Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn anton paplovich sekhov (LV00941)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.62 KB, 131 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2

nguyễn hữu bản

nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
trong truyện ngắn
Anton Paplovich Sekhov

LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ và văn hóa việt nam

Hà nội, 2013


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2

nguyễn hữu bản

nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
trong truyện ngắn
Anton Paplovich Sekhov
Chuyờn ngnh: Lớ lun vn hc
Mó s: 60 22 01 20

LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ và văn hóa việt nam
Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. Trương Đăng Dung

Hµ néi, 2013



LỜI CẢM ƠN!
Để hồn thành khóa học thạc sỹ cũng như đề tài luận văn này là nhờ sự
giảng dạy, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ trong tổ lý luận văn học trường
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong viện nghiên cứu văn học. Vì
vậy, từ đáy lịng mình, tơi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô.
Tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Đăng Dung,
người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tơi trong suốt q trình
tìm tài liệu, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Và cuối cùng tơi xin cảm ơn BGH, các thầy cơ giáo Trường THPT Xín
Mần , những người thân trong gia đình, bạn bè đã ln bên tơi chia sẻ với tơi
những khó khăn và giúp đỡ tơi rất nhiều để tơi có được thành quả như ngày
hôm nay.
Hà Nội, tháng 7năm 2013
Tác giả

Nguyễn Hữu Bản


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Hữu Bản



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

7

4. Phương pháp nghiên cứu

8

5. Đóng góp của luận văn

8

6. Cấu trúc của luận văn

9


PHẦN NỘI DUNG

10

chương 1: VẤN ĐỀ MIÊU TẢ TÂM LÝ TRONG VĂN HỌC VÀ ĐÓNG GÓP
CỦA ANTON PAPLOVICH SEKHOV VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC
NGA VÀ VIỆT NAM

1.1. Vấn đề miêu tả tâm lí trong văn học

10

1.1.1. Vai trị miêu tả tâm lí trong văn học

10

1.1.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua tiến trình văn học

11

1.2. Sáng tác của A.P Sekhov với văn học Nga và Việt Nam

17

1.2.1. Sáng tác của Sekhov với văn học Nga

17

1.2.1.1. Khái quát bối cảnh lịch sử và văn học nghệ thuật Nga cuối thế kỉ


17

XIX đầu thế kỉ XX
1.2.1.2. Sekhov - Nhà cách tân nghệ thuật Nga

19

2.2.2. Sáng tác của Sekhov ở Việt Nam

31

Chương 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT THƠNG QUA
NGOẠI GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN ANTON PAPLOVICH SEKHOP

40

2.1. Phong cảnh thiên nhiên trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong

41

truyên ngắn Anton Paplovich Sekhov
2.1.1. Thiên nhiên trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Anton

41

Paplovich Sekhov
2.1.2. Phong cảnh thiên nhiên trong sự đối sánh hòa hợp với tâm trạng nhân
vật

44



2.1.3. Phong cảnh thiên nhiên trong sự đối sánh tương phản với tâm trạng

50

nhân vật
2.2. Không gian, thời gian trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

53

2.2.1. Không gian trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

53

2.2.2. Thời gian trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

66

2.3. Nghệ thuật miêu tả thông qua những chi tiết ngoại giới

81

2.3.1. Chân dung ngoại hình

81

2.3.2. Hành động, cử chỉ

85


2.3.3. Các đồ vật

90

Chương 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT THÔNG QUA NGÔN

95

NGỮ VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN ANTON PAPLOVICH
SEKHOV

3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí thơng qua cốt truyện

95

3.1.1. Tính đa dạng của cốt truyện trong truyện ngắn Sekhov

95

3.1.2. Sự tương quan giữa nghệ thuật miêu tả tâm lí với cốt truyện

99

3.1.2.1. Diễn biến tâm lí, dịng tâm trạng - điểm tựa cốt truyện

99

3.1.2.2. Những kiểu tâm lí, tính cách điển hình - cơ sở của cốt truyện


104

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí thơng qua ngơn ngữ

109

3.2.1. Ngơn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật

110

3.2.1.1. Đối thoại với chủ thể tâm lí ẩn

111

3.2.1.2. Đối thoại giữa hai chủ thể tâm lí

113

3.2.2. Độc thoại nội tâm khắc họa tâm lí nhân vật

119

3.2.2.1. Lời nửa trực tiếp. Sự chuyển đổi giữa ngơn ngữ bên ngồi

120

và ngơn ngữ bên trong nhân vật
3.2.2.2. Độc thoại nội tâm trực tiếp

127


KẾT LUẬN

133

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Chỉ hoạt động văn học trong ngót một phần tư thế kỉ mà lại phải chống
chọi với bệnh tật trong hàng chục năm, Anton Paplovich Sekhov (1860- 1904) đã
trở thành nhà cách tân nghệ thuật kịch và bậc thầy truyện ngắn ở Nga và thế giới.
Hơn trăm năm qua, bạn đọc toàn cầu vẫn nồng nhiệt đón đọc truyện ngắn của ơng.
Vậy bí mật nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn lâu bền trong sáng tác của Sekhov?
A. Sêkhov nói “Tất cả những gì tơi viết sẽ bị qn đi sau 5-10 năm, nhưng những
con đường do tôi khai phá sẽ nguyên vẹn và không bị xâm hại”[dẫn theo 43,tr.1].
Câu đầu tiên vừa là lời nói đùa vừa thể hiện thái độ khiêm tốn của nhà văn bậc thầy.
Câu thứ hai mang ý nghĩa rất sâu sắc và quan trọng. Sekhov coi mình là người khai
phá ra những con đường mới và chính ở đây ơng nhìn thấy đóng góp của mình đối
với văn học. Đã hơn một thế kỉ nay, giới nghiên cứu phê bình khơng chỉ ở nước
Nga khơng ngừng nghiên cứu ơng để nhận thức đầy đủ hơn, tồn diện chính xác
hơn về con người, phong cách nghệ thuật của ơng.
1.2 Đánh giá cao đóng góp của Sekhov như một danh nhân văn hóa thế giới,
UNESCO tuyên bố năm 2004 - năm kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn “năm
Sekhov”. Ngay từ tháng giêng năm 2004 ở Nga và nhiều nước trên thế giới (trong
đó có Việt Nam), các cuộc hội thảo với quy mô lớn về cuộc đời và sáng tác của nhà
văn được tổ chức. Đặc biệt từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 06 năm 2004 tại
Melikhovo đã diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Một thế kỉ sau Sekhov” với sự

tham gia của hàng trăm nhà hoạt động văn học đến từ 17 nước, trong đó có nhiều
chuyên gia về Sekhov như Truđacop Xukhich, Kataep, Gitovich, … Trong báo cáo
mở đầu Hội thảo với nhan đề “Sự cách tân thể loại”, giáo sư A.P Truđacop khẳng
định Sekhov là “người đã làm thay đổi bản đồ văn học khơng phải ở những tình tiết
mà là một cách tổng thể”[42].
1.3 Từ khi ra đời đến nay, sáng tác của Sekhov được bạn đọc khắp năm châu
u mến và đón nhận. Ơng là một trong những tác giả cổ điển được đọc nhiều nhất
ở thế kỉ XX. Đến nay nhân loại vẫn gọi ông là “nhà văn muôn thủa say mê”(Gorki),


là người đưa văn học Nga “đi từ khởi đầu đến hoàn mĩ”[20] với quãng thời gian lao
động nghệ thuật không dài nhưng Sekhov đã để lại một di sản văn học phong phú
đa đạng, độc đáo, lột tả sâu sắc và chân thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi
tầng lớp nhân dân Nga trong “buổi hồng hơn của nước Nga” làm cho mọi người
thấy cả sự khủng khiếp của xã hội nhỏ nhen, trì trệ và thức dậy trong lòng họ một sự
khát vọng về sự đổi thay lớn lao cần phải có.
1.4 Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà văn Nga vĩ
đại này từ hơn nửa thế kỉ nay. Kể từ đó, Sekhov ln là một trong những nhà văn
nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu quý nhất ở Việt Nam bởi sự gần gũi với
mỗi trái tim độc giả. Những sáng tác tiêu biểu của ông được đưa vào chương trình
học Đại học và chương trình văn học lớp 11.
1.5 Tình hình nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn ( đặc biệt là nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật) của Sekhov ở Nga và Việt Nam trong nhiều năm qua đã đạt
được những kết quả nhất định, nhưng với 554 truyện ngắn và truyện vừa được thể
hiện bởi một tài năng bậc thầy thì cịn nhiều bí mật nghệ thuật cần phải khám phá và
giải thích một cách khoa học.
Từ những lí do trên chúng tơi chọn đề tài luận văn của mình là “Nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Anton Paplơvich Sekhov” .
2. Lịch sử vấn đề
A.P. Sekhov là một đỉnh cao chói lọi của văn học Nga và văn học thế giới,

theo đó những cơng trình nghiên cứu về ơng cũng ngày một gia tăng, A.P. Sekhov
được nghiên cứu nhiều ở nước ngồi. Do hạn chế về tư liệu và trình độ ngoại ngữ
nên tác giả luận văn chỉ có điều kiện khảo sát một số cơng trình nghiên cứu trên
những tài liệu bằng tiếng Nga đã được dịch sang tiếng Việt và những cơng trình
nghiên cứu của người Việt về Sekhov.
2.1. Tình hình nghiên cứu Sekhov qua nguồn tư liệu tiếng Nga được dịch
sang tiếng Việt.
Gorki- con chim báo bão của dịng văn học hiện thực Nga- Xơ Viết đã dành
nhiều trang đầy tâm huyết về Sekhov trong cuốn Gorki bàn về văn học (tập 2), phần


thư từ, nhà văn đã viết rất nhiều bức thư xúc động gửi Sekhov. Trong bức thư khá
dài viết sau ngày 17 tháng giêng năm 1890, Gorki đánh giá về truyện ngắn Sekhov
như sau: “với những truyện ngắn con con của anh, anh đang làm một sự nhiệp vĩ
đại thức tỉnh trong lòng con người lòng kinh tởm đối với cuộc sống tẻ nhạt, cái cuộc
sống chẳng khác cuộc sống cái chết mỗi này”[19]. Có thể nói đó là những lời đánh
giá đầy tâm huyết mà Gorki dành cho Sekhov, nhà văn đã theo dõi bước đi của
Sekhov từ khi cịn nhỏ, lúc đó Sekhov viết những truyện ngắn khơi hài cho các tờ
“Đồng hồ báo thức”, “Chuyện vặt”… để kiếm sống mà chưa được nhiều người biết
đến. Cho đến 20 năm sau, cậu bé Aliosa Pescop trở thành nhà văn danh tiếng, lúc ấy
M. Gorki đã xúc động trước cửa nhà Sekhov hồi hộp chờ đợi giây phút sẽ tận mắt
được nhìn thấy gương mặt con người mà ơng đã ấp ủ trong tim suốt những tháng
năm vất vả đầy gian truân của cuộc đời mình. Trong cuốn Gorki bàn về văn học
(Tập I), nhân một truyện ngắn mới xuất bản của Sekhov “Trong khe núi”(1900)
Gorki đã đưa ra những suy nghĩ, nhận định rất sâu sắc về truyện ngắn này “cái sức
mạnh khủng khiếp của tài năng Sekhov chính là ở chỗ ơng khơng bao giờ tự bịa đặt
ra một cái gì, khơng bao giờ miêu tả một cái gì khơng có trên đời này, tuy có thể là
tốt đẹp, có thể là đáng mong ước”[18]. Đó chính là tính chân thật, giá trị hiện thực
trong truyện ngắn Sekhov. “Vấn đề ở chỗ mỗi truyện ngắn mới của Sekhov đều
tăng cường thêm một âm hưởng q giá vơ ngần và tối cần thiết đối với chúng ta âm hưởng của một tâm hồn lành mạnh và yêu đời”[18].

Tạp chí văn học số 1/1882 có đăng bài của tác giả G.Bertơnhicop viết về
Truyền thống và cách tân trong kịch của Sekhov. Bài viết có đề cập tới thực chất
cách tân trong kịch của Sekhov, đó là tính khơng có cốt truyện sự vắng mặt của
những tình tiết đấu tranh, khuynh hướng đưa tiếp cận sân khấu không giới hạn với
cuộc sống. Sự khước từ tính ước lệ sân khấu. Bản thân xu hướng tiếp cận sự thật
đời sống, hơn nữa sự thật đời sống hàng ngày mà ta tìm thấy thể hiện một cách rõ
rệt trong kịch Sekhov chỉ là sự phát triển tiếp tục và có tính quy luật của những
truyền thống hiện thực của nền kịch Nga. Sekhov vượt qua được tính chất sinh hoạt
hàng ngày, tính chất ngẫu nhiên của các tình tiết và cảnh lớp mà ông đưa đẩy vào


kịch của mình. Sekhov cũng đưa phương pháp “vận dụng những chuyển biến bất
ngờ và đơn giản trong đó có vang lên tiếng nói của tâm hồn con người”[41].
Nhà lí luận Pospelop trong Dẫn luận nghiên cứu văn học nhận định cách thể
hiện tâm lí của Sekhov: “cái đóng vai trị quyết định ở đây là những lời phán đốn
thống qua dường như bỏ nửa chừng về các tình cảm và ý định của các nhân
vật”[61]. Ơng gọi đó là sự thể hiện tâm lí “kín đáo” với thủ pháp “văn ngầm” với
những lời ám chỉ lấp lửng tránh những lời phẩm bình trực tiếp về cảm xúc nhân vật.
Pospelop chỉ ra đặc điểm tâm lí gián tiếp của ngịi bút Sekhov.
Tác giả A.B. Esin trong tác phẩm Chủ nghĩa tâm lí của văn học Nga cổ điển
(Matxcova.NXB Giáo dục 1888) chương viết về Sekhov đã xác định rất chính xác
kiểu nhân vật của Sekhov là những “con người bình thường chứ không phải những
nhân cách đặc biệt”. Esin khẳng định đặc điểm chủ nghĩa tâm lí ở Sekhov “đó là
chủ nghĩa tâm lí gián tiếp, chủ nghĩa tâm lí mạch ngầm văn bản”[91] cái tên đã cho
thấy toàn bộ đặc điểm của hệ thống thủ pháp nghệ thuật Sekhov sử dụng để sáng
tác. Esin cũng đi vào phân tích các biện pháp nghệ thuật thể hiện tâm lí của nhân vật
trong truyện Sekhov như độc thoại nội tâm, lời nửa trực tiếp, phong cảnh, thủ pháp
tạo khoảng trống.
2.2. Tình hình nghiên cứu A.P. Sekhov ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Sekhov là đại diện lớn của văn học Nga có ảnh hưởng rất lớn

tới tiến trình văn học thế giới. Về sáng tác của ơng đã có khá nhiều cơng trình, luận
văn, luận án đề cập đến và cũng xuất hiện trong các sách giáo trình ở trường Đại
học.
Có thể nói, so với nhiều nhà văn nước ngồi, Sekhov và những tác phẩm của
ông đến với bạn đọc Việt Nam khá sớm. Tác giả Trần Thị Quỳnh Nga cho biết: vào
những năm 40 của thế kỉ XX một số truyện Sekhov đã được dịch sang tiếng Việt
như: Nỗi lòng ai tỏ, Tuổi già. Theo nhà văn Nguyễn Tuân thì ngay từ lúc mới xây
dựng chính quyền cách mạng, năm 1946, ở Việt Nam đã xuất hiện bản dịch Cái
chết của một viên chức. Sau đó, một số tác phẩm của Sekhov đã đến tay độc giả


Việt Nam, lúc đầu qua các bản dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh, sau là các bản dịch từ
tiếng Nga.
Nguyễn Tuân trong cuốn Bàn về văn học nghệ thuật đã có những cảm tưởng,
suy nghĩ đánh giá sau khi đọc Sekhov. Nguyễn Tuân đã đề cập đến chất thơ của văn
xuôi trong truyện ngắn của Sekhov, bàn về thái độ và cách phản ánh hiện thực của
người cầm bút. Đây là nhà văn – nhà nghiên cứu đã có những nhận xét rất đắt về
Sekhop: “Sekhov là con nước Nga xưa. Sekhov là con diều sáo vĩ đại trên đôi cánh
âm vang tiếng nói hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn. Sekhov là bậc thầy của tiếng
Nga. Sekhov là một văn hào tên tuổi chói sáng trong lâu đài của chủ nghĩa nhân
đạo”[76, tr.240].
Ở bài Những chuyển biến của tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Nga cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tạp chí Văn học số 11/1997) tác giả Nguyễn Hải Hà khẳng
định “khám phám nghệ thuật của Sekhov chính là tiếng nói bên trong mạch ngầm
văn học, chuyển đạt sang nội tâm qua nhân vật chứ khơng trực tiếp từ tác giả”[22].
Ngồi ra cịn một số bài giới thiệu trong các tuyển tập về Sekhov như bài của
Vương Trí Nhàn, Phan Hồng Giang, Trần Thị quỳnh Nga… các bài viết này đã đưa
ra những nhận xét chung về đặc điểm truyện ngắn Sekhov.
Tác giả Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn của
Sekhov bàn về chất nhân bản trong truyện ngắn của nhà văn. Theo tác giả “chủ

nghĩa nhân đạo với Sekhov trước tiên chưa phải là yêu con người mà là hiểu con
người giúp con người vượt lên cái tầm thường của đời sống hàng ngày, tránh được
sự ăn mòn của thói quen dung tục và nói chung là cuộc sống xứng đáng hơn văn
hào tên tuổi chói sáng trong lâu đài của chủ nghĩa nhân đạo”[52].
Tác giả Trần Thị Quỳnh Nga trong lời giới thiệu cuốn Anton sekhov –
Truyện ngắn chọn lọc (NXB Văn học – 2000) đã nêu lên những chủ đề chính trong
truyện ngắn của Sekhov về giá trị hiện thực trong sáng tác của ông. Tác giả trích
dẫn nhiều nhận xét đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga và Việt
Nam


Trong cuốn Lịch sử văn học Nga (Nguyễn Hải Hà – Chủ biên) chương viết
về Sekhov đã đi vào những đặc điểm khái quát về nội dung và nghệ thuật. Người
viết cho rằng truyện Sekhov “mang tính chất trữ tình, tâm lí – xã hội rõ nét” [20]
nhưng chưa đi vào cụ thể.
Trong bài viết A. Sekhov và Nam Cao nhìn từ hai nền văn học, GS Phong Lê
đã tìm đến những nét tương đồng và khác nhau giữa Nam Cao và Sekhov. Từ đó,
nhà văn khẳng định “ở một lối tư duy nghệ thuật độc đáo – đào sâu vào đời sống
tâm lí và hướng vào cuộc sống nhỏ nhặt thường ngày”[37].
Dựa trên những thành tựu đã có năm 2005, nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh
cho ra đời bài viết A.Sekhov và Nam Cao nhìn từ góc độ thi pháp. Trong bài viết
này, nhà nghiên cứu chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa Nam Cao và Sekhov
trên hai phương diện: cốt truyện và kết cấu văn bản trong truyện ngắn của hai nhà
văn.
Nhìn chung những cơng trình chuyên biệt nghiên cứu về Sekhov rất phong
phú và đa dạng với hàng trăm tài liệu. Các bài viết đã nhìn nhận nghệ thuật đặc sắc
của truyện ngắn Sekhov ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong khn khổ của
đề tài tác giả luận văn chỉ tập trung khai thác những tài liệu liên quan đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lí nhân vật trong sáng
tác của Sekhov. Trên cơ sở đó, người viết hi vọng sẽ tiếp tục khám phá những “hạt

ngọc” còn ẩn giấu trong truyện ngắn Sekhov.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là sẽ nghiên cứu
những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện ngắn Sekhov ở
một số phương diện cơ bản nhất.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Trong luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu ở
các phương diện: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cốt truyện, nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên và kết cấu không gian thời gian...
3.3 Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tư liệu, chúng tôi sẽ khảo sát các
truyện ngắn của của ông trong các tập sau:


Sekhov truyện ngắn (Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo dịch), Nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội 1997
Sekhov – tuyển tập truyện ngắn (Phan Hồng Giang dịch), Nhà xuất bản Văn
học, Hà Nội 1994
Anton Sekhov – tuyển tập tác phẩm (Nhiều người dịch, Vương Trí Nhàn giới
thiệu và tuyển chọn), Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm văn hóa – ngơn ngữ Đông
Tây, Hà Nội 1999
Anton Sekhov( Lê Huy Bắc biên soạn) Nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1999
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai theo phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp kết
hợp một số thao tác chứng minh, đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề. Ngồi ra
để làm nổi bật “hình vóc văn chương” của Sekhov với thế giới, chúng tôi đặt hoàn
cảnh ra đời và thời điểm xuất hiện tác phẩm trong tiến trình chung của của văn học
Nga và thế giới, đối chiếu và so sánh tác phẩm của ông với một số sáng tác của một
số nhà văn khác.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các kiến thức liên ngành: hệ thống lí thuyến
về tự sự học, thi pháp học… để tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí trong truyện ngắn
của sekhov.

5. Đóng góp của luận văn
Nhà ngiên cứu Umbrtó Eco viết “mọi tác phẩm, dù được sáng tạo theo thi
pháp tất yếu nào cũng mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang tới cho tác phẩm
một đời sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân của người đọc”
[dẫn theo 11, tr.23]. Với tinh thần này, dựa trên kết quả của những cơng trình
nghiên cứu đi trước, tác giả luận văn thử đưa ra một hướng tiếp cận mới: phân tích
cụ thể những thủ pháp , hình thức miêu tả tâm lí bậc thầy trong truyện ngắn của
Sekhov. Thực hiện điều này người viết hi vọng xâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ
thuật của nhà văn, khám phá những vỉa tầng cịn ẩn khuất, từ đó khẳng định cá tính
sáng tạo và những đóng góp quan trọng của Sekhov trong tiến trình phát triển của
văn học Nga và thế giới.


Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu hữu ích đối với việc
dạy, học Sekhov ở Việt Nam, là gợi ý bổ ích đối với những người nghiên cứu
Sekhov nói chung và nghệ thuật miêu tả tâm lí nói riêng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận,tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề miêu tả tâm lí trong văn học và đóng góp của Anton
Paplovich Sekhov với sự phát triển của văn học Nga và Việt Nam
Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngoại giới trong
truyện ngắn Anton Paplovich Sekhov
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua cốt truyện và ngôn
ngữ trong truyện ngắn Anton Paplovich Sekhov


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ MIÊU TẢ TÂM LÝ TRONG VĂN HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ANTON

PAPLOVICH SEKHOV VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC NGA VÀ VIỆT NAM
1.1. Vấn đề miêu tả tâm lí trong văn học
1.1.1. Vai trị miêu tả tâm lí trong văn học
Đời sống tinh thần, thế giới tâm tư, tình cảm của con người là lĩnh vực đầy bí
hiểm, ln thu hút sự chú ý, khám phá của nhiều ngành khoa học như triết học, tâm
lí học, tâm thần học và văn học. Theo định nghĩa của các từ điển thì “tâm lí là ý
nghĩ tình cảm... làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” (Từ
điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997) và “tâm lí bao gồm tất cả các hiện tượng tinh
thần xảy ra trong đầu óc của con người” (Tâm lí học đại cương, Tài liệu của ĐHSP
Thái Nguyên, 2000). Như vậy, tâm lí thuộc lĩnh vực nội tâm, khơng nhìn thấy trực
tiếp, nhưng lại là yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách của con người.
Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng.
Do dó, nhà văn khơng chỉ vẽ những bức tranh về đời sống con người mà còn đi sâu
vào đời sống tâm hồn với mọi khía cạnh tư tưởng, tình cảm phức tạp của nó. Muốn
hiểu được đời sống tâm hồn con người trước tiên phải biết rằng việc thể hiện tâm lí
nhân vật phải được nhìn trong trạng thái biện chứng. C. Mác cho rằng “trong tính
hiện thực của nó, bản chất của con người là tồn bộ những quan hệ xã hội”[45,
tr.654]. Nhà nghiên cứu G.P Pospelov khẳng định “thể hiện tâm lí là phương thức
quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng nghệ thuật”[61, tr.24].
Nhân vật có tâm lí như một con người có đầy đủ cả tâm hồn và thể xác. Chiều sâu
tâm lí nhân vật càng biểu hiện chi tiết chân thực bao nhiêu thì bức tranh hiện thực
xã hội càng được phản ánh mạnh mẽ và sắc nét bấy nhiêu. Bằng tài năng miêu tả
tâm lí nhân vật nhà văn không chỉ cho người đọc thấy được chân dung của một con
người mà cịn thấy được cả mơt bức tranh thu nhỏ của hiện thực đời sống xã hội.
Trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Secnưepky nhận định: “phân tích
tâm lí là một trong những đặc điểm quan trọng nhất tạo nên sức mạnh của thiên tài


nghệ thuật”[dẫn theo 40, tr.184] và “ở đâu mà không hiểu biết về tâm hồn con
người thì ở đó khơng có nghệ thuật”[ dẫn theo 40, tr.184]. Nhiệm vụ của người

nghệ sĩ có tài năng là phải biết tìm hiểu, miêu tả tâm lí con người, nhằm soi sáng
mọi khía cạnh thế giới bên trong của mỗi tâm hồn nhân vật. Như Leona Đơvanhxi
đã phát biểu “cái khó khơng phải là vẽ một con người mà là vẽ phần nội tâm của
con người”. Khi nói về điều này G.N Poseplop cũng khẳng định thêm thể hiện tâm
lí nhân vật “chỉ một sự tái hiện cá thể hóa chi tiết thể nghiệm của nhân vật trong
quan hệ qua lại của chúng với nhau và trong sự vận động”[61, tr.24]. Nhà văn đã
nhấn mạnh đến tính cá thể hóa trong sự thể nghiệm đời sống tinh thần nhân vật, đó
là một sự thể nghiệm có được trong quan hệ qua lại giữa các nhân vật và trong sự
vận động. Nhà văn luôn luôn khám phá mổ xẻ tới từng chi tiết và để nhân vật là
chính nó thì tâm lí của nhân vật đó phải có sự khác biệt, có tiếng nói của riêng nó.
Thế giới khơng ngừng vận động và biến đổi. Văn học nghệ thuật cũng vậy,
mỗi thời đại văn hóa đều có sự khám phá về con người. Do xuất phát từ những tiền
đề văn hóa xã hội khác nhau, mỗi giai đoạn trào lưu văn học và do tầm nhìn của
mình, mỗi nhà văn lại có cách biểu hiện tâm lí nhân vật khác nhau. Để hiểu được
điều này chúng ta cần tìm hiểu thêm trên những nét đại thể các bước tiến triển của
nghệ thuật miêu tả tâm lí trong văn học nghệ thuật.
1.1.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua tiến trình văn học
Thể hiện tâm lí có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử nhân loại. Trong buổi đầu
sơ khai của văn học, tâm trạng của nhân vật được miêu tả hoàn toàn phụ thuộc vào
sự triển khai các sự kiện và được thể hiện chủ yếu thơng qua những biểu hiện bề
ngồi. Hành động của nhân vật trong sử thi và truyện cổ tích được kể theo thời gian
tuyến tính, các tác giả khơng đi sâu vào đời sống nội tâm con người, có chăng chỉ
điểm xuyết những sắc thái cảm xúc con người trên cơ sở liệt kê các sự kiện. Nhân
vật gặp bất hạnh thì “nước mắt đau khổ chảy dài”, hay “đơi chân nhanh nhẹn của
nó khụy xuống”. Nếu thế giới nội tâm được thể hiện bằng lời trực tiếp thì cũng rất
ngắn gọn và ám chỉ một tâm trạng, không có những sắc thái và chi tiết. Thí dụ như
trong sử thi Iliat, trong sử thi - anh hùng ca của Homer (cũng như trong văn học cổ


Hi Lạp sau đó), tình cảm con người khi đạt tới đỉnh điểm mãnh liệt thường được

khắc họa “cận cảnh”, được thể hiện một cách thống thiết nhưng khơng có sự đa
diện, phức tạp khơng có biện chứng tình cảm ở đây. Trong sử thi của Homer với
tính định hướng và tính tạo hình tối đa in đậm dấu vết của một loại tình cảm được
đẩy tới đỉnh điểm và độ sáng rõ trong tâm lí con người.
Nhận xét về sử thi Hi Lạp, nhà nghiên cứu M. Bakhtin cho rằng: “ con người
của Homer hoàn toàn hiện ra bề ngồi chưa có con người bên trong, con người cho
mình. Họ thể hiện tình cảm riêng một cách lộ liễu, ồn ào”[6, tr.284]. Các tác giả
khi xây dựng tính cách nhân vật không chú ý tới thế giới nội tâm, đối với họ người
anh hùng phải là “con người trọn vẹn không uẩn khúc” (Beilinxki), luôn hành động
một cách vô tư vì lợi ích tối thượng của cộng đồng.
Đến thời kì phục hưng là thời kì rực rỡ của lịch sử nhân loại. Nó đánh dấu
một bước ngoặt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Engels coi đó “bước ngoặt tiến
bộ vĩ đại nhất từ trước tới nay của lịch sử nhân loại” là “thời đại khổng lồ”. Thời kì
này với sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn (Humanism) coi “con người là kiểu
mẫu và kích thước để đo lường vạn vật” ( Prơtagơrax) hoặc “kì diệu thay là con
người. Nó cao q làm sao về mặt lí trí. Nó vơ tận làm sao về mặt năng khiếu. Về
hình dong và dáng điệu nó mới giàu ý nghĩa và đáng chiêm ngưỡng biết bao. Về
hành động nó khác nào thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của mn
lồi” (Hamlet - Shakespeare). Nên nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng có
những bước tiến dài so với thời kì văn học trước đó.
Lấy “con người làm trung tâm”, các nhà văn thời kì phục hưng thường đặt
nhân vật vào một chuỗi những tình huống mâu thuẫn, do đó mà tồn bộ tính cách
của nó được bộc lộ ra hết, bản chất của nó cũng được phơi bày rõ rệt. Trong khi xây
dựng nhân vật nhà văn rất chú ý đến việc mổ xẻ, phân tích q trình diễn biến tâm lí
trước mỗi tình huống nhân vật gặp phải. Nhà văn quan tâm mô tả không phải chỉ
“cái việc mà nhân vật làm” mà đến cả “cái cách mà nhân vật làm” nữa. Chính nhờ
vậy mà nhân vật thời kì này được cá tính hóa cao độ. Trong cái thế giới nhân vật
đông đúc mà nhà văn tạo ra, mỗi nhân vật là một cá thể xác định, là “con người



này” (chữ dùng của Engels). Nhưng con người đó, với sự đa dạng, phong phú, phức
tạp trong tính cách của nó lại khơng phải là một con người cá biệt, nó phản ánh
được tâm lí, tính cách của một kiểu người, một lớp người nhất định. Nói khác đi, nó
được điển hình hóa, cá tính hóa.
Thời kì chủ nghĩa cổ điển, đây là thời kì hưng thịnh của chế độ quân chủ
chuyên chế, nó bị ảnh hưởng quan điểm mĩ học và triết học của Descarter. Văn học
thời kì này xem nhân vật trung tâm có tính chất lí tưởng là những con người đặt lí
trí lên trên tình cảm, chiến thắng đam mê, coi nhẹ lợi ích cá nhân, phục tùng cho lợi
ích và danh dự quốc gia và dịng dõi. Đặc biệt thời kì văn học cổ điển, các nhà văn
đã thâm nhập sâu hơn vào đời sống nội tâm nhân vật, để nhân vật trăn trở, suy tư,
hồi tưởng quá khứ, mơ ước tương lai. Yếu tố ngoại hiện với bút pháp tả cảnh ngụ
tình theo nguyên tắc: “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) cũng được sử dụng. Những yếu tố này được
chọn lọc kĩ lưỡng, mang tính biểu hiện cao. Đó thường chỉ là một vài nét chân dung
chấm phá một vài chi tiết hành động của nhân vật nhưng hết sức sinh động, thể hiện
rõ những sắc thái đa dạng của tâm lí con người.
Tuy nhiên, chủ nghĩa cổ điển có những hạn chế nhất định của nó. Do triết
học duy lí của Descartes và luật tam duy nhất các nhà văn cổ điển chỉ xây dựng
được những tính cách mà chưa đạt đến những điển hình của thời đại. Việc miêu tả
tâm lí nhiều lúc mang tính ước lệ tượng trưng, phi ngã. Q trình tâm lí chưa được
chú ý, tính cách nhân vật chưa có lơgic phát triển tự thân đầy đủ.
Bước sang thời kì lãng mạn cảm thương chủ nghĩa các nhà văn đã “tìm về
nội tâm, tìm vào cảm thức” ( Vương Trí Nhàn) của nhân vật, phân tích nhiều trạng
thái tâm lí, tuy nhiên cái họ đạt được về cơ bản vẫn chỉ là những mơ hình tâm lí
tĩnh. Đó là những kiểu tâm lí ít vận động, khơng có sự chuyển biến, thay đổi phức
tạp. Điều này do các nghệ sĩ đề cao yếu tố chủ quan và không đánh giá đúng mức
hiện thực khách quan cho nên tâm lí nhân vật được miêu tả khơng mang tính biện
chứng. Tính cách nhân vật tách rời hồn cảnh, nhân vật trở nên xa lạ với hoàn cảnh
và đứng cao hơn hồn cảnh. Tính cách nhân vật mang tính chất tĩnh tại, ước lệ,



khn theo ý định chủ quan của tác giả. Hồn cảnh cũng khơng góp phần bộc lộ sự
phát triển của đời sống tâm lí nhân vật. Trong các tác phẩm lãng mạn nhân vật biến
thành cái “loa” phát ngôn trực tiếp cho những suy nghĩ, những cảm xúc chủ quan
của tác giả. Hay nói như Biêlinxki nhân vật biến thành một thứ “chân dung tác giả”,
cịn V. Huy gơ cho rằng “chỉ có lí tưởng và chân lí của nó, còn thực tại biết bao tầm
thường, nhạt nhẽo”.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chỉ thực sự phát triển và đạt được thành
tựu rực rỡ ở chủ nghĩa hiện thực. Trên cơ sở tiếp thu và phát triển văn học thời kì
trước, chủ nghĩa hiện thực địi hỏi phải điển hình hóa trong tác phẩm. Engels cho
rằng: “theo tơi chủ nghĩa hiện thực địi hỏi phải điển hình hóa trong hồn cảnh điển
hình”[46, tr.383-384]. Do u cầu đó, đã có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa tính
cách và hồn cảnh và giữa các tính cách với nhau. Đó chính là những mối quan hệ
phong phú giữa tính cách và hiện thực, tạo nên yêu cầu mô tả tính đa dạng nhiều
màu, nhiều vẻ của tính cách. Các nhà văn hiện thực đã miêu tả nhân vật trong
những bình diện khác nhau và từ đó phát hiện ra thế giới nội tâm phong phú của
nhân vật.
Lĩnh vực tâm lí có nhiều hình thức khác nhau. Đặc điểm nổi bật trong sáng
tác của Đôtxtôiepxki, L. Tônxtôi , Sôlôkhov ... đó là chủ nghĩa tâm lí sáng rõ, trực
diện. Bên cạnh đó các nhà văn thời kì này cịn dựa trên các thủ pháp khác để chiếm
lĩnh thế giới nội tâm con người. “Việc khắc họa nhân vật tính cách, việc miêu tả tâm
lí, cá tính đóng vai trị cực kì quan trọng”[75, tr.86].
Việc miêu tả tâm lí nhân vật có thể thực hiện theo nhiều hướng, L. Tơnxtơi
“quan tâm nhiều hơn hết đến chính q trình tâm lí, những hình thức những quy
luật của nó, phép biện chứng tâm hồn”[22, tr.78-79]. Đơtxtơiepxki phân tích tài tình
tâm lí nhân vật trong những giây phút khủng hoảng và đột biến, khi nó bị xơ vào
cơn lốc dữ dội của những dục vọng. Theo Bakhtin, đặc điểm nghệ thuật nổi bật
trong tiểu thuyết của Đơtxtơiepxki đó là sự ý thức của nhân vật- nhà tư tưởng, được
khắc họa không giống con người trong cuộc sống, mà là chủ thể ý thức và mơ mộng
“ẩn nấp dưới “tầng ngầm”: điểm nhìn của tác giả chuyển sang ý thức của nhân vật



về tình trạng bế tắc của mình, sự kéo dài triền miên trạng thái tự ý thức đó” [7,
tr.85]. Turghênep quan niệm: “...Nhà văn cần phải là một nhà tâm lí học, nhưng
phải là nhà tâm lí bí mật: anh ta phải biết và cảm nhận thấy căn nguyên của hiện
tượng, nhưng chỉ đưa ra bản thân hiện tượng - vào lúc rực rỡ hay úa tàn của
nó”[70, tr.127].
Lĩnh vực tâm lí trong sáng tác của L. Tơnxtơi và Đơtxtơiepxki - đó là sự chú
ý đến các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, những thay
đổi diễn biến tâm lí tinh tế trong tâm hồn nhân vật. Sự khám phá lĩnh vực tâm lí và
“biện chứng tâm hồn” là một trong những thành tựu to lớn của sáng tạo nghệ thuật.
Cùng với các nhà văn tiền bối và cùng thời, Sekhov được đánh giá là một
nhà tâm lí học tinh tế, một nhà văn có “khả năng phân tích nội tâm rất sâu” ( Đ. V.
Grigôrôvich), “một con người thông minh và hiểu hết được lòng người”[19, tr.49].
M. Gorki trong bài báo “Nhân một truyện ngắn mới của Sekhov (Trong khe núi)”
(1900) khẳng định: “Sekhov hiểu sự giằng xé trong con người hơn ai hết, và hơn ai
hết ông biết cách xây dựng trên cơ sở những tấn bi hài kịch dưới một hình thức đơn
giản và minh xác lạ lùng”[18, tr.5].
Sekhov am hiểu tâm lí, có linh cảm có quan điểm, có phương pháp tiếp cận
tâm lí của riêng ơng. Trong việc miêu tả thế giới tâm hồn con người, Sekhov không
đi sâu miêu tả tới tận ngóc ngách tình cảm, khơng đi dến cùng như L. Tônxtôi và
Đôxtôiepxki, nhưng ông cũng không phải là nhà tâm lí “kín đáo”, khơng bỏ qua như
Turghênep. Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm nhưng dường như lại ở một giới hạn
nào đó. Đằng sau giới hạn ấy có thể là điều quan trọng sẽ giải thích tất cả. Trong
quan niệm nghệ thuật về con người của Sekhov thì vỉa tầng sâu nhất, kín đáo nhất
của con người là “chiếc hộp đen”[dẫn theo 43, tr.79]. Chúng ta có thể thấy được
những xung động của đường vào, đường ra. Bản chất của quá trình diễn ra trong
chiếc hộp đó chỉ được hé mở một cách gần đúng qua việc phân tích kết quả của
đường ra. Hơn nữa phương pháp phân tích tâm lí của Sekhov là sự kết hợp một cách
tài tình giữa chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa tượng trương.

Điều này sẽ được tác giả luận văn trình bày kĩ hơn ở phần tiếp theo của luận văn.


Như vậy, thể hiện tâm lí trong văn học có một quá trình phát triển lâu dài
trong sự kế thừa của nhiều trào lưu văn học, nhiều thế hệ nhà văn. Nhưng phải đến
phương pháp sáng tác hiện thực thì mới đạt được những thành tựu nổi bật gọi là
“chủ nghĩa hiện thực tâm lí”.
1.2. Sáng tác của A.P Sekhov với văn học Nga và Việt Nam
1.2.1. Sáng tác của Sekhov với văn học Nga
1.2.1.1. Khái quát bối cảnh lịch sử và văn học nghệ thuật Nga cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX
Xét về mặt lịch sử - xã hội, đây là giai đoạn cực kì phức tạp và đầy hiểm họa
của nước Nga. Đó là giai đoạn “rối ren nhất, giao thời nhất và khốc liệt nhất” như
nhận định của Đơxtơiepxki, một giai đoạn trong đó “tất cả đều đảo lộn và mới chỉ
đang được sắp xếp” như L. Tơixtơi nói qua lời một nhân vật trong Anna Karenina,
một giai đoạn khi: “ Cuộc sống lửng lơ tại thời điểm chết và tình trạng mù mờ này
đè nặng lên tâm trạng chung” (V. Korolenco)[22, tr.95]. Sau khi thất bại trong cuộc
chiến tranh Crưm (1854- 1856) nước Nga càng ngày lún sâu vào các cuộc khủng
hoảng không thể cứu vãn. Những khó khăn do các cuộc khởi nghĩa của nông dân,
do sự suy sụp về kinh tế, do những thất bại về quân sự... đã buộc Nga hoàng phải
tiến hành cải cách từ trên xuống. Ngày 19-02-1861 Nga hoàng ra sắc lệnh bãi bỏ
chế độ nơng nơ, giải phóng hàng chục triệu người. Tuy nhiên, thực chất đây là một
cuộc cải cách khơng triệt để. Chính giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với giai
cấp tư sản nhằm lẩn tránh sự bạo động của quần chúng và bóp chết cả ý thức xã hội.
Pơbedơnơxep, viên cận thần của Nicolai đã tâu lên vua rằng “vào các thời kì gay go
này đối với chính phủ cần nhất là làm dịu đi các đầu óc, phải đè nén tư tưởng xã
hội... Nhưng tiếc rằng chẳng ai làm cái việc cần thiết đó với một bàn tay cứng
rắn”[41, tr.6].
Cũng trong thời gian này, vào những năm 80 của thế kỉ XIX , chủ nghĩa
Mác đã được truyền bá vào Nga bên cạnh sự lớn mạnh của giai cấp công nhân. Sang

những năm 90, Lênin bắt đầu hưởng ứng đến việc thành lập một chính đảng kiểu
mới. Cuộc cách mạng 1905, thế chiến thứ nhất, chính sách phản động, sự đàn áp


đẫm máu của Sa hoàng đã đẩy nước Nga tiến nhanh tới các cuộc cách mạng tư sản
và vô sản năm 1917. Giống như những trận cuồng phong dữ dội, những sự kiện dồn
dập xảy ra khiến đế chế Nga, vốn rạn nứt tận “hố móng” đã tiến tới sụp đổ hồn
tồn.
Xét về mặt văn hóa, đây là giai đoạn của những nghịch lí. Trên cái nền bấp
bênh, hỗn loạn của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Nga lại như trong cơn đột
phát thăng hoa. Cả châu Âu kinh ngạc chứng kiến sự lên men, rồi bùng phát rực rỡ
của những lực lượng sáng tạo vĩ đại, khiến nước Nga nhanh chóng hịa nhập vào
dịng văn hóa nhân loại. Chưa bao giờ có sự nở rộ đồng loạt như vậy trong tất cả các
lĩnh vực văn học, triết học và nghệ thuật.
Thời kì này được các nhà nghiên cứu gọi là “văn học kỉ nguyên bạc”, ở đây
các ngành nghệ thuật là một chỉnh thể hữu cơ, trong đó đặc trưng nổi bật là sự gắn
kết chặt chẽ văn học, triết học, tôn giáo và các bộ môn nghệ thuật khác ( âm nhạc,
hội họa...). Sáng tác của các văn nghệ sĩ lớn được nghiên cứu trong trong sự gắn kết
này. Các trường phái văn học không bị nhìn nhận thuần túy theo quan điểm của các
hệ tư tưởng chính trị. Chủ nghĩa hiện thực khơng cịn được coi là tiêu chí duy nhất
đánh giá các tác phẩm nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện đại với các trường phái suy đồi,
tượng trưng, ấn tượng, biểu hiện, vị lai... không bị quy chụp là “phản động”, mà
được nhìn nhận như sự chuyển mình phức tạp của văn học trước thực tại thế giới
đang thay đổi, cùng lúc như sự tìm tịi căng thẳng những tiếng nói mới đầy sức sáng
tạo của thời đại. Quan hệ giữa các trường phái văn học được nghiên cứu một cách
khách quan, trong mối quan hệ biện chứng có chống đối và tiếp nhận.
Đứng trước không gian sắp vỡ của buổi giao thời thế kỉ, địi hỏi văn học
chuyển mình sang một giai đoạn mới. Sự bùng nổ của chủ nghĩa lãng mạn với nhiều
trường phái sáng tác “phi hiện thưc” khách quan, vừa như sự cân bằng, tự điều
chỉnh của văn học Nga sau mấy chục thập niên chịu ảnh hưởng của khoa học thực

nghiệm, chủ nghĩa tự nhiên, khuynh hướng xã hội cực đoan của dịng văn học và
phê bình dân túy chiếm lĩnh văn đàn, vừa như tìm kiếm những con đường mới cho
nghệ thuật. Phá vỡ ranh giới của chủ nghĩa hiện thực cổ điển tự tạo cho mình mơ


hình thẩm mĩ khác mà mẫu số chung là “cái nhìn thế giới mới” của một thời đại
mới, bằng các sáng tác của mình, Sekhov là người có cơng mở ra con đường văn
học rộng lớn cho văn học Nga và thế giới.
1.2.1.2. Sekhov - Nhà cách tân nghệ thuật Nga
Sekhov và những sáng tác của ông là một điều bí ẩn đối với giới phê bình
Nga trong một thời gian dài. Chính vì thế tài năng của ơng khơng phải được khẳng
định và chào đón rộng rãi ngay từ đầu. Tiếp nhận Sekhov ở Nga là một quá trình
lĩnh hội với nhiều khuynh hướng khác nhau.
Trước tiên là giới phê bình dân túy mà đại diện là Mikhailơpxki. Suốt trong
một thời gian dài Mikhailơpxki khơng hài lịng với cách nhà văn xây dựng cốt
truyện, cách nhà văn “ bỏ mặc nhân vật của mình trong những giờ kịch biến nhất”
và phê phán Sekhov “khơng có tư tưởng”, “khơng có mục đích”, “dạo chơi bên cuộc
đời và khi đi dạo ấy ơng túm lấy khi là cái này khi thì cái kia”, “bất kì cái gì lọt vào
mắt ơng đều mơ tả bằng dịng máu lạnh” như nhau. Mikhailơpxki coi Sekhov là “ca
sĩ của những người cau có”. “nhà văn phi lí tưởng”, “ý tưởng hóa sự thiếu lí
tưởng”. Tuy nhiên, về sau cách đánh giá của Mikhailơpxki có khác, ông khen
Sekhov là “ một người tài năng, tài năng của ông ấy thật độc đáo và dễ thương”
[dẫn theo 43, tr.7].
Từ phía các nhà nghiên cứu theo các khuynh hướng khác, lời phê phán
Sekhov và sáng tác của ông cũng khơng kém phần “nóng nảy”, Đ.X Mêrêgiơcơpxki
khó chịu vì nhà văn quá chú ý đến những tình tiết vặt vãnh đời thường, “hịa tan”
nhân vật vào trong mơi trường bao quanh anh ta và cho rằng nhân vật yêu thích nhất
của Sekhov là “nhân vật - con người thất bại”, là “người tri thức sa đọa” [dẫn theo
43, tr.8]. Cịn L. Sestơp gọi Sekhov là “ca sĩ của sự tuyệt vọng”, cho rằng với những
sáng tác của mình nhà văn đã “giết chết niềm hi vọng của con người”[dẫn theo 43,

tr.7].
Bên cạnh khuynh hướng phủ nhận, xem nhẹ các sáng tác của Sekhov cịn có
một khuynh hướng khác đánh giá cao tài năng và gái trị to lớn trong các sáng tác
của ơng. Người đầu tiên chào đón tài năng của nhà văn trẻ với tất cả tấm lòng,


người mà Sekhov coi là đã đánh tiếng chuông thức tỉnh cho mình là Đ. Grigơrơvich
( 1822-1899). Nhà văn đã khâm phục “tính chính xác, chân thực tuyệt vời trong sự
miêu tả nhân vật và thiên nhiên” của Sekhov, khẳng định ở ơng có một “tài năng
đích thực”, khen ngợi khả năng “phân tích nội tâm chính xác”, “tài nghệ thuật trong
miêu tả”, “khả năng tạo hình” và tin tưởng Sekhov thuộc số người viết được những
tác phẩm xuất sắc, những tác phẩm nghệ thuật thực sự [dẫn theo 43, tr.8].
Hầu như tất cả các nhà văn đàn anh nổi tiếng đương thời đều đánh giá cao tài
năng và quý mến Sekhov, đó là L. Tơixtơi, N.X. Lexcơp, V.G. Kơrơlencơ...
M.Gorki cho biết, Tônxtôi “rất yêu Sekhov”, coi Sekhov là con người “tuyệt
vời, đáng mến”, có “trái tim nhân hậu”, một người “ rất, rất Nga”, “con người tuyệt
mĩ, chân thành và trung thực”. (dẫn theo 23). Cảm phục kĩ thuật viết của nhà văn
thuộc thế hệ đàn em, L. Tonxtoi không ngần ngại so sánh Sekhov với “mặt trời thi
ca Nga”, xem ông là “Puskin trong văn xuôi” và khẳng định “ giống như Puskin,
ơng đã đẩy hình thức lên phía trước, và đây là một cơng lao lớn”[dẫn theo 43, tr.7].
V.Kơrơlencơ, đã nói về Sekhov như về một con người “yêu đời sâu sắc”, một con
người đầy quyến rũ, tài năng với cái nhìn vui vẻ vào cuộc sống.
Các nhà văn cùng thời như M. Gorki, V.M. Garsin cũng rất khâm phục tài
năng của Sekhov. Garsin coi tác giả Thảo nguyên là “nhà văn mới hạng nhất”.
Gorki viết trong thư gửi Sekhov năm 1898: “tài năng của ông thật vĩ đại (...) Người
ta khen ông rất nhiều, thế nhưng lại chưa đánh giá ơng đúng mức và hình như hiểu
ơng rất ít”, “trong văn học Nga chưa có nhà viết truyện ngắn nào giống như ơng,
cịn giờ đây ở nước ta ông là gương mặt vĩ đại, sáng giá nhất. Mopatxang rất hay
và tôi rất yêu ông ấy, nhưng tơi thích ơng hơn (...) ơng là một tài năng mãnh
liệt”[dẫn theo 23]. Gorki ca ngợi nhiều truyện ngắn của Sekhov, coi ông là “một

người lớn lao, thông minh”, mong muốn dùng văn chương thức tỉnh mọi người
đang kéo lê cuộc sống tồi tệ và buồn tẻ.
Cùng với sự đồng thuận và yêu mến của các cây “đại thụ” trong văn học kỉ
nguyên bạc, Sekhov không khỏi bị ảnh hưởng những kinh nghiệm nghệ thuật của
các bậc tiền bối như Puskin, Lermôntô, Gôgôl, Turghenev, Đôxtôiepxki, Tônxtôi,


Ostrôvski... cũng như những thành tựu nghệ thuật và triết học hiện đại mà ông tiếp
nhận được. Cái mới mà Sekhov đem vào văn học không nảy sinh trên miếng đất
trống, nói cách khác ơng đã đổi mới những thành tựu mà các bậc tiền bối vĩ đại đã
đạt được. Và sự đổi mới này không phải là sự kết hợp đơn giản, cơ học những yếu
tố truyền thống và hiện đại nói như nhà nghiên cứu Đào Tuấn Ảnh nó giống như
“sau một phản ứng sinh hóa phức tạp, chúng ta nhận được một hợp chất hoàn toàn
mới mẻ từ những thành phần quen biết”[2].
Nối gót các nhà văn chân chính, Sekhov đã dũng cảm đi theo con đường
khám phá sự thật, vươn tới cái đẹp gập ghềnh, đầy chông gai. Nét nổi bật trong sáng
tác của Sekhov là khả năng nắm bắt bao quát cuộc sống cùng với các nguyên tắc
nghệ thuật của ông. Nhiều tác phẩm của Sekhov đã vượt khỏi biên giới rạch ròi về
thể loại và tỏ ra độc lập hơn đối với các lớp văn bản cổ điển. Tiểu biểu như Những
truyện ngắn sặc sỡ (1886), Vợ kịch vui và đặc biệt là truyện vừa Thảo nguyên.
Sekhov cho rằng trong Thảo nguyên “Mỗi chương riêng rẽ tạo ra một truyện ngắn
đặc biệt”, toàn truyện là “bản liệt kê chi tiết các ấn tượng”, “cuốn bách khoa thư về
thảo nguyên”. Bức tranh thảo nguyên của Sekhov được vẽ bằng bảng màu phong
phú, bút pháp đa dạng - bút pháp hiện thực pha lẫn nghệ thuật tượng trưng và ấn
tượng.
Nhận xét quan trọng này giúp chúng ta thấy được vai trò của nghệ thuật hiện
đại trong việc xác lập những nguyên tắc nghệ thuật chủ đạo của nhà văn: tính cơ
đọng, ngun tắc “im lặng”, tính khách quan không chứng minh, thuyết giảng,
mạch ngầm văn bản nổi tiếng trong văn xuôi Sekhov, thứ văn xuôi tin cậy vào khả
năng đồng sáng tạo của độc giả đã trưởng thành trong hơn một thế kỉ phát triển gấp

rút văn hóa, văn học.
Những nguyên tắc nghệ thuật này tạo phong cách nghệ thuật Sekhov, qui
định việc lựa chon đề tài, cốt truyện, kiến trúc tác phẩm, lựa chọn nhân vật, xây
dựng tâm lí tính cách, đặc biệt những tác phẩm thuộc giai đoạn chín muồi, nơi sự
gắn kết giữa hài hước và châm biếm lúc đầu được thay bằng sự kết hợp của bi kịch
với bi hài kịch, trữ tình với triết lí.


×