Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật một loài thuộc chi stephania lour thu hái tại bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM T H ựC VẬT MỘT LOÀI THUỘC CHI
STEPHANIA LOUR. THU HÁI TẠI BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Quách Thi Thủy Nga'
HDKH: TS. Nguyễn Quốc Huy^, DS. Nguyễn Thu Hằng
’M2 - K65, Trường Đại học Dược Hà Nộ
^ Bộ môn Thực Vật, Trường Đại học Dược Hà Nộ
^HVCH ỉ 7, Bộ môn Thực Vật, Trường Đại học Dược Hà Nộ
Từ khóa: đặc điểm thực vật, Bình vôi, Lõi tiền đỏ, Stephania Lour., Síephania
venosa (Bl.) Spreng.
Tóm tẳt
Nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm thực vật, mô tả được đặc điểm vi
phẫu và bột dược liệu, đã giám định được tên khoa học của loài này là Stephania
venosa (Bl.) Spreng. Nghiên cứu cũng đưa ra bảng so sảnh loài bình vôi này với
loài bình vôi cũng có dịch màu đỏ khác ở phía Bắc Việt Nam là Stephania
dielsiana Y. c. Wu.
Đặt vấn đề
Chi Stephanỉa Lour. (Bình vôi) là một chi lớn trong họ Tiết dê
(Menispermaceae), trên thế giới có trên 100 loài, ở Trung Quốc có khoảng 37
loài và ở Việt Nam có ứên 20 loài. Ngô Thị Tâm [4] đã nghiên cứu loài
Stephania pierrei Diels. mọc ở Nghĩa Bình. Nguyễn Tiến Vững [5] đã nghiên
cứu loài Stephania glabra (Roxb.) Miers. mọc ở Ninh Bình và loài Stephania
kuinanennis H.S.Lo et M.Yang. mọc ở Lạng Sơn. Nguyễn Quốc Huy đã nghiên
cứu 3 loài: Stephania brachyandra Diels., Stephania dielsiana Y.C.Wu,
Stephania sínica Diels. [2], Hiện nay vẫn còn có nhiều loài chưa được nghiên
cứu kỹ và đầy đủ về thực vật, nhất là ở khu vực miền Nam Việt Nam. Mầu
nghiên cứu có dịch màu đỏ giống loài Stephania dielsiana Y.C.Wu, là một loài
có nhiều công dụng; chữa tê thấp đau nhức, đau dạ dày, bổ máu, chữa thần kinh
suy nhược, an thần [2], nhưng vẫn chưa có mô tả chi tiết về thực vật và đặc điểm
vi phẫu, bột dược liệu.
Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi công bố các nghiên cửu:
(i) Mô tả đặc điểm thực vật, mô tả đặc điểm vi phẫu và bột dược liệu.


(ii) Giám định tên khoa học loài nghiên cứu.
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu
Mầu được thu hái tại Bà Rịa - Vũng Tàu, được phân tích và mô tả đặc
điểm thực vật, đặc điểm vi phẫu. Sau đó, mẫu được đem về trồng tại vườn thực


vật Trường Đại học Dược Hà Nội và vườn nghiên cứu ở Ba Vì, thu các cơ quan
sinh trưởng và sinh sản trong 2 năm 2012 và 2013.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả đặc điểm hình thái cây, phân tích cấu tạo hoa đực, hoa cái, đặc điểm
quả và hạt: quan sát bằng mắt thường, kính lúp soi nổi và mô tả theo phưong
pháp mô tả phân tích [3]. Đối chiếu với bản mô tả ở các khóa phân loại của Thực
vật chí Trung Quốc [6], của Nguyễn Chiều [1] và khóa phân loại của Thực vật
chí Thái Lan [7].
Cắt, tẩy và nhuộm kép tiêu bản các bộ phận: thân, cuống và gân lá. Sử
dụng phương pháp nhuộm kép, quan sát trên kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả theo
phương pháp mô tả phân tích [3].
Kết quả
Đặc điểm thực vật và giảm định tên khoa học
Cây leo, thân mảnh, màu tía. Cành non màu xanh nhạt, cành già màu xanh
đậm. Toàn cây không có lông. Rễ phình thành củ, dạng hình cầu hay bất định,
hơn 1/2 củ hoặc gần toàn cù mọc nổi trên mặt đất, màu xám hoặc màu đất, vỏ
trơn nhẵn. Lá mọc cách so le. Toàn cây có nhựa màu đỏ. Cuống lá mảnh, dài 6,5
-7 cm, phình to ở gốc, màu đỏ tím, cuống lá đính vào khoảng 1/5 - 1/3 chiều dài
phiến lá, mọc vắt qua thân. Phiến lá hình tam giác rộng, mỏng, nhẵn bóng hoặc
có ít lông. Mép lá nguyên hơi chia thùy, ngọn lá có chóp nhọn, gốc lá bằng hoặc
hơi lõm, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hon. Lá có 8 - 10 gân noi
rõ, tỏa đều xuất phát tò đỉnh cuống lá.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa mọc ở nách lá. Hoa cái có bao hoa

không đối xứng. Cụni hoa cái mọc xim tán kép, cuống cụm hoa dài 3 cm; tán cấp
1 có lá bắc, gồm 7 - 9 cụm hoa nhỏ, cuống dài 5 mm; tán cấp 2 có 5 nhánh, mỗi
nhánh gồm 3 hoa đều có lá bắc, cuống hoa dài 3 mm. Hoa cái màu đỏ. Đài 1- 2,
mép đài cong lên, màu vàng nhạt. Tràng 2 - 3 , kích thước có thể giống hoặc khác
nhau, màu đỏ đậm, hình hơi tròn hoặc thuôn dài. Bầu trên, lệch về phía lá bắc.
Cụm hoa đực mọc xim tán kép, cuống cụm hoa dài khoảng 6 - 7 cm, cấp 1
gồm 5 tán kép, có cuống dài từ 2,5 - 3 cm; tán cấp 2 có 5 nhánh, trên mỗi nhánh
có 4 hoa có cuống hoa dài 1 - 1 , 5 mm. Lá bắc màu xanh nhạt, có lá bắc ở mỗi
nhánh và ở mỗi hoa. Đài 6, rời, xếp thành 2 vòng, 3 lá đài vòng ữong lớn hon và
xếp xen kẽ 3 lá đài vòng ngoài, màu vàng nhạt. Tràng 3, màu vàng đậm hơn đài.
Toàn bộ mép cánh hoa uốn cong vào teong. Bộ nhị có chỉ nhị hàn liền thành hình
trụ, các bao phấn hàn liền thành hình đĩa.
Quả hình trứng ngược, khi chín có màu đỏ. Hạt hình móng ngựa, có 4
hàng gai nhọn gờ lên ở phía lưng, mỗi hàng gồm 14 - 18 gai nhỏ, chiều dài hạt 6


- 7 mm, chiều rộng 4 - 5 mm. Giá noãn có lỗ ở giữa. Mùa hoa: tháng 6 - 7 , mùa
quả: tháng 7- 8.
Qua các đặc điểm của loài nghiên cứu và tham khảo các tài liệu như khóa
phân loại của Thực vật chí Trung Quốc [6], của Nguyễn Chiều [1] nhất là khóa
phân loại chi Stephania Lour. trong thực vật chí Thái Lan [7] và tham kliảo các
chuyên gia, loài nghiên cứu được giám định là Stephania venosa (Bl.) Spreng.,
họ Tiết dê (Menispermaceae).

Hoa đực

Tràng hoa đực

Đài hoa đực
1


í

-■ ;í
Hoa cái

1


■V..,

Lá bắc hoa cái

Cụm hoa cái

Bộ nhị hoa đực

à -.::.,.... I

ỳ.--.Đài hoa cái

................

ìk-.
Tràng 1hoa cái
.

Bộ nhụy hoa cái
Hạt
Chùm quả xanh

Hình 1. Đặc điểm hình thái của loài Stephania nghiên cứu
Soi bột củ


Mảnh mạch điểm
Mảnh mô mềm
Tinh thể
Hình 2. Một số đặc điểm bột dược liệu
Bột màu hơi xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tinh thể calci oxalate hình
kim rộng khoảng 0,002 - 0,004 mm, dài khoảng 0,013 - 0,017 mm. Hạt tinh bột
hình tròn, kích thước khoảng 0,004 - 0,007 mm, rốn hạt thường phân nhánh.
Mảnh mô mềm thành mỏng. Có nhiều mảnh mạch điểm xếp thành bó hình chữ
nhật.
Biểu bì(l): cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình
chữ nhật xếp đều đặn, phía ngoài phủ
cutin. Mó mềm vỏ(2): gồm 6 - 8 hàng tế
Vi phẫu
bào hình trứng, thành mỏng bằng
cellulose, kích thước nhỏ hơn so với mô
Vi phẫu thân
mềm vỏ phía trong mô cứng. Cung mô
cứng(3): gồm những tế bào hình nhiều
cạnh, thành dày hoá gỗ, kích thước không
đều nhau, càng gần tâm tế bào mô cứng
càng lớn; mỗi cung mô cứng ứng với mỗi
bó libe - gỗ; các cung mô cứng xếp liền
nhau tạo thành vòng cung, trông như các
Hình 3. Vi phẫu thân lá
cánh hoa; có 7 cung mô cứng.
Tinh bột


Bỏ libe - go(4): có 7 bó; libe ở ngoài và băt màu đỏ; gô ở trong và băt màu xanh.
Mô mềm ruột(5): gồm những tế bào hình đa giác, thành mỏng bằng cellulose,
kích thước không đều nhau. Tia ruột(6): tế bào dài, thành mỏng, với khoảng 4 - 8
hàng tế bào nằm xen kẽ các bó libe gỗ.
Vi phâu cuông lá
Biểu bì(l)\ cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình

Hình 4. Vi phẫu cuống lá

chữ nhật xếp đều đặn, phía ngoài phủ
cutin. Mô mềm vỏ(2): gồm 5 - 7 hàng tế
bào hình đa giác, thành mỏng bằng
cellulose , mô mềm vỏ phía ngoài có kích
thước nhỏ hơn so với mô mềm vỏ phía
trong mô cứng. Cung mô cứng(3)\ gồm
những tế bào hình nhiều cạnh, thành dày
hoá gỗ, kích thước không đều nhau; mỗi
cung mô cứng ứng với mỗi bó libe - gỗ;
có 7 cung mô cứng.


Bó libe - gỗ(4): có 7 bó libe - gỗ; libe ở ngoài, bắt màu đỏ; gỗ ở trong, bắt màu
xanh. Mỏ mềm ruột(5): gồm những tế bào hình đa giác, thành mỏng bằng
cellulose, kích thước không đều nhau.
Bàn luận
Mầu nghiên cứu thu hái tại Bà Rịa - Vũng Tàu, là địa phưoTig có vị trí địa
lý gần Thái Lan cho nên ngoài tham khảo khóa phân loại của Trung Quốc [6] và
của Nguyễn Chiều [1], chứng tôi tham khảo thêm khóa phân loại của Thái Lan
[7], Sau khi tham khảo nhận thấy ở khóa phân loại Trung Quốc và của Nguyễn

Chiều không có các đặc điểm phù họp và đã tìm thấy các đặc điểm phù hợp ở
khóa phân loại Thái Lan ở các vị ưí lb-2b-3b-6b-7a.
Băng 1. Đặc điểm làm cơ sở xác định tên khoa học
Đặc điểm chọn trong
khóa phân loại

Đặc điểm không chọn

Cuống lá mảnh,

Ib. Cuông lá dài hcfn

la . Cuống lá dài nhỏ

dài 6,5-7 cm.

4mm tính từ mép
nguyên của gốc lá, ờ

nguyên của gốc phiến

hầu hết các lá. Lá có

lá. Lá gần giống hình

hình gần giống tam

tam giác.

Đặc điểm của

cây

Hình ảnh

Phiến lá hình tam
giác rộng, mành.

trong khóa phân loại
hcm 2mm tính từ mép

giác ttứng đến tròn
hoặc dẹt.
Cây leo, thân

2b.Cây leo, có cánh

2a. Cây cỏ, cao đên

mảnh, màu tía, có
cánh hoa.

hoa.

30cm tính từ cù. Lá
gần hình teòn, đường
kính khoảng 6cm.
Không có cánh hoa.

Cimi li‘>a


Phiên lá mỏng,
nhẵn bóng hoặc

3b. Lá nhẵn hoặc có

3a. Lá có lông hoặc dễ

một ít gai nhú ở mặt

thấy gai nhú ở mặt

có ít lông.

dưới phiến lá.

dưới phiến lá.

Cụm hoa cái mọc
xim tán kép.

6b. Cụm hoa là xim
tán kép.

6a. Cụm hoa đâu gôm
nhiều hoa nhỏ dạng

9>

đĩa. Lá thường mỏng,
sắc nhọn hoặc có đuôi

ở ngọn lá.



K

ĩ
Toàn cây có nhựa

7a. Cây có nhựa đỏ.

7b.Cây có nhựa không

màu đỏ.

Lá thường chia thùy

màu.

Hoa đực có đài 6,

ít, dạng màng. Hoa


Hình ảnh

Đặc điêm ciia

Đặc điêm chọn trong


Đặc điêm không chọn

cây

khóa phân loại

trong khóa phân loại

rời, xêp thành 2

đực có các đài hoa

vòng, 3 lá đài

không đều.

vòng trong lớn
hơn và xếp xen
kẽ 3 lá đài vòng

9

1

ngoài.

Bảng 2. So sánh mẫu nghiên cứu với loài Stephania dieỉsiana Y.C.Wu [2]
Đặc điểm
Củ
Thân




Stephania venosa (Bl.) Spreng.
Hình dạng bât định, vỏ tron nhăn.
Thân leo, nhỏ, không lông.

T hân leo, nhó, không lông.

Đơn, so le.

Đơn, so le.

C uông lá dài 6,5 - 7 cm, phình to ở

Cuông lá dài; phiên hình trứng nhọn

gốc, phiến hình tam giác rộng , gốc lá

hoặc hình tim; gốc lá bằng hoặc hơi

bàng hoặc hơi lõm.

lõm ; ngọn lá nhọn.

Lá có 8 - 10 gân nôi rõ, tỏa đêu xuât

G ân 9-12, tỏa fròn xuât phát từ đỉnh của

phát từ đỉnh cuống lá.


cuống lá.

- X im tán kép,

cuông cụm hoa dài

- Xim tán kép, cuông CỊim hoa dài 1,3 -

khoảng 6-7 cm; gồm 5 tán kép cấp 1,

2 cm, gồm 8-12 tán kép. M ỗi tán lại

có cuống dài từ 2,5- 3 cm; tán cấp 2 có

gồm 7-11 tán nhỏ, cuống tán rất ngắn.

5 nhánh, trên m ỗi nhánh có 4 hoa có

- Đài 6, màu tím, xếp 2 vòng, kích thước
đều nhau. Cánh hoa 3, rời, đều nhau, xếp
xen kẽ lá đài, màu đ ò cam, hình trứng

- Đ ài 6, rời, xếp thành 2 vòng, 3 lá đài
vòng trong lớn hơn và xếp xen kẽ 3 lá
đài vòng ngoài, m àu vàng nhạt.

ngược.

- Bộ nhị có chỉ nhị hàn liền thàiứi hình

trụ, các bao phấn hàn liền thành hình
đĩa.

thành vòng tròn trên m ột m ặt phảng.

- Chỉ nhị dính liền nhau, bao phấn 6, xếp

cuông cụm hoa dài

- X im tán kép gân dạng đâu, cuông cụm

3cm; tán cấp 1 có lá bắc gồm 7-9 cụm
hoa nhỏ, cuống dài 5 m m ; tán cấp 2 có

hoa dài 1,2 cm, gồm 6-7 tán kép. Mỗi
tán kép có cuống dài 1,5-2 ram , gồm 6

5 nhánh, m ỗi nhánh gồm 3 hoa đều có

hoa nhỏ.

- X im

Hoa cái

H ình dạng bất định, vỏ xù xì có nhũTig
nốt sần dọc dài.

cuống hoa dài 1-1,5 mm.
Hoa đực


Stephania dieỉsiana Y.C.Wu

tán kép,

lá bắc, cuống hoa dài 3 mm.

- Đài 1, m àu vàng xanh đậm về phía

- Đài 1-2, mép đài cong lên, màu vàng
nhạt. Tràng 2 - 3 kích thước có thể

gốc. Cánh hoa 2, rời, xếp lệch về một
phía, hình trứng ngược, dày, nạc.

giống hoặc khác nhau, m àu đỏ đậm,

- Bầu hình trứng ngược, thẳng, núm

hình hơi tròn hoặc thuôn dài.

nhụy chia 5 thùy.

- Bầu trên, lệch về phía lá bắc.
Q uả

- Q uà hình trúng ngược, khi chín có

- Hình trứng ngược, dài 0,8-1,2 cm khi


m àu đỏ.

chín có màu đò tươi.


Hạt

s ồ cung
mô cứng
Số bó libe gỗ

- Hạt hình móng ngựa, có 4 hàng gai
nhọn gờ lên ở phía lưng, mỗi hàng
gồm 14-18 gai nhỏ,
- Giá noãn có lỗ ở giữa.

- Hạt hình móng ngựa, trên lưng có 4
hàng gai nhọn, mỗi hàng 13-17 gai.
- Giá noãn có lỗ thủng ở giữa.

9-12
9-12

Nhận xét; Qua bảng so sánh trên ta thây loài Stephania dielsiana Y.C.Wu
có dịch màu đỏ giống với loài Stephania venosa (Bl.) Spreng. Tuy nhiên, hoa đực
loài Stephania venosa (Bl.) Spreng, có cuống dài 6-7 cm, còn cuống loài
Stephania dielsiana Y.C.Wu chỉ dài 1,3-2 cm. Hoa cái loài Stephania venosa
(Bl.) Spreng, có bầu lệch về phía lá bắc, còn loài Stephania dielsiana Y.C.Wu có
bầu thẳng. Vi phẫu thân và cuống lá của 2 loài khá giống nhau, chỉ khác về số
cung mô cứng và bó libe - gỗ. Vi phẫu phiển lá tương đối giống nhau, đều có các

đặc điểm : biểu bì trên và dưới, mô dày, bó libe - gỗ, mô mềm, mô giậu, mô xốp.
Bột dược liệu gồm tinh bột, tinh thể hình kim giống các loài khác, mảnh mô
mềm, mảnh mạch điểm [2],
Kết luận
Đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái các bộ phận từ thân, củ, lá, hoa, quả,
hạt của cây đực và cây cái loài nghiên cứu, giám định được loài nghiên cứu thu
hái tại Bà Rịa - Vũng Tàu có tên khoa học là Stephania venosa (Bl.) Spreng.
Mô tả đặc điểm vi phẫu thân lá, cuống lá và đặc điểm bột dược liệu của loài
nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Chiều (1987), Nghiên cứu bổ sung khóa phân loại chi Stephania Lour.
ở Việt Nam, Thông bảo dược liệu, số 1 tập 19, tr. 14-17.
2. Nguyễn Quốc Huy (2010), Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học, một
số tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam, Luận
án Tiến s ĩ Dược học.
3. Trần Văn ơ n (2004), Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc, Trung tâm
thông tin thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Ngô Thị Tâm (1992), Nghiên cứu một số alkaloid làm thuốc từ một số loài
thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam, Luận án PTS Y Dược.
5. Nguyễn Tiến Vững (2000), Nghiên cứu về thực vật, hoả học và tác dụng sinh
học của một số loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Dược
học.
6. Flora o f China (1995), vol 7, pp. 15-27.
7. Flora o f Thailand (1991), vol.V(3), pp. 311-323.



×