CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình
Chúng tôi gồm:
Tỉ lệ %
S
Họ và tên
T
Ngày tháng
Nơi công tác
Chức danh
Trình
đóng góp
độ
vào việc
chuyên
tạo ra
môn
sáng kiến
Hiệu trưởng
Đại học
35.0
P. Hiệu trưởng
Đại học
30.0
Giáo viên
Đại học
25.0
Giáo viên
Đại học
10.0
năm sinh
T
1 Đinh Thị Tuyết Chinh
24/5/1961
2 Tống Thị Thu Thủy
29/6/1969
3 Phạm Thị Bình
02/01/1973
4 Đỗ Thị Mỹ Bằng
06/3/1974
Trường TH
Đinh Tiên Hoàng
Trường TH
Đinh Tiên Hoàng
Trường TH
Đinh Tiên Hoàng
Trường TH
Đinh Tiên Hoàng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Nâng cao chất lượng dạy nội
dung về câu cho học sinh lớp 4 thông qua việc sử dụng các thủ pháp phân biệt
thành phần câu”
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Giáo dục
II. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG THỬ: 05/01/2013
III. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
Phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt giúp học sinh mở rộng, hệ thống
hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu; rèn cho
học sinh một số kĩ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng các dấu câu; bồi dưỡng cho
học sinh thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt
văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho
học sinh. Từ đó, các em tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện
để các em học tốt các phân môn khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn,
Kể chuyện, đồng thời học tốt các môn học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm
1
nhạc, Mĩ thuật,…. Đặc biệt, khi học Luyện từ và câu còn khơi dậy trong tâm hồn
học sinh lòng yêu quý tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 chiếm thời lượng 62 tiết gồm các nội dung
sau:
Mở rộng vốn từ:
19 tiết
Cấu tạo của tiếng, từ: 5 tiết
Từ loại:
9 tiết
Câu:
26 tiết
Dấu câu:
3 tiết
Từ sự phân bố về thời lượng nói trên, chúng ta thấy, nội dung học về câu của
học sinh lớp 4 chiếm thời gian chủ yếu trong phân môn Luyện từ và câu. Trong đó
nội dung học về thành phần câu chiếm thời lượng 18 tiết, tập trung ở các tuần học:
16, 17, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 31, 32, 33, 34. Khi học về thành phần câu, học
sinh được học hai thành phần chính của câu ( chủ ngữ, vị ngữ) và thành phần phụ
trạng ngữ. Nội dung học này giúp học sinh xác định, phân biệt được các thành
phần chính trong câu đơn và thành phần trạng ngữ của câu, giúp học sinh có kĩ
năng nói và viết phải thành câu, đúng mục đích diễn đạt, giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
Trong quá trình dạy học nhiều năm nay chúng tôi thấy, chất lượng dạy học
phân môn Luyện từ và câu nói chung, chất lượng dạy học về nội dung Thành phần
câu nói riêng còn nhiều hạn chế, đa số giáo viên còn chưa chú trọng khi dạy nội
dung này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, mà cơ bản nhất là
những nguyên nhân sau:
Bài kiểm tra định kì của học sinh chỉ có một phần nhỏ nội dung về Luyện từ
và câu và Thành phần câu mà lượng kiến thức về nội dung này lại khá nhiều, khó
dạy, khó học nên nhiều giáo viên chỉ dạy lướt qua cho hết bài.
Giáo viên còn lúng túng khi dạy nội dung này, không nhấn mạnh được
những kiến thức trọng tâm, không đưa ra được những so sánh cụ thể để học sinh
2
phân biệt, không mở rộng nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi vì bản thân giáo
viên còn quá phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách giáo viên, không chịu khó tìm tòi,
học hỏi, nghiên cứu nên còn mơ hồ về những kiến thức này.
Thực tế qua nhiều năm dạy lớp 4, chúng tôi đã đúc kết cho mình được một
số kinh nghiệm giảng dạy và sáng kiến khi dạy nội dung về Thành phần câu cho
học sinh.
1. Giải pháp cũ thường làm
1.1. Nội dung của giải pháp:
1.1.1. Giáo viên sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa để phân tích, rút
ra ghi nhớ về bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu, bộ phận trạng ngữ của câu.
- Chủ ngữ là một thành phần chính trong câu, chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai ?
Cái gì ? Con gì ?, chủ ngữ có cấu tạo là danh từ hay cụm danh từ.
- Vị ngữ là một thành phần chính trong câu, vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì?
Thế nào? Là ai? Là cái gì? Là con gì?, vị ngữ có cấu tạo là một động từ, tính từ,
danh từ hay cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ.
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, trạng ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? Ở
đâu? Vì sao? Do đâu? Bằng cái gì?....
1.1.2. Học sinh áp dụng những nội dung ghi nhớ để làm bài tập trong
sách giáo khoa hoặc vở bài tập.
1.2. Nhược điểm và tồn tại của giải pháp cũ:
- Thực tế trong các văn bản mà các em được học xuất hiện rất nhiều những
câu có cấu tạo đặc biệt, các em không thể xác định được từng bộ phận
chính và bộ phận trạng ngữ của những câu đó.
Ví dụ:
Anh về muộn làm cả nhà lo lắng.
Trong thùng đầy nước.
Thuốc, anh ấy không hút.
Dừng lại ở ngoài cổng, chị nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
3
- Khi đặt câu, viết đoạn văn, đa số các em đã không thực hiện được theo yêu
cầu, mục đích cần đạt.
Ví dụ: Bài tập yêu cầu điền thêm bộ phận chính vào sau trạng ngữ để hoàn
chỉnh câu sau : Bên kia cánh rừng, .........
Kết quả là 100% học sinh điền sai, mà chủ yếu điền được dạng câu như sau :
Bên kia cánh rừng có một ngôi nhà.
Nếu đọc câu văn lên thì rất hoàn chỉnh, nhưng nó đã không đúng với yêu cầu
của đề bài : Trạng ngữ đã biến đổi thành chủ ngữ.
Để khắc phục những tồn tại trên, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp mới
được cải tiến như sau :
2. Giải pháp mới cải tiến:
Giải pháp 1: Bổ sung thêm hoặc thay đổi nội dung ngữ liệu trong sách giáo
khoa để xây dựng kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh
* Khi dạy những bài về Chủ ngữ (CN), chúng tôi đã đưa thêm những ngữ liệu và
phân tích những ngữ liệu đó như sau:
(1) Họ / chiến đấu rất dũng cảm.
CN
(2) Ở đời, mất cái nọ được cái kia / là lẽ thường tình.
CN- thành ngữ
(3) Sản xuất / phải gắn với nhu cầu tiêu thụ.
CN- động từ
(4) Đẹp nhất/ là hoa hồng.
CN- cụm tính từ
(5) Anh về muộn / làm cả nhà lo lắng.
CN- cụm C-V
(6) Thất bại đó/ do sự chủ quan của chúng ta.
CN
(7) Cái bút đỏ tươi đang để trên bàn này / là của chị Mai.
CN
(8) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
CN
CN
CN
CN
4
Từ những ngữ liệu đã được phân tích ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn học
sinh rút ra được những ghi nhớ cần thiết ( ngoài sách khoa):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Rút ra được kiến thức ghi nhớ
Chủ ngữ có thể là từ thay thế cho danh từ hay cụm danh từ ( Đại từ)
Chủ ngữ có thể là một thành ngữ
Chủ ngữ có thể là một cụm C-V
Chủ ngữ có thể là từ chỉ thứ tự
* Khi dạy những bài về Vị ngữ (VN), chúng tôi đã đưa thêm những ngữ liệu và
phân tích những ngữ liệu đó như sau:
(1) Ông thủ trưởng cơ quan tôi / người Quảng Bình.
VN- Cụm DT
(2) Nó / vuốt mặt không nể mũi.
VN- Thành ngữ
(3) Vải này / khổ hơi hẹp.
VN - Cụm C- V
(4) Trước mặt chúng tôi, sừng sững / một dãy núi đá.
VN
CN
Từ những ngữ liệu đã được phân tích ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn học
sinh rút ra được những ghi nhớ cần thiết ( ngoài sách khoa):
Câu
Rút ra được kiến thức ghi nhớ
1 Vị ngữ có thể là một cụm danh từ
2 Vị ngữ có thể là một thành ngữ
3 Vị ngữ có thể là một cụm C- V
4
Vị ngữ có thể đứng trước chủ ngữ
* Khi dạy những bài về Trạng ngữ (TN), chúng tôi đã đưa thêm những ngữ liệu
và phân tích những ngữ liệu đó như sau:
(1) Tay xách chiếc cặp da lớn, thầy giáo bước vào lớp.
TN- 1 cụm C- V
(2) Vịnh Hạ Long,/ ngày 17 -11 -1994,/ được UNESCO công nhận là di sản
CN
TN
VN
5
thiên nhiên thế giới.
(3) Chúng ta / phấn đấu, / vì tương lai.
CN
VN
TN
Từ những ngữ liệu đã được phân tích ở trên, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh
rút ra được những ghi nhớ cần thiết ( ngoài sách khoa):
Câu
Rút ra được kiến thức ghi nhớ
1 Trạng ngữ có thể là một cụm C- V
2 Trạng ngữ có thể ở giữa câu
3 Trạng ngữ có thể ở cuối câu
Giải pháp 2: Đưa một số thủ pháp phân biệt các thành phần câu trong các tiết
luyện tập
Thực tế dạy học đã xuất hiện những câu có cấu tạo đặc biệt mà học sinh rất
khó phân biệt các thành phần câu. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và tập hợp các
trường hợp đặc biệt ấy thành một hệ thống thủ pháp để giúp học sinh phân biệt các
thành phần câu như sau:
* Phân biệt chủ ngữ với trạng ngữ chỉ nơi chốn và trạng ngữ chỉ thời gian
Ví dụ:
Trong thùng / đầy nước.
CN- chỉ nơi chốn
Bên phải / là dãy núi Thiên Nhẫn.
CN- chỉ nơi chốn
Gần sáng / là lúc người ta ngủ say.
CN- chỉ thời gian
Ở những câu trên, nếu học sinh không nắm chắc kiến thức thì dễ dàng cho rằng
những từ ngữ gạch chân đều là TN vì nó đứng ở đầu câu và trả lời câu hỏi Ở đâu?
hay Khi nào? Vì vậy, chúng tôi hướng dẫn học sinh phân tích kĩ để thấy: Những từ
ngữ này khác với TN, không thể bị lược bỏ, vì nếu lược bỏ chúng, câu sẽ không
trọn vẹn. Vì vậy, chúng là CN chỉ nơi chốn hay CN chỉ thời gian trong câu.
* Phân biệt vị ngữ với trạng ngữ khi vị ngữ nằm ở vị trí đầu câu:
Ví dụ:
6
(1)Dừng lại ở ngoài cổng,/ chị / nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
VN
CN
VN
(2) Ở ngoài cổng,/ chị / nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
TN
CN
VN
Câu (1): Chị có hai hoạt động Dừng lại ở ngoài cổng và Nâng vạt áo lau
những giọt mồ hôi nhễ nhại nên hai hoạt động này trả lời câu hỏi Làm gì?. Đó là
hai bộ phận vị ngữ trong câu. Ta có thể chuyển thành câu:
Chị / dừng lại ở ngoài cổng, nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
CN
VN
Câu (2): Chị chỉ có một hoạt động Nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ
nhại nên câu này chỉ có một vị ngữ. Còn bộ phận Ở ngoài cổng trả lời câu hỏi Ở
đâu? nên nó là bộ phận trạng ngữ.
* Phân biệt trạng ngữ với cụm từ của vị ngữ ( bổ ngữ):
Chúng tôi đưa ra hai cặp câu sau và giúp đỡ học sinh phân tích:
Ví dụ:
(1) Vì tương lai,/ chúng ta / phấn đấu .
TN
CN
VN
Chúng ta / phấn đấu vì tương lai.
CN
VN
TN
(2) Giữa sân đình, anh ta / hăm hở bước tới.
TN
CN
VN
Anh ta / hăm hở bước tới giữa sân đình.
CN
VN
Cặp câu (1): Bộ phận trạng ngữ Vì tương lai có thể ở vị trí đầu câu hay cuối
câu mà nghĩa của câu không thay đổi.
Cặp câu (2): Bộ phận trạng ngữ Giữa sân đình khi chuyển vị trí xuống cuối câu
thì nghĩa của câu đã hoàn toàn thay đổi nên nó không còn là trạng ngữ nữa mà là
một cụm từ của vị ngữ ( bổ ngữ).
Từ đó, chúng tôi nhấn mạnh với học sinh: Khi trạng ngữ chuyển vị trí xuống
cuối câu (hay giữa câu) thì phải đảm bảo nghĩa của câu không thay đổi,.
* Phân biệt trạng ngữ với 1 cụm C - V ( một vế của câu ghép):
7
Ví dụ:
(1) Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên bạn ấy rất khoẻ.
Cụm C - V
Cụm C - V
(2) Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
TN
Ở lớp 4, chưa được học về câu ghép, nhưng các em đã biết đặt câu có cấu
trúc C-V, C-V như câu (1). Các em cũng rất dễ bị nhầm lẫn câu (1) là câu có trạng
ngữ chỉ nguyên nhân, cũng giống như câu (2). Vì vậy chúng tôi đã hướng dẫn các
em phân biệt bằng cách: Câu (1): Vì Dế Mèn tập tành đều đặn là cụm C - V chỉ
nguyên nhân (CN là Dế Mèn, VN là tập tành đều đặn) , còn câu (2): chỉ là một
cụm từ chỉ nguyên nhân nên câu (2) là câu có trạng ngữ.
* Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác của câu:
Ví dụ:
Thuốc, anh ấy không hút.
Không phải TN
Chúng tôi đã hướng dẫn học sinh phân tích: Câu trên được rút gọn từ câu:
Thuốc, anh ấy không hút thuốc. và từ thuốc được gạch chân không phải là trạng
ngữ, nó là một thành phần phụ khác của câu, có tác dụng nhấn mạnh chủ đề được
nói tới trong câu ( Các em sẽ được học ở lớp trên)
So sánh các câu sau để học sinh thấy rõ hơn các thành phần câu:
Ví dụ:
(1) Anh ấy / không hút thuốc.
CN
VN
(2) Thuốc, anh ấy / không hút.
CN
VN
Một phần của VN ở câu (2) đã bị lược bỏ để tránh lặp từ. Câu nguyên vẹn là:
Thuốc, anh ấy không hút thuốc. Nên từ thuốc đứng đầu không phải là TN
(3)Anh ấy, thuốc không hút.
VN
8
Ở câu (3), CN và một phần của VN đã bị lược bỏ để tránh lặp từ. Câu nguyên vẹn
là: Anh ấy, thuốc, anh ấy không hút thuốc. Nên từ Anh ấy và từ thuốc đứng đầu
không phải là TN
Từ Thuốc ở câu (2), các từ ngữ: Anh ấy, thuốc đứng ở đầu câu (3) đều không
phải là TN hay CN mà chúng là một thành phần phụ khác của câu. (Không đề cập
đến)
IV. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: ( Không )
V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Chúng tôi đã áp dụng thử sáng kiến này từ năm học 2013 - 2014 với lớp
đồng chí Phạm Thị Bình giảng dạy. Năm học 2014 - 2015, sáng kiến đã được áp
dụng thử với toàn khối 4 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và mang lại kết quả rất
đáng khích lệ. Từ những kết quả đó, chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng khả
năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi vào thực tế giảng dạy là rất lớn.
Bất kì một giáo viên Tiểu học nào, ở một vùng miền nào cũng có thể áp dụng được
sáng kiến của chúng tôi vào dạy học cho học sinh lớp 4.
Chất lượng học của học sinh nói chung, chất lượng phân môn Luyện từ và câu
nói riêng không tự dưng mà có, để sáng kiến được áp dụng một cách hiệu quả thì:
- Trước hết mỗi giáo viên phải coi trọng đúng mức việc dạy và học phân môn
Luyện từ và câu, đồng thời nắm chắc kiến thức về tiếng Việt rất phong phú, đa
dạng. Để dạy tốt một đơn vị kiến thức cho học sinh thì giáo viên không chỉ nắm
chắc kiến thức đó mà còn phải có hiểu biết sâu rộng về những kiến thức có liên
quan. Dạy về thành phần câu cho học sinh lớp 4 thì giáo viên phải biết tất cả các
thành phần câu khác để kịp thời xử lí các tình huống trong dạy học và giải đáp
được những băn khoăn, thắc mắc của học sinh cũng là để củng cố, khắc sâu và
nâng cao kiến thức cho các em.
- Khi giảng dạy, giáo viên không quá phụ thuộc và sách giáo khoa, sách giáo
viên mà phải chủ động tạo ra tình huống để hướng các em vào những trường hợp,
những bài tập xoay quanh kiến thức đó.
9
VI. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA CÁC TÁC GIẢ:
Những năm học trước, khi chưa áp dụng sánh kiến, nhiều em không xác định
được từng thành phần câu, đặt câu không đúng theo yêu cầu. Nhưng sau khi áp
dụng sáng kiến này, chúng tôi thấy kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu của
các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt, các em đã có những hiểu biết sâu hơn về
câu và thành phần câu, nói và viết thành câu, diễn đạt đúng mục đích. Từ đó, học
sinh cũng tự tin hơn khi học phân môn Luyện từ và câu, hứng thú, say mê hơn với
môn học Tiếng Việt.
Kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến như sau:
Chúng tôi cho học sinh cùng làm 2 bài tập sau:
Bài 1: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, và trạng ngữ ( nếu có), của những câu
sau:
a, Hôm nay là một ngày đẹp trời.
b, Trong nhà đang có khách.
c, Cách ấy, tôi đã thử rồi.
d, Trên nền trời xanh lơ lửng một cánh diều.
e, Anh Nam tính tình rất cương trực.
Bài 2: Điền bộ phận câu còn thiếu vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh:
a, Trên giá sách……………………..
b, Nơi ấy, tôi……………………….
c, …………., chim chóc hót líu lo.
d, Năm tôi học lớp Một,……………..
e, Bên kia cánh rừng,……………….
Khảo sát năm học 2012 - 2013 ( Trước khi áp dụng sáng kiến)
Lớp
HS
4E
Điểm
T. Số
35
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
0
0
3
8.6
5
14.3
27
77.1
Khảo sát năm học 2013 - 2014 ( Sau khi áp dụng sáng kiến)
10
Điểm
Lớp
T. Số
4C
36
Giỏi
21
%
58.3
Khá
12
%
33.3
TB
3
%
8.4
Yếu
0
%
0
Khảo sát năm học 2014 - 2015 ( Sau khi áp dụng sáng kiến)
4G
35
10
câu
9
%
9
câu
%
25.7
12
34.3
Học sinh làm đúng số lượng câu
8
7
6
câu % câu % câu %
7
20.0
3
8.6
2
5.7
5
câu
%
Dưới
5 câu
2
5.7
0
Lợi ích về kinh tế:
Nếu áp dụng sáng kiến trên vào dạy học, sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức
một cách dễ dàng, cha mẹ các em không phải tốn tiền mua các loại sách tham khảo về
môn Tiếng Việt. Mỗi năm học, ước tính toàn tỉnh có khoảng 16 500 học sinh đang
học lớp 4, trong đó có khoảng 30% số học sinh sử dụng sách tham khảo môn Tiếng
Việt, mỗi quyển sách giá khoảng 25 000 đồng thì đã tiết kiệm cho phụ huynh khoảng
[25 000 x (16 500 x 30%)] = 123 750 000 đồng / 1 năm
Lợi ích về xã hội:
Việc áp dụng sáng kiến này vào dạy Luyện từ và câu không chỉ nâng cao kỹ
năng xác định thành phần câu cho học sinh mà sáng kiến còn như một cẩm nang
dạy học đối với giáo viên Tiểu học. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sách
tham khảo dạy và học môn Tiếng Việt cũng như phân môn Luyện từ và câu.
Nhưng giáo viên và phụ huynh hãy thử làm một phép so sánh về chất lượng nội
dung của sáng kiến trên với các sách tham khảo hiện hành để nhận xét, lựa chọn.
Chúng tôi tin chắc rằng, với sự mày mò nghiên cứu, học hỏi, với tâm huyết, thực tế
nghề nghiệp của mình, sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đem lại hiệu quả
cao, phần nào giúp cho giáo viên tự tin hơn khi dạy về kiến thức thành phần câu,
học sinh sẽ say mê, hứng thú học tập hơn. Qua đó, các em được nâng cao kĩ năng
diễn đạt, giao tiếp trong cuộc sống, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
11
%
0
VII. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP
DỤNG THỬ SÁNG KIẾN:
Các đồng chí giáo viên giảng dạy khối lớp 4 trường tôi đã áp dụng sáng kiến
này từ năm học 2014 - 2015 đều đánh giá rất cao về lợi ích của sáng kiến:
- Nội dung của sáng kiến đã định hướng và chỉ rõ cho giáo viên một số kiến
thức về Tiếng Việt.
- Sáng kiến đã góp phần làm cho giáo viên khẳng định và tự tin hơn trong
giảng dạy, nhất là dạy phân môn Luyện từ và câu.
- Sáng kiến đã đưa ra một số kinh nghiệm thiết thực và bổ ích trong dạy học
về thành phần câu.
- Việc áp dụng sáng kiến trong dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng học
sinh đối với môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
Chúng tôi cũng khảo sát chất lượng học sinh bằng hai bài tập như trên ở một
số lớp 4 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng và thu được kết quả như sau:
Khảo sát năm học 2014 - 2015 ( Sau khi áp dụng sáng kiến)
10
câu
%
9
câu
%
Học sinh làm đúng số lượng câu
8
7
6
câu % câu % câu %
5
câu
%
Dưới
5 câu
4B
35
7
20.0
11
31.5
9
25.7
5
14.
2
5.7
1
2.8
0
%
0
4C
4D
36
35
9
6
25.0
17.1
12
9
33.4
25.8
9
12
25.0
34.3
3
4
3
8.3
11.
3
2
8.3
5.7
0
2
0
5.7
0
0
0
0
4
VIII. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN:
Số
Họ và tên
Sinh ngày
Nơi công tác
TT
Chức
Trình độ
Nội dung công
danh
chuyên
việc hỗ trợ
môn
1
Phạm Thị Bình
02/01/1973
2
Trần Thị Huệ
15/4/1976
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Giáo viên
Đại học
Giáo viên
Đại học
Áp dụng thử
sáng kiến
Áp dụng thử
sáng kiến
12
3
Phạm Thị Ngân
11/3/1974
4
Nguyễn Thị Vân
11/5/1973
5
Trương Thị Huyền Châu
21/01/1961
6
Phạm Thị Quế
02/9/1966
7
Đặng Thị Mỹ
28/6/1968
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Trường TH Đinh
Tiên Hoàng
Giáo viên
Đại học
Giáo viên
Đại học
Giáo viên
Cao đẳng
Giáo viên
Cao đẳng
Giáo viên
Đại học
Áp dụng thử
sáng kiến
Áp dụng thử
sáng kiến
Áp dụng thử
sáng kiến
Áp dụng thử
sáng kiến
Áp dụng thử
sáng kiến
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
Ninh Bình, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Những người nộp đơn
Tác giả
Đinh Thị Tuyết Chinh
Đồng tác giả
Tống Thị Thu Thủy
Phạm Thị Bình
Đỗ Thị Mỹ Bằng
13
Hướng dẫn học sinh phân biệt các kiểu cấu tạo của thành phần chủ ngữ
1. Chủ ngữ thường là danh từ (DT) hay cụm DT:
Loại câu có chủ ngữ được cấu tạo như trên rất phổ biến nên đa số học sinh
xác định đúng bộ phận chủ ngữ của những câu đó.
Ví dụ:
Cá / bơi lội tung tăng..
1 CN- 1 DT
Hoa lan, hoa huệ, hoa hồng / nói chuyện bằng hương, bằng hoa.
3CN- 3 cụm DT
Bên cạnh đó cũng gặp không ít trường hợp đặc biệt khác của chủ ngữ mà giáo viên
cần hướng dẫn học sinh phân biệt:
Một số trường hợp đặc biệt khác của CN:
2. Chủ ngữ có thể là từ thay thế cho danh từ hay cụm danh từ ( Đại từ):
Ví dụ:
Họ / chiến đấu rất dũng cảm.
CN
Vì học sinh lớp 4 chưa được học về Đại từ, nhưng khi gặp những câu có dạng như
trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định bộ phận chủ ngữ bằng cách đặt
câu hỏi tương tự như dạng câu thường gặp: Ai chiến đấu rất dũng cảm ? ( Họ).
3. Chủ ngữ có thể là một thành ngữ:
Ví dụ:
14
Ở đời, mất cái nọ được cái kia / là lẽ thường tình.
CN- thành ngữ
Ở dạng câu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Điều gì là lẽ thường
tình ? ( Mất cái nọ được cái kia).
- Chủ ngữ có thể là động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm tính từ
Ví dụ:
Sản xuất / phải gắn với nhu cầu tiêu thụ.
CN- động từ
Đẹp nhất/ là hoa hồng.
CN- cụm tính từ
- Chủ ngữ có thể là một cụm chủ-vị
Ví dụ:
Anh về muộn / làm cả nhà lo lắng.
CN- cụm C-V
- Chủ ngữ có thể là từ, ngữ hoặc cụm C-V + từ chỉ trỏ ( này, nọ, kia, đó)
Ví dụ:
(1) Thất bại đó/ do sự chủ quan của chúng ta.
CN
(2) Cái bút đỏ tươi đang để trên bàn này / là của chị Mai.
CN
Ở ví dụ trên, câu (1) có CN là 1 từ + từ chỉ trỏ
câu (2) có CN là 1 cụm C- V + từ chỉ trỏ
4. Chủ ngữ có thể chỉ nơi chốn, chỉ thời gian
Ví dụ:
Trong thùng / đầy nước.
CN- chỉ nơi chốn
Trong thư viện / có một bộ từ điển mới.
CN- chỉ nơi chốn
Từ đầu nhà đến cuối nhà/ khoảng 30 mét.
CN- chỉ nơi chốn
Bên phải / là dãy núi Thiên Nhẫn.
CN- chỉ nơi chốn
15
Gần sáng / là lúc người ta ngủ say.
CN- chỉ thời gian
Ở những câu trên, nếu học sinh không nắm chắc kiến thức thì dễ dàng cho
rằng những từ ngữ gạch chân đều là TN vì nó đứng ở đầu câu và trả lời câu hỏi Ở
đâu? hay Khi nào? Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích kĩ càng để
thấy: Những từ ngữ này khác với TN, không thể bị lược bỏ, vì nếu lược bỏ chúng,
câu sẽ không trọn vẹn. Vì vậy, chúng là CN chỉ nơi chốn hay CN chỉ thời gian
trong câu.
- Chủ ngữ có thể là từ chỉ thứ tự:
Ví dụ:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
CN
CN
CN
CN
Phân tích cho học sinh thấy được: Câu trên tương đương với câu: Nhất là
nước, nhì là phân, tam là cần, tứ là giống. và CN trong câu là những từ chỉ thứ tự.
Tóm lại: Chủ ngữ trong câu thường do danh từ hay cụm danh từ tạo thành,
cũng có khi chủ ngữ do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, từ chỉ thứ tự,
thành ngữ, hay cụm C- V tạo thành. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi Ai? Cái gì?
Con gì?, cũng có khi chủ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Thứ mấy? Sự việc
gì?
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt các kiểu cấu tạo của thành phần
vị ngữ
5. Vị ngữ là động từ ( ĐT) hoặc cụm động từ:
Ví dụ:
Đàn cá heo / bơi trước mũi tàu như dẫn đường.
1VN- 1 Cụm ĐT
Các loài hoa / nghe tiếng hót trong suốt của Hoạ mi, chợt bừng tỉnh, xoè
4VN- 4 Cụm ĐT
những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc rực rỡ.
6. Vị ngữ là tính từ ( TT) hoặc cụm tính từ:
16
Ví dụ:
Bầu trời / trong vắt như thuỷ tinh.
1VN-1 Cụm TT
Những con cá song / rất khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẩy
2VN- 2 cụm TT
xám hoa đen lốm đốm.
7. Vị ngữ là kết hợp gồm: Quan hệ từ là + từ hoặc ngữ:
Ví dụ:
Khen hoặc chê / là chuyện bình thường.
VN
Tôi / là giáo viên.
VN
Hà Nội / là thủ đô của nước ta.
VN
Một số trường hợp đặc biệt của vị ngữ:
8. Vị ngữ có thể là một cụm danh từ:
Ví dụ:
Ông thủ trưởng cơ quan tôi / người Quảng Bình.
VN- Cụm DT
- Vị ngữ có thể là một thành ngữ:
Ví dụ:
Nó / vuốt mặt không nể mũi.
VN- Thành ngữ
9. Vị ngữ có thể là một cụm C- V:
Ví dụ:
Anh Nam/ tính tình rất cương trực.
VN - Cụm C- V
Vải này / khổ hơi hẹp.
VN - Cụm C- V
10.Vị ngữ có thể đứng trước CN:
Ví dụ:
17
Trước mặt chúng tôi, sừng sững / một dãy núi đá.
VN
CN
11.Vị ngữ có thể ở vị trí rất giống với trạng ngữ:
Ví dụ:
(1)Dừng lại ở ngoài cổng,/ chị / nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
VN
CN
VN
(2) Ở ngoài cổng,/ chị / nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
TN
CN
VN
Câu (1): Chị có hai hoạt động Dừng lại ở ngoài cổng và Nâng vạt áo lau
những giọt mồ hôi nhễ nhại nên hai hoạt động này trả lời câu hỏi Làm gì?. Đó là
hai bộ phận vị ngữ trong câu.
Câu (2): Chị chỉ có một hoạt động Nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ
nhại nên câu này chỉ có một vị ngữ. Còn bộ phận Ở ngoài cổng trả lời câu hỏi Ở
đâu? nên nó là bộ phận trạng ngữ.
12.Một số quan hệ từ nằm xen giữa CN và VN, được xác định là mở đầu vị
ngữ.
Ví dụ:
Cái óc nặng nề ấy / thì phải lâu mới nhớ ra được.
VN
Tóm lại: Vị ngữ trong câu thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính
từ tạo thành, cũng có khi vị ngữ do cụm danh từ, thành ngữ, hay cụm C- V tạo
thành. Vị ngữ có khi đứng trước chủ ngữ hay ở vị trí rất giống với trạng ngữ.
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh phân biệt các kiểu cấu tạo của thành phần
trạng ngữ
13.Trạng ngữ là một từ:
Ví dụ:
Bỗng dưng trời đất tối sầm lại.
TN- 1 từ
14.Trạng ngữ là một cụm từ:
Ví dụ:
Sống trên cái đất mà ngày xưa cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ
18
TN- 1 cụm từ
rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
Trường hợp đặc biệt của trạng ngữ:
15.Trạng ngữ có thể là một cụm C- V:
Ví dụ:
Tay xách chiếc cặp da lớn, thầy giáo bước vào lớp.
TN- 1 cụm C- V
Đầu gục vào vai mẹ, đứa trẻ ngủ ngon lành.
TN- 1 cụm C- V
- Trạng ngữ có thể ở giữa hay cuối câu:
Ví dụ:
(2)Vịnh Hạ Long,/ ngày 17 -11 -1994,/ được UNESCO công nhận là di sản
CN
TN
VN
thiên nhiên thế giới.
(2) Chúng ta / phấn đấu, / vì tương lai.
CN
VN
TN
Giáo viên nhấn mạnh với học sinh: Khi trạng ngữ chuyển vị trí xuống cuối câu
hay giữa câu thì phải đảm bảo nghĩa của câu không thay đổi, khi viết phải đặt dấu
phảy ngăn cách với CN hay VN. Hãy so sánh các cặp câu sau đây để thấy rõ điều
đó:
Vì tương lai,/ chúng ta / phấn đấu .
TN
CN
VN
Chúng ta / phấn đấu, / vì tương lai.
CN
VN
TN
Giữa sân đình, anh ta / hăm hở bước tới.
TN
CN
VN
Anh ta / hăm hở bước tới giữa sân đình.
CN
VN
16.Một số chú ý khi phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác của câu:
+ Phân biệt trạng ngữ với vị ngữ:
Ví dụ:
19
Dừng lại ở ngoài cổng, chị nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
Câu có thể có nhiều vị ngữ, trong đó có vị ngữ rất giống với trạng ngữ như ở
câu trên. Bộ phận gạch chân trong câu là một trong hai vị ngữ của câu. Bộ phận
này biểu thị hành động xuất hiện trước hành động nêu ở vị trí thứ hai trong câu, do
đó nó có thể đảo lên trước chủ ngữ.
Bộ phận gạch chân giống với trạng ngữ ở chỗ có thể lược bỏ mà không ảnh
hưởng đến tính trọn vẹn của câu.
Tuy nhiên, vì là vị ngữ nên bộ phận này có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo
thành câu trọn vẹn. Trong khi đó, trạng ngữ không có vai trò trên. Đây chính là đặc
điểm phân biệt hai thành phần này với nhau.
Ví dụ:
Dừng lại ở ngoài cổng, chị nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
VN
Vì có thể chuyển thành câu:
Chị / dừng lại ở ngoài cổng, nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
CN
Khác với câu:
VN
Ở ngoài cổng, chị nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại.
TN
+ Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ:
Ví dụ:
Trong thùng / đầy nước.( Đã phân tích ở phần chủ ngữ)
CN
Trong thùng, nước đầy.
TN
+ Phân biệt trạng ngữ với cụm từ của vị ngữ:
Ví dụ:
Giữa sân đình, anh ta / hăm hở bước tới.
TN
CN
VN
Anh ta / hăm hở bước tới giữa sân đình.
CN
VN
20
+ Phân biệt trạng ngữ với cụm C - V:
Ví dụ:
(1) Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên bạn ấy rất khoẻ.
Cụm C - V
Cụm C - V
(2) Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
TN
(3) Vì tương lai, chúng ta phấn đấu,
TN
( 4) Nhờ trận mưa rào nên trời mát mẻ hẳn.
TN
Câu (1) là câu có cấu trúc C-V, C-V ( Lớp 5 gọi là câu ghép) nên rất dễ bị
nhầm lẫn là câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở đầu câu nên giáo viên cần nhấn
mạnh cho học sinh.
Còn các câu (2), (3), (4) là câu có trạng ngữ.
+ Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác của câu:
Ví dụ:
Thuốc, anh ấy không hút.
Không phải TN
Câu trên được rút gọn từ câu: Thuốc, anh ấy không hút thuốc. và từ thuốc
được gạch chân không phải là trạng ngữ, nó là một thành phần phụ khác của câu,
có tác dụng nhấn mạnh chủ đề được nói tới trong câu.
So sánh các câu sau để thấy rõ hơn các thành phần câu:
Ví dụ:
(1) Anh ấy / không hút thuốc.
CN
VN
(2) Thuốc, anh ấy / không hút.
CN
VN
Một phần của VN ở câu (2) đã bị lược bỏ để tránh lặp từ. Câu nguyên vẹn là:
Thuốc, anh ấy không hút thuốc. Nên từ thuốc đứng đầu không phải là TN
(3)Anh ấy, thuốc không hút.
VN
21
Ở câu (3), CN và một phần của VN đã bị lược bỏ để tránh lặp từ. Câu nguyên vẹn
là: Anh ấy, thuốc, anh ấy không hút thuốc. Nên từ Anh ấy và từ thuốc đứng đầu
không phải là TN
Từ Thuốc ở câu (2), các từ ngữ: Anh ấy, thuốc đứng ở đầu câu (3) đều không
phải là TN hay CN mà chúng là một thành phần phụ khác của câu. (Không đề cập
đến)
Hướng dẫn học sinh phân tích một số ví dụ sau để phân biệt CN, TN với một
vài thành phần phụ khác của câu.
Ví dụ:
Cà Mau / đất đai màu mỡ.
CN
VN
Ở Cà Mau, đất đai / màu mỡ.
TN
CN
VN
Cà Mau, đất đai màu mỡ.
Không phải CN hay TN
Cà Mau, đó là nơi đất đai màu mỡ.
Không phải CN hay TN
Trái lại, đây là một việc rất khó.
Không phải TN
Nghề nuôi ong, vốn nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế lại cao.
Không phải CN hay TN
Hoa, bao nhiêu là hoa màu sắc rực rỡ !
Không phải CN hay TN
Tóm lại: Trạng ngữ của câu có thể là một từ, một cụm từ hay một cụm
C-V. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu, cũng có khi đứng ở giữa câu hay cuối câu.
Cần chú ý phân biệt trạng ngữ với vị ngữ phụ, với một vế của câu có cấu trúc C-V,
C-V và với một số thành phần phụ khác của câu.
Giải pháp 1 : Giáo viên cần nắm vững những đặc trưng cơ bản của các thành
phần ngữ pháp của câu:
Trước hết cần hiểu: Thành phần câu là thành tố trực tiếp tạo câu, có thể là từ,
ngữ, cụm từ ngữ hay một cụm chủ- vị.
22
Ba tiêu chuẩn cũng là ba đặc trưng cơ bản của thành phần câu là:
* Vai trò ngữ pháp và ngữ nghĩa trong câu:
- Chủ ngữ ( CN) là thành phần chính thứ nhất trong hai thành phần chính của
câu, rất ít khi CN bị lược bỏ khi tách khỏi ngữ cảnh. Chủ ngữ biểu thị đối tượng
được nói tới trong câu.
- Vị ngữ ( VN) là thành phần chính thứ hai của câu, VN không thể bị lược
bỏ khi tách khỏi ngữ cảnh. Vị ngữ biểu thị hành động, trạng thái, đặc điểm, tính
chất của đối tượng được nói tới trong câu.
- Trạng ngữ ( TN) là một thành phần phụ của câu, không bắt buộc phải có
mặt trong câu, nó bổ sung cho nòng cốt câu về thời gian, địa điểm, nguyên nhân,
mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện,…Nếu lược bỏ trạng ngữ, câu vẫn là
câu trọn vẹn và hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Mùa xuân này,/ cả đất nước / đang vui niềm vui xây dựng.
TN- chỉ thời gian CN
VN
Ở ví dụ trên, chủ ngữ ( cả đất nước) biểu thị đối tượng được nói tới trong
câu, vị ngữ (đang vui niềm vui xây dựng) biểu thị đặc điểm, tính chất của đối tượng
được nói tới trong câu, Chủ ngữ, vị ngữ không thể bị lược bỏ. Thành phần trạng
ngữ (Mùa xuân này) biểu thị về thời gian, nếu bị lược bỏ thì câu vẫn diễn đạt ý trọn
vẹn.
* Quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa với các thành phần câu khác.
- Chủ ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với vị ngữ, kết hợp với
vị ngữ để tạo thành một cấu trúc câu biểu thị một nội dung nhất định.
- Vị ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với chủ ngữ, kết hợp với
chủ ngữ để tạo thành một cấu trúc câu biểu thị một nội dung nhất định.
So sánh về quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa trong cặp câu sau sẽ thấy rõ:
(1) Cái bàn tròn này hơi vênh.
(2) Cái bàn tròn này vuông lắm.
23
Câu (1) chấp nhận được, còn câu (2) không chấp nhận được vì vuông không thể
là đặc điểm của cái bàn tròn, chủ ngữ không hợp với vị ngữ.
- Trạng ngữ có quan hệ với cả nòng cốt câu, bổ sung ý nghĩa cho cả câu.
Trạng ngữ không kết hợp trực tiếp với chủ ngữ hay vị ngữ về ngữ pháp, nó thường
tách khỏi nòng cốt câu bởi dấu phẩy, có khi nối với câu bởi từ chỉ quan hệ.
Ví dụ:
Vì tôi , cậu ấy bị phê bình.
TN
Vì tôi nên cậu ấy bị phê bình.
TN
* Vị trí thường xuất hiện trong câu:
- Chủ ngữ thường đặt ở đầu câu, ngay trước vị ngữ, không bị tách khỏi vị
ngữ bởi dấu phẩy.
- Vị ngữ thường đặt ở sau chủ ngữ, không bị tách khỏi chủ ngữ bởi dấu
phẩy.
Ví dụ:
Dân tộc Việt Nam / là một dân tộc anh hùng.
CN
VN
- Có câu đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ tạo nên một trật tự không bình
thường, nhằm đạt hiệu quả tu từ, biểu cảm.
Ví dụ:
Vinh quang thay / dân tộc Việt Nam!
VN
CN
- Cũng có trường hợp xen vào giữa chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chú giải
hoặc trạng ngữ.
Ví dụ:
(1) Pa-xcan,/ nhà toán học người Pháp,/ đã sáng chế ra chiếc máy tính đầu
CN
phần chú giải
VN
tiên trên thế giới.
(2)Vịnh Hạ Long,/ ngày 17 -11 -1994,/ được UNESCO công nhận là di sản
24
CN
thiên nhiên thế giới.
TN
VN
- Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu, trước nòng cốt câu, nhưng cũng có thể
chuyển xuống sau nòng cốt câu hoặc xen giữa chủ ngữ và vị ngữ ( Ví dụ 2 ở trên).
Tuy nhiên, không phải trạng ngữ ở đầu câu nào cũng có khả năng chuyển vị trí.
Ví dụ:
(1) Trên dòng sông, chiếc xuồng lặng lẽ trôi.
TN
(2) Chiếc xuồng lặng lẽ trôi trên dòng sông.
TN
(3) Giữa sân đình, anh ta hăm hở bước tới.
TN
(4) Anh ta hăm hở bước tới giữa sân đình.
Không phải TN
Câu (4) khi trạng ngữ chuyển vị trí xuống cuối câu thì nghĩa của câu đã hoàn
toàn thay đổi, nên nó không còn là trạng ngữ nữa.
25