Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn phương pháp dạy tốt các hàm trong phần mềm microsoft excel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ

SÁNG KIẾN

Môn:

Tin học

Người thực hiện:

Lê Thái Hoà
Đào Thị Lê Thủy
Vũ Văn Cường

Đơn vị: Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Hướng nghiệp

Năm học 2014 - 2015

1


MỤC LỤC

A. TÊN SÁNG KIẾN:
Phương pháp dạy tốt các hàm trong phần mềm Microsoft Excel
B. NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
Họ và tên: Lê Thái Hoà; Đào Thị Lệ Thủy; Vũ Văn Cường
Đơn vị: Trung Tâm Tin học – Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh
Bình
Địa chỉ email:


Điện thoại: 01239754747

2


C. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Giải pháp cũ thường làm
Đối với phần mềm Microsoft Excel để hiểu và sử dụng được các hàm là
nền tảng cơ bản để giải quyết các bài toán trong Excel. Tuy nhiên khi dạy giáo
viên chỉ nêu tên hàm, cú pháp và ý nghĩa của hàm mà ít chú trọng đến phương
pháp giảng dạy làm thế nào để học viên có thể dễ hiểu, dễ nhớ các hàm trong
Excel nhằm phát triển được tính tư duy, sáng tạo trong việc sử dụng hàm để giải
quyết các bài toán.
II. Nội dung mới cải tiến
1. Mục đích
Nhằm giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ và sử dụng linh hoạt các hàm trong
Excel để giải được các bài toán từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy tính tư
duy và sáng tạo để giải quyết các bài toán trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Giúp giáo viên soạn giảng một cách trình tự và logic trong các bài giảng
điện tử để giảng dạy tốt hơn trong các tiết dạy lý thuyết về hàm Excel. Đồng
thời định hướng cho giáo viên ra bài tập có sử dụng các hàm Excel từ dạng đơn
giản đến phức tạp của chương trình Tin học ứng dụng trình độ A, B nói chung
và đặc biệt trong các tiết dạy các hàm Excel trong chương trình Tin học ứng
dụng trình độ B.
2. Sự cần thiết của đề tài
2.1. Lí do chọn đề tài
Với tiến bộ nhảy vọt trong vài chục năm trở lại đây, cuộc cách mạng công
nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện
nay, trên phạm vi toàn cầu, các công cụ của công nghệ thông tin đang dần dần
thay thế những công cụ truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả

các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội. Cũng giống như cuộc
cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang dẫn đến
những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng
ta. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, càng sớm càng tốt mỗi người phải ý thức rằng

3


nếu không có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì
khó có thể hòa nhập vào cuộc sống hiện đại.
Chương trình bảng tính điện tử là một phần mềm rất phổ biến và thông
dụng hiện nay, trong đó chương trình Microsoft Excel là phần mềm phổ biến
rộng rãi nhất nó có thể giải quyết được nhiều dạng bài toán khác nhau trong mọi
lĩnh vực.

Chính vì vậy phần mềm Microsoft Excel được đưa vào giảng dạy trong
chương trình tin học ứng dụng trình độ A, B với nội dung có tính hiện đại, có
nhiều ứng dụng trong cuộc sống học tập và lao động sản xuất hiện đại nhằm rèn
luyện cho học viên một số kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao, vận dụng kiến thức
đã học giải các bài toán từ đơn giản đến phức tạp trong thực tiễn cuộc sống.
Qua quá trình dạy Tin học ứng dụng trình độ A, B tại Trung tâm Tin học
và Ngoại ngữ tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp
dạy các hàm trong phần mềm Microsoft Excel” muốn chia sẽ với quý đồng
nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng.
2.2. Cơ sở pháp lí
Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát
triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng
dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách
phát triển so với các nước đi trước”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận
thức về vai trò của CNTT: Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào
tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục.
4


- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong Nghị
quyết Trung Ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII, Luật Giáo
Dục 2005 và các chỉ thị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đặc biệt là chỉ thị 14.
- Luật Giáo Dục điều 28.2 có ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc
điểm lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức áp dụng thực hành trên máy tính, thực tiễn trong cuộc sống, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và lòng xay mê trong học tập cho
học sinh”.
2.3. Cơ sở lí luận:
Thiết bị dạy học gắn liền với phương pháp dạy học, phương pháp dạy học
môn Tin học không chỉ có lí thuyết mà phải có thực hành, cập nhập thông tin,
trang Web, Internet, E-mail. Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, các kiến
thức đã học ở trên lớp, kĩ năng thực hành trên máy tính mà giáo viên phải trang
bị cho học viên.
2.4. Cơ sở thực tiễn
Trung Tâm Tin học và Ngoại ngữ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về cơ
sở vật chất trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ việc dạy tin học tại
Trung tâm. Tuy nhiên học viên theo học Tin học ứng dụng tại Trung tâm đa số
lớn tuổi, ngại tiếp xúc với máy tính, ngại tư duy đặc biệt kĩ năng thực hành trên

máy của học viên còn kém, thậm chí một số học viên còn rất ngại khi sử dụng
máy để rèn luyện các kĩ năng. Đồng thời do điều kiện về kinh tế còn khó khăn
nên các học viên cũng không được tiếp xúc nhiều với máy tính.
- Trung Tâm được trang bị ba phòng máy vi tính tương đối tốt, đủ để mỗi
học viên được thực hành một máy.
- Trang bị máy chiếu Projector để giáo viên giảng dạy trong tất cả các tiết
lý thuyết cũng như thực hành.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với nghề.

5


3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp
3.1. Phạm vi đề tài
Cải tiến phương pháp dạy các hàm trong phần mềm Microsoft Excel theo
phân phối chương trình Tin học ứng dụng trình độ A, B.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Học viên đang học Tin học ứng dụng trình độ A, B của Trung tâm Tin
học – Ngoại ngữ và Hướng nghiệp tỉnh Ninh Bình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các hàm trong Excel.
- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực
- Quan sát dự giờ các đồng nghiệp
- Trực tiếp giảng dạy để rút kinh nghiệm
- Kiểm tra, đánh giá qua các giờ dạy.
- Đối chiếu các kết quả thi của học viên qua các khóa học.

6



4. Thực trạng của đề tài
4.1. Khái quát phạm vi
Từ nhiều lý do trên nếu như dạy học theo phương thức thầy giảng trò ghi,
thầy đọc trò chép, thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức rất thấp. Cho nên việc giảng
dạy bộ môn Tin học không chỉ dạy học theo hình thức đơn thuần, mà giáo viên
phải là người hướng cho học viên cách giải, tự nghiên cứu, sáng tạo, kĩ năng và
phát triển tư duy thì hiệu quả đem lại kết quả học tập tốt hơn. Đặc biệt là dạy lý
thuyết phải đi đôi với thực hành.
4.2. Thực trạng của đề tài
- Muốn một tiết dạy thành công thì phụ thuộc vào nhiều vấn đề như:
Chuẩn bị kiến thức, dụng cụ dạy học, các bài tập mẫu về bảng tính.
- Thực tế hiện nay công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việt Nam gia
nhập WTO. Đất nước ngày càng phát triển thì ngành Công nghệ thông tin nói
chung và Tin học nói riêng là một ngành được ứng dụng trong nền kinh tế toàn
cầu đất nước chúng ta.
- Một số học viên đi học chỉ nghĩ đến việc lấy được chứng chỉ chứ không
quan tâm kiến thức. Vì vậy khi dạy giáo viên phải làm thế nào để tạo được hứng
thú cho người học, để người học thấy việc học mang lại lợi ích trong thực tế như
giải quyết các bài toán quản lý, kế toán …
4.3. Nguyên nhân của thực trạng
- Học viên theo học các lớp Tin học ứng dụng trình độ A, B đa số là
người lớn tuổi, ngại tiếp xúc máy tính. Tuy trình độ B dạy chương trình Excel
nâng cao nhưng một số học viên theo học vẫn chưa học qua chương trình Excel
căn bản.
- Chuẩn bị tốt những trang thiết bị dạy học cần thiết như: Bài tập thực
hành, phần mềm, đĩa USB, mạng Lan, . . . trong giờ thực hành của học viên.
- Mỗi học viên được thực hành trên một máy tính.
- Người giáo viên cần tiến hành kiểm tra các thiết bị trong phòng máy
trước khi cho học viên vào thực hành.
- Hướng dẫn thật kỹ về cách sử dụng hàm và công thức trong Excel.

7


- Hướng dẫn cho học sinh điều kiện để tiết thực hành đạt kết quả chính
xác khoa học. Sử dụng một hàm hoặc một công thức để tính toán.
- Môn Tin Học học là một môn khoa học công nghệ thông tin thực
nghiệm cơ sở học sinh phải nắm vững lý thuyết + thực hành, giữ một vai trò
quan trọng như một bộ phận trong nhận thức, phát triển Giáo Dục.
- Thực hành trên máy tính là cơ sở của việc học Tin Học. Để rèn luyện kỹ
năng thực hành, thao tác nhanh gọn, chính xác, logic. Chính vì thế giáo viên
phải sử dụng triệt để các dạng bài tập.
- Khi thực hành cần phải chọn một bảng tính sử dụng kết hợp giữa các
hàm và công thức trong Excel. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác, tính hệ
thống logic, các dạng bài tập về bảng tính phải đảm bảo mục tiêu của bài học và
học viên dễ tiếp thu kiến thức và nhớ lâu hơn.
- Giờ thực hành phải an toàn cho học viên và cho cả người giáo viên.

8


D. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. Sử dụng giáo án điện tử trình bày tiết dạy các hàm trong Excel theo trình
tự sau
1. Cú pháp chung của hàm
Trước khi trình bày cụ thể các hàm trong Excel cần trình bày cú pháp
chung của hàm như sau:
=Tên hàm(Đối số 1, Đối số 2, …, Đối số n)
2. Trình bày nhóm hàm theo trình tự sau:
- Nhóm hàm số học (Abs, Int, Mod, Sqrt, Round, Sum, Average)
- Nhóm hàm thống kê (Max, Min, Count, CountA, Rank)

- Nhóm hàm luận lý (If, And, Or, Not)
- Nhóm hàm xử lý chuỗi (Left, Right, Mid, Upper, Lower, Proper, Len)
- Nhóm hàm tìm kiếm (Vlookup, Hlookup)
- Nhóm hàm thời gian (Now, Today, Day, Month, Year).
3. Với mỗi hàm trong từng nhóm hàm phải trình bày cú pháp, ý nghĩa
và cho nhiều ví dụ minh họa để trình bày được hết các dạng của hàm
Trình bày hàm Sum trong nhóm hàm số học
Hàm SUM: (Tính tổng)
Cú pháp: SUM(đối số 1, đối số 2,…, đối số n) trong đó các đối
số là các giá trị số.
Ý nghĩa: Cho kết quả là tổng của các đối số.
Ví dụ:

Mở phần mềm Excel cho ví dụ bài toán đơn giản để minh họa thêm đối
với hàm khó.

9


II. Bài tập liên quan đến mỗi nhóm hàm
- Sau khi học xong mỗi nhóm hàm giáo viên cho học viên làm các bài tập
có sử dụng các hàm liên quan để học viên có thể vận dụng được các hàm một
cách dễ dàng.
- Khơng nên cho bài tập có sử dụng q nhiều hàm để tính tốn vì làm
vậy học viên sẽ khó khăn trong việc lựa chọn các hàm.
Ví dụ 1: Bài tập có sử dụng các hàm số học

STT

TÊN KHÁCH


NGÀY
ĐẾN

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Vũ Đức i
Nguyễn Thò Mai Anh
Đỗ Trọng Bình
Lê Văn Châu
Trần Thành Công
Mai Dương Diễm
Tô Ngọc Dung
Phan Thò Mai Duyên
Lại Bá Điền
Vũ Thò Dung
Trần Ngọc Điệp
Nguyễn Anh Khoa


15/10/1999
12/11/1999
18/10/1999
21/10/1999
26/03/1999
11/04/1999
14/11/1999
14/10/1999
15/10/1999
17/11/1999
14/11/1999
15/09/1999

SỐ
SỐ
SỐ
NGÀY ĐI
NGÀY
NGÀY TUẦN
LẺ
23/10/1999
?
?
?
27/11/1999
25/10/1999
25/10/1999
12/04/1999
11/08/1999
27/11/1999

19/10/1999
16/10/1999
25/12/1999
17/11/1999
18/10/1999

Yêu cầu
1. Tính số ngày ở cho từng khách hàng: Số ngày = Ngày đi - Ngày đến
2. Tính số tuần ở cho từng khách hàng (Dùng hàm INT)
3. Tính số ngày lẻ cho từng khách hàng (Dùng hàm MOD)

10


Ví dụ 2: Bài tập có sử dụng hàm xử lý chuỗi, hàm luận lý, hàm thống kê
KẾT QUẢ THI ĐẠI HỌC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mô tả:



KHỐI
P.THI
SỐ
THI
BK2C1
AK1C3
CK2C1
AK3C1
BK2C3
CK2C3
AK1C1
BK2C3
CK2C1
AK1C3

ĐT
THI

ĐIỂM
THI
11
23
8
12
6
25
14
27
9
15


ĐIỂM
KQ

XẾP
HẠNG

KẾT
QUẢ

- Kí tự đầu tiên chỉ khối thi
- Kí tự thứ 3 cho biết đối tượng dự thi
- Kí tự cuối cho biết phòng thi
u cầu: 1. DựÏa vào mô tả hàng hoá dùng các hàm LEFT, RIGHT, MID ghi
kết quả cho các cột P. THI, KHỐI THI, ĐT THI
2. Tính cột điểm kết quả, biết rằng: (Sử dụng hàm IF)
- Đối tượng 1 được cộng thêm 3 điểm
- Đối tượng 2 được cộng thêm 2 điểm
- Đối tượng 3 được cộng thêm 1 điểm
- Đối tượng còn lại giữ nguyên điểm
thi
3. Xếp hạng dựa vào điểm thi thực tế: (Sử dụng hàm
RANK)

11


III. Bài tập tổng hợp liên quan đến nhiều nhóm hàm
- Để đánh giá học viên có hiểu và vận các hàm đã học để giải quyết các
dạng bài tập hay chưa? Giáo viên nên đưa ra các bài tập tổng hợp kết hợp nhiều

hàm để học viên tự lựa chọn các hàm phù hợp nhằm phát huy được tính tư duy,
sáng tạo trong việc sử dụng hàm để giải quyết các bài tốn .
- Ví dụ: Bài tập dưới đây học viên phải sử dụng các hàm đã học như: hàm
Sum, Min, Left, Hlookup, If, Rank
KẾT QUẢ THI TUYỂN SINH
SBD

HỌ VÀ TÊN

A001T
B002V
A003N
A004N
C005T
C006T
A007V
A008T
B009V
C010V

Vũ Đức i
Nguyễn Mai Anh
Đỗ Trọng Bình
Lê Văn Châu
Trần Thành Công
Mai Dương Diễm
Tô Ngọc Dung
Phan Mai Duyên
Lại Bá Điền
Vũ Thò Dung

Điểm tổng
Điểm thấp nhất

NGÀY
SINH

24/11/1990
25/10/1989
26/08/1990
08/05/1990
14/02/1990
12/12/1989
24/03/1990
01/03/1989
11/09/1991
24/11/1990

SBD
Mơn thi

MƠN
THI

ĐIỂM
THI

XẾP
XẾP GHI
LOẠI HẠNG CHÚ


6
5
7
9
4
8
8
7
6
7
?
?
BẢNG 1
N
V
T
Ngoại
Văn Tốn
ngữ

1. Tính Điểm cao nhất, Điểm thấp nhất tại các ơ có dấu ?.
2. Điền Mơn thi dựa vào ký tự cuối của SBD và BẢNG 1.
3. Xếp loại thí sinh biết: ĐIỂM THI >=8 thì loại GIỎI; 7<=ĐIỂM THI <8
thì loại KHÁ; 6,5<=ĐIỂM THI <7 thì loại TBK; 5<=ĐIỂM THI <=6,5 thì loại
TRUNG BÌNH; ĐIỂM THI <5 thì loại YẾU.
4. Xếp Thứ hạng dựa vào Điểm trung bình (Điểm trung bình lớn thứ
hạng nhỏ).
5. Đếm số thí sinh trong danh sách, số thí sinh xếp loại KHÁ và tính tỷ lệ
KHÁ.


12


IV. Câu hỏi trắc nghiệm
- Sau các buổi học các hàm, giáo viên cho một số câu hỏi trắc nghiệm có
liên quan đến các hàm để học viên có thể hiểu và nhớ lâu hơn tên hàm trong
Excel.
- Sau khi học hết các hàm Excel trong chương trình giáo viên cho học
một số câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến tất cả các hàm đã học.
Ví dụ: Câu hỏi trắc nghiệm theo từng nhóm hàm như sau:
1. Nhóm hàm logic
Câu 1. Trong MS Excel, nếu thí sinh đạt từ 10 điểm trở lên thì xếp loại Đạt,
ngược lại xếp loại Không đạt. Công thức nào dưới đây thể hiện đúng điều này
(Giả sử ô G6 đang chứa điểm thi).
A. =IF(G6>=10,"Đạt", "Không đạt")
B. =IF(G6>10,"Đạt","Không Đạt")
C. =IF(G6=<10,"Đạt", "Không đạt")
D. =IF(G6>=10;”Không đạt”, “Đạt”)
Câu 2. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=20; D5=10; E5=40.
Nếu trong ô G8 ta viết: =IF((D5+E5)<50, "Không tuyển", "Tuyển") thì kết quả
trong ô G8 là:
A. Tuyển
B. Không tuyển C. 50
D. Báo lỗi
Câu 3. Trong MS Excel, công thức =IF(AND(10>10,5>4),0,1) có kết quả là:
A. 1
B. 0
C. False
D. Báo lỗi
Câu 4. Trong MS Excel, A3 chứa chuỗi “A150”, ta nhập =IF(LEFT(A3,1)=

“A”,100,150) có kết quả là:
A. A
B. 100
C. Báo lỗi
D. 150
2. Nhóm hàm thống kê
Câu 1. Trong MS Excel, để xếp thứ hạng, ta dùng hàm:
A. RANK
B. COUNT
C. SUM
D. AVERAGE
Câu 2. Trong MS Excel, để đếm các ô chứa dữ liệu văn bản thỏa mãn một điều
kiện cho trước, ta dùng hàm:
A. SUMIF
B. COUNTA
C. COUNTIF
D. COUNT
Câu 3. Trong MS Excel, công thức nào sau đây đúng?

13


A. =SUM($A1:A$7)
B. =SUM(A1);SUM(A7)
C. =SUM(A1):SUM(A7)
D. =SUM(A1xA7)
Câu 4. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: A5=8; B5=15; C5=10; D5=6;
E5=40. Nếu trong ô T40 ta viết =MIN(A5:E5)thì kết quả là:
A. 8
B. 6

C. 10
D. 15
Câu 5. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=20; D5=15; E5=40.
Nếu trong ô G8 ta viết: =MAX(B5:D5) thì kết quả là:
A. 30
B. 40
C. 10
D. 20
Câu 6. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=20; D5=15; E5=40.
Nếu trong ô G8 ta viết: =MAX(B5,D5) thì kết quả là:
A. 40
B. 20
C. 15
D. 10
Câu 7. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=20; D5=30; E5=40.
Nếu trong ô G8 ta viết: =AVERAGE(D5,E5,C5) thì kết quả là:
A. 25
B. 30
C. 20
D. 15
Câu 8. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=20; D5=30; E5=40.
Nếu trong ô G8 ta viết: =SUM(B5:E5) thì kết quả là:
A. 100
B. 10
C. 20
D. 30
Câu 9. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=20; D5=30; E5=40.
Nếu trong ô G8 ta viết: =SUM(B5,D5) thì kết quả là:
A. 100
B. 60

C. 40
D. 30
Câu 10. Trong MS Excel, cho các giá trị sau: B5=10; C5=40; D5=30; E5=20.
Nếu trong ô G8 ta viết: =AVERAGE(B5:E5) thì kết quả là:
A. 25
B. 20
C. 15
D. 40
3. Nhóm hàm xử lý chuỗi
Câu 1. Trong MS Excel, tại ô A1 có giá trị là chuỗi TINHOC, tại ô B2 gõ công
thức =RIGHT(A1,3) thì kết quả là:
A. TIN
B. 3
C. HOC
D. TINHOC
Câu 2. Trong MS Excel, ta nhập =LEFT(RIGHT(“Microsoft Excel",5),2) thì kết
quả là:
A. Excel
B. el
C. 5
D. Ex
Câu 3. Trong MS Excel, ta nhập =MID(“Microsoft Excel”,6,4) thì kết quả là:
A. Excel
B. xcel
C. soft
D. Micr

14



V. Cách sử dụng tên hàm
1. Nhập chính xác tên hàm
- Khi đang học các hàm trong Excel học viên có thể viết được đúng tên
hàm nhưng sau một thời gian thì có thể chỉ nhớ tên hàm một cách mơ hồ mà
không nhớ chính xác từng từ vì tên hàm được viết bằng tiếng Anh. Vì vậy giáo
viên nên hướng dẫn thêm cách thức để lấy tên hàm một cách chính xác bằng
cách bấm chuột vào nút lệnh fx (Insert Function) hoặc bấm Shift + F3 thì
Excel sẽ đưa ra hộp thoại chứa tất cả các hàm ứng dụng và hướng dẫn các cú
pháp cụ thể cho từng hàm khi bạn di chuyển con trỏ điểm sáng đến hàm muốn
tham chiếu. Đây cũng là cách nhập công thức nhanh mà không cần gõ toàn bộ
cú pháp.

2. Hiển thị đối số của các hàm
Đối với tên hàm ngắn gọn, dễ nhớ thì học viên có thể viết được tên hàm
mà không cần phải sử dụng nút lệnh fx nhưng có thể lại không nhớ được các đối
số trong hàm vì vậy giáo viên hướng dẫn để học viên có thể xem các đối số
trong một hàm bằng cách nhập tên hàm và bấm Ctrl+A để hiển thị Function
Wizard.
Ví dụ, nếu gõ =RANK và nhấn Ctrl+A, có thể nhìn thấy tất cả các đối
số cho hàm này như sau:

15


3. Tính kết quả tạm thời
Nếu phải tạo một bảng tính có chứa công thức quá dài có thể dễ sai xót và
không kiểm tra được kết quả có chính xác hay không vì vậy giáo viên nên
hướng dẫn cho học viên cách lấy kết quả từng phần của công thức trên thanh
công thức bằng cách: Bôi đen phần công thức con cần tính và bấm phím F9
ngay lập tức kết quả của một công thức con trong dãy công thức sẽ hiện lên màn

hình. Lúc đó phần công thức con cần tính sẽ bị mất để lấy lại công thức ta bấm
ESC. Nếu đã lỡ bấm Enter thì phải bấm Ctrl + Z để phục hồi lại những thay đổi
của công thức.
VI. Cách nhận biết lỗi khi sử dụng hàm Excel:

16


E. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
I. Hiệu quả sử dụng
- Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn Tin học ứng dụng tôi
nhận thấy, việc giảng dạy Tin học còn nhiều vấn đề còn phải bàn bạc, tuy nhiên
theo tôi nếu sử dụng “Cải tiến phương pháp dạy các hàm trong phần mềm
Microsoft Excel” thì việc tiếp thu kiến thức của bộ môn Tin học, cũng như
những kỹ năng thực hành trên Excel từng bước được học viên tiếp thu tốt hơn.
Vì vậy một phần nào đã nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao kết quả kiểm
tra Tin học ứng dụng trình độ B.
- Phần lớn học viên có ý thức học tập hơn, có phương pháp học tập tốt
hơn. Đại bộ phận các học viên hình thành tốt một số kỹ năng thực hành, thành
thạo các thao tác trên máy tính, có ý thức trong việc tìm tòi kiến thức.
- Qua quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn Tin học tại Trung tâm Tin
học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình kết quả kiểm tra đạt được tương đối cao, số
lượng thí sinh xếp loại khá, giỏi tăng lên đáng kể so với các khóa kiểm tra trước
đây.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ B
Giỏi

Khá

KHÓA

KIỂM
TRA

Tổng
số

SL

TL(%)

SL

41

84

10

11.9

36

TL
(%)
42.9

42

124


37

29.8

48

43

273

63

23.1

93

Trung bình
SL

Hỏng

TL(%) SL

TL(%)

34

40.5

4


4.8

38.7

32

25.8

6

4.8

34.1

113

41.4

0

0.0

- Dựa vào bảng thống kê kết quả kiểm tra Tin học ứng dụng trình độ B
qua các kỳ kiểm tra gần đây cho thấy chất lượng ngày càng được nâng lên, số
lượng thí sinh xếp loại Giỏi, Khá tăng cao, số lượng thí sinh hỏng giảm đáng kể.
II. Hiệu quả kinh tế
Hiện nay chương trình kiểm tra tin học ứng dụng chứng chỉ B gồm:

17



1. Lý thuyết: Gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: 10 câu hỏi phần
Excel, 08 câu hỏi phần Mạng máy tính, 07 câu hỏi phần mạng Internet,
05 câu hỏi phần PowerPoint.
2. Thực hành: Gồm 3 phần
- Phần 1: Microsoft PowerPoint đạt số điểm tối đa 3.0
- Phần 2: Cài đặt, nén dữ liệu đạt số điểm tối đa 0.5
- Phần 3: Microsoft Excel (chủ yếu sử dụng các hàm) đạt số điểm
tối đa 6.5
Như vậy căn cứ vào đề cương ôn tập và đề kiểm tra chứng chỉ tin học ứng
dụng trình độ B thì học viên nắm được kiến thức về phần mềm Microsoft Excel
và đặc biệt là sử dụng được các hàm thì khả năng thi đậu rất cao. Chính vì vậy
khi giáo viên giảng dạy sử dụng phương pháp phù hợp giúp học viên nắm vững
kiến thức Excel nên học viên tự tin đăng ký để kiểm tra Tin học ứng dụng trình
độ B.
Chúng tôi nhận thấy những khoá gần đây học viên đăng ký kiểm tra tin
học ứng dụng trình độ B ngày càng nhiều mang lại hiệu quả kinh tế cho Trung
tâm
Tổng số thí sinh
3122

Trình độ
B

Lệ phí
100.000đ

F. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18


Thành tiền
312.200.000đ


1. Kết luận
- Theo tôi để từng bước bộ môn Tin học ứng dụng được nâng cao đặc
biệt là việc sử dụng phần mềm Microsoft Excel thì trước hết phải chú ý đến
phương pháp dạy học của thầy và phương pháp học tập của trò, chú ý cách trình
bày bài giảng bằng giáo án điện tử phải theo trình tự logic, chính xác, khoa học
và phải rõ ràng.
- Trong giờ dạy lý thuyết các hàm Excel giáo viên phải cho nhiều dạng ví
dụ minh họa cho tiết dạy đó, đồng thời trong giờ dạy thực hành giáo viên phải
cho nhiều dạng bài tập, tuỳ từng trình độ đối tượng học viên mà có cho các dạng
bài tập phù hợp nhằm phát huy tính tư duy sáng tạo trong việc sử dụng các hàm
Excel.
- Dạng bài tập thực hành phải đi từ dễ đến khó, từ khách quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, làm cho học viên khắc sâu và tái hiện kiến thức một cách
thiết thực và nhanh chóng.
- Lồng ghép các dạng bài tập, nhằm rèn kỹ năng phát triển tư duy, logic,
suy luận
- Đưa phương tiện trực quan trong dạy học để học sinh có thể tự tìm tòi,
khai thác, lĩnh hội kiến thức phát huy vai trò chủ động, đặc biệt tạo những ấn
tượng, ghi nhớ, khắc sâu, nhớ kĩ, tái hiện kiến thức đảm bảo tính khoa học, khéo
léo nhằm khơi dậy lòng ham học, kham phá khoa học của viên.
- Trong quá trình giảng dạy có thể lồng ghép các dạng câu hỏi trắc
nghiệm: đoán ô chữ, gọi tên công thức, hàm nhanh nhất,lập công thức, hàm
đúng nhất …. Nhằm tạo cho viên hứng thú trong học tập, đồng thời khắc sâu
kiến thức, nắm bắt thông tin tốt hơn.
2. Kiến nghị

- Các cấp quản lí Giáo Dục cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo
viên học tập và rút kinh nghiệm.
- Cần cung cấp trang thiết bị dạy học kịp thời để dạy học tốt hơn.
- Mở nhiều chuyên đề sinh hoạt chuyên môn hoặc hình thức câu lạc bộ để
giáo viên tham gia và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
19


Trên đây là một số kinh nghiệm nhóm tác giả đề tài. Kính mong sự góp
ý của các bạn đồng nghiệp và quí thầy cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2015
TM/ NHÓM TÁC GIẢ

Đào Thị Lệ Thủy

20



×