Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của franz kafka (LV00922)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.11 KB, 140 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2

NGUYN TH HNG GIANG

nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong
sáng tác của FRANZ KAFKA

LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ và văn hóa việt nam

Hà nội, 2013


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2

nguyễn thị h-ơng giang

nghệ thuật miêu tả cáI phi lý trong
sáng tác của FRANZ KAFKA
Chuyờn ngnh: Lớ lun vn hc
Mó s: 60 22 01 20

LUậN VĂN THạC Sĩ ngôn ngữ và văn hóa việt nam

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. Trng ng Dung

Hà nội, 2013


LỜI CẢM ƠN!


Để hoàn thành khóa học thạc sỹ cũng như đề tài luận văn này là nhờ sự
giảng dạy, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong tổ lý luận văn học trường
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong viện nghiên cứu văn học. Vì
vậy, từ đáy lòng mình, tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô.
Tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Đăng Dung,
người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
tìm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH, các thầy cô giáo Trường THPT Xín
Mần , những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi
những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày
hôm nay.
Hà Nội, tháng 7năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Hương Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Hương Giang



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3
2.1.Tình hình nghiên cứu Kafka trên thế giới ............................................ 3
2.2.Tình hình nghiên cứu Kafka ở Việt Nam............................................. 7
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................. 11
3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 11
3.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 12
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 12
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 12
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. VẤN ĐỀ PHI LÝ TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC .......... 14
1.Vấn đề phi lý trong triết học .................................................................. 15
2. Vấn đề phi lý trong văn học .................................................................. 23
3.Franz Kafka - người mở đường cho chủ nghĩa văn học hiện đại........... 37
Chương 2. CON NGƯỜI PHI LÝ QUA NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CỦA FRANZ
KAFKA............................................................................................................. 46
1. Con người xa lạ với thế giới ................................................................ 48
2. Con người xa lạ với chính mình........................................................... 76
Chương 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN PHI LÝ QUA NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ
CỦA FRANZ KAFKA........................................................................................ 94
1.Không gian mê cung .............................................................................. 95
2.Thời gian huyền thoại........................................................................... 113
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 132


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Sau những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX của các
tác giả như Banzắc, Leptônxtôi… với sự xuất hiện của F.Kafka là một bước
ngoặt mới xảy ra trong văn học thế giới nói chung và tư duy tiểu thuyết nói
riêng vì những sáng tác của F.Kafka đã mang lại sự mới mẻ cho tư duy tiểu
thuyết, từ đó mở ra những chiều kích mới của chủ nghĩa hiện thực hiện đại
buộc người ta phải nhìn lại về vấn đề của chủ nghĩa hiện thực. Có thể nói,
F.Kafka là người mở đường cho chủ nghĩa hiện thực hiện đại và trong thực tế,
ông là ngọn cờ tiên phong của chủ nghĩa hiện thực hiện đại, có sức lay động và
ảnh hưởng mạnh suốt từ thế kỉ XX cho đến tận ngày nay. Sự độc đáo trong
những sáng tác của F.Kafka là ông đã phản ánh hiện thực thông qua cái phi lý.
Thực ra cái phi lý không phải là vấn đề mới, nó đã xuất hiện phần nào đó
trong văn học thế giới, từ F.Rabelai đến các nhà văn lãng mạn như L.Caroll,
J.Wift…và một số nhà văn hiện đại khác như là một thủ pháp sáng tác văn
học, có thể gọi là biện pháp huyễn tưởng phi lý. Ở các nhà văn này, họ phản
ánh hiện thực bằng bút pháp châm biếm hài hước, bằng thủ pháp ẩn dụ và
ngoa dụ.Họ đã xây dựng nên một thế giới huyễn tưởng riêng biệt với những
nhân vật hài kịch làm đối tượng châm biếm và hài hước qua đó để rút ra bài
học cho thế giới thực tại.
Nhưng đến Kranz Kafka thì hoàn toàn khác hẳn. Ở F. Kafka đã xuất hiện
một tư duy mới về cái phi lý. Vấn đề phi lý là nhận thức,đối tượng của triết
học và chuyển vấn đề phi lý của triết học trở thành nhận thức, đối tượng của
văn học là cả một quá trình không đơn giản một chút nào, không phải ai cũng
làm được, không phải ai cũng thể hiện thành công. Thế nhưng, F.Kafka đã


2


thật sự thành công, khi ông đưa vấn đề phi lý của triết học trở thành nhận
thức, đối tượng phản ánh nghệ thuật của văn học qua sáng tác của mình.
Trong mọi trường hợp, cái phi lý của Kafka chính là cái phi lý của bản thể
tồn tại người trong một thế giới mà con người ngày càng đối diện với những
thách thức mới cũng không kém phần phi lý. Muốn tồn tại con người phải
luôn đấu tranh để loại trừ nó.
Không giống như các nhà văn khác, phản ánh hiện thực giống như
những gì nó vốn có. Kafka đã vượt qua qui ước của chủ nghĩa hiện thực
truyền thống, ông đã mang đến cho người đọc một thứ hiện thực không chỉ
như nó đang tồn tại, mà còn, như nó sẽ tồn tại thông qua việc sáng tạo những
phương thức khái quát hiện thực mới mẻ: huyền thoại hóa và đổi mới những
mẫu cổ, huyền thoại hóa không gian,huyền thoại hóa nhân vật, huyền thoại
hóa thời gian, phi lôgíc hóa tâm lý nhân vật, phi lôgíc hóa với nnhững thao tác
phi lopgíc hóa sự vật ….Qua đó hiện thực hiện lên rõ ràng,cụ thể, sắc nét hơn
bao giờ hết, nó còn thực hơn cả hiện thực. Đó chính là sự độc đáo không lặp
lại, không trộn lẫn với ai trong phương thức phản ánh hiện thực của
F.Kafka.Cũng chính điều này đã đưa Kafka lên vị trí là người mở đường cho
chủ nghĩa văn học hiện đại.
Có thể nói, những quan niệm về cái phi lý và cái nhìn hiện thực mang
tính huyền thoại của Kafka trong những sáng tác của ông luôn luôn có sức
ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn và lâu dài trên văn đàn văn học thế giới mà trong
đó có Việt Nam. Do đó, việc lấy tên đề tài “Nghệ thuật miêu tả cái phi lý
trong sáng tác của Franz Kafka” không phải chỉ mang ý nghĩa kiến giải một
hiện tượng văn học thế giới đã qua mà còn giúp chúng ta chỉ ra được cái mới,
những đóng góp của F.Kafka trong văn học thế giới và cũng hiểu hơn những
ảnh hưởng của ông tới văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói
riêng.


3


2. Lịch sử vấn đề.
Là một nhà văn lớn Franz Kafka đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
giới nghiên cứư trên toàn thế giới. Những công trình nghiên cứu với các mức
độ nông sâu khác nhau đã soi chiếu con người và sáng tác của Kafka trên rất
nhiều phương diện.
2.1. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhhiều công trình nghiên cứư về những sáng tác của
FRANZ KAFKA nhưng ở đây chúng tôi chỉ điểm qua những công trình cơ
bản.
Từ năm 1981 Yve Gilli trong “Kafka, những hướng tiếp cận mới”đã có
một tổng kết rằng, nếu chỉ tính trên nhan đề đã có hơn 5000 công trình viết về
Kafka. Cho đến nay, người ta thấy trong những sáng tác của Kafka vẫn mở ra
rất nhiều vấn đề mới mẻ bởi trong những sáng tác của ông chứa đựng những
ẩn dụ phức tạp và có khả năng gợi tưởng vô cùng phong phú. Những tác
phẩm của ông mỗi lần đọc là một lần “biến dạng” để lột ra những tầng ý
nghĩa khác nhau ẩn sâu trong các tác phẩm. Kafka được xem là người mở
đường cho văn học phi lý, thế nên cái phi lý luôn là đề tài trung tâm đối với
các công trình nghiên cứu, khám phá tác phẩm của ông.
Cái không may mắn của Kafka là sinh thời ông không tận mắt chứng
kiến những thành công vang dội của mình. Ngay sau khi ông mất, dù tác
phẩm chưa được dịch ra rộng rãi thì ngoài một số nhà phê bình văn học
Phương Tây và những nhà văn mác xít cũng đánh giá ông rất cao. Năm 1924
báo “Quyền lợi đỏ” của Đảng cộng sản Tiệp Khắc đã xem Kafka như một nhà
văn có nhiều đóng góp vào cuộc đấu tranh chống lại những thế lực chống lại
con người “Một trí tuệ tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này và
mổ xẻ nó bằng con dao không xót thương của lẽ phải, ông thấy nỗi đau của kẻ
này, quyền lực và giàu sang của kẻ khác. Trong những bài viết của mình ông



4

tấn công vào những kẻ mạnh của thế giới này bằng phươnng tiện trào phúng,
bằng hình thức chứa đầy hình ảnh” [20, tr.645]. Cũng vào tháng 6 năm ấy
Milêna Jêzenka có viết về Kafka như sau: “Những cuốn sách (của ông) đã để
lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào
đó một chữ nào”[20, tr.645].
Sau khi Kafka mất những tác phẩm “Vụ án”; “Lâu đài”; “Nước Mĩ” đã
được in và phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới khiến cho tên tuổi và
tài năng của Kafka nở rộ hơn bao giờ hết. Những tác phẩm đó có ảnh hưởng
đặc biệt ở Phương Tây và đó cũng là lúc con người bừng ngộ và nhận ra rằng
“thế giới đã bắt đầu giống như thế giới của Kafka” [20, tr.645]. Nói như
Michel Remon: “thế giới bắt đầu gặp gỡ F. Kafka và định ngữ K. rời bỏ lĩnh
vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” [20, tr.645].
Và sau chiến tranh thế giới thứ hai Kafka vẫn được coi như là “một phát
hiện” độc đáo đặc biệt đối với thế giới Phương Tây bởi sự tiên cảm của Kafka
đối với số phận bi đát của con người. Người ta chua chát hiểu rằng cái phi lý
mà Kafka vừa là người tiên cảm, vừa là người hứng chịu không phải là một
huyền thoại, không chỉ nằm trong tiểu thuyết nữa mà là sự thật về cuộc đời,
về chính xã hội, về thế giới mà con người đang sống và điều ấy không phải ai
cũng dễ dàng nhận ra. Như vậy, những trải nghiệm về thế giới phi lý chính là
mối đồng cảm đầu tiên (và cũng là lớn nhất) giữa F.Kafka với người đọc, thế
giới phi lý trong nghệ thuật của ông biến thành những hiện tượng quen thuộc
giữa cuộc sống đời thường.
Trong công trình “Viết về nghệ thuật”, Bectôn Brecht –nhà viết kịch
đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng của Đức đã sớm nhận định về F. Kafka:
“Người ta tìm thấy ở ông ta, đằng sau những hóa trang rất kì cục, những linh
cảm về nhiều điều mà vào thời kì những cuốn sách của ông xuất hiện thường
chỉ có một vài người nhận thấy được mà thôi” [20, tr.645]. Cái điều mà



5

Bectôn Brecht cho là linh cảm ở đây thực ra là những dự báo đầy tính bi kịch
về thế giới. Cũng cùng nội dung đó, trong tập tiểu luận bàn về nghệ thuật tiểu
thuyết: “Thời đại nghi ngờ”, Nathalie Sarraute trong cuốn “Chân dung người
lạ mặt” đã tán thành cho rằng Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta, là tiên
tri báo trước kỉ nguyên của “con người phi lý”, “con người không có sự
sống”. Nathalie Sarraute cũng đã phê phán tiểu thuyết hiện thực đã thất bại
với lối “phân tích tâm lý” và “lối chẻ sợi tóc làm tư” đồng thời kêu gọi nhà
văn phải theo gót Kafka để đi tìm những miền chưa khám phá của con người
để phát hiện cho được “con người phi lý trong thời đại ngày nay” [29, tr.32].
Tại Hội nghị Quốc tế vể F.Kafka được tổ chức tại Lipbice (Tiệp Khắc
trước đây), trong khi có khá nhiều nhà nghiên cứu phủ nhận tính hiện thực ở
các tác phẩm của Kafka thì vẫn có hai nhà lý luận mác xít là E.Fischer và
R.Garaudy coi tác phẩm của ông như một thường hợp tiêu biểu nhất cho
phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. R.Garaudy trong “Chủ nghĩa hiện
thực không bờ bến” đã xem Kafka là mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực của
thế kỉ XX-thế kỉ của sự sáng tạo những huyền thoại.Theo ông cái độc đáo của
Kafka là ở chỗ những thế giới quái dị mà ông sáng tạo ra đều có từ hiện thực,
có khả năng dự báo hiện thực.
Đối với E.Fischer, ông nhìn thấy trong thế giới nghệ thuật của Kafka tính
chất tiêu cực, sự tha hóa con người, đồng thời khẳng định khả năng tái hiện
hiện thực của Kafka bằng tiếng nói nghệ thuật có một không hai. “Không có
nhà văn nào thể hiện cái tiêu cực này, sự tha hóa tổng thể con người bằng
ngôn từ một cách sinh động tương tự. Tôi cho rằng cái cảm xúc mãnh liệt này,
độ chính xác này về sự khủng khiếp liên quan chặt chẽ nhất với sự quá tải của
cái tiêu cực với tính chất một chiều, với chủ nghĩa chủ quan [14, tr.184].
Fischer cũng đặc biệt lưu ý đến việc khảo sát các chi tiết trong các tác phẩm
của Kafka, ông cho rằng các chi tiết trong sáng tác của nhà văn này có khả



6

năng thể hiện “hiện thực không thể hiểu nhầm của thời đại chúng ta, cái hiện
thực đang phơi bày ra giữa những điểm cố định của các chi tiết cụ thể
[14, tr.185)].
Ngoài ra trong bài viết của mình Fisccher còn trên cơ sở nghiên cứu
những sáng tác của Kafka đề xuất những vấn đề quan trọng liên quan đến thái
độ ứng xử của những người mác xít với Kafka và những vấn đề của phản ánh
nghệ thuật.
Tiếp tục quan điểm của các nhà lí luận trên, trong “Trò chuyện về nghệ
thuật kết cấu”, tiểu thuyết gia Milan Kundera khi nói về lối kể chuyện bằng
chiêm bao chủ nghĩa hiện đại đã viết “Các tiểu thuyết của Kafka là sự hợp
nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại. Vừa là cái nhìn sáng suốt về thế
giới hiện đại, vừa là sự tưởng tượng dữ dội nhất. Kafka ấy trước hết là một
cuộc cách mạng mĩ học mênh mông. Một kì diệu nghệ thuật…” [46, tr.85].
Trong tập lí luận phê bình “Vì một tiểu thuyết mới” của Alain Roble
Gillet ông lại thán phục Kafka ở nghệ thuật” miêu tả hiện thực tuyệt đối các
sự việc” và theo ông “không có gì hư ảo hơn sự chính xác”[43, tr.206]. Mới
nghe chúng ta dễ cảm thấy điều này mẫu thuẫn với Kundera nhưng có lẽ cần
phải hiểu, hiện thực ở đây theo tinh thần của chủ nghĩa hiện đại- một hiện
thực đa chiều, hỗn mang, ẩn dấu phía sau nó những ý niệm về sự phi lý của
tồn tại.
Gần với nhận định của Alain Roble Gillet, A.Kareski trong bài viết “Về
sáng tác của Franz Kafka” đã đánh giá “ Hiệu quả đặc biệt của F.Kafka là tất
cả đều rõ ràng, không có gì khó hiểu. Những khi đọc suy ngẫm, khi đã cảm
nhận và chấp nhấp nhận nguyên tắc chơi của ông, chúng ta có thể tin chắc
rằng F.Kafka đã kể nhiều điều quan trọng về thời đại ông. Bắt đầu từ việc
ông gọi sự phi lý là sự phi lý và đã không sợ việc thể hiện nó” [24, tr.187].



7

Sự đa nghĩa trong các sáng tác của F.Kafka khiến cho nhiều khuynh
hướng khác nhau đã xem ông là “tiền bối” của mình, đặc biệt là các nhà triết
học hiện sinh.
A.Camus khẳng định tiểu thuyết “Vụ án” và “Lâu đài” của F.Kafka là
“dạng thuần túy của cái phi lý và tư tưởng hiện sinh”.Trong tác phẩm “Những
bài giảng về chủ nghĩa hiện sinh và những hình thái của nó”. Roger Verneaux
viết “Thật là không đầy đủ nếu chúng ta không ghi F.Kafka như là một trong
những nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh.Tiểu thuyết của ông bao trùm trong
không khí của khái niệm cái phi lý của cuộc sống” [20, tr.91].
2.2. Tình hình nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam.
Trong một thời gian tương đối dài ở Việt Nam F.Kafka chỉ được nhắc
đến một cách sơ lược trong các công trình lí luận văn học như: “Phương Tây
văn học” của Hoàng Trinh; “ Phê phán văn học hiện sinh” của Đỗ Đức Hiểu,
“Về văn học phương Tây hiện đại” của Phạm Văn Sĩ….. Phải nói rằng đây
là những nỗ lực đầu tiên đưa Kafka đến bạn đọc Việt Nam. Tuy nhiên do chịu
ảnh hưởng trước những phản ứng cực đoan từ một số nhà văn, nhà phê bình
mácxít ở Liên Xô cũ nên ý kiến của họ đưa ra chủ yếu đều đứng trên tinh thần
phê phán những mặt cực đoan, bi quan thể hiện trong tác phẩm của nhà văn.
Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy trong một số bài viết của mình họ vẫn thừa nhận
những yếu tố hiện thực trong những sáng tác của F.Kafka.
Giáo sư Hoàng Trinh trong công trình: “Phương Tây –văn học và con
người” đã nghiên cứu một số nhà văn Phương Tây trước vấn đề “thân phận
con người”, F.kafka là tác giả được nói đến đầu tiên. Trong khi phân tích để
chỉ ra những đặc trưng của F.Kafka với việc phản ánh hiện thực, tác giả
Hoàng Trinh cho rằng những tư liệu rút ra từ hiện thực khi vào tác phẩm của
F.Kafka “đã biến dạng thành một thế giới mờ ảo, quái dị, bay lơ lửng ở trên



8

những cơ sở thực tế của nó.Thực đã pha trộn với mộng và nhiều lúc bị mộng
lấn át” [12, tr.35].
Đỗ Đức Hiểu trong chuyên luận “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa”
một mặt thừa nhận vai trò tiên phong của F.Kafka đối với văn học hiện sinh
cũng như những yếu tố hiện thực, có tính chất tố cáo một chế độ quan liêu, một
chế độ nhà nước nghẹt thở, đầy áp bức, ngạo nghễ trong chuyện của F.Kafka.
Mặt khác ông phê phán những yếu tố siêu hình về thân phận con người tràn
ngập trong tác phẩm, lấn át cả một số yếu tố hiện thực vốn không nhiều nhặn
gì. Tác giả đã chỉ rõ “có thể nói tính thần bí bao trùm cả tác phẩm của F.Kafka.
Phi lý, lo âu, cô đơn, xa lạ, tuyệt vọng, hư vô những khái niệm ấy về con người
của F.Kafka tìm thấy ở huyền thoại một hình thức biểu hiện rất phù hợp.
F.Kafka đã huyền thoại hóa một thế giới bị tha hóa” [12, tr.90].
Trong tạp trí văn học nước ngoài số 4 măm 1996 ,tác giả Nguyễn Văn
Dân với bài viết “Kafka với cuộc chiến chống phi lý”đã tập trung vào phân
tích tính phi lý như “một đối tượng nhận thức” trong tác phẩm của F.Kafka.
Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Trong mọi trường hợp, cái phi lý của Kafka là
những tấn bi kịch của con người hiện tồn tại trong thế giới đương thời. Kafka
không phải đi tìm kiếm cái phi lý ở đâu xa như các nhà văn lãng mạn” và
“Kafka đã chủ trương chỉ lưu tâm đến những con người bình thưòng, đến
những nỗi lo đời thường của họ”. Như vậy, quan điểm của Nguyễn Văn Dân
đã thêm một lần khẳng định quan niệm nghệ thuật của F.Kafka thông qua tác
phẩm là về sự bất an của con người trong một thế giới phi lý.
Trong bài viết “Thế giới nghệ thuật của F.Kafka” in trong “Franz
Kafka, tuyển tập tác phẩm” NXB,Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa Đông Tây
,2003 nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung khẳng định: “đối tượng trung tâm
của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái

chết [42, tr.941], và Kafka “đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách


9

độc đáo và mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại”. Với luận
điểm trên, Trương Đăng Dung đã nhấn mạnh quan niệm nghệ thuật của Kafka
về con người và thế giới thể hiện qua các tác phẩm, đã đóng vai trò mở đường
khai lối cho cho văn học hiện đại.
Trong bài giới thiệu về tác giả Franz Kafka in trong giáo trình “Văn học
Phương Tây” NXB Giáo dục năm 2006, nhà nghiên cứu Đặng Đào Anh cũng
phân tích những vấn đề của con người hiện đại và chất “hài hước đen” đặc
trưng trong tác phẩm của F.Kafka. Đặng Anh Đào khẳng định, “thế giới của
Kafka là nơi cái phi lý đã trở thành cái bình thường hàng ngày” [20, tr.914] là
thế giới huyền thoại mang “tiếng nói đa âm về thân phận con

người”

[20, tr.933]. Như vậy Đặng Anh Đào đã khẳng định tính chất phi lý cao độ
trong quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của Kafka.
Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đặc biệt đánh giá cao nhà văn Kafka ở chỗ
“ Kafka luôn có cái nhìn hài hước, mỉa mai về các quan hệ cuộc đời, xã hội.
Ông đề xuất cái phi lí, cái bi đát, sự tha hóa, nỗi cô đơn, sự nhỏ bé, sự bất lực,
xa lạ… của con người. Nhưng ông không hề cổ xúy cho những phạm trù triết
học đó” [45, tr.972]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng khẳng định, Kafka là
người khai sinh ra huyền thoại hiện đại, là người “ khai sinh ra thi pháp mới
cho kỉ nguyên hiện đại” [45, tr. 978].
Lại Nguyên Ân đánh giá Kafka là một gương mặt tiêu biểu của văn học
thế giới trong nghệ thuật huyền thoại hóa. Ông cho rằng qua lăng kính huyền
thoại, nhân vật của Kafka có ý nghĩa đại diện cho nhân loại: “ cốt truyện và

nhân vật ở ông mang ý nghĩa nhân loại phổ quát; nhân vật là sự mô hình hóa
nhân loại nói chung” [1, tr.162].
Phùng Văn Tửu trong phần giới thiệu cho bản dịch Vụ án sang tiếng Việt
của mình và trong giáo trình Văn học phương Tây, mô tả một cách tương đối
khái quát vè thế giới nghệ thuật của Kafka, phân tích một số thủ pháp nghệ


10

thuật của nhà văn trong miêu tả thời gian, không gian, con người, tình huống.
Dịch giả cũng đặc biệt chú ý đến huyền thoại và đặc điểm của huyền thoại
trong sáng tác của Kafka.
Ngoài ra, Kafka còn được nhắc tới trong một số công trình khác như một
đối tượng( hay vấn đề) so sánh, đối chiếu. Hầu hết các công trình này đều
thống nhất khẳng định vai trò tiên phong của Kafka trong việc đổi mới nghệ
thuật tiểu thuyết trên một số phương diện. Đó là chuyên luận Tiểu thuyết
Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới của Phùng Văn Tửu, công trình Ernest
Hemingway núi băng và hiệp sĩ của Lê Huy Bắc, Cái kì ảo trong tác phẩm
của Balzac của Lê Nguyên Cẩn…
Trong bài viết Từ hiện đại đến hậu hiện đại, Hoàng Ngọc Tuấn đã đặt
tác phẩm của Kafka vào dòng chảy của văn học thế giới, để từ đó thấy được
vai trò viên gạch nối giữa hai thời kì Hiện đại và Hậu hiện đại của Kafka.
Hoàng Ngọc Tuấn viết: “Franz Kafka cũng đã tạo ra những kĩ thuật viết,
khiến một số tác phẩm của ông mang tính cách đa tầng và đa phương về ý
nghĩa, và hầu như bất khả giản lược: một bản tóm tắt đại ý sẽ là một hành
động bất công đối với tác giả. Cuốn Das Schloss ( Lâu đài, 1926) là một ví dụ
thú vị. Nó là một tác phẩm chứa dựng đầy những ẩn dụ phức tạp và có khả
năng gợi tưởng cực kì phong phú. Cả cuốn tiểu thuyết tồn tại như một kí hiệu
biểu ý đa giác khiến người đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhìn thấy một ý nghĩa
khác, như thể nhìn vào một ống kính vạn hoa. Mỗi lần đọc, chúng ta có thể

nhìn thấy nó biến dạng: nó có thể như một ẩn ý triết lý, hay như một ẩn ý
chính trị, hay như một tiếng nói mang màu sắc Do Thái, hay như một thái độ
phân tâm học kiểu Freud. Nó như một bài thơ kì lạ, từ chối mọi công thức
diễn dịch, và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chính kinh nghiệm đọc
trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động”


11

[55, tr.99]. Quan điểm trên củng cố thêm luận điểm về tính chất đa nghĩa
trong thế giới hình tượng của Kafka.
Qua sự tổng hợp các ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu những sáng
tác của F.Kafka trong phạm vi có thể tìm hiểu được, phải thừa nhận rằng. Hầu
hết các tác giả đều quan tâm tới vấn đề phi lý trong sáng tác của F.Kafka, họ
thừa nhận cái phi lý là đối tượng miêu tả trung tâm trong sáng tác của ông.
Tuy nhiên, vấn đề đó mới chỉ dừng ở một phương diện, một phần của công
trình nghiên cứu, thậm trí nó chỉ là một vài ý kiến, nhận định có tính chất đan
xen, có chỗ cái phi lý được tìm hiểu như là để kiến giải cho những luận đề
triết học.
Về cơ bản hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ giới hạn tìm hiểu cái phi lý
trong sáng tác của Kafka trên những biểu hiện nội dung trái ngược với lý
tưởng nhân văn chứ chưa xem cái phi lý là bản chất đời sống, là bản chất sâu
xa của hiện thực.Vì vậy họ đã bỏ qua những đóng góp rất lớn của Kafka nói
riêng cũng như dòng văn học phi lý nói chung trong việc thay đổi quan niệm
phản ánh hiện thực từng ngự trị nền nghệ thuật thế giới trong một thời gian
khá dài.
Vậy nên, những khoảng còn bị để ngỏ trên lại là sự gợi mở hướng tiếp
cận cho luận văn, để luận văn tiếp tục khám phá nghệ thuật miêu tả cái phi lý
trong những sáng tác của Franz Kafka từ nhiều bình diện mới.
3.Mục đích,đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

3.1. Mục đích nghiên cứu.
Với luận văn “ Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của Franz
Kafka” người viết mong muốn chỉ ra được tài năng miêu tả cái phi lý, cái độc
đáo của F.Kafka trong việc khái quát những vấn đề lớn lao của thân phận con
người và hiện thực xã hội đương thời. Đồng thời muốn nhấn mạnh sự ảnh


12

hưởng của F.Kafka đối với dòng văn học phi lý nói chung và chủ nghĩa văn
học hiện đại nói riêng của nhân loại .
3.2. Đối tưọng nghiên cứu.
Đi sâu vào những sáng tác của F.kafka để tiếp cận, phân tích, khái quát
từ đó, khẳng định nghệ thuật miêu tả cái phi lý của Franz Kafka được thể hiện
qua con người phi lý, không gian phi lý, thời gian phi lý trong những sáng tác
của ông.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Mặc dù F.Kafka để lại một di sản nghệ thuật khá phong phú nhưng
không phải vốn văn nghiệp đó đều được dịch ra tiếng Việt. Bên cạnh đó do
điều kiện chủ quan và khách quan chưa cho phép nên chúng tôi chỉ có thể
khảo sát và nghiên cứu trong phạm vi các tác phẩm sau đây:
“Franz Kafka -tuyển tập tác phẩm”, NXB Hội nhà văn năm 2003 bao
gồm các phẩm:
- Tiểu thuyết “Hóa thân” (Đức Tài dịch)
- Tiểu thuyết “Vụ án” (Phùng Văn Tửu dịch)
- Tiểu thuyết “Lâu đài” (Trương Đăng Dung dịch)
-13 ttruyện ngắn khác cùng nhật kí, thư từ.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương
pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp,

phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương I: Vấn đề phi lý trong triết học và văn học.
Chương II: Con nngười phi lý trong sáng tác của Franz Kafka


13

Chương III: Không gian và thời gian phi lý trong sáng tác của
Franz Kafka
Cuối cùng là thư mục tài liệu ham khảo.


14

Chương 1

VẤN ĐỀ PHI LÝ TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC
Triết học là sự khám phá về thế giới và bản thân con người, vì thế mà
vấn đề phi lý là vấn đề của triết học Và “ cái phi lý” trong triết học không
phải là con đẻ của thế kỉ XX mà ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học Hi Lạp
đã đưa ra những khái niệm về “cái phi lý” và cái phi lý được thừa nhận tồn tại
song song với cái hữu lí. Triết học cho rằng, cái phi lý là sự bất khả tri của lí
tính, là vật qui chiếu để tham chiếu, khẳng định cái thuận lí. Đây chính là cơ
sở cho cho nền triết học Phương Tây hiện đại phát triển thành chủ nghĩa phi
lý tính từ cuối thể kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX. Đến chủ nghĩa hiện sinh thì lý
thuyết về cái phi lý đạt đến đỉnh điểm. Những đại diện của chủ nghĩa hiện
sinh như M. Heidegger, Kierkegaard, F. Nietzsche…đã phát triển tư tưởng về
cái phi lý hoàn chỉnh dến mức, sau đó, các nhà văn muốn khai thác đề tài này

không phải bổ sung về nội dung nữa mà dành hết tâm lực vào sự cách tân
hình thức biểu hiện mới mẻ. Như vậy, trước Kafka, cái phi lý đã có một lịch
sử trong triết học và văn học Phương Tây và đến thế kỉ XX cái phi lý vẫn là
vấn đề được quan tâm, trở thành hiện tượng độc đáo trong văn học. Franz
Kafka được coi là người tiếp bước hành tình của Dostoevsky khi ông đi vào
khám phá mảng đề tài phi lý của cuộc đời. Ở Kafka, cái phi lý đã trở thành
đối tượng nhận thức của văn học, đồng thời ông đã sáng tạo nên nhiều biểu
tượng để biểu hiện sự phi lý mà ông cảm nhận thấy trong cuộc đời. Thế nên,
Franz Kafka được coi là người mở đường cho chủ nghĩa văn học hiện đại, là
người tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh, là người mở đường và là đại diện lớn
đầu tiên của loại hình văn học phi lý. Trong văn chương Kafka, cái phi lý nảy
sinh ngay trong cuộc sống bình thường, cảm giác phi lý đến với bất kỳ ai nên
thế giới trong sáng tác của Kafka là thế giới hiện thực rất bình thường nhưng


15

khước từ mọi sự cắt nghĩa, giải thích, điều đó tạo nên tính hấp dẫn trong văn
học phi lý của Kafka. Ở đây, với điều kiện của luận văn, đề tài chúng tôi lựa
chọn là “ Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của Franz Kafka” thì
việc làm rõ khái niệm “ cái phi lý” là nút nhấn đầu tiên để chúng tôi tiến hành
những khám phá tiếp theo. Khái niệm này sẽ được chúng tôi làm rõ ở hai
phạm trù: vấn đề phi lý trong triết học và vấn đề phi lý trong văn học.
1.1.Vấn đề phi lý trong triết học.
Trước khi trở thành một khái niệm triết học thì cái phi lý đã tồn tại từ rất
lâu trong cảm giác của con người. Vì một lẽ con người chỉ cảm thấy không
phi lý khi đã thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình về bản thân và về thế giới
xung quanh.Thế nhưng trong thực tế cuộc sống thì điều này dưòng như lại
khó có thể xảy ra bởi cuộc sống xưa nay luôn nảy sinh những điều bất ngờ,
đầy hoài nghi và khó hiểu, khiến cho con người nhiều lúc cảm thấy bất lực.

Hay nói cách khác, khi chúng ta đang sống nghĩa là chúng ta đang tạo cơ hội
cho những câu hỏi liên tục, không ngừng. Đối với mỗi con người tự hỏi hay là
hỏi người khác vừa là niềm khao khát của trí tuệ, vừa là tham vọng nhằm tìm
hiểu và chiếm lĩnh thế giới xung quanh, vừa là nỗi lo lắng, toan tính cho xử
thế. Có một số câu hỏi đã được kiến giải kịp thời, nhưng cũng còn rất nhiều
câu trong số đó có những câu hỏi mãi mãi là những khoảng trống, không có
lời giải đáp, khiến cho lòng người trống rỗng bởi nó không được lấp đầy.Và
chính tại nơi đây, điều phi lí đã xảy ra.
Cảm thức phi lí đã tuột khỏi sự thâu tóm, sắp đặt của lý trí. Như vậy, cái
phi lí cũng là điều có thật trong đời. Từ chỗ tồn tại trong ảo giác, cái phi lí dẫn
bước vào phương pháp tư duy và đóng vai trò ngụy biện, suy luận giả thiết để
chứng minh cho chân lý điều ngược lại. Đây là vấn đề sử dụng trong hình học
một cách thường xuyên. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Zenon và
Aristote đã áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy lí logic( tức là phương


16

pháp lập luận dựa váo giả thiết phi lí). Hình học Euclide( Thế kỉ III trước
Công Nguyên) cũng thường xuyên sử dụng phương pháp ngụy biện để chứng
minh các định luật hình học. Đến Thế kỉ XVI nhà triết học người Anh Fr.
Bacon (1561-1626) đã dùng phương pháp suy luận phi lý để chứng minh cho
chân lí của một sự đánh giá, bằng cách chỉ ra tính chất sai lầm của mặt trái sự
đánh giá đó. Nhìn chung trên phương diện logic học thì người ta quan niệm
rằng “những gì tồn tại trái ngược với quy tắc logic đều bị coi là phi lí”
[42, tr.15]. Nhưng thực ra trong thực tế cuộc sống, cái logic chỉ là cái hữu
hạn, cái phi logic, cái ngoài qui luật, cái chưa hiểu hết mới là cái vô cùng. Vì
thế mà nhà bác học người La Mã Tertullianus (155-220) đã nói một câu nổi
tiếng “Tôi tin vì nó phi lí” [42, tr.14] có nghĩa là ông đã đưa ra một lời thật
hợp lý và thật đúng với thực tế cuộc sống.

Từ điển triết học đã định nghĩa về “cái phi lí” là “ không thể hiểu biết
được đối với lí tính và tư duy, không thể diễn đạt bằng những khái niệm
logic” [8, tr.722]. Như vậy khái niệm về “cái phi lí” trong triết học là một sự
khái quát lại những điều chúng ta cảm nhận qua trực giác, đó là việc thừa
nhận sự đầu hàng của trí tuệ, sự bất lực của nhận thức đối với những gì chưa
biết nhưng lại hiện hữu hàng ngày trước mắt con người chúng ta. Nguyễn
Văn Dân trong cuốn “ Văn học phi lí” thì cho rằng “ tất cả những gì chống lại
năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lí giải bằng tư duy thì đều được
coi là phi lý. Như vậy cái phi lí được coi là cái phản lí tính”
Với hàm nghĩa này, khái niệm phi lí mang tính khái quát hơn, vượt ra
khỏi địa hạt của logic học, là định nghĩa của nền triết học Phương Tây hiện
đại, phát triển thành chủ nghĩa phi lí tính từ cuối thế kỉ XVIII và kéo dài suốt
hơn một thế kỉ. Đặc điểm của chủ nghĩa phi lí tính là đi đến chỗ dùng ý trí
thay cho lí trí, dùng trực giác thay cho tư duy, là sự mất lòng tin vào khả năng
tư duy, phủ nhận tư duy khoa học không đủ khả năng để nhận thức chân lý và


17

hiện thực khách quan.Thay vào đó một số còn cho rằng, thế giới chỉ có thể
nhận thức được bằng bản năng, bằng ý trí, bằng kinh nghiệm, bằng linh cảm,
bằng vô thức và trực giác.
Thật ra con người đã ý thức về những phương pháp nhận thức này từ rất
xa xưa, khi nhà triết học cổ đại Hi Lạp Socrate (479-399 TCN) đưa ra lời kêu
gọi: “con người hãy tự biết mình”, bởi ông đã sớm nhận ra sự phiến diện, sự
lệch pha trong cách tư duy của triết học hướng ngoại. Đối với tự nhiên,
Socrate tự nhận là mình không biết gì và cũng không muốn can thiệp. Hơn
nữa , trước mỗi vấn đề ông chỉ đưa ra nghi vấn và nghi vấn để mỗi người đối
thoại tự tìm đến chân lý cho mình. Phép ứng xử của Socrate khiến ngay cả
người thời nay cũng phải kinh ngạc, rất có thể từ lúc đó ông đã tiên cảm được

cái mênh mông, sâu thẳm của “hiện thực vô bờ”.
Nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà tiểu luận văn học, nhà thơ ở thế kỉ XX
cũng đã tuyên bố sự phá sản của lí trí. Các tác phẩm văn học của chủ nghĩa
biểu hiện và chủ nghĩa siêu thực đã mô tả cái thế giới bí hiểm phi lí tính để
chống lại sự thống trị của lí trí máy móc. Nhà triết học kiêm nhà văn người
Tây Ba Nha Miguel de Unamuno tuyên bố: “Tôi không chấp nhận lí trí, tôi
chống lại nó” …
Một bước phát triển đặc biệt của khái niệm triết học về cái phi lí là giai
đoạn chủ nghĩa hiện sinh. Những người đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh là
nhà triết học thần học người Đan Mạch Soren Aabye Kierkegaard (18131855) với thần cảm cơ đốc giáo của mình ông đã làm thay đổi phương hướng
phát triển của triết học Châu Âu cũng như thế giới. Nội dung triết học của
Kierkegaard đối lập hoàn toàn với nội dung triết học truyền thống. Đặc biệt,
ông cố tình lấy việc phê phán chủ nghĩa lý tính của Hegel làm phương diện
quan trọng trong triết học của mình. Nếu như trước đây, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa duy lí từng cho rằng đối tượng của triết học là những gì có lý tính


18

thì giờ đây theo Kierkegaard triết học lại không thể lí giải thế giới mà chỉ có
thể mô tả đời sống sinh động của cá nhân. Có điều, cá nhân mà triết gia này
muốn nói tới chính là loại người phi lý tính, cá nhân với sự thể nghiệm sâu
kín trong cõi lòng, một cá nhân cô độc có vô vàn trạng thái tình cảm riêng
biệt, một cá nhân luôn luôn đối mặt với sự hiện sinh ccủa chính bản thân
mình. Cá nhân trong quan niệm của Kierkegaard có tinh thần khác hẳn cái cá
nhân ccủa Hegel. Nếu như Hegel đã từng cho rằng mọi biểu hiện của cuộc
sống đều quy về cái chung( như trật tự hay luân lý xã hội) và sự tồn tại của
con ngưòi không nên tách khỏi cái chung đó thì ngược lại, Kierkegaard xem
mọi sự tồn tại bên ngoài cá nhân đều là sự tồn tại phi cá tính, nó làm mơ hồ
mối quan hệ giữa con người và thế giới. Ông nói “Mỗi người có thể nói là

một khoảnh khắc của cá thể nhưng ta không muốn là một chương hay một tiết
trong một hệ thống” [13, tr.224]. Và để hiểu được những dấu ấn cá thể ấy,
triết học cần phải quan tâm đến phương diện tình cảm, ý trí của con người bởi
chính điều đó quy định cho con người sở hữu một cá tính, một cách tồn tại
riêng biệt. Đây là vấn đề xuất phát của toàn bộ tư tưởng triết học Keirkegaard,
nó đã bật mở những kìm tỏa lâu nay của lý trí để nhường địa hạt cho hoạt
động phi lý tính tung hoành. Đó là con đường duy nhất có thể đạt đến chân lý
cho dẫu chỉ là thứ chân lý chủ quan, chân lý qua cái nhìn cá thể, “ chân lý
ngang tầm với cá nhân”[13, tr.223]. Mặc dù vậy, Kierkegaard vẫn chưa gọi rõ
khái niệm phi lý, nói đúng hơn, ông chỉ mới gọi ra bản chất của nó thông qua
“ cái nghịch lý” của nhận thức và của tồn tại. Khi ông xem “ nghịch lý là nỗi
đam mê của tư duy và một nhà tư tưởng không có lối tư duy nghịch lý thì sẽ
giống như một kẻ tình nhân không có nỗi đam mê” [42, tr.18]. Cũng có nghĩa
là ông hoàn toàn phủ định tính chất lý tính trong triết học truyền thống. Sự
khước từ rứt khoát đó, đồng thời là sự bảo đảm tuyệt đối của Kierkegaard
trong việc khẳng định con đường triết học mà ông đã lựa chọn cho mình.


19

Về sau, trong quan niệm của hai nhà đại diện chủ chốt của chủ nghĩa
hiện sinh Pháp thế kỉ XX là J.-P.Sartre và A. Camus thì cái phi lý trở thành
khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh. Ngoài ra chúng ta còn phải kể tới
tên tuổi của một nhà triết học hiện sinh chủ nghĩa lớn nữa là Léon
Chestov(1866-1938), nhà triết học Pháp gốc Ukraina, người cũng đã bàn đến
cái phi lý và rất có ảnh hưởng đến Camus. Có thể nói lời tuyên bố sau đây
của Chestov đã làm thành một trong những ảnh hưởng quyết định đến tư
tưởng về cái phi lý của Camus: “ thật sai lầm nếu tin rằng cái phi lí có nghĩa
là sự kết thúc của tư duy. Không chỉ có điều là tư duy được duy trì trong cái
phi lí, mà nó còn có được một thế năng mà trước đó người ta không ngờ tới”

[23, tr.139].
Trong học thuyết của Sartre, cái phi lý trở thành một phạm trù nòng cốt,
phổ biến tinh thần lên toàn bộ các khái niệm khác xoay quanh nó như “ buồn
nôn”, “ tự do”, “ cá nhân và tha nhân”, “ hư vô và hữu thể” …Tiếp nối tư
tưởng của các bậc tiền bối, Sartre cũng quan niệm cái phi lý chỉ nảy sinh trên
sự bất đồng giữa tồn tại và lý tính. Nhưng nếu như các nhà phi lý tính trước
đó hoặc chỉ mới thừa nhận sự khốn cùng của trí tuệ , hoặc chỉ làm phát lộ
một mặt nào đó của thực tại phi lý quanh ta, còn Sartre thì lại tuyên bố rằng “
toàn bộ cái thực tại nhân bản là một thực tại phi lý”. Từ cái phi lý đó, con
người sinh ra trạng thái “ buồn nôn”. “ Buồn nôn” ở đây không chỉ đơn thuần
là cảm giác nữa, nó là khái niệm triết học để trừu tượng hóa những mối quan
hệ của con người và thế giới. “ Buồn nôn cho ta cái nhìn mới về sự vật và
con ngưòi. Cái hiện tượng bừng bừng nổi dậy như sóng cồn, và người ta bực
bội, tức giận trước cái tầm thường, cái trừu tượng trước cái có sẵn đúc thành
khuôn khổ và tất cả những gì công thức nằm im- dấu hiệu của cái chết”
[20, tr.61]. Đó chính là phản ứng trước thực tại bị tha nhân hóa, phản ứng
của con người đòi lại tự do và kiếm tìm lại tự do, kiếm tìm lại cái độc đáo của


20

nhân vị. Với quan niệm tồn tại con người có trước bản chất của con người,
Sartre đặt con người lên đỉnh điểm của tự do. Bởi lẽ, bản chất của con người
chỉ có được khi bằng sự tự do của mình, con người dấn thân hoạt động vào
những hoàn cảnh của cuộc sống để tạo ra mình, nó cũng đồng nghĩa với việc
tạo ra bản chất. Có thể nói, tự do ở đây có ý nghĩa khác hẳn với khái niệm tự
do trong triết học truyền thống. Sartre coi tự do ngang với tồn tại ý thức của
con người, là bản thân tồn tại của con người chứ không phải là một tính chất
nào trong tồn tại đó. Tự do là thứ con người không thể thoát khỏi, nó là cái
được phán quyết cho con người. Thế nên, Sartre mới nói con người “ bị tự

do” chứ không phải “ được tự do” như các nhà triết học Maxit vẫn hiểu. Tự
do của Sartre vừa siêu việt vừa phi lý tính hoàn toàn, một thứ tự do bên trong
và không thể nhận thức bằng quy luật. Sự tự do lựa chọn tồn tại đó khêu gợi
một chân trời như vô tận , nó lựa chọn bất kể bản chất gì mà hiện hữu của nó
dẫn tới, kể cả việc tự do không lựa chọn, bởi vì sự phủ định cũng chính là sự
khẳng định, là sự tự phát minh để tránh đi theo một mẫu, một quy phạm, một
con đường sắp sẵn, một mụch đích kiên nhẫn đứng chờ. Tự do đối với Sartre,
tất cả đều là dự phóng mà đã là dự phóng thì không có cái nào hơn cái nào.
Có thể nói, ở luận thuyết của Sartre thì cái phi lý là vấn đề bao trùm và
thấm nhuần trong mọi khái niệm khác mà ông đề cập đến. Có lẽ vì thế nên nó
không được ông thể hiện thành một luận đề. Khoảng trống đó chỉ đến Albert
Camus mới được lấp đầy, cho dù người ta vẫn thường xem ông là một nhà
văn biết tạo nên âm vang triết học sâu xa bằng con đường của một nghệ sĩ.
Đến Camus thì tư tưởng vè cái phi lý đã trở thành nối ám ảnh trong suốt cuộc
đời của ông, nó làm thành đề tài trọng tâm của các tiểu luận triết học và thấm
đậm trong các tác phẩm văn học của ông. Khác với Sartre, Camus không bắt
đầu cái phi lý từ thế giới thực tại cũng như từ ý thức của con người. Ông
tuyên bố rằng cả thế giới thực tại lẫn lí tính của con người đều không phải là


×