Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng in vitro của dịch chiết hạt cần tây đối với sự ngưng tập tiểu cầu và quá trình đông máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 4 trang )

Nghiên cứu ảnh hưởng in vitro của dịch
chiết hạt Cần tây đối với sự ngưng tập
tiểu cầu và quá trình đông máu
Nguyễn Thu Hằng, NguyễnThị Hổng Vân

Trường Đại học Dược Hà Nội
SUMMARY
In the present study, in vitro activities o f ethanol extract o f celery (Apium graveolens L ) seeds on platelet aggregation and on
coagulation process were investigated. The evaluation on human platelet aggregation in vitro showed that at low concentration
o f 0.05 mg/ml, ethanol extract o f celery seeds inhibited ADP-'mduced platelet aggregation, compared with control (p<0.05). At
concentrations o f 0.10 mg/ml, 1.00 mg/ml; 2.00 mg/ml and 3.00 mg/ml, ethanol extract o f celery seeds inhibited ADP-induced platelet
aggregation stronger than aspirin (81 Ịjg/ml) (p<0.01). The test o f the blood coagulant activity showed that ethanol extract o f celery
seeds prolonged significantly the PT, APPT and TT time test on plasma than control sample at concentrations more than 6.00 mg/
ml (p<0.05). Therefore, ethanol extract o f celery seeds showed the anti-thrombosis activity in vitro through anti platelet aggregation
mechanic. Our study can be considered as the first report on the in vitro antiplatelet aggregation and anticoagulant activities o f celery
seeds.
Từ khóa: Apium graveolens L , anticoagulation, antiplatelet aggregation, in vitro, seed, thrombosis.

ĐặtVấn đề
Huyết khối là nguyên nhân hàng đầu của sự tắc
nghẽn mạch máu gây tử vong hoặc để lại những di
chứng nặng nể cho người bệnh. Huyết khối có thể
hình thành ở động mạch hoặc tĩnh mạch. Huyết khối
động mạch có thể dẫn đến nhổi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não hoặc đột qụỵ. Huyết khối tĩnh mạch
thường gặp nhất là ở chi dưới, có thể gây biến chứng
tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong đột ngột hoặc
hội chứng hậu huyết khối với biểu hiện loét, đau nhức
và giới hạn vận động chi dưới. Các nghiên cứu gần
đây đã cho thấy quá trình đông máu và sự ngưng tập
tiểu cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc


hình thành huyết khối. Vì vậy, các thuốc ức chế quá
trình đông máu và các thuốc ức chế sự ngưng tập tiểu
cầu là hai nhóm thuốc chính để dự phòng và điểu trị
huyết khối hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng những
thuốc này trên lâm sàng còn có một số tác dụng
không mong muốn làm hạn chế hiệu quả điểu trị [5].
Do đó, việc nghiên cứu tìm kiếm những thuốc mới để
phòng và điểu trị huyết khối, đặc biệt các thuốc có
nguổn gốc tự nhiên rất được quan tâm.
Cần tây {Apium graveolens L.) là một loài cây di
thực, được trổng phổ biến ở nước ta chủ yếu để làm
rau ăn và gia vị. Bằng thực nghiệm, Cần tây đã được
chứng minh có một số tác dụng sinh học quan trọng
đáng chú ý như tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid máu.

chống viêm, giảm đau, lợi tiểu, chống loét đường tiêu
hóa, bảo vệ gan, chống ung thư, ...[1,6, 7].Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có nghiên cứu nào công bố vể tác
dụng chống huyết khối của Cần tây. Trong bài báo
này, chúng tôi trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng
in vitro của dịch chiết hạt Cần tây đối với sự ngưng tập
tiểu cầu và quá trình đông máu để chứng minh tác
dụng ức chế sự hình thành huyết khối của hạt Cần
tây in vitro và định hướng cho những nghiên cứu tiếp
theo nhằm nâng cao giá trị sửdụng của dược liệu này.
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguyên liệu
Hạt Cần tây và mẫu cây Cần tây có hoa được thu
hái tại xã Hải Nam - Hải Hậu - Nam Định vào tháng
n năm 2012. Hạt được phơi khô trong bóng râm, sau

đó được bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo,
thoáng mát để nghiên cứu. Mẫu cây Cần tây có hoa
được ép tiêu bản, lưu giữ tại Phòng Tiêu bản, Bộ môn
Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội với số hiệu tiêu
bản là HNIP/17860/13 và đã được xác định tên khoa
học là Apium graveolens L., họ Cần (Apiaceae).
Phương pháp nghiên cứu
Chuẩn bị dịch chiết dược liệu
Hạt Cần tây khô được xay thành bột thô bằng máy
xay và xác định độ ẩm bằng máy Precisa cho kết quả


độ ẩm của dược liệu là 8,5%. Cân chính xác 50,00 gam
bột dược liệu cho vào cốc có mỏ. Dược liệu được chiết
hổi lưu 3 lần với ethanol tuyệt đối, thời gian mỗi lần
chiết là 30 phút. Gộp dịch chiết cổn, cất thu hổi dung
môi dưới áp suất giảm rổi cô cách thủy ở 70° đến cắn
thu được 7,0320 gam cắn.
Lấỵchínhxác 1,00 gam cắn cho vào bình định mức
100 ml, thêm dung dịch NaCI 0,9% đối với thí nghiệm
đánh giá trên sự ngưng tập tiểu cầu (hoặc nước cất
đối với thí nghiệm đánh giá trên sựđông máu) vừa đủ
đến vạch. Đổ dịch chiết ra cốc có mỏ, siêu âm trong 5
phút thu được dịch chiết có nổng độ 10 mg/ml (khối
lượng cắn/thể tích dung dịch). Từ dung dịch trên pha
loãng với dung dịch NaCI 0,9% đối với thí nghiệm
đánh giá trên sự ngưng tập tiểu cầu (hoặc nước cất
đối với thí nghiệm đánh giá trên sự đông máu) thành
các dung dịch có nổng độ thích hợp để đánh giá các
tác dụng in vitro.

Chuẩn bị mâu máu
Máu được chống đông bằng natri citrat 3,8% theo
tỉ lệ 9 thể tích máu: 1 thể tích chất chống đông, trộn
đểu. Lỵ tâm máu đã chống đông 500 vòng/phút trên
máy lỵ tâm Universad 320 trong 10 phút thu huyết
tương giàu tiểu cầu (PRP), tiếp tục lỵ tâm phần máu
còn lại với tốc độ 3000 vòng/phút trong 10 phút thu
được huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP).
Đánh giả ảnh hưởng in vitro trên sự ngưng tập
tiểu câu
Đánh giá sự ngưng tập tiểu cầu trong huyết tương
theo phương pháp của Born (1962) [2, 3] bằng máy
đo độ ngưng tập tiểu cầu tự động CHRONOLOG tại
Phòng Đông máu, Khoa Huyết học truỵển máu, Bệnh
viện Bạch Mai. Adenosin diphosphat (ADP) được sử
dụng làm chất kích tập tiểu cầu trong các mẫu thí
nghiệm.
Mẫu thử: Lấy chính xác 450 |jl huyết tương giàu
tiểu cầu (PRP), thêm 50 |jl dịch chiết hạt Cần tây
ở nổng độ thích hợp cho vào cuvet của máy đo độ
ngưng tập tiểu cầu, ủ trong 10 phútở37°C.Thêm 5 |jl
dung dịch ADP 10 nmol/I.Tiến hành đo độ ngưng tập
tiểu cầu trên máy đo độ ngưng tập tiểu cầu tự động
CHRONOLOG. Huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP)
được sửdụng để điểu chỉnh độ ngưng tập tiểu cầu vể
0% trên máy đo.
Mẫu chứng được tiến hành tương tự như mẫu thử
nhưng thay dịch chiết Cần tây bằng 50 |jl dung dịch
NaCI 0,9%, tiến hành song song trong cùng điểu kiện
với mẫu thử.

Mẫu chứng dương được tiến hành tương tự như
mẫu thử nhưng thay dịch chiết Cần tây bằng 50 |jl
dung dịch aspirin 81 |jg/ml, tiến hành song song trong
cùng điểu kiện với mẫu thử.

Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần, mỗi nổng
độ tiến hành đo trên 3 ống. Đánh giá tác dụng ức chế
ngưng tập tiểu cầu của mẫu thử bằng cách so sánh độ
ngưng tập tiểu cầu giữa mẫu thử và mẫu chứng.
Độ ức chế ngưng tập tiểu cầu được tính theo
công th ứ c :
(%ĐỘ ngưng tập của chứng - % Độ ngưng tập của thủ)

% ỨC chế = ---------------------------------------------------------------^
- ----------% Độ ngưng tập của máu chứng

Đánh giá ảnh hưởng in vitro đối với quá trình
đông máu
Ảnh hưởng in vitro đối với quá trình đông máu
được tiến hành theo phương pháp của Brown (1988)
[2,4] và được đánh giá dựa trên các thời gian đông máu:
thời gian prothrombin (PT); thời gian thromboplastin
(ATTP); thời gian thrombin (TT)
Thành phần hỗn hợp phản ứng trong mẫu thử
được trình bày tại bảng 1 .
Mẫu chứng có thành phần tương tự mẫu thử
nhưng dịch chiết hạt Cần tây được thay thế bằng
nước cất, tiến hành song song trong cùng điểu kiện
với mẫu thử.
Mẫu chứng dương có thành phần tương tự mẫu

thử nhưng dịch chiết hạt Cần tây được thay bằng
dung dịch heparin 0,5 lU/ml, tiến hành song song
trong cùng điểu kiện với mẫu thử.
Bỗng 1. ĩhònhphổncủo các măuthữđễđánh giá ánh hưởng in vỀocũadịchchiẵ
hạt Cân tây đỗi với hệ đông máu

Thành phán

Thể tích các thành phán của mẫu thử
trong thí nghiệm đo các thời gian đông
máu
PT

APTT

TT

Dịch chiết hạt Cán tây

50 ụl

50 ụl

50 ụl

Huyết tương

50 ụl

50 ụl


50 ụl

Thromboplastin

50 ụl

0

0

Cephalin-kaolin

0

50 ụl

0

DdCaClj0,025M

0

50 ụl

0

Thrombin

0


0

50 ụl

Tiến hành đo các thời gian đông máu (PT, APTT,
TT) trên máy CAI 500 tại Phòng Đông máu, Khoa
Huyết học truỵển máu, Bệnh viện Bạch Mai. Thí
nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần, mỗi nổng độ tiến
hành đo trên 3 ống. So sánh kết quả giữa mẫu thử và
mẫu chứng.
Xử lý kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được biểu diễn dưới dạng
giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (M ± SD), được lưu


__________________________________________________________________________ A
trữ và tính toán bằng phần mểm Microsoft Excel sử dụng T-test với khoảng tin cậy 95% (a = 0,05) và 99% (a =
0,01). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Kết quả nghiên cúầi
Đánh giá ảnh hưởng in vitro trên sự ngưng tập tiểu câu của dịch chiết hạt cân tây
Bỗng 2. Két quờ đánh giá ảnh hưởng ìn vitío cũa áịch chiẽt hạt Cán ĩởy đỗi với sự ngưng tập tiễu cáu gỗym bởiADP

Thử

Chứng
Chứng dương

Nồng độ dịch chiết
(mg/ml)


3 ngưng tập tiểu cáu

p,thử-chứng

p,thử-chứngdương

% ức chế ngưng tập
tiểu cáu

3,00

18,00 ±1,00

<0,01

<0,01

72,44 ±1,40

2,00

21,33 ±4,04

<0,01

<0,01

67,35 ±2,61


1,00

23,66 ±4,33

<0,01

<0,01

63,78 ±6,09

0,10

30,00 ±1,00

<0,01

<0,01

54,08 ±1,40

0,05

59,00 ±1,00

<0,05

<0,01

9,23 ±1,40


NaCI 0,9

65,33 ±2,33

Aspirin 81 ụg/ml

37,00 ± 1

<0,01

47,88 ±1,4

<0,01

Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy:
Dịch chiết hạt Cần tây có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu ở nổng độ thấp 0,05 mg/ml (p<0,05) và tác
dụng ức chế rõ rệt ở các nổng độ thí nghiệm 0,10 mg/ml; 1,00 mg/ml; 2,00 mg/ml và 3,00 mg/ml so với mẫu
chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,01 ).
Dịch chiết hạt Cần tây có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu mạnh hơn dung dịch aspirin 81 |jg/ml ở các
nổng độthínghiệm0,10mg/ml; 1,00 mg/ml; 2,00 mg/ml và 3,00 mg/ml (p<0,01).
Đánh giá ảnh hưởng in vitro trên quá trình đông máu của dịch chiết hạt cân tây
máu
Các thời gian đông máu (giây)
Mẫu

Nồng độ dịch chiết (mg/ml)
PT

APTT


TT

10,0

15,70±0,12'

56,67 ±0,17'

27,2 ±0,57*'

7,5

14,63 ±0,06*'

51,73 ±1,00'

22,7 ±1,47'

6,0

13,73 ±0,02*'

47,83 ±0,12'

21,43 ±0,89'

5,0

13,43 ±0,04'


43,93 ± 7,61

20,06 ±0,76*'

3,3

12,43 ±0,06*'

38,00 ±0,64'

20,10 ±0,61*'

Chứng

0,0

13,26 ±0,10'

32,6 ±0,76'

14,56 ±0,12'

Chứng dương

Heparin 0,5IU/ml

16,16 ±0,58'

62,3 ±16,03'


22,13 ±0,09'

Thử

Ghi chú:': p
< 0,05; *:0,05
Từ bảng 3 cho thấy:
Dịch chiết ethanol hạt Cần tây có tác dụng kéo
dài thời gian đông máu PT ở các nổng độ 6,0 mg/ml;
7,5 mg/ml và 10,0 mg/ml so với mẫu chứng (p<0,05).
Trong đó nổng độ 10,0 mg/ml có tác dụng kéo dài
thời gian PT tương đương với dung dịch heparin 0,5

lU/ml (p>0,05).
Dịch chiết ethanol hạt Cần tây có tác dụng kéo dài
các thời gian đông máu APTT và TT ở tất cả các nổng
độ thí nghiệm: 3,3 mg/ml; 5,0 mg/ml; 6,0 mg/ml; 7,5
mg/ml và 10,0 mg/ml so với mẫu chứng (p<0,05).
Trong đó, nổng độ 6,0 mg/ml và 7,5 mg/ml có tác
dụng kéo dài thời gian TT tương đương với dung dịch


heparin 0,5 lU/ml (p>0,05). Nổng độ dịch chiết 10 mg/
ml cho tác dụng kéo dài thời gian TT mạnh hơn dung
dịch heparin 0,5 lU/ml (p<0,05).
Do đó, dịch chiết hạt Cần tây ở các nổng độ 6,0
mg/ml; 7,5 mg/ml và 10,0 mg/ml có tác dụng kéo
dài cả 3 thời gian đông máu PT, APTT và TT (p<0,05)
chứng tỏ dịch chiết này có tác dụng ức chế các yếu tố
đông máu nội sinh, ngoại sinh và thrombin.

Bàn luận

Đây là lần đầu tiên công bố tác dụng ức chế sự
ngưng tập tiểu cầu và quá trình đông máu in vitro của
dịch chiết hạt Cần tây. Kết quả cho thấy dịch chiết hạt
Cần tây thể hiện tác dụng ức chế rõ rệt sự ngưng tập
tiểu cầu so với mẫu chứng ở nổng độ rất thấp (0,05
mg/ml) (p<0,05) và ở các nổng độ 0,10 mg/ml; 1,00
mg/ml; 2,00 mg/ml và 3,00 mg/ml dịch chiết hạt Cần
tây đã thể hiện tác dụng mạnh hơn dung dịch aspirin

81 |jg/ml (p<0,01). Điểu đó cho thấy dịch chiết hạt
Cần tây có tác dụng ức chế mạnh sự ngưng tập tiểu
cầu gây ra bởi ADP in vitro. Dịch chiết hạt Cần tây cũng
thể hiện tác dụng ức chế quá trình đông máu nhưng
ở nổng độ tương đối cao (6,0 mg/ml). Vì vậy có thể

khẳng định dịch chiết hạt Cần tây có tác dụng ức chế
sự hình thành huyết khối in vitro chủ yếu theo con
đường ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Do đó, hạt Cần
tây có thể là một dược liệu tiểm năng trong việc dự
phòng và điểu trị các bệnh lý liên quan đến huyết khối
nhưđộtqụỵ,tai biến mạch máu não, nhổi máucơtim,
huyết khối tĩnh mạch chi,... Tuy nhiên, để khẳng định
chắc chắn tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu của
dịch chiết hạt Cầntâỵ cần phải tiếp tục triển khai thêm
những thí nghiệm đánh giá in vivo.
Kết luận

Dịch chiết hạt Cần tây thể hiện tác dụng ức chế rõ

rệt sự ngưng tập tiểu cầu so với mẫu chứng ở nổng độ
rất thấp (0,05 mg/ml) (p<0,05) và thể hiện tác dụng
mạnh hơn dung dịch aspirin 81 |jg/ml ở các nổng
độ 0,10 mg/ml; 1,00 mg/ml; 2,00 mg/ml và 3,00 mg/
ml (p<0,01). Dịch chiết hạt Cần tây cũng thể hiện tác
dụng ức chế quá trình đông máu nhưng ở nổng độ
tương đối cao (6,0 mg/ml). Từ đó cho thấy dịch chiết
hạt Cần tây có tác dụng ức chế sự hình thành huyết
khối in vitro chủ yếu theo con đường ức chế sự ngưng
tập tiểu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 566-568.

2.

Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thào, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 119.

3.

Born GV. (1962), Aggregation of blood platelets by adenosine diphosphate and its reversal, Nature, 194, pp. 927-929.

4.

Brown BA. (1988), Haematology: Principles and procedures, Philadenphia, 5"'ed. Lea and Febiger, pp. 79-81.

5.


PL Gross, Jl Weitz (2009), New antithrombotic drugs, Clinical pharmacology and therapeutics, 86 (2), pp. 139-146.

6.

H.M. Asif, M. Akram et al. (2011), Monograph of Apium graveolens Unn., Journal of Medicinal plants research, 5(8), pp. 1494-1496.

7.

Joanne Barners, Linda A. Anderson, J. David Phillipson (2007), Herbal Medicines, Jhhd edition, Pharmaceutical Press, London, UK, pp.
145-148.



×