uỷ ban nhân dân huyện sóc sơn
Tr ờng mầm non xuân giang
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Mt s bi tp thớ nghim giỳp tr
mm non khỏm phỏ khoa hc
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị HI
Chc v : Giỏo viờn
Lp: Mu giỏo
Đơn vị công tác:Trờng Mầm non Xuân Giang - Sóc Sơn.
Năm học: 2012 - 2013
uỷ ban nhân dân huyện sóc sơn
Trờng mầm non xuân giang
***********
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hi
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Mt s bi tp thớ nghim giỳp tr
mm non khỏm phỏ khoa hc
*Ngời thực hiện: Nguyễn Thị HI
*Lớp : Mẫu giáo
*Trờng : Mầm non Xuân Giang
Tháng 03 năm 2013
Phn I. T VN
I.Lý do chn ti.
Hin nay, cỏc nh tõm lý v giỏo dc hc ang t vn : Khi bn ti cỏc
phng phỏp phỏt trin kh nng t duy ca tr thỡ khụng th khụng núi ti phng
phỏp kớch thớch tr hc tp khỏm phỏ.
la tui ny tr li rt tũ mũ, rt thớch tỡm hiu, khỏm phỏ mụi trng xung
quanh, hn th na tr em tui mu giỏo c im ca tr l chi m hc, hc m
chi. Vỡ vy, cỏc hot ng khỏm phỏ nờn c t chc nh mt trũ chi, ch
thụng qua cỏc hot ng chi tr mi c t do thoi mỏi trong hot ng khỏm
phỏ, nhng biu hin ca tr s rt tớch cc, v thớch thỳ. T nhng tớnh cht vt lớ,
hoỏ hc ca nhng s vt hin tng quen thuc trong t nhiờn m chỳng ta cú th
tin hnh nhng thớ nghim nh, nhng trũ chi khoa hc vui. Qua ú, tr mm non
bt u c tỡm hiu nhng iu kỡ thỳ trong th gii xung quanh, c tn mt
nhỡn thy nhng bin hoỏ ca s vt hin tng m cú l tr tng chng ch cú
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hi
2
trong nhng cõu chuyn c tớch. Khi trẻ hoạt động trẻ đợc trực tiếp tập làm các thí
nghiệm với các vật mà mình đang học, trẻ đợc tham gia các bớc thực hiện, đợc trải
nghiệm, đợc thử sai, và cuối cùng tìm ra kết quả nào đó. Những kết quả mà trẻ
thu nhận đợc khiến trẻ vô cùng thích thú và trẻ sẽ nhớ mãi, chính những kết quả đó
sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ đồng thời kích thích trẻ tham gia các
hoạt động nhận thức và phát triển hình thành nhân cách cho trẻ. Hn th, nh
nhng thớ nghim cú tớnh minh chng ny, chỳng ta cú th ỏp dng vo trong ging
dy gii thớch cho tr mt cỏch rừ rng v thuyt phc v c tớnh ca s vt
hin tng, ỏp ng c nhu cu khỏm phỏ ca tr, va kớch thớch kh nng t
duy tim n trong mi cỏ th tr. T ú giỏo dc tr cỏch s dng vt, cnh bỏo
nhng nguy him nu cú.
Dựa trên tâm lý chung của trẻ trong công tác giảng dy tôi ó ng dng mt s bi
tp thớ nghim khoa hc vo giỏo dc tr la tui mm non.
II.Mc ớch nghiờn cu ca sỏng kin
Phỏt trin nhn thc, c bit l hỡnh thnh thỏi nhn thc v k nng nhn
thc cho tr l mt nhim v ca giỏo dc mm non nhm hỡnh thnh nn tng cho
vic hc tp ca tr trong tng lai.
S phỏt trin ca tr v trớ tu v s gia tng v khi lng tri thc, s phong phỳ
a dng ca cỏc nhu cu, hng thỳ nhn thc hin nay ó t ra nhng yờu cu mi
cho ngi ln trong vic nuụi dy v chm súc tr.
c bit nhu cu nhn thc v phn ỏnh th gii xung quanh ca tr mu giỏo rt
ln. Tr luụn mun bit mi th v thng t ra cỏc cõu hi tỡm hiu cỏc s
vt, hin tng xung quanh.
T chc hot ng thớ nghim khỏm phỏ khoa hc trong trng mm non
nhm phỏt trin nhn thc ca tr ó tr thnh mt ni dung quan trng trong
chng trỡnh giỏo dc mm non.
Thụng qua mt s bi tp thớ nghim khỏm phỏ khoa hc, giỏo viờn s to c
hi cho tr c tỡm tũi, khỏm phỏ, tri nghim. T chc hot ng khỏm phỏ khoa
hc phự hp s giỳp tr tỡm ra cỏi mi, tip cn vi nhng tri thc tin khoa hc,
tớch cc hot ng nhn thc.
III.Nhim v nghiờn cu.
Tip tc nghiờn cu c im phỏt trin nhn thc ca tr mu giỏo; vai trũ ca
hot ng thớ nghim khỏm phỏ khoa hc i vi s phỏt trin ca tr mu giỏo;
xut mt s bi tp thớ nghim khỏm phỏ khoa hc cho tr mu giỏo.
La chn bi tp thớ nghim khoa hc phự hp vi nhn thc la tui.
Chun b dựng, hc liu cn thit phự hp v an ton cho hot ng thớ nghim
khoa hc ca tr.
T chc hot ng thớ nghim khoa hc cho tr.
IV.i tng kho sỏt thc nghim.
Lp mu giỏo nh B2- Trng mm non Xuõn Giang
Thi gian thc nghim: 1 nm
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hi
3
V.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non Xuân Giang
Kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Một số khái niệm cơ bản; đặc điểm phát triển
nhận thức của trẻ mẫu giáo; vai trò của hoạt động thí nghiệm khám phá khoa học
đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo; Nội dung, phương pháp, hình thức hoạt
động thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN.
Đề xuất một số bài tập thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo.
Lựa chọn bài tập thí nghiệm khoa học phù hợp với nhận thức lứa tuổi.
Chuẩn bị đồ dùng, học liệu cần thiết phù hợp và an toàn cho hoạt động thí nghiệm
khoa học của trẻ.
Tổ chức hoạt động thí nghiệm khoa học cho trẻ.
PhÇn II. Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò:
I. Cơ sở lý luận:
Vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc nuôi dưõng óc khám phá
cho trẻ. Làm cách nào để phát triển khả năng đó của trẻ? khắp nơi trong môi trường
của trẻ thơ đều hiện hữu các yếu tố đủ để xây dựng một nền tảng vững chắc giúp
trẻ làm quen với thế giới vạn vật. Cháu nhỏ và cô giáo của mình hồi hộp chờ xem
một chú nhện khéo léo chăng mạng tơ với sự cân đối hoàn hảo. Sáng hôm sau, cái
mạng đã hoàn tất, có vài con côn trùng nhỏ mắc vào bẫy tơ, chờ chú nhện dùng
bữa. Trẻ quan sát các chú chim xây tổ, thu thập các loại lá, in dấu chân trên cát, các
hoạt động này thu hút tình tò mò tự nhiên của trẻ, Thế giới xung quanh thật đa
dạng, phạm vi cho trẻ nhận biết thế giới như thế nào là phù hợp?
Công trình nghiên cứu nổi bật của nhà tâm lí học người Thuỵ Sĩ, Jean Piaget, đưa
ra bằng chứng rằng hiện tượng của trẻ trong giai đoạn tiền thao tác (2 – 7 tuổi) đặt
cơ sở trên các cảm nhận trực quan – căn cứ vào những điều nghe và thấy trực tiếp.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
4
ví dụ, khi rót nước từ cái li thấp, bé sang cái li cao và hẹp, cháu bé tin rằng cái li
cáo chứa nhiều nước hơn cái li thấp. Trẻ ở lứa tuổi này chưa có khả năng tư duy để
hiểu rằng lượng nước vẫn không thay đổi. Như vậy, khi cho trẻ làm quen với các
hiện tượng vật lí xung quanh, điều cốt yếu là tạo điều kiện cho trẻ tự xử lí để hiểu
nguyên nhân và kết quả các hành động của mình.
Chủ động tìm hiểu là cách giúp trẻ xây dựng kiến thức tiền khoa học.
Áp dụng chương trình mầm non mới, giáo viên đang được khuyến khích tạo
tình huống để giúp trẻ hoạt động tự xây dựng kinh nghiệm kỹ năng cho riêng mình.
Học tập khám phá sẽ tạo ra một cơ hội để trẻ có thể xây dựng được các khái niệm,
kinh nghiệm từ bạn bè, bố mẹ, anh chị em và thế giới xung quanh một cách tích
cực, tự nhiên.
Vậy Học tập khám phá là gì?
Giáo viên sử dụng các biện pháp tạo tình huống nhằm hướng trẻ quan sát
trọng tâm, khuyến khích trẻ vận dụng những kinh nghiệm, kĩ năng khám phá, để trẻ
tự rút ra câu trả lời phù hợp với khả năng của riêng mình.
Học tập khám phá nhằm mục đích kích thích tính tò mò khám phá, phát triển
các kỹ năng tư duy lô gíc, tổng hợp, đánh giá và tạo cơ hội cho trẻ suy nghĩ độc lập
để tự mình tiếp nhận các kinh nghiệm, kĩ năng mà không bị phụ thuộc hay rập
khuôn theo sự điều khiển của người lớn dù cho đó là giáo viên.
Khi trẻ tham gia vào các bài tập, các bài thí nghiệm đòi hỏi trẻ phải sử dụng
tích cực các giác quan, chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng
phân tích so sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính
xác những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp
dẫn hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Muốn áp dụng phương pháp dạy học tập khám phá có hiệu quả cho trẻ mầm
non thì nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen, khám phá cần được chọn lọc. Nội
dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, gần gũi và đặc biệt
làm phải đảm bảo an toàn về quy trình thực hiện đối với trẻ.
Dưới đây là một số thuận lợi khó khăn của chúng tôi.
1. Thuận lợi:
Cấp trên và nhà trường luôn ủng hộ, khuyến khích, động viên việc cho trẻ
tham gia những bài tập khám phá khoa học.
Chúng tôi luôn cùng phụ huynh học sinh chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy, cùng
tham gia hình thành, làm giàu vốn kinh nghiệm về môi trường sống, thế giới xung
quanh cho trẻ.
Đồ dùng làm thí nghiệm đơn giản, có sẵn trong các gia đình, lớp học.
Trẻ có vốn kinh nghiệm và kĩ năng nhất định so với độ tuổi, ham học hỏi, tìm
tòi, khám phá.
Cô giáo chịu khó sưu tầm, nghiên cứu sáng tạo những bài tập, thí nghiệm cho
trẻ.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
5
2. Khó khăn:
Thời gian tổ chức hoạt động này chưa được nhiều.
Diện tích để đồ dùng, lưu sản phảm còn hẹp, chưa có tủ đựng riêng.
III. BiÖn ph¸p thùc hiÖn
* Sau đây tôi xin giới thiệu một số hình thức làm thí nghiệm gợi ý trẻ tìm hiểu
hiện tượng vật lí xung quanh:
1. Khám phá về không khí
1.1 Cuộc chạy đua của 3 cây nến:
Mục đích – yêu cầu:
- Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh
- Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt.
- Trẻ rút được ra nhận xét : cây nến nào cháy lâu nhất, tại sao ?
Chuẩn bị:
- 3 cây nến, bật lửa.
- 2 lọ thuỷ tinh lớn và nhỏ
Tiến hành:
+ Bước 1:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
- Hỏi trẻ: gắn cây nến lên đĩa bằng cách nào?
+ Bước 2:
- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa được đậy bởi 1 cái lọ nhỏ. 1 đĩa còn
lại được đậy bởi 1 cái lọ lớn. Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cây nến nào cháy
lâu hơn ?
- Cô hỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cho trẻ dự đoán cây nến nào cháy lâu nhất trong
3 cây nến ?
+ Bước 3:
- Cô cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong lọ tắt dần. Cho trẻ rút ra kết
luận.
=> Giải thích : Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau
khi hai cây nến ở trong lọ đã tắt. Cây nến trong lọ lớn có nhiều không khí hơn nên
sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
1.2 Những cái chai ca hát:
Mục đích- yêu cầu::
- Cần cho trẻ nhận biết không khí rung động tạo thành âm thanh.
- Khi thổi vào thuỷ tinh hay thổi ngang qua miệng chai làm cho không khí bên
trong rung động. Số lượng không khí trong các chai không giống nhau sẽ phát ra
các âm thanh khác nhau.
Chuẩn bị:
- 4 chai : 1 chai không, 3 chai đựng 3 lượng nước khác nhau.
- 1 cái thìa
Tiến hành:
+ Bước 1:
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
6
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
- Hỏi trẻ: đoán xem cô dùng các đồ dùng đó làm gì.
+ Bước 2:
- Cô cho trẻ xếp các chai thành hàng. Chai đầu tiên để không. Đổ một ít nước vào
chai thứ 2. Chai thứ 3 cho nhiều nước hơn một tí, chai thứ 4 càng nhiều hơn. ( Có
thể làm như vậy với nhiều chai, chai cuối cùng đổ gần đầy miệng )
+ Bước 3:
- Cho trẻ dùng chiếc thìa gõ vào các chai hoặc thổi ngang qua miệng chai. Lắng
nghe các âm thanh khác nhau.
- Cô có thể tạo một đoạn nhạc ( âm thanh có tính tiết tấu ) cho trẻ thấy được sự thú
vị của sự rung động trong không khí.
- Cho trẻ thử chơi tạo nhạc.
1.3 Làm 1 chiếc Tàu ngầm:
Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ gọi tên và nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng và công dụng của tàu
ngầm.
- Trẻ nhận biết được : không khí nhẹ hơn nước. Từ đó hiểu được làm thế nào tàu
ngầm nổi trên mặt nước.
- Hướng dẫn và giải thích cho trẻ cách làm một tàu ngầm đồ chơi ứng dụng từ hiểu
biết trên về không khí và nước.
Chuẩn bị:
- 1 chai cổ hẹp bằng nhựa dẻo ( Ví dụ : vỏ chai nước rửa bát, dầu gội đầu…)
- Đất sét dẻo.
- 1 ống nhựa.
- Mấy đồng tiền xu, băng keo.
Tiến hành:
+ Bước 1:
- Cho trẻ xem hình ảnh về 1 chiếc tàu ngầm, trò chuyện với trẻ về tàu ngầm.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
7
+ Bước 2:
- Cô hướng dẫn trẻ cách làm tàu ngầm
- Cắt hai ba lỗ nhỏ bên hông chai. Dùng băng keo dán hai hay ba đồng tiền vào
cùng phía của chai ( Mấy đồng tiền này dùng làm quả cân giúp cho tàu lặn xuống
được ).
- Gắn ống nhựa vào cổ chai và hàn lại bằng đất sét.
- Thả tàu ngầm vào chậu và để cho nước chảy vào.
- Thổi qua ống nhựa để ép không khí vào tàu. Khi thổi, nước sẽ bị chảy ra, qua
những lỗ dưới đáy.
- Khi tàu bắt đầu đầy không khí, nó sẽ từ từ nổi lên mặt nước. Ta có thể làm cho nó
nổi lên lặn xuống bằng cách thay đổi lượng không khí bên trong
+ Bước 3:
- Cô cho trẻ lên chơi thử
=> Giải thích : Không khí nhẹ hơn nước. Nên khi thổi không khí vào đầy tàu ngầm,
nó nhẹ hơn nước và nổi lên.
1.4 Chiếc ống hút kỳ diệu:
Mục đích: Trẻ so sánh được độ nặng nhẹ giữa không khí và nước.
Chuẩn bị: Hai chiếc ống hút, Băng dính, 1 cốc nước lọc.
Tiến hành:
- Dùng băng dính quấn 2 chiếc ống hút lại, cho 1 ống vào ly, 1 ống bên ngoài.
- Đặt miệng vào 2 ống hút và hút mạnh( Lần đầu trẻ không hút được nước, chỉ hút
được không khí, lần 2 bịt 1 ống hút bên ngoài cốc lại mới hút được nước).
=> Kết Luận: Không khí nhẹ hơn nước nên lần đầu không khí di chuyển tới miệng
trẻ nhanh hơn , lần sau luồng không khí ngoài cốc đã bị tay trẻ chặn lại.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
8
* Hay trẻ dùng một ống hút, hút ít nước vào ống, đặt nhanh một ngón tay lên ống,
bịt trên ống
- Giữ ống thẳng đứng( nước vẫn còn trong ống), thả tay ra( nước trong ống chảy
ra).
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
9
H×nh ¶nh minh ho¹ thÝ nghiÖm
1.5 Một số trò chơi khác
Mục đích: Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về không khí.
Chuẩn bị: Túi bóng, dây buộc.
Tiến hành:
Trò chơi 1: Bịt mũi
- Cho trẻ bịt mũi , hỏi trẻ có thở được không?( không thở được).
- Vậy làm thế nào để thở được?(Thả tay ra)
- Cho trẻ đứng ở nhiều chỗ khác nhau( góc lớp , sân trường.), hỏi trẻ có thở được
không?( Thở được)
=> Chúng ta thở được là nhờ không khí vậy không khí có ở đâu( Xung quanh
chúng ra).
Trò chơi 2: Bắt không khí
- Không khí có bắt được không?( Trẻ trả lời có hoặc không)
- Làm thế nào để bắt được không khí?( Lấy hộp, túi )
- Cho mỗi trẻ 1 túi để trẻ bắt không khí( Trẻ nói cách riêng của mình) Chạy rồi
buộc lại, nắm thả vào, thổi rồi buộc lại
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
10
* Cho trẻ chơi với túi không khí đó.
Hình ảnh minh hoạ tiết học.
=> Kết luận: Trẻ biết không khí luôn ở quanh ta, không màu, không vị, con người
cần không khí mới sống được tiết học sôi nổi, vui vẻ.
2 Khám phá về nước
2.1 Các lớp chất lỏng( Cốc 3 màu):
Mục đích:
- Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau : dầu, nước, siro
- So s¸nh ®îc ®é nÆng nhÑ cña c¸c chÊt láng kh¸c nhau. Nhận biết lớp siro nặng
hơn nước nên chìm xuống dưới. Lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên
cùng. Còn lớp nước ở giữa
- Nhận biết một số chất liệu: nhựa, gỗ, kim sắt, cao su - nổi ở lớp chất lỏng nào :
nước, siro, dầu để rút ra kết luận
Chuẩn bị:
- 1 chai dầu ăn, 1 chai nước, 1 chai siro
- 3 Cốc thuỷ tinh, khay
- các vật liệu:cao su, sỏi, đồ nhựa, sắt.
- các thẻ màu đỏ ,trắng, vàng
Tiến hành:
+ Bước 1:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng: dầu, nước,siro
- Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: miếng
nhựa đỏ, vàng, trắng
+ Bước 2:
- Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 1 nào đổ vào cốc trước. Và chọn miếng nhựa có màu
tương ứng gắn lên bảng
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
11
- Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Và trẻ tự đoán nó sẽ đứng ở chỗ nào
trong cái ly. Chọn thẻ nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan
sát lớp chất lỏng thứ 2 nó đứng ở vị trí nào trong cái cốc có đúng như dự đoán của
trẻ không
- Làm tương tự với chất lỏng thứ 3
- Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong cốc để rút ra kết luận: (lớp siro
nặng hơn nứơc nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nứơc nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn
dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước và lớp siro)
+ Bước 3:
- Cho trẻ chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm tự chọn vị trí xếp thẻ nhựa khác với lúc đầu.
Rồi mỗi nhóm sẽ đổ thứ tự các lớp chất lỏng theo như đã chọn và mang cốc chất
lỏng vừa đổ lên cùng quan sát xem các lớp chất lỏng có đứng ở đúng vị trí đó
không?
- Trẻ tự rút ra kết luận : chất lỏng dù đổ loại nào trước thì nó vẫn đứng theo thứ tự
siro, nước, dầu. Và trẻ lên gắn lại thứ tự thẻ nhựa theo đúng vị trí các chất lỏng
trong cốc
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
12
* Mở rộng: Cho trẻ thả một số vật: cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắt và quan sát xem nó nổi
hoặc chìm ở lớp chất lỏng nào và tự rút ra kết luận
2.2 Nhuộm màu cho hoa.
* Mục đích:
- Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng
biến đổi thành màu đó.
* Chuẩn bị:
- 2 chai nhỏ trong đựng đầy nước, 1 lọ mực
- 2 bông hoa phăng sáng màu
* Tiến hành:
+ Bước 1:
- Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với
những dụng cụ này
+ Bước 2:
- Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó đổ mực vào lọ nước thứ 2, cắt bớt đầu cọng 2
bông hoa chừng 5cm, đặt 2 bông hoa vào 2 lọ nước.
+ Bước 3:
- Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cánh của bông hoa đặt trong lọ
thứ 2 sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
13
* M rng: Cú th lm nhng bụng hoa nhiu mu bng cỏch tr ụi cung hoa ra
v ngõm mi na cung vo mt l nc mu khỏc nhau.
2.3 Qu búng thn kỡ (Trứng chìm, trứng nổi).
Mục đích: Trẻ biết đợc vì sao trứng nổi . Tr bit nc mui mn hn nc ngt
( nc thng ), ú l lớ do ti sao ta d ni trờn mt bin.
- Tr bit qa trng cú th ni trong nc mui v chỡm trong nc ngt.
Chuẩn bị: 2 cốc nớc bằng nhau, 2 quả trứng, muối.
Tiến hành: Cho muối vào 2 cốc, một cốc nhiều, một cốc ít. Khuấy đều rồi thả trứng
vào( một cốc trứng nổi, một cốc trứng chìm).Hoc:
+ Bc 1:
- Cho tr quan sỏt v gi tờn cỏc i tng. V cú th oỏn xem cụ s lm gỡ vi
nhng dng c ny.
+ Bc 2:
- Cho tr ỏnh du 2 cc nc, sau ú mui vo cc nc th 2 ( khong 10
mung c fờ ), khuy u. Sau ú th 2 qu trng vo trong 2 cc.
+ Bc 3:
- Cụ cho tr quan sỏt v rỳt ra gii thớch : qu trng ni trong nc mui vỡ trng
nng hn nc mui, nhng qu trng s chỡm trong nc ngt vỡ nú nng hn
nc ngt.( hoc: Cốc có pha nhiều muối thì trứng nổi.)
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hi
14
* Mở rộng:
Có thể làm thêm như sau : bên này đổ nửa cốc nước ngọt và bên kia đổ nửa cốc
nước muối như trên, rồi rất cẩn thận rót nướt ngọt vào nước muối. Đừng cho hai
thứ nước trộn lẫn với nhau. Nhẹ nhàng cho quả trứng vào nước, nó sẽ nổi lên trên
nước muối và trông như nó bị treo lơ lửng giữa cốc 1 cách thần kì.
2.4 Bỏ trứng vào chai
Mục đích: Trẻ biết được tác dụng của dấm.
Chuẩn bị: Một quả trứng, một cốc dấm, một chai có miệng nhỏ hơn quả trứng.
Tiến hành:
- Thả quả trứng vào trong cốc dấm, sau 1 tuần lấy ra và nhẹ nhàng kiên nhân
thả quả trứng vào trong chai.
* Kết luận: Vỏ trứng bị dấm tấn công làm mềm nhũn.
2.5 Đại dương thu nhỏ
Mục đích: Trẻ biết được dầu ăn nhẹ hơn nước và chúng không hoà tan vào nhau.
Chuẩn bị: Một cái chai nhựa,nước,phẩm màu xanh,1 ít dầu ăn.
Tiến hành:
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
15
Lấy một cái ly thủy tinh to hoặc một cái chai nhựa trong, gỡ nhãn giấy ra (mình
thích dùng chai nước hơn), đổ nước vào 3/4 chai. Dùng phẩm màu xanh nhỏ vào
chai nước rồi lắc lên cho màu và nước hòa lẫn vào nhau để tạo ra nước màu xanh
biển. Tiếp đó bạn chế dầu ăn vào để bé thấy rằng dầu và nước không hòa lẫn vào
nhau. Cầm cái chai xóc mạnh thì một lát sau dầu và nước vẫn tách ra làm 2 lớp
riêng. Đặt chai nằm ngang rồi lắc lư chai, bé sẽ thấy mặt nước sóng sánh như sóng
biển vậy. Bài học về tỷ trọng đầu tiên của bé chỉ đơn giản như vậy thôi
3.Khám phá về ánh sáng
3.1 Làm một cầu vồng :
Mục đích :
- ánh sáng đi xuyên qua nước( chất trong suốt)
Chuẩn bị :
- Một cái chậu, 1 miếng bìa trắng.
- Kính soi, kính lúp
Tiến hành :
Bước 1:
- Chọn 1 ngày trời nắng, đổ nước đầy vào trong 1 cái chậu
- Để cái gương vào trong chậu nước. Để làm sao cho ánh sáng mặt trời rọi vào
trong gương
Bước 2:
- Đưa miếng bìa trắng ra trước cái gương và di chuyển nó cho đến khi cầu vồng
xuất hiện trên tấm bìa ( hoặc điều chỉnh vị trí gương cho đúng). Khi gương và tấm
bìa đã đúng vị trí , ta có thể dùng đất sét gắn chặt cái gương lại.
- Hỏi trẻ: thấy hình gì trên tấm bìa?
- Khi nào thì mới có cầu vồng?
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
16
=> Giải thích: ánh sáng mặt trời rọi vào cái gương qua lớp nước bị tách ra thành
các luồng sáng ( các màu ), phản chiếu ngược lại lên tấm bìa khiến ta nhìn thấy 1
hình ảnh giống như cầu vồng.
Bước 3:
- Thử thêm: để 1 kính lúp vào giữa gương và tấm bìa.
- Cho trẻ quan sát hiện tượng: cầu vồng biến mất
=> Giải thích: do ánh sáng phản chiếu lên tấm bìa bị chặn bởi kính lúp tạo thành
một luồng sáng trắng ( mất màu ) nên cầu vồng biến mất.
4. Khám phá về sự chuyển động
4.1 Cây nến bập bênh :
Mục đích ::
- Trẻ nhận biết khi các vật có thể thăng bằng khi trọng tâm của chúng đứng thẳng
hoặc ở vào thế thăng bằng. Khi giọt sáp nến rơi xuống sẽ làm dịch chuyển điểm
thăng bằng và làm cho các đầu nến lên xuống. Điều đó tạo thành bập bênh.
Chuẩn bị :
- 1 cây nến
- Đất nặn, dây thép cứng
Tiến hành :
Bước 1:
- Cho trẻ cạo bớt ít sáp ở đuôi nến để cho dây đốt thòi ra.
- Cho trẻ đo cây nến để tìm điểm giữa và cắm dây thép gắn vào 2 cột đất nặn.
Bước 2:Cô đặt cái bập bênh lên khay và thử lại cho nó thăng bằng. Sau đó cô đốt
lửa cả 2 đầu.
Bước 3 : Cho trẻ quan sát hiện tượng và giải thích.
Giải thích : Trước khi thắp nến, điểm thăng bằng ở chính giữa. Khi một giọt
sáp từ một đầu rơi xuống thì điểm thăng bằng chuyển sang bên kia và cái
bập bênh chúc xuống. Nếu cây nến nhỏ một giọt bên này và một giọt bên
kia, cái bập bênh sẽ lên xuống khi điểm thăng bằng di chuyển từ phía này
sang phía kia.
5.Kiểm tra các vật liệu thấm hút nước
Mục đích: Trẻ kiểm tra được một số vật liệu thấm nước và vật liệu không thấm
nước
Chuẩn bị:
+ Khay cactông dựng đứng
+ Các chai nhỏ mắt
+ Phẩm màu
+ Ca, li, lọ nhỏ bằng nhựa
+ Nước
+ Các vật dụng thông thường như bông gòn, bọt bể, cát, giấy, gỗ, vải, chỉ, nhựa, đá,
đất, lá
Tiến hành:
Nói chuyện với trẻ về từ “thấm”, và minh họa ý nghĩa bằng cách dùng khăn giấy
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
17
thấm nước.
Yêu cầu trẻ suy nghĩ về các vật khác có thể thấm hút nước.
Cung cấp cho mỗi cháu một khay cactông trứng. Bắt đầu với khay 10 lõm
trứng. Để cho trẻ chọn lựa các vật liệu khác, để vào mỗi lõm trứng một món.
Trong lúc trẻ chọn lựa, cho chúng đoán xem món đó có thấm nước không.
Cho mỗi trẻ một vật đựng (lọ nhỏ, chai nhỏ mắt)
Để cho trẻ thử tính thấm nước của các đồ vật bằng cách nhỏ nước lên mỗi thứ.
Cho trẻ quan sát và cho biết vật liệu nào thấm nước và cái nào không thấm. Hỏi
xem vật nào thấm nhanh, vật nào thấm từ từ, và vật nào không thấm.
Gợi ý trẻ xếp các vật thành hai nhóm - thấm nước và không thấm nước.
Cho trẻ chọn lựa cái nào cho là thấm nước thì để ở một bên khay, cái nào không
thấm để ở bên kia.
Cho trẻ thử nghiệm điều mình giả định và nói những điều phát hiện,
Cho trẻ chòn các loại vật liệu khác bổ sung vào.
6.Khảo sát các tính chất của cát
Mục đích: Trẻ biết được cát ướt khác cát khô như thế nào
Chuẩn bị: bàn cát, hay thùng chứa cát
+ Li giấy (hình nón)
+ Kính lúp
+ Sàng, rây
+ Khay nhựa
+ Nước
+ Phễu
+ Ống hút
Tiến hành:
Nói chuyện với trẻ trong lúc trẻ chơi với cát. Hạn chế các loại trang thiết bị để tăng
cường tiếp xúc trực tiếp với cát.
Giáo viên hỏi trẻ:;
- Cát đến từ đâu? thường thấy nó ở đâu?
- Điều gì xảy ra nếu ta trộn cát với nước? Cát có tan ra không?
- Cát khô với cát ướt trông khác nhau thế nào?
- Cát nào đắp được hình, cát nào không đắp được?
Đắp vài hình tượng bằng cát ướt chờ cho khô kiểm tra lại. Nói chuỵên về các tính
chất của cát ướt và cát khô.
Cho trẻ thử dùng ống nhựa thổi cát. Hỏi trẻ:;
- Cát khô hay cát ướt dễ thổi bay hơn?
Cho trẻ đục lỗ to ở một số ly giấy hình nón và lỗ nhỏ ở một số li khác. Yêu cầu trẻ
rót cát khô vào và so sánh tốc độ chảy qua các lỗ to và nhỏ khác nhau.
Qua quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học
về Nước, ánh sáng, Không khí và Sự chuyển động, tôi thấy chúng ta có thể ứng
dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung ( như các hoạt động Khám
phá khoa học : tìm hiểu về Nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
18
theo chất liệu…) hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài
ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời,hoạt động ngoại khoá để mở
rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn
giản.
** Một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học.
1.Kiến thức sơ đẳng về hiện tượng vật lí xung quanh bắt nguồn từ tính tò mò
tự nhiên của trẻ và sự thôi thúc phải sờ, xem, nghe, nếm, và kiểm tra.
Thông qua nhiều kinh nghiệm trực tiếp, trẻ phát triển các khả năng suy nghĩ và học
tập. Giáo viên hỗ trợ bằng cách đặt câu hỏi, đưa ra lời hướng dẫn và khích lệ trẻ.
Hướng dẫn của giáo viên có vị trí đặc biệt là hình thành ở trẻ tính tò mò và được
thể hiện qua các câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra khi các con đứng trong cát khô trong
cát ướt” có nghĩa chúng ta đang giúp trẻ cách phỏng đoán. Câu gợi ý: “Hãy quan
sát xem điều gì xảy ra khi ta đổ nước vào cát?” sẽ gợi ý trẻ làm thí nghiệm quan sát
điều gì thật sự xảy ra đưa ra kết luận về kết quả thu được. khi quan sát con nhện
nhả tơ làm mạng hoặc xem kết quả của mưa, là trẻ đã tham dự bước đầu vào công
việc khám phá các hoạt động trải nghiệm các hiệu ứng của năng lượng (như đun sôi
nước,…), chúng đã thâm nhập bước đầu vào việc khám phá các hiện tượng vật lí
xung quanh. Các câu hỏi: “Điều gì xảy ra nếu?…” thôi thúc trẻ làm thí nghiệm và
tìm kiếm câu trả lời. Ví dụ:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con thổi lên lá cây? Lên bông gòn? Lên hòn đá?
- Ta hãy thử lại xem nào!
2.Giáo viên bằng cách đặt giả thuyết và yêu cầu quan sát, sẽ giúp trẻ thu nhận
được kiến thức về tiền vật lí.
Trẻ có thể thấy điều gì xảy ra, kết quả của điều trẻ đã làm. Với câu hỏi: “Vật nào dễ
thổi bay đi? Vì sao cục đá khó lay chuyển?”, giáo viên khuyến khích trẻ tự mình có
thể tìm câu trả lời. Các quan sát của trẻ có thể thiếu chính xác, song đố là căn cứ tốt
nhất để giáo viên nhận ra trẻ diễn giải điều mình cảm nhận như thế nào.
Bằng cách đặt ra các câu hỏi hợp lí cho trẻ, giáo viên có thể hướng dẫn cho trẻ cách
đặt câu hỏi và cách tự mình tìm ra câu trả lời. Giáo viên hướng dẫn hành động và tư
duy của trẻ bằng cách dùng các câu hỏi phù hợp với khả năng của trẻ.
- Xem điều gì đang xảy ra kìa! (gợi ý quan sát).
- Có phải đó là…? (gợi ý đặt giả thuyết).
- Làm thế nào để tìm ra…? (gợi ý kiểm tra).
- Điều gì sẽ xảy ra…(gợi ý dự đoán).
Giáo viên chú ý khuyến khích tính tò mò và sáng tạo của trẻ sẽ nhận ra rằng trẻ
cần thời gian và sự tự do để thực hiện quy trình thử và sai. Hối thúc trẻ và cho sẵn
câu trả lời đúng có thể làm mất khả năng sáng tạo ở trẻ.
3.Giáo viên cần nhạy bén nắm bắt cơ hội giảng dạy một cách linh hoạt trong
khi phát hiện những hiện tượng lí thú, hấp dẫn trẻ.
Một con sên trong vườn, một tổ chim trên cây, một số vỏ sò ốc thu nhặt trong một
chuyến dã ngoại, tất cả cung cấp cho giáo viên và trẻ nhiều cơ hội học tập thêm về
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
19
môi trường. Khi trường học có nhiều loại cây và con vật, trẻ sẽ học được về sinh
vật sống.
Môi trường bên ngoài là một phòng thí nghiệm phong phú để khám phá: lá úa
màu, và rơi xuống đất… Thời tiết cũng có thể được đem ra thảo luận: Mưa rơi từ
trên cây, các vũng lầy khô đi vào một ngày nắng, gió sẽ gây nên cảm giác mát lạnh
và thổi bay nhiều thứ.
Một góc khoa học có một bộ cân, và một bộ trưng bày đá và cây cối hấp dẫn trẻ
xem xét và thí nghiệm. cũng có thể khuyến khích trẻ mang các thứ của riêng mình
vào lớp cùng chia sẻ. Các hoạt động học tập có chủ đề cụ thể, ví dụ: “Các cây mọc
lên”, “Sự biến đổi”, có thể tạo sự tập trung bổ ích cho trẻ.
Một số hoạt động có thể chưa đưa đến sự hiểu biết hoàn toàn đầy đủ. Vật chất có
thể thay hình đổi dạng song vẫn tiếp tục tồn tại, đây là một khái niệm mà các trẻ
mẫu giáo không dễ gì hiểu đầy đủ. Nhưng các hành động của chúng cùng với cách
đặt câu hỏi của giáo viên sẽ đặt nền tảng tốt để trẻ tìm hiểu sau này.
Tính tò mò của trẻ về hiện tượng vật lí xung quanh là một cơ hội tự nhiên để giáo
dục trẻ về sinh thái và cách bảo tồn. Ta có thể dạy trẻ nhỏ ý thức bảo vệ môi sinh,
tránh ô nhiễm và biết quý trọng không khí và nước sạch. Khái niệm cốt lõi của sinh
thái học là điều khó có thể giảng giải cho trẻ nhỏ hiểu. Nhưng ta có thể dạy chúng
các thái độ đối với rác, chất thải ô nhiễm, và giai đoạn mầm non rất thích hợp để
dạy các thái độ này.
4.Khu vực khoa học trong lớp phải là nơi trẻ có thể khám phá, thí nghiệm, và
thực tập các kĩ năng khảo sát khoa học, như quan sát, so sánh, thông tin, dự
đoán, và kết luận.
Đó cũng là nơi để trưng bày các tư liệu từ thiên nhiên, để trẻ tìm hiểu môi trường
xung quanh mình đang sống. Các tư liệu trong khu vực này nên thường xuyên thay
đổi theo sự quan tâm của trẻ. Nếu một cháu bé mang vào cài cái vỏ ốc biển để chia
sẻ, nên để chúng ở một chỗ đặt biệt, cùng với các dụng cụ và thiết bị phù hợp để
nghiên cứu như kính lúp, sách về sò ốc và bờ biển. Việc học có thể mở rộng sang
các khái niệm như xếp loại và phân nhóm theo kết cấu bề mặt (xù xì và trơn láng),
cân đo…
Một khu vực khoa học bài trí tốt sẽ cho phép trẻ tự lực, có các kệ để trang thiết bị
trong tầm tay với của trẻ. Dùng hình để dán nhãn các vật đựng lưu giữ. Các tư liệu
cần sự giám sát của giáo viên có thể lưu giữ ở các kệ cao hơn hoặc để trong tủ. Nên
tập cho trẻ quen với cách sử dụng và lưu giữ các tư liệu và trang thiết bị. Dán các
hình ảnh để nhắc nhở, và nói chuyện với trẻ trong giờ họp nhóm về việc để đồ dùng
trở về chỗ cũ và dọn dẹp, lau chùi sau khi làm việc xong. Tuỳ theo điều kiện cơ sỏ
vật chất và không gian có được, khu vực này có thể cần có cả cát và nước. Nên đặt
cái bàn gần bồn nước vì các hoạt động với cát và nước cần lau rửa sạch sẽ. Cung
cấpcho trẻ các tạp dề chống thấm nước, chổi ngắn, bọt bể, và cái hốt rác. Trang bị
vòi sen vừa tầm tay trẻ sẽ rất tuyệt vời. Trong khu vực khoa học nên đặt các bàn để
trưng bày các tư liệu theo chủ đề. Bức mành bình phong cơ động sẽ thuận tiện để
dán hình ảnh, chú thích cho các vật trưng bày.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
20
Vì khoa học là một môn toán có liên quan mật thiết với nhau, nên xếp đặt hai khu
vực này ở cạnh nhau. Bằng cách đó, bạn không cần phải trang bị đến hai lần các
thứ như cân, thùng đựng, và các công cụ đo đạc khác.
Có lẽ hơn bất cứ khu vực nào khác, khu vực khoa học cần nhiều chỗ để lưu giữ các
tư liệu sưu tầm. Cần trao đổi để nhờ phụ huynh giúp đỡ sưu tầm thêm đồ vật, tài
liệu…
IV. Kết quả thực hiện
1. Đối với trẻ:
Từ sáng kiến nhỏ này chúng tôi đã áp dụng và thông qua một số hoạt động khoa
học đó đã tạo cho trẻ:
- Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá sự vật hiện tượng xung quanh.
- Hình thành cho trẻ một số kĩ năng thao tác thử nghiệm trong góc khoa học.
- Trẻ học hỏi cách tự mình tìm tòi giải pháp, độc lập suy nghĩ dù câu trả lời chưa
chính xác, học lắng nghe ý kiến người khác, có cơ hội trao đổi, kết bạn học nhóm.
- Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà
trẻ còn được khám phá, áp dụng và phát hiện được nhiều điều qua các môn học
khác như tạo hình hay các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,
hoạt động chiều
- Trẻ học cách bảo vệ ý kiến, tự tin, trình bày rõ ràng, lưu loát, tạo cho trẻ sự vui vẻ
và tích cực.
2. Đối với cô:
- Giáo viên xác định được vai trò định hướng của các hoạt động cho trẻ.
- Có kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ theo tinh thần đổi
mới.
- Luôn biết cách tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn kĩ năng
sống cho trẻ.
3. Bài học kinh nghiệm
Nhận thức được tầm quan trọng của việc trẻ vừa chơi mà lại được học chúng
tôi tự rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho các đồng nghiệp.
Qua thực tế hàng ngày chăm sóc nuôi dạy trẻ nắm bắt được nhu cầu của trẻ từ
đó chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra được những bài tập thí nghiệm có
hiệu quả giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động của mình.
Là những giáo viên tôi phải học hỏi nhiều hơn chịu khó suy nghĩ và tìm tòi
nghiên cứu chu đáo nhiều hơn nữa để có những ý tưởng hữu ích cho công việc dạy
trẻ .
Chúng tôi tin rằng với óc tò mò tự nhiên và sự say mê vào việc nghiên cứu
khám phá khoa học của các cô giáo sẽ làm cho tất cả các trẻ đều hứng thú và hoạt
động có hiệu quả trong khám phá khoa học nói riêng và các hoạt động nói chung.
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
21
Phần III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
- Khả năng nhận thức của trẻ phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ vật, đồ
chơi, cây cối, con vật, hiện tượng thiên nhiên Trẻ cần có những cơ hội được nhìn,
nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc các sự vật hiện tượng.
- Bên cạnh tính tích cự, ham hiểu biết, tò mò , trẻ cũng rất hiếu động, ham thích
được hoạt động. Vì thế để thu hút hấp dẫn trẻ vào các hoạt động có tính chất tìm
kiếm, khám phá, giáo viên cần chọn những hạot động phù hợp với độ tuổi, chuẩn bị
chu đáo các điều kiện cho trẻ được hoạt động trải nghiệm.
2. Khuyến nghị:
* Đối với nhà trường:
Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục nói
chung và hoạt động khám phá khoa học nói riêng đạt hiệu quả;
Đẩy mạnh chỉ đạo, tuyên truyền, vận động giáo viên mầm non tích cực phát huy
sáng kiến kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động KPKH;
Tổ chức giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các lớp trong
trường và giữa các trường trong địa bàn về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động
khám phá hoa học.
*Đối với giáo viên:
Khai thác, sử dụng sáng tạo các nguyên, vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phù hợp để xây
dựng môi trường hoạt động có tính mở, tổ chức cho trẻ khám phá một cách có hiệu
quả;
Linh hoạt sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH, phù hợp với khả năng
của trẻ, điều kiện thực tế của trường lớp, địa phương;
Phối hợp tốt với phụ huynh trong việc nâng cao các kĩ năng nhận thức cho trẻ.
* Những điều kì thú trong khoa học vo cùng phong phú, song không phải bất cứ
hiện tượng khoa học vui nào cũng có thể ứng dụng trong việc dạy trẻ mầm non.
Việc lựa chọn cũng như thực hiện những thí nghiệm khoa học phải đảm bảo tính
vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua đó giáo
dục trẻ biết tự khám phá trong khả năng của mình, tránh những trường hợp tò mò
hiếu động gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trên đây tôi mới
chỉ đưa ra được một số thí nghiệm nhỏ, mong có được sự góp ý của các cấp lãnh
đạo và các đồng nghiệp để phần sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thnh cảm ơn !
Ngêi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Hải
22
Xuõn Giang, ngy 20 thỏng 03 nm 2013
Xỏc nhn ca th trng n v
.
Hiu trng
Nguyn Th Lut
Tụi xin cam oan õy l sỏng kin
kinh nghim ca mỡnh vit, khụng sao
chộp ni dung ca ngi khỏc.
Ngi vit sỏng kin
Nguyn Th Hi
Phụ lục
Phần I : Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài.
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hi
23
II. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
IV.Đối tợng khảo sát thực nghiệm.
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Phần ii: Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận.
II. Cơ sở thực tiễn.
III. Bin phỏp thực hiện.
* Mt s hỡnh thc lm thớ nghim gi ý tr tỡm hiu hin tng vt lớ xung quanh
1. Khỏm phỏ v khụng khớ
1.1 Cuc chy ua ca 3 cõy nn
2. Khỏm phỏ v nuc
3.Khỏm phỏ v ỏnh sỏng.
4.Khỏm phỏ v s chuyn ng.
5.Kim tra cỏc vt liu thm hỳt nc
6.Kho sỏt cỏc tớnh cht ca cỏt
** Mt s kinh nghim to hng thỳ cho tr khỏm phỏ khoa hc.
1.Kin thc s ng v hin tng vt lớ xung quanh bt ngun t tớnh tũ mũ t
nhiờn ca tr v s thụi thỳc phi s, xem, nghe, nm, v kim tra.
2.Giỏo viờn bng cỏch t gi thuyt v yờu cu quan sỏt, s giỳp tr thu nhn c
kin thc v tin vt lớ.
3.Giỏo viờn cn nhy bộn nm bt c hi ging dy mt cỏch linh hot trong khi
phỏt hin nhng hin tng lớ thỳ, hp dn tr.
4.Khu vc khoa hc trong lp phi l ni tr cú th khỏm phỏ, thớ nghim, v thc
tp cỏc k nng kho sỏt khoa hc, nh quan sỏt, so sỏnh, thụng tin, d oỏn, v kt
lun.
IV. Kết quả thực hiện
Bi hc kinh nghim
Phần III : Kết luận và khuyến nghị
I.Kết luận
II. Khuyến nghị
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hi
24