Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

thuyet minh ve cac danh lam thang canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.92 KB, 17 trang )

THUYẾT MINH VỀ BẠCH DINH

1. Dọc theo bãi trước về phía núi lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng
sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh.
Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Pháp
Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta. Nghĩa tiếng việt của từ “Villa
Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng.
Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở
Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu
xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp.
Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ
xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà cao 19m,
dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng (tầng hầm, tầng trệt, tầng lầu). Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, phía trên lợp
ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo
hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi
nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại
Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà,
lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng
đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi
nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng
chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian,
kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm.
Rừng Giá Tỵ bao quanh có một thế quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của Bạch Dinh. Chính rừng cây đã tạo
nên vẻ đẹp cho khu di tích này. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng giá tỵ (còn gọi là cây
Báng súng). Thân cây cao, thẳng lá to như nửa tán dù. Nửa kia trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn
và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động.
Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm
Những cành lá giá tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi,
hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có
chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa
Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc... Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng mọi ưu


phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó.
Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài
này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn - Gia Định (bằng
đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân
và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền
Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho
mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa chữ Hán Việt của từ này là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người
tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước
mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt
từ ngày 12.9.1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu
nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến
của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ.
Phía trước Bạch Dinh là một bao lơn hướng ra biển. từ đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước lượn vòng từ núi nhỏ
đến núi lớn. Nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhô ra biển có hình dáng như một con
trâu đang đắm mình dưới nước là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và khách du lịch ngày nay.
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma
cận đại” (Xem tiếp bên dưới ....)
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma
cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời
nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trưng bày
và giới thiệu tại đây.
Bạch Dinh là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khách du lịch trong
và ngoài nước đều rất thích đến đây để tham quan và hít thở bầu không khí trong lành của biển và chiêm ngưỡng
nơi lịch sử đã đi qua...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Nằm sừng sững và nổi bật giữa màu xanh của cỏ cây trên triền Núi Lớn, Di tích lịch sử Bạch Dinh hiện là một
trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách khi đến TP. Vũng Tàu.



Theo sử sách ghi lại, Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 để làm nơi nghỉ mát cho
Paul Doumer, Toàn quyền Pháp tại Đông Dương thời đó. Bạch Dinh có tên gọi theo tiếng Pháp là Villa Blanche,
theo tên cô con gái yêu của viên toàn quyền này. Nghĩa tiếng Việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với màu sắc bên
ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” - biệt thự trắng.
Bạch Dinh được xây dựng ở độ cao hơn 27m so với mực nước biển trên triền Núi Lớn, với 3 tầng (hầm, trệt và lầu),
cao 19m. Khi xây dựng Bạch Dinh, người Pháp đã vận dụng rất chuẩn thuật phong thuỷ cho nó hướng mặt ra biển,
lưng tựa vào núi, bao quanh bởi màu xanh của rừng cây giá tỵ (cây báng súng) và những màu sắc lung linh của rừng
sứ ngũ sắc. Kiến trúc của Bạch Dinh mang phong cách châu Âu cuối thế kỷ 19. Phía trước Bạch Dinh là một bao
lơn hướng ra biển. Từ đây có thể nhìn bao quát cảnh Bãi Trước vòng từ Núi Nhỏ đến Núi Lớn. Mặt ngoài Bạch
Dinh được trang trí những đường hoa văn cổ xưa cùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung
của các vị thánh, thần thời Hy Lạp cổ đại.
Đến Bạch Dinh, ấn tượng để lại trong du khách là màu xanh và không khí trong lành, mát dịu cùng vẻ cổ kính của
toà nhà cũng như khung cảnh xung quanh. Rừng giá tỵ và sứ bao quanh tôn thêm vẻ đẹp của Bạch Dinh. Toàn bộ
khuôn viên của Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, trong đó có đến một nửa là rừng giá tỵ, nửa kia trồng hoa sứ- một loại
cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Hai loại cây này tạo nên cảnh thanh bình và nên thơ của Bạch Dinh
bên bờ biển quanh năm sóng vỗ. Do nằm ở địa điểm khá thuận lợi nên khách du lịch có thể ngắm nhìn Bạch Dinh ở
nhiều vị trí khác nhau tại Bãi Trước. Trải qua lịch sử gần 100 năm, chứng kiến bao thay đổi của thời cuộc nhưng
Bạch Dinh vẫn giữ được vẻ quyến rũ, sang trọng, hài hoà và uy nghiêm của nó. Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóaThông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 4-8-1992.
Đến thăm Bạch Dinh, du khách sẽ được tìm hiểu lịch sử xây dựng cũng như công năng sử dụng của toà nhà trong
ngót một thế kỷ lịch sử. Theo sử sách, tại vị trí xây dựng Bạch Dinh hiện nay, năm 1788 triều Nguyễn đã xây dựng
cụm pháo đài Phước Thắng kiên cố để bảo vệ vùng cửa biển phía Nam và năm 1859 pháo đài này đã nhấn chìm
nhiều tàu chiến giặc Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn - Gia Định bằng đường biển. Sau đó, năm 1898 người Pháp
đã san bằng dấu tích pháo đài này để xây dựng một biệt thự sang trọng làm nơi nghỉ dưỡng cho toàn quyền Pháp tại
Đông Dương Paul Dumer và các quan chức cao cấp của nhà nước thuộc địa Pháp thời bấy giờ. Dưới thời Mỹ Ngụy, Bạch Dinh là nơi nghỉ dưỡng và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. Đặc biệt từ tháng 9-1907
tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng
chống Pháp.
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, du khách không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc
“Roma cận đại” mà còn được biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc và ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời
nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trưng bày
và giới thiệu tại đây.

Do có kiến trúc và phong cảnh đẹp, ngày nay Bạch Dinh không chỉ là nơi thu hút du khách tới tham quan mà nơi
đây còn được nhiều bạn trẻ chọn làm điểm chụp hình, quay phim để ghi lại những kỷ niệm khi làm đám cưới.

THUYẾT MINH VỀ VỊNH HẠ LONG

Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ
Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển,
phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và
20o45' - 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980
đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là
vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo
địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động
đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử
Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam
giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực
đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục
Hải. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ
Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải [14] của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu
vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp
Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm
1898, 1900 và 1902)[15]. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật
huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên
cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc
này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo
Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ
như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu



Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão
đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực
đến kinh ngạc. Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo
góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ,
động Sửng Sốt, động Tam Cung... Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã
được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao. Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn
liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Ðồn - nơi có thương cảng cổ nổi
tiếng một thời (1149), có núi Bài Thơ ghi bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông
Bạch Ðằng - nơi đã từng chứng kiến hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm.. Không chỉ
có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn
hoá Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Ðồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ,
Thoi Giếng... Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài
động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực... Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới
thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định
giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Cách đây hơn 5 thế kỷ, Nguyễn Trãi đi ngang qua khu vực này và lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là kỳ quan,
khi viết trong bài "Lộ nhập Vân Đồn"[9]:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa khiết phó kỳ quan
(Đường tới Vân Đồn lắm núi sao!
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao)
Vua Lê Thánh Tông đề trên vách đá Núi Bài Thơ năm 1468:
Cự lãng nông nông kiểu bách xuyên
Quần sơn cờ cổ bích liên thiên
Trăm dòng sông chảy mênh mông quanh núi
Quần đảo rải rác như bàn cờ, biển liền trời sắc xanh biếc.


I. Hang, Ðộng
Hang Ðầu Gỗ
Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mỹ, một chiếc hang mang tên vô cùng mộc mạc dân dã: hang Ðầu Gỗ.
Hang nằm trên đảo Ðầu Gỗ, xưa đảo này có tên là đảo Canh Ðộc. Sách Ðại Nam Nhất thống chí có ghi "Hòn Canh
Ðộc lưng đảo có động rộng rãi có thể chứa vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La..." Sở dĩ gọi là
hang Ðầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Ðạo
đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Ðằng, có rất nhiều mẩu gỗ còn sót lại vì vậy
động mang tên là hang Ðầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc
đá xây ta tới cửa động. Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi
nhưng cũng rất đồ sộ. Cuốn Meivelle de Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch
giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh danh hang Ðầu Gỗ là Grotto des meivellis (động của các kỳ
quan). Ðiều đó hoàn toàn chính xác. Hang được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề
ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, trong đó vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đó
là những đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ... với những tư thế vô cùng
sinh động. Phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông, những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu với
nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của từng người. Ðứng dưới vòm hang ta có cảm giác như
đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ. Chính giữa lòng hang là một cột trụ chống
trời khổng lồ, hàng chục người ôm không xuể, từ phía dưới chân cột lên trên được bàn tay điêu khắc tài tình của tạo
hoá gọt rũa thành những hình mây bay, rồng cuốn, phượng múa, hoa lá, dây leo... Trên đỉnh cột, bất giác ta bắt gặp
một vị tu sĩ mặc áo choàng thâm, tay phải cầm gậy tích trượng trong tư thế tụng kinh, niệm Phật. Qua ngăn thứ 1,
vào ngăn thứ 2 bằng một khe cửa hẹp. ánh sáng chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên long lanh
huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen thuộc vừa lạ,... tạo cho con người vừa sợ
sệt vừa tò mò. Tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề quanh năm. Bất
giác ta nhìn lên phía trên trong ánh sáng mờ ảo, ta nhận ra bốn xung quanh là bức thành cổ, trên đó đang diễn ra một
trận hỗn chiến kỳ lạ, những chú voi đang gầm thét, người và ngựa chen chúc, gươm giáo mọc tua tủa, tất cả đang ở
trong tư thế xông lên và bỗng dưng bị hoá đá chốn này. Năm 1917, vua Khải Ðịnh lên thăm hang Ðầu Gỗ, ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non
nước Hạ Long và hang Ðầu Gỗ. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động.
Hang Sửng Sốt
Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long, động Sửng Sốt trong đảo Bồ Hòn. Người Pháp đặt

cho động cái tên grotto les suprices (động của những sửng sốt). Ðây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của


vịnh Hạ Long. Mặt khác động nằm ở vùng trung tâm du lịch của vịnh Hạ Long (bãi tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu động Mê Cung - hang Luồn - động Sửng Sốt) và đây cũng là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không
nơi nào có được. Ðường lên động Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa
có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời vậy. Ðộng được chia làm hai ngăn chính,
toàn bộ ngăn một như một nhà hát lớn rộng thênh thang. Trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng
mượt, vô số những "chùm đèn treo" bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa
lá... tất cả dường như đang chuyển động trong một thế giới huyền ảo như thực như mơ. Chưa hết ngỡ ngàng trước
vẻ đẹp thần kì của tạo hoá, ta bước vào ngăn II bằng một con đường nhỏ. Một luồng ánh sáng ùa vào rực rỡ, động
mở ra một khung cảng mới hoàn toàn khác lạ, ngăn động rộng mênh mông có thể chứa được hàng ngàn người, ngay
cạnh lối ra vào là một chú ngựa đá và một thanh gươm dài. Truyền thuyết xưa kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân,
Thánh Gióng đã giúp dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma, khi dẹp xong Thánh Gióng bay về trời và để lại thanh
gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua đuổi yêu quái. Hiện nay trong hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên
dường như là những dấu tích của trận chiến ác liệt đó, vết chân ngựa Gióng trở thành những ao hồ nhỏ xinh xinh
cùng nhiều tảng đá to lớn vỡ vụn. Ði vào trong cảnh trí còn lắm điều kỳ lạ, như nhũ đá, cây đa cổ thụ tán lá xum
xuê, chú gấu biển, khủng long... Tới đỉnh cao nhất của động, bất ngờ một khu "vườn thượng uyển" mở ra trước mắt,
có hồ nước trong vắt, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, muôn loài cây như si, vạn tuế, đa cổ thụ cùng nhiều loài chim
sinh sống. Những ngày đẹp trời, từng đàn khỉ kéo nhau xuống đây tìm hoa quả ăn làm náo động cả một vùng.
Hang Trinh Nữ - Hang Trống
Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt, hồ Ðộng Tiên, Hang Luồn... Cách
Bãi Cháy 15 km về phía Nam. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn
những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu. Người Pháp xưa đặt cho hang cái
tên Le virgin (động của người con gái). Truyền thuyết xưa kể rằng: Xưa có một người con gái vạn chài xinh đẹp,
nhà nghèo, gia đình cô phải đi làm thuê cho tên chủ cai quản vùng đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép gia đình cô gả
cô làm vợ bé cho hắn, cô không chịu vì cô đã có người yêu, chàng trai đó đang ra khơi đánh cá để chuẩn bị cho
ngày cưới của họ. Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra một đảo hoang nhằm khuất phục ý chí của cô, cô
đói lả và kiệt sức. Trong một đêm mưa gió hãi hùng, cô gái đã hoá đá nơi đây. Ðó cũng là đêm chàng trai biết tin cô
gặp nạn, chàng mải miết bơi thuyền đi tìm cô. Ðến đêm, giông bão ập đến thuyền chàng vỡ nát, chàng dạt lên một
đảo hoang, trong ánh chớp, chàng nhìn ra phía xa và nhận ra cô gái nhưng những lời chàng gọi đã bị gió mang đi.

Chàng dùng hòn đá đập vào vách núi báo cho nàng biết rằng chàng đã đến. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm
đìa, tới khi kiệt sức và chàng hoá đá (hang Trống ngày nay). Ngày nay, khi đến thăm hang Trinh Nữ, bức tượng cô
gái đứng xoã mái tóc dài, đôi mắt đang nhìn về đất liền vẫn còn đó. Ðối diện với hang Trinh Nữ, hang Trống (còn
được gọi là hang Con Trai). Bức tượng chàng trai hoá đá đang quay mặt về phía hang Trinh Nữ vẫn còn, những
tiếng gọi tha thiết cùng tiếng gõ vào vách đá của chàng vẫn văng vẳng đâu đây. Những dấu tích của trận cuồng
phong đêm đó vẫn còn đến ngày nay - đó là những đổ vỡ của đất đá ngổn ngang trong hang, tiếng gió gầm gào qua
vách đá và những bọt sóng vẫn tung lên trắng xoá.
Ðộng Thiên Cung
Trong những hang động đẹp nổi tiếng vịnh Hạ Long mới được phát hiện trong những năm gần đây phải nói đến
động Thiên Cung. Ðộng nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long cách bến tàu du lịch 4 km, trên đảo Ðầu Gỗ ở độ cao 25
m so với mực nước biển, có tọa độ 107o00'54" và 20o54'78". Ðảo Ðầu Gỗ xưa còn có tên là đảo Canh Ðộc có đỉnh
cao 189 m, dãy đảo như một chiếc ngai ôm trong lòng mình hai hang động đẹp. Ðường lên động Thiên Cung vách
đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ um tùm, vào những đêm trăng, những chú khỉ tinh nghịch leo xuống tận
đây để kiếm hoa quả. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều
dài hơn 130 mét. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của tạo hoá. Ðộng gắn liền với truyền
thuyết về vua Rồng xưa. Chuyện kể rằng sau khi vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, vua Rồng trở về động của
mình an tọa, năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Bao
nhiêu người đã ra đi mà không có ngày trở về. Không sợ nguy hiểm gian nan, đôi trai gái quyết tâm cùng nhau đi
tìm gặp vua Rồng. Người con gái của họ ra đời được đặt tên là nàng Mây. Nàng Mây lớn lên đã làm xao xuyến trái
tim Hoàng tử Rồng và tình yêu đã giúp họ tìm đến với nhau, đám cưới được tổ chức 7 ngày 7 đêm tại khu vực trung
tâm động. Ðể chúc mừng đám cưới, những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi
con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá
nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không trung... Một chú
voi lớn được trang trí diêm dúa công phu đang nằm phủ phục chờ cô dâu chú rể bước xuống. Nam Tào, Bắc Ðẩu tóc
bạc như mây cũng đến dự tiệc vui, cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt và vô cùng sống động. Tất cả những hình ảnh đó
như vừa được hoá đá nơi này. Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó chạm nổi
những nhân vật trong truyện cổ tích xưa, nét chạm khắc mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế sắc sảo tới từng
chi tiết nhỏ, những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hoá trau chuốt tỉ mỉ. Trung tâm
động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ
như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành... Trên vách động phía bắc là cảnh một bầy tiên nữ đang

múa hát chúc mừng đám cưới. Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm
đá thiên nhiên lộng lẫy. Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như trong đêm hội làng xưa. Ðó chính là tiếng gió thổi qua


kẽ đá. Ðứng giữa vòm động cao vút, màu thạch nhũ xanh như dát ngọc ta ngỡ như đang đứng trong tiên cảnh bồng
lai vậy.
Tới ngăn động cuối cùng, những luồn ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một
vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. Ðây là nơi nàng Mây thường
tắm cho 100 người con của mình và nuôi họ khôn lớn trưởng thành. Một con đường dẫn ra phía ngoài quanh co uốn
khúc, đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khai phá vùng đất mới, 50 người
con còn ở lại cùng với người cha xây dựng quê hương, di vật mà người mẹ để lại là bầu vú tiên tràn trề sức sống.
Hang Hanh
Cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phía tây, động Hang Hanh là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động
hiện có trên vịnh Hạ Long. Ðộng có chiều dài 1300 m, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển. Vì vậy,
người Pháp còn đặt tên cho nó là Le tunel (đường hầm). Ði đến thăm động có thể bằng thuyền canos hoặc bằng xe
ôtô, phải chọn vào lúc nước thuỷ triều xuống kiệt. Lúc ấy cửa động mới lộ rõ. Bên cạnh một phiến đá bằng phẳng
chắn ngang ngay bên cửa động là miếu Ba cô. Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Xưa có ba cô gái đi biển, gặp hôm trời
mưa to, ba cô vào hang trú mưa, thấy cảnh sắc trong hang đẹp quá nên ba người càng mải miết ngắm cảnh, tới lúc
nước triều dâng cao ba cô gái bị mắc kẹt ở trong và bỏ mình tại hang và hoá thành thuỷ thần. Truyền thuyết là vậy,
thực tế động Quang Hanh đẹp hơn ta tưởng tượng rất nhiều. Con đò nhỏ dẫn du khách luồn lách qua từng khe đá
quanh co dưới ánh đuốc bập bùng, từng chùm nhũ buông rủ xuống từ trần hang ánh lên những sắc màu kỳ diệu,
dòng nước êm ả lững lờ trôi, không gian tĩnh mịch chỉ có tiếng mái chèo khua nước nghe thánh thót một thứ âm
thanh kỳ ảo. Càng vào sâu, động càng đẹp, mang dáng dấp hoang sơ. Những chùm hoa đá rực rỡ, những trụ kim
cương chợt ánh lên bao sắc màu óng ánh, khi ta chiếu đèn vào, những mâm xôi đồ sộ, chùm hoa mẫu đơn, giò
phong lan cảnh... Tất cả đang ở trong tư thế vươn ra lay động rung rinh. Ðâu đó có tiếng trống bập bùng như đêm
hội từ xa vọng lại. Ðó là tiếng sóng vỗ nhẹ vào vách đá tạo nên, và còn nhiều nữa những hình ảnh đẹp kỳ lạ.

II. Ðảo, Hòn
Núi Bài Thơ
Ngày trước núi có tên là Truyền Ðăng, núi cao 106 m đứng bên cạnh thị xã Hòn Gai, một nửa chân núi gắn với

đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển. Ði thuyền trên vịnh, cách bờ vịnh Hạ Long chừng 300 m đã có thể nhìn thấy
bài thơ khắc trên vách núi trong một khung hình vuông, mỗi chiều dài 1,5 m.
Năm 1468, vua Lê Thánh Tông cũng là nhà thơ nổi tiếng khi đi kinh lý vùng Ðông Bắc, đã dừng chân trên vịnh
Hạ Long ngay dưới chân ngọn núi nên thơ này. Xúc cảm trước thiên nhiên kỳ vĩ, nhà vua đã làm một bài thơ và
truyền lệnh khắc vào vách núi. Từ đó có tên gọi là núi Bài Thơ. An Ðô Vương Trịnh Cương (1686 - 1730) cũng có
một bài thơ ở núi này.
Leo núi Bài Thơ là một trò chơi đầy hấp dẫn. Ðứng ở lưng chừng núi phóng tầm mắt xa xa là biển xanh, đảo đá
nhấp nhô, nhìn lên cao là trời mây bồng bềnh và xung quanh là cây, là hoa rừng, là những cánh chim ríu rít chuyển
cành...
Hòn Ðỉnh Hương (Lư Hương hay Bình Phong)
Hòn Ðỉnh Hương nằm chắn ngang giữa con nước, nên rất giống tấm bình phong để che chắn. Khi thủy triều
xuống, hòn Ðỉnh Hương để lộ 4 chân uốn khúc không khác gì án lư hương.
Hòn Gà Chọi
Ði qua hòn Ðỉnh Hương khoảng chừng 1 km, du khách sẽ nhìn thấy 2 hòn đá thật to như dáng 2 con gà đang
giương cánh đá nhau trên mặt biển.
Hòn Ðũa
Hay còn gọi là hòn Ông, cách Bãi Cháy 15 km về phía đông. Ðây là ngọn núi đá cao khoảng 40 m có hình tròn
trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên. Nhìn từ hướng tây bắc, hòn Ðũa giống như vị quan triều đình áo
xanh, đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay chắp trước ngực, nên dân chài Hạ Long quen gọi là hòn Ông.
Hòn Yên Ngựa
Ðây là một ngọn núi nhỏ có dáng rất hùng vĩ, giống như một con ngựa đang lao mình về phía trước, bốn vó tung
bay trên mặt nước.
Ðảo Khỉ
Ðảo ở cách thị xã Cẩm Phả 4 km về phía đông nam, còn có tên gọi là đảo Rều. Từ năm 1962, đảo đã trở thành trại
chăn nuôi khỉ. Khỉ ở đây là loài khỉ mũi đỏ. Ðây là điểm tham quan của Hạ Long. Ðến đây du khách như được hoà
mình với thiên nhiên, được sống với thế giới của "hoa quả sơn".
Ðảo Tuần Châu
Cách hang Ðầu Gỗ 3 km về phía tây, rộng khoảng 3 km2. Ðảo có tên như vậy do việc ghép hai chữ "Linh Tuần"



và "Tri Châu" mà thành. Ðảo có trồng nhiều rau xanh, là nguồn cung cấp rau xanh cho thành phố.
Trên đảo còn có ngôi nhà đơn sơ làm bằng tre nứa, song mây của nhân dân tỉnh Quảng Ninh làm để chủ tịch Hồ
Chí Minh nghỉ ngơi sau mỗi lần đi thăm vịnh. Hiện nay vẫn được gìn giữ bảo vệ làm nhà lưu niệm.
Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai một dự án lớn, biến đảo Tuần Châu thành một điểm du lịch đặc sắc của quần thể
vịnh Hạ Long.

III. Bãi Tắm
Bãi Cháy
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát thường quen gọi là Bãi Cháy. Ðây là khu nghỉ mát quanh năm lộng
gió biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng trên 20° C.
Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ
với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. Qua con đường rải nhựa, sát bờ vịnh là dải
cát trắng và hàng phi lao xanh mát. Những hàng quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những rặng phi lao. Tắm biển xong du
khách có thể lên bờ ngồi thưởng thức những cốc nước mát lạnh để đón luồng gió biển.
Hiện nay, trong nỗ lực hướng tới lựa chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới trên mạng Internet do tổ chức
NewOpenWorld, một tổ chức tư nhân, đứng ra tổ chức toàn cầu, vịnh Hạ Long đang được chính quyền Quảng Ninh
nói riêng và các tổ chức phi chính phủ trong nước nói chung thực hiện tổng quảng bá và tuyên truyền. Cuộc bầu
chọn này chia thành 2 vòng, vòng một kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 để chọn ra 21 ứng viên cao điểm
nhất để tiếp tục bầu chọn vòng 2 chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên, và công bố kết quả cuối cùng vào mùa hè năm
2010. 9h trưa ngày 20 tháng 2 năm 2008 NewOpenWorld đã công bố kết quả bước đầu khi vịnh Hạ Long lần đầu
tiên vượt lên giữ vị trí thứ nhất[40] trên bảng xếp hạng, sau khi đã trải qua rất nhiều lần lên hạng và xuống hạng
trong sự cạnh tranh với 77 kì quan được bình chọn nhiều nhất trên thế giới. Cùng với sự thăng hạng của vịnh Hạ
Long, hai địa danh khác ở Việt Nam là Phong Nha-Kẻ Bàng và Phanxipăng cũng đã lần đầu tiên lọt vào top 3 kỳ
quan được bầu chọn nhiều nhất vào thời điểm 23 giờ đêm ngày 22 tháng 2 năm 2008[41]. Tuy nhiên, cuộc bầu chọn
này kéo dài đến năm 2010 và vị trí của vịnh Hạ Long trên bảng xếp hạng sẽ còn thay đổi. Thêm nữa, do không dựa
trên những tiêu chí khoa học nên kết quả của cuộc bầu chọn không được UNESCO công nhận[42]. Theo UNESCO,
kết quả từ hoạt động “Bảy kỳ quan thế giới mới” hoàn toàn mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của một cộng
đồng cư dân sử dụng mạng Internet chứ không phải là toàn bộ thế giới
Năm 1729, chúa Trịnh Cương cũng có những vần thơ ứng tác trước vẻ đẹp của Hạ Long:
Minh bộ vô nhai hối tổng xuyên

Sơn liên tiêu thủy, thủy man thiên
Bể lớn mênh mông họp cả con con sông lại,
Núi lấp loáng bóng nước, nước lênh láng lưng trời.
Hình ảnh Hạ Long cũng xuất hiện trong thơ của những nhà thơ hiện đại, như Xuân Diệu:
Đây bản thảo tạo vật còn nặn dở...
Đá thuở trước khổng lồ chơi ném thử.
Không chỉ cảnh đẹp của Hạ Long là đề tài cho thi ca, thiên nhiên nơi đây còn ban cho con người một nguồn tài
nguyên phong phú. Huy Cận viết trong bài Đoàn thuyền đánh cá:
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long?

THUYẾT MINH VỀ LONG SƠN
Với diện tích nhỏ nhưng Long Sơn cũng đã có đầy đủ núi, rừng, sông, biển, là xã đảo duy nhất của TP Vũng Tàu,
sẽ được chọn là một trong những điểm tổ chức Festival biển Bà Rịa - Vũng Tàu 2005.
Huyền thoại người đi mở đất
Không chỉ đẹp, Long Sơn còn huyền bí với những cư dân mặc bà ba đen, tóc búi củ hành và truyền thuyết mở
mang bờ cõi bất khuất của cha ông...
Long Sơn không xa thành thị (cách Thị xã Bà Rịa 9km) nhưng thật bất ngờ khi gặp những người dân địa phương
còn nguyên nét xưa tựa cả trăm năm về trước: bà ba đen, tóc búi củ hành. Bác Ba Thành - một lão nông chân chất
đúng điệu dân Long Sơn - cho biết: “2/3 dân trên đảo theo đạo ông Trần (dân số của đảo khoảng 13.000 người)”.
Người dân đảo không ai không tự hào về truyền thuyết ông Trần - người mở đất lập nên Long Sơn. Tục truyền ông
tên Lê Văn Mưu, người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành, nay là xã Tân Khánh Hòa, thị trấn
Hà Tiên, Kiên Giang nhưng dân đảo thích gọi ông bằng tên theo kiểu miền Nam hơn: ông Trần (vì ông hay ở trần
khi phát quang ruộng rẫy) hay ông Nhà Lớn. Khoảng năm 1900, ông cùng đoàn người trên năm chiếc thuyền lớn


đã cập bến cù lao Núi Nứa (đảo Long Sơn ngày nay) trên hành trình trốn chạy sự truy nã của giặc Pháp vì tội tham
gia lực lượng khởi nghĩa.

Đảo khi ấy rất hoang vắng, bốn bề là rừng ngập mặn bao quanh. Phát quang tạo ruộng lập ấp, khai thác gỗ trên núi,
đánh bắt thủy hải sản..., ông cùng đoàn người bắt tay xây dựng Nhà Lớn từ năm 1910-1929 thì hoàn tất. Đến nay,
dân đảo còn nhắc đến sự kiện “năm Thìn bão lụt miền Tây” ông đã mở kho gạo cứu đói cho dân. Sau sự kiện đó,
có rất nhiều người miền Tây theo ông về Long Sơn lập nghiệp (điều này lý giải việc phần lớn dân trên đảo có gốc
miền Tây).
Những kinh nghiệm sống mà ông Trần mang lại cho dân chúng đã được gìn giữ và lan truyền như những điều
“kinh đạo”. Các bậc kỳ lão nói: “Đó chỉ là đạo làm người. Ngày xưa ông Nhà Lớn thường dạy về nhân - lễ - nghĩa
- trí - tín, trung hiếu... Dân cứ thế truyền miệng từ cha mẹ sang con cái, ông bà sang cháu chắt”.
Đạo ông Trần độc đáo ở chỗ không có giảng đạo, không kinh kệ, không thu nhận tín đồ. Người dân cho biết nhiều
tập tục riêng của Long Sơn vẫn truyền đời như đám tang chôn cất trong vòng 24 giờ (không coi ngày giờ, xả tang
ngay tại mộ), đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là 16 hoặc mồng 1 và giờ hành lễ là giờ
Thìn (khoảng 8g sáng)…
Đặc biệt, tục “chết đồng quách” vẫn được dân đảo thực thi đến ngày nay. Theo triết lý của ông Trần, “khi chết mọi
người đều bình đẳng như nhau” nên áo quan (đặt tại Sơn Long Hội - Nhà Lớn) được dùng chung cho tất cả mọi
người. Gia đình có tang chỉ việc đến thỉnh áo quan về tẩm liệm, khi ra mộ phần thì người chết được quấn vào
chiếu cói chôn xuống đất.
Hiện nay, ngay phía sau khu chính điện - nơi ông Trần thường ngồi giảng đạo cho các phiên viên và con cháu nghe
- vẫn còn lưu giữ bộ ảnh (chữ Nôm) truyện Lục Vân Tiên. Theo con cháu ông Trần, đây là nét chủ đạo của đạo
ông Trần.
Nhà Lớn được gìn giữ như con ngươi
Nhà của ông Trần (nay là di tích Nhà Lớn, còn gọi là Đền ông Trần) nằm ngay trung tâm xã, rộng hơn 2ha do ông
Trần tự thiết kế và xây dựng. Đến nay, Nhà Lớn vẫn đứng vững trong hạng đầu những quần thể kiến trúc cổ đồ sộ,
bề thế nhất khu vực (nên dân gọi là ông Nhà Lớn).
Toàn bộ Nhà Lớn (làm hoàn toàn bằng gỗ, nứa - được gìn giữ gần như nguyên vẹn), tại đây được chia làm ba khu
vực với nhiều nhà, lầu san sát nhau ăn thông bằng những con đường nhỏ gồm: nhà khách, lầu cấm, nhà thánh, lầu
giữa, lầu dài, lầu tiên, lầu Phật, nhà hậu, nhà hội, trường học, chợ, mộ, các dãy phố, nhà ghe sấm (còn lưu giữ một
trong năm chiếc ghe đầu tiên về Long Sơn lập nghiệp), nhà mát (trạm, dành cho ghe thuyền bà con tránh mưa
nắng), khu nhà ở, công viên...
Bên trong di tích là vô số kỷ vật cổ (phần bằng gỗ quí). Theo đánh giá của nhiều đoàn khảo cổ đến đây tham quan
nghiên cứu, ông Nhà Lớn sưu tầm khá nhiều vật dụng của cả ba miền Nam - Trung - Bắc như bàn ghế, tủ thờ,

những bức hoành phi, liễn thờ... Trong đó có bộ bàn ghế bát tiên mà con cháu ông Nhà Lớn khẳng định là của vua
Thành Thái. Nhà Lớn được xem là di sản của nhân dân cả đảo. Dân gìn giữ Nhà Lớn như gìn giữ con ngươi trong
mắt mình.
Việc quản lý di sản đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần điều hành hoàn toàn tự nguyện. Cung kỉnh (cúng, lễ),
quét dọn, tu sửa hàng ngày do năm người đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên
với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đổi lại một lần.
Anh Bôn, người trực tại lầu Phật cho biết: “Trực phiên chỉ là hình thức, chủ yếu là xuất gia tu tâm dưỡng tính
trong ba ngày ở Nhà Lớn”. Nguồn tài chính của Nhà Lớn (do khách tham quan hay nhân dân cúng) được đưa vào
quĩ xã hội chăm lo học sinh và người dân nghèo toàn xã: cây mùa xuân cho trẻ em, áo mới cho thầy cô giáo, y bác
sĩ của xã... Tổng kết năm 2004, Nhà Lớn chăm lo tổng số tiền trên 85 triệu đồng.
Điều kỳ lạ nhất là trải qua hai cuộc chiến nhưng Long Sơn - nhất là Nhà Lớn, hầu như không bị ảnh hưởng gì
nhiều dù đây là căn cứ của cách mạng, bị Pháp chiếm đóng, lập cứ. Lịch sử của Nhà Lớn đã gắn cùng những giai
thoại ly kỳ.
Ban điều hành Nhà Lớn cho biết: “Vào thời Pháp, lính Pháp cũng định san bằng Nhà Lớn và di dân khỏi đảo. Pháp
đã bỏ bom ngay Lầu Cấm - nơi thờ Phật năm ông - nhưng bom không nổ”. Sau đó, lính đặt mìn ở nhà hội và nhà
hậu. Mìn cũng trơ ra như củ khoai. Nhà Lớn khi đó là tòa nhà lớn nhất, sang trọng nhất Long Sơn nên bị lính
chiếm đóng đầu tiên. Nhưng việc nhiều tên bị té lầu gãy cổ chết không rõ nguyên nhân đã làm bọn lính ngán sợ
phải rút đi nơi khác...
Năm 1991, quần thể kiến trúc Nhà Lớn được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và đến
nay vẫn còn là khám phá thú vị với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ.


Long Sơn hiện nay nhà cửa khang trang, đường sá được mở rộng, tráng nhựa thẳng tắp, điện, nước máy vào tới
từng hộ, đời sống sung túc nhiều hơn trước. Thay vì sống bằng nghề trồng lúa mỗi năm một vụ, dân Long Sơn nay
chuyển sang đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, đất chuyển sang diêm nghiệp sản xuất quanh năm. Xã cũng đang
đẩy mạnh trồng rừng, qui hoạch xây dựng trung tâm văn hóa, khu nhà nghỉ khách sạn để phục vụ du lịch.

THUYẾT MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÁNH CHƯNG
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối
với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh

thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10
tháng 3 âm lịch).
Sự tích

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại,
bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy
nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc
nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh
Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong
nền văn hoá lúa nước.
Quan niệm truyền thống

Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy,
bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông,
được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh
tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam[1].
Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam,
theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống
trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.
Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
Nguyên liệu làm bánh
Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh chưng
• Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách,
màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá
chít (một loại tre)[2], lá chuối hay thậm chí cả lá bàng [3].
• Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối
hay hấp cho mềm trước khi gói.
• Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu

hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến
nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
• Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô,
sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
• Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi
thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi)
với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc
thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị
là dùng thịt chó hay thịt gà.
• Gia vị các loại: hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp
thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị
khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong
nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
• Phụ gia tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá
chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia
khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có
màu xanh ngọc. Một số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn làm bánh chưng
thương mại hóa sử dụng pin đèn cho vào nồi luộc bánh[4]. Một số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu
bánh chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn
cho sức khỏe[5].


Chuẩn bị
• Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước
khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ
bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ
gói). Một số vùng vẫn hay dùng lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo. Lau thật khô trên lá, cắt
cạnh nhỏ vừa gói bánh.
• Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối

trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau
khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
• Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ,
vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng
đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm
đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
• Thịt lợn: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với


hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản
được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu
không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng
hỏng.

Quy trình thực hiện
Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình làm bánh chưng bán tết, chiếc lá trong cùng quay
mặt xanh vào trong để tạo màu cho nếp, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức
Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng
20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.
Cách gói tay không thông thường như sau:
• Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập
• Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá
ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc
với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh
hơn, úp xuống dưới.
• Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
• Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo

• Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh
• Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
• Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ
• Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
• Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
• Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
• 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Một số công đoạn cơ bản trong quy trình gói bánh chưng vuông dùng khuôn
Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong
cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói
4 lá bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2
lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp
lại và sau đó được buộc lạt.
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì
bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên
lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.
Luộc bánh
Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống
dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen
kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính
từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh
thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước


bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh
chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh,
thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
Ép bánh và bảo quản
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng

vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ.
Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Bánh thường được treo
ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng
tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo
quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo
quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên
đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá quân
Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.
Sử dụng
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ
lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ. Trên mâm
cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát
ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo,
bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp. Ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ
như Thanh Hóa, bánh chưng được chấm với mật mía[6].
Bóc và cắt bánh chưng tết
Bánh chưng của chúng ta có đặc điểm là lớn, hình vuông (mỗi cạnh thường trên 20cm, dày 5-6cm), gói chặt với hai
ba lớp lá dong (hoặc lá chuối kèm giấy bạc – alluminium folie) và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang. Mặt khác, chúng ta
có thói quen cắt nhỏ thức ăn cho ‘vừa miệng’, người ăn chỉ việc gắp vào bát mình rồi… nhai; trong khi người Âu
Mỹ hay cắt thức ăn theo xuất ăn, người ăn cần tự thái nhỏ thêm rồi mới ăn. Vì vậy, chúng ta mới có việc bóc và cắt
bánh chưng. Việc này thể hiện cả nhận thức và trình độ văn hóa của người bóc bánh và người thưởng thức bánh.
Trên mười năm trước đây, trên tạp chí Làng Văn chúng ta đọc thấy (tr.46): ‘Bóc bánh chưng cũng cần có kinh
nghiệm. Giở từng cái lá ở một mặt bánh sau đó tước lấy 3 hoặc 6 sợi lạt nhỏ (từ những sợi lạt lớn buộc bánh luộc),
đặt ướm lên mặt bánh đã bóc vỏ, những lạt cùng chiều nên ướm cùng mức nông sâu như nhau (để ngay sau đó khỏi
lẫn) rồi lật bánh sang đĩa, dần dần bóc nốt cho hết lá sau đó xiết từng lạt một để cắt bánh thành 16 miếng vuông
hoặc 8 miếng hình tam giác. Cần chú ý lạt nào đặt trước thì xiết trước nếu không sẽ kéo cả lạt chưa cắt lên, lúc đó
bánh không còn ra hình thù gì cả. Cắt thành 16 miếng thì miếng bánh nhỏ hơn, thanh tú hơn nhưng phải bốn miếng
góc, thường nhiều vỏ, ít nhân. Muốn giải quyết ‘nhược điểm’ này, khi gói bánh … cần chú ý dàn nhân cho đều ra
tận giáp góc; như vậy mất nhiều thời gian nhưng miếng bánh góc vẫn đầy nhân và vẫn ngon như thường. Cắt thành
8 miếng, hình thù không đẹp, miếng bánh to, trông thô kệch nhưng có lợi điểm là nhân được chia đều. Có người cho

là, chỉ những nhà ‘ăn tục nói phét’ mới cắt bánh theo kiểu này. Họ có khắt khe quá chăng?’
Cắt bánh bằng ngay lạt buộc trông miếng bánh mềm mại, bắt mắt. Miếng bánh cắt bằng dao trông cứng khòe, không
có hồn.
Bánh cắt bằng lạt (hình trái) và bằng dao (hình phải).
Mười một hình sau ghi lại 4 bước bóc và cắt bánh thường thấy:
Bước 1. Bóc lá và giấy bạc gói ngoài.
Bước 2. Ɖặt lạt để cắt bánh.
Bước 3. Ɖặt đĩa, lật bánh rồi bóc hết lá.
Bước 4. Xiết từng lạt một, lạt trắng đặt trước, xiết trước. Mời bạn nếm thử!


Cách cắt bánh như trên rất phổ thông trước đây. Chúng ta còn thấy một hình khắc về cách cắt bánh như vậy ở Tập
Tranh của bộ sách Technique du peuple annamite (Kỹ thuật của người An Nam).
Hình 382_3D (hình D [thứ 4] ở hàng 3, trang tranh [planche] 382) chỉ có chú thích chữ Pháp Empaquetage des
gâteaux (Gói bánh). Chú thích này do anh sinh viên năm thứ nhất Trường Thuộc địa (École coloniale) và Trường
Cao học Thực hành (École Pratique des Hautes Études, EPHE) tên là Henri Oger [1885-1936?] viết và in ở Paris
sau khi anh thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Hà Nội khoảng 20 tháng (năm 1908 và mùa hè 1909); vì vậy mới có sự
nhầm lẫn đáng tiếc (Bóc bánh lại ghi là Gói bánh). Họa sĩ người Việt vẽ nhưng lại thừa một lạt ở hàng ngang (vẽ 4
lạt nhưng thường chỉ có 3).
Bánh chưng dài

Một chiếc bánh chưng vuông và một chiếc bánh chưng tày vừa được gói
Một số vùng, trong đó có Phú Thọ - vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, không thịnh hành gói bánh chưng hình
vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài", hay "bánh tày". Bánh tày còn là loại bánh Tết ở Kinh Bắc và
tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. (Xem bài bánh tét)
Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ xưa không phải là hình vuông. Theo ông: "Bánh chưng vuông
tượng đất, bánh dày tròn tượng trời là một triết lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra còn chưa có ở đời Hán.
Vậy, làm gì có chuyện "bánh chưng vuông tượng trời" ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở Cổ Loa, thủ đô
của nước Âu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng vuông. Họ thường
gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh tét hay là bánh tày".[7]

Bánh chưng dài thường được gói với rất ít đỗ, và rất ít hoặc không có thịt, mục đích để dành ăn lâu dài vào những
ngày sau tết, xắt thành từng lát bánh rán vàng giòn hơn và ăn ngon hơn. Bánh chưng dài có thể dùng lá chuối, lá chít
thay cho lá dong, với 2 đến 4 lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang đã được nối
bằng phương thức đặc biệt để bó chặt chiếc bánh.
Cũng thường thấy một kiểu bánh chưng khác, bánh chưng ngọt, không sử dụng thịt trong nhân bánh, đường trắng
được trộn đều vào gạo và đỗ. Một số vùng khi thực hiện bánh chưng ngọt còn trộn gạo với gấc, cho màu đỏ đẹp.
Khi gói bánh chưng ngọt thường người ta không quay mặt xanh của lá dong vào trong.
Kỷ lục về bánh chưng
Chiếc bánh chưng làm tại làng nghề bánh chưng truyền thống Ước Lễ, huyện Thanh Oai, Hà Nội nhân dịp Tết
Nguyên đán Nhâm Ngọ (2002) đã được Sách Kỷ lục Guinness và tổ chức Ripley's Believe It or Not![8] công
nhận là chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới[9]. Bánh nặng 1,4 tấn do 50 nghệ nhân làng Ước Lễ làm ra từ 330
kg gạo nếp, 100 kg đậu xanh, 100 kg thịt lợn, gói bằng 1.500 chiếc lá dong và nấu trong một nồi thép cao
trên 2 m trong hơn 72 giờ.
Bánh chưng trong thơ văn
Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, người ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh
thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

THUYẾT MINH VỀ PHỞ
Món ăn Hà Nội có rất nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ
đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó
không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.
Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này
trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch
sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỉ hai mươi. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạmgầu", ngày nay thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan
nhưng không mấy thành công. Ngoài ra, trong những năm gần đây, người ta còn tạo ra nhiều món ẩm thực từ
nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên
1980 là phở rán... Những món ăn này càng làm phong phú thêm thực đơn ẩm thực của người Việt.



Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Phở sử dụng
nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thái sợi bản, làm từ gạo, dạng mì nước. Phở thường được coi là món "quốc
hồn quốc túy" của Việt Nam tuy hầu như không thể tìm thấy phở trong thực đơn của người Việt từ trước thời Pháp
thuộc. Đây là món giàu dinh dưỡng, nước dùng rất trong được ninh bằng các loại xương và hương liệu (gừng
nướng, củ hành khô nướng, quế, hồi, thảo quả …) với những bí quyết riêng trong nhiều giờ. Tuy có những tìm tòi
cách tân tạo nên nhiều biến thái của phở với nhiều kiểu thịt khác nhau nhưng những nỗ lực đó không mấy thành
công ngoại trừ phở bò và phở gà. Phở thường được sắp đặt trong bát lớn với thịt bày lên trên cùng với một số loại
rau gia vị tùy vùng (như vài lát hành tây, giá đỗ, hành ta và rau húng thơm xắt nhỏ…). Bày bánh phở đã chần vào
bát, bày thịt lên trên, trút nước dùng nóng vào và rắc ít hành, ngò. Bên cạnh bát phở cho thực khách là bát đựng vài
miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột tiêu...
Những quán phở Việt Nam vẫn giữ những thói quen là ít khi mang thực đơn cho khách hàng mà khách sẽ phải tự
chọn loại phở gì ( phở bò, phở gà...) Phở được đựng trong tô hoặc bát lớn. Thông thường thì những bàn ăn được
đánh số để phục vụ, trên đó có sẵn đũa, thìa và những gia vị kèm theo phở như: tương, chanh, nước mắm,
ớt...Khách gọi phở. Ba phút sau, bát phở được mang ra. Khách nêm ớt, chanh và hạt tiêu. Dùng đũa trộn đều, cầm
bát lên ngang mặt và bắt đầu thưởng thức, thỉnh thoảng dùng thìa sứ múc nước dùng vì thìa kim loại làm lạnh
miệng. Ở Việt Nam, phở thường là món dùng ăn sáng tuy rằng hiện nay có xu hướng thực khách, nhất là thực khách
các đô thị trong nước và ở nước ngoài, ăn tất cả các buổi trong ngày. Và trong những năm Việt Nam gặp khó khăn,
người Hà Nội dùng phở vào chủ nhật hoặc khi bị ốm. Vào thời đó, bát phở giá ba xu. Ngày nay, người ta ăn phở
vào mọi lúc trong ngày, nhất là vào buổi tối. Lối sống thay đổi và phát triển và thói quen cũng vậy. Chỉ có phở,
điểm mốc của nghệ thuật làm bếp, là vẫn vậy, bất chấp sự cạnh tranh với những món khác như bánh cuốn (bánh
tráng với nhân thịt băm)...
Phở có nhiều thương hiệu, ở miền Bắc Việt Nam rất nổi tiếng là các thương hiệu phở Phở Hà Nội và các cửa hàng
phở Nam Định. Tuy nhiên tại nhiều vùng miền trong nước, và đặc biệt là ở các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu,
phở có sự thay đổi, gia giảm ít nhiều để phù hợp với văn hóa ẩm thực từng vùng miền. Nhiều nhà kinh doanh cũng
bắt đầu tạo những thương hiệu phở đặc biệt như Phở 24, Phở Hoa Hồi, Phở Cali xuất khẩu ra ngoại quốc. Ngoài
những kiểu chế biến truyền thống, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở trong công nghiệp đóng gói như phở
ăn liền, phở chay...Và một số người kinh doanh ăn uống hiện nay lạm dụng tên gọi "phở" để gọi một số món ăn
hoàn toàn không phải là phở do nguyên liệu và cách chế biến khác, gia vị khác và hình thức cũng khác.
Phố phường, tinh chất của Hà Nội: “Tại sao nói rằng phở không thể tách rời khỏi Hà Nội, trong khi các nhà hàng ở

TP.HCM, Paris, New York... cũng phục vụ món ăn này?”. Phở ở khắp nơi trên thế giới thế nhưng Hà Nội mới là nơi
thần kỳ của món ăn này. Thật ngon khi thưởng thức món phô mai chảy tại vùng núi Anpơ nhưng dùng món đó ở Hà
Nội thì lại không ngon như vậy.
Phở đã được rất nhiều nhà văn nhắc đến và viết rất nhiều, như: Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội),
Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường), Băng Sơn (Thú ăn chơi người Hà Nội), Nguyễn Duy...
Thạch Lam nhận xét: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là
vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo
mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh
cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ
biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn
phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tôi”.
Phở, món ăn ngon nhất trên đời, món ăn tiêu biểu, tương tự như món paella của Tây Ban Nha, món bánh crếp của
vùng Bretagne hay món Sushi của Nhật Bản… . Độc món với bánh phở màu trắng, được dùng kèm với thịt thái
mỏng, rau thơm. hành nướng, gia vị, càng ngon thơm hơn với chanh ớt và một chút nước mắm. Đặc biệt, món ăn
ngon nhất trên đời này còn là vì tất cả sự tinh tế của món phở đã có cả trăm năm tuổi tìm được bản sắc của mình qua
quá trình thực dân hóa, qua các cuộc chiến tranh và sự cấm vận, đã làm nên niềm tự hào của một dân tộc. Món ăn
bình dân, được mọi tầng lớp xã hội cùng chia sẻ. Giàu vitamin và thật sự cân bằng, chắc chắn phở đã có vai trò hàng
đầu về mặt tinh thần và sức khỏe đối với dân tộc Việt Nam can đảm.
Phở là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, chứng tỏ sự tinh tế và sáng tạo của người Việt trong nghệ thuật ẩm thực. Ăn
phở là thói quen và là thú vui của người Hà Nội. Còn gì bằng khi được ăn một bát phở thơm ngon, nóng hổi vào
mỗi buổi sáng. Chúng ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt này!

THUYẾT MINH VỀ ĐẶC SẢN NAM BỘ
U Minh có cá nướng trui
Đây là một món ẩm thực nghe qua đã thích. Đến Cà Mau, muốn được thưởng thức, du khách nên có một chuyến
về miệt rừng U Minh Hạ... Ở Vùng U Minh Hạ, người ta thu hoạch được rất nhiều loài cá đồng và chế biến đủ cách
thức để ăn, trong đó có món hấp dẫn, khó quên là cá nướng trui. Một trong những cách chế biến món ẩm thực ngon
mà dân gian đã đúc kết được tự ngàn đời nay, khó quên là “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc” Nhất nướng mà
phải là cá nướng trui, một phương pháp ẩm thực động vật còn tươi sống. Trong các bữa ăn thường nhật của người
dân miệt ruộng đồng, hễ bắt được cá lóc, cá dầy sống loại lớn là đối tượng được chọn trong món ăn này, ngoài ra

cũng có khi nướng trui cả lươn, rắn, cá trê vàng hay cá rô mề...Món Cá nướng trui rất dễ làm. Nếu là mùa khô, bắt
được cá, người ta dùng một nhánh cây sậy già hoặc tre, trúc, lụi xiên từ miệng đến đuôi con cá. Sau đó cặm xuống
đất, tủ rơm rạ hoặc cỏ khô, rồi đốt (nếu là cá lớn khoảng từ 1kg trở lên thì cắm đầu con cá hướng xuống đất để cá


tiếp xúc với lữa nhiều dễ chín, còn cá nhỏ thì cắm ngược lại). Khi toàn thân cá cháy đen, cũng là lúc cá đã chín.
Dùng những cọng rơm rạ xếp đôi cạo bỏ lớp cháy bên ngoài thì món ăn xem như đã làm xong. Còn vào mùa mưa,
người làm bếp tận dụng bếp than tràm còn lại của quá trình chế biến những món khác. Nướng cách này cá lại mau
chín và chín hoàn toàn vì nhiệt lượng cao hơn lửa rơm rạ nên ăn rất ngon, tuy nhiên nó thiếu đi cái mùi rơm, mùi rạ
- hương vị chân chất của hương đồng cỏ nội.
Những chất bổ dưỡng có trong thịt cá nướng trui chẳng những không bị mất đi khi chế biến, mà trong quá trình xử
lý nhiệt đã thấm sâu vào từng thớ thịt, trở thành thứ gia vị tự nhiên cho món ăn, không cần phải thêm gia vị. Ăn cá
nướng trui miệt U Minh Hạ phải có rau muống đồng, bắp chuối và còn rất nhiều loại rau đồng nhưng phải chấm
muối hột với ớt mới đúng điệu. Rau đồng, là những thứ không mất tiền mua, chỉ đi quanh quẩn sau vườn hoặc ra ao
nước, bờ ruộng là có.
Ngày nay, cá nướng trui không những là món ẩm thực dân dã của người dân miệt quê, mà ta vẫn thường bắt gặp
trong thực đơn các nhà hàng sang trọng miệt thành thị, nhưng cách nướng đã có phần khác đi. Nhiều nhà hàng sử
dụng lò vi-ba hoặc nướng bằng bếp than, đôi khi cả bằng bếp gas nên không ngon bằng nướng rơm rạ.
Đến Cà Mau, muốn được thưởng thức hương vị cá đồng nướng trui, xin mời du khách hãy về miệt làng quê U
Minh Hạ.
Những món ăn đặc sản Nam Bộ
Những món đặc sản Nam Bộ như ba khía, chuột đồng úp trách, nhộng ong... ngon, bổ mà còn làm phong phú ẩm
thực Việt Nam. Từ xa xưa vùng đồng bằng sông Cửu Long rừng hoang đầy dẫy thú dữ dưới sông đặc nghẹt sấu dữ,
ngư kình.Tiến trình cải tạo thiên nhiên đã được lưu giữ trong nền văn hóa khai hoang lập ấp của người Việt và nó
gắn liền với những món ăn đặc sản ruộng đồng, bưng trấp nơi thôn dã, đã thưởng thức mùi vị khó mà quên được:
Ba khía
Ba khía bắt đem về rửa sạch, ngâm trong nước muối nồng độ cao, bỏ vào khạp ít nhất một tuần lễ có thể coi là
"Mắm ba khía". Khi ăn rửa nước sôi, tách yếm, bể càng, xé nhỏ bỏ trong tô trộn ớt tỏi chanh, giấm, đường. Ướp như
thế khoảng 15 phút hoặc nửa giờ cho thấm gia vị, ăn với cơm rất ngon nhất là cơm nguội.
Chuột đồng úp tráchỞ đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người thích săn bắt chuột đồng để làm món ăn vì chuột

đồng là món ăn khoái khẩu của lớp người chân đất. Có nhiều cách chế biến như chuột hầm sả, giả cầy, chuột xào sả
ớt, chiên vàng nhưng món chuột đồng úp trách là món nhiều người ưa thích.
Sau khi thui con chuột cho sạch lông, vứt bỏ bộ lòng, để nguyên con chuột ướp tiêu, muối, ngũ vị hương, bột
ngọt, sả, nước tương cho đến khi gia vị ngấm sâu vào thịt. Sau đó dùng cây đâm xuôi từ đuôi đến đầu theo cột sống
lưng chừa một đoạn để cắm xuống đất.
Ðịa điểm cắm chuột phải là nơi cao ráo, sạch sẽ. Cắm đứng những con chuột lên, lấy trách úp ngược miệng xuống
đất, bên ngoài đốt lửa lên, đốt đến lúc nào mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Dở trách ra, ta thấy da chuột căng bóng,
vàng rộm ánh lên mầu hổ phách. Con chuột trong que mang đủ hương vị thơm tho, mặn ngọt, béo giòn của trần
gian. Dùng khi còn nóng không thua gì sơn hào hải vị, nhấp ngụm rượu thì còn gì bằng.
Nhộng ong kẹp gắp nướng lá nhàu
Rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, không những ong ngoài thiên nhiên mà người dân còn đặt kèo để lấy mật. Món
ăn từ nhộng ong được bà con chế biến nhiều món như cháo ong, ong xào khóm, ong trộn bưởi, gói lá mướp, nhưng
món bắt nhất vẫn là ong kẹp gắp nướng lá nhàu.
Nhộng của ong vò vẽ ngon, béo, bùi nhưng phải rút ruột lấy chất dơ, còn nhộng ong mật thì khỏi. Nhộng non thì
kẹp gắp nướng từng mảng nhỏ, nhộng già thì nhiều con gói lại kẹp gắp nướng. Nước chấm rất dân dã, muối tiêu
chanh hay nước mắm ớt. Khi nhộng chín khói bốc thơm lừng, cho một miếng vào miệng nhẩn nha nhai, nhộng ong
bể ra cái bụp, chất béo ngọt hòa quyện với hương lá nhàu, chua cay mặn của muối tiêu chanh, tất cả tan vào đầu
lưỡi, hương vị không chê vào đâu được.
Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ
Ðất U Minh, Ðồng Tháp Mười nổi tiếng về rắn, rùa. Ðến mùa nước nổi bà con thường dẫn chó đi săn rắn hổ. Mỗi
lần chó khịt và rắn khù là anh em có mồi nhậu. Khi bắt được rắn hổ, đập đầu cho chết. Nấu nước thật sôi để cạo vảy
cho sạch, mổ bỏ nội tạng, chặt rắn thành từng khúc đều cỡ 8 phân. Hầm cho thật mềm mới vớt ra. Sau đó, đổ đậu
xanh, gạo vào nước rắn, đậu xanh nở, gạo chín ta nêm nếm cho vừa miệng. Xé nhỏ từng khúc thịt rắn hổ như thịt
gà, trộn rau răm, chanh, muối rắc ít tiêu. Nhai miếng thịt, húp miếng cháo nghe luồng mát lạnh tới ruột gan.
Dơi quạ hấp chao
Dơi quạ có nhiều ở vùng U Minh. Khi làm thịt dơi, lúc lột da tránh không nên để lông dính vào và tìm bỏ hết chất
xạ trong con dơi, thịt mới mất mùi hôi. Chặt bỏ đầu, cánh, rửa thật sạch máu, chặt từng miếng vừa ăn. Sau đó lấy
chao, bỏ bớt nước cho vài lòng đỏ hột gà đánh nhuyễn cùng với chao. Ðể gia vị vào ướp chung với thịt, một thời
gian cho thịt thấm, sau đó bắc lên bếp hấp cách thủy đến thịt chín mềm. Món này ăn rất bổ, nhất là bổ thận.


THUYẾT MINH VỀ HỦ TIẾU
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Trung Quốc di cư đem vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Tiều phát
âm là "cổ chéo", có nghĩa là những sợi làm bằng bột nhỏ và dài. "Cổ chéo" đã Việt hóa trở thành hủ tiếu, một món
ăn mà ngày nay, có người miêu tả là "đậm đà tính dân tộc", kể ra cũng rất đúng.
Từ thuở mang gươm đi mở cõi;
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
Trong cái nhớ ấy, ngoài những nỗi niềm thiêng liêng với đất Tổ, chắc chắn có nỗi nhớ phở - "miếng ăn kỳ diệu
của tất cả những người Việt Nam chân chính" (Nguyễn Tuân).


Lưu dân Việt Nam vào châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 16 mà mãi đến cuối thể kỷ 17 (1698 Chúa Nguyễn mới
phái Nguyễn Hữu Cảnh vào xây dựng Sài Gòn. Bởi vậy, người Việt Nam vùng đất mới gặp món "cổ chéo" như
người đang "buồn ngủ gặp chiếu manh", bèn tiếp thụ ngay cái món ăn tương tự như phở mà không cần thịt bò, chế
biến với thịt heo, tôm, cá và bột gạo đang có sẵn.
Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở trên đó chế biến.
Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam
Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng
bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng
bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng...). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói
chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh
em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.
Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó các cửa
hàng ở Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi, An Dương Vương, được biết đến lâu hơn. Ðặc điểm của những cửa hàng thu hút
khách ăn là có kỹ thuật nấu nước dùng đạt chất lượng cao: nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô,
đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm (nhiều quán ít khách, nước dùng là
nước luộc thịt, cho quá nhiều bột ngọt và đường). Món thịt băm phải thật nhuyễn và chế biến sao cho không dai,
không nát, không khô xơ, không quá béo. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi luộc vừa chín có vị
ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng hương, đốc nhen xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ
cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tươm vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong veo, bóng loáng,
cái dẻo, cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài

muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương
vị và mềm nhũn.
Tô hủ tiếu múc ra, chìm dưới làn nước trong và sánh là sợi bánh phau phau, những lát thịt, tim, gan màu sẫm,
mảnh tôm hồng tươi, hành, rau thơm xanh ngăn ngắt. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát
ớt, ngắt lá hẹ và giá sống... Một tĩnh vật đầy mầu sắc, nhưng nó đang cựa mình bốc lên một mùi thơm quyến rũ.
Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp các chất khá phong
phú.
Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Tại Mỹ Tho, người ta dùng gạo
Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng
mốt ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo, hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.
Hủ tiếu Mỹ Tho chiếm lĩnh và trụ vững ở các quán ăn ở thị trấn các vùng quê. Tuy nhiên, mỗi địa phương người
ta có sự gia giảm các loại nguyên liệu cho hợp với khẩu vị. Ở Vĩnh Long cách nêm gia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu
múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát.
Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra nhưng đã giành được
khẩu vị của người dân của một thành phố đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú thêm bản
thực đơn Việt Nam vốn đã rất phong phú.

THUYẾT MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐỒ CHƠI
Làm lồng đèn
Mình nhớ ngày còn bé, mỗi lần trung thu là ở trường mình các lớp đều tổ chức thi đèn lồng. Những lớp lớn thì
học sinh tự làm, lớp nhỏ thì bố mẹ làm cho. Hồi ấy ở chỗ mình không có đèn làm sẵn như bây giờ. Đèn thường
được làm rất đẹp và cầu kỳ, đủ các hình thù: ô tô, máy bay, xe tăng của con trai, cá, thỏ, đèn ông sao của con gái.
Nhiều nhà cầu kỳ còn làm cả đèn kéo quân! Tất cả đem đến trường để chấm giải rồi đúng đêm rằm liên hoan phá cỗ
ở trường, rước đèn quanh các phố. Những đêm trung thu đấy mới đúng nghĩa là những đêm trung thu thật là hạnh
phúc của tuổi thơ mà mình không bao giờ quên được.
Cách làm đèn ông sao kiểu truyền thống thì cũng đơn giản thôi:
- vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc.
- Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối.
- Buộc hai mặt này vơi nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ.
- Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến.

- chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn.
- Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ
hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.
- Trang trí các mặt tùy ý thích.
- Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo.
- Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn.
Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng
Làm diều và Thả diều
Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của
khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý
nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.
Thả diều là trò chơi dân gian được ông cha ta áp dụng vào đời sống từ nghìn đời nay. Đó là một thú vui tao nhã ,
một thú tiêu khiển tinh tề đã góp phần hình thành nên một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Việt chúng


ta.
Diều được làm từ những chất liệu khác nhau (như giấy , vải , nilon...) nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là diều
làm bằng vải. Với nhiều kích thước và màu sắc đa dạng , cộng thêm những hình ảnh đặc trưng người chơi sẽ dễ
dàng lựa chọn cho mình một con diều vừa ý.
Thả diều là trò chơi dựa theo sức nâng của gió , bởi thế để thực hiện được một trào thả diều , trước tiên, ta phải lựa
chọn địa điểm. Địa điểm lí tưởng để thả diều đó có thể là một bãi cỏ hoặc đồng ruộng - nơi có đất bằng rộng rãi ;
không vướng cây cối ; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt , nơi đó phải có gió nhẹ.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm
cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho
thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một
người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây
của người kia.
Cách làm diều đơn giản nhất qua các bước sau:
- vuốt hai nan tre dài khoảng 40-50 cm.
- cắt một miếng giấy hình vuông khoảng 20 x 20 cm hoặc hơn.

- cắt hai dải giấy có đầu nhọn dài khoảng 30-30 cm làm cánh hay tai, đầu to chỉ khoảng 2-3 cm.
- cắt dãi và làm 2 dải giấy dài khoảng 200-300 cm để làm đuôi. Bề ngang khoảng 2-3 cm.
- đặt miếng giấy hình vuông lên bàn; dùng một nan tre làm xương sống đúng bằng cạnh xéo của hình vuông; dùng
giấy nhỏ dán xương sống đó vào giấy.
- hai bên xương sống có hai đầu vuông, gấp hai bên lại một ít và bôi hồ vào.
- dùng nan tre còn lại làm hình cung; bẻ hình cung cho khéo và hai đầu cung đó dán vào hai phần đã gấp ở trên; giữ
phần gấp đó cho đến khi khô.
- dùng các miếng giấy nhỏ dán lại nan hình cung vào miếng giấy vuông.
- cột cọng dây phía dưới bụng vào xương sống và nối vào sợi dây dài để neo chiếc diều khi bay.
- dán hai dải hai tai vào 2 đầu của nan hình cung.
- dán hai dải đuôi vào phía đuôi.
Thả diều là một trò chơi bổ ích và lí thú đối với mỗi người chúng ta.
Cách làm tò he
Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa
dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc
nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền
Bắc.
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà,
trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn
gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa
xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm
chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch
nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".
Nơi có truyền thống về tò he là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Theo cách của làng
này thì nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, 1 phần nếp (sẽ cần phải cho
thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay
nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt.
Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với
một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc
dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu

này. Bây giờ, người ta chuyển sang sử dụng màu thực phẩm công nghiệp vì tiện ích của nó. Du khách nước ngoài
cũng rất yêu thích Tò he
Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại trái cây… nhưng còn
nặn nhiều hình thù phong phú khác: 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin,
Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra…
Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he
bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre,
chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày.
Миллион алых роз
Жил был художник один,
Домик имел и холсты,
Но он актрису любил,
Ту, что любила цветы.


Он тогда продал свой дом,
Продал картины и кров,
И на все деньги купил
Целое море цветов.
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен,
кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Утром ты встанешь у окна,
Может, сошла ты с ума?
Как продолжение сна,
Площадь цветами полна.
Похолодеет душа,
Что за богач здесь чудит?

А под окном, чуть дыша,
Бедный художник стоит.
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен,
кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.
Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна , из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто
влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы
Triệu bông hồng
Xưa một chàng hoạ sĩ
Có tranh và có nhà
Bỗng đem lòng yêu quý
Một nàng rất mê hoa
Và chiều lòng người đẹp
Để lấy tiền mua hoa
Chàng đã đem bán hết
Cả tranh và cả nhà
Chàng đã mua hàng triệu bông hồng

Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà để mua hoa như vậy
Sáng hôm sau thức dậy
Nàng nhìn ra lặng người
Tưởng đang mơ vì thấy
Cả một rừng hoa tươi
Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ
Ai đây chắc rất giàu


Thì thấy chàng hoạ sĩ
Đang tội nghiệp, cúi đầu
Họ gặp nhau chỉ vậy
Rồi đêm nàng đi xa
Nhưng đời nàng từ đấy
Có bài hát về hoa
Có chàng hoạ sĩ nọ
Vẫn vợ không, tiền không
Nhưng đời chàng từng có
Cả một triệu bông hồng
Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà để mua hoa như vậy.



×