Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tác phẩm của hồ chí minh trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01145)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.5 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

-------------------------------------

TRẦN THỊ TOAN

TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH

Chuyênngành: Giáodụchọc (bậcTiểuhọc)
M· sè: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớngdẫnkhoahọc: TS. NguyễnThịTuyết Minh

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minhngười đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các thầy, cơ giáo khoa Ngữ văn; khoa Giáo dục
Tiểu học; phịng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên trong
suốt thời gian qua, để tơi hồn thành q trình học tập của mình.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn


Trần Thị Toan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu này khơng trùng với một cơng trình có sẵn nào. Nếu sai,
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Người cam đoan

Trần Thị Toan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ . 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... . 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. . 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ . 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. . 4
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... . 5
7. Đóng góp của luận văn .............................................................................. . 5
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ . 5
Chương 1:HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC ......... 6
1.1. Tiểu sử, con người Hồ Chí Minh ............................................................. 6
1.2. Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh................................................. 12
12.1. Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. .............................. 12
1.2.2. Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh.............................................. 14
1.2.2.1 Văn chính luận của Hồ Chí Minh ....................................................... 14
1.2.2.2 Truyện và kí của Hồ Chí Minh ........................................................... 16

1.2.2.3 Thơ ca của Hồ Chí Minh ..................................................................... 17
1.3 Sáng tác cho thiếu nhi của Hồ Chí Minh ................................................. 20
Chương 2: ĐẶC SẮC NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM CỦA
HỒ CHÍ MINH TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU
HỌC................................................................................................................. 29
2.1. Khái niệm cơ bản ..................................................................................... 29
2.1.1. Văn học thiếu nhi và đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi. ............. 29
2.1.2 Thơ và đặc trưng cơ bản của thơ ............................................................ 31
2.1.3 Văn xuôi và đặc trưng của văn xi ..................................................... 33
2.2. Tác phẩm của Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học ................. 35


2.2.1. Thơ Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học .............................. 35
2.2.1.1. Đặc sắc nội dung tư tưởng ................................................................. 35
2.2.2. 2. Đặc sắc hình thức nghệ thuật ............................................................ 44
2.1.2. Văn xuôi ............................................................................................... 49
2.2.2.1. Đặc sắc nội dung tư tưởng ................................................................. 49
2.2.2. 2. Đặc sắc hình thức nghệ thuật ............................................................ 56
Chương 3: Ý NGHĨA GIÁO DỤC TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC .................................................................. 62
3.1. Cấu trúc tác phẩm Hồ Chí Minh trong SGK Tiếng Việt Tiểu học .......... 62
3.1.1. Thống kê................................................................................................ 62
3.1.2. Nhận xét ................................................................................................ 65
3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học ............................................ 67
3.2.1. Bồi dưỡng, giáo dục nhân cách ............................................................. 67
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực văn học. ................................................................ 78
3.3. Đề xuất và kiến nghị ................................................................................ 81
3.3.1. Đề xuất kiến nghị việc dạy ................................................................... 81
3.3.2 Đề xuất kiến nghị việc học ................................................. ................... 84
KẾT LUẬN ................................................................................. ................... 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................... ................... 87


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh khơng chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới mà cịn là nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Sinh thời, Bác Hồ dành nhiều tâm huyết để sáng tác thơ văn cho thiếu
nhi. Tác phẩm của Bác thể hiện tình cảm, sự quan tâm sâu sắc đối với thế hệ
măng non của đất nước. Sau 30 năm bôn ba nước ngồi tìm đường cứu
nước, năm 1941, trở về Tổ quốc, Người liền viết tác phẩm Kêu gọi thiếu nhi
với những lời thơ đầy cảm thương xa xót trước hiện thực đời sống của một
thế hệ thiếu nhi trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành giáo dục đã không
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa
Sức cịn yếu, tuổi cịn thơ
Mà đã khó nhọc cũng như người già
Có khi lìa mẹ, lìa cha
Để làm tơi tớ người ta bên ngồi.
(Trẻ em)
Từ đó về sau, dù công việc cách mạng vô cùng bận rộn, nhưng mỗi dịp
khai giảng năm học mới, dịp tết thiếu nhi 1 tháng 6, hay rằm trung thu… Bác
đều làm thơ hoặc viết thư cho các em. Đấy là món quà đặc biệt Bác dành tặng
trẻ em và các em cũng vô cùng háo hức đón nhận. Món quà - những sáng tác

thơ văn của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giáo dục, bồi dưỡng toàn diện
nhân cách thế hệ thiếu nhi trong chế độ mới. Đó là lí do chúng tôi chọn


2

nghiên cứu đề tài: “Tác phẩm của Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng
Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh”.
2. Lịch sử vấn đề
Đến nay đã có rất nhiều chun luận, cơng trình, bài báo trong và ngoài
nước nghiên cứu về sự nghiệp và giá trị thơ văn của Hồ Chí Minh với quy mô
và mức độ khác nhau. Ở mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Bác, nhiều ý
kiến khẳng định: Bác là nhà thơ tâm huyết với trẻ em, luôn dành cho trẻ tình
cảm đặc biệt. Nhà thơ Cu - Ba Hayđê Xantan Maria đã cảm nhận chính xác và
sâu sắc: “vấn đề thiếu nhi chính là vấn đề Người chú ý nhất vì Người ln
quan tâm đến các cháu nhỏ”.Một bài xã luận trên tờ báo của Uruguayviết:
“Ơng có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vơ bờ bến. Ơng là
hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt”. Ghi nhận tình cảm của Bác đối với
trẻ em, Tiến sĩ Sử học- nhà báo E.V Cô-bê-lép viết: “Một trong những đặc
điểm nổi bật nhất trong tính cách của Chủ tịch Hồ ChíMinh là vơ cùng yêu
quý thiếu nhi. Người đã dành tất cả tấm lịng u thương của người ơng cho
hàng triệu trẻ em Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến là các cháu”. Nhà văn
Pháp, Roger Denux rất tinh tế khi nhận định về nghệ thuật trong các sáng tác
thơ của Hồ Chí Minh: “Thơ Người nói ít mà ý nhiều, là loại thơ có màu sắc
thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong
đường nét để cho người đọc tự thưởng nhận lấy cái phần ý ở ngoài lời”. Nhà
nghiên cứu Quách Mạt Nhược của Trung Quốc, sau khi đọc xong tập thơ
Nhật kí trong tù của Bác đã nhận xét “bài nào cũng tốt ra hết sức sinh động
hình ảnh của một nhà cách mạng lão thành, thanh thốt, tài trí, ung dung,
giản dị kiên cường, ấy là Hồ chí Minh. Thật là “Thi như kỳ nhân”, thơ như

người vậy. Có một số bài rất hay, nếu như đặt lẫn vào một tập thơ của các thi
nhân đời Đường, Tống thì khó phân biệt”…


3

Có thể thấy, các nhà nghiên cứu nước ngồi đều nhất quán đánh giá cao
về nội dung và nghệ thuật sáng tác của Hồ Chí Minh, đặc biệt là những sáng
tác viết cho thiếu nhi. Tác phẩm của Người giống như những viên ngọc quý,
nếu đặt dưới ánh nắng mặt trời thì phát ra thứ ánh sáng kì diệu.
Ở trong nước, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú cho rằng: “Hồ Chí
Minh có một hệ thống quan điểm văn chương trong đó có quan điểm về thơ
được phát biểu với một hình thức ngơn ngữ rất cơ đúc, lời ít mà ý nhiều, có
nội dung lớn lao, cơ bản, tiến bộ” [5,16]. Giáo sư Phan Cự Đệ nhận thấy: Thơ
Bác “giản dị mà hàm súc, nhiều ẩn dụ, nhiều tượng trưng, cấu tạo theo nhiều
tầng ý nghĩa, mở ra nhiều tư tưởng trong tâm tư người đọc”[6,626]. Giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Phong cách thơ văn của Hồ Chí Minh nổi
bật ở những nét cơ bản: “Ngắn gọn, trong sáng, giản dị; Linh hoạt, sáng tạo,
hoàn toàn làm chủ trong việc sử dụng các hình thức thể loại; Tư tưởng và
hình tượng ln vận động mạnh mẽ hướng về sự sống, ánh sáng và tương
lai”. Nhà nghiên cứu Hoài Thanh nhận thấy: Thơ Bác chứa chan lòng yêu
thương. “Bác thương nhất là các em thiếu nhi”. Nhiều câu thơ Bác viết về
cảnh ngộ các em phải sống trong lầm than cơ cực như đong “đầy nước mắt”:
“Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Để làm tơi tớ người ta bên ngồi”. Nhà nghiên cứu
Hồng Xn Nhị tìm hiểu tính dân tộc qua thơ văn Hồ Chủ tịch đã cảm nhận:
“Câu thơ của Người bình dị, hồn nhiên nhưng quả là hào hứng khi chúng ta
nghĩ rằng nó là cái mốc lịch sử phản ánh, đánh dấu khâu phát triển và cao
đẹp của dân tộc”[24,2]. Tác giả Nguyễn Văn Long nhận thấy: “nhiều bài thơ
của Hồ Chí Minh là những viên ngọc đa diện mà mỗi mặt của nó lại phát ra
những ánh sáng và màu sắc khác nhau nhiều vẻ nhưng tất cả hài hịa tạo vẻ

đẹp lung linh, biến hóa”…
Như vậy, các cơng trình ở trên chủ yếu nghiên cứu chung về sự nghiệp
thơ văn của Bác. Một số bài viết tìm hiểu về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi


4

của Người mới dừng lại ở những nhận xét, đánh giá khái qt. Cho đến nay,
vẫn chưa có một cơng trình khoa học chuyên biệt nào đi sâu nghiên cứu mảng
sáng tác dành cho thiếu nhi của Bác, đặc biệt là những tác phẩm của Người
được giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học. Tiếp thu gợi ý
của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn của chúng tơi đi sâu tìm hiểu:
“Tác phẩm của Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học và ý
nghĩa giáo dục đối với học sinh”với hy vọng, góp thêm một tiếng nói, tiếp tục
khẳng định giá trị to lớn trong di sản tinh thần của Người.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ vẻ đẹp độc đáo về nội
dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm thơ văn của Bác được giảng
dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. Từ đó, chỉ ra ý nghĩa giáo dục
to lớn đối với học sinh Tiểu học: giáo dục nhân cách, bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn và hướng đến giáo dục toàn diện con người. Đồng thời, bản thân tác
giả luận văn là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học, nên thơng qua
cơng trình nghiên cứu này muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng
dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi hướng đến nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những sáng tác viết cho thiếu nhi của Hồ Chí Minh, đặc
biệt là những sáng tác được giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu
học.
- Ứng dụng thiết thực đối với việc dạy học những tác phẩm thơ văn của

Bác trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm thơ văn của Hồ Chí
Minh trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.


5

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Tìm hiểu cuộc đời và sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, đặc biệt là
mảng sáng tác cho thiếu nhi của Người.
+ Làm rõ đặc sắc nội dung và nghệ thuật các sáng tác thơ văncủa Bác
trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.
+ Làm rõ ý nghĩa giáo dụccủa tác phẩm thơ văn Hồ Chí Minh đối với
học sinh Tiểu học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh loại hình.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình khoa học chun biệt đầu tiên nghiên cứu một
cách hệ thống tác phẩm của Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở
Tiểu học.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ ứng dụng thiết thực đối với việc
dạy học tác phẩm văn học nghệ thuật trong nhà trường Tiểu học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hồ Chí Minh - cuộc đời và sáng tác văn học

Chương 2: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật tác phẩm Hồ Chí Minh
trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.
Chương 3: Ý nghĩa giáo dục của tác phẩm thơ văn Hồ Chí Minh đối
với học sinh Tiểu học.


6

CHƢƠNG 1
HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC
1.1. Tiểu sử, con ngƣời Hồ Chí Minh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, trong
một gia đình nhà nho nghèo ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929), đỗ Phó bảng và sống thanh bạch
bằng nghề dạy học. Mẹ là Hoàng Thị Loan (1868 - 1900) làm ruộng và dệt
vải. Hồ Chí Minh có một người chị gái là Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954);
một người anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950). Cả chị và anh của
Bác đều tham gia phong trào cách mạng chống thực dân Pháp và bị tù đày rồi
qua đời.
Cũng như bao làng quê đất Việt, làng quê Nghệ An yên bình với lũy tre
bên những mái tranh; những cánh đồng lúa bát ngát; những điệu hát tình q
mộc mạc và giản dị. Nghệ An khơng chỉ là địa phương giàu truyền thống văn
hóa, văn học mà cịn là cái nơi cách mạng của truyền thống yêu nước chống
giặc ngoại xâm. Quê hương và gia đình đã góp phần quan trọng ni dưỡng
tâm hồn thơ văn và lịng u nước của Người.
Thuở nhỏ, Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Sinh Cung, rồi đổi tên là
Nguyễn Tất Thành . Khi cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, cả gia đình theo
cụ vào kinh thành Huế để sinh sống. Nguyễn Tất Thành học chữ Hán và chữ
Quốc ngữ ở trường Đông Ba. Nhưng sinh sống được một thời gian thì cụ
Nguyễn Sinh Sắc ra làm quan ở Thanh Hóa. Lúc này, bà Loan sinh một bé

trai, lại đau yếu, bệnh tật, Tất Thành vừa phải chăm sóc em, vừa phải chăm
sóc mẹ. Rồi mẹ mất (1901), Người phải bế em đi xin cháo, xin sữa và cuối
cùng người em cũng chết… Chính hồn cảnh gia đình như thế đã tạo cho Hồ
Chí Minh một trái tim giàu yêu thương, một tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Hơn


7

nữa, ngay từ ấu thơ, Người được gần gũi và tiếp xúc với các nhà nho yêu
nước; chứng kiến cảnh đất nước bị xâm lược, thực dân Pháp bóc lột, đàn áp
nhân dân đẫm máu… Tất cả đã tạo cho Bác một tấm lịng u nước thấm thía
và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân, giành độc lập tự do.
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào Phan Thiết dạy học một thời
gian ngắn ở trường Dục Thanh. Trong thời gian này, Người thường gặp gỡ
một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia cơng tác liên lạc bí mật. Người
khâm phục lòng yêu nước của các Nho sĩ: Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan
Bội Châu nhưng khơng hồn toàn tán thành cách làm của các bậc tiền bối.
Theo quan điểm của Người, cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực
hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương"; còn cụ Phan
Bội Châu hy vọng đế quốc Nhật giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm
chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Người thấy rõ cần
phải quyết định con đường đi của riêng mình.Khoảng tháng 2 năm 1911,
Người nghỉ dạy học và vào Sài Gịn tìm đường cứu nước. Tại đây, Người đi
bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống, đồng thời tìm hiểu đời sống
cơng nhân. Nguyễn Tất Thành đã được mở ra tầm nhìn rộng lớn, thôi thúc
ham muốn hiểu biết về thế giới phương Tây mới mẻ với những điều mà sách
vở thánh hiền chữ Hán chưa dạy bao giờ. Đô thị Sài Gòn với cuộc sống xa
hoa cùng những cảnh đời lam lũ khốn khổ của người dân lao động như càng
thôi thúc chàng thanh niên ra đi để “xem nước Pháp và nước khác họ làm thế
nào, để khi về sẽ giúp đồng bào mình”. Ngày mùng 5-6-1911, được nhận vào

làm phụ bếp trên tàu, Người bắt đầu cuộc tìm hiểu nền văn minh thế giới, tìm
con đường cứu nước. Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con
đường giải phóng dân tộc. Cuộc hành trình 30 năm ròng đi qua 28 quốc gia đã
làm nên sự nghiệp lớn của Người.


8

Từ 1912 đến 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu
Âu, Châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động. Người thơng
cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của nhân dân các dân tộc thuộc địa cũng
như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đồn kết nhân dân
các dân tộc giành tự do, độc lập. Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp
tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự
do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước
thuộc địa.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn
Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong
những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp“chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở
Pháp theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do bình đẳng
bác ái”. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định
con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của
chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Năm 1921,
cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc

sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, Hội ra báo “Người cùng
khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của Người đã được đưa vào
tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản năm 1925. Đây là một cơng
trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân


9

dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Ngay trong giai đoạn này,
Người đã lấy văn chương là thứ vũ khí để tấn cơng trực diện vào kẻ thù.
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc
trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng
Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước, trực tiếp mở
lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập
hợp in thành cuốn sách Đường kách mệnh - một văn kiện lý luận quan trọng
đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; ra báo Thanh niên, tờ báo
cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về
Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1930,
Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng
(Trung Quốc), thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn
tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ
Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.Ngày
28 tháng 1 năm 1941, Người trở về sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Bao nhiêu
thương nhớ đợi chờ, khi đặt chân qua biên giới Trung- Việt, Người vô cùng
xúc động. Điều này được nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc qua những vần thơ:
Bác về im lặng… con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ

(Theo chân Bác-Tố Hữu)
Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương Đảng; quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới;
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ
trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.Khi cuộc chiến tranh thế
giới chia thành hai chiến tuyến giữa phát xít và đồng minh, Người nhận thấy


10

vận mệnh của mỗi dân tộc phải gắn liền với thế giới; phải có sự liên minh
quốc tế mà trước mắt cần liên minh với người láng giềng - Trung Quốc để
chống Phát xít. Tháng 8 - 1942, lấy tên Hồ Chí Minh, Người trở lại Trung
Quốc hoạt động. Vừa qua biên giới, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam. Trong suốt 13 tháng bị giam cầm, trải qua trên 30 nhà giam, thuộc
13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Người đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán
ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật ký. Tháng 9
năm 1943, Người được trả tự do.
Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình
lịch sử, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam
độc lập. Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt
Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả
nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà
hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”. Dưới sự lãnh đạo của Người, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân
dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết
thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hồn
tồn miền Bắc. Nhưng miền Nam vẫn nằm trong ách đô hộ của Mỹ - Ngụy; và

năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh
phá miền Bắc; Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó
khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải
Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt
Nam quyết khơng sợ! Khơng có gì q hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.


11

Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp
tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều
kiện cả nước có chiến tranh. Ngày 2 - 9 - 1969, Người từ trần. Trước khi qua
đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử.
Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta
đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”.
Nói tóm lại, con người Hồ Chí Minh có những phẩm chất đáng q:
Ở Bác có một tấm lòng yêu nước rộng lớn và sâu sắc. Chính lịng u
nước ấy đã khiến Người tìm được con đường cứu nước đúng đắn; trở thành
một khát vọng cháy bỏng, một tình cảm mãnh liệt để Người có thể hy sinh
được tất cả quyền lợi riêng tư, cá nhân. Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng
yêu thương, nâng niu và trân trọng con người; yêu nhân dân; lòng nhân ái lớn
lao: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời các
nhà báo tháng 1-1946).
Ở Bác có một nhân cách văn hóa lớn. Đó là một trí tuệ tuyệt vời, một

nghị lực phi thường, một tầm hiểu biết sâu sắc khiến Bác có thể vững vàng
trong mọi tình thế ứng xử; có thể kết hợp được tinh hoa truyền thống với hiện
đại; dân tộc với nhân loại; Bác dường như tiên đốn được thời đại.
Ở Bác có một tố chất nghệ sĩ đặc biệt. Đó là một tâm hồn nhạy cảm, là
“Người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ”, luôn nâng niu mọi vẻ đẹp của cuộc
sống, rung cảm trước mọi biến thái tinh vi của tạo vật… Chính tố chất này
khiến cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, tự nó đã chuyển hóa thành cảm
xúc. Đây cũng là nền tảng làm nên sự nghiệp thơ văn của Người.


12

1.2. Sự nghiệp văn chƣơng của Hồ Chí Minh
1.2.1. Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh
Sinh thời Hồ Chí Minh khơng tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà là
nhà báo, nhà cách mạng chuyên nghiệp. Người chỉ nhậnlà một người yêu văn
nghệ, người bạn của văn nghệ. Suốt đời, Người chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là “nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Với
Người, “việc cấp bách hơn là phải cứu trên hai mươi triệu đồng bào hấp hối
trong vòng tử địa” (Đường cách mệnh). Ở Hồ Chí Minh, mục đích ấy trở
thành tình cảm, lẽ sống. Đó là cái gốc, là tiêu điểm quy tụ sự thống nhất của
cuộc đời vĩ đại, sự nghiệp sơi nổi, phong phú, trong đó có sự nghiệp văn
chương. Dù khơng có ý định lập thân bằng văn chương, song trong quá trình
hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh lại sớm nhận ra đây là thứ vũ khí đắc
dụng và Người đã đến với văn chương. Từ đó, Người nắm lấy, sử dụng vũ khí
này, khơng ngừng rèn rũa để nó phục vụ sự nghiệp đấu tranh cách mạng có
hiệu quả hơn. Hoạt động văn chương của Hồ Chí Minh kéo dài suốt hơn một
nửa thế kỉ. Nó được chi phối bởi một cảm hứng nghệ thuật lớn “Khơng có gì
q hơn độc lập tự do” và một hệ thống quan điểm nghệ thuật được thể hiện

chủ yếu trên 3 phương diện: quan niệm về bản chất văn học; về vai trò người
thưởng thức; về tính chân thực của văn học.
Trước hết,Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần
phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Nhà văn
phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một
mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân
dịp triển lãm hội họa- 1951). Theo Người, nhà văn phải góp phần vào cuộc
đấu tranh và phát triển xã hội:


13

Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
Chất “thép” ở đây là tinh thần chiến đấu, là xu hướng cách mạng và
tiến bộ về tư tưởng; là bản lĩnh kiên cường của người cộng sản. Hai câu thơ
của Người phản ánh ý chí của văn nghệ sĩ - chiến sĩ trong cuộc đấu tranh giữa
văn minh và tàn bạo; giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Người kêu gọi: "Dân tộc
bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải tham gia
cách mạng” (Hồ Chí Minh, Văn hố nghệ thuật cũng là một mặt trận, NXB
Văn học 1981, trang 136).
Hồ Chí Minh sáng tác văn học, trước hết là hành vi cách mạng, cho nên
Người đặc biệt chú ý đến đối tượng tiếp nhận tác phẩm của mình. Theo
Người, văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng
là đối tượng phục vụ. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng dân chủ. Người đã
viết cho rất nhiều đối tượng: trí thức, chiến sĩ, nông dân, công nhân, nhi
đồng… Những bài thơ chúc tết của Ngườithường đơn giản, dễ hiểu, gần với
bài dân ca, bài vè, lời ca đầm ấm, tình cảm sâu sắc. Người kêu gọi, thuyết
phục mà chỉ như những lời nhắc nhở ân tình:

Thương thay những bạn dân cày
Chân tay bùn lấm suốt ngày gian lao.
Xuất phát từ quan điểm lấy văn chương phục vụ cách mạng nên trước
khi viết, bao giờ Người cũng tự đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng);
Viết để làm gì? (mục đích); Viết cái gì? (nội dung); Cách viết như thế nào?
(hình thức). Như vậy, đối tượng và mục đích sáng tác sẽ quyết định nội dung
và hình thức tác phẩm của Người.


14

Hồ Chí Minh quan niệm: tác phẩm văn chương phải có tính chân thực.
Người u cầu văn nghệ sĩ phải sáng tạo những "Tác phẩm có nội dung chân
thật và phong phú, có hình thức trong sáng vui tươi, hấp dẫn khi chưa xem thì
muốn xem, xem rồi thì bổ ích” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr. 368, NXB
Chính trị Quốc gia). Người cho rằng văn nghệ sĩ vừa biết "mơ mộng” vừa
phải biết trở về với cuộc sống thực tại của con người; nhận thức đúng và cải
tạo cuộc sống hiện thực để cuộc sống tốt đẹp hơn; không "tô hồng” hay bôi
đen hiện thực. Muốn vậy, văn nghệ sĩ phải có thế giới quan khoa học, nắm bắt
được tình cảm, suy tư của nhân dân và quan điểm đường lối của Đảng. Văn
chương phải phản ánh kịp thời các phong trào cách mạng; phải chú ý nêu
gương người tốt, việc tốt; uốn nắn và phê phán cái xấu. Phải tránh lối viết xa
lạ, cầu kì và cần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Văn chương phải thể
hiện tinh thần dân tộc, gần gũi với nhân dân và được nhân dân yêu thích. Phải
đặc biệt tránh xu hướng“chất mơ mộng nhiều, mà chất thực sự sinh hoạt ít”.
Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngơn từ phải chọn lọc.
Có thể thấy, tính cách mạng và tính chiến đấu là tư tưởng xuyên suốt và
chi phối nhất quán toàn bộ hệ thống quan điểm cũng như thực tiễn sáng tác
văn chương của Người.
1.2.2. Sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc,
phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Sự nghiệp
văn chương ấy thể hiện một tâm hồn phong phú và tài năng nhiều mặt của
Người. Tác phẩm của Bác được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Việt,
tập trung chủ yếu trên ba lĩnh vực: văn chính luận; truyện và kí; thơ ca.
1.2.2.1.Văn chính luận của Hồ Chí Minh
Văn chính luận là thể loại ưa dùng của Hồ Chí Minh để làm nên những
lời kêu gọi, báo cáo chính trị, những tài liệu tuyên truyền… Tiêu biểu là các


15

bài văn chính luận được Bác viết, đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân
đạo, Đời thợ thuyền… những năm 1920 và Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925); Tun ngơn Độc lập (1945); Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến
(1946); Khơng có gì q hơn độc lập - tự do (1966); Di chúc (1969)… Những
tác phẩm này trực tiếp gắn với vấn đề thời sự; các mục tiêu đấu tranh cách
mạng cụ thể và sức mạnh đặc trưng thể loại cùng đặc trưng phong cách nghệ
thuật của Người.
Về phương diện văn học, những áng văn chính luận đầy hào khí của
Bác thể hiện sâu sắc tư tưởng cách mạng thời đại; giàu vẻ đẹp trí tuệ, cảm xúc
và hình ảnh; giàu kiến thức văn hóa. Cảm hứng lớn “Khơng gì q hơn độc
lập tự do” như sợi chỉ đỏ quán xuyến toàn bộ sáng tác của Người. Người đọc
nhận thấy hình bóng xã hội, tương lai của các dân tộc thuộc địa trở thành nội
dung miêu tả rất phong phú trong nhiều sáng tác của Bác. Con người biết mùi
hun khói và sau này là Nhật ký chìm tàu (1953)… đều là những sác tác viết về
cái đẹp trong hiện thực và mơ ước về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Những lời tố cáo mạnh mẽ trước công luận về tội ác của chủ nghĩa thực dân
Pháp trongBản án chế độ thực dân Pháp, Đây công lý của thực dân Pháp ở
Đông Dươngvà nhiều bài được đăng trên các báo Người cùng khổ vàNhân

đạolà những viên đạn bắn vào thành trì của chủ nghĩa thực dân cũ khiến bức
màn che đậy tội lỗi của chúng bị xé toang. Tác phẩm của Người có giá trị lớn
về tư tưởng và nghệ thuật. Trong mỗi trang văn của Người, bừng lên ánh sáng
của trí tuệ; hình ảnh điểm xuyết sinh động, chân thực; chất châm biếm sắc
sảo, thâm thúy, hấp dẫn; văn phong khỏe, trong sáng và mực thước. Từ đó,
chủ nghĩa thực dân Pháp bị vạch mặt, tố cáo trước dư luận với những tội ác
tàn bạo và trắng trợn nhất như: cướp của giết người; đàn áp các dân tộc thuộc
địa; chính sách đầu độc dân bản xứ. Người đọc cũng nhận thấy một mối
thương cảm sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống bi thảm, khổ đau của nhân


16

dân các nước thuộc địa. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị có giá
trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh kiên
cường bền bỉ của dân tộc đã giành thắng lợi; tuyên bố hùng hồn quyền độc lập
của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Lời kêu gọi tồn
quốc kháng chiến, Khơng gì quý hơn độc lập tự do là những áng văn chính
luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước; nói lên
vấn đề cấp bách của dân tộc; thể hiện sâu sắc tiếng gọi non sông đất nước
trong những giờ phút đặc biệt. Trong những năm tháng cuối đời, Người viết
bản Di chúc thiêng liêng và chứa chan tình cảm. Bản Di chúc là lời căn dặn
tha thiết, chân tình với đồng bào, đồng chí và mang tính chiến lược trong định
hướng phát triển của đất nước của Người.
1.2.2.2. Truyện và kí của Hồ Chí Minh
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài việc viết những tác phẩm
chính luận dài như Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn sáng
tác nhiều tác phẩm nghệ thuật ngắn được đăng trên các báo: Đời sống thợ
thuyền, Nhân đạo, Người cùng khổ… Viết truyện và kí, Người muốn sử dụng
thêm một hình thức nghệ thuật linh hoạt có khả năng phản ánh sinh động cuộc

sống vượt khỏi giới hạn của cái có thực thường được báo chí khai thác. Người
đọc nhiều sáng tác của các nhà văn lớn như: Sêcxpia, Đicken, Huygô,
Môpátxăng, Tônxtôi… Tất cả đã gợi ý và thôi thúc Người viết truyện ngắn.
Truyện và kí của Người rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. Mỗi tác phẩm đều
có tư tưởng riêng, chất trí tuệ tỏa sáng trong hình tượng nghệ thuật. Có thể kể
một số tác phẩm tiêu biểu như: Pari (1922); Lời than vãn của bà Trưng Trắc
(1922); Con người biết mùi hun khói (1922); Đồng tâm nhất trí (1922); Vi
hành (1923); Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925); Con rùa
(1925)…


17

Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những sáng tác mở đầu cho nền
văn xuôi cách mạng thời kỳ hiện đại. Với lối viết súc tích; sắc bén về tư
tưởng; giàu trí tuệ và đậm đà màu sắc nghệ thuật; truyện và kí của Người
mang một phong cách riêng, độc đáo. Cơ sở trực tiếp cho sáng tác của Người
là những sự kiện cịn nóng hổi tính thời sự:chuyện cụ Phan Bội Châu bị thực
dân bắt giam và việc Varen chuẩn bị sang nhậm chức tồn quyền Đơng
Dương; rồi Khải Định - ơng vua bù nhìn sang thăm nước Pháp… Những vấn
đề đó đều là đề tài trực tiếp của báo chí, nhưng Người đã tìm cách khai thác,
miêu tả để có thể tiến hành sử dụng hình thức truyện với năng lực tưởng
tượng và sáng tạo đặc sắc. Về hình thức, sáng tác của Người khơng bị ràng
buộc bởi một khuân mẫu cố định. Mỗi truyện là một hình thái sáng tạo riêng,
gắn liền với cảnh ngộ và đối tượng miêu tả: một lá thư kể chuyện Vi hành;
một bức tranh miêu tả theo tưởng tượng về cuộc gặp gỡ đặc biệt trong Những
trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; một giấc mơ với khơng khí rất hư và
rất thực trong Lời than vãn của bà Trưng Trắc… Tất cả đều toát lên màu sắc
hiện đại, mới mẻ trong cấu tạo; trong lối dẫn truyện và nghệ thuật miêu tả.
Nói tóm lại, truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những sáng tác đầu

tiên đặt nền móng cho phương pháp sáng tác mới của nền văn xuôi cách mạng
hiện đại Việt Nam. Sáng tác của Người đã kết hợp hài hòa lối sáng tạo của
truyện ngắn hiện đại với cốt cách dân tộc.
1.2.2.3. Thơ ca của Hồ Chí Minh
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giá trị sáng tạo văn chương của
Bác. Với khoảng 250 bài thơ có giá trị được in trong ba tập thơ: Nhật ký trong
tù (134 bài); Thơ Hồ Chí Minh (86 bài); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài),
Bác đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Thơ Hồ Chí Minh gồm nhiều loại: thơ trữ tình; thơ tun truyền chính
chính trị; thơ chúc mừng năm mới; thơ gửi tặng đồng bào, chiến sĩ có thành


18

tích… và hàng trăm vần thơ lẻ được viết ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Tất cả đều là những thi phẩm đặc sắc của nền thơ ca cách mạng thời kỳ hiện
đại. Sáng tác của Người khiến bạn đọc ngạc nhiên về “người chiến sĩ mang
tâm hồn nghệ sĩ”; ngạc nhiên về một hồn thơ lớn vẫn tràn đầy sức sống trong
những hoàn cảnh éo le, bạo tàn. Đến với thơ của Người, trước hết, ta bắt gặp
một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, rung động tha thiết với mọi vẻ đẹp của thế
giới thiên nhiên. Từ bầu trời đến cánh chim; từ làn mây đến ngọn gió; từ đỉnh
núi đến dịng sơng; từ ánh mặt trời rực rỡ tới vầng trăng lung linh, mát dịu…
Tất cả đều đi vào thơ Người như một phần của cuộc sống gần gũi, đáng yêu.
Trong cảm nhận của Hồ Chí Minh, thiên nhiên chính là một phần đất nước
tươi đẹp; một phần của cuộc sống thanh bình mà bất diệt. Các tác phẩm thơ
cịn phản ánh tâm hồn và tính cách cao đẹp của Người chiến sĩ cách mạng
trong hoàn cảnh nặng nề và khốc liệt nhất: khi phải ở tù; khi phải ở rừng sâu
thiếu thốn vật chất. Nhưng bài thơ nào cũng chứa chan tình cảm nhân đạo,
ln hướng về những người lao động; biểu hiện lòng yêu nước tha thiết của
người chiến sĩ; chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lý; thể hiện ý chí

nghị lực vươn lên gian khổ, khó khăn; vươn tới tự do. Với một tâm hồn thơ
cao đẹp; với truyền thống thơ của gia đình và quê hương; với vốn Nho học
uyên thâm, quảng bác; phải chăng thơ là mối duyên đầu trong những hoạt
động văn học của Người?
Hồ Chí Minh khơng muốn xem thơ chỉ là chuyện tạc thù, ngâm vịnh,
nhàn tản… Thực tế phong phú của đời sống cách mạng luôn tạo nhiều cảm
hứng đẹp, xúc động, thi vị, và khi có hồn cảnh và thời gian thuận lợi thì
Người làm thơ. Thơ của Người mang “chất thép” của thời đại cách mạng vơ
sản; “chất thép” của ý chí cách mạng tiến công và niềm tin vào thắng lợi:
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sơng;


19

Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
Quan điểm nhất qn đó khiến tồn bộ thơ của Người, dù được viết ra
trong ngục tù, trong rừng núi chiến khu của thời kỳ hoạt động bí mật hay trên
cương vị Chủ tịch nước… tất cả đều mang “chất thép” chiến đấu và chan
chứa tình yêu thương. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Người bộc lộ
nỗi lo lắng về vận mệnh non sơng và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc
thiên nhiên đất nước: Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt
Bắc… Người ngợi casức mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến và niềm
vui thắng lợi: Rằm tháng riêng, Lên núi, Tin thắng trận… Tác phẩm của Hồ
Chí Minh có phong cách đa dạng mà thống nhất; kết hợp sâu sắc và nhuần nhị
mối quan hệ giữa chính trị và văn chương; giữa tư tưởng và nghệ thuật; giữa
truyền thống và hiện đại. Thơ ca của Người phản ánh một tâm hồn lớn, một
nhân cách lớn như cố Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định: “Trong thơ của

Hồ Chí Minh, mỗi câu, mỗi chữ đều mang chất thép, đều tốt ra tư tưởng và
tình cảm của một chiến sĩ vĩ đại”. Có thể nói, thơ ca của Bác là thơ của tâm
hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động. Đó là sự kết hợp
giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa sự trong sáng và giản dị, thâm trầm
sâu sắc và bình dị đến tuyệt vời. Những bài thơ của Hồ Chí Minh đã đi sâu
vào cuộc sống tinh thần của nhân dân ta, thành châm ngôn cho chúng ta hành
động, thành sức mạnh cho chúng ta đấu tranh, tiên tri mọi thắng lợi của Cách
mạng.
Nói tóm lại, dù sáng tác ở thể loại nào, tác phẩm của Người đều tạo
được phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Văn chính
luận Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu vẻ đẹp văn hóa; gắn lý luận với
thực tiễn. Truyện và ký của Người rất sáng tạo. Có khi là lối kể chân thực, tạo


20

khơng khí gần gũi; có khi là giọng điệu châm biếm sâu sắc, thâm thúy và tinh
tế; chất trí tuệ và tính hiện đại tỏa sáng trong hình tượng nghệ thuật. Thơ ca
của Người có nhiều bài hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật.
1.3. Sáng tác cho thiếu nhi của Hồ Chí Minh
Trong cảm nhận của các thế hệ thiếu nhi Việt Nam, hình ảnh Bác
Hồln gần gũi và vô cùng thân thiết. Bác yêu thương thiếu nhi, ln dành
cho các em một tình cảm đặc biệt. Câu thơ của Bác đã trở thành câu hát của
các thế hệ thiếu nhi, làm rộn ràng lòng các em biết bao khi nhớ đến Bác:
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
(Làm theo lời Bác Hồ dạy, NXB Kim Đồng, 1970)
Trong sự nghiệp sáng tác văn học, Hồ Chí Minh hướng đến nhiều đối
tượng tiếp nhận khác nhau: những chiến sĩ trên chiến trường; những người
nông dân trên cánh đồng; những cơng nhân trong các xí nghiệp; những nhà

văn, nhà thơ… nhưng có lẽ tình cảm đặc biệt nhất, Bác dành cho các em nhi
đồng. Đó là lớp "công dân đặc biệt" được Người chú ý. Các nhà nghiên cứu
văn học phân chia tác phẩm của Bác theo đặc trưng thể loại, nên không chia
riêng mảng sáng tác cho thiếu nhi. Song những bài thơ, bài văn viết cho thiếu
nhi của Người luôn xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ tập thơ nào; có khi trong
tập Nhật kí trong tù; có khi ở tậpThơ chữ Hán Hồ Chí Minh; có khi lại là
những bài thơ lẻ… Ngay từ những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, Bác
Hồ đã quan tâm đến thiếu nhi. Bác mơ ước xây dựng cho các cháu một thiên
đường trên đất nước. Khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, những
đau đớn, đầy đọa về thể xác hành hạ, nhưng Người vẫn đau xé lịng khi nghe
tiếng khóc của một em bé. Sau cách mạng tháng Tám, Người kêu gọi mọi tổ
chức đoàn thể chú ý đến sự nghiệp giáo dục của các em. Mặc dù công việc
bận rộn, nhưng Bác vẫn quan tâm làm thơ, gửi thư cho các cháu, nhất là


×