Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH gốm xây DỰNG đá bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.14 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH.........................................4
TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP.............................................................................4
1.1 Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp...........................................4
1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp................................................................4
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp...................................................................4
1.2 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp....4
1.2.1 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp.............................................4
1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................4
1.2.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp................................................5
1.3 Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính........................................5
1.3.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính Công ty...........................5
1.3.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
7
Lãi lỗ:.........................................................................................................................7
1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán .......................................7
1.3.4 Phân tích tỷ số doanh lợi..................................................................................9
1.4.5 Phân tích tỷ số đòn bầy tài chính .....................................................................9
1.3.6 Phân tích tỷ số hoạt động ...............................................................................10
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH GỐM
XÂY DỰNG ĐÁ BẠC.................................................................................................12
2.1 Khái quát về công ty.......................................................................................12
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

..............................................................13

2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty ............................................................15
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc....16
2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Gốm xây


dựng Đá Bạc..........................................................................................................18
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán..................................18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
31
2.2.3 Phân tích tỷ số khả năng thanh toán...............................................................35
2.2.4 Phân tích tỷ số cơ cấu tài chính......................................................................39
2.2.5 Phân tích tỷ số hoạt động................................................................................41
+ Vòng quay hàng tồn kho:.....................................................................................41
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:.....................................................................................42
+ Vòng quay tài sản:...............................................................................................43
Doanh thu thuần.........................................................43
2.3 Đánh giá chung................................................................................................43
2.3.1 Ưu điểm .........................................................................................................43
2.3.2 Hạn chế ..........................................................................................................44
PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH GỐM XÂY DỰNG ĐÁ BẠC.......................45
3. Các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả tài chính...........................45
3.1. Hạn chế rủi ro trong thanh toán .......................................................................45
3.2. Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh..........................................................45
2.3.3. Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính .....................................................................46
3.2.4 Quản lý tốt các khoản phải thu ......................................................................46
3.2.5. Chiến lược con người, công tác đào tạo cán bộ công nhân viên tốt, sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực. ........................................................................................46
KẾT LUẬN.................................................................................................................47

SV: Nguyễn Thị Chang


2

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu
rộng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới
hết sức khó khăn, phức tạp, đồng thời với thách thức, đó là những cơ hội, thời cơ
mới để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy mạnh mẽ những lợi thế của riêng
mình. Để đáp ứng một phần những khó khăn này, định kỳ các doanh nghiệp cần
tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo
cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong hoạt động
tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến
các vấn đề tồn tại, đưa ra các vấn đề cần phát huy, định hướng phát triển trong
tương lai, đề xuất các biện pháp cần thiết để cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Như vậy, phân tích tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng
nhất cho doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của mình, xem
xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định
được xu hướng phát triển, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong tương
lai. Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ sở
hữu doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH
Gốm xây dựng Đá Bạc” để hiểu hơn về việc phân tích cũng như tầm quan trọng
của việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp nói chung.
Bài báo cáo được kết cấu thành 3 phần.
Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính tại doanh

nghiệp
Phần 2: Thực trạng tình hình tài chính Công ty TNHH Gốm xây
dựng Đá Bạc.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc

SV: Nguyễn Thị Chang

3

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình
thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
các nhu cầu chung của xã hội.
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm
và hiệu quả.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất
kinh doanh.

- Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo
một hệ thống nhất định, cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như
các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính
xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp
nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để
đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi của từng doanh
nghiệp.
1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so
sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ.
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
SV: Nguyễn Thị Chang

4

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm
tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác
quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực
hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay

vốn…
1.2.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là đánh giá
được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích như:
tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn, tình hình đầu tư, tình hình công nợ và khả
năng thanh toán, tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp, cũng như kết quả của
việc huy động vốn và sử dụng vốn trong kỳ của doanh nghiệp. Thông qua việc
phân tích nói trên giúp cung cấp thông tin cho những đối tượng đang quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp để họ đưa ra các quyết định thích hợp, đáp
ứng được từng lợi ích riêng của từng đối tượng đó.
1.3 Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính
1.3.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính Công ty
1.3.1.1 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ
sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu
chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính
cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế
toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ
liệu chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ
mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thông tin từ các báo cáo tài chính.
1.3.1.2 Nội dung cơ bản phân tích tình hình tài chính
SV: Nguyễn Thị Chang

5

Lớp: QT1502T



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng
quát toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định, theo hai cách
phân loại là kết cấu nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
có thể nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.1.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Bảng cân đối kế toán gồm phần tài sản và phần nguồn vốn. Trước tiên phải
tính toán số liệu nhưng tính tỷ trọng, chênh lệch giá trị trương đối, tuyệt đối giữa
các năm trong bảng cân đối kế toán. Thứ hai dựa vào số liệu đã phân tích đưa ra
nhận xét, phân tích. Phải nhận xét sự biến động của tài sản tăng hay giảm bao
nhiêu phần trăm và tương ứng mức tăng hoặc giảm tuyệt đối bao nhiêu. Nguyên
nhân dẫn đến sự tăng (giảm) đó. Sau đó phân tích từng khoản mục như tài sản
ngắn hạn,tài sản dài hạn. Trong tài sản ngắn hạn còn có nhiều khoản mục nhỏ, cần
phân tích chi tiết để có những đánh giá chính xác nhất.
Tương tự như vậy, phân tích, nhận xét bên nguồn vốn và các khoản mục nhỏ.
Khi đánh giá, nhận xét cần chú trọng đến đặc điểm kinh doanh, tình hình thực
tế trên thị trường và giai đoạn phát triển của nền kinh tế mới có thể đánh giá sự
thay đổi các nhân tố là tốt hay xấu với doanh nghiệp.
1.3.1.4 Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay
đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một
thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm của BCĐKT. Một trong những công cụ
hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài
trợ).
Bảng kê này giúp cho việc xác định rõ nguồn cung ứng vốn và mục đích sử
dụng các nguồn vốn. Để lập được bảng kê này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi
của các khoản mục trên BCĐKT từ đầu kỳ đến cuối kỳ.



Phân tích nợ phải trả :
SV: Nguyễn Thị Chang

6

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà
theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các
khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là
dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán
trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.


Phân tích vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình

thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của
chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có
quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện
hành
1.3.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự
cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo

này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo
từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh
nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Lãi lỗ:
Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài
chính. Bao gồm:
• Doanh

thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương

mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
• Giá

vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất

• Chi

phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí

quản lý
• Lãi

(hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
SV: Nguyễn Thị Chang

7


Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
a. Phân tích tình hình công nợ.
Trong kinh doanh ,việc chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn là điều bình
thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng
nhà nước, khách hàng,nhà cung cấp…Điều làm cho các nhà quản trị doanh nghiệp
lo ngại là các khoản nợ dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có
khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận
biết điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các
khoản công nợ.
b. Phân tích khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính về khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản
ánh mối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản
phải thanh toán trong kỳ.
Tổng tài sản
 Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát = -----------------------Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ
nần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Tuy
nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để trả nợ và không
phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay.


Tỷ số khả năng

Tài sản ngắn hạn
thanh toán nợ ngắn hạn =

----------------------------------------Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn( những khoản
nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn
( thường dưới 1 năm).
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu khách hàn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = ----------------------------------------Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng
SV: Nguyễn Thị Chang

8

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không
bán hết hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tương đương tiền
 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = -----------------------------------------Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản
nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và chứng
khoán ngắn hạn.
1.3.4 Phân tích tỷ số doanh lợi
Lợi nhuận sau thuế
+ Tỷ suất sinh lợi của tài sản = ROA = ----------------------------

x 100

Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp

xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết 1 đồng tài sản tạo
ra bao nhiêu đồng lãi ròng.
Lợi nhuận sau thuế
+ Tỷ suất sinh lợi của vốn CSH = ROE = -------------------------------- x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế.
1.4.5 Phân tích tỷ số đòn bầy tài chính
+

Tỷ số nợ =

Tổng nợ phải trả
-----------------------------Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.
Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá
nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh
nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều
này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
LN trước thuế + lãi vay (EBIT)
SV: Nguyễn Thị Chang

9

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =-----------------------------------------Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi vay thể hiện khả năng thanh toán các
khoản lãi vay trong kỳ bằng lợi nhuận do sử dụng tiền vay.
Tổng nợ
+ Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = -----------------------Vốn cổ phần
Đây là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty được tính bằng cách chia
tổng nợ cho vốn cổ phần. Nó cho ta biết về tỉ lệ nợ và cổ phần mà công ty sử dụng
để chi trả cho hoạt động của mình.
1.3.6 Phân tích tỷ số hoạt động
Doanh thu thuần
+ Vòng quay hàng tồn kho =

--------------------------Hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi
ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các
năm.
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần
------------------------------TSCĐ thuần

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản
cố định của công ty tốt. Công ty đã có biện pháp tích cực để nâng cao năng suất
của tài sản cố định và ngược lại.
+ Vòng quay tài sản


=

Doanh thu thuần
--------------------------Tổng tài sản

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp, cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo
SV: Nguyễn Thị Chang

10

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài
sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

SV: Nguyễn Thị Chang

11

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY TNHH GỐM XÂY DỰNG ĐÁ BẠC
2.1 Khái quát về công ty

Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc được thành lập ngày 10/12/2007 và đi
vào hoạt động ngay theo giấy phép số 0202006070 của sở kế hoạch đầu tư thành
phố Hải Phòng. Tên chủ sở hữu và là người đại diện theo pháp luật của công ty là
bà Nguyễn Thị Hương – Chức vụ Giám Đốc.
Năm 2007, thấy được thị trường Hải Phòng là một thành phố trực thuộc
Trung Ương có nhiều tiềm năng để phát triền kinh doanh, có nhiều cơ sở hạ tầng,
đường xá, cầu cống, nhà máy, xí nghiệp đang bắt đầu xây dựng thì nhu cầu về vật
liệu cho xây là rất lớn. Giám Đốc Nguyễn Thị Hương đã mạnh dạn đầu tư và quyết
định thành lập công ty. Trong những năm đầu tiên thành lập, công ty đã trải qua rất
nhiều khó khăn như việc tìm địa điểm thành lập trụ sở công ty, chuẩn bị mua sắm
trang thiết bị, tài sản, phương tiện, tìm đối tác mua bán hàng hóa.
Và cho đến nay thì công ty TNHH Gốm xây dựng Đá bạc là một công ty
có uy tín trên địa bàn thành phố, cũng như là một khách hàng đáng tin cậy của rất
nhiều bạn hàng.
Đạt được kết quả trên là do công ty không những chỉ mở rộng thì trường
mà còn là do chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng được cả
những khách hàng khó tính trên địa bàn cũng như trong nước.
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc.
- Tên giao dịch quốc tế: DABAC BUILDING CERAMIC COMPANY
LIMITED.
- Tên viết tắt: DABAC CERA CO…LTD
- Địa chỉ: Thôn Đá Bạc – Xã Gia Minh – Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng –
Việt Nam.
- Số điện thoại: 0313837246
- Mã số thuế:0200774804
- Giấy phép đăng kí kinh doanh: số 0202006070 do Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hải Phòng cấp ngày 10/02/2007.
- Quy mô:
+ Số cán bộ công nhân viên: gồm 48 người.
 Ngành nghề kinh doanh của công ty:

SV: Nguyễn Thị Chang

12

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét như: gạch 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch chể 250,
ngói các loại; sản xuất sản phẩm gốm sứ khác, khai thác đá, cát sỏi.
- Bên cạnh những hoạt động chính, công ty còn được cấp giấp phép những
ngành nghề sau:
+ Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
+ Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới.
+ Kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
+ Bốc xếp hàng hóa.
+ Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà Nước đề ra,
sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập
doanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà Nước về quản lý quá trình
thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong hợp đồng kinh doanh với các
bạn hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và phát triển nguồn vốn để tái sản
xuất mở rộng.
- Thực hiện việc nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động
cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên
thị trường trong và ngoài nước.
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà Nước, tổ chức có thẩm quyền

theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà Nước về bảo về quyền lợi của người lao
động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển
bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty tạo dựng cũng như
quy định có liên quan đến các hoạt động của công ty.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Giám đốc

Sơ đồ: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Gốm xây dựng Đá bạc.
Phó giám đốc

Phòng
Phòng
Phòng
Tài
kinh
tổ
Chính
doanh
chức
SV:
Nguyễn
Thị
Chang
Kế toán
hành
chính

Phòng

kế
hoạch

13

Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ

Phân
Phân
xưởng
xưởng

sản
Lớp:
QT1502T
điện
xuất


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Giám Đốc:
Là thủ trưởng đơn vị chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động công ty, giao
dịch thương mại với các nhà cung cấp, tổ chức nhân sự, ký văn bản giấy tờ, chỉ đạo
các phòng ban.
- Phó giám đốc:

Là người giúp việc cho giám đốc, báo cáo tới giám đốc, ủy quyền khi vắng
mặt do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về toàn
bộ các công việc được giám đốc phân công thực hiện. Chủ động trong giải quyết
công việc và kết quả của công việc cũng như khó khăn vướng mắc để giám đốc
xem xét kịp thời giải quyết.
- Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, thanh tra nội bộ, sắp
xếp lao động, giải quyết các chính sách liên quan tới người lao động. Xây dựng kế
hoạch lao động tiền lương hàng năm phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh
của công ty, xây dựng quy chế điều lệ hoạt động của công ty, thực hiện công tác
tuyển dụng lao động, đào tạo bậc lương cho cán bộ công nhân viên, công tác thi
đua khen thưởng.
- Phòng tài chính kế toán:
Giúp giám đốc thực hiện các chế độ kế toán nhà nước hiện hành, giúp giám
đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kinh tế tài chính, công tác kế toán
thống kê, công tác thông tin và hạch toán theo các quy định hiện hành của nhà
nước và công ty.
Tổng kết đánh giá xác định kết quả hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng
cơ bản định kỳ và bất thường. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh để tổ chức
hướng dẫn và kiểm tra việc lập dự toán. Chi phí sản xuất mua hàng, bán hàng, chi
SV: Nguyễn Thị Chang

14

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phí quản lý doanh nghiệp, giám sát việc thanh toán để đảm bảo hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh, bảo toàn phát triển vốn.

- Phòng kỹ thuật công nghệ:
Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật của công ty, tổ chức thực hiện và
xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất để đảm bảo tính ổn định cho sản xuất,
chủ trì công tác quản lý kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật
công nghệ mới phục vụ sản xuất.
- Phòng kinh doanh:
Khảo sát thị trường, quản lý và chịu trách nhiệm về các đại lý, chi nhánh tiêu
thụ sản phẩm, thông tin quảng cáo, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê công
tác bán hàng và tình hình hàng hóa trong kho.
- Phòng kế hoạch:
Tổ chức triển khai nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển dài hạn, trung
hạn và thành lập các phương án phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tổ chức
kiểm tra đôn đốc việc tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện công tác sửa chữa, tổ chức thu thập thông tin tìm kiếm thị trường
cung cấp.
- Phân xưởng sản xuất:
Tổ chức triển khai quy trình sản xuất tại phân xưởng đúng quy trình công
nghệ để đảm bảo tiến độ kế hoạc và sản lượng, chất lượng sản phẩm. Tổ chức thực
hiện công tác quản lý và vận hành hệ thống máy móc thiết bị, thực hiện an toàn vệ
sinh lao động trong phân xưởng.
Phân xưởng cơ điện:
Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị trong toàn
công ty vận hành an toàn hệ thống trạm nguồn, thiết bị lọc bụi, thống kê tình trạng
của thiết bị để có biện pháp khắc phục.
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc hoạt động đa ngành, công ty tổ chức sản
xuất kinh doanh phù hợp theo từng lĩnh vực hoạt động.
 Lĩnh vực sản xuất:
SV: Nguyễn Thị Chang


15

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thực hiện sản xuất bởi các phân xưởng, mỗi phân xưởng lại gồm một hoặc một số
tổ đội sản xuất.
-

Phân xưởng sản xuất vật liệu từ đất sét.
Phân xưởng gốm sứ khác.
Phân xưởng gia công.
Phân xưởng trang trí.
Phân xưởng hoàn thiện.
 Các lĩnh vực khác như:

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, dịch vụ vật tư kim khí.
Các hoạt động này được đảm bảo bằng các phòng:
-

Phòng kinh doanh-XNK
Phòng vận tải.
Phòng vật tư.
Mỗi phòng có chức năng nhất định, song thông thường các phòng này không

hoạt động tách biệt mà cùng phối hợp để cùng thực hiện công việc được giao.
Ví dụ: phòng kinh doanh – vận tải vận chuyển vật tư hàng hóa cho phòng
kinh doanh hoặc phòng vật tư.
Việc tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở công ty được sắp xếp rất hợp lý.

Vừa được phân công, phân nhiệm rõ ràng song vẫn đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ
giữa các bộ phận trong khi thực hiện các công việc. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt
động của từng bộ phận cũng như của toàn công ty.
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc.
2.1.4.1 Những thuận lợi
Vị trí địa lý: Nhà máy liền kề quốc lộ 10 và gắn với bến sông Đá Bạc tạo lợi
thế vận chuyển các nguyên liệu cũng như vận chuyển hàng hóa. Hơn thế nữa, công
ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc nằm trong vùng tam giác giao thương kinh tế
( Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ) nên có tiềm năng phát triển mạnh. Với
những thuận lợi về đường thủy, đường bộ công ty có lợi thế hơn về vấn đề giao
thương hàng hóa, nguyên liệu.
Được sự giúp đỡ của các ngành chức năng như: Ngân hàng, tổ chức tín
dụng, chính quyền đia phương…
Cán bộ công nhân viên trong công ty đều là những người trẻ có kinh
SV: Nguyễn Thị Chang

16

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghiệm, nhiệt tình và có đủ chuyên môn để phục vụ cho công ty. Ban lãnh đạo
công ty cùng các tổ chức đoàn thể thường xuyên quan tâm, chăm lo tới đời sống
vật chất, tinh thần cho công nhân, có chế độ động viên khen thưởng, xử phạt kịp
thời giúp người lao động yên tâm hơn trong quá trình làm việc và gắn bó với công
ty lâu dài, góp phần ổn định nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển công
ty.
Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển là tiếp tục duy trì, đổi mới
phương thức quản lý điều hành, đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo con

người nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.
2.1.4.2 Những khó khăn
Nền kinh tế thị trường mang lại cho công ty nhiều thuận lợi, thời cơ mới
nhưng đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn, thách thức. Xu thế toàn cầu hóa
nền kinh tế, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với khu vực và quốc tế sẽ làm tăng sức
ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tìm kiếm và giải quyết
việc làm cho người lao động, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm công nghiệp còn
hết sức khó khăn do phải cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Là công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên
phải cạnh tranh với các công ty khác có bề dày kinh nghiệm trong ngành gốm xây
dựng như: công ty gốm xây dựng Hạ Long, Hoàng Quế, Gò Công…
Nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ Quảng Ninh nên phụ thuộc rất lớn vào số
lượng cung cấp của đơn vị bạn.
Do phải sử dụng sản phẩm mộc khô để nung đốt nên phụ thuộc rất nhiều vào
thời tiết, đặc biệt nếu thời tiết mưa dầm không đáp ứng được chất lượng sản phẩm
mộc để sản xuất. Hoặc do mưa nhiều các công trình xây dựng tạm ngừng thi công,
sản phẩm tiêu thụ bị chậm lại nên ảnh hưởng đến vấn đề kho bãi trong phục vụ sản
xuất.
Sự biến động của tỷ giá nguyên vật liệu gây khó khăn cho công ty trong
việc thực hiện kế hoạch giá thành các công trình đã lập ra từ trước.

SV: Nguyễn Thị Chang

17

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Gốm xây

dựng Đá Bạc
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2012-2014
Đơn vị tính : VND
CHỈ TIÊU

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

Số tiền

Số tiền

Số tiền

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
52,299,057,195
I - Tiền và các khoản tương đương

477,361,322,586

346,844,037,336

tiền

29,787,684,340


5,751,721,632

962,958,572

1. Tiền

29,787,684,340

3,651,721,632

962,958,572

2. Các khoản tương đương tiền
_
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn

2,100,000,000

_

hạn

_

5,600,000,000

_

1. Đầu tư ngắn hạn


_

5,600,000,000

_

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

16,307,983,348

462,298,883,511

334,236,944,619

1. Phải thu khách hàng

_

445,586,560,760

318,798,270,677

2. Trả trước cho người bán

16,277,683,348

16,707,922,751

14,637,005,329


5. Các khoản phải thu khác

30,300,000

4,400,000

801,668,613

IV- Hàng tồn kho

585,913,705

3,305,816,738

8,463,025,747

1. Hàng tồn kho

585,913,705

3,305,816,738

8,463,025,747

V- Tài sản ngắn hạn khác

5,617,475,802

404,900,705


3,181,108,398

2. Thuế GTGT được khấu trừ

482,475,802

_

2,654,014,778

4. Tài sản ngắn hạn khác

5,135,000,000

404,900,705

527,093,620

B- TÀI SẢN DÀI HẠN

37,371,298,604

5,149,594,394

116,443,167,019

I. Các khoản phải thu dài hạn

_


_

_

II Tài sản cố định

37,371,298,604

5,078,474,145

99,969,362,696

1. Tài sản cố định hữu hình

369,165,899

2,275,528,360

2,450,510,755

Nguyên giá

555,088,457

2,537,577,184

3,225,399,728

Giá trị hao mòn luỹ kế


(185,922,558)

(262,048,824)

(774,888,973)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

37,002,132,705

2,802,945,785

97,518,851,941

III. Bất động sản đầu tư
_
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài

_

_

hạn

_

_

16,401,000,000


3. Đầu tư dài hạn khác

_

_

16,401,000,000

V. Tài sản dài hạn khác

_

71,120,249

72,804,323

1. Chi phí trả trước dài hạn

_

71,120,249

72,804,323

TÀI SẢN

SV: Nguyễn Thị Chang

18


Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

89,670,355,799

482,510,916,980

463,287,204,355

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

NGUỒN VỐN

Số tiền

Số tiền

Số tiền

A - NỢ PHẢI TRẢ

58,909,039,771


365,460,909,261

343,881,893,459

I- Nợ ngắn hạn

58,909,039,771

52,698,213,528

76,525,864,394

1. Vay và nợ ngắn hạn

30,153,291,400

5,559,712,332

26,205,778,694

2. Phải trả người bán

499,489,000

4,188,366,800

7,272,769,065

3. Người mua trả tiền trước
16,200,000,000

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

9,765,407,083

_

nước

57,308,565

19,852,596,654

8,127,953,403

5. Phải trả người lao động

151,928,029

591,473,298

263,800,350

6. Chi phí phải trả
1,244,971,102
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn

8,129,770,412

536,866,196


hạn khác
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi

10,602,051,675
_

4,601,754,634
9,132,315

32,009,250,371
2,109,446,315

II- Nợ dài hạn

_

312,762,695,733

267,356,029,065

4. Vay và nợ dài hạn

_

312,762,695,733

267,356,029,065

B- VỐN CHỦ SỞ HỮU


30,761,316,028

117,050,007,719

119,405,310,896

I-Vốn chủ sở hữu

30,761,316,028

117,050,007,719

119,405,310,896

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

30,465,000,000

73,350,820,000

76,550,820,000

7. Quỹ đầu tư phát triển

_

103,710,610

39,237,972,116


8. Quỹ dự phòng tài chính

_

29,631,603

2,212,423,603

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

296,316,028

43,565,845,506

1,404,095,177

II-Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

_
89,670,355,799

_
482,510,916,980

_
463,287,204,355

( Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Gốm xây dựng Đá Bạc )
2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản


SV: Nguyễn Thị Chang

19

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Nguyễn Thị Chang

20

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đvt:VND
CHỈ TIÊU
TÀI SẢN

Chênh lệch năm 2013/2012
Tỷ trọng

Tỷ trọng

Tỷ trọng

%(2012)


%(2013)

%(2014)

Số tiền

Chênh lệch năm 2014/2013

Tỷ lệ %

Số tiền

Tỷ lệ %

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

58.32

98.93

74.87

425,062,265,391

812.75

(130,517,285,250)

(27.34)


I - Tiền và các khoản tương đương tiền

33.22

1.19

0.21

(24,035,962,708)

(80.69)

(4,788,763,060)

(83.26)

1. Tiền

33.22

0.76

0.21

(26,135,962,708)

(87.74)

(2,688,763,060)


(73.63)

2. Các khoản tương đương tiền

_

0.44

_

_

_

_

_

II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

_

1.16

_

_

_


_

_

1. Đầu tư ngắn hạn

_

1.16

_

_

_

_

_

18.19

95.81

72.14

445,990,900,163

2,734.80


(128,061,938,892)

(27.70)

_

92.35

68.81

_

_

(126,788,290,083)

(28.45)

2. Trả trước cho người bán

18.15

3.46

3.16

430,239,403

2.64


(2,070,917,422)

(12.39)

5. Các khoản phải thu khác

0.03

0.00

0.17

(25,900,000)

(85.48)

797,268,613

18,119.74

IV- Hàng tồn kho

0.65

0.69

1.83

2,719,903,033


464.22

5,157,209,009

156.00

1. Hàng tồn kho

0.65

0.69

1.83

2,719,903,033

464.22

5,157,209,009

156.00

V- Tài sản ngắn hạn khác

6.26

0.08

0.69


(5,212,575,097)

(92.79)

2,776,207,693

685.65

2. Thuế GTGT được khấu trừ

0.54

_

0.57

_

_

_

_

4. Tài sản ngắn hạn khác

5.73

0.08


0.11

(4,730,099,295)

(92.11)

122,192,915

30.18

B- TÀI SẢN DÀI HẠN

41.68

1.07

25.13

(32,221,704,210)

(86.22)

111,293,572,625

2,161.21

_

_


_

_

_

_

_

41.68

1.05

21.58

(32,292,824,459)

(86.41)

94,890,888,551

1,868.49

1. Tài sản cố định hữu hình

0.41

0.47


0.53

1,906,362,461

516.40

174,982,395

7.69

Nguyên giá

0.62

0.53

0.70

1,982,488,727

357.15

687,822,544

27.11

III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng


I. Các khoản phải thu dài hạn
II Tài sản cố định

SV: Nguyễn Thị Chang

21

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Giá trị hao mòn luỹ kế

(0.21)

(0.05)

(0.17)

(76,126,266)

40.95

(512,840,149)

195.70

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang


41.26

0.58

21.05

(34,199,186,920)

(92.42)

94,715,906,156

3,379.16

III. Bất động sản đầu tư

_

_

_

_

_

_

_


IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

_

_

3.54

_

_

_

_

3. Đầu tư dài hạn khác

_

_

3.54

_

_

_


_

V. Tài sản dài hạn khác

_

0.01

0.02

_

_

1,684,074

2.37

1. Chi phí trả trước dài hạn

_

0.01

0.02

_

_


1,684,074

2.37

100.00

100.00

100.00

392,840,561,181

438.09

(19,223,712,625)

(3.98)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

SV: Nguyễn Thị Chang

22

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhận xét :
Tổng tài sản tăng vào năm 2013 và giảm vào năm 2014 nhưng vẫn cao hơn

năm 2012. Năm 2013 so với năm 2012, tổng tài sản tăng 392,840,561,181 đồng,
tương tứng với tỷ lệ tăng 438.09 %, tăng về tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài
hạn. Tổng tài sản giảm vào năm 2014 với mức giảm 19,223,712,625 đồng, tương
ứng với tỷ lệ giảm 3.98 %, tổng tài sản tăng chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn,
trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm. Nhìn chung, năm 2014 tổng tài sản đang có
xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn so với năm 2012.
Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn từ năm 2013 đến năm
2014, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng tăng
về tỷ trọng từ 58.32 %(năm 2012), đến 98.93 % (năm 2013), năm 2014 giảm còn
74.87 % vẫn cao hơn so với năm 2012, cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của
công ty được đảm bảo. Cụ thể ta phân tích như sau :
 Phân tích tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn năm 2013 so với 2012 tăng 425,062,265,391 đồng tương
ứng với tỷ lệ tăng 812.75%. Năm 2014 so với năm 2013 giảm 130,517,285,250
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 27.34% chủ yếu là do:
 Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền có nhiều biến động trong năm 2012, năm
2013 và năm 2014. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ năm 2012
đến năm 2013 với mức giảm 24,035,962,708 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 80.69
%, lại giảm tiếp từ năm 2013 đến năm 2014 với mức giảm 4,788,763,060 đồng,
tương ứng với tỷ lệ giảm 83.26%. Trong năm 2012, tiền và các khoản tương đương
tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn,2 năm: năm 2013, 2014, tiền và các
khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Điều này sẽ có
thể giảm bớt khó khăn trong việc thanh toán nhanh của công ty trong trường hợp
hàng hóa không được tiêu thụ tốt.
 Các khoản phải thu ngắn hạn :
Các khoản phải thu từ năm 2012, 2013 có xu hướng tăng, năm 2014 có xu hướng
SV: Nguyễn Thị Chang

23


Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giảm về số tuyệt đối và giảm cả về tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn. Năm 2012 đến
năm 2013 tăng với mức tăng 445,990,900,163 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 2,734.80%.
Năm 2013 đến năm 2014 giảm với mức giảm 128,061,938,892 đồng, ứng với tỷ lệ
giảm 27.70%. Các khoản phải thu tăng giảm cả tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn tăng
từ 18.19% (năm 2012), lên 95.81% (năm 2013) và xuống 72.14% (năm 2014),
đây là chuyển biến tích cực.
=>Chứng tỏ công ty đã có chính sách thu hồi nợ hợp lý cũng như quản lý tốt các
khoản phải thu.
Theo kết quả tính được trên bảng phân tích, trong 3 năm: 2012, 2013, 2014 các
khoản phải thu giảm là do phải thu khách hàng giảm, trả trước cho người bán
giảm, các khoản phải thu khác giảm nhưng giảm nhiều nhất là khoản phải thu
khách hàng. Phải thu khách hàng chiếm gần như toàn bộ trong tổng các khoản phải
thu. Phải thu khách hàng giảm đáng kể về số tuyệt đối giảm từ 92.35 % (năm
2013) xuống 68.81 % (năm 2014). Khoản mục này giảm cho thấy công tác thu hồi
nợ khách hàng có chuyển biến tốt, làm tăng khả năng tự chủ về tài chính của công
ty.
Mặc dù, khoản mục trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng các
khoản phải thu nhưng lại có tỷ lệ tăng từ năm 2012 đến năm 2013 tăng
430,239,403 đồng với tỷ lệ tăng là 2.64%, từ năm 2013 đến năm 2014 lại có tỷ lệ
giảm rất cao, giảm 2,070,917,422 đồng với tỷ lệ giảm 12.39%. Các khoản phải thu
khác có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2013, giảm 25,900,000 đồng với tỷ
lệ giảm 85.48% nhưng lại tăng vào năm 2014, tăng 797,268,613 đồng với tỷ lệ
tăng 18,119.74 %. Việc quản lý tốt các khoản phải thu khác, đã góp phần làm giảm
tổng các khoản phải thu của công ty.
 Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho đang tăng dần qua các năm 2012, 2013, 2014. Năm 2013 đến năm
2013 với mức tăng 2,719,903,033 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 464.22% và tăng cả về
kết cấu trong tổng tài sản từ 0.65 % (năm 2012) lên 0.69% (năm 2013). Năm 2014
với mức tăng 5,157,209,009 đồng, tỷ lệ tăng 156.00% và kết cấu tăng từ 0.69 %
(năm 2013) lên 1.83% (năm 2014 ). Kết cấu hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ
SV: Nguyễn Thị Chang

24

Lớp: QT1502T


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn, cũng như trong tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm
tỷ trọng thấp sẽ tốt cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
 Tài sản ngắn hạn khác :
Tài sản ngắn hạn khác năm 2013 so với năm 2012 giảm 5,212,575,097 đồng với tỷ
lệ giảm 92.79% nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn khác giảm
4,730,099,295 đồng với tỷ lệ giảm 92.11%. Thuế GTGT được khấu trừ giảm
không đáng kể. Tài sản ngắn hạn khác năm 2014 so với năm 2013 tăng
122,192,915 đồng với tỷ lệ tăng 30.18 %.
 Phân tích tài sản dài hạn:
Qua bảng phân tích trên ta thấy, tài sản dài hạn của công ty có sự thay đổi qua 3
năm. Năm 2013 giảm mạnh, giảm 32,221,704,210 đồng với tỷ lệ giảm 86.22%
nhưng đến năm 2014 lại tăng lên 111,293,572,625 đồng với tỷ lệ tăng 2,161.21 %.
Đi vào xem xét từng khoản mục ta thấy:
 Tài sản cố định:
Khoản mục tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài
hạn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản cố định năm 2012 là 37,371,298,604
đồng, năm 2013 giảm với mức giảm 32,292,824,459 đồng với tỷ lệ giảm 86.41%

nhưng sau đó tăng 94,890,888,551 đồng tương ứng tăng 1,868.49 % vào năm
2014. Tài sản cố định có sự thay đổi là do:
Công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nên công ty đã mua thêm
một số máy móc thiết bị vào năm 2013 trị giá 2,275,528,360 đồng làm cho tài sản
cố định hữu hình tăng lên 516.4%. Đến năm 2014 tài sản cố định hữu hình tăng lên
7.69 % là do khoản khấu hao của các tài sản sử dụng lâu năm giảm xuống làm tài
sản cố định hữu hình tăng lên nhưng tăng lên không đáng kể. Như vậy, công ty
cũng đã đầu tư thêm một số trang thiết bị mới để nâng cấp, cải thiện chất lượng và
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định vô hình về nguyên giá qua 3 năm không có sự thay đổi tức công
ty không mua sắm hay sửa chữa nâng cấp thêm về tài sản cố định vô hình nhưng
giá trị hao mòn lũy kế của các tài sản qua các năm giảm xuống nên làm cho tài sản
cố định vô hình tăng lên.
SV: Nguyễn Thị Chang

25

Lớp: QT1502T


×