Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

thuận lời và khó khăn của Việt Nam khi gia nhâp WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.64 KB, 3 trang )

Trương mỹ hạnh K45-A1-THPT Kỳ Anh.
Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình trạng bị
phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN)
không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc
thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan
phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm
phán Uruguay đã đem lại cho Việt Nam các lợi ích như: Đẩy mạnh thương mại và
quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai
trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là
một thành viên của WTO.
Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm
Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những
mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm
phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc
biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có
những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất
sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Việc bãi bỏ Hiệp
định đa biên (MFA) về hàng dệt sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Dệt -May Việt Nam sẽ được đảm bảo trong vòng 10
năm sau khi trở thành thành viên của WTO, đồng thời, các nước nhập khẩu sẽ không
có các hạn chế MFA đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đối với các mặt hàng nông
sản, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường
xuất khẩu mặt hàng này hơn vì hạn ngạch nhập khẩu gạo và các nông sản khác sẽ
được thay thế bằng thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Lộ trình quy định của
WTO. Việt Nam có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là các thị trường
Nhật Bản và Hàn Quốc. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn
từ các Hiệp định của Vòng Uruguay vì theo quy định của WTO, hàng xuất khẩu dưới
dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không
phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế, sẽ rất
có lợi từ quy định này.


Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được
cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ
tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn,
nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Thứ ba, Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có
quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt
Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp
cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn
cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ
này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm.
Thứ tư, Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống
ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật
của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO
sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và


đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường.
Thứ năm, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ
mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công
nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản
xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc
chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những
năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động

tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các
nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất,
tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng…
Sáu là, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời
tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa
thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng
thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt
Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn
trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…
Bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam đồng thời cũng phải đương đầu với các thách
thức sau khi gia nhập WTO. Bởi lẽ, so với thế giới, Việt Nam còn là một trong những
nước nghèo với mức GDP đạt 372 USD/người/năm, hệ thống chính sách kinh tế-xã
hội đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản
lý… có sự chênh lệch lớn so với các nước phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải thực thi đầy đủ các cam kết của mình, đặc biệt là
các cam kết trong một số lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đảm
bảo thương mại công bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch
động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại…, nên việc thực thi sẽ rất khó khăn.
Điều này không chỉ yêu cầu Việt Nam phải thông qua các luật lệ, quy định phù hợp
với WTO và nền kinh tế thị trường, mà còn đòi hỏi tình hình thực tiễn phải đáp ứng
được các yêu cầu của WTO. Cụ thể, Việt Nam phải nâng cao đáng kể năng lực cho
các cơ quan có liên quan cũng như thay đổi cơ bản về quản lý và tổ chức, đầu tư
đáng kể cho nguồn nhân lực, hợp lý hóa công tác tổ chức thương mại và phân bổ
ngân sách. Nếu không, sẽ phát sinh hai vấn đề: Thứ nhất, Việt Nam không thể thực
hiện các nghĩa vụ WTO của mình và thứ hai là Việt Nam không thể tận dụng được hết
các cơ hội khi gia nhập WTO, từ đó sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng,
có thể gây tổn hại cho nền kinh tế.
Để sớm đạt mục tiêu gia nhập WTO nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa, doanh
nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút vốn và công nghệ, đòi hỏi có sự phối
hợp chặt chẽ đồng bộ của tất cả các bộ, các ngành từ khâu chuẩn bị đàm phán và

đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với các cam kết quốc tế, đến sự chuẩn bị cho
nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thách thức, sự vươn lên vượt bậc của các
doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tranh thủ thái độ thiện chí của các
nước thành viên WTO để đưa ra những yêu cầu hợp lý phù hợp với điều kiện Việt
Nam.




×