Holguin, 1997).

Hai loài Pseudomonas là P. fluorescens và P. putida, ngoài chức năng cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng, còn được ứng dụng như là các tác nhân phòng trừ sinh
học (Glick, 1995). Nhiều loài vi khuẩn vùng rễ khác nhau đã được nghiên cứu và
đánh giá như Bacillus, Flavobacterium, Acetobacter, Azospirillum, v.v... (Tang
&Yang, 1997).
PGPR được Kloepper và Schroth (1978) định nghĩa như là những vi khuẩn
có khả năng sống quanh vùng rễ và bám vào hạt giống, sau đó giúp cho sự tăng
trưởng của thực vật. Tiến trình phát triển của chúng qua các giai đoạn: phát tán từ


15

hạt giống và nhân nhanh mật số trong vùng rễ, bám vào bề mặt rễ và phát triển
trong hệ thống rễ cây (Kloepper, 1993). Sự giảm tác dụng của PGPR trong các thử
nghiệm ngoài đồng thường là do thiếu khả năng bám trụ của vi khuẩn vào rễ cây
(Bloemberg et al., 2000; Benizri et al., 2001). Có một số gene chuyên trách cho
quá trình này; tuy nhiên, chỉ có một số ít gene được xác định (Benizri et al., 2001;
Lugtenberg et al., 2001). Chúng bao gồm gene chi phối các khả năng di động, sản
phẩm của tiêm mao hay roi, khả năng sản sinh những chất đặc biệt trên bề mặt rễ
cây, khả năng sản sinh các chất cảm ứng. Biểu hiện gene của các thế hệ đột biến
giúp chúng ta hiểu r hơn về quy luật của tiến trình định cư ở rễ (Lutenberg et al.,

2001). Sự ngh o nàn về mật số của PGPR trong đất vùng rễ xảy ra khi trong quá
trình phát triển thực vật gặp phải các điều kiện bất lợi như pH thấp, nhiệt độ cao,
lượng mưa thấp (Frommel et al., 1993). Đối với cây trồng, những điều kiện canh
tác không mong muốn cũng là nguyên nhân làm giảm mật số vi sinh vật trong đất
(Dobbelaere et al., 2001). Sự khác biệt về nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của PGPR (Okon và Labandera-Gonzalez, 1994).

ISR: Induction of Systemic Resistance of host plant by PGPR
Hình 2.5. Các cơ chế kích thích sự tăng trƣởng thực vật bởi PGPR
(Nguồn: Kumar et al., 2011)


×