Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Dạy học đại lượng vật lí chương từ trường vật lý 11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học (LV01118)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 137 trang )

Bé GI¸ O Dô C Vµ §µ O T¹ O
TR¦ê NG §¹ I Hä C S¦ PH¹ M Hµ Né I 2

VƯƠNG THỊ THANH HƯƠNG

DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ CHƯƠNG
“TỪ TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 HỆ BỔ TÚC VĂN HÓA
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hµ n é i , 2013


Bé GI¸ O Dô C Vµ §µ O T¹ O
TR¦ê NG §¹ I Hä C S¦ PH¹ M Hµ Né I 2

VƯƠNG THỊ THANH HƯƠNG

DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ CHƯƠNG
“TỪ TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 HỆ BỔ TÚC VĂN HÓA
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VIỆT

Hµ n é i , 2013




LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học và khoa Vật lí Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở GD - ĐT Hà Nội, Ban Giám đốc
Trung tâm GDTX Sóc Sơn và Trung tâm GDTX Mê Linh, cùng các đồng chí
giáo viên Vật lí của hai Trung tâm đã cộng tác, tạo điều kiện cho việc học
tập, nghiên cứu và TNSP.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn
- PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Việt – người đã tận tình hướng dẫn trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp Cao học Lí luận và phương pháp dạy học Bộ
môn Vật lí khóa 15 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Vương Thị Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề

tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Vương Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Giả thuyết khoa học................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về.................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận........................................................... 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................... 5
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 5
6.4. Phương pháp thống kê toán học ........................................................... 5
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 6
8. Cấu trúc của đề tài ................................................................................... 6
NỘI DUNG ................................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐẠI
LƯỢNG VẬT LÍ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 7
1.1. Đại lượng vật lí....................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm về đại lượng vật lí .............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của đại lượng vật lí ............................................................. 8
1.1.3. Các giai đoạn điển hình của quá trình dạy học đại lượng
vật lí ............................................................................................................... 9
1.2. Phương tiện dạy học ............................................................................. 12


1.2.1. Khái niệm về phương tiện dạy học phương tiện dạy học ................ 12
1.2.2. Phân loại các ..................................................................................... 12
1.2.3. Vai trò, chức năng của PTDH trong DH Vật lí ................................ 13
1.3. Mục tiêu dạy học môn Vật lí hệ BTVH ............................................... 15
1.3.1. Mục tiêu dạy học môn Vật lí hệ BTVH cấp THPT .......................... 15
1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Vật lí hệ BTVH theo chuẩn kiến thức kĩ năng16
1.4. Tính tích cực của học sinh.................................................................... 17
1.4.1. Khái niệm về tính tích cực ............................................................... 17
1.4.2. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức .................................. 18
1.4.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS .................. 20
1.5. Chất lượng kiến thức .......................................................................... 22
1.5.1. Kiến thức vật lí .................................................................................. 22
1.5.2. Các dấu hiệu về chất lượng kiến thức vật lí ..................................... 23
1.5.3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kiến thức ........................ 23
1.6. Điều tra thực trạng dạy và học về các đại lượng vật lí ở Trung tâm GDTX
..................................................................................................................... 24
1.6.1. Đặc điểm của học sinh ở Trung tâm GDTX ..................................... 24
1.6.2. Điều tra thực trạng dạy và học về các đại lượng vật lí ở một số trung
tâm GDTX ................................................................................................... 24
1.6.3. Giải pháp sử dụng PTDH nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của
học sinh hệ BTVH ....................................................................................... 28
Chương 2: ĐỀ XUẤT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG
VẬT LÍ CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 HỆ BTVH VỚI SỰ HỖ

TRỢ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .................................................... 30
2.1. Đề xuất tiến trình dạy học đại lượng vật lí với sự hỗ trợ của phương tiện
dạy học ........................................................................................................ 30


2.2. Đề xuất tiến trình dạy học một số đại lượng vật lí chương “Từ trường”Vật lí 11 hệ BTVH với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học ....................... 36
2.2.1. Đặc điểm chung của chương "Từ trường"-Vật lí 11 ......................... 36
2.2.2. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS hệ BTVH cần đạt được
khi học chương "Từ trường" ....................................................................... 38
2.2.3. Chế tạo bộ thí nghiệm từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện ........ 40
2.2.4. Đề xuất tiến trình dạy học một số đại lượng vật lí chương “Từ trường”Vật lí 11 hệ BTVH với sự hỗ trợ của PTDH .............................................. 41
2.2.5. Xây dựng tiến trình dạy học bài: “Từ trường của dòng điện chạy trong
các dây dẫn có hình dạng đặc biệt” ............................................................. 52
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 67
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.................................................................. 67
3.2. Đối tượng thực nghiệm......................................................................... 67
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................................ 67
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm .............................................................. 68
3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................. 68
3.5.1. Phân tích diễn biến giờ học thực nghiệm theo tiến trình dạy học .... 68
3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................ 72
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTVH

Bổ túc văn hóa


DH

Dạy học

ĐC

Đối chứng

ĐT

Đào tạo

GD

Giáo dục

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KT


Kiểm tra

NXB

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

PTDH

Phương tiện dạy học

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thí nghiệm

TNg

Thực nghiệm


TNSP

Thực nghiệm sư phạm

TTC

Tính tích cực

TTCNT

Tính tích cực nhận thức


DANH MỤC BẢNG – HÌNH ẢNH
1. Bảng:
Bảng 1.1: Bảng điều tra về tâm lí của HS với việc sử dụng PTDH trong giờ
học Vật lí.
Bảng 3.1: Bảng kết quả điểm kiểm tra kiến thức lớp TNg sau khi học 7 tháng
Bảng 3.2: Bảng kết quả điểm kiểm tra kiến thức ngay sau khi học
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất điểm Xi ngay sau khi học
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích ngay sau khi học
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số thống kê ngay sau khi học
2. Hình ảnh:
Hình 2.1. HS đang chế tạo bộ TN về từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện
Hình 2.2. Bộ TN về từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện đã được HS chế
tạo
Hình 2.3. TN về từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện chạy trong các dây
dẫn có hình dạng đặc biệt
Hình 2.4. Từ phổ của từ trường của dòng điện thẳng

Hình 2.5. Mô phỏng qui tắc nắm tay phải
Hình 2.6. Từ phổ của từ trường của khung dây tròn
Hình 2.7. Từ phổ của từ trường của dòng điện chạy trong ống dây
Hình 3.1. Nhóm 1: Làm TN tìm hiểu từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện
chạy trong dây dẫn thẳng
Hình 3.2. Nhóm 2: Làm TN tìm hiểu từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện
chạy trong khung dây dẫn tròn
Hình 3.3. Nhóm 3: Làm TN tìm hiểu từ phổ của từ trường tạo bởi dòng điện
chạy trong ống dây
Hình 3.4. Các nhóm tổng hợp kết quả về từ phổ của từ trường tạo bởi dòng
điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Mục tiêu giáo dục cấp THPT
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến trình dạy học đại lượng vật lí với sự hỗ trợ của PTDH
nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cấu trúc logic nội dung kiến thức chương “Từ trường”
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm
Đồ thị 3.1: Đồ thị phân phối tần xuất của hai nhóm
Đồ thị 3.2: Đồ thị phân phối tần xuất lũy tích của hai nhóm


1

M U
1. Lý do chn ti
Th gii hin nay ang bc vo th k XXI, l th k ca nn kinh t
tri thc, tc thay i nhanh chúng ca cụng ngh ũi hi ngi lao ng
phi hc tp liờn tc v tri thc phi c cp nht trong sut cuc i lao

ng ca h, hc thng xuyờn, hc sut i nu h mun cú vic lm. Tớnh
linh hot, nng ng, t ch, kh nng thớch ng v kh nng sỏng to s
c coi l sn phm tt nht v cn thit nht i vi ngi lao ng trong
nn kinh t tri thc. ng trc nhng thỏch thc ú, ũi hi Giỏo dc - o
to nc ta phi i mi mnh m, ton din v ng b khc phc li
truyn th mt chiu, rốn luyn np t duy sỏng to ca ngi hc: o to
nhng con ngi thớch ng vi nn kinh t th trng cnh tranh v hp tỏc,
cú nng lc gii quyt cỏc vn thng gp[ 7 ].
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Ban chấp hành Trung -ơng Đảng
đã khẳng định Phỏt trin giỏo dc v o to cựng vi phỏt trin khoa hc
v cụng ngh l quc sỏch hng u; u t cho giỏo dc v o to l u
t phỏt trin. i mi cn bn v ton din giỏo dc v o to theo nhu cu
phỏt trin ca xó hi. i mi mnh m ni dung, chng trỡnh, phng phỏp
dy v hc tt c cỏc cp, bc hc. [14]
Quỏn trit tinh thn i mi núi trờn, vic nghiờn cu cỏc bin phỏp dy
hc tớch cc, tỡm ra bin phỏp phự hp vi hon cnh, i tng hc sinh
nõng cao cht lng dy hc l vn cp thit i vi giỏo viờn núi chung
v nhng nh nghiờn cu giỏo dc núi riờng.
Trong chng trỡnh giỏo dc ph thụng, vic dy hc mụn Vt lớ gúp
mt phn quan trng trong vic thc hin cỏc nhim v nờu trờn. Trong h
thng kin thc Vt lớ ca chng trỡnh ph thụng, thỡ cỏc i lng vt lớ l
mt trong nhng kin thc trng tõm, c bn. Mt khỏc, phng tin dy hc


2
là công cụ giúp người thầy giáo hoàn thiện quá trình dạy học. Việc đưa các
phương tiện vào quá trình dạy học là một phương pháp rất quan trọng để nâng
cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Chương “Từ trường” là một chương quan trọng trong chương trình Vật lí
11 hệ bổ túc văn hóa, học sinh cần được trang bị đầy đủ kiến thức chương này

để làm nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức về dòng điện xoay chiều và điện
từ trường của Vật lí lớp 12.
Học sinh hệ bổ túc văn hóa gồm các em không thi được vào các trường
trung học phổ thông, trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của các em học
hệ bổ túc văn hóa còn yếu, nên các em thường gặp khó khăn khi học, đặc biệt
là các đại lượng vật lí, nó khá phong phú và trừu tượng, đa dạng nên đa số
gây cho học sinh sự lúng túng. Do đó, giáo viên nên nghiên cứu để biết cách
tổ chức hoạt động dạy học đại lượng vật lí với sự hỗ trợ của các phương tiện
dạy học, nhằm giúp học sinh nắm được bản chất của các đại lượng vật lí có
hiệu quả nhất, từ đó đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lí, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và góp phần nâng cao
chất lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa.
Trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển và đổi mới của giáo dục,
vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tổ chức hoạt động dạy
học đã và đang được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu như: Phạm Hữu
Tòng, Thái Duy Tuyên, Đỗ Hương Trà … [25] [27] [30]
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có một số công trình như:
- Nguyễn Quang Ánh, Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy
học khi dạy các kiến thức về sóng âm (Vật lí 12-Nâng cao) nhằm nâng cao
chất lượng kiến thức của học sinh miền núi, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
Đại học Thái Nguyên ( 2011). Đề tài tập trung vào nghiên cứu về phối hợp


3
các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng kiến thức
cho học sinh miền núi.
- Vũ Phong Phú, Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi
dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát huy
tính tích cực, sáng tạo của học sinh, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại
học Thái Nguyên (2012). Đề tài tập trung nghiên cứu về phối hợp các phương

pháp và phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh.
- Nguyễn Thị Minh Phương, Tổ chức hoạt động dạy học hình thành khái
niệm Vật lí cho học sinh chương “Động học chất điểm” Vật lí 10 nâng cao,
luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Huế (2011). Đề tài tập trung
nghiên cứu về tổ chức hoạt động dạy học hình thành khái niệm vật lí nhằm
tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Như vậy có thể nói, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về
dạy học đại lượng vật lí chương “ Từ trường ”- Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa
với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học
đại lượng vật lí chương “ Từ trường”- Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ
trợ của phương tiện dạy học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất tiến trình dạy học đại lượng vật lí chương “ Từ trường”- Vật lí
11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học đáp ứng mục tiêu
dạy học môn vật lí, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất
lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


4
Hoạt động dạy học đại lượng vật lí với sự hỗ trợ của phương tiện dạy
học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức: Chương “Từ trường” - Vật lí 11 hệ bổ túc văn
hóa.
- Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm GDTX Sóc Sơn và Trung tâm GDTX
Mê Linh, thành phố Hà Nội.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học đại lượng vật lí
chương “Từ trường” - Vật lí lớp 11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ trợ của
phương tiện dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lí, thì có thể góp phần
phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ
túc văn hóa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về
5.1.1. Đại lượng vật lí
5.1.2. Phương tiện dạy học
5.1.3. Mục tiêu dạy học môn Vật lí
5.1.4. Tính tích cực của học sinh
5.1.5. Chất lượng kiến thức của học sinh
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về việc tổ chức hoạt động dạy học đại lượng
vật lí chương “ Từ trường” - Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa tại một số Trung tâm
GDTX trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất tiến trình dạy học đại lượng vật lí với sự hỗ trợ của phương tiện
dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học môn Vật lí, nhằm góp phần phát huy tính
tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa.


5
5.4. Nghiên cứu nội dung chương trình và xây dựng cấu trúc lôgic nội dung
chương “ Từ trường”- Vật lí 11.
5.5. Đề xuất tiến trình dạy học một số đại lượng vật lí chương “ Từ trường” Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học đáp ứng
mục tiêu dạy học môn Vật lí, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng
cao chất lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa.
5.6. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài
đã đặt ra.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục.
- Nghiên cứu các tài liệu và các cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn dạy học một số đại lượng vật lí chương “ Từ
trường” - Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
đáp ứng mục tiêu dạy học môn vật lí, nhằm góp phần phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa ở Trung tâm
GDTX Sóc Sơn và Trung tâm GDTX Mê Linh, thành phố Hà Nội, thông qua
hình thức phiếu điều tra đối với giáo viên và học sinh.
- Phỏng vấn, trao đổi đối với giáo viên và học sinh…
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức dạy học một số đại lượng vật lí chương “Từ trường”- Vật lí
11 hệ bổ túc văn hóa theo các tiến trình mà đề tài đã đề xuất tại Trung tâm
GDTX Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được
từ kết quả TNSP.


6
7. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động dạy học
đại lượng Vật lí với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học đáp ứng mục tiêu dạy
học môn Vật lí, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng
kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa.
- Đề xuất được tiến trình dạy học một số đại lượng vật lí chương “Từ
trường”- Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
đáp ứng mục tiêu dạy học môn Vật lí, nhằm góp phần phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh hệ bổ túc văn hóa.

- Có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí ở Trung tâm GDTX
và sinh viên các trường sư phạm.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học
đại lượng Vật lí với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học một số đại lượng vật lí chương
“Từ trường”- Vật lí 11 hệ bổ túc văn hóa với sợ hỗ trợ của phương tiện
dạy học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


7
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.1. Đại lượng vật lí
1.1.1. Khái niệm về đại lượng vật lí
Trong các khái niệm vật lí được hình thành trong quá trình dạy học Vật lí
ở trường phổ thông, đại lượng vật lí là một trong những khái niệm mà HS
thường khó tiếp thu. Vì khái niệm về đại lượng vật lí đa số là những khái
niệm trừu tượng, các đại lượng thường đặc trưng cho các hiện tượng vật lí,
trong các định luật vật lí, các công thức vật lí phản ánh những mối liên hệ
khách quan hoặc logic giữa các đại lượng tương ứng.
Theo Phạm Hữu Tòng: “Đại lượng vật lí là những khái niệm vật lí được
đặc trưng bởi sự thống nhất của những dấu hiệu định tính và định lượng,
trong đó những dấu hiệu định lượng nổi lên hàng đầu (tuy nhiên điều đó
không có nghĩa là trong dạy học có thể coi nhẹ những dấu hiệu định tính).

Khái niệm về một đại lượng vật lí là kết quả phản ánh mối liên hệ giữa hai
mặt định tính và định lượng của một tính chất vật lí xác định. Một đại lượng
vật lí biểu thị số đo định lượng một tính chất vật lí nào đó của sự vật hiện
tượng”[24].
Một số từ điển, một số sách giáo khoa và một số sách giáo dục học bộ
môn đã định nghĩa đại lượng như sau: “Đại lượng là tính chất có thể thay đổi
một cách định lượng (tăng lên hay giảm đi), có thể đo được”[27].
Như vậy, phải hiểu trước hết “đại lượng” là tên gọi, là từ dùng để chỉ một
thuộc tính khách quan của một số hiện tượng, sự vật. Chúng được đặc trưng
và định nghĩa thông qua một quá trình đó. Ở đây, đối tượng của tư duy là
những thuộc tính vật lí có thể đo được.


8
Theo Thái Duy Tuyên:“Đại lượng vật lí là những đại lượng đặc trưng
cho thuộc tính vật lí về mặt định lượng cũng như mặt định tính” [ 27 ].
Tóm lại, đại lượng vật lí là kết quả phản ánh mối liên hệ giữa hai mặt
định tính và định lượng của một tính chất vật lí xác định, được đặc trưng và
định nghĩa thông qua một quá trình đo.
Khái niệm về các đại lượng vật lí là một bộ phận rất quan trọng của các
khái niệm vật lí. Chúng phản ánh những bước tiến căn bản của con người khi
chuyển từ sự hiểu biết đặc trưng định tính của sự vật, hiện tượng sang việc
xác định được đặc trưng định lượng của sự vật, hiện tượng.
1.1.2. Đặc điểm của đại lượng vật lí
Mỗi đại lượng vật lí đều có hai đặc điểm: Đặc điểm định tính biểu thị
một tính chất vật lí nào đó của sự vật, hiện tượng; Đặc điểm định lượng cho
biết cách đo cường độ lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu của tính chất vật lí đó.
Khái niệm về một đại lượng vật lí là kết quả phản ánh mối liên hệ giữa
hai mặt định tính và định lượng của một tính chất vật lí xác định. Một đại
lượng vật lí biểu thị số đo định lượng một tính chất vật lí nào đó của sự vật,

hiện tượng.
Các đại lượng vật lí có thể là đại lượng vô hướng (thí dụ: khối lượng,
công, năng lượng…) hoặc đại lượng vectơ (thí dụ: vận tốc, gia tốc, lực, động
lượng…).
Trị số của một đại lượng vật lí cụ thể được xác định theo đơn vị đo của
đại lượng đó. Đối với các đại lượng vật lí cơ bản (thí dụ khối lượng, chiều
dài…), đơn vị đo là một mẫu cụ thể được xác định theo quy ước. Còn đối với
các đại lượng vật lí dẫn xuất (thí dụ vận tốc, gia tốc, lực...) thì đơn vị đo được
xác định tuỳ thuộc vào mối liên hệ của đại lượng đó với các đại lượng vật lí
cơ bản đã chọn. Một trong những yêu cầu của việc dạy học kiến thức vật lí là
phải đảm bảo cho học sinh nắm vững được đơn vị đo của đại lượng vật lí đó.


9
Ngoài ra, còn phân biệt các đại lượng có thứ nguyên (thí dụ: vận tốc, động
lượng…) và các đại lượng không có thứ nguyên (thí dụ: hệ số ma sát, hằng số
điện môi…).
Một đại lượng vật lí bao giờ cũng có mối liên hệ nào đó với các đại
lượng khác được biểu diễn bằng một công thức toán học cụ thể. Nói cách
khác, công thức toán - vật lí biểu thị mối liên hệ đa phương của một đại lượng
vật lí. Mặt khác, một đại lượng vật lí lại có thể có mặt trong nhiều mối liên hệ
khác nhau đối với các đại lượng vật lí khác, nghĩa là có thể có nhiều công
thức khác nhau cùng chứa một đại lượng vật lí nhất định.Vì vậy, muốn học
sinh hiểu sâu sắc và vận dụng được kiến thức về các đại lượng vật lí thì trong
quá trình dạy học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hệ thống hoá kiến thức
và vận dụng kiến thức để nắm được đầy đủ các mối liên hệ có liên quan đến
từng đại lượng vật lí đã học.
1.1.3. Các giai đoạn điển hình của quá trình dạy học đại lượng vật lí
Thái Duy Tuyên đã đưa ra các giai đoạn dạy học đại lượng vật lí như
sau: [27]

1.Đặt vấn đề và tổ chức quan sát phát hiện các đặc điểm định tính của đại
lượng vật lí.
2. Chỉ ra đặc điểm định lượng của đại lượng vật lí.
3. Định nghĩa khái niệm về đại lượng vật lí.
4. Xác định đơn vị đo đại lượng vật lí.
5. Củng cố, vận dụng khái niệm đại lượng vật lí vào thực tiễn.
Nội dung cụ thể từng giai đoạn:
Giai đoạn 1: Có nhiệm vụ là tổ chức quan sát hay tái hiện những điều đã
quan sát. Trước hết giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy hoàn cảnh xuất hiện
của đại lượng vật lí, sự cần thiết tìm ra dấu hiệu mới để nghiên cứu mặt nào
đó của vật thể hay hiện tượng. Cụ thể là bằng việc phân tích các đối tượng, sự


10
kiện Vật lí, tổ chức quan sát, nghiên cứu các hiện tượng và thí nghiệm Vật
lí… tạo ra cơ sở để nhận biết dấu hiệu cần thiết đưa vào khái niệm mới. Đồng
thời vạch rõ nội hàm của đại lượng vật lí, vạch ra mối liên hệ của nó với khái
niệm đã biết hoặc với đối tượng khác cùng nghiên cứu. Ở giai đoạn này cần
cho học sinh nhận thức được logic của việc hình thành đại lượng vật lí, có
thói quen phân tích, so sánh để thấy sự thể hiện của nội dung đại lượng vật lí
trong những hiện tượng vật lí cụ thể, thấy rõ được ý nghĩa của đại lượng vật
lí. Vì thế, có thể coi đây là bước đặt vấn đề và vạch rõ đặc điểm định tính của
đại lượng vật lí.
Giai đoạn 2: Sau khi đã tổ chức tốt việc quan sát và thu thập tài liệu
quan sát, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác tư duy suy luận,
phán đoán để tìm ra đặc điểm định lượng của đại lượng vật lí.
Khái niệm về đại lượng vật lí thường được biểu diễn bằng biểu thức
Toán học và về nguyên tắc có thể đo hoặc xác định được. Do đó, giáo viên
cần nêu rõ tính chất chặt chẽ của đại lượng vật lí, cho học sinh thấy rằng:
Nắm vững khái niệm là phải quán triệt cả ý nghĩa Vật lí lẫn cách xác định

định lượng. Việc xác lập mối quan hệ định lượng giữa khái niệm mới và các
khái niệm đã biết dựa trên sự phân tích logic, sự khái quát các kết quả quan
sát, các số liệu thí nghiệm… Đôi khi phải dùng các phép biến đổi Toán học và
suy diễn lý thuyết. Có trường hợp ngay trong lúc đặt vấn đề và nêu các đặc
điểm định tính, ta cũng đồng thời cho các em thấy ngay mối quan hệ định
lượng của khái niệm. Như vậy quá trình nêu rõ đặc điểm định lượng của khái
niệm chính là tách các dấu hiệu thuộc tính chung và bản chất của sự vật hay
hiện tượng đang nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Định nghĩa khái niệm đại lượng vật lí là quá trình làm rõ
các thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng.
Giáo viên cần phân tích và giải thích rõ các thuật ngữ, cho học sinh phân tích,


11
nhận xét và phát biểu định nghĩa bằng lời. Đồng thời chỉ rõ tính chất logic
chặt chẽ trong nội dung định nghĩa qua biểu thức Toán học.
Giai đoạn 4: Trong Vật lí, có hai loại đơn vị : Đơn vị cơ bản và đơn vị
dẫn xuất. Đơn vị cơ bản có thể tuỳ ý chọn, không phụ thuộc vào đơn vị đo các
đại lượng khác (ví dụ: đơn vị đo độ dài, thời gian, khối lượng trong cơ
học…). Các đơn vị dẫn xuất đều được xác định dựa trên công thức định nghĩa
của đại lượng đó. Ví dụ: Đơn vị đo một đại lượng là một trường hợp riêng, cụ
thể của đại lượng đó. Ví dụ: Đơn vị đo chiều dài chỉ có thể là chiều dài của
vật mẫu (thước mét mẫu…), đơn vị đo công suất là công suất của một máy
làm mẫu. Trong khi định nghĩa đơn vị ta phải xác định rõ vật làm mẫu đó.
Thông qua việc định nghĩa đơn vị, giáo viên làm rõ cho học sinh cách đo một
đại lượng vật lí là so sánh nó với một đại lượng cùng loại đã được chọn làm
mẫu, do đó có tác dụng củng cố khái niệm về đại lượng này, làm cho học sinh
hiểu được ý nghĩa tên đơn vị đo. Ví dụ: Định nghĩa đơn vị gia tốc, “Đơn vị
gia tốc là gia tốc của một chuyển động, trong đó vận tốc của một vật biến
thiên được một lượng bằng một đơn vị vận tốc trong một đơn vị thời gian”.

Giai đoạn 5: Thông qua phân tích các ví dụ, bài toán thực tế, các sự
kiện và hiện tượng vật lí liên quan đến sự vật, hiện tượng vừa nghiên cứu cần
làm sáng tỏ ý nghĩa, nội hàm và dung lượng của khái niệm, giúp học sinh thu
nhận được những khía cạnh mới chưa đề cập đầy đủ trong bài giảng, mở rộng
hiểu biết về khái niệm.
Quá trình vận dụng khái niệm đại lượng vật lí vào thực tế đòi hỏi học
sinh phải suy nghĩ, ôn luyện, tự lực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, từ đó hình
thành trong họ kĩ năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực hành, củng cố
kiến thức và phát triển trí lực ở họ.


12
1.2. Phương tiện dạy học
1.2.1. Khái niệm về phương tiện dạy học
Theo Thái Duy Tuyên, “Phương tiện dạy học là những công cụ mà thầy
giáo và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích
dạy học”[27].
Theo Nguyễn Ngọc Bảo, “Phương tiện dạy học là tập hợp những đối
tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ
chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh đó là
phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà
giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học ” [2].
Như vậy, PTDH là những công cụ, hoặc đối tượng vật chất do giáo viên
và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết
nhằm đạt được mục đích dạy học.
1.2.2. Phân loại các phương tiện dạy học
Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến và Phạm Thị Mai đã phân loại
các PTDH như sau: [16]
1.2.2.1. Các phương tiện dạy học truyền thống
Trong DH vật lí các PTDH sau thường được xem là PTDH truyền thống:

- Các vật thật trong đời sống và kĩ thuật.
- Các thiết bị TN dùng để tiến hành các TN của GV và các TN của HS.
- Các mô hình vật chất.
- Bảng.
- Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn.
- Các tài liệu: SGK, sách bài tập, sách hướng dẫn TN và các tài liệu tham
khảo khác.
1.2.2.2.Các phương tiện dạy học hiện đại


13
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các PTDH cũng đã được
hiện đại hoá để nâng cao hiệu quả và chất lượng DH, hỗ trợ lao động DH của
người GV. Trong thực tế DH Vật lí hiện nay có các PTDH nghe - nhìn sau
đang được sử dụng tương đối rộng rãi.
- Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên
truyền hình, phim video.
- Các phần mềm máy vi tính mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá
trình vật lí, hoặc giúp HS luyện tập làm bài tập. Trong khi giải quyết các vấn
đề học tập trên máy vi tính, tiến hành các TN với các thiết bị TN hiện đại, khi
!ó máy vi tính như là máy đo, xử lí các kết quả TN.
- Các thiết bị nghe nhìn thường được trang bị là: Đèn chiếu, máy chiếu
phim, máy thu hình, máy sang và phát băng hình, máy chiếu đa năng, máy vi
tính. Lượng thông tin chứa đựng trong các PTDH này được khai thác thông
qua bộ phận phân tích quang học và (hoặc) âm thanh. Chúng tác động đến học
sinh qua hình ảnh (ảnh đứng yên hoặc chuyển động, sơ đồ, ký hiệu, chữ
viết…) và qua âm thanh (tiếng nói, nhạc điệu, tiếng động).
Sự liệt kê trên cho thấy: Các PTDH có thể sử dụng trong DH Vật lí là rất
đa dạng và phong phú. Trong đó các thiết bị TN dùng cho TN của GV và TN
của HS có vai trò quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được, vì nó thể hiện

đặc thù của Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Vai trò của chúng
không hề giảm sút, mặc dù các PTDH nghe - nhìn ngày càng được sử dụng
rộng rãi.
1.2.3. Vai trò, chức năng của PTDH trong DH Vật lí
1.2.3.1. Vai trò của PTDH
Trên cơ sở phân tích trên, ta thấy rằng PTDH có ý nghĩa to lớn với quá
trình DH. Cụ thể:


14
- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc và nhớ bài lâu hơn. PTDH tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu các thuộc tính bề ngoài của đối
tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. PTDH giúp cụ thể
hoá những cái quá trừu tượng, đơn giản hoá những máy móc và thiết bị quá
phức tạp.
- PTDH giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập
bộ môn, nâng cao lòng tin của người học và khoa học.
- PTDH còn giúp cho người học phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt
là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp hiện tượng, rút ra những kết
luận có độ tin cậy...)
- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết dạy. Giúp GV
điều khiển được hoạt động nhận thức của người học, KT và đánh giá kết quả
học tập của người học được thuận lợi và hiệu suất cao. Nói tóm lại, PTDH
góp phần nâng cao hiệu suất lao động sư phạm của thầy và trò.
1.2.3.2. Chức năng của PTDH
- Sử dụng PTDH để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức
của HS, đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu.
- Sử dụng PTDH để hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
- PTDH có thể được sử dụng để củng cố kiến thức, kĩ năng của HS (ôn
tập, khắc sâu, mở rộng, hệ thống hoá).

- Sử dụng PTDH để KT kiến thức, kĩ năng mà HS đã thu được.
- PTDH góp phần phát triển năng lực nhận thức của HS.
- Việc sử dụng PTDH đem lại hiệu quả xúc cảm, thẩm mỹ cho HS do
những đặc tính bên ngoài (hình dạng, màu sắc), cách bố trí, do hình ảnh, các
hiện tượng quan sát được trái với quan niệm của HS hoặc không được nhìn
thấy hàng ngày.


15
- Hiệu quả của việc điều khiển quá trình nhận thức của HS sẽ được nâng
cao nếu các PTDH được thiết kế, chế tạo và được GV nghiên cứu sử dụng
một cách hợp lí.
- PTDH góp phần thực hiện một trong các nhiệm vụ DH Vật lí là phát
triển tối ưu nhân cách của từng HS, bản thân các PTDH cũng tạo ra hiệu quả
phân hoá HS phụ thuộc vào hứng thú và năng lực học tập của từng HS.
1.3. Mục tiêu dạy học môn Vật lí hệ BTVH
1.3.1. Mục tiêu dạy học môn Vật lí hệ BTVH cấp THPT
Mục tiêu giáo dục của môn học Vật lí cấp THPT hiện nay có thể diễn đạt
như sơ đồ 1.1. [30]

Mục tiêu giáo dục môn học Vật lí
cấp THPT

Nhận thức
- Kiến thức và
các trình độ
nắm vững kiến
thức.
- Phương pháp
nhận thức

trong vật lí
(phương pháp
thực nghiệm,
phương pháp
mô hình...).
- Thế giới
quan, nhận
thức luận khoa

Kĩ năng
- Các kĩ năng cần thiết
để giải quyết vấn đề
trong học tập và
nghiên cứu vật lí: Thu
thập, xử lý, lưu giữ,
truyền đạt thông tin từ
thí nghiệm, từ các
nguồn tài liệu học tập;
đề xuất giả thuyết,
phương án thí nghiệm,
giải quyết vấn đề; các
kĩ năng làm thí nghiệm
vật lí...
Phát triển tư duy khoa

Thái độ
Yêu thích
khoa học,
sẵn sàng
vận dụng

hiểu biết
vật lí vào
thực tiễn...
Tác
phong,
thái độ
làm việc
khoa
học...

Phát huy tính
tích cực, chủ
động, sáng tạo
của học sinh
trong
hoạt
động học tập
là yêu cầu việc
đổi
mới
PPDH, đồng
thời cũng là
mục tiêu mà
việc dạy học
hướng tới

Sơ đồ 1.1.Mục tiêu giáo dục của môn học Vật lí cấp THPT



×