Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giáo dục trung học cơ sở huyện sông mã tỉnh sơn la (1986 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG VĂN HIỆU

GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SÔNG MÃ
TỈNH SƠN LA (1986 - 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG VĂN HIỆU

GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN SÔNG MÃ
TỈNH SƠN LA (1986 - 2013)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

Thái Nguyên - 2015


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học và hoàn thành luận văn Thạc sĩ,
trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô khoa Lịch sử, khoa Sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã
trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình, chu đáo hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng quí thầy cô đã tạo điều
kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu hoàn thiện luận văn
bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô
và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Học viên

Đặng Văn Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Giáo dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La (1986 - 2013)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, bảng
biểu, nguồn trích dẫn thể hiện trong luận văn mang tính khoa học, trung thực.
Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Đặng Văn Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ....................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng ............................................................................................. v
Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và pha ̣m vi nghiên cứu ...................................................6
4. Nguồ n tài liê ̣u và phương pháp nghiên cứu .....................................................7
5. Đóng góp của luâ ̣n văn .....................................................................................8

6. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn ..........................................................................................9
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN
SÔNG MÃ TỈNH SƠN LA TRƢỚC NĂM 1986 ...........................................10
1.1. Vài nét về huyện Sông Mã ..........................................................................10
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử hành chính .............................10
1.1.2. Điề u kiê ̣n kinh tế - xã hội .........................................................................13
1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Sông Mã trước năm 1986 ..................17
1.2.1. Giai đoạn 1953 - 1975 ..............................................................................17
1.2.2. Giai đoạn 1975 - 1986 ..............................................................................22
Tiể u kế t chương 1 ...............................................................................................26
Chƣơng 2: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
SÔNG MÃ TỈ NH SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 ...................................27
2.1. Chủ trương đổi mới giáo dục của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng bộ
tỉnh Sơn La và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Sông Mã ................................27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

2.2. Tình hình giáo dục Trung học cơ sở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai
đoạn 1986 - 2013 ................................................................................................42
2.2.1. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học.....................................42
2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.........................................50
2.2.3. Các hoạt động giáo dục ............................................................................61
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................68
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC THCS HUYỆN
SÔNG MÃ TỈ NH SƠN LA (1986 - 2013) .......................................................70
3.1. Về quy mô phát triển ...................................................................................70
3.2. Về xây dựng cơ sở vật chất .........................................................................71

3.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh .......................................73
3.4. Về chất lượng giáo dục ................................................................................76
3.5. Những tồn tại cần khắc phục .......................................................................80
Tiể u kế t chương 3 ...............................................................................................81
KẾT LUẬN........................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................88
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Chữ đầy đủ

1

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

2

CNH - HĐH


Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD-ĐT

Giáo dục đào tạo

5

HĐGD

Hội đồng giáo dục

6

HĐND

Hội đồng nhân dân

7

Nxb


Nhà xuất bản

8

PCGD THCS

Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

9

THCS

Trung học cơ sở

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

VHVN - TDTT

Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

12

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Số trường, lớp giáo dục THCS huyện Sông Mã trong 10 năm đầu
đổi mới (1986 - 1996) ....................................................................... 43
Bảng 2.2. Kết quả xây dựng trường lớp học Trung ho ̣c cơ sở huyện Sông Mã
năm học 1991 - 1992......................................................................... 44
Bảng 2.3. Số trường lớp năm học 1994 - 1995 của huyện Sông Mã so với
tỉnh Sơn La. ....................................................................................... 44
Bảng 2.4. Số xã đầu tư xây dựng trường tầng cho bậc Trung ho ̣c cơ sở từ
năm 1996 đến năm 2000 ................................................................... 45
Bảng 2.5. Số trường, lớp bậc giáo dục THCS huyện Sông Mã thời kỳ 1996 - 2013 .. 46
Bảng 2.6. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THCS huyện Sông Mã (1996 - 2013) 51
Bảng 2.7. Sự phát triển số lượng giáo viên THCS Sông Mã giai đoạn 1986 - 1996 .. 53
Bảng 2.8. Sự phát triển số lượng giáo viên THCS Sông Mã giai đoạn 1996 - 2013 .. 55
Bảng 2.9. Sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Sông Mã (1986 - 1996) .. 57
Bảng 2.10. Sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Sông Mã các năm
từ 1996 - 2013 ................................................................................... 59
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm bậc THCS qua các năm từ
1996 đến 2013 ................................................................................... 62
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả xếp loại học lực bậc THCS qua các năm từ

1996 đến 2013: .................................................................................. 64
Bảng 3.1. Bảng thống kê số liệu học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS vào học
THPT và đi học nghề từ 2006 đến 2013 ........................................... 74
Bảng 3.2. So sánh tỉ lệ học sinh dân tộc so với tổng số học sinh THCS
huyện Sông Mã giai đoạn 1986 - 2013 ............................................. 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu 2.1. Biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường lớp giáo dục
THCS huyện Sông Mã từ 1986 - 1996 ..............................................43
Biểu 2.2. Biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường lớp giáo dục
THCS huyện Sông Mã từ 1996 - 2013 ..............................................47
Biểu 2.3. Biểu đồ thể hiện sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện
Sông Mã từ 1986 - 1996 ....................................................................53
Biểu 2.4. Biểu đồ thể hiện sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện
Sông Mã qua các năm 1996 - 2013 ...................................................56
Biểu 2.5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng học sinh THCS huyện Sông
Mã qua các năm 1986 - 1996 .............................................................58
Biểu 2.6. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số lượng học sinh THCS huyện Sông
Mã qua các năm 1996 - 2013 .............................................................60
Biểu 2.7. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng hạnh kiểm học sinh
THCS Sông Mã từ năm 1996 - 2013 .................................................63
Biểu 2.8. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chất lượng học lực của học sinh THCS
huyện Sông Mã từ năm học 1996 - 2013...........................................65


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

vi

/>

TỈNH ĐIỆN BIÊN

HUYỆN THUẬN CHÂU

HUYỆN MAI SƠN

HUYỆN SỐP CỘP

LÀO

Bản đồ hành chính huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, HN, 2010)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp Trung học cơ sở có vị trí hết sức
quan trọng, được thực hiện trong bốn năm từ lớp 6 đến lớp 9. Đối tượng học
sinh Trung học cơ sở là những học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục
tiểu học. Sau khi kết thúc cấp Trung học cơ sở, học sinh đạt được trình độ học
vấn phổ thông với những hiểu biết kiến thức chung nhất về khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, kỹ thuật và hướng nghiệp , để có đủ điề u kiê ̣n tiế p tục học lên
bậc Trung học phổ thông, học tập trong các trường dạy nghề hoặc đi vào lao

động sản xuất.
Giáo dục Trung học cơ sở đóng vai trò là cầu nối giữa giáo dục Tiểu học
với giáo dục Trung học phổ thông, thiếu nó thì hệ thống giáo dục quốc dân sẽ
không tồn tại. Do đặc điểm tâm, sinh lý ở độ tuổi vị thành niên rất phức tạp cho
nên việc giáo dục học sinh ở cấp Trung học cơ sở có vai trò hết sức quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức làm cơ sở cho việc phân luồng
học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở.
Nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của bậc học, trong
những năm qua ngành giáo dục đã không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao chất
lượng dạy và học của cấp Trung học cơ sở, song bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, chất lượng giáo dục của cấp học vẫn đang còn bộc lộ nhiều yếu kém
bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Sông Mã là mô ̣t huyê ̣n miề n núi nằ m ở phiá Tâ y - Nam của tin̉ h Sơn La,
điề u kiê ̣n kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn so với các huyện khác trong
tỉnh. Vì vậy, viê ̣c đẩ y ma ̣nh phát triể n giáo du ̣c luôn đươ ̣c Đảng bô ̣ và chính
quyề n huyê ̣n Sông Mã quan tâm . Nhân dân các dân tô ̣c trong huyê ̣n luôn luôn
đoàn kế t , tin tưởng vào sự lañ h đa ̣o của Đảng và Nhà nước , kiên trì , quyế t tâm
và cụ thể hóa những chủ trương , đường lố i đổ i mới , từng bước khắ c phu ̣c khó
khăn, không ngừng vươn lên và đa ̣t đươ ̣c nh iề u thành tựu trên nhiề u liñ h vực
của đời sống xã hội, trong đó có liñ h vực giáo du ̣c.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

Nghiên cứu giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã thời kỳ 1986 - 2013, tác giả
mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục bâ ̣c THCS của mô ̣t huyê ̣n miề n núi ,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới trong bối cảnh nhân dân các dân tộc trong
huyê ̣n, trong tỉnh, cùng nhân dân cả nước nói chung bước vào thời kỳ đổ i mới

toàn diện đất nước . Từ đó thấ y đươ ̣c những thành tựu đã đa ̣t đươ ̣c để tiế p t ục
phát huy , nhân rô ̣ng , rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã
qua. Kịp thời khắc phục những tồn tại , hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục
của huyện hòa vào dòng chảy sự nghiệp giáo dục của tỉnh Sơn La cũng như của
cả nước nói chung.
Nghiên cứu giáo du ̣c THCS huyê ̣n Sông Mã từ năm 1986 đến năm 2013
còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc , đă ̣c biê ̣t là trong thời kỳ đẩ y ma ̣nh sự
nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa , giáo dục ngày càng đóng vai trò quan
trọng không chỉ đối với huyện Sông Mã mà còn đối với cả tỉnh , cả nước. Viê ̣c
nghiên cứu giáo du ̣c THCS huyê ̣n Sông Mã cũng sẽ cung cấ p

, bổ sung vào

nguồ n tài liê ̣u để giảng da ̣y , tìm hiểu về lịch sử địa phương , góp phần giáo dục
tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ Sông Mã hôm nay và mai sau biế t trân tro ̣ng ,
khơi dâ ̣y, phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân các dân tộc trong
huyê ̣n. Với những lý do trên , tôi quyế t đinh
̣ lựa cho ̣n đề tài “ Giáo dục THCS
huyê ̣n Sông Mã , tỉnh Sơn La (1986 - 2013)” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ,
chuyên ngành Lich
̣ sử Viê ̣t Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt là kể từ khi Đảng và Nhà nước đề
ra công cuô ̣c đổ i mới toàn diện đấ t nước, cùng với các lĩnh vực khác, hoạt động
giáo dục đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu . Trong số đó, có mô ̣t
số công trình, tác phẩm tiêu biểu sau
Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985)” của Bộ Giáo dục và
Đào tạo do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác
giáo dục 10 năm sau ngày giải phóng và đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

xét khái quát về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến
giáo dục bậc THCS.
“Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến
năm 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Cuốn sách đã nêu ra những chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục
phổ thông nói riêng trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
“50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (1945 - 1995), Nxb
Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Trong cuốn sách này, tác giả đã khái
quát về bức tranh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995. Cuốn sách đã
cung cấp những tài liệu cơ bản về đường lối, chính sách và tình hình phát triển
giáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam trong
giai đoạn này.
“Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm” (1986 - 1996), Bộ
Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã đề cập một cách đầy đủ, hệ thống
những quan điểm cơ bản về đường lối đổi mới, chính sách phát triển giáo dục
của Đảng, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông.
“Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục - đào tạo” (1986 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương,
chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục ở tất cả các cấp
học, bậc học, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục bậc THCS ở Việt Nam.
Mặc dù tác giả không đi sâu phân tích những thành tựu đạt được và những tồn
tại hạn chế sau 10 năm đổi mới của một địa phương cụ thể, nhưng cuốn sách đã
cung cấp những nhận định, những kết luận mang tính khái quát, nhất là những
số liệu thống kê về tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong 10 năm đầu

kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
“Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”, Phạm Minh Hạc,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998). Cuốn sách đã trình bày tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung hệ thống giáo dục của Việt Nam,
mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, tác giả đã nêu
ra những phương hướng để phát triển giáo dục ở Việt Nam, trong đó có giáo
dục bậc THCS.
“Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội (2002). Tài liệu này đã làm nổi bật được những chuyển biến
tích cực về chất lượng dạy và học. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những
kinh nghiệm hữu ích để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới giáo
dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
“Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế
giới”, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (2004).
Ở tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục phổ
thông đối với mỗi quốc gia, dân tộc và nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay,
giáo dục phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớn trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả giáo dục hướng nghiệp
trong giáo dục phổ thông.
Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của TS. Bùi Minh Hiền biên soạn và
được phát hành năm 2004. Đây là một cuốn giáo trình dùng cho sinh viên các
trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, cho nên tác giả viết một cách sơ lược về
lịch sử giáo dục Việt Nam. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo

dục THCS nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục
THCS giai đoạn 1975 - 2000.
Những công trình trên tuy không viết riêng về giáo du ̣c THCS huyê ̣n
Sông Mã, nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin , những nhận
định chung về tình hình giáo dục - đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục đào tạo huyê ̣n Sông Ma,̃ tỉnh Sơn La.
Riêng về tình hình giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã đã được đề cập trong
các cuốn sách viết về lịch sử ở địa phương từ tỉnh đến huyện, xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

Cuố n “Li ̣ch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La”, tập 1 (sơ thảo) xuất bản năm 1993
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La”, tập 2 (2010) đã phản ánh tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La từ năm 1945 đến năm 2010, trong đó
có đề cập khái quát về giáo dục - đào tạo của tỉnh và các huyện trong tỉnh. Tuy
nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở một vài con số về trường lớp và số lượng
học sinh của tỉnh giai đoạn lịch sử 1945 - 2010. Mặc dù vậy, những số liệu
thống kê mà tác giả trình bày là những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu
giáo dục THCS huyện Sông Mã.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã” (1945 - 2010), xuất bản năm
2012 đã đề cập đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các thời kỳ lịch
sử, trong đó có nhắc đến sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, nhưng chỉ là
những nhận định chung mang tính khái quát.
Ngoài ra, giáo dục THCS huyện Sông Mã (1986 - 2013) có thể tìm thấy
trong các báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Sông Mã qua các kỳ Đại hội từ
Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biể u Đảng bô ̣ huyê ̣n lầ n thứ XIII đế n Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biể u Đảng bô ̣
huyê ̣n lầ n thứ XIX ; các báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Sơn La và của Phòng Giáo du ̣c - Đào tạo huyê ̣n Sông Mã từ năm 1986 đến

năm 2013.
Về tổng quan , có thể nhận định , những công trình nghiên cứu về giáo
dục THCS huyê ̣n Sông Mã còn rất ít , tuy có thể tái hiện phần nào giáo dục
THCS huyê ̣n Sông Mã thô ng qua các công trình vừa nêu , song có thể khẳ ng
đinh
̣ cho đế n nay chưa có tác phẩm hoặc công trình nghiên cứu khoa ho ̣c nào đi
sâu và trình bày mô ̣t cách hê ̣ thố ng , đầy đủ về giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã
trong một thời kỳ, mô ̣t giai đoạn cụ thể như giai đoa ̣n 1986 - 2013. Xuất phát từ
thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi
trước; kết hợp với viê ̣c tổng hợp
, nghiên cứu từ nhiề u nguồn tài liê ̣u khác nhau
, luận
văn sử học mang tên Giáo dục THCS huyê ̣n Sông Ma,̃ tỉnh Sơn La (1986 - 2013)
đươ ̣c tiến hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và pha ̣m vi nghiên cƣ́u
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu quá trình phát triể n giáo du ̣c THCS huyê ̣n
Sông Mã , tỉnh Sơn La (1986 - 2013). Trong đó chủ yế u làm nổ i bâ ̣t những
thành tựu đã đạt được để tiếp tục phát huy và làm rõ những tồn tại yếu kém để
có các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời.
3.2. Nhiêm
̣ vu ̣ của đề tài
Đề tài tâ ̣p trung giải quyết các nhiê ̣m vu ̣ sau:
Khôi phục và dựng la ̣i bức tranh giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã


, tỉnh

Sơn La thời kỳ 1986 - 2013.
Trình bày những kết quả mà giáo dục THCS huyện Sông Mã đã đạt được
trong thời kỳ đổ i mới đấ t nước ; những tác đô ̣ng củ a tiǹ h hiǹ h kinh tế - xã hội
của huyện đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng

,

cũng như tác động của sự nghiệp giáo dục đối với việc xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua,
kịp thời khắc phục những tồn tại , hạn chế nhằm tiế p tu ̣c đẩy mạnh sự nghiệp
giáo dục của huyê ̣n trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu, bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện
hiệu quả hơn nữa mục tiêu phát triển giáo dục THCS huyê ̣n Sông Mã trong
tương lai.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi của huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La, tính theo địa giới hành chính hiện nay.
Phạm vi t hời gian: đề tài giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 1986 (mốc bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của Đảng và Nhà
nước ta) đến năm 2013 (thời điểm tác giả có thể tiếp cận các nguồn tài liệu
thống kê chính thức).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>


Về nội dung, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về cấp THCS do Phòng Giáo
dục - Đào tạo Sông Mã trực tiếp quản lý. Các vấn đề liên quan đến hoạt động
giáo dục đào tạo của các cấp học khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài.
4. Nguồ n tài liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
4.1. Nguồ n tài liêụ
Để thực hiê ̣n đề tài này , tôi đã cố gắ ng khai thác và sử du ̣ng các nguồ n
tài liệu sau:
- Nguồ n tài liê ̣u chung : Các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và
Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề phát triển GD - ĐT trong thời
kỳ đổi mới; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về sự nghiệp phát
triển giáo dục ở Việt Nam.
- Nguồn tài liệu địa phương : Các công trình nghiên cứu viết về lịch sử ,
văn hóa, xã hội tỉnh Sơn La và huyện Sông Mã; cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn
La, Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Mã ; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội định kỳ hàng quý , hàng năm của Huyê ̣n ủy , Hô ̣i đồ ng nhân dân, Ủy ban
nhân dân huyê ̣n Sông Mã ; các báo cáo chính trị tại cá c kỳ Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣
huyê ̣n qua các nhiê ̣m kỳ từ khi thành lâ ̣p huyê ̣n (1953) đến năm 2013; các báo
cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Sơn La ; các báo cáo tổng kết và phương hướ ng nhiê ̣m vu ̣ năm ho ̣c của
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã từ năm 1986 đến năm 2013.
- Nguồn tài liệu thực tế: Ngoài nguồn tài liệu chung và nguồn tài liệu địa
phương, luận văn còn sử dụng nguồn tài liệu thực tế thông qua các đợt tác giả
đi tham quan, khảo sát tại một số trường THCS trong huyện, phỏng vấn một số
lãnh đạo Phòng Giáo dục Sông Mã qua các thời kỳ. Các tư liệu tích lũy được
trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng internet... cũng được
tác giả sử dụng để làm phong phú và sáng tỏ thêm một số nội dung của đề tài.
Tất cả các nguồn tài liệu được sử dụng đều có độ chính xác, khoa học và
có khả năng đáp ứng tốt cho việc nghiên cứu của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


7

/>

4.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Để thực hiê ̣n đề tài này , tôi đã sử du ̣ng tổng hợp nhiều phương pháp ,
nhưng chủ yếu là các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh giáo
dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đúng theo trình tự thời gian và không
gian như nó đã từng diễn ra. Thông qua nghiên cứu các nguồn tư liệu sẵn có để
phục dựng lại bức tranh giáo dục THCS huyện Sông Mã giai đoạn 1986 - 2013.
- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát quá trình hình
thành và phát triển của giáo dục THCS huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai đoạn
1986 - 2013, từ đó thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và
phát triển khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục Sông Mã nói chung và
giáo dục THCS Sông Mã nói riêng.
- Phương pháp thố ng kê, hê ̣ thố ng và đố i chiế u, so sánh để thấ y đươ ̣c quá
trình phát triển thăng trầm của giáo dục THCS huyện Sông Mã giai đoạn từ
năm 1986 đến năm 2013.
- Phương pháp phân tích, tổ ng hơ ̣p để thấ y đươ ̣c mố i liên hê ,̣ sự tác đô ̣ng
qua la ̣i giữa tình hình giáo du ̣c nó i chung và tình hình giáo du ̣c THCS nói riêng
với tình hình kinh tế - xã hội huyện Sông Mã.
5. Đóng góp của luâ ̣n văn
Luận văn đã tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để
dựng lại bức tranh toàn cảnh về giáo dục Trung học cơ sở, là công trình nghiên
cứu đầu tiên có hệ thống về sự phát triển giáo dục Trung ho ̣c cơ sở ở huyện
Sông Mã trong thời kỳ đổi mới.
Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trung
học cơ sở huyện Sông Mã trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013. Đề xuất

một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở huyện Sông Mã
hiện nay.
Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
soạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung ho ̣c cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

, biên

, Trung học

/>

phổ thông trên địa bàn huyện Sông Mã. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý giáo dục và một số cơ quan khác trên
địa bàn cấp huyện của tỉnh Sơn La.
Ngoài ra, luận văn còn góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộ
Đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương xã hô ̣i hóa giáo du ̣c
nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được để không ngừng chăm lo, phát
triển sự nghiệp giáo dục ở tất cả các xã trên địa bàn huyện trước mắt cũng như
lâu dài.
6. Bố cu ̣c của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n , tài liệu tham khảo và phụ lục , nô ̣i dung
chính của luận văn được triển khai qua 3 chương.
Chương 1: Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La trước năm 1986.
Chương 2: Tình hình giáo du ̣c Trung học cơ sở huyê ̣n Sông Mã , tỉnh Sơn
La giai đoạn 1986 - 2013.
Chương 3: Một số nhận xét về giáo du ̣c Trung ho ̣c cơ sở huyê ̣n Sông Ma,̃

tỉnh Sơn La (1986 - 2013).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN SÔNG MÃ
TỈNH SƠN LA TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Vài nét về huyện Sông Mã
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử hành chính
Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn
La, cách trung tâm Thành phố khoảng 103km. Phía Bắc giáp huyện Thuận
Châu, phía Nam giáp huyện Sốp Cộp và nước CHDCND Lào, phía Đông giáp
huyện Mai Sơn, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Huyện có 19 xã, thị trấn gồm:
Mường Sai, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nậm Mằn, Chiềng En,
Mường Lầm, Bó Sinh, Chiềng Phung, Chiềng Khương, Mường Hung, Nà
Nghịu, Huổi Một, Yên Hưng, Đứa Mòn, Pú Bẩu, Mường Cai, Nậm Ty và thị
trấn Sông Mã.
Sông Mã hiện nay có diện tích tự nhiên 164.616 ha, có địa hình bị chia
cắt mạnh và phức tạp, có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Huyện
nằm trên khối núi giữa Thuận Châu và Sốp Cộp và dãy núi biên giới Việt Lào, dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình chia cắt phức
tạp, có nhiều dãy núi cao tạo nên hình khe suối khá sâu và hẹp, có độ cao trung
bình từ 1.000m đến 1.500m, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, có độ nghiêng
dần theo hướng Nam xuôi theo dòng Sông Mã. Dọc Sông Mã theo hướng Tây
Bắc có các khe suối Nậm Sọi, Nậm Công, Nậm Mừ, Nậm Con và Nậm Huổi
Tinh; dọc sông theo hướng Đông Bắc có suối Nậm Lẹ, Nậm Ty, Nậm Và, Nậm
Phống chảy đổ ra Sông Mã. Như vậy, ngoài ý nghĩa cảnh quan, môi trường

sinh thái, quốc phòng, an ninh khu vực, huyện Sông Mã còn đóng vai trò quan
trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn.
Về khí hậu, huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và được
chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm đế n 1.900mm, tâ ̣p trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

/>

vào các tháng 6, 7, 8 (dương lịch) trong năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Lào khô và nóng thổi từ phía
nước CHCND Lào sang, ảnh hưởng nhiều nhất vào đầu tháng 2, tháng 3 hàng
năm, ít mưa, gió và không khí nóng làm cho vật liệu khô dễ gây ra cháy rừng.
Nhiệt độ trung bình năm ở mức 18,70c, đô ̣ ẩ m trung bình 79,7%, bốn
tháng có nhiệt độ dưới 200c (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau), tháng lạnh nhất
là tháng 12 và tháng 1, tháng nóng nhất là 6 và 7. Nhiệt độ thấp có thể xuống
dưới 00c, nhiệt độ cao nhất lên trên 400c, số ngày mưa dao động từ 110 ngày
đến 140 ngày/năm.
Khí hậu vùng Sông Mã phù hợp với sự sinh trưởng của cây trồng , nhấ t
là các loại cây lương thực , mô ̣t số cây công nghiê ̣p và cây ăn quả thuô ̣c ho ̣
nhãn, vải, họ cây có múi. Đất đai Sông Mã nhìn chung có tầng canh tác dày , đô ̣
phì cao, rấ t thuâ ̣n lơ ̣i cho phát triể n nông, lâm nghiê ̣p.
Về thuỷ văn, huyện Sông Mã có hê ̣ thố ng sông , suố i khá phong phú , lưu
lượng nước dồ i dào , rấ t thuâ ̣n tiê ̣n cho sản xuấ t và sinh hoa ̣t của cư dân . Huyện
có dòng Sông Mã chảy qua địa bàn 13 xã, thị trấn theo hướng Tây Bắ c xuố ng
Đông Nam, từ Bó Sinh lầ n lươ ̣t qua 11 xã và thị trấn Sông Mã , đến Chiềng
Khương, rồ i đổ sang Lào , với tổng chiều dài trên 80km. Ngoài ra còn trên 20
con suố i lớn , nhỏ, phân bố tương đố i đề u ở các vùng . Trong đó, có 7 con suối

lớn như: Nậm Lẹ, Nặm Sọi, Nặm Công, Nặm Mừ, Nậm Ty, Nậm Con, Huổi
Tình, đa số những con suối này bị chi phối chủ yếu bởi lưu vực của Sông Mã,
suối Nặm Công, Nậm Sọi, mỗi suối dài 60 km bắt nguồn từ dãy núi cao ở biên
giới Việt - Lào chảy qua huyện Sốp Cộp rồi đổ vào Sông Mã, nhiều con suối
nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh núi cao và các sườn đông đổ vào Sông Mã. Do địa
hình khu vực có độ dốc lớn, suối ngắn, lắm đá, nhiều ghềnh nên mùa mưa
thường hay xảy ra lũ ống, lũ quét.
Rừng Sông Mã có nhiề u gỗ quý như : lát, dổ i, thông…; nhiề u muông thú
như voi , hổ , hươu, nai, khỉ, vươ ̣n…; nhiề u loa ̣i cây dươ ̣c liê ̣u quý như đẳ ng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

11

/>

sâm, sa nhân , hà thủ ô . Đặc biệt Sông Mã có khu rừng quốc gia Nặ

m Mằ n ,

Huổ i Mô ̣t…với diê ̣n tić h 6.530 ha, thuô ̣c loa ̣i rừng lá nhiê ̣t đới , nhiề u chỗ còn
là rừng nguyên sinh. Cây cố i có hơn 1000 loại khác nhau, gỗ quý có thông, dổ i.
Đáng chú ý ở đây có khỉ mă ̣t đỏ, voọc đen là hai loài thú quý hiếm ở Việt Nam.
Trong vòng 30 năm trở la ̣i đây, rừng bi ̣tàn phá nghiêm tro ̣ng, muông thú
quý hiếm bị săn bắn , tài nguyên rừng gần như cạn kiệt , đô ̣ che phủ có lúc chỉ
còn 7%, thú quý gần như không còn . Những năm gầ n đâ y huyê ̣n đã triể n khai
nhiề u chương trin
̀ h bảo vê ̣ rừng , trồ ng rừng phủ xanh đấ t trố ng , đồ i núi tro ̣c ,
nhưng hiê ̣u quả còn thấ p.
Khoáng sản của huyện Sông Mã gồm: Vàng sa khoáng dưới lòng sông, bãi
bồi Sông Mã; Mỏ vàng ở bản Hua Và, xã Chiềng Phung; Quặng Magnezit ở xã

Bó Sinh và Chiềng En; Đá vôi làm vật liệu xây dựng ở xã Mường Hung, Chiềng
Cang, Nà Nghịu, Nậm Ty; Cát làm vật liệu xây dựng ở các xã dọc Sông Mã.
Hê ̣ thố ng đường giao thông ở Sông Mã phát triể n châ ̣m là khó khăn lớn
nhất trong quá trin
̀ h phát triể n của huyê ̣n . Đường ô tô duy nhất từ Sông Mã ra
tỉnh lị là tuyến đường 115 đươ ̣c xây dựng từ năm 1959. Đây là tuyế n đường
hiể m trở nhấ t tin
̉ h Sơn La, đường he ̣p, quanh co, khúc khuỷu, dố c cao, vực sâu,
lại có trên 20 lầ n qua suố i , mùa mưa thường bị tắc nghẽn do lũ , sạt lở đất. Các
tuyế n đường liên bản , liên xã đề u là ta ̣m thời . Toàn huyện còn 8 xã chưa có
đường ô tô đế n trung tâm xã . Dòng Sông Mã nước xiết , nhiề u thác ghề nh nguy
hiể m, rấ t khó khăn cho viê ̣c xây dựng tuyế n đường thủy. Tuy vâ ̣y, từ xưa người
dân ở đây đã biế t dùng thuyề n gỗ để vâ ̣n chuyển hàng hóa trên từng đoa ̣n sông
và từ cuối thập niên 80, đoa ̣n từ huyê ̣n ly ̣ lên Mường Lầ m đã
thành tuyến đường thủy khá tiện lợi cho xuồng máy đi lại

đươ ̣c khai thác

, nhưng vào những

khi lũ lớn hoă ̣c mùa nước ca ̣n thì đề u khó khăn nguy hiể m.
Huyện có 4 xã Mường Cai, Mường Hung, Chiềng Khương, Mường Sai
với 43,5 km đường biên giáp với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Cửa
khẩu Quốc gia Chiềng Khương có ý nghĩa kinh tế, chính trị, đây là cửa khẩu
quan trọng thúc đẩy việc giao lưu, trao đổi hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

12

/>


Về lịch sử hành chính, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên bản
đồ tỉnh Sơn La chưa có tên huyện Sông Mã. Lúc đó các vùng đất của Sông Mã
hiện nay thuộc các châu khác nhau: Vùng Sốp Cộp là một tổng thuộc Mường
Thanh (Điện Biên hiện nay), vùng Mường Lầm thuộc Mường Muổi (Thuận
Châu hiện nay), vùng Mường Hung thuộc Mường Mụa (Mai Sơn hiện nay).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân
dân chưa được bao lâu thì tháng 11/1945 Thực dân Pháp quay trở lại chiếm
đóng các vùng đất của Sông Mã.
Vào Thu - Đông năm 1952, Trung ương quyết định mở chiến dịch Tây
Bắc. Ngày 22/11/1952, toàn bộ vùng dọc Sông Mã từ Mường Sai, Chiềng
Khương đến Mường Lầm, Bó Sinh được giải phóng. Sau đó, lính đồn Sốp Cộp
cũng tự rút chạy trước khi quân ta đến. Chính quyền tay sai của địch tan rã, các
xã đều thành lập chính quyền cách mạng.
Ngày 28/01/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 134/SL thành
lập khu Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Do vùng Sông Mã có vị trí đặc biệt quan trọng và xung yếu của khu Tây
Bắc, nên cần phải được tăng cường lãnh đạo. Bởi vậy, Khu ủy Tây Bắc quyết
định tách ba vùng: Sốp Cộp (thuộc Điện Biên), Mường Lầm (thuộc Thuận
Châu), Mường Hung (thuộc Mai Sơn) gộp 3 vùng này lại để thành lập một
huyện mới lấy tên con sông chảy qua địa bàn huyện (con Sông Mã) gọi là
huyện Sông Mã, thuộc tỉnh Sơn La. Ngày 07/03/1953, huyện Sông Mã được
thành lập (lúc đó gọi là Châu Sông Mã), huyện có diện tích tự nhiên là 3.136
km2, gồm có 26 xã và 01 Thị trấn. Cuối năm 2003, thực hiện Nghị định số
148/2003/NĐ-CP ngày 02.12.2003 của Chính phủ, huyện Sông Mã được chia
tách thành 2 huyện là huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp.
1.1.2. Điều kiêṇ kinh tế - xã hội
Điề u kiê ̣n tự nhiên ta ̣o ra cho Sông Mã những tiề m năng lớn để phát triể n
nông, lâm nghiê ̣p và có thể trở thành vùng nguyên liê ̣u phong phú c
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


13

ho phát

/>

triể n công nghiê ̣p chế biế n . Mă ̣t khác Sông Mã có hai cửa khẩ u với nước Cô ̣ng
hòa dân chủ nhân dân Lào , có thể mở mang quan hệ thương mại với nước bạn .
Trước đây, nông nghiê ̣p Sông Mã chỉ sản xuấ t lương thực đơn thuầ n , lúa nước
thường cấ y mô ̣t vu ̣ , chủ yếu là sản xuất nương rẫy theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” .
Con người chỉ biế t khai thác tự nhiên, săn bắ t, hái lượm, phá rừng làm nương…
tạo nên thói quen “du canh du cư” như là một tập quán khó thay đổ i. Sản phẩm
làm ra là để phu ̣c vu ̣ đời số ng hàng ngày , trao đổ i với nhau thường là “xin” ,
“cho” hoă ̣c “đổ i” thứ này lấ y thứ khác . Nề n kinh tế mang nă ̣ng tiń h tự cấ p , tự
túc, lạc hậu, manh mún kém phát triể n . Đời số ng của nhân dân ở mức nghèo
khổ , sản xuất nông nghiệp không đủ lương thực đảm bảo cho đời sống

, hiê ̣n

tươ ̣ng thiế u đói là phổ biế n . Tuy nhiên cũng do tiń h tự cấ p , tự túc mà mô ̣t số
nghề thủ công phát triể n ma ̣nh như đan lát m ây, tre, dê ̣t vải , nhuô ̣m vải , làm
chăn đê ̣m…Mô ̣t thành tựu quan tro ̣ng của người dân tô ̣c Thái trong sản xuấ t
nông nghiê ̣p là sáng ta ̣o ra hê ̣ thố ng thủy lơ ̣i , bao gồ m mương , phai, lái, lin rấ t
khoa ho ̣c và hiê ̣u quả, đươ ̣c các dân tô ̣c khác ho ̣c tâ ̣p.
Từ đầ u thâ ̣p niên 80 sản xuất hàng hóa bắt đầu được hình thành và có xu
hướng phát triể n , nhưng phải đế n những năm thực hiê ̣n đường lố i đổ i mới của
Đảng mới chuyể n biế n thực sự , với hai cây hàng hóa c hủ lực là nhañ , đâ ̣u
tương, tuy nhiên khố i lươ ̣ng sản phẩ m chưa lớn . Những năm gầ n đây , nhấ t là
sau Đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ huyê ̣n lầ n thứ XV (1990), với sự chuyể n dich

̣ cơ cấ u đúng
hướng, đã ta ̣o ra bước phát triể n mới về kinh tế , tố c đô ̣ tăng trưởng kinh tế đươ ̣c
duy tri,̀ đời số ng của nhân dân đã và đang đươ ̣c cải thiê ̣n ngày mô ̣t tố thơn.
Theo số liê ̣u điề u tra dân số năm 2012, toàn huyện có trên 133.000 người
với 9 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống (Thái, Mông, Kinh, Sinh Mun, Khơ Mú,
Kháng, Mường, Lào, Tày), trong đó dân tộc Thái 58,5%, dân tộc Mông 16%,
dân tộc Kinh 13,4%, dân tộc Khơ Mú 3,6%, dân tộc Sinh Mun 4,9%, dân tộc
Lào 2,6%, các dân tộc khác 0,2%. Mật độ dân số bình quân 78 người/km2. Cư
dân Sông Mã số ng chủ yế u do ̣c theo hai bờ Sông Mã và các con suố i lớn

.

Người Thái đông nhấ t , sinh số ng ở vùng thấ p nơi có phiêng baĩ bằ ng , có ruộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

14

/>

nước. Người Sinh Mun thường ở gầ n sông suố i , nhưng sinh số ng chủ yế u bằ ng
nương rẫy. Người Khơ Mú ở rẻo giữa, số ng bằ ng nương rẫy. Người Mông số ng
ở vùng núi cao , nhưng từ khi kinh tế hàng hóa phát triể n và nhấ t là từ khi thực
hiê ̣n đinh
̣ canh , đinh
̣ cư và xóa bỏ cây thuố c phiê ̣n , nhiề u gia đình đang có xu
hướng chuyể n xuố ng vùng thấ p để phát triể n kinh tế vườn.
Các dân tộc đều có tiếng nói riêng

, nhưng đă ̣c biê ̣t người Sinh Mun


không có lời hát bằ ng tiế ng Sinh Mun mà hát bằ ng tiế ng Thái . Khi chưa có chữ
phổ thông, ở vùng này chỉ người Thái có chữ viế t riêng , có tác phẩm văn học
thành văn, các dân tộc Khơ Mú , Sinh Mun, H’Mông, Lào chỉ là truyền miệng .
Từ xưa các dân tô ̣c ở Sông Mã chưa có tôn giáo . Nhưng từ cuố i những năm 80
của thế kỷ XX bắt đầu xuấ t hiê ̣n hiê ̣n tươ ̣ng truyề n và ho ̣c đa ̣o trái phép . Tín
ngưỡng trong các dân tô ̣c chỉ là thờ cúng trời, đấ t, tổ tiên, ma nhà…
Người Thái , người Sinh Mun đă ̣t bàn thờ phía trên đàng trước ngôi nhà .
Người Khơ Mú la ̣i đă ̣t bàn thờ trên gác bế p. Viê ̣c thờ cúng trời đấ t , tổ tiên đươ ̣c
thể hiê ̣n bằ ng nhiề u hin
̀ h thức lễ hô ̣i phong phú . Vào mùa Xuân có xên mường
(cúng mường), có xên bản (cúng bản), ngày xưa thường tổ chức linh đình từ hai
đến ba ngày, phí tổ n do dân đóng góp . Xên mường, xên bản như là mô ̣t lễ tổ ng
kế t năm cũ , bước sang năm mới , cầ u mong trời đấ t , tổ tiên phù hô ̣ cho mường ,
bản; nhưng thực chấ t là nhằ m củng cố khố i cô ̣ng đồ ng mường , bản và khẳng
đinh
̣ quyề n thố ng tri ̣của các tầ ng lớp quý tô ̣c Thái.
Người Khơ Mú có tế t “mã phứa , mã măn” (phứa: khoai so ̣; măn: củ mài)
vào dịp thu hoạch nương rẫy xong . Cũng vào dịp này , người Lào có tế t “kin
khẩ u hó” . Đó là những hin
̀ h thức mừ ng đươ ̣c mùa và cầ u mong sự phù hô ̣ của
trời đấ t, tổ tiên để mùa sau đươ ̣c nhiề u hơn.
Người H’Mông có tế t cổ truyề n , tổ chức trong 10 ngày từ ngày 25 tháng
12 năm trước đế n ngày 5 tháng 1 năm sau (theo dương lich
̣ ), có phần tế t thiṭ
lơ ̣n, phầ n tế t thiṭ gà , có bánh dày…trong dịp tết có tổ chức thăm hỏi , vui chơi,
đánh quay, ném pao…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

15


/>

×