Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KInh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.41 KB, 3 trang )

KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG ANH
Thạc sĩ Trương Thị Nhung, giáo viên trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Thành sẽ chia sẻ một vài mẹo nhỏ môn Tiếng Anh.
Các em học sinh lớp 12 sắp bước vào một kỳ thi rất quan trọng, đó là kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông năm học 2010-2011. Để làm bài thi môn Tiếng Anh tốt,
các em không chỉ cần kiến thức môn học mà còn cần có những kỹ năng làm bài phù
hợp. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài mẹo nhỏ trước kỳ thi. Phần ví dụ chủ yếu
được lấy từ đề thi môn Tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học
2009-2010.
1. Phân bổ thời gian
Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài thi trắc nghiệm môn ngoại
ngữ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông có 50 câu, thời gian làm bài 60 phút. Như
vậy mỗi thí sinh có khoảng hơn một phút để trả lời một câu hỏi. Trong quá trình làm
bài, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho các câu hỏi khó, đây là các câu
hỏi phân loại giành cho học sinh khá giỏi. Nếu đọc hai lần mà vẫn không làm được thì
nên ghi thứ tự các câu này ra riêng một chỗ trên giấy nháp, tiếp tục làm các câu khác,
nếu còn thời gian sẽ trở lại làm các câu khó này.
2. Chọn đáp án
Đọc toàn bộ câu hỏi và tất cả các lựa chọn của đáp án trước khi trả lời. Tránh
tình trạng chỉ đọc phần câu hỏi có chứa chỗ trống cần điền vì phần còn lại của câu
luôn góp phần làm rõ tính huống sử dụng ngôn ngữ và cung cấp các dấu hiệu nhận
biết câu trả lời đúng. Việc đọc tất cả các lựa chọn cũng rất quan trọng vì yêu cầu của
đề thi không phải là chọn câu trả lời đúng mà là chọn câu trả lời đúng nhất.
Khi chọn đáp án, kỹ năng loại trừ là rất quan trọng. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án,
thường có 2 đáp án sai rõ ràng, chúng ta hãy gạch bỏ ngay các đáp án sai này, rồi suy
luận logic để lựa chọn câu trả lời đúng hơn trong hai lựa chọn còn lại.
3. Dùng tẩy và bút chì
Các em nên chuẩn bị từ 2-3 chiếc bút chì đã gọt sẵn (phòng khi bút gãy), chú ý
gọt đầu bút chì hơi tù giúp tăng diện tích tiếp xúc với giấy, như vậy việc tô đáp án sẽ
nhanh hơn. Các em nên dùng bút chì mềm, khi tẩy sẽ dễ và nhanh hơn.
Các em nên mang một cục tẩy rời, một tay cầm bút chì, một tay cầm tẩy. Như


thế chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, câu nào sai thì tẩy ngay.
4. Kỹ năng tô đáp án
Các em làm được câu nào thì tô ngay câu trả lời đó trong phiếu trả lời trắc
nghiệm, tránh tình trạng làm vào giấy nháp hoặc đề thi, để đến cuối giờ mới tô đáp án
một loạt sẽ dẫn đến cập rập, tô thiếu chính xác hoặc không đủ thời gian. Khi tô đáp án
cần nhìn lại thứ tự câu hỏi trên tờ phiếu trả lời để tô câu trả lời tương ứng, tránh việc
đọc câu hỏi số 10 lại tô câu trả lời số 11 dẫn đến sai một loạt các câu sau đó.
Trong trường hợp thời gian còn quá ít không đủ để đọc một số câu hỏi, các em
không nên bỏ trống các câu trả lời đó ở phiếu trả lời vì với câu trả lời sai các em sẽ không
1


bị trừ điểm. Cách tốt nhất trong trường hợp này là chọn một chữ cái nào đó, ví dụ chọn A
cho tất cả các câu trả lời còn lại, như thế xác suất đúng nhìn chung sẽ cao hơn.
5. Kỹ năng đọc hiểu:
5.1. Đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn.
5.2. Nếu gặp câu hỏi về ý chính hoặc tiêu đề của đoạn văn thì chưa nên trả lời
ngay. Sau khi trả lời hết các câu hỏi khác các em sẽ hiểu nội dung chính của bài và trả
lời câu hỏi này tốt hơn.
5.3. Với các câu hỏi còn lại cần tìm từ khóa trong câu hỏi, từ khóa này sẽ định
hướng cho các em phải tìm thông tin gì, ở câu nào, đoạn nào trong bài đọc
Ví dụ: Trong câu hỏi “What will the book of the future look like?”, từ khóa là
future, look like
5.4. Khi đã tìm ra từ khóa trong đoạn văn, đọc câu chứa từ khóa để trả lời câu
hỏi. Nếu vẫn chưa trả lời được câu hỏi, đọc thêm câu phía trước và câu phía sau từ đó.
5.5. Nếu thấy từ khóa xuất hiện nhiều lần trong đoạn văn, nên đọc lại câu hỏi để
tìm từ khóa khác.
5.6. Học thuộc một số câu hỏi thường gặp trong bài đọc, như thế khi gặp các
câu hỏi này các em không mất quá nhiều thời gian để dịch câu hỏi. Sau đây là một số
câu hỏi thường gặp trong bài đọc của đề thi tốt nghiệp THPT:

What is the main topic of the passage?
What would be the best title for this passage?
What is this passage mainly about?
Which sentence best summarizes the main idea of the passage?
Which of the follwing is TRUE (NOT TRUE) according to the passage?
All of the following are true of …………………EXCEPT?
The phrase (word) ……………..means?
The word ………….could be best replaced by:
What does the word ……….refer to?
6. Ngữ âm
Phần này nội dung kiến thức được kiểm tra khá rộng, các em nên có ý thức
ngay khi học ý nghĩa của một từ cần kiểm tra và học cách phát âm của từ đó. Tuy
nhiên các em có thể ôn tập bằng cách đọc lại toàn bộ các từ mới của ở phần Glossary
cuối sách lớp 12, vừa kết hợp ôn lại nghĩa của từ. Ngoài ra, trong phần phát âm
thường kiểm tra cách đọc của hậu tố /e/, /es/ và /ed/ (1 đến 2 trong tổng số 5 câu) nên
các em cần chủ động ôn tập lại riêng quy tắc phát âm của các hậu tố này.
7. Từ vựng
Với câu hỏi này các em nên xác định từ loại của từ cần điền căn cứ vào vị trí
của từ trong câu và cấu trúc câu.
Ví dụ:
Câu hỏi: The industrial area of the city is not very_____.
a. attracted
b. attraction
c. attractive
d. attractively
2


Ta suy luận như sau: sau động từ to be có thể là tính từ, trạng từ very thường bổ
nghĩa cho tính từ, nên từ cần điền nên là 1 tính từ. Sau đó nhận diện từ loại của các

đáp án căn cứ vào hậu tố, tiền tố của các từ đó. Theo cách này các em có thể chọn
được đáp án đúng ngay khi không biết thật rõ nghĩa của từ.Trong 4 lựa chọn cung cấp
ta có thể chọn ngay đáp án C. attactive vì ta biết ive là hậu tố tạo thành tính từ. Một số
tiền tố, hậu tố thường gặp như sau:
Các hậu tố tạo thành tính từ: ful, less, ish, al, ous, ic, able, y, ...
Các hậu tố tạo thành danh từ: er, or, tion, ness, ty, ment, ce, …
Hậu tố tạo thành trạng từ: ly
Các hậu tố tạo thành động từ: en, ise/ize…
Các tiền tố tạo thành động từ: dis, mis, re, en…
8. Chức năng giao tiếp:
Trong đề thi còn có 3 đến 4 câu kiểm tra kỹ năng nói, cụ thể là tập trung vào
cách trả lời các lời khuyên, lời mời, lời khen, lời xin lỗi…..
Ví dụ: Tom: “You’ve got a lovely singing voice, Mary?”
A. It’s all right.
C. Don’t mention it.
B. Congratulations!
D. Thank you.
Ở phần này chúng ta không xem xét các lựa chọn đúng hay sai về mặt ngữ
pháp. Chúng ta cân nhắc sự phù hợp về mặt văn hóa trong tình huống giao tiếp cụ thể
đó. Chú ý chúng ta căn cứ vào những quy ước của nền văn hóa Anh, Mỹ là chính,
không theo văn hóa Việt. Trong ví dụ trên, đáp án đúng là D vì khi được khen thì câu
trả lời phù hợp về mặt văn hóa của các nước nói tiếng Anh là cảm ơn mặc dù đây
không phải thói quen của người Việt. Phần kiến thức này khá rộng, các em có thể ôn
lại ở phần Speaking của các bài trong sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11, 12.
9. Ngữ pháp:
Căn cứ vào các dấu hiệu từ vựng như “last, yesterday, ago, already, yet, recently,
so far...” chúng ta có thể xác định đúng thì của động từ và chọn phương án đúng.
Ví dụ: Robert …………………in three important water polo games so far
A. is playing
B. has played

C. had played
D. played
So far là dấu hiệu của thì hiện tại hoàn thành nên ta chọn đáp án B.
Các em cũng nên xem lại các hiện tượng ngữ pháp và làm lại bài tập ở phần
Language Focus sách Tiếng Anh lớp 12. Việc này không tốn nhiều thời gian song rất
hiệu quả.
Những kỹ năng trên rất quan trọng nhưng chúng chỉ có tác dụng bổ trợ, giúp các
em làm bài thi hiệu quả nhất. Điều quan trọng không kém chính là việc các em cần nắm
vững kiến thức cơ bản môn Tiếng Anh, ôn tập bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
Chúc các em đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp năm học 2010-2011!

3



×