GIÁO ÁN THỰC TẬP.
( Tiết dạy tự chọn)
Chủ đề: Luật lệ và phương tiện giao thông.
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ.
PTNT: Khám phá khoa học.
Đề tài: Trò chuyện về một số PTGT đường bộ.
Lớp: Mầm 1
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn: 28/03/2015.
Ngày dạy: 01/04/2015.
Giáo viên hướng dẫn: 1. Lê Thị Xuyến.
2. Phan Thị Hằng.
Người dạy: Nguyễn Thị Anh.
I.
Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số phương tiện đường bộ.
- Trẻ biết đặc điểm và tính chất, nơi hoạt động, lợi ích của một số
phương tiện giao thông đường bộ.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, tư duy, trí nhớ.
- Phát triển kỹ năng diễn đạt, mạch lạc, kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích môn học, có ý thức trong giờ học.
- Giáo dục trẻ không được đùa nghịch khi ngồi trên xe, đi bộ trên vỉa
hè và luôn có người lớn đi cùng.
- Không được ra đường khi không có sự cho phép của người lớn.
II.
Chuẩn bị:
- Tranh về phương tiện giao thông.
- Mô hình phương tiện giao thông.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài :" Em tập lái ô tô".
- Trẻ hát.
- Trong bài hát nhắc đên phương tiện giao thông nào?
- Xe ô tô.
- Hằng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện giao - Trẻ trả lời.
thông gi?
- Những phương tiện đó là phương tiện giao thông đường gì?
- Khi ngồi trên xe đạp, xe máy, hay các phương tiện giao
thông khác các con phải như thế nào?
* Giáo dục trẻ: Các con ạ, khi tham gia giao thông thì các
con phải nhớ chấp hành luật giao thông, không được nô dùa
trên đường và trên vỉa hè vì rất nguy hiểm, khi đi ra đường
phải đi về phía tay phải và phải luôn có người lớn đi cùng,
không được tự ý một mình ra đường nhé.
Khi được ngồi trên những phương tiện giao thông đó các con
có thích không?
Hôm nay cô cùng cả lớp sẽ cùng tìm hiểu và khám phá về
các phương tiện giao thông đường bộ nhé.
2. Hoạt động 2: Vui cùng khám phá.
Phân tích, đàm thoại.
* Tranh 1. xe đạp:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Lớp, tổ, cá nhân đọc.
Cô cho trẻ quan sát về mô hình xe đạp.
-Ai có nhận xét gì về chiếc xe đạp này nhỉ?
- Xe đạp có mấy bộ phận?
- Cô cho trẻ đọc một số bộ phận của xe đạp ( Tay lái, phanh
xe, yên xe...)
- Muốn điều khiển được xe cần có gì?
- Ngoài tay lái còn có gì đây?
- Phanh xe dùng để làm gì?
- Để nối đầu xe và đằng sau xe chúng ta cần phải có gì đây?
Khung xe dùng để liên kết các bộ phận của xe lại với nhau,
còn đây là gì?
- Yên xe dùng để làm gì?
- Đây là gì?
- Gác ba ga dùng để làm gì?
- Xe đạp có mấy bánh? Có dạng hình gì?
Chúng ta đếm xem có bao nhiêu bánh xe nhé.
- Đây là gì?
- Nhờ có bàn đạp nên xe mới chạy được đấy các con ạ.
Còn có gì đây?
- Chuông xe kêu như thế nào?
- Ai biết xe đạp tham gia giao thông đường gì?
- Vậy xe đạp chạy bằng gì?
À xe đạp chạy bằng sức người, người lái xe dùng chân để
đạp thành những vòng tròn cho xe di chuyển đấy.
- Vậy xe đạp dùng để làm gì?
Xe đạp chỉ chở được 1 người và chở hàng hóa với số lượng
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ đọc.
- Trẻ trả lời.
- Tay lái.
- Phanh xe.
- Trẻ trả lời.
- Khung xe
- Để ngồi.
- Chở người và hàng.
- 2 bánh, hình tròn.
- trẻ đếm.
- Bàn đạp
- Đường bộ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng ngh.
ít.
* Cô khái quát lại: Xe đạp là phương tiện giao thông đường
bộ, xe đạp có 2 bánh, xe đạp dùng để chở người và chở hàng,
xe đạp muốn đi được phải dùng sức người, xe đạp là xe thô
sơ. Khi tham gia giao thông thì các con thì các con phải chấp
hành luật giao thông nhé.
* Tranh 2. xe máy:
- Cô có tranh gì đây?
Cô cho trẻ đọc " Xe máy".
- Xe máy cũng có một số bộ phận giống xe đạp nhưng xe
máy với hình dạng to nhỏ khác nhau và có một số bộ phận
khác xe đạp như:
+ Để đi lại ban đêm thuận tiện xe máy cần có gì?
+ Muốn quan sát được phía sau xe máy cần có gì?
+ Đây là gì của xe máy? ( Cô chỉ vào bánh xe)
Bánh xe máy thì lớn hơn xe đạp.
+Khi dừng xe muốn xe không đổ, chúng ta phải làm gì?
+Xe máy chạy bằng gì?
( Vì chạy bằng động cơ nên xe máy cần phải có nhiên liệu đó
là xăng, và xe máy cần phải có con người điều khiển mới đi
được đấy các con à)
+ Khói xe thoát ra ngoài là nhờ bộ phận nào của xe?
+ Khi ngồi trên xe máy chúng ta cần có gì để đảm bảo an
toàn?
+ Các con có biết tiếng còi xe kêu như thế nào không? Cả lớp
làm tiếng còi xe máy.
- Cả lớp làm tiếng còi xe máy.
+ Xe máy hoạt động ở đâu? (Trên đường bộ)
+ Xe máy có tác dụng gì đối với con người?
+ Khi dừng xe thì chúng ta phải làm gì? ( Xuống xe tắt máy)
=> Cô khái quát: Xe máy là phương tiện giao thông đường
bộ, dùng để chở người và lưu thông hàng hoá từ nơi này đến
nơi khác một cách nhanh chóng. Khi ngồi trên xe máy chúng
ta phải đội mũ bảo hiểm. Xe máy chạy bằng động cơ vì vậy
khi xuống xe chúng ta phải tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu.
* Tranh 3. ô tô:
- Cô có tranh gì đây?
- lớp, tổ, cá nhân đọc.
Nhận xét về xe ô tô.
Ô tô có dạng dài, nhiều ghế dùng để chở người và hàng hóa,
- Trẻ trả lời.
- Gương
- Chống chân chống
- Động cơ
- Đèn
- Ống khói
Mủ bảo hiểm.
- Trẻ quan sát và trả lời.
Trẻ so sánh.
chở từ 4 người trở lên, là phương tiện giao thông đường bộ,
chạy trên đường dài, xe ô tô cũng chạy bằng động cơ, nhưng
nguyên liệu là dầu.
* So sánh giống nhau và khác nhau của các phương tiện
giao thông.
+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xe đạp và xe
máy:
+ Bạn nào có nhận xét về sự giống nhau giữa xe đạp và xe
máy?
- Giống nhau: Dùng để chở người và hàng hoá, đi được
trong đường hẹp, ngõ nhỏ, đều là phương tiện giao thông
đường bộ.
- Khác nhau:
Xe đạp
Xe đạp phải dùng sức người
Nhỏ hơn
Không có gương
Xe máy
Xe máy chạy bằng động cơ ( dùng xăng)
To hơn
Có gương
* So sánh sự giống nhau và khác nhau xe đạp với ô tô.
- Giống nhau: Dùng để chở người và hàng hoá, đều là
phương tiện giao thông đường bộ.
- Khác nhau:
Xe đạp
Xe đạp phải dùng sức người
Nhỏ hơn
Không có gương
Xe ô tô
Ô tô chạy bằng động cơ ( dùng dầu)
To hơn
Chở được nhiều người.
Có gương
- Mở rộng kiến thức:
- Cho trẻ kể thêm một số phương tiện giao thông đường bộ
Cô cho trẻ quan sát xe ô tô tải, xe cứu thương, xe cứu hoả,
xe buýt.
- Ngoài đường có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông,
vậy khi đi ra đường các con phải đi như thế nào?
- Trẻ lắng nghe.
- Giáo dục trẻ: Khi đi bộ ra ngoài đườn chúng mình phải
luôn đi bên tay phải,đi trên vỉa hè,muốn qua đường phải có
người lớn dắt qua. Khi ngồi trên các phương tiện giao thông
phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu ra ngoài, không đùa
nghịch trên xe để đảm bảo an toàn giao thông.
- Trẻ chơi.
- Các phương tiện giao thông đường bộ có rất nhiều lợi ích,
nhưng các con biết không, các phương tiện ấy gây ô nhiễm
môi trường không khí, vì thế để bảo vệ môi trường không khí Trẻ hát và ra chơi.
trong lành chúng ta cần hạn chế các phương tiện tham gia
giao thông.
* Luyện tập, cũng cố.
+ Cá nhân.
- 1-2 trẻ lên thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
+ Lớp:
- Thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
3. Hoạt động 3: Trò chơi " Đội nào nhanh hơn".
Luật chơi: Khi lên lấy hình về các phương tiện giao thông
đường bộ, trẻ nào không nhảy qua vòng sẽ bị mất lượt chơi.
Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, khi cô giáo đếm 1,2,3 bắt
đầu thì bạn đầu hàng phải nhảy qua 3 chiếc vòng lên lấy 1
phương tiện giao thông đường bộ, sau đó chạy thật nhanh về
bỏ vào rổ của đội mình và về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 lại
tiếp tục lên, cứ như vậy cho đến hết. Mổi bạn lên chỉ được
mang về 1 phương tiện.
Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của từng đội. Cô cho trẻ
chơi 1 lần.
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
Cô cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” và ra chơi.
Giáo viên duyệt .
( Ký tên)
Sinh viên dạy.
( Ký tên)