Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.13 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRỊNH THỊ THU HÀ

HỆ THỐNG NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN CỔ TÍCH
THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Hệ thống những công trình
nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt với
các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình
nghiên cứu của tôi.

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

Lời cảm ơn
Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường
đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy
và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K21B - Văn học Việt
Nam. Thầy cô đã luôn tạo điều kiện cho em có cơ hội tập và nghiên cứu
khoa học.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Ngô
Thị Thanh Quý - người thầy rất nghiêm khắc, tận tâm trong công việc đã
truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5.1 Phương pháp loại hình ................................................................................ 4
5.2 Phương pháp thống kê, phân loại ................................................................ 4
5.3 Phương pháp so sánh ................................................................................... 5
5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề .................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6

Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM .................... 7
1.1. Khái quát về truyện cổ tích ........................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về truyện cổ tích .................................................................... 7
1.1.2. Bản chất và cảm xúc cội nguồn của truyện cổ tích ............................... 10
1.1.3. Vấn đề phân loại truyện cổ tích ............................................................ 12
1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ ......................................................... 13
1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ .......................................................... 13
1.2.2. Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cổ tích thần kỳ .............. 15
1.2.3. Nội dung trong truyện cổ tích thần kỳ .................................................. 17
1.2.4. Nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ ................................................ 19
1.3. Loại hình nhân vật .................................................................................... 26
1.3.1. Khái niệm loại hình nhân vật ................................................................ 26
1.3.2. Loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ ................................... 27
1.4. Vài nét về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ ........................... 29
1.4.1. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ trên thế giới ................... 29
Tiểu kết:........................................................................................................... 32
2.1. Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người con riêng .............................. 36
2.1.1 Nguồn gốc xuất hiện người con riêng .................................................... 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2.1.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người con riêng .............. 39
2.2. Nghiên cứu về hình tượng người em út ................................................... 49
2.2.1 Nguồn gốc xuất hiện người em út .......................................................... 49
2.2.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người em út ..................... 50
2.3 Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người mồ côi ................................... 59
2.3.1 Nguồn gốc xuất hiện người mồ côi ........................................................ 59
2.3.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người mồ côi................... 59

Tiểu kết ............................................................................................................ 62
Chương 3:NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT
KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ
XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ........................................... 63
3.1 Những nghiên cứu về các nhân vật khác trong cổ tích thần kỳ của người
Việt .................................................................................................................. 63
3.1.1 Nhân vật người dũng sĩ .......................................................................... 63
3.1.2. Nhân vật người đội lốt .......................................................................... 66
3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 69
3.2.1. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo góc nhìn của xã hội học ......... 69
3.2.2. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ dưới góc nhìn văn hóa ................... 72
3.2.3. Nghiên cứu hệ thống các hình tượng nhân vật bé nhỏ trong truyện cổ
tích thần kỳ ...................................................................................................... 75
3.2.4. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo lý thuyết so sánh .................... 75
3.2.5 Tiếp cận truyện cổ tích theo hướng tâm lý học ...................................... 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng trong loại hình tự sự dân gian,
đáng chú ý là truyện cổ tích thần kỳ. Trong kho tàng văn học dân gian, truyện
cổ tích thần kỳ có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới nghiên
cứu. Sức hấp dẫn ấy không chỉ bởi truyện cổ tích thần kỳ có nội dung phong
phú mà do nó còn có một hệ thống các hình tượng nhân vật được dân gian
sáng tạo ra nhằm phản ánh nhiều vấn đề của xã hội và những ước mơ cao đẹp

của nhân dân. Chính vì thế mà truyện cổ tích thần kỳ luôn được gìn giữ từ đời
này sang đời khác.
Thực tế cho đến nay vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích, đặc biệt là nghiên
cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ đã đạt được những
thành tựu có giá trị. Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu mảng đề tài này để có
thêm những tư liệu giải đáp về một thể loại luôn được xếp vào bậc nhất trong
hệ thống các thể loại văn học dân gian.
“Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ
tích thần kỳ của người Việt” ngoài ý nghĩa tái hiện lại một giai đoạn nghiên
cứu tổng kết những điều mà người đi trước đã làm được trong việc tìm hiểu
các vấn đề liên quan đã đặt ra và giải quyết, qua đó chúng ta còn có thể tìm
thấy những vấn đề mới cho việc nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và
truyện cổ tích thần kỳ nói riêng.
Về mặt khách quan, tổng thuật những công trình nghiên cứu loại hình
nhân vật truyện cổ tích thần kỳ để tìm ra những hướng nghiên cứu mới về thể
loại này là việc hết sức cần thiết. Hơn nữa về mặt chủ quan người viết rất
hứng thú với mảng đề tài về truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ.
Chọn đề tài “Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

truyện cổ tích thần kỳ của người Việt” để nghiên cứu chúng tôi hi vọng đóng
góp được phần nào trong công việc tổng thuật ấy.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, việc nghiên cứu tìm hiểu về loại hình các nhân vật
trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt đã được rất nhiều các nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên để tổng thuật lại các công trình nghiên cứu
này một cách hệ thống khoa học và đưa ra những hướng nghiên cứu mới thì

chưa có một công trình nào được công bố. Trong lịch sử nghiên cứu văn học
dân gian đã có một vài công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu theo cách
hệ thống hóa. Có thể kể đến luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu
về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay của Phan Thị Phương Thảo trường đại
học Sư phạm Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là công trình giới thiệu, miêu tả
hệ thống, chi tiết về vấn đề tục ngữ mới trong thời đại ngày nay. Qua khảo sát
13 công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ trong văn học viết, bài viết cho
thấy các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, đã lý giải
được hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa những văn bản thuộc các phong cách
khác nhau mà nó có khả năng tham gia. Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm
hiểu, so sánh hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa các nhà văn, nhà thơ, thấy được
dấu ấn cá nhân đậm nét trong phong cách sáng tác của từng người. Các công
trình nghiên cứu về sự vận dụng tục ngữ qua báo chí đã phản ánh một thực tế
hiện nay là trên báo chí tục ngữ được sử dụng khá thường xuyên, linh hoạt,
dưới nhiều dạng thức, trong mọi thành tố của tác phẩm và đã tạo nên hiệu quả
cho những bài báo.
Trong lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích cũng có rất nhiều công trình
nghiên cứu theo cách hệ thống hóa. Trước tiên phải kể đến chuyên luận
Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, giáo sư Chu Xuân Diên đã tập
hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả về truyện cổ tích.
Chuyên luận chỉ ra cơ sở khoa học và sự thành công của các công trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

nghiên cứu chính là việc dựa vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn
hóa và để lý giải những truyện cổ tích cụ thể. Ở mục “Tinh thần phê phán xã
hội và lý tưởng dân chủ nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai
đoạn đầu của chế độ phong kiến” [21] của Cao Huy Đỉnh, tác giả đã phỏng
đoán khoa học về các mốc lịch sử xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt

truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau” phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm
và hình thái hôn nhân: chế độ quần hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia
đình, lứa đôi thời phụ hệ. Còn “Tấm Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và
cơ sở xung đột bước đầu có tính chất giai cấp. Truyện “Cây khế” đề cập đến
mối quan hệ anh chị em trong gia đình phụ quyền.
Mục “Truyện cổ tích” trong Từ điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu
lên những đặc điểm cơ bản về phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kỳ.
Ông cho yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu. Quá trình dẫn
dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố thần kỳ can thiệp vào cốt truyện dẫn
đến kết thúc có tính chất ước mơ là sự đổi đời của nhân vật chính. Nhân vật
được cấu tạo theo hai tuyến thiện - ác, nhân vật xây dựng theo khuynh hướng
lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt còn nhân vật ác thể hiện theo khuyng
hướng phê phán xã hội, thể hiện cho cái xấu thế lực tàn bạo. Tuy nhiên công
trình chưa thể hiện được tính hệ thống các mô hình thưởng phạt.
Trong công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là nghiên cứu có tính chất
toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm Cám ở Việt
Nam. Theo ông, truyện Tấm Cám của Việt Nam phải để Tấm trừng phạt Cám
như vậy mới chân thực. Cô Tấm buộc phải lựa chọn cách giết chúng (mẹ con
mụ dì ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong công trình này ông đã
phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích: chủ đề đấu tranh xã hội
và chủ đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh Gia Khánh cũng đề cập
đến yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kỳ và cho rằng phần hư cấu rất quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy,
những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu hơn
vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là hệ thống được những công trình nghiên cứu về
loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt một cách lôgic nhằm
đóng góp một phần cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ
thuật truyện cổ tích thần kỳ. Để làm được công việc đó, chúng tôi đã khảo sát
toàn bộ các công trình đã nghiên cứu, đề cập đến truyện cổ tích, đặc biệt là cổ
tích thần kỳ để thấy được những đóng góp, hạn chế, từ đó đề xuất ra một vài
hướng nghiên cứu mới trong công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công trình nghiên cứu đã in
thành sách hoặc đăng trên các báo, tạp chí trong nước, các luận án luận văn
nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt.
Phạm vi luận văn khảo sát là các công trình nghiên cứu loại hình nhân vật
truyện cổ tích thần kỳ của người Việt là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn so
sánh với các nghiên cứu về loại hình nhân vật trong cổ tích thần kỳ của các
dân tộc thiếu số khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp loại hình
Đây là phương pháp đầu tiên chúng tôi sử dụng nhằm phân loại loại hình
nhân vật, đi vào phân tích tìm hiểu từng loại hình khác nhau để thấy được nét
đặc trưng của từng nhân vật.
5.2 Phương pháp thống kê, phân loại
Đây là phương pháp thống kê, phân loại những công trình nghiên cứu về
loại hình các nhân vật truyện cổ tích thần kỳ một cách hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5.3 Phương pháp so sánh

So sánh để thấy được những điểm tương đồng cũng như những khác
biệt, những điểm đặc sắc, mới mẻ của các công trình nghiên cứu theo từng
vấn đề hoặc thời gian. Trên cơ sở đó, người viết có thể miêu tả lịch sử nghiên
cứu về vấn đề này.
5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề
Phân tích các công trình nghiên cứu về loại hình các nhân vật truyện cổ
tích thần kỳ, từ đó có thể tổng hợp, khái quát những đóng góp cũng như
những hạn chế của các công trình, tìm ra những khoảng trống, các khía cạnh
chưa được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng còn nhiều bàn cãi, qua đó
đề xuất, kiến nghị các hướng nghiên cứu cho truyện cổ tích nói chung và
truyện cổ tích thần kỳ nói riêng sau này.
Thực tế, bức tranh nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần
kỳ cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có
rất nhiều hướng nghiên cứu về loại hình các nhân vật này như nghiên cứu
theo típ và môtip; theo chức năng hành động của từng nhân vật... Những
hướng nghiên cứu này đều đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong luận
văn này, chúng tôi chọn cách tổng thuật theo từng kiểu nhân vật, sắp xếp để
giới thiệu các công trình theo môtip vì cách làm này có thể giúp mọi người dễ
dàng nhận ra sự đối chiếu giữa các mô hình nhân vật, thuận lợi đối với người
đọc khi tìm ra vấn đề trong từng công trình, qua đó tiếp tục khám phá những
vấn đề chưa được quan tâm. Với cách tổng thuật như trên, trong quá trình tìm
hiểu, có thể một công trình được nhắc lại nhiều lần với các vấn đề khác nhau.
6. Đóng góp của luận văn
Qua việc tổng thuật tình hình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cổ
tích thần kỳ, luận văn giúp người đọc khái quát được các công trình nghiên
cứu về truyện cổ tích - một loại hình nghệ thuật dân gian được đánh giá bậc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


nhất trong hệ thống thể loại; thống kê được những thành tựu quan trọng trong
nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích này. Từ đó mọi người có thể nhận thức
được đúng đắn hơn về bản chất, đặc điểm của các loại hình nhân vật trong cổ
tích thần kỳ của người Việt cũng như hiểu được sự nỗ lực của các nhà khoa
học trong việc chiếm lĩnh khám phá kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Giúp mọi người thêm yêu quý di sản tinh hoa trí tuệ của cha ông, trong
đó có truyện cổ tích thần kỳ, nâng cao ý thức giữ gìn và quý trọng của mỗi
người đối với kho tàng quý giá của dân tộc.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu chung về truyện cổ tích và tình hình nghiên cứu
truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam.
Chương 2: Những công trình nghiên cứu về hình tượng con người bé
nhỏ trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt.
Chương 3: Những công trình nghiên cứu về các nhân vật khác trong
truyện cổ tích thần kỳ người Việt - Đề xuất những hướng nghiên cứu mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về truyện cổ tích
1.1.1. Khái niệm về truyện cổ tích
Theo Nhikiphôrôp, nhà nghiên cứu folklore Nga, trong bài viết nhan đề
“Truyện cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và những người kể chuyện cổ
tích” trích trong Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên
cứu thể loại của Chu Xuân Diên đưa ra định nghĩa ngắn gọn như
sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân

dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác
thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang
những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện” [12;2001].
Trong nghiên cứu văn học dân gian có nhiều định nghĩa về truyện cổ
tích. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, ông nhận xét: “Khi nói đến
truyện cổ tích hay truyện đời xưa chúng ta đều sẵn có quan niệm cho rằng đó
là một danh từ chung bao gồm hết thảy mọi chuyện do quần chúng vô danh
sáng tác và lưu truyền qua các thời đại. Cũng vì thế, xác định nội dung từng
loại truyện khác nhau để đi đến phân loại truyện cổ vẫn là công việc hứng thú
và luôn có ý nghĩa … Tuy nhiên công việc đó đến nay vẫn chưa hoàn thành
vẫn chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là thỏa đáng”[5; tr11-12].
Thời điểm đó Nguyễn Đồng Chi chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể
về truyện cổ tích mà mới chỉ nêu ra sự lẫn lộn giữa hai khái niệm “truyện cổ”
và “truyện cổ tích”. Hiện tượng này không chỉ bắt gặp ở Việt Nam ta mà còn
là hiện tượng của toàn thế giới nói chung và các nhà nghiên cứu folklore
nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu đã định nghĩa
về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra
đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội;
nó hướng vào những vấn đề cơ bản những hiện tượng có tính phổ biến trong
đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột mang tính chất riêng tư giữa
người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng
tượng và hư cấu riêng “có thể gọi là tưởng tượng và hư cấu cổ tích”, kết hợp
với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước

của nhân dân đáp ứng nhu cầu hiện thực, thẩm mỹ giáo dục và giải trí của
nhân dân trong thời kỳ những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai
cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến” [83].
Trong Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu
Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008, cho rằng:
“Truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế
bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp. Truyện cổ tích chủ
yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội, nội dung chính của lịch sử khi ấy.
Truyện cổ tích có thể đặt ra những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh giữa
người với thiên nhiên, nhưng trước hết và chủ yếu nó phản ánh những mâu
thuẫn giai cấp”[44].
Giáo trình Văn học dân gian do giáo sư Vũ Anh Tuấn chủ biên có mục
viết về truyện cổ tích đã định nghĩa như sau: “Truyện cổ tích là sáng tác dân
gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện
cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức
cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân
dân lao động”[80].
Theo Nguyễn Bích Hà, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam định
nghĩa: “Truyện cổ tích là những truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, nó ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

đời sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu
tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm
sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân lao động về một
xã hội công bằng dân chủ, hạnh phúc”[27].
Còn các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học, truyện cổ tích là “một
loại truyện kể dân gian nẩy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng chủ yếu phát
triển trong xã hội có giai cấp với những chức năng chủ yếu là phản ánh và lí

giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc
sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng
(chủ yếu là giâ đình phụ quyền ) có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội
quyết liệt”[24].
Các khái niệm tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng bản chất mà
các tác giả đưa ra đều có những đặc điểm giống nhau. Tăng Kim Ngân đã
khái quát hàng loạt định nghĩa về truyện cổ tích và đưa ra được nhận xét
những nét giống nhau như sau:
“Truyện cổ tích nẩy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có những
yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự
nhiên xã hội và có ý nghĩa ma thuật. Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội,
phản ánh nhận thức của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thời
kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng có mâu thuẫn giai
cấp và đấu tranh giai cấp.
Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn nhận thức của nhân dân đối với thực
tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan điểm về công lý
xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
Truyện cổ tích là những sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của
nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một
đặc trưng nổi bật trong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ” [57].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Cũng trong giáo trình này, Tăng Kim Ngân đã nêu lên quan điểm của tác giả
Lê Chí Quế khi bàn về bản chất thể loại của truyện cổ tích:“Truyện cổ tích là
sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên
những trục cốt truyện. Truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng
thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ. Truyện cổ tích là thể loại hoàn chỉnh

của văn học dân gian được hình thành một cách lịch sử. Sự hư cấu thần kỳ
trong truyện cổ tích do hiện thực đời sống quy định và nó chịu sự biến đổi
theo quá trình lịch sử”[57].
Có thể nói truyện cổ tích là những truyện đời xưa được nhân dân lưu giữ
lại. Nó mang tính chất hư cấu, kì ảo. Truyện có nội dung phong phú nhằm
phản ánh và lí giải hiện thực xã hội những số phận khác nhau của con người
khi có chế độ tư hữu, dần thoát khỏi chế độ xã hội nguyên thủy; đồng thời
truyện phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, con người với
thiên nhiên nhằm phản ánh những ước mơ khát vọng của nhân dân lao động
về một xã hội công bằng dân chủ.
1.1.2. Bản chất và cảm xúc cội nguồn của truyện cổ tích
Truyện cổ tích là thể loại đặc biệt quan trọng của văn học dân gian.
Truyện cổ tích không giống với thể loại thần thoại ra đời trong thời nguyên
thủy, là đặc sản của xã hội thị tộc khi chưa phân hóa giai cấp. Vì thế nhân vật
trong thần thoại chủ yếu là các vị thần. Trong khi đó truyện cổ tích là sản
phẩm của xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, nhân vật phản ánh chủ yếu
trong cổ tích là người. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị nhầm lẫn giữa
cổ tích và thần thoại vì chúng ta đều biết rằng một số thần trong thần thoại
vốn xuất thân từ xã hội loài người.
Nhân vật chính trong truyện cổ tích chính là các hình tượng có thật ở
ngoài đời sống của xã hội loài người, khi xã hội có sự phân chia giai cấp,
phân chia giàu nghèo. Truyện là loại văn xuôi truyền miệng do nhân dân lao
động sáng tác nên đặc trưng về nhân vật cổ tích là hệ thống những nhân vật có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

số phận bất hạnh, trong đó nổi lên là nhân vật mồ côi, nhân vật người em út,
nhân vật người con riêng. Đây là ba hình tượng nhân vật chủ yếu chiếm số
lượng đông đảo nhất trong thể loại truyện cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kỳ.

Nói tóm lại bản chất của truyện cổ tích là truyện của những người cùng khổ. Ba
nhân vật cùng khổ đầu tiên của nhân loại đã trở thành 3 nguyên mẫu của những
nhân vật cổ tích, đó là nhân vật người mồ côi, người em út, người con riêng.
Cảm xúc sáng tạo chủ đạo của các tác giả cổ tích là cảm xúc về những số
phận nghèo hèn. Cuộc đấu tranh muôn màu trong cổ tích là cuộc đấu tranh
giữa cái Thiện và cái Ác.... Tác giả dân gian luôn yêu thương chở che mà mơ
ước hạnh phúc đến với những con người hiền lành lương thiện, đối với những
kẻ xấu xa độc ác là thái độ phê phán và luôn phải nhận lấy sự trừng phạt thích
đáng đúng với câu “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
Truyện cổ tích là những truyện chứa đựng những lớp nghĩa sâu xa, là
những bài học, những lời khuyên của ông cha dành cho con cháu về tình yêu
thương đồng loại, về số phận của nhân dân đau khổ, nhất là với truyện cổ tích
thần kỳ điều này được thể hiện rất rõ. Lâu nay nói đến truyện cổ tích người ta
thường chỉ nghĩ đến sự hoang đường, phi lý để thể hiện ước mơ không thể có
ở thời đại cổ tích.
Những nhà mỹ học lớn như Ăng ghen đã nhấn mạnh đến sự hoang
đường kỳ ảo. Ăng ghen nói đại ý: các tác giả cổ tích bằng tinh thần yêu đời
yêu cuộc sống đã biến những người vợ khỏe mạnh của mình thành những
nàng công chúa, biến cái lầu rách cũ nát thành những tòa lâu đài…
M.Gorki cũng là người nói về cổ tích rất hay. Ông cũng nhấn mạnh đến
cội nguồn của cảm xúc của truyện cổ tích từ phía hoang tưởng ước mơ. Từ
cuộc sống khổ đau, phép nhiệm màu cổ tích đã đưa người ta vào nơi đầy
hương hoa, đầy thương yêu. Cổ tích giống như một ô cửa sổ mà khi ta nhìn
vào đó ta thấy cuộc đời thật đáng sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Truyện cổ tích ở buổi đầu sơ khai là những bản thảo trung thành với hiện

thực cay nghiệt, là những câu truyện “thời sự” về số phận khổ đau, nhất là số
phận của những đứa trẻ cầu bơ cầu bất, vật vờ trôi dạt. Cái chết - những cái
chết của những đứa trẻ này ở khắp mọi nơi đã gõ mạnh lên tâm hồn nhân gian
bằng tình thương yêu đồng loại. Những đứa trẻ những người con riêng, những
người nghèo nói chung lang thang thất thểu gầy mòn đói khát vật vờ rồi gục
xuống bên lề đường nào đó. Mặc dù yêu thương, đồng cảm là thế nhưng họ
không đủ sức cưu mang. Họ sáng tạo lên những câu chuyện cổ tích, ở đó họ
có thể gửi gắm nỗi niềm gửi gắm tình thương yêu của mình. Họ mượn sự
hoang đường kỳ ảo để xây dựng lên những cái kết tốt đẹp có hậu cho nhân vật
của mình.
Trong muôn mặt cuộc đời, cũng có thể một số phận nào đó sắp chết
được một người giàu có cưu mang hay một danh y chữa khỏi bệnh, kẻ bất
hạnh đáng thương lại được cứu sống. Câu chuyện mang lại cho người nghe
một cảm xúc mãnh liệt. Và lập tức bằng tình thương người, bằng trí tưởng
tượng của mình, các tác giả dân gian đã cứu hết mọi kẻ bất hạnh bằng yếu tố
hoang đường kỳ ảo trong truyện cổ tích. Trong cổ tích thần kỳ, đa số các nhân
vật bất hạnh đều được sống một cuộc sống sung sướng ở cuối câu chuyện, đó
chính là lòng nhân đạo của tác giả dân gian thông qua việc sử dụng các yếu tố
hoang đường kỳ ảo.
1.1.3. Vấn đề phân loại truyện cổ tích
Việc phân loại truyện cổ tích là một vấn đề phức tạp. Có tác giả phân
loại dựa vào hình thức có tác giả lại dựa vào nội dung. Có khi cùng một người
nhưng khi thì dựa vào đề tài khi thì dựa vào phương pháp phản ánh và không
phải đã có sự thống nhất cao.
Nguyễn Đổng Chi cho rằng truyện cổ tích bao gồm nhiều thứ: truyện nói
về người, truyện nói về vật, về ma quỷ, về Tiên Phật, cả những truyện về thần
thánh nữa, nhưng không nên dựa vào đấy mà phân loại. Thực ra đối với cổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


tích và ngay cả đối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ một sự phân loại
nào cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối. Và ông chia làm ba loại: truyện
cổ tích thần kỳ; truyện cổ tích thế sự; truyện cổ tích lịch sử.
Theo tác giả Đinh Gia Khánh, dựa vào tính chất của những sự kiện mà
ông chia ra làm hai loại: truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử. Theo
bài viết Truyện cổ tích dựa trên đề tài của tác phẩm lại chia ra thành bốn loại:
Truyện cổ tích thần kỳ; Truyện cổ tích phiêu lưu; Truyện cổ tích loài vật;
Truyện bịa (tức loại cổ tích mang tính quấy đảo, trêu chọc v.v.).
Một cách phân loại chung nhất hiện nay giữa các nhà nghiên cứu và
chúng tôi đồng ý theo quan điểm này là phân loại cổ tích thành ba loại: truyện
cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích sinh hoạt. Cách phân
loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác nhau trong đó nổi
lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác. Ba loại truyện
cổ tích nói trên là kết quả của hai cấp phân loại trên. Cách chia này về cơ bản
phù hợp với tiến trình lịch sử của truyện cổ tích các dân tộc. Ngay từ đầu thể
loại cổ tích đã có hai dòng truyện nẩy sinh và phát triển song song: truyện kể
về người và truyện kể về vật. Càng về sau dòng truyện loài vật càng thu hẹp
lại thành truyện thiếu nhi hoặc truyện ngụ ngôn. Còn truyện cổ tích về người
lại càng mở song song với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Về đại thể
truyện cổ tích thần kỳ hình thành và phát triển trong thời kì đầu của truyện cổ
tích, còn truyện cổ tích sinh hoạt phát triển ở thời kì sau.
1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ
1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận
quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật
chính là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên
có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa
người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

(ví dụ truyện Tấm Cám, truyện Sọ Dừa, truyện Thạch Sanh, truyện Chử
Đổng Tử…) [24].
Trong truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật chính thường bao gồm ba loại
chính: nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, công chúa, hoàng
tử, Chử Đổng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa…); nhân vật phản diện hay phe ác (Lí
Thông, Cám, mẹ Cám..) và các nhân vật thần kỳ hoặc vật báu có tác dụng kỳ
diệu (như tiên Bụt, Rắn thần, Chim thần, Đàn thần, Cung thần, Niêu cơm
thần, Chiếc gậy thần…).
Hoàng Tiến Tựu định nghĩa truyện cổ tích thần kỳ là “bộ phận cơ bản
cổ điển và tiêu biểu nhất của truyện cổ tích, đồng thời là một trong những bộ
phận quan trọng nhất và tiêu biểu của nền văn học dân gian mỗi dân tộc…
Tiêu chí quan trọng và chủ yếu nhất để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ và
truyện cổ tích sinh hoạt (hay hiện thực) là phương pháp sáng tác hay tức là
phương pháp chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực. Cả hai đều dùng hư cấu và
tưởng tượng để khái quát hóa và tưởng hóa hiện thực xã hội và lí tưởng của
nhân dân nhưng cơ sở và tính chất của sự hư cấu và tưởng tượng ấy lại khác
nhau rất xa. Ở cổ tích sinh hoạt đó là sự hư cấu và tưởng tượng trên cơ sở
thực tại của đời sống xã hội, còn ở truyện cổ tích thần kỳ, thì sự hư cấu và
tưởng tượng lại dựa trên cơ sở của đời sống thực tại và phi thực tại (tức là
cái có thực và có thể có thực với cái ảo tưởng không có thực và không thể có
thực) [76]. Tác giả đưa ra sự khác nhau giữa hai thể loại để hiểu và cắt nghĩa
thế nào là cổ tích thần kỳ.
Nguyễn Bích Hà, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam nêu định nghĩa
về truyện cổ tích thần kỳ là “nhóm truyện tiêu biểu nhất của truyện cổ tích.
Nó ra đời sớm hơn truyện sinh hoạt và những đặc trưng nổi bật của truyện cổ
tích có thể tìm thấy trong nhóm truyện này. Trong truyện cổ tích thần kỳ, yếu
tố kì ảo đậm nét và thường tham gia vào sự phát triển của cốt truyện. Nhiều

khi nếu không có yếu tố kỳ ảo truyện đã có thể kết thúc, nhưng nhờ có yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

kỳ ảo mà cốt truyện được kéo dài, có thể chuyển hướng theo mong muốn của
tác giả dân gian mà không theo logic thực tế. Truyện nhờ thế mà li kì hấp dẫn
và thỏa mãn tình cảm của người lao động Việt Nam. Khuynh hướng nổi bật
của truyện cổ tích thần kỳ không phải là nhấn mạnh hiện thực (điều đang có)
mà là trình bày ước mơ nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân (điều nên
có) thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo. Kết thúc
truyện cổ tích thần kỳ thường có hậu, mang sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn ước
mơ của nhân dân” [27].
Tăng Kim Ngân trong nghiên cứu Cổ tích thần kỳ người Việt: Đặc điểm
cấu tạo cốt truyện cho rằng ý kiến của các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên,
Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế là tương đối thống nhất hơn cả. “Truyện cổ tích
thần kỳ là một tiểu loại của truyện cổ tích, có những đặc điểm riêng về nhiều
mặt, phân biệt nó với những tiểu loại cổ tích dân gian khác như truyện cổ tích
loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt; thể hiện ở cách xây dựng nhân vật, cốt
truyện, cách phản ánh thực tại…trong đó tiêu chí cơ bản để phân biệt chúng
với nhau là vai trò quan trọng (nếu không muốn nói là quyết định) của yếu tố
thần kỳ trong việc chi phối quá trình phát triển hệ thống tình tiết của cốt
truyện” [57; Tr55 - 56].
Giáo Trình Vũ Anh Tuấn cho rằng: “Tiêu chí quan trọng nhất để phân
biệt truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt là ở phương thúc sáng
tác. Đó là sự tham gia của yếu tố thần kỳ, nghệ thuật tưởng tượng của truyện
cổ tích...” [80].
1.2.2. Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cổ tích thần kỳ
Xã hội từ gia đình thị tộc mẫu hệ sang gia đình phụ quyền tức là từ xã
hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, con người bắt gặp biết bao điều mới

lạ, ngỡ ngàng trước sự đổi thay phức tạp của xã hội. Có những điều xảy ra
xung quanh mà họ chưa bao giờ nhìn thấy. Điều đó tạo nên nhu cầu cấp thiết
cho con người là muốn lí giải những hiện tượng của tự nhiên, của cuộc sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

con người thời kì nguyên thủy. Sự hiểu biết tư duy của con người giai đoạn
này cao hơn giai đoạn trước, xảy ra những hiện tượng mới lạ (thuộc về các
hiện tượng xã hội) vô cùng phức tạp và biến hóa không ngừng cho nên các tác
giả khi bàn về truyện cổ tích thần kỳ cũng gặp phải những mâu thuẫn mà con
người trong thời kì nguyên thủy vấp phải khi sáng tác thần thoại. Đó là
mâu thuẫn nhu cầu nhận thức rất cao - đối tượng nhận thức rất thấp; đối tượng
nhận thức rất phức tạp và khả năng nhận thức còn rất thấp, phương tiện và
phương pháp nhận thức còn rất thiếu. Vì thế khi sáng tác truyện cổ tích, để
giải thích cho những băn khoăn thắc mắc của mình về các vấn đề phức tạp đó
họ đã dựa vào kinh nghiện phương pháp và phương tiện sáng tác thần thoại.
Những gì tác giả dân gian không giải đáp được họ cho là thần linh, do ông
Bụt bà Tiên tạo ra. Thạch Sanh một mình đánh đuổi được quân xâm lược là
do có cây đàn thần làm nao lòng quân sĩ, có niêu cơm thần ăn hết lại vơi. Cô
Tấm được hồi sinh hết lần này đến lần khác nhờ có ông Bụt ra tay giúp đỡ…
Tính chất kỳ ảo trong truyện cổ tích nảy sinh từ đây và hình thành nên truyện
cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển phức tạp theo quy
luật vốn có của nó, các phương pháp sáng tác và phương tiện sáng tác theo
phương thức sáng tác thần thoại ngày càng bộc lộ những hạn chế nhất định.
Giải thích các mối quan hệ xã hội theo nhận thức “thần thoại” không còn
được nhân dân chấp nhận. Qua năm tháng tìm tòi, họ đã bổ sung, cải tiến và
từng bước tạo ra vốn kinh nghiệm và hệ thống phương pháp phương tiện nghệ
thuật riêng dành cho truyện cổ tích. Cổ tích thần kỳ chính là sản phẩm của
giai đoạn phát triển cao nhất của thể loại truyện cổ tích, khi mà thể loại này đã

xây dựng và hoàn thiện được hệ thống phương pháp và phương tiện nghệ
thuật riêng của mình.
Theo Đỗ Bình Trị Văn học dân gian Việt Nam tập I, khi truyện cổ tích ra
đời và phát triển nở rộ là trong thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong
kiến độc lập, cụ thể là giai đoạn đất nước ta xây dựng và bảo vệ nước Đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Việt (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). Tình hình xã hội nước ta giai đoạn này có
nhiều biến đổi to lớn. Sau chiến thắng Bạch Đằng đất nước bắt đầu xây dựng
một quốc gia hoàn chỉnh. Tập đoàn phong kiến lớn mạnh bắt tay vào xây
dựng đất nước làm sống dậy biết bao những truyền thống lịch sử vẻ vang của
nước nhà. Sức sống dân tộc bấy lâu bị bóp nghẹt nay được khơi thông bùng
dậy mãnh liệt như nước triều dâng. Sau đó, đến các triều đại Ngô, Đinh, Lý,
Trần và đầu Lê lại luôn phải đối phó với giặc ngoại xâm. Điều đó làm nảy
sinh những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội (mặc dù lúc đó lợi ích của gia
cấp cầm quyền căn bản nhất trí với lợi ích dân tộc). Cuối đời Lí lại nổ ra chiến
tranh phe phái phong kiến. Chính thù trong giặc ngoài đã tạo điều kiện kích
thích phát triển một số thể loại trong đó có thể loại truyện cổ tích. Văn học
thời kì đó đã cung cấp rõ ràng về sự lưu truyền rộng rãi của truyện cổ tích và
cổ tích thần kỳ trong giai đoạn này.
1.2.3. Nội dung trong truyện cổ tích thần kỳ
Về nội dung, truyện cổ tích nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công
bằng xã hội. Tuy phần nhiều truyện cổ tích thần kỳ và thế tục cũng như trong
một số truyện cổ tích và loài vật, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất
quyết liệt, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng. Cô Tấm mò cua
bắt tép cuối cùng trở thành hoàng hậu. Anh Thạch Sanh kiếm củi, kết thúc là
một vị hoàng đế. Chàng Sọ Dừa dị dạng cuối cùng trở thành phò mã. Còn
những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác nhất thời có thể hưởng vinh hoa phú

quý nhưng rốt cuộc sẽ bị trừng phạt. Những Tiên, Bụt có xuất hiện không
phải để thuyết minh cho lí tưởng tôn giáo mà chính là để phù trợ cho cái thiện
thắng cái ác. Lòng tin ở hiền gặp lành là một niềm tin chất phác nhưng tốt đẹp
biết bao, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng, những ý
nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc đời.
Truyện cổ tích còn là tiếng nói ca ngợi tình yêu tha thiết và thuỷ chung
của con người. Hòn Vọng Phu, Tháp Bà Rầu là những đài kỉ niệm tinh thần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

về những người phụ nữ sắt son, trung hậu. Cuộc hôn nhân Tiên Dung, Chử
Đồng Tử phản ánh truyền thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân
dân ta.
Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia
đình. Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong
toàn xã hội có giai cấp: xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm
bạc), xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê) xung đột giữa dì ghẻ con
chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám), xung đột giữa con ruột và
con nuôi (Thạch Sanh), xung đột có tính bi kịch về hôn nhân, gia đình (Trầu
cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu).
Những xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn
hơn, ít tập trung hơn. Do vậy ít tác phẩm tiêu biểu hơn (Cái cân thủy ngân,
Của trời trời lại lấy đi, Diệt mãng xà). Một số truyện chứa đựng cả xung đột
gia đình và xung đột xã hội (Thạch Sanh). Dù gắn với đề tài gia đình hay đề
tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích cũng rất sâu sắc. Nó phản ánh
được những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa các
tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
phụ quyền thể hiện qua xung đột giữa nhân vật “bề trên và bề dưới, đàn anh
và đàn em”.

Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới,
đàn em, lên án nhân vật "bề trên ","đàn anh" (trong thực tế không phải người
em, người con nào cũng tốt, người mẹ ghẻ, người anh trưởng nào cũng xấu)
nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi
vào từng số phận riêng), thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.
Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội
cũ. Nhân vật đàn em, bề dưới càng có đạo đức bao nhiêu, càng thật thà bao
nhiêu thì càng thiệt thòi bấy nhiêu. Ðây là thực trạng của xã hội có giai cấp và
có áp bức giai cấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ
nghĩa lạc quan. Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý
trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời (cho dù cuộc sống hiện
tại đầy khổ đau, người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp )
Kết thúc có hậu là biểu hiện dễ thấy của tinh thần lạc quan, nhưng không
phải là biểu hiện duy nhất. Kết thúc bi thảm vẫn chứa đựng tinh thần lạc quan.
Nhân vật chính chết hoặc ra đi biệt tích. Nhưng cái chết hoặc ra đi của nó để
lại niềm tin vào phẩm giá con người, niềm tin vào cuộc đời.
Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo
đức. Ðạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm nền tảng (Ðứa
con trời đánh, Giết chó khuyên chồng...) niềm tin “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp
ác” vừa là triết lý sống lạc quan vừa là đạo lý, ước mơ công lý của nhân dân
trong cổ tích.
1.2.4. Nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ
Lật lại vấn đề về nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của truyện cổ tích thần kỳ,
điều đầu tiên ta thấy đó là cổ tích thần kỳ mang những đặc điểm của xã hội thị
tộc cổ đại. Theo Đỗ Bình Trị, những dấu ấn xã hội đó “thường có mặt ở

những vị trí có ý nghĩa mấu chốt trong tình tiết hoặc là đầu mối của cốt
truyện”. Đó là sự cấm kị, chế độ hôn nhân huyết tộc, hôn nhân chị em vợ, chế
độ kế thừa của con trai cả, chế độ kế thừa của con trai út, tục hiến sinh ma
thuật … Ví dụ trong truyện “Sự tích đá Vọng Phu” là một biểu hiện của chế
độ hôn nhân huyết tộc. Bằng một sự ngẫu nhiên nào đó, hai anh em ruột đã
lấy nhau kết thành chồng thành vợ. Người đời sau cho đó là mối quan hệ loạn
luân nhưng được các tác giả dân gian khéo léo giải thích bằng hiện tượng
ngẫu nhiên, do ly biệt tạo ra. Với hình ảnh người vợ bồng con đứng chờ
chồng hóa thành đá tạo nên niềm xúc cảm cho người đọc về tình cảm thiêng
liêng cao quý của người vợ mà xóa nhòa đi khoảng cách ấn tượng về sự “loạn
luân” trong tác phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Nhân vật trong cổ tích thần kỳ phong phú và đa dạng nhất trong truyện
cổ tích. Có hai loại nhân vật chính là nhân vật thần linh có phép thuật kỳ ảo
và nhân vật là con người. Con người chia ra làm hai tuyến đó là tuyến thiện
và tuyến ác. Con người mang tính cách một chiều, tốt thì tốt từ đầu đến cuối,
xấu thì xấu từ đầu đến cuối.
1.2.4.1. Hiện thực và tưởng tượng trong truyện cổ tích thần kỳ
Hiện thực trong cổ tích thần kỳ là bức tranh cuộc sống xã hội thời phong
kiến cùng với sự đối lập của hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người
giàu, người bất hạnh và kẻ quyền thế, người lương thiện và kẻ độc ác. Dù có
sự can thiệp của lực lượng thần kỳ nhưng sự đổi đời của nhân vật lương thiện
vẫn có cơ sở trong cuộc sống đời thường với những tấm gương con nhà nghèo
học giỏi đỗ đạt cao rồi được làm quan và đổi đời. Những cô gái nết na hiếu
thảo chăm chỉ đảm đang khéo léo được lấy chồng danh gíá. Hiện thực trong
truyện cổ tích thần kỳ là hiện thực đời thường.
Nếu tưởng tượng trong thần thoại và truyền thuyết gắn liền với niềm tin

của người kể và người nghe thì tưởng tượng trong cổ tích là một sự hư cấu
nghệ thuật có chủ tâm. Theo Nguyễn Xuân Đức thì “người kể nhất là người
kể trong cổ tích thần kỳ không có ý thức tác động vào lòng tin người nghe đối
với điều được kể ra mà cuốn hút họ vào câu chuyện bằng tính chất ly kỳ, làm
cho họ cảm, họ xúc động, từ đó tìm ra bài học nhân sinh hướng đến điều
thiện. Người nghe cổ tích đã được đặt trong trường cổ tích nên đã không có
sự liên hệ gì giữa chuyện kể và thực tại”[23; tr28].
Truyện cổ tích thần kỳ đem đến cho người đọc một niềm tin vào lẽ công
bằng ở đời thông qua triết lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Nhân vật trong
cổ tích thần kỳ là nhân vật điển hình vì nhân vật bất hạnh nào cũng có những
điểm chung giống nhau nên chỉ cần một nhân vật bất hạnh là có thể khái quát
lên đặc điểm của nhân vật bất hạnh nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×