Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học của một loài nưa thu hái tại hương sơn, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 56 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
============






MAI THỊ HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA MỘT LOÀI NƯA
THU HÁI TẠI HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ





HÀ NỘI – 2013






BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


MAI THỊ HẢI


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA MỘT LOÀI NƯA
THU HÁI TẠI HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu
(Trường Đại học Dược Hà Nội)







HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nỗ lực nghiên cứu hoàn thành khóa luận này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ, hướng dẫn của thầy cô, bạn bè và
gia đình.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm

ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Viết Thân, người đã hết lòng tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Lê Thanh Bình cùng các thầy cô giáo
và các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Dược liệu đã hướng dẫn, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các Bộ môn và toàn thể thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình dạy bảo tôi trong suốt 5 năm học
vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, anh em, bạn bè
trong thời gian qua đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ giúp tôi vượt qua khó
khăn.


Sinh viên
Mai Thị Hải












MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE) 3
1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Aracee) 3
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae) 3
1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALUS 4
1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophalus 4
1.2.2. Một số loài Nưa thuộc chi Amorphophalus 5
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 15
2.1.1. Nguyên vật liệu 15
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan 15
2.2.2. Nghiên cứu về mặt vi học 16
2.2.3. Nghiên cứu về mặt hóa học 16
Chương III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QỦA 17
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 17
3.1.1. Đặc điểm hình thái 17
3.1.2. Đặc điểm dược liệu củ Khoai nưa 17
3.1.3. Đặc điểm vi học bột củ Khoai nưa 19
3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 20
3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa
học 20
3.2.2. Định tính dịch chiết củ Khoai nưa bằng sắc ký lớp mỏng 31




BÀN LUẬN 42



Chương IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45
4.1. KẾT LUẬN 45
4.2. ĐỀ XUẤT 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO




















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DC: Dịch chiết
DL: Dược liệu

KQ: Kết quả
Nxb: Nhà xuất bản
P. Ư: Phản ứng
TT: Thuốc thử
UV: Ultraviolet





















DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

STT
Tên bảng, hình vẽ

Trang
1
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong củ Khoai
nưa

30
2
Hình 3.1. Hình ảnh cây Khoai nưa

18
3
Hình 3.2. Hình ảnh củ Khoai nưa

18
4
Hình 3.3.Một số đặc điểm bột củ Khoai nưa

20
5
Hình 3.4. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
MeOH triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat - Acid
formic (5:4:1)
32
6
Hình 3.5. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat- Acid
formic (6:2:0,5)
35

7
Hình 3.6. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat (7:3)
35
8
Hình 3.7. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ dung môi Chloroform - Methanol (9:1)
36
9
Hình 3.8. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ dung môi Chloroform - Aceton (9:1)

36
10
Hình 3.9. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
MeOH triển khai hệ Toluen - Ethy acetat - Acid formic
(5:4:1) ở bước sóng 254 nm
37
11
Hình 3.10. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
MeOH triển khai hệ Toluen - Ethy acetat - Acid formic
(5:4:1) ở bước sóng 366nm
38
12

Hình 3.11. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
MeOH triển khai hệ Toluen - Ethy acetat -Acid formic
(5:4:1) ở ánh sáng thường sau khi phun TT

39




13
Hình 3.12. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ Toluen - Ethy acetat (7:3) ở bước sóng
254 nm
40
14
Hình 3.13. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ Toluen - Ethy acetat (7:3) ở bước sóng
366nm
41
15
Hình 3.14. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong
CHCl
3
triển khai hệ Toluen - Ethy acetat (7:3) ở ánh sáng
thường sau khi phun TT
42





1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây có củ rất phong phú. Và đây
cũng là nguồn lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau cây lúa ở nước ta.
Cây có củ ngoài sử dụng làm lương thực còn được sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi, gia vị, nhuộm vải và đặc biệt còn là nguyên liệu làm thuốc.
Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái rất
đa dạng và thành phần phong phú. Nơi sống thích hợp của các loài trong họ Ráy
là các vùng nhiệt đới ẩm. Theo PGS.TS thực vật học Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam
có khoảng 30 chi, 135 loài Ráy [10].
Cây Khoai nưa thuộc chi Khoai nưa (Amorphophalus), họ Ráy (Araceae) là
một loài cây khá phổ biến, mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta từ Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang đổ vào tới Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
Được người dân sử dụng nhiều trong ăn uống hàng ngày và trong các bài thuốc
dân gian để chữa các bệnh như: tiêu hóa, các bệnh về khớp, tiểu đường Tuy
nhiên ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi
Khoai nưa.
Nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của loài Nưa, cũng như mong
muốn đóng góp vào công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm, đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của một loài Nưa thu hái tại Hương
Sơn, Hà Tĩnh’’ với mục tiêu:
Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng
các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu.








2

Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau:
1. Nghiên cứu về thực vật:
- Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm bột của củ Khoai nưa.
2. Nghiên cứu về hóa học:
- Định tính các nhóm chất trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học.
- Tiến hành sắc ký lớp mỏng dịch chiết methanol, chloroform của củ Khoai
nưa.


















3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Aracee)
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật khác, vị
trí phân loại của họ Ráy trong giới thực vật như sau [6], [7], [21]:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liloopsida)
Phân lớp Ráy (Aridae)
Bộ Trạch tả (Alismatalus)
Họ Ráy (Araceae)
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae)
Cây cỏ, mọc ở nơi ẩm, sống dai nhờ thân rễ. Thân nạc hoặc thân leo, mang
nhiều dễ khí sinh thõng xuống [6], [21], [29].
Cây có lá quanh năm, chồi để sinh sản sinh dưỡng thường nằm ở 1 cành
non. Lá mọc so le hoặc mọc dưới đáy. Lá có hay không có cuống, bẹ lá phát
triển. Lá đơn, gân lông chim, chân vịt hay song song. Phiến lá to, nguyên hay sẻ
xâu thành thùy hình lông chim hoặc hình chân vịt [6], [21], [29].
Cụm hoa bông mo nạc (thường phát triển sớm), mọc đối với lá bắc, không
phân nhánh, mang nhiều hoa. Mo thường to, có màu sắc sặc sỡ, một số có mùi
thối. Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bởi một phần
không mang hoa, thường hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên [6], [21].
Hoa nhỏ, không cuống hoặc không có cuống rõ rệt, đơn tính, lưỡng tính
hay tạp tính. Hoa lưỡng tính thường có 2 vòng bao hoa, mỗi vòng 3 bộ phận;
hoa đơn tính có bao hoa tiêu giảm hay trần. Bộ nhị gồm 2 vòng, mỗi vòng 3 nhị,
có khi chỉ có 1 nhị ở hoa đơn tính. Bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn, có khi chỉ có 1 lá

noãn ở hoa đơn tính, chứa 1- nhiều noãn đảo, cong hay thẳng [6], [21].


4

Qủa mọng, đựng 1- nhiều hạt. Hạt có nội nhũ nạc, thường có màu đỏ, xanh
lá, trắng, vàng, hiếm khi xanh lục [6], [21].
Họ Ráy phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ở ôn đới. Trên
thế giới có khoảng 110 chi và hơn 3500 loài. Ở Việt Nam, có khoảng 30 chi và
135 loài, mọc hoang và được trồng làm lương thực (Khoai sọ, Khoai nưa), rau
ăn (các loại Môn, Sọ), cây cảnh (Vạn niên thanh, Lân tơ uyn ) và nhiều loài
được dùng làm thuốc (Bán hạ, Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Thiên niên
kiện) [6].
1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALUS
1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophalus
Cây thảo, có thân rễ ở củ. Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng
ẩm trên núi đất và núi đá vôi, đất xốp nhiều mùn, từ trung bình đến hơi kiềm.
Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Cây mọc từ hạt sau 2-3
năm mới có hoa. Phần trên mặt đất tàn lụi hàng năm vào mùa đông. Lá có dạng
lược, có phiến chia ra nhiều hay ít. Cụm hoa gồm một bông mo, không có hoa
bất thụ, ở đỉnh của bông có một phần hình nón, tất cả được bao trong một cái mo
dạng sừng, lốm đốm nâu và trắng [8], [15].
Chi Amorphophalus có khoảng 170 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam có tới 25 loài, trong đó có một số
loài thân củ (củ) to có nhiều tinh bột, ăn được [15].
Theo Từ điển thực vật thông dụng, chi Amorphophalus có khoảng 90 loài
phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 17 loài, trong đó có 2 loài
thông dụng là: Amorphophalus konijac K. Koch syn A. riverii Dur và
Amorphophalus paeoniifolius Nic. syn. A.campanulatus Blu.





5

1.2.2. Một số loài Nưa thuộc chi Amorphophalus
1.2.2.1. Amorphophalus konijac K. Koch – Khoai nưa
Tên khác: Khoai ngái, Nưa konijac.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây sống lâu năm, có củ tròn hơi bẹp, to 10-25 cm. Mỗi lá chia làm 3
nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, các thùy cuối
hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon dài 40-80 cm, nhẵn màu lục nâu,
có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt, điểm
các vết lục xám, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa
dài gấp đôi mo. Qủa mọng [8], [10].
Mùa hoa: mùa hạ và thu [11].
Loài này được trồng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây
thường trồng ở vùng núi các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang [8].
Bộ phận dùng
Thân cây Khoai nưa thu hoạch vào mùa Đông, cạo sạch vỏ ngoài, phơi khô
hay sấy khô. Khi dùng nấu chín nhừ, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, sau
ngâm nước phèn chua 12 giờ, phơi khô nấu với gừng (1kg Khoai nưa cho 100g
gừng) rồi sao thơm [12].
Thành phần hóa học
Theo tài liệu [11], trong củ Khoai nưa có tinh bột và một chất ngứa chưa
xác định được. Tinh bột có thành phần chủ yếu là konijac-mannan (hàm lượng
tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (laevidulinoza).







6

Tác dụng dược lý
 Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức
chế Baciluus diphtheria, Baciluus typhi, Streptococus hemolyticus, nồng độ tối
thiểu ức chế 3 chủng vi khuẩn trên là 62,5g/l và 5, 25g/l [15].
 Tác dụng chống viêm
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa thí nghiệm trên chuột cống trắng, cho thẳng
vào dạ dày với liều 15g/kg, dùng 7 ngày liên tiếp, có tác dụng ức chế phù bàn
chân do albumin gây nên [15].
 Tác dụng đối với tim mạch
Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa (1:1) trên mô hình tai thỏ cô lập với liều 2
ml/lần cho vào dịch truyền có tác dụng gây giãn mạch. Tác dụng này có liên
quan đên thụ thể β2 bị kích thích. Trên tim ếch cô lập, dịch chiết với nồng độ
1:2 đến 1:16 có tác dụng ức chế sự co bóp cơ tim.Trên thỏ gây mê với liều
15g/kg cho vào dạ dày hoặc tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ huyết áp [15].
 Tác dụng hạ lipid máu
Thí nghiệm trên chuột cống trắng có nồng độ lipid máu cao, củ Khoai nưa
trộn vào thức ăn hàng ngày của chuột với tỷ lệ 2,5:5,0 có tác dụng giảm
cholesterol huyết thanh. Dịch chiết cồn cũng có tác dụng làm giảm lipid máu
[15].
 Tác dụng khác
Dịch chiết cồn củ Khoai nưa dùng bằng đường uống với liều 15g/kg có tác
dụng làm giảm độ nhớt của máu toàn phần ở chuột thí nghiệm. Ngoài ra, củ
Khoai nưa còn có tác dụng đối kháng với tình trạng thiếu oxy ở súc vật, kéo dài
thời gian sống [15].




7

Công dụng
Khoai nưa thường trồng lấy bột làm lương thực, toàn cây và cành lá dùng
nuôi lợn, cuống lá (bèn) nưa dùng nấu canh giấm hoặc muối dưa ăn [8].
Củ Khoai nưa được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn
tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn
uống không tiêu. Dùng trị sốt rét, trục thai chết. Dùng ngoài lấy củ tán bột hòa
với giấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy [8].
Bài thuốc [12]
 Chữa liệt nửa người (sau tai biến mạch máu não, chấn thương nặng
vùng thắt lưng): củ Khoai nưa sống 10g, ô đầu 1g, phụ tử 1g, nước
600ml sắc còn 100ml, chia uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi
ăn no (thuốc có độc, cẩn thận khi dùng).
 Chữa mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: củ Khoai nưa tươi giã nát, đắp lên
mụn nhọt vết thương.
 Chữa sốt rét, ăn chậm tiêu: củ Khoai nưa phơi khô 4-12g sắc uống.
 Chữa ho, nhiều đờm: củ Khoai nưa, Trần bì, Bán hạ nam mỗi thứ
40g, sao thơm, tán mịn, dùng nước cốt gừng quấy hồ làm viên bằng
hạt ngô, mỗi lần dùng 30 viên. Trẻ em 10 tuổi trở lên, mỗi lần dùng
10-15 viên.
1.2.2.2.Amorphophalus paeoniifolius Nic – Nưa chuông
Tên khác: Khoai na, Khoai nưa hoa chuông.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo cao 2m. Thân củ hình cầu, cỡ 20×30 cm, nâu đậm, sẹo rễ rõ, có
chồi mầm dạng thân rễ dài 10cm. Lá mọc từ củ, thường đơn độc, phiến lá rộng
3m, xẻ 3 thùy, thùy xẻ lông chim 2-3 lần; phiến nhỏ hình trứng ngược tới mác,

cỡ 3-35 × 2-12 cm, mặt trên xanh lục, nhạt hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, dài


8

tới 150 cm, bề mặt khi bị tác sần sùi, dạng gai mềm thường chầy, nhớt động.
Bông mo lớn, cuống dài 3-20 cm, rộng 1-8 cm, thường nhẵn hơn cuống lá. Mo
hình chuông, mở ra rộng, cỡ 40-60 × 30-60 cm; phần ống ngắn màu xanh nhạt,
có đốm sáng ở ngoài, đỏ nâu ở trong; phần phiến mở hết khi hoa thụ phấn. Bông
nạc dài tới 70cm, phần cái hình trụ, cỡ 15-17×6-7 cm, phần đực hình nón ngược,
dài 8-12×4 cm ở gốc, 7-8 cm ở đỉnh; phần phụ hình nón, cao 20-22 cm, màu nâu
đậm. Bầu hình cầu dẹt, rộng tới 4mm, núm nhụy 3 thùy, rộng bằng hoặc hơn
bầu, vàng nhạt; vòi nhụy dài 1-2 mm, màu hồng. Quả mọng, chín, màu đỏ
[8],[10],[30].
Nưa chuông là cây sinh trưởng theo mùa (cây rụng lá). Cây ra hoa vào
tháng 3-4 hàng năm, quả vào tháng 5-6. Sau thời kỳ quả, cây bắt đầu trổ lá non.
Các lá này chỉ tồn tại trong vòng 3-4 tháng và tàn úa vào tháng 10-11. Nưa tái
sinh bằng hạt rất mạnh. Quả mọng của cây chín thường có màu đỏ rất hấp dẫn
với một số loại chim như vẹt, khiếu, sáo. Chim tha quả và nhả hạt làm cho cây
phát tán khá rộng. Hạt của Khoai nưa có tỷ lệ nẩy mầm khá cao (60%) [30].
Loài nưa này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Philipin. Ở nước ta, được mọc hoang và
trồng phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An,
Hà Tĩnh vào tới Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [8].
Bộ phận dùng
Củ, thu hoạch khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng, phơi hay sấy khô
[12].
Thành phần hóa học
Theo tài liệu Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng, trong
củ Nưa chuông có chứa tinh bột (thành phần chủ yếu glucomanan), chất gây

ngứa, steroid, alcaloid, tannin, saponin, flavonoid [12], [25].



9



Glucomamnan [12]






Acid 3, 4, 5 – trihydroxybenzoic
Acid galiic [18]
(E)-5-(4-hydroxystyryl) benzene-1,3-diol
Resveratrol [18]


10


2-(3, 4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-4H-chromen-4-one
Quercetin [18]

Amblyone [20]












11

Tác dụng dược lý
 Tác dụng chống oxy hóa và thu thập các gốc tự do
Nghiên cứu về tính ức chế sự peroxyd hóa lipid của dịch chiết EtOH củ
Amorphophalus paeoniifolius Nic. trên các chất phản ứng với acid thiobarbituric
(TBARS) cho thấy mức độ peroxyd giảm khoảng 4,3% xuống 67.2 % và phụ
thuộc liều. Hơn thế nữa, củ Amorphophalus paeoniifolius Nic. được nghiên cứu
về khả năng thu dọn các gốc tự do dựa trên thử nghiệm với 1,1-dipheney-2-
picrylhydrazyl-2 (DPPH) và khả năng ức chế các tác nhân oxy hóa 2,2-azinobis-
(3-ethyl) benzo- thiozoline-6-sulfonate (ABTS+ H
2
O
2
). Dịch chiết củ Nưa
chuông đã làm giảm tối đa 68,6 % DPPH và ức chế tối đa 67,2 % đến 74%
ABTS và

H
2
O

2
. Hiệu quả chống oxy hóa và ức chế tác nhân oxy hóa của dịch
chiết củ Nưa chuông phụ thuộc liều (đã được nghiên cứu ở nồng độ 1-50 µg/
ml). Sắc ký lớp mỏng hiệu nâng cao, đã phát hiện ra một số polyphenol như:
acid gallic, resveratrol, quercetin và 2 chất chưa được xác định khác [18].
Kết quả này đã cho thấy, dịch chiết ethanol của củ Nưa chuông có hoạt tính
oxy hóa mạnh trong thử nghiệm in vitro và có thể sử dụng với tác dụng chống
oxy hóa an toàn và hiệu quả [18].
Còn theo các nhà nghiên cứu thuộc M. G University, Kottayam, Kerala,
India. Đánh giá khả năng chống oxy hóa của củ Amorphophalus paeoniifolius
Nic trong ống nghiệm với chiết xuất n- hexan (ACHE) và methanol (ACME)
được đánh giá trong sử dụng các gốc DPPH, hydroxyl. Việc thu thập gốc tự do
DPPH của dịch chiết phụ thuộc vào nồng độ. Gía trị IC
50
của acid ascorbic,
ACME, ACHE tương ứng là 4,2 g/ml; 52,4 g/ml và 470,5 g/ml. ACME có hoạt
động thu thập gốc tự do hydroxyl tốt hơn dịch chiết ACHE. Dịch chiết củ Nưa
chuông và quercetin - chất chống oxy hóa chuẩn, việc thu thập các gốc hydroxyl
trong một nồng độ phụ thuộc vào bản chất của từng chất và ước tính giá trị IC
50


12

của ACHE, ACME và quercetin tương ứng là 29,2 g/ml; 23,4 g/ml và 20,8 g/ml
[25].
 Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế bào
Để đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và gây độc tế bào trong ống
nghiệm của ambylone một triterpenoid phân lập từ Amorphophalus
paeoniifolius Nic. Kỹ thuật khuếch tán đĩa được sử dụng để sàng lọc trong ống

nghiệm thử tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm lâm sàng. Độc tính tế bào được
xác định đối với ấu trùng tôm. Ngoài ra, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được
xác định sử dụng kỹ thuật pha loãng nối tiếp để xác định hiệu lực kháng khuẩn
[20].
Khu vực lớn của sự ức chế đã được quan sát trong đĩa khuếch tán sàng lọc
kháng khuẩn chống lại bốn vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis, Bacillus
megaterium, Staphylococus aureus và Streptococus pyogenes) và sáu vi khuẩn
Gram âm (Escherichia coli, Shigella dysenteriae, Shigella sonnei, Shigella
flexneri, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella typhi). Các giá trị MIC ức chế
các vi khuẩn trong khoảng 8-64 mg/ml. Trong sàng lọc kháng nấm, hợp chất này
cho thấy sự ức chế vùng nhỏ đối với Aspergillus flavus, Aspergillus niger và
Rhizopus aryzae, còn Candida albicans kháng lại hợp chất này. Trong việc xác
định khả năng gây độc, LC
50
của các hợp chất ức chế ấu trùng tôm là 13,25
mg/ml. Những kết quả này cho thấy rằng hợp chất amblyone có hoạt tính kháng
khuẩn tốt chống lại các vi khuẩn thử nghiệm, gây độc tế bào trên ấu trùng tôm
và hoạt tính kháng nấm không đáng kể so với nấm thử nghiệm [20].
 Tác dụng trên thần kinh trung ương
Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương của dịch chiết ether dầu hỏa của
Amorphophalus paeoniifolius Nic. đã được kiểm tra trên chuột khỏe mạnh, cho
ăn điều kiện bình thường. Dịch chiết này với liều lượng 100 mg/kg, 300 và 1000
mg/kg cho thấy tác dụng quan trọng trên hệ thần kinh trung ương ở chuột [22].


13

Năm 2011, Yadu Nandan Dey và các cộng sự cũng chỉ ra, dịch chiết này có
tác dụng hiệp đồng mạnh với Diazepam và hiệp đồng ít với Phenobarbital [27].
 Tác dụng giảm đau

Tháng 3/ 2003, củ Amorphophalus paeoniifolius Nic. được thu thập từ
Khulna, xác định bởi cơ quan Bảo tàng tiêu bản Lâm nghiệp, Khulna, Đại học
Khulna, Bangladesh. Dịch chiết methanol từ bột khô củ Nưa chuông thu được
bằng cách ngâm qua đêm. Sàng lọc các chất trong cây thấy sự hiện diện của
steroid và flavonoid. Dùng đường uống ở liều 250 mg/kg và 500 mg/kg cho thấy
hoạt động giảm đau đáng kể ở chuột [16].
Loại thảo dược này được dùng để điều trị các bệnh: đau tai, đau dây thần
kinh liên sườn, sốt hậu sản và sưng cổ họng [19].
 Tác dụng khác
Dịch chiết methanol và dịch chiết nước của Amorphophalus paeoniifolius
Nic. cũng có tác dụng giảm độc do paracetamol gây ra ở gan chuột nhắt [23].
Ngoài ra, củ còn được dùng để chữa bệnh trĩ, lách to, khối u bụng, hen
suyễn, đau bụng, mụn nhọt và đặc biệt là bệnh thấp khớp cấp tính [28].
Củ Nưa chuông được báo cáo là có hoạt tính chống lại enzyme protease
[24].
Công dụng
Củ Nưa chuông được sử dụng làm thuốc trong điều trị các bệnh về phổi và
mật, các bệnh về đường tiêu hoá như bụng đầy, ăn uống không tiêu, kiết lỵ. Nếu
dùng tươi, nó có tác dụng như chất kích thích làm long đờm và trị thấp khớp. Củ
nưa chuông nấu với hành và cây me chua có tác dụng tẩy chai ở gan bàn chân.
Còn dùng để trị sốt rét, trục thai chết, chữa các bệnh mụn nhọt. Nước ép từ củ
nưa chuông trộn lẫn với mủ cao su dùng để tẩm tên độc. Lá non của nưa chuông
cũng được sử dụng làm rau ăn. Ở tỉnh Bắc Kạn, người dân thường dùng lá non
của nưa chuông làm rau. Lá có thể ăn được là lá non chưa kịp xoè tán, tước hết


14

vỏ, luộc qua rồi xào cùng với tỏi là món ăn ngon. Dọc Nưa chuông cũng ăn
được, nhưng phải ngâm vào nước vo gạo cho hết ngứa [12].

Bài thuốc
Dùng làm thức ăn phụ cho người bị bệnh tiểu đường: thân củ Nưa chuông
thu hoạch sau khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, phơi hay sấy khô. Khi dùng, nấu
chín nhừ để ăn [12].























15

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên vật liệu
Nguyên liệu là củ Khoai nưa được thu hái tại Sơn Quang - Hương Sơn - Hà
Tĩnh, vào tháng 01/ 2013. Dược liệu sau khi thu hái về, một phần đem trồng tại
Cúc Phương - Nho Quan - Ninh Bình để tiến hành theo dõi giám định tên khoa
học của loài. Một phần đem cạo vỏ, rửa sạch, sấy khô để tiến hành nghiên cứu.
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
2.1.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất dùng trong định tính sơ bộ các nhóm
chất hóa học và chiết xuất phân đoạn, sắc ký lớp mỏng
- Thuốc thử: Alcaloid (Mayer, Dragendorff, Bouchardat), TT diazo mới
pha, FeCl
3
5%, Gelatin 1%, Chì acetat 10%, Đồng acetat 10%
- Hóa chất: NaOH, HCl, Ethanol, Amoniac, H
2
SO
4,
Anhydrid acetic, Acid
formic…
- Dung môi: Methanol, Cloroform, Ethyl acetat, Toluen, Aceton.
- Bản mỏng Silicagel GF
254
(Merck), độ dày 0,2mm, hoạt hóa trong tủ sấy
110
0
C trong 60 phút.
2.1.2.2. Dụng cụ, phương tiện và máy móc
- Dụng cụ thủy tinh (cốc có mỏ, pipet, bình gạn, bình nón, ống nghiệm…).
- Kính hiển vi chụp ảnh LECIA, máy ảnh kỹ thuật số CANON.
- Tủ sấy SHELLAB, cân phân tích PRECISA 220A.

- Nồi cách thủy, bếp điện.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan
Quan sát, mô tả dược liệu về đặc điểm thực vật, hình dạng, màu sắc, mùi
vị, kích thước bằng mắt thường và chụp ảnh [3].


16

2.2.2. Nghiên cứu về mặt vi học
Nghiên cứu đặc điểm bột: Sấy khô dược liệu, đem tán thành bột mịn bằng
thuyền tán, rây qua rây mịn. Soi tìm đặc điểm qua kính hiển vi có gắn máy ảnh
kỹ thuật số và chụp lại đặc điểm bột [1], [13].
2.2.3. Nghiên cứu về mặt hóa học
Định tính các nhóm chất trong dược liệu củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa
học theo các tài liệu [2], [4], [5].
Nghiên cứu thành phần dịch chiết toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng theo tài
liệu [9].
Mục đích
- Phát hiện sự có mặt của các thành phần hóa học có trong dược liệu ở
trong dịch chiết toàn phần và dịch chiết chloroform, dựa vào sắc ký đồ
dưới ánh sáng ở các bước sóng khác nhau là 254 nm, 366nm, ánh sáng
thường khi phun thuốc thử hiện màu.
- Xây dựng và phân tích sắc ký đồ tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu và
kiểm nghiệm dược liệu sau này.
Các bước tiến hành
- Bản mỏng được tráng sẵn Silicagel GF
254
(Merck), đã hoạt hóa ở 110
o

C
trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm.
- Dịch chấm sắc ký: chuẩn bị theo sơ đồ chiết xuất
- Thuốc thử hiện màu: TT vanillin/ Ethanol 90%/ Acid sulphuric 10%
- Bình sắc ký được bão hòa dung môi, khai triển theo chiều từ dưới lên trên.




17

Chương III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QỦA
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
3.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây thảo cao 2m, sống hằng năm có thân củ nằm trong đất, củ hình thoi,
rộng đến 20cm, màu nâu đậm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt
như củ Khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng
.
Thân sần sùi, dạng gai mềm, thường chầy, nhớt khi bị tác động. Lá mọc từ củ,
màu xanh sẫm, phiến chia làm ba nom tựa lá đu đủ, phiến nhỏ hình trứng.
Tại thời điểm thu hái dược liệu, cây chưa ra hoa nên chưa xác định được
chính xác tên khoa học của loài.
3.1.2. Đặc điểm dược liệu củ Khoai nưa
Dược liệu là rễ củ của cây Khoai nưa, hình thoi, dài 11 cm, rộng 3-4 cm.
Vỏ ngoài màu nâu,
có nhiều rễ con và có những nốt như củ Khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi.
Bên trong thịt màu trắng vàng.






×