Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác dụng chống oxy hóa của bài thuốc hoàng liên giải độc thang trong điều trị bỏng thực nghiệm và lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.86 MB, 5 trang )

--------------------------------------------------------------------------------------- s

.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1999), Dược thưQuốcgia Việt Nam, NXB Y học, tr. 717-718.
2. Aoki I. et al (1991), High-performance liquid chromatographic determination of lansoprazole and its metabolites in human serum and

urineJournal of Chromatography, Biomedical Applications, 571, pp. 283-290.
3. Borner K. et al (1997), Quantitative determination of lansoprazole in human serum by HPLC, Chromatographia, 45, pp. 450- 452.
4. Dugger H.A et al (2001), Bioequivalence evaluation of lansoprazole 30-mg capsules (Lanfast ®and Lanzor ®) in healthy volunteers,

European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 51, pp. 153-157.
5. FDA (2001), Guidance for Industry Bioanalytical method validation.
6. Karol M.D et al (1995), Determination of lansoprazole and five metabolites in plasma by high-performance liquid chromatography,

Journal of Chromatography B, 668, pp. 182-186.

Tác dụng chống oxy hóa của bài thuốc
Hoàng liên giải độc thang trong điều trị
bỏng thực nghiệm và lâm sàng
Lương Quang Anh', Chu Anh Tuấn', Nguyễn Lĩnh Toàn', Nguyễn Ngọc Chiến^
’Họcviện Quânị ^TrườngĐạihọcDượcHàNội

SUMMARY

Hoang lien giai doc thang is a liquid extract which contains rhizoma coptidis, radix Scutellariae, cortex phellodendri, fructus
gardeniae. Hoang lien giai doc thang was used in burn treatment with initial positive results. In this study, we have evaluated the
antioxidant effect o f Hoang lien giai doc thang on experimental burn and severely burned patients. The results revealed that Hoang
lien giai doc thang showed antioxidant effect by reducing superoxidedismutase enzyme activity and increasing manonyldialdehyde
level in serum samples which were obtained from research subjects.


Từ khóa Hoàng liên giải độc thang; tác dụng chống oxy hóa

Đặt vấn đề
Nghiên cứu về bệnh lý diễn biến tại vùng tổn thương
bỏng, Arturson G. đã khẳng định tại vùng cận hoại tử
bỏng và vùng hoại tử bỏng có sự giải phóng ra các gốc
oxy tự do cùng các chất trung gian gây viêm [3]. Khi tổn
thương bỏng sâu và rộng quá trình đáp ứng viêm mang
tính hệ thống, do đó các chất trung gian viêm trên cùng
với các gốc oxy tự do không chỉ ảnh hưởng cục bộ mà
tác động đến các tạng ở xa gây hội chứng rối loạn chức
năng đa tạng (multiple organ dysfunction syndrome MODS). V\ vậy, hạn chê' tác hại của gốc tự do trên bệnh
nhân bỏng rộng làm giảm tình trạng nghiêm trọng của
bệnh lý bỏng, góp phẩn nâng cao hiệu quả điểu trị. Các
nghiên cứu cho thấy, trong điểu trị bệnh nhân bỏng

nặng cẩn phối hợp trị liệu cơ bản hiện dùng với các chất
chống oxy hoá ngoại sinh [1,5, 6, 10].
Hoàng liên giải độc thang (HLGDT) là bài thuốc cổ
phương, gồm các thành phẩn như hoàng liên chân
gà, hoàng bá, hoàng cắm và chi tử, dùng dưới dạng
sắc uống, có tác dụng thanh nhiệt thải độc. Từ xa xưa,
bài thuốc đã được ứng dụng trong điều trị bỏng và có
hiệu quả tốt, chúng tôi đã kế thừa và bào chế bài thuốc
dưới dạng cao lỏng 1:1 bằng phương pháp chiết nóng
với dung môi là nước. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
đánh giá tác dụng chống oxy hóa của cao lỏng HLGDT
thông qua xác định hoạt độ enzym superoxidedismutase (SOD), hàm lượng manonyldialdehyde (MDA)
huyết thanh trên động vật thực nghiệm và bệnh nhân
tình nguyện bị bỏng nặng.



Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Thuốc nghiên cứu là cao lỏng Hoàng liên giải độc
thang do Học viện Quân y sản xuất đạt tiêu chuẩn
cơ sở.
Thỏ nghiên cứu có khối lượng cơ thể từ 2,5 ± 0,2
kg/con, được gây bỏng cùng diện tích 30% diện tích
cơ thể (DTCT) với vết bỏng độ IV (60 thỏ được lựa
chọn vào nghiên cứu là thỏ vẫn sống sau 3 ngày đẩu
gây bỏng).
62 bệnh nhân bỏng nặng từ 16 - 69 tuổi được
điều trị tại khoa Hổi sức cấp cứu - Viện Bỏng Lê Hữu
Trác với tiêu chuẩn lựa chọn như sau: diện tích bỏng
chung trên 30 % DTCT hoặc diện bỏng sâu trên 20%
DTCT; vào viện trong 3 ngày đẩu sau bỏng, không
mắc các bệnh mạn tính nặng kèm theo và tự nguyện
tham gia nghiên cứu.
Hóa chất nghiên cứu
Hoá chất: Kit xác định hoạt tính SOD của hãng
Biovision (SOD Elisa kit - code: K335-100), kit định
lượng MDA của hãng Cusabio Biotech (MDA ELISA
kit, catalog no: CSB-E08557h).
Phương pháp nghiên cứu
Thỏ nghiên cứu được gây bỏng và chia đểu ngẫu
nhiên thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điểu trị tại chỗ
vết bỏng bằng kem Silvirin 1% chứa hoạt chất Silver
sulfadizin (số lô TI 2034, hạn sử dụng 15/06/2015) và
uống 5 ml thuốc cao lỏng HLGDT X3 lẩn/ngày; nhóm

chứng điểu trị tại chỗ vết bỏng bằng kem Silvirin 1%
và uống 5ml thuốc nước muối sinh lý (NMSL) X3 lẩn/
ngày. Thời gian theo dõi động vật từ trước khi gây
bỏng 3 ngày cho đến kết thúc thí nghiệm là 3 tuẩn
kể từ ngày gây bỏng.
62 bệnh nhân bỏng nặng chia thành 2 nhóm
(tương đương nhau vể lứa tuổi, diện tích bỏng chung
và độ bỏng sâu): nhóm điều trị gổm 32 bệnh nhân
được điểu trị theo phác đồ chuẩn đang áp dụng tại
Viện Bỏng Lê Hữu Trác và từ ngày thứ 3 sau bỏng
được cho uống HLGDT với liểu 2 - 2,5 ml/kg cân nặng
X 3 lẩn/ngày; nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân được
điểu trị theo phác đồ chuẩn trên nhưng không sử
dụng thêm cao lỏng HLGDT.
Phương pháp gây bỏng thực nghiệm: Gây mê thỏ
bằng cách tiêm bắp đùi ketamin với liều 5 mg/kg

khối lượng cơ thể. Khi thỏ đã mê, đổ nước sôi vào
bình đến vạch ấn định, nhanh chóng đặt lên vùng da
đã chuẩn bị, đồng thời đặt bao cát lên miệng bình,
thời gian đặt là 30 giây. Sau 3 - 5 phút gây bỏng, thỏ
thường tỉnh lại do tác dụng ngắn của thuốc mê. Mỗi
đáy bình tương đương 6 - 7 % DTCT thỏ, như vậy mỗi
thỏ gây bỏng với diện tích bằng 5 đáy bình inox.
Phương pháp xét nghiệm SOD và MDA:
Nghiên cứu trên thỏ thực nghiệm: Xét nghiệm
xác định hoạt tính SOD, hàm lượng MDA được tiến
hành ở 4 thời điểm: NO (ngay trước gây bỏng), N3
(ngày thứ 3 sau bỏng), N10 (ngày thứ 10 sau bỏng),
N17 (ngày thứ 17 sau bỏng).

Nghiên cứu trên bệnh nhân tình nguyện: xét
nghiệm xác định hoạt tính SOD, hàm lượng MDA
được tiến hành ở 3 thời điểm: N3 (ngày thứ 3 sau
bỏng), N10 (ngày thứ 10 sau bỏng), N17 (ngày thứ
17 sau bỏng). Các bệnh nhân tử vong hoặc xin ra
viện không được tiến hành lấy mẫu ở mỗi thời điểm
nghiên cứu.
Xác định hoạt tính SOD theo phương pháp của
Sun Y. [8], Nguyên tắc: Dưới tác dụng của enzym
xanthinoxidase (XO) xúc tác phân huỷ xanthin thành
acid uric và gốc tư do superoxid ( o ! ) theo phản
xb
ứng:
Xanthin
y . /\a
i ILI III I
r Acid UI
IV^
uric+
Oĩ2
Gốc superoxid {O 2 ) vừa hình thành phản ứng
với INT (2-(4-iodophenyl)-3-(4-nitrophenol)-5-phenyl tetrazolium chlorid) tạo ra hợp chất Oj và Formazan có màu đỏ: INT + 2 O j ®2 + Formazan
Cường độ màu Formazan được đo ở bước sóng
450 nm, SOD ức chế sự tạo thành Formazan do SOD
xúc tác phản ứng: 2 O 2 + 2 H +®02 + Hj0 j
Hoạt độ SOD được đo bởi % ức chế sự tạo thành
Formazan. Nếu trong mẫu đo có enzym SOD phân
huỷ gốc superoxid thành oxy thì lượng gốc superoxid phản ứng với INT sẽ bị giảm đi. Kết quả là đậm
độ màu Formazan bị giảm xuống.
Định lượng MDA theo phương pháp của Tanaka

M. [4]. Nguyên tắc: MDA phản ứng với acid thiobarbituric tạo thành phức trimethin có màu hổng và có
đỉnh hấp thụ cực đại ở bước sóng 530 - 532 nm.
Đo kết quả trên máy xét nghiệm sinh hóa Autolab (Đức), tiến hành tại Bộ môn Sinh lý bệnh - Học
viện Quân y.


ầ.
Xử lý số liệu
Tính toán giá trị trung bình {X ), độ lệch chuẩn (SD), so sánh 2 giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập dùng
thuật toán t-test với phẩn mềm SPSS 15 và STAVIEVV 5.1.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả xét nghiêm trên thỏ thực nghiệm
Tiến hành nghiên cứu trên thỏ thực nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 1 và bảng 2.
Bòng l Bién đổi hoạt độ SODữong máu ứa cócnhóm thỏ tại cácthời ữếm nghiên cứu

Nghiên cứu
(n=30)
Chứng
(n=30)

N10(3)

N3(2)

N0(1)

SOD(%)

Nhóm


NI 7 (4)

p

p^.^<0,05

X

68,54

93,81

92,80

91,35

SD

9,23

10,83

15,13

13,83

p.
X


67,95

78,13

79,67

84,32

p ,,< 0 ,0 5

SD

8,65

9,26

9,72

7,71

p> 0 ,0 5

p<0,01

p<0,01

p< 0 ,0 5

p


P 3 Ì< o'05

p;;;p:;< o;o5

Bảng 1 cho thấy hoạt độ SOD trong máu thỏ ở cả 2 nhóm tăng cao rõ rệt sau bỏng ngày thứ 3 (N3), thứ 10
(N10) và 17 (NI 7) sau bỏng so thời điểm trước khi gây bỏng trên thỏ nghiên cứu (p < 0,05). ở cùng một thời
điểm sau bỏng (ngày thứ 3,10,17) thì hoạt độ SOD ở nhóm nghiên cứu uống cao lỏng HLGDT tăng cao hơn
so với nhóm chứng uống NMSL (p < 0,05 và p < 0,01).
Báng 2. Biến đổi nóng độ MDA trong máu của cácnhóm thỏ tại các thă điểm nghiên cứu
Nhóm

MDA([]g/ml)

N0(1)

N3(2)

N10{3)

N17(4)

Nghiên cứu
(n=30)

X

4,94

5,58


5,94

5,88

SD

1,21

1,41

1,93

1,98

p4-1>0,05

Chứng

X

4,86

7,66

6,17

7,22

(n=30)


SD

1,15

1,45

1,59

2,88

p,,<0,05
p;;;p i ! < o;o5

p > 0,05

p<0,01

p > 0 ,0 5

p < 0 ,0 5

p

p
p ,,> 0 ,0 5
P3>0,05

Hàm lượng MDA trong huyết tương thỏ ở nhóm chứng tăng cao rõ rệt vào các ngày thứ 3 (N3), thứ 10

(N10) và 17 (NI 7) sau bỏng so thời điểm trước khi gây bỏng thỏ, trong khi đó ở nhóm nghiên cứu thì hàm
lượng MDA thay đổi không đáng kể (p > 0,05). Cùng thời điểm ngày thứ 3 và thứ 17 sau bỏng thì hàm lượng
MDA ở nhóm nghiên cứu (uống cao lỏng HLGDT) thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng (uống NMSL) với p <
0,05 và p < 0,01 (bảng 2).
Kết quả xét nghiêm trên bệnh nhân bỏng nặng
Tiến hành nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng nặng theo mô tả ở phẩn phương pháp nghiên cứu, sau, kết
quả được trình bày ở bảng 3 và 4.
Bảng 3 cho thấy hoạt độ SOD trong máu bệnh nhân ở nhóm điểu trị tăng cao rõ rệt vào các thời điểm ngày
thứ 10 và 17 so với thời điểm ngày thứ 3 sau bỏng nặng (Pj, < 0,05 và , < 0,01). Tuy nhiên, ở nhóm chứng thì
hoạt độ SOD lại giảm rõ rệt ở thời điểm ngày thứ 10 {Pj, < 0,05) nhưng sau đó tăng dẩn và không thay đổi ở
thời điểm ngày thứ 17 so với thời điểm ngày thứ 3 sau bỏng nặng (P3, > 0,05). Cùng một thời điểm sau bỏng
ngày thứ 10 và 17 thì hoạt độ SOD ở nhóm điểu trị (uống cao lỏng HLGDT) cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng
(không uống cao lỏng HLGDT) với p < 0,01.


BÀI NGHIÊN CỨU *
Bảng 3. Bién đổi hoạt độ của SODtrong máu bệnh nhân bỏng nặng ở cácthời điếm nghiên cứu
Nhóm

SOD(%)

N3(1)

N10(2)

N17(3)

p

X


85,42
(n = 25)

92,18
(n = 17)

133,96
(n = 12)

p ,,< 0 ,0 5
pn - i <0,01


SD

9,13

12,36

11,45

P3. , < 0,01

X

86,13
(n = 22)

77,23

(n = 17)

89,75
(n = 12)

p ,,< 0 ,0 5

SD

10,45

11,24

9,82

p > 0,05

p < 0,01

p < 0,01

Điều trị

Chứng

p

pn -1 >0,05
'
P3. , < 0,05


Bảng 4 trình bày sự biến đổi nồng độ MDA trong máu trên bệnh nhân bỏng nặng sau khi uống HLGDT.
Hàm lượng MDA đạt cao nhất ở ngày thứ 3 sau bỏng ở cả hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu. ở cùng thời điểm
ngày thứ 10 và thứ 17 sau bỏng, hàm lượng MDA ở nhóm bệnh nhân được điểu trị (uống cao lỏng HLGDT)
thấp hơn so với nhóm chứng (không uống cao lỏng HLGDT) với p < 0,01.
Bàn luận
Bâng 4. Biẽn đồinóng độ MDA trong máu bệnh nhờn bỏng nặng ở cácthời điểm nghiên cứu
Nhóm
Điểu tri

Chứng

p

MDA([ig/ml)

N3(1)

N10(2)

N17(3)

p

X

6,55
(n = 25)

5,34

(n = 17)

5,09
(n = 12)

p2-1 < 0,01
p3-1 < 0,01
p3-2<0,05

SD

134

2,12

1,43

X

6,13
(n = 22)

5,96
(n = 17)

5,64
(n = 12)

SD


1,26

1,24

1,82

p > 0,05

p<0,01

p<0,01

p2-1 > 0,05
p 3 -K 0 ,0 5
p3-2<0,05

Oxy hóa là quá trình xảy ra trong cơ thể, trong các quá trình đó thì oxy tạo ra các tiểu phân trung gian (các
gốc tự do). Các gốc tự do có thể được loại bỏ bằng các chất chống oxy hóa nhưSOD, glutathion... Trong đó,
SOD là enzym có khả năng phân hủy đặc hiệu các gốc tự do với hằng số tốc độ rất lớn. Do đó, để đánh giá tác
dụng chống oxy hóa của một chất thì người ta có thể thông qua các xét nghiệm xác định sự thay đổi nồng
độ SOD trong máu của đối tượng nghiên cứu sau khi chịu tác động của chất cẩn đánh giá. Bên cạnh đó, thử
nghiệm xác định MDA cũng thường được tiến hành do đây là phương pháp đơn giản để xác định sản phẩm
sinh ra trong quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào.
Sự giải phóng ra các gốc oxy tự do thể hiện một trạng thái stress oxy hoá ở những bệnh nhân bỏng nặng
có diện tích bỏng từ 30% DTCT trở lên [ 1]. Nghiên cứu của Nguyen T.T cho thấy ở những bệnh nhân bỏng
nặng, nổng độ MDA tăng và nồng độ enzym SOD, catalase đểu giảm trong những ngày đẩu sau bỏng và phục
hồi từ ngày thứ 15 [6]. Cetinkale 0 đã tiến hành gây bỏng thực nghiệm trên chuột cống trắng với diện tích
bỏng 30% DTCT, sau đó tiến hành xét nghiệm máu trong 3 ngày đẩu sau bỏng, kết quả cho thấy nồng độ MDA
tăng cao còn nổng độ SOD giảm rõ rệt so với nhóm không bị bỏng (tương ứng với p < 0,02 và p < 0,0001) [4].
Mai Mạnh Tuấn nghiên cứu trên bệnh nhi bỏng nặng, cho thấy tình trạng peroxy hoá lipid xảy ra ngay sau

khi bị bỏng, thể hiện ở nồng độ MDA cao nhất trên tất cả các bệnh nhân từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3 sau
bỏng, giảm xuống ở những ngày thứ 7 và 14 sau bỏng (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ
enzym SODgiảm mạnh nhất ngày thứ 7 sau bỏng, đến ngày thứ 14 vẫn chưa hổi phục [2].
HLGDT từ xa xưa đã được biết đến có tác dụng thanh nhiệt, thải độc. Nghiên cứu của các tác giả Wang
L.J [9], Zhao B.s [11] khẳng định HLGDT có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt dựa trên cơ chế làm


ầ.
giảm sự hình thành các cytokin viêm và các gốc NO.
Theo Song J., HLGDT có tác dụng chống oxy hoá
mạnh trên thực nghiệm bỏng nặng, phụ thuộc vào
liểu lượng và thời gian sử dụng [6]. Trong nghiên
cứu này, kết quả cho thấy trên thỏ thực nghiệm
gây bỏng, hoạt độ SOD máu tăng cao rõ rệt sau
bỏng ngày thứ 3, thứ 10 và 17 sau bỏng nặng so
thời điểm trước khi gây bỏng thỏ. Trên bệnh nhân
bỏng nặng, hoạt độ SOD cũng tăng cao kéo dài từ
ngày thứ 10 đến ngày 17 sau bỏng. Kết quả này
cho thấy một phản ứng oxy hoá rất mạnh đã xảy
ra ở thỏ thực nghiệm gây bỏng nặng và bệnh nhân
nghiên cứu, làm tăng hoạt độ enzym SOD. ở cùng
một thời điểm sau bỏng thì hoạt độ SOD ở nhóm
được uống cao lỏng HLGDT cao hơn so với nhóm
chứng, điểu này chứng tỏ cao lỏng HLGDT có tác
dụng kích thích làm tăng hoạt độ, tăng khả năng
chống oxy hoá của enzym SOD. Đối với xét nghiệm
MDA, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng
MDA đạt cao nhất ở thời điểm ngày thứ 3 sau bỏng
trên bệnh nhân tình nguyện. Trong khi đó, trên thỏ
bị bỏng ở nhóm chứng thì hàm lượng MDA đểu


tăng so với ngay trước khi gây bỏng ở các thời điểm
nghiên cứu. Cùng một thời điểm ở ngày thứ 10 và
17 sau bỏng trên bệnh nhân thì hàm lượng MDA ở
nhóm được uống cao lỏng HLGDT luôn thấp hơn so
với nhóm chứng. Điểu này cũng nhận thấy rõ ở cả
3 thời điểm nghiên cứu trên thỏ bị bỏng. Như vậy,
cao lỏng HLGDT có tác dụng làm giảm quá trình
hình thành các gốc oxy tự do, giảm quá trình oxy
hoá chất béo (sản phẩm cuối cùng là MDA), có tác
dụng bảo vệ cơ thể chống oxỵ hoá.
Kết luận
Cao lỏng HLGDT dùng đường uống có tác dụng
chống oxy hoá trong điểu trị bỏng nặng (động vật
gây bỏng thực nghiệm và bệnh nhân bỏng) do:
Làm tăng hoạt độ của men SOD: Cùng một thời
điểm sau bỏng thì hoạt độ SOD ở nhóm được uống
cao lỏng HLGDT cao hơn so với nhóm chứng.
Làm giảm hàm lượng MDA: Cùng một thời điểm
sau bỏng thì hàm lượng MDA ở nhóm được uống
cao lỏng HLGDT thấp hơn so với nhóm chứng.

TẢI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thế Trung (2003), Bỏng - Những kiến thức chuyên ngành, NXB Y học, Hà Nội.
2. Mai Mạnh Tuấn và cộng sự (2007), Nhận xét về thay đổi tình trạng oxy hoá trên bệnh nhân nhi bỏng rộng, Tọp chí Yhọc thảm họovà

Bỏng, số 2,tr.33-38.
3. Arturson G. (1980), Pathophysiology of the burn wound, Chir. Gynaecol., 69, pp.178-190.
4. Cetinkale 0. et al (1997), Evaluation of lipid peroxidation and total antioxidant status in plasma of rats following thermal injury, Burns,
23(2), pp.114-116.

5. Matsuda T. et a ,1993), The effects of high-dose vitamin c therapy on postburn lipid peroxidation, 1 Burn. Care. Rehobil., 14(6), pp.624629.
6. Nguyen T.T. et al (1993), Free radical activity and loss of plasma antioxydants, vitamin Eand sulfhydryl groups in patients with burns,

J. Bum. Care. RehabiL, 14(6), pp.602-609.
7. Song J. et al (2010), A serum pharmacological study on antioxidation effects of Huanglian Jiedu Tang, Chinese. 1 Exp. Trad. Med. Formu/e.,16(4), pp.118-122
8. Sun Y. et al (1988), A simple method for clinical assay of superoxide dismutase, Clin. Chem., 34(3), pp.497-500.
9. Wang LJ. et al (2000), Mechanism of anti-flammatory action of Huanglian Jiedu decoction a traditional Chinese prescription, Chino. 1

Chinese. Materia. Med., 25(8), pp.493-496.
10. Zang Q. et al (2007), Cardiac mitochondrial damage and loss of ROS defense after burn injury; the beneficial effects of antioxidants
therapy, J. Appl. Physiol., 102(1), pp.103-112
11. Zhao B.s. et al (2009), The experimetal study of Huanglianjiedu decoction on relieving fever and anti-inflamatory effects, Chinese. J.

Exp. Trad. Med. Formule., 15(11), pp.55-57.



×