Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tác dụng cầm máu của bẹ cây móc trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.91 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CẦM MÁU CỦA BẸ CÂY MÓC TRÊN
ĐỘNG VẬT THựC NGHIỆM
Đâu Thi Tố Nga‘, Phạm Thị Mai Hưomg^
HDKH: PGS.TS. Đào Thị Vui^
’ Sinh viên A4K64 - Trường Đại học Dược Hà Nội
^ Sinh viên NỈK63 - Trường Đại học Dược Hà Nội
^ Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội
Từ khóa: bẹ móc, Caryota urens L., cầm máu, chảy máu.
Tóm tất
Tác dụng cầm máu của bẹ cây móc được thực hiện thông qua xác định
thời gian chảy máu đuôi chuột, sổ lượng tiểu cầu và một số chỉ sô đông máu cơ
bản. Kết quả: trên chuột bình thường, thời gian chảy máu ở lô dùng bẹ móc 3
g/kg giảm 37,07% so với lô chứng (p<0,05), lô 6 g/kg bẹ móc giảm 59,09% so
với lô chứng (p<0,05), lô 3g/kg và 6g/kg bẹ móc giảm tương đương lô
carbazochrom liều 24 mg/kg (p>0,05), bẹ móc 6 g/kg không ảnh hưởng đến sổ
lượng tiểu cầu và một sổ chỉ sổ đông máu cơ bản. Trên các mô hình gây rôi loạn
đông máu, thời gian chảy máu của lô dùng asprin - bẹ móc giảm 31,04% so với
lô aspirin (p>0,05), của lô acenocoumarol - bẹ móc giảm 41,54% so với ỉô
acenocoumarol (p<0,05), của lô heparin - bẹ móc giảm 38,26% so với lô heparin
(p<0,05), bẹ móc 6 g/kg không ảnh hưởng đến sổ lượng tiểu cầu và môt sổ chỉ số
đông máu cơ bản trên chuột sử dụng aspirin, acenocoumarol, heparin.
Đặt vấn đề
Chảy máu là hiện tượng hay gặp và có thể xảy ra ở mọi cơ quan trong cơ
thể, tùy mức độ chảy máu mà gây hậu quả nặng nhẹ, thậm chí ảnh hưởng đến
tính mạng. Tuy nhiên, thuốc điều trị các bệnh chảy máu còn ít và còn nhiều tác
dụng không muốn, đồng thời là những nội dung nghiên cứu còn ít được quan tâm
gần đây. Trong khi đó nền y học cổ truyền Việt Nam tò lâu đã biết dùng nhiều
dược liệu để chữa các bệnh chảy máu như: hòe hoa, trắc bách diệp, tông lư, cỏ
nhọ nồi... Vị thuốc bẹ móc (tông lư) đã được dân gian ta dùng để chữa các bệnh
chảy máu như: đái ra máu, lỵ ra máu, bạch đới, rong kinh, rong huyết, ho ra máu,
chảy máu chân răng... cho kết quả tốt [1], Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có


một nghiên cứu nào đánh giá tác dụng cầm máu của bẹ móc trên thực nghiệm
cũng như trên lâm sàng. Để chứng minh tác dụng của bẹ móc và hướng tới tạo ra
sản phẩm thuốc cầm máu, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác dụng cầm
máu của bẹ cây móc trên động vật thực nghiệm" với các mục tiêu chính: (1)
Đánh giá tác dụng cầm máu của bẹ móc trên chuột bình thường; (2) Đánh giá tác
dụng cầm máu của bẹ móc trên các mô hình chuột bị rối loạn đông máu.


Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng, 2 giống, trọng lượng 22 - 25 g khỏe mạnh.
Nguyên liệu
Bẹ cây móc {Caryota urens L., Arecaceae) được rửa sạch, thái nhỏ, phơi
se và sấy ở 60 - 70°c, tiến hành điều chế cao lỏng theo phương pháp ghi trong
Dược Điển Việt Nam III và cô đến cao 6:1 để bảo quản. Khi sử dụng, cao được
pha loãng với nước cất đến tỉ lệ thích hợp để cho chuột uống, liều dùng tính theo
số gam dược liệu khô fren kilogam cân nặng chuột.
Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá tác dụng cầm máu của bẹ móc trên chuột bình thường
- Tác dụng trên thời gian chảy máu: thí nghiệm được tiến hành trên 5 lô chuột:
Lô chứng uống nước, lô carbazochrom uống carbazochrom liều 24 mg/kg và các
lô bẹ móc được uống cao bẹ móc 3 mức liều; 1,5 g/kg; 3 g/kg; 6 g/kg, trong 5
ngày liên tục. Đến ngày thứ 5 sau khi uống ửiuốc 2 giờ thì xác định thời gian
chảy máu.
- Ảnh hưỏng của bẹ móc đến số lượng tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ
bản; tiến hành trên 2 lô; lô chứng uống nước và lô thử uống cao bẹ móc 5 ngày,
xác thời gian đông máu, số lượng tiểu cầu và các chỉ số PT, APTT, fibrinogen.
Đánh giá tác dụng cầm máu của bẹ móc trên các mô hình gây rối loạn đông
máu.

- Trên mô hình gây rối loạn đông máu bằng aspirin; Chuột được chia thành 3 lô;
lô chứng nước uống nước, lô aspirin uống aspirin 26 mg/kg, lô thử uống aspirin
26 mg/kg và cao bẹ móc 6 g/kg. Dùng liên tục trong 5 ngày. Đến này thứ 5 sau
khi cho uống thuốc 2 giờ thì xác định thời gian chảy máu. Sau đó các lô chuột
trên tiếp tục được nuôi và uống thuốc trong 2 ngày, lấy máu xác định số lượng
tiểu cầu và các chỉ số đông máu.
- Trên mô hình gây rối loạn đông máu bằng acenocoumarol; Chuột được chia
thành 3 lô; lô chứng nước uống nước, lô acenocoumarol uống acenocoumarol 2
mg/kg, lô thử uống acenocoumarol 2 mg/kg và cao bẹ 6 g/kg. Cách thức tiến
hành và thông số nghiên cứu tương tự như mô hình aspirin ở trên.
- Trên mô hình gây rối loạn đông máu bằng heparin: Chuột được chia thành 3 lô:
lô chứng nước uống nước, lô heparin tiêm dưới da (TDD) heparin 1200 Iư/kg X
2 lần/ngày, lô thử TDD heparin 1200 lU/kg X 2 lần/ngày và uống cao bẹ móc 6
g/kg. Cách thức tiến hành và thông số nghiên cứu tương tự như mô hình aspirin ở
ừên.


Cách xác định thời gian chảy máu: tiến hành cắt đuôi chuột 2 - 4 mm kể từ
chóp đuôi, nhúng ngay đuôi chuột vào cốc nước 37°c, tính thời gian máu chảy từ
lúc có giọt máu đầu tiên đến khi máu ngừng chảy [4]. Cách xác định số lượng
tiểu cầu và các chỉ số đông máu trên máy xét nghiệm đông máu bán tự động.
Kết quả
Tác dụng của bẹ móc trên chuột bình thường
Tác dụng trên thời gian chảy máu
Chúng tôi tiến hành kliảo sát tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy máu
ở các mức liều được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy máu của chuột bình thường
T hòi gian chảy máu(s)




n

Clúmg

10

216,6 ± 22,78

Carbazochrom

10

136,3 ± 16,24

Bẹ móc - 1,5 g/kg

10

% giảm so vói chÚTig

p

37,07

Pi<0,05

213 ± 29,22

1,67


Pi>0,05, P2<0,05
Pi<0,05, P2>0,05
Pi<0,01, P2>0,05

Bẹ móc - 3 g/kg

10

135 ± 16,33

37,67

Bẹ móc - 6 g/kg

10

95,1 ± 10,84

59,09

(pi); so với lô chứng, (pa): so với lô carbazochrom
Bảng 2.1 cho thấy, trong các mức liều được khảo sát, thời gian chảy máu của lô
chuột được dùng cao bẹ móc liều 3 g/kg giảm 37,67%, liều 6 g/kg giảm 59,09%
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05) và tương đương so với lô
carbazochrom liều 24 mg/kg (p>0,05).
Tác dụng trên tiểu cầu và các chỉ sổ đông máu
Để sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của bẹ móc lên tiểu cầu và đông máu, đề tài
tiếp tục thí nghiệm xác định số lưọmg tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ bản,
kết quả được trình bày tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của cao bẹ móc đến số lưạng tiểu cầu và 1 số chỉ số đông
máu cơ bản trên chuột bình thường
n



Thòi gian đông
máu (s)

PT(S)

APTT (s)

Fibrinogen

Số lưọng tiểu
cầu (lO-'Wl)

Chítng

8

291,75±27,39

8±0,16

3,02±0,27

(g/1)
3,03±0,24


804,63±37,2

Bẹ móc
6g/kg

8

228,3 8±26,91
(p>0,05)

8,63±0,24

3,1±0,3
(p>0,05)

3,78±0,26
(p>0,05)

844±59,47
(p>0,05)

(p>0,05)

thời gian đông máu, PT, APTT, fibrinogen trên chuột bình thường (p>0,05).
Đánh giá tác dụng của bẹ móc trên các mô hình gây rối loạn đông máu
Tác dụng của hẹ móc trên mô hình gây roi loạn đông máu bằng aspirin
Aspừin là thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn cản quá trình cầm máu ở giai
đoạn đầu tạo đinh cầm máu [2], gây kéo dài thời gian chảy máu. Đánh giá tác



dụng của bẹ móc thông qua xác định thời gian chảy máu, thời gian đông máu và
số lượng tiểu cầu. Ket quả được trình bày trong bảng 2.3 và 2.4.
Bảng 2.3. Tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy máu của mô hình aspirin


STT

Thòi gian chảy

% giảm so vói lô

máu (s)

aspirin

31,04
10
175 ± 33,36
P3.2>0,05
P 2 I : so với chứng, P ì 2 : so với aspirin
Kết quả bảng 2.3 cho thấy aspirin liều 26 mg/kg gây kéo dài thời gian chảy máu
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng nước, thời gian chảy máu của lô được dùng
thêm cao bẹ móc 6 g/kg giảm 31,04% so với lô aspirin, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 2 .4 . Ảnh hưởng của cao bẹ móc đến số lượng tiểu cầu và 1 số chỉ số đông
máu cơ bản trên mô hình aspirin
Aspirin - bẹ móc

STT




n

Thòi gian đông máu (s)

Số lưọng tiểu cầu (lOVl)

1

Chứng

10

436,7 ±35,67

598,44 ± 43,66

2

Aspirin

10

598,43 ± 20,07
P2,i<0,05

614,8 ± 44,2


3

Aspirin - bẹ móc

10

589,92 ± 37,27

P2,I > 0,05
675,7 ± 54,6

P3,2>0,05

P3.2>0,05

P21: so với chứng, P3 2: so với aspirin
Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy aspirin liều 26 mg/kg kéo dài thòd gian đông máu có

ý nghĩa so với lô chứng (p<0,05), lô uống aspirin kết họp với cao bẹ móc liều 6
g/kg không ảnh hưcmg đến số lượng tiểu cầu và thời gian đông máu (p>0,05).
Tác dụng của bẹ móc trên mô hình gây roi loạn đông máu bằng acenocoumarol
Acenocoumarol ức chế sự hoạt hóa các yếu tố đông máu nên kéo dài thời
gian chảy máu và đông máu [2], Kết quả tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy
máu và đông máu trên mô hình acenocoumarol được trình bày ở bảng 2.5 và 2.6
Bảng 2.5. Tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy máu của mô hình
acenocoumarol
STT
1
2
3




n

Chứng
Acenocoumarol
Acenocoumarol bẹ móc

9
10
9

Thòi gian chảy máu

% g iả m so v ó i lô

(s)
107 ± 8,7
203 ± 33,9

acenocoumarol

118± 11,2

41,54%

p

P2,i < 0 ,0 5


P2,1 : so với chứng, P3 2 : so với acenocoiưnarol

P3.2<0 ,0 5


Từ bảng 2.5 thấy acenocoumarol liều 2 mg/kg gây kéo dài thời gian chảy máu có
ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p<0,05). Thòi gian chảy máu của lô được dùng
acenocoumarol kết họfp thêm cao bẹ móc 6 g/kg giảm 41,54% so với lô
acenocoumarol có ý nghĩa (p<0,05).
Bảng 2.6. Ảnh hưởng cao bẹ móc đến một số chỉ số đông máu cơ bản trên mô
hình acenocoumarol
STT



n

Thòi gian đông máu (s)

PT(S)

APTT (s)

1

Chứng

5


444 ± 9,5

8,2 ± 0,3

21,5 ±2,1

2

Acenocoumarol

7

699 ± 25,9

27,9 ± 7,5

42,6 ± 6,7

P 2 ,i< 0 , 0 5

P 2 ,i < 0 , 0 5

P 2 ,i < 0 , 0 5

672 ± 9,6

20 ± 6,5

36,4 ±5,1


>0,05

P3,2 >0,05

P 3 ,2 > 0 ,0 5

3

Acenocoumarol

8

-bẹ móc

P3.2

P21: so với chứng, P3 2- so với acenocoumarol
Từ bảng 2.6. cho thấy: Acenocoumarol 2 mg/kg làm kéo dài thời gian đông máu,
các thông số PT và APTT có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p>0,05). Lô uống
acenocoumarol kết họp với cao bẹ móc liều 6 g/kg không ảnh hưởng đến các chỉ

số thời gian đông máu, PT, APTT (p>0,05).
Tác dụng của bẹ móc trên mô hĩnh gây roi loạn đông máu bằng heparin
Heparin làm bất hoạt thrombin và một số yếu tố đông máu do đó ức chế quá trình
đông máu [2], kéo dài thời gian chảy máu. Đe tài thực hiện đánh giá tác dụng của
bẹ móc trên mô hình heparin, các kết quả như bảng 2.7 và 2,8.
Bảng 2.7. Tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy máu của mô hình heparin
STT




n

Thòi gian chảy
máu (s)

1

Chứng

9

107 ± 8,7

2

Heparin

9

385 ±53,3

3

Heparin - bẹ móc

9

238 ± 26,9


% giảm so vói lô

p

heparin
P 2 , i< 0 , 0 5

38,26%

P 3 ,2 < 0 ,0 5

P2,1 : SO với c:lứng, P3 2 : so với heparin

Bảng 2.7 cho thấy heparin liều TDD 1200 lU/kg X 2 lần/ngày kéo dài thời gian
chảy máu có ý nghĩa so với lô chứng (p<0,05), thời gian chảy máu của lô được
dùng thêm cao bẹ móc 6 g/kg giảm 38,26% so với lô heparin có ý nghĩa
(p<0,05).

Bảng 2.8. Ảnh hưỏfng của bẹ móc đến một số chỉ số đông máu cơ bản mô hìiửi heparin
STT

PT(S)


Chứng nước

n

1


5

Thòi gian đông máu (s)
444 ± 9,5

2

Heparin

9

663 ± 21,7

9,5 ± 0,4

P 2 ,i < 0 , 0 5

P2,i<0,05

703 ± 29,1

9,8 ± 0,3

P 3 ,2 > 0 ,0 5

P 3 ,2 > 0 ,0 5

3

Heparin-bẹ móc


9

P2 1 : so với chứng, P3 2 : so với heparin

8,2 ± 0 ,3


Bảng 2.8 cho thây heparin liêu TDD 1200 lU/kg X 2 lân/ngày kéo dài thời gian
đông máu, PT có ý nghĩa so với lô chứng (p<0,05), lô TDD heparin kết họp uống
cao bẹ móc 6 g/kg không ảnh hưởng đến thời gian đông máu, PT (p>0,05).
Bàn luận
Quá trình cầm máu diễn ra qua năm giai đoạn: co mạch, hình thành nút
tiểu cầu, đông máu, co cục máu đông và tan cục máu đông. Co mạch, hình thành
nút tiểu cầu và đông máu là 3 giai đoạn để hình thành cục máu đông bịt kín vết
thương, do đó là 3 giai đoạn quan trọng nhất của cầm máu. Thời gian chảy máu
là thông số chung nhất đánh giá quá trình cầm máu, bao gồm cả thành mạch, tiểu
cầu và đông máu. Thời gian chảy máu đuôi chuột là phưcmg pháp đơn giản được
sử dụng nhiều ừong các nghiên cứu cầm máu do đó chúng tôi đã tiến hành thí
nghiệm xác định thời gian chảy máu đuôi chuột cho nghiên cứu [4].
Trên chuột bình thường, thời gian chảy máu ỉô bẹ móc 3 g/kg và 6 g/kg
giảm có ý nghĩa so với chứng và tưofng đương với lô carbazochrom liều 24
mg/kg, cho thấy cao bẹ móc có tác dụng cầm máu ở chuột bình thường với liều 3
g/kg và 6 g/kg. Điều này chứng minh tác dụng cầm máu của bẹ móc mà trong
dân gian vẫn dùng. Neu xét về tỉ lệ giảm thời gian chảy máu so với lô chứng thì
lô bẹ 6 g/kg giảm nhiều hơn (59,09%) so với lô bẹ 3 g/kg (37,67%) do đó trong
các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi chọn mức liều bẹ móc 6 g/kg để tiến hành.
Nhằm tìm hiểu tác dụng cầm máu của bẹ móc liệu có ảnh hưởng lên tiểu cầu và
giai đoạn đông máu không, đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của bẹ móc lên số
lượng tiểu cầu và một số chỉ số đông máu: thời gian đông máu, PT, APTT,

fibrinogen, kết quả cho thấy cao bẹ móc 6 g/kg không ảnh hưởng đến số lượng
tiểu cầu và đông máu, điều này gợi mở cơ chế cầm máu của bẹ móc ít ảnh hưỏng
lên sự đông máu và số lượng tiểu cầu. Tuy nhiên, các kết quả đó thực hiện trên
đối tượng bình thường, liệu khi các giai đoạn này bị ức chế, thuốc có tác động
tới? Vậy nên trong các mô hình gây rối loạn đông máu chúng tôi cũng đã tiến
hành các xét nghiệm tiểu cầu và các chỉ số đông máu.
Sự chảy máu sẽ nghiêm trọng hon nếu sự cầm máu bị rối loạn, để huQfiig
tới sản phẩm cầm máu cho các đối tượng này, đề tài đã tiến hành đánh giá tác
dụng của cao bẹ móc trên các mô hình gây rối loạn cầm máu. Tương ứng với các
giai đoạn cầm máu sẽ có nhiều mô hình khác nhau. Trong điều kiện hiện có, đề
tài sử dụng mô hình gây rối loạn đông máu bằng aspirin, heparin,
acenocoumarol.
Trên mô hình aspirin: Các tiểu cầu ngưng tập để tạo thành đinh cầm máu
và tham gia 1 số giai đoạn của đông máu, aspirin là thuốc ức chế kết tập tiểu cầu
nên ảnh hưởng đến giai đoạn tiểu cầu và đông máu.Thời gian chảy máu của lô


dùng kèm aspirin và bẹ móc 6 g/kg giảm không có ý nghĩa so với lô aspirin cho
thấy bẹ móc 6 g/kg không có tác dụng cầm máu trên chuột bị ức chế kết tập tiểu
cầu. Để xem xét sự ảnh hưỏfng của bẹ móc đến tiểu cầu và đông máu khi bị ức
chế bởi aspirin, đề tài tiến hành xác định số lưọfng tiểu cầu và thời gian đông máu
và nhận thấy bẹ móc 6 g/kg không ảnh hưỏng đến các chỉ số này, điều này càng
định hướng bẹ móc không ảnh hưởng lên số lượng tiểu cầu và đông máu.
Trên mô hình acenocoumarol: Acenocoumarol là dẫn xuất dicoumarol
kháng vitamin K nên ức chế sự chuyển hóa tại gan các tiền yếu tố đông máu II,
VII, EX, X thành dạng hoạt hóa, do đó ức chế sự đông máu. Kết quả thời gian
chảy máu của lô dùng acenocoumarol kèm cao bẹ móc 6 g/kg giảm 41,54% có ý
nghĩa so với lô acenocoumarol cho thấy cao bẹ móc 6 g/kg có tác dụng câm máu
trên mô hình ức chế đông máu bằng acenocoumarol, như vậy bẹ móc 6 g/kg có
khả năng cầm máu cho các đối tượng bị rối loạn đông máu như khi dùng

acenocoumarol. Đề tài cũng đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của cao bẹ
móc đến sự đông máu trên các chỉ số thời gian đông máu, PT, APTT trên chuột
bị ức chế đông máu bằng acenocoumarol, kết quả bẹ móc 6 g/kg không ảnh
hưởng tới các chỉ số này lại càng làm rõ tác dụng cầm máu của bẹ móc không
ảnh hưởng đến sự đông máu.
Trên mô hình heparin: heparin tạo phức với antithrombin III (AT III) làm
tăng cường tác dụng của AT III gấp nhiều lần nên làm mất hiệu lực của
thrombin, đồng thời ức chế các yếu tố đông máu IX, X, XI, XII đã hoạt hóa do
đó có tác dụng chống đông. Thời gian chảy máu của lô được dùng thêm bẹ móc 6
g/kg giảm 38,26% có ý nghĩa so với lô chỉ dùng heparin, vậy cao bẹ 6 g/kg có tác
dụng cầm máu trên mô hình heparin, sẽ có khả năng cầm máu cho các đối tượng
bị ức chế đông máu như khi dùng heparin. Đánh giá tác động của bẹ móc đến sự
đông máu trên các chuột bị ức chế đông máu bằng heparin trên chỉ sổ thời gian
đông máu và PT cho thấy cao bẹ 6 g/kg không ảnh hưởng đến các chỉ số này,
càng chắc chắn về cơ chế cầm máu của bẹ móc không ảnh hưởng đến sự đông
máu.
Các kết quả qua các mô hình dần làm rõ cơ chế cầm máu của bẹ móc
không ảnh hưỏng đến số lượng tiểu cầu và đông máu, đó sẽ là ưu điểm của bẹ
móc khi cầm máu cho các đối tượng chảy máu có nguy cơ tăng đông như các
bệnh nhân bị chảy máu khi điều trị thuốc chống đông cho các tình trạng tăng
đông...
Kết luận
Trên mô hình chuột bình thường: cao bẹ móc 3 g/kg và 6 g/kg làm giảm
thời gian chảy máu có ý nghĩa so với lô chứng (p<0,05), giảm tương đương lô


carbazochrom liều 24 mg/kg (p>0,05), bẹ móc 6 g/kg không ảnh hưởng đến số
lượng tiểu cầu và các chỉ số đông máu: thời gian đông máu,PT, APTT,
fibrinogen
Trên các mô hình gây rối loạn đông máu:

- Mô hình aspirin: cao bẹ móc 6 g/kg làm giảm thời gian chảy máu không có ý
nghĩa thống kê so với lô aspirin (p>0,05), không ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu
và thời gian đông máu.
- Mô hình acenocoumarol; cao bẹ móc 6 g/kg làm giảm thời gian chảy máu có ý
nghĩa thống kê so với lô acenocoumarol (p<0,05) và không ảnh hưởng đến thời
gian đông máu, PT, APTT.
- Mô hình heparin: cao bẹ móc 6 g/kg làm giảm thời gian chảy máu có ý nghĩa
so với lô heparin (p<0,05), không ảnh hưởng đến thời gian đông máu và PT.
Tài liệu tham khảo
1. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuổc Việt Nam, NXB Y học, tr. 752.
2. Bộ Y tế (2007), Dược lí, tập II, NXB Y học, tr. 113-125
3. Nguyễn Anh Trí (2008), Đông máu và ứng dụng trong lâm sàng, NXB Y học,
tr. 12-215.
4. Gerhand H. et al. (2002), Drug discovery and evaluation-pharmacological
assay,
pp. 1053-1092.



×