CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN: RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ
HỘI CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – GV trường THCS&THPT Hai Bà Trưng
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị luận xã hội (NLXH) là một kiểu văn bản không có gì xa lạ trong trường
phổ thông. Tuy nhiên về phía giáo viên, nhất là với các thầy cô giáo tham gia bồi
dưỡng HSG lớp 9 vẫn còn nhiều khó khăn khi đứng trước kiểu bài này. Về phía học
sinh, kể cả học sinh năng khiếu thì kết quả bài viết còn nhiều hạn chế. Một trong
những hạn chế lớn nhất là HS không biết tìm ý và lập dàn ý, tìm dẫn chứng cho đề
NLXH. Sở dĩ như vậy là vì loại bài này phải tự suy nghĩ, không sao chép được từ các
tài liệu có sẵn… cách ra đề NLXH phong phú, đa dạng…
Từ thực tiễn đó, với kinh nghiệm của một giáo viên tham gia nhiều năm công
tác bồi dưỡng HSG, tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề: Rèn kĩ năng làm văn Nghị
luận xã hội cho HSG lớp 9.
Chuyên đề gồm ba phần chính
- Phần thứ nhất: Giới thiệu chương trình và thời lượng.
- Phần thứ hai: Nội dung (nêu một số hiểu biết cơ bản về NLXH như
đặc điểm, yêu cầu, các dạng đề và cách làm bài văn NLXH).
- Phần thứ ba: Luyện tập thực hành.
II. NỘI DUNG
PHẦN THỨ NHẤT
Chương trình, thời lượng
Các đề văn nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THCS (Kiến thức cơ
bản trong SGK)
Lớp 7
- Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một
bài văn để thuyết phục bạn: Nếu còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ
chẳng làm được việc gì có ích.
- Đề 2: Hãy chứng minh rằng rừng đã bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng.
Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
- Đề 4: Hãy chứng minh rằng, đời sống của chúng ta sè bị tổn hại rất lớn nếu
mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Đề 5: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác.
- Đề 6:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
2
Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ trên? Vì sao việc trồng
cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
- Đề 7:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
- Đề 8: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
- Đề 9: Dân gian có câu Lời nói gói vàng đồng thời lại có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Qua hai câu thơ trên, em hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong
cuộc sống.
- Đề 10: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Lớp 8
- Đề 1: Từ bài Bàn về phép học của La Sơ Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy
nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
- Đề 2: Câu nói của M.Go-rơ-ki: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, là con
đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Đề 3: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước.
- Đề 4: Hãy nói “ không” với các tệ nạn.
Lớp 9
- Đề 1: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về
Người.
- Đề 2: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như
anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt tay dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay dùng
vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn..).
Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy
nghĩ của mình về những con người ấy.
- Đề 3: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển
nhưng đã có nhiều huy chương vàng tại các cuộc thi về toán, lí, ngoại ngữ…Năm
2004, sinh viên Việt nam đoạt giải vô địch Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết
bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
- Đề 4: Một hiện tượng khá phổ biến hiên nay là vứt rác ra những nơi công
cộng. Ngồi bên hồ, dù là nổi tiếng người ta cũng tiệ tay vứt rác xuống… Em hãy đặt
một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ của mình.
Chương trình, thời lượng dạy NLXH trong dạy HSG
- Tổng số tiết: 14 tiết (Ngoài ra còn kết hợp luyện tập khi luyện đề tổng hợp)
- Cụ thể:
3
Tiết
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Nội dung bài học
Ghi chú
Một số hiểu biết chung về văn nghị luận.
Đề văn nghị luận xã hội và cách làm bài văn nghị
luận xã hội
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra
trong TP văn học.
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề được đặt ra
trong TP văn học.
Rèn kĩ năng
Rèn kĩ năng
Rèn kĩ năng
Rèn kĩ năng
Rèn kĩ năng
Rèn kĩ năng
PHẦN THỨ HAI
A. Một số hiểu biết chung
I. Nghị luận và văn nghị luận
- Nghị luận: bàn bạc, lí giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.
- Văn nghị luận là lọai văn dùng để bàn bạc về một vần đề, một hiện tượng,
một nhận định hoặc về một giá trị của một tác phẩm văn học.
Có nhiều cách bàn bạc, có khi dùng những bằng chứng để người ta tin tưởng
hơn (chứng minh), có khi phải giảng giải, đưa ra bằng chứng để người ta hiểu cặn kẽ
hơn (giải thích), cũng có khi phải phát biếu ý kiến của mình (bình luận) hoặc chỉ ra
những giá trị của một tác phẩm văn học (phân tích tác phẩm), hoặc chỉ ra những giá
trị của một hình tượng nhân vật trong tác phẩm (phân tích nhân vật), hoặc phải giảng
giải để bình giá một tác phẩm thơ hoặc văn xuôi (bình giảng).
Dù là khi chứng minh, giải thích hay bình luận, phân tích tác phẩm, bình giảng
tác phẩm thì người viết văn nghị luận vẫn phải có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề
sẽ trình bày, phải có lập trường quan điểm đúng đắn và phải lựa chọn một phương
pháp trình bày, lập luận khoa học, phải dùng những lí lẽ, những dẫn chứng và cách
trình bày những lí lẽ, dẫn chứng này theo một cách thức nhất định.
II. Đặc điểm
- Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống xã hội hay nội tâm con
người như văn sáng tác mà nhằm nhận biết và phân tích đời sống bằng tư duy logic
nên nó phải tuân thủ chặt chẽ tư duy logic.
4
- Những quy tắc này biểu hiện ở hình thức cả bài, bao giờ cũng phải có: NÊU
VẤN ĐỀ (mở bài), GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (thân bài), KẾT THÚC VẤN ĐỀ (kết
bài), biểu hiện ở kết cấu từng đoạn văn, có mở đoạn, triển khai đoạn, sơ kết đoạn,
biểu hiện ở mục đích bài viết: làm cho người đọc HIỂU đến TIN rồi tiến đến xây
dựng một THÁI ĐỘ ĐÚNG và hướng dẫn những hành động khác.
III. Phân loại văn nghị luận
Nhìn từ nội dung đề tài ta có thể chia văn nghị luận thành 2 loại lớn
1. Nghị luận văn học
Là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật, phân tích, bình
luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học, trao đổi về một vấn đề lí luận văn học hoặc làm
sáng tỏ một nhận định văn học.
2. Nghị luận xã hội
Theo từ điển từ và ngữ Hán Việt, nghị luận là dùng lí luận để phân tích ý nghĩa
phải trái, bàn bạc, mở rông vấn đề. Còn xã hội trước hết là một tập thể người cùng
sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu
xã hội là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt chính trị, kinh tế,
triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ… Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội là những
bài văn bàn về các vấn đề xã hội- nhân sinh, một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao
đẹp, một hình tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên,
môi trường. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con
người và những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Nói chung cả hai loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan
điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống…
bằng một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, giàu sức
thuyết phục.
B. Đề văn nghị luận xã hội và cách làm bài văn nghị luận xã hội
I. Đề văn nghị luận xã hội
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
II. Cách làm bài văn nghị luận xã hội
1. Yêu cầu chung của một bài nghị luận xã hội
- Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung (dù là một bài văn chỉ có độ dài khoảng
300, 400 từ đến 500, 600 từ…): tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản
mạn, có ý triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn
chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục.
1.1. Kĩ năng tìm hiểu đề
- Đọc kĩ đề, lưu ý những từ ngữ quan trọng gợi hướng làm bài.
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận để tránh nhầm lẫn về phương pháp.
- Xác định nội dung nghị luận để tránh lạc đề.
5
- Xỏc nh phm vi t liu cho bi vit.
GV c bit lu ý kiu ra cú mnh lnh v khụng cú mnh lnh, nhng
m hc HS lm quen vi nhng yờu cu mi trong lm vn ngh lun.
1.2. K nng tỡm ý v lp dn ý
1.3. K nng dng on
- Vit on m bi: cỏch trc tip, cỏch giỏn tip
+ T nhng cõu chuyn, cõu th, tc ng ca dao, li bi hỏt... dn dt vo ni
dung bn lun.
+ nh ngha vn cn bn lun.
+ t ra nhng cõu hi v vn cn bn lun.
+ Phn .
- Vit cỏc on thõn bi: Cỏc cỏch trỡnh by ni dung trong on vn (din
dch, qui np, tng phõn - hp), k nng liờn kt on ( s dng t ng, cõu
liờn kt)
- Vit on kt bi: xõy dng on kt bi tng ng vi m bi, cỏc cỏch
kt bi
Trong quá trình dựng đoạn, chú ý kĩ năng dùng từ, đặt câu, phát triển ý để tăng
chất văn và độ sâu sắc cho bài viết. Kết hợp các kiến thức GV cung cấp, các ví dụ
minh hoạ, cần dành thời gian cho HS luyện viết và chấm chữa, phát huy tính sáng tạo
của HS trong làm văn.
- m bo v kin thc: ú l nhng hiu bit nht nh v chớnh tr- phỏp lut,
nhng kin thc c bn v truyn thng lch s, vn húa, o c, tõm lớ- xó hi,
nhng tin tc thi s cp nht
1.4. K nng tỡm dn chng
- Trong quỏ trỡnh c sỏch bỏo, nghe tin tc trờn cỏc phng tin thụng tin, cn
ghi li nhng nhõn vt tiờu biu, nhng s kin, nhng con s chớnh xỏc v mt s
vic no ú.
- Sau mt thi gian tớch ly cn chn lc, ghi nh v rỳt ra bi hc ý ngha nht
cho mt s dn chng tiờu biu.
- Lu ý: Mt s dn chng cú th s dng cho nhiu vn khỏc nhau. Quan
trng l phi cú li phõn tớch phự hp ( VD: dn chng v cuc i Bill Gates va cú
th dựng cho bi v tinh thn t hc, v ti nng ca con ngi hoc va cho
bi v nim am mờ, bi hc v s thnh cụng, tm gng v tm lũng nhõn ỏi...)
2. Yờu cu c th cho tng dng
2.1. Ngh lun v mt t tng o lớ
2.1.1. Th no l ngh lun v mt t tng o lớ
- Ngh lun v mt vn t tng, o lớ l bn v mt vn thuc lnh vc
t tng, o c, li sngca con ngi.
6
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư
tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để
chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của
người viết.
-Về hình thức, bài viết phải có bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ;
lời văn chính xác, sinh động.
Dạng bài này không chỉ có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách thiết thực với
học sinh mà còn là hình thức luyện tập kĩ năng nghị luận, vận dụng tổng hợp các thao
tác lập luận vào một loại đề cụ thể. Nếu như bài văn nghị luận về một hiện tượng đời
sống từ việc phân tích sự việc cụ thể mà rút ra những vấn đề tư tưởng thì bài nghị
luận về một tư tưởng đạo lí lại đi từ phân tích, giải thích một tư tưởng đối với đời
sống con người.
2.1.2. Các dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đặc điểm dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí: đối với HS trong nhà trường
phổ thông, do tâm lí lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận
không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức,
tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảm quê hương, gia
đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức…Những
vấn đề này đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh
ngôn ( tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa,
khoa học, nhà văn nổi tiếng…)
- Nghị luận về một quan điểm, đạo đức, lối sống.
- Nghị luận về một quan niệm, một quan điểm về các vấn đề văn hóa, giáo
dục, tôn giáo, tín ngưỡng.
- Nghị luận về phương pháp tư tưởng.
2.1.3. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Để triển khai bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần xác định
đúng nội dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung đó mà giải
thích, phân tích, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề và rút ra bài học.
Có các bước triển khai như sau:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn ( Từ ngữ, hình ảnh…).
- Phân tích, lí giải các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan
đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng, đạo lí và hành động.
Trong khi viết bài, cần phối hợp các thao tác nghị luận: phân tích, so sánh, bác
bỏ, bình luận…Cần diễn đạt giản dị, ngắn gọn, sáng sủa, nhất là cần nêu bật suy nghĩ
riêng của bản thân.
a. Mở bài
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề bài đưa ra ý kiến,
nhận định).
7
b. Thân bài
b.1. Giải thích khái niệm
Tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác
nhau. Chẳng hạn, với câu ngạn ngữ Thời gian là vàng, điều cần giải thích trước hết là
khái niệm Thời gian và Vàng rồi trên cơ sở đó giải thích , cắt nghĩa nội dung câu
ngạn ngữ. Với lời dạy của Phật Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà
thôi, trước hết cần xác định nghĩa đen của những từ Giọt nước, biển cả, không cạn rồi
suy luận ra nghĩa bóng.
Có những đề bài, khâu giải thích có thể làm gọn gàng, đơn giản nhất là khi
trong yêu cầu, nhận định không có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những
hình ảnh có khả năng khơi gợi những tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài,
khâu giải thích cần làm rất công phu. Chẳng hạn với quan niệm về ý nghĩa của việc
đọc sách Đọc là biến đi khỏi thế giới. Đọc là tìm lại thế giới. Đọc là còn lại một
mình với cả thế giới trong tay có rất nhiều các mệnh đề cần giải thích. Nếu không
giải thích tường tận những mệnh đề đó sẽ không xác định nổi ý nghĩa, phạm vi ý
nghĩa trong quan điểm về ý nghĩa của việc đọc sách.
b.2. Phân tích, lí giải
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm
sáng tỏ bản chất vấn đề cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó. Phần này
thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao?
Để làm được việc này, chúng ta cần tách vấn đề thành các khía cạnh nhỏ để
xem xét, nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát tìm hiểu.
Muốn đặt ra các câu hỏi thật sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của đề, cần làm
thật tốt khâu giải thích để xác định chính xác vấn đề mà đề bài đặt ra cùng với các
khía cành và phương diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì cần
lí giải cho vấn đề trở nên sáng tỏ, rõ ràng. Chẳng hạn với vấn đề nhận thức được đặt
ra trong câu thơ của Tố Hữu: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” thì sau khi giải thích
để xác định rằng Sống đẹp là lối sống tích cực, là lối sống cao cả mà con người luôn
hướng tới, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh đạt ra những câu hỏi sau:
- Sống đẹp là sống có lí tưởng như thế nào?
- Sống đẹp là sống có những phẩm chất gì?
- Sống đẹp là sống có mối quan hệ như thế nào với mọi người?
…
Với những câu hỏi đó, cho học sinh thấy rõ những khía cạnh sau: Sống đẹp là
sống tích cực xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung, vị tha và biết tha thứ, biết hướng
thiện. Sống đẹp là sống có lý tưởng, hoài bão và ước mơ và bằng nghị lực, bằng ý
chí, kiên định phấn đấu đạt ước mơ đó. Sống đẹp là sống trung thực, trong sáng, giản
dị và mạnh khỏe. Sống đẹp dám đương đầu với khó khăn thử thách, hi sinh, không sợ
hiểm nguy, không sợ thất bại, không sợ đấu tranh. Sống đẹp thực sự hòa mình với
mọi người, sống có ích cho mình, cho đời với nguyện ước làm cho cuộc sống ngày
8
một tốt đẹp hơn. Sống đẹp luôn lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng
để vượt lên tự hoàn thiện, trở thành người có ích, sống có ích.
b.3. Bình luận đánh giá
Đây là phần việc học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất, cũng
là phần việc khó khăn nhất. Vì vậy, trước hết cần phải đánh giá vấn đề ở các bình
diện, khía cạnh khác nhau: Ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng-sai, đóng
góp- hạn chế…Từ sự đánh giá trên các bình diện, hướng dẫn học sinh nhìn nhận giá
trị của vấn đề như một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập,
trong nhận nhận thức cũng như trong tình cảm, tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao
kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu
và tính chất cụ thể của từng đề bài mà học sinh có thể bổ sung, thêm bớt các phần
khác nhau: liên hệ, mở rộng; rút ra bài học. Phần này nên có trong những đề bài đề
cập đến những vấn đề gắn liền hoặc gần gũi với đời sống của lứa tuổi học sinh. Ví dụ:
phương pháp học tập, tích lũy kiến thức, quan hệ bạn bè, cách sống và cách ứng xử…
Ỏ những đề bài như thế, việc liên hệ, mở rộng cũng chứng tỏ mức độ hiểu và khả
năng cảm nhận vấn đề của học sinh. Chẳng hạn quay trở lại với quan niệm của Tố
Hữu Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn thì ở phần này cần nêu những nội dung sau
- Khẳng định đây là quan niệm sống đúng đắn, cao đẹp
- Phê phán những quan niệm chưa đúng về lối sống của thanh niên: thiếu lý
tưởng, không hoài bão, ham vui chơi lạc thú, sống lạc điệu, thác loạn trong tình ái và
nghiện ngập. Không ít học sinh quên học tập, tu thân, sống thu mình, ngại gian khổ,
hèn nhát và bi quan…
- Liên hệ nhận thức và hành động: hiểu đúng về lối sống đẹp, thực hiện nhiệm
vụ và quyết tâm học tập và rèn luyện trở thành người sống có ích.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
Tóm lại , mô hình ý và bố cục bài viết này chỉ là một cách, trong khi triển khai có
thể linh hoạt đề xuất ra nhiều ý và bố cục khác, miễn là làm sáng tỏ được vấn đề và
có sức thuyết phục cao
2.1.4. Đề vận dụng
Đề
Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con
người, văn hào Nga M.Go-rơ-ki viết:
Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
Từ ý kiến trên, em hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vai trò của sách và
việc đọc sách trong cuộc sống hôm nay.
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt chẽ;
diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, đặt câu...
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
9
b. Thân bài:
b.1. Giải thích:
Trong quá trình sống và lao động, con người đã tạo ra những sản phẩm vật chất
và tinh thần. Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
- Sách phản ánh và lưu giữ những tri thức, những kinh nghiệm sống, những tư
tưởng, những bài học đạo lí của con người trong suốt trường kì lịch sử.
- những chân trời mới: Cách nói ẩn dụ chỉ những hiểu biết mới, những kiến
thức mới.
=> Sách đem đến cho con người những hiểu biết, cung cấp cho con người
những kiến thức trong mọi lĩnh vực.
b.2. Vai trò của sách trong cuộc sống của con người:
- Sách cung cấp, nâng cao cho con người những hiểu biết về tự nhiên, xã hội
(dẫn chứng)
- Sách giúp con người khám phá bản thân mình, tác động đến tình cảm, tâm lí,
hành vi làm phong phú đời sống tâm hồn con người, giúp con người tự hoàn thiện
bản thân (dẫn chứng)
- Sách còn có tác dụng giải trí làm cho con người quên đi những mệt nhọc
trong cuộc sống ( dẫn chứng)
b.3. Đọc sách và cách đọc sách:
- Đọc sách là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi con người trong suốt
cuộc đời. Phải tạo cho mình thói quen đọc sách, tạo cho mình thái độ trân trọng sách.
- Để việc đọc sách có kết quả cần phải biết lựa chọn sách đọc, xác định mục
đích đọc, có phương pháp đọc và ghi chép khoa học đê có hiệu quả cao.
c. Kết bài:
- Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò
2.2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
2.2.1. Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một hiên tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc,
hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy
nghĩ. Bài văn nghị luậ về một hiện tượng đời sống đề cập đến rất nhiều phương diện
của đời sống tự nhiên và xã hội (thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người…)
- Người viết cần thể hiện được sự hiểu biết về hiện tượng đời sống đồng thời
bộc lộ tình cảm, thái độ của bản thân.
2.2.2. Các dạng đề nghị luận về một sự viêc, hiện tượng đời sống
a/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng liên quan đến môi trường sống tự
nhiên của con người.
b/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có liên quan đến đời sống xã hội.
c/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng tích cực đáng biểu dương hoặc tiêu cực
đáng phê phán.
10
2.2.3. Cách làm bài nghị luận về mộtsự việc, hiện tượng đời sống
Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, cần xác định đúng
nội dung về hiện tượng đời sống đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung đó mà triển
khai theo các bước: nêu rõ hiện tượng; phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại; chỉ ra
nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Cần phối hợp các thao tác lập luận trong bài viết: phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận… Cần diễn đạt bài viết có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ
xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
b. Thân bài:
b.1. Giới thiệu thực trạng
- Trước hết cần biết nhận diện hiện tượng ấy (sự việc, con người): các biểu
hiện, các dạng tồn tại, thậm chí cần cả những số liệu cụ thể. Thực hiện thao tác này
đòi hỏi học sinh một sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong đời
sống xã hội hiện nay. Nghĩa là không phải đợi tới lúc nhận đề bài mới tìm hiểu mà
học sinh cần có sự chuẩn bị trước bằng sự chú ý nghe thời sự hằng ngày, cập nhật
thông tin về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Tất nhiên đó là những hiện
tương đặt ra các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, tạo ra sự ảnh hưởng rộng và thường là ảnh
hưởng xấu đến đời sống cộng đồng và cuộc sống của chính lứa tuổi học sinh: ô nhiễm
môi trường, an toàn giao thông, các căn bệnh xã hội như HIV/AIDS, các tệ nạn như
nghiện ma túy, các thói quen xấu như ham Internet, hút thuốc lá, quay cóp trong giờ
kiểm tra…hay những tấm gương hiếu thảo vượt khó của thanh thiếu niên… Khi phản
ánh thực trạng cần đưa ra những con số, những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung,
mơ hồ chính sự cụ thể của thông tin sẽ tạo ra sức thuyết phục cho những ý kiến đánh
giá sau đó.
b.2. Phân tích và bình luận nguyên nhân- kết quả (hậu quả)
- Sau khi xác định rõ thực trạng, cần phân tích hiện tượng ở các măt nguyên
nhân, hậu quả và cố gắng tìm các giải pháp để giải quyết thực trạng đó. Khi phân tích
cần có sự tỉnh táo để phân tích với một lập trường tư tưởng vững vàng, không chạy
theo dư luận không chính thống mà dẫn tới chủ quan khi phân tích, đánh giá hiện
tượng. Lưu ý khi phân tích nguyên nhân nên chú ý tới các mặt khách quan- chủ quan.
Chẳng hạn, với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ
thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến, hệ thống biển báo,
chỉ dẫn, chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông…), nguyên nhân chủ
quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm
vững luật pháp, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn…Khi đánh giá hậu quả, cần
xem xét ở phạm vi cá nhân- cộng đồng, hiện tại- tương lai…ví dụ như hiện tượng
nghiện Internet không chỉ làm hao tổn sức lực, tiền của, ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho những bất ổn trong xã hội.
11
b.3. Đề xuất giải pháp
Sau khi phân tích và bình luận nguyên nhân- kết quả, thường là phần nêu, đề
xuất giải pháp khắc phục. Trước hết cần xem lại nguyên nhân vì chính nó là gợi ý tốt
nhất để tìm ra các giải pháp khắc phục. Chẳng hạn như nguyên nhân của tai nạn giao
thông là do người tham gia giao thông chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững
luật pháp và chưa chú ý đến sự an toàn thì một trong những giải pháp có thể thực hiện
là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt đối với
những trường hợp vi phạm an toàn giao thông…
c. KÕt bµi:
- Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò
Tóm lại, bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần là sự bộc lộ vốn hiểu biết
và lập trường, thái độ của người viết về hiện tượng được nêu. Vì vậy, bên cạnh việc
nắm vững các bước cơ bản trong quá trình làm bài, học sinh cần thể hiện tiếng nói cá
nhân và quan điểm đánh giá thật rõ ràng, sắc sảo thì bài viết mới có sức thuyết phục.
2.2.4. Đề vận dụng
Đề
Trong bài trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai
hiện tượng:
1. Một bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va
quệt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường
cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé
leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát nữa mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về một ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã
trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về
nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên
qua một bài văn ngắn (Khoảng 1 trang giấy thi).
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt
chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, đặt câu...
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
- b.1: Giới thiệu thực trạng: giải thích hai hiện tượng nói trên để nói lên sự vô
tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất. Hình ảnh một cô bé thờ ơ khi
mẹ nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình
ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về
sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng của bố mẹ mình…Nêu thêm một vài biểu hiện tương
tự để làm rõ vấn đề: không giúp việc gia đình, không quan tâm đến sức khỏe người
thân…
12
- b.2: Phân tích và bình luận nguyên nhân- hậu quả:
+ Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: thiếu sự giáo dục của gia đình, thiếu
ý thức và trách nhiệm…
+ Hậu quả: chỉ rõ tác hại của những hiện tượng đó trong đời sống cá nhân, gia
đình và cộng đồng như ảnh hưởng đến nhân cách, vai trò , ý nghĩa của gia đình trong
đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút; tạo ra những công dân vô trách nhiệm, vô
cảm…
- b.3: Giải pháp:
+ Bản thân mỗi người phải có ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình
và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái…
+ Gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách
cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới người thân yêu, gần gũi với mình, dạy
học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp của lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có
trách nhiệm.
+ Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.
c. Kết bài: Khẳng định hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những
người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với
thế hệ Gấu bông nói riêng và đối với xã hội nói chung.
2.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong TPVH
Các TPVH cũng trở thành một nguồn đề tài phong phú, có nhiều nội dung trở
thành đối tượng của kiểu bài nghị luận. Trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt
là chương trình Ngữ văn 9, nhiều tác phẩm đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình
ảnh con người Việt Nam trong suốt thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám
1945. Những điều chủ yếu mà các tác phẩm đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm,
tư tưởng con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, những tình
cảm mới mẻ sâu sắc như: tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, sự gắn bó với
Cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ, những tình cảm gần gũi bền chặt của con người
như tình cảm bà cháu, tình mẹ con, cha con trong sự thống nhất với tình cảm chungtình yêu quê hương đất nước. Đây là một số ví dụ có thể coi là một tư liệu vận dụng
trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích củng cố sâu sắc hơn kiến thức đọc hiểu của
học sinh, khả năng liên hệ đến thực tế và rèn thêm kĩ năng làm văn nghị luận xã hội
cho các em
2.3.1. Đặc điểm dạng đề NL về một vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm văn
học
Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi HS kiến thức về cả hai mảng văn học và đời
sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các
vấn đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và
kiến thức đời sống. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong
tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề
13
xó hi c bn bc cú th c rỳt ra t mt tỏc phm vn hc ó hc trong chng
trỡnh nhng cng cú th rỳt ra t mt cõu chuyn cha c hc. Hóy c vn sau:
Đề
Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê (Nguyễn Minh Châu) vào những
ngày cuối cùng của cuộc đời mình đã tìm thấy vẻ đẹp quê hơng nơi bãi bồi bên kia
sông ngay trớc của sổ nhà mình. Sự phát hiện đó của Nhĩ gợi cho em suy nghĩ gì về
cái đẹp trong cuộc sống?
2.3.2. Cỏch lm dng NL v mt vn XH t ra trong tỏc phm vn
hc
Vn xó hi t ra trong tỏc phm vn hc cú th l mt vn tng o lớ
nhng cng cú th l mt hin tng cuc sng ỏng ca ngi hay phờ phỏn. Nh vy
lm loi ny cn hng dn hc sinh tin hnh theo hai bc:
- Gii thiu v phõn tớch vn xó hi t ra trong tỏc phm vn hc (Gi l
bc Gii thiu v phõn tớch)
- Ngh lun v vn xó hi t ra trong tỏc phm vn hc.
Cn lu ý hc sinh, trng tõm bi vit s thuc v bc 2. Bc 1 l ti
ngi vit bn bc, trao i, m rng, nõng cao
C th l
a/ M bi:
- Giới thiệu vấn đề đợc nghị luận
b/ Thõn bi:
- b.1: lm dng bi ny, hc sinh trc ht phi nờu v phõn tớch lm rừ vn
xó hi t ra trong tỏc phm vn hc cựng vi cỏc khớa cnh, cỏc phng din biu
hin ca nú. õy l ý ph trong bi vit nhng khụng th thiu v cng khụng nờn
lm quỏ k d lc sang kiu bi ngh lun vn hc. Hc sinh bng s phõn tớch i
n khỏi quỏt ni dung xó hi cn ngh lun. Chng hn, vi bi 1, trc ht cn
phân tích đợc tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời khi phát hiện ra
bãi bồi bên kia sông, ngay trớc của sổ nhà mình. Nhĩ trớc đó từng đi khắp mọi nơi
trên trái đất nhng về cuối đời anh mắc bệnh trọng nằm liệt giờng, mọi hoạt động của
anh đều phải nhờ vào ngời thân. Chính lúc này anh mới nhận ra vẻ đẹp của những
cánh hoa bằng lăng, của mặt sông Hồng màu đỏ nhạt, một dải đất bồi dấp dính phù
sa, của những sắc màu thân thuộc nh da thịt, nh hơi thở thân thuộc. Đó là những phát
hiện vừa mới mẻ vừa muộn màng gửi gắm tâm trạng của một con ngời nặng trĩu
những từng trải, đau thơng: yêu quê hơng nhng một đời phải li hơng, thờng hờ
hững và mắc vào những điều vòng vèo, chùng chình nên bây giờ cảm thấy tiếc nuối,
xa xôi. Qua đó nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi ngời một thông điệp:
Cái đẹp thật gần gũi, cái đẹp nằm ngay trong những điều giản dị, tiêu sơ của cuộc
đời mà mỗi ngời vì sự thờ ơ có thể lãng quên
T ú mi dn dt chuyn sang phn 2: Ngh lun v ý ngha ca vn ú
trong cuc sng hụm nay.
14
- b.2: Ni dung chớnh ca bi vit l yờu cu HS cn trỡnh by nhng hiu bit
ca bn thõn v vn xó hi c nhc n trong vn bn bng vn kin thc thc
t trong cuc sng, thc trng ca vn vi cỏc mt tt- xu, ỳng-sai, c- mi t
ú by t thỏi , quan im v ra nhng gii phỏp, liờn h m rng vn , gii
quyt vn sõu sc v thuyt phc. Khi bn v vn trong mi liờn h vi cuc
sng hin ti lu ý hc sinh tựy theo tớnh cht vn m cú cỏch x lớ c th. Nu
vn t ra mang mu sc t tng, o lớ, cn vn dng mụ hỡnh Gii thớch khỏi
nim- Phõn tớch, lớ gii- Bỡnh lun, ỏnh giỏ. Nu vn t ra l mt hin tng i
sng, cn vn dng mụ hỡnh Gii thiu thc trng- Phõn tớch v bỡnh lun nguyờn
nhõn- kt qu (hu qu)- xut ý kin (gii phỏp).Chng hn vi bi s 1, sau
khi phân tích đợc tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời khi phát
hiện ra bãi bồi bên kia sông, ngay trớc của sổ nhà mình t đó hiu nh văn Nguyễn
Minh Châu muốn gửi đến mọi ngời một thông điệp: Cái đẹp thật gần gũi, cái đẹp
nằm ngay trong những điều giản dị, tiêu sơ của cuộc đời mà mỗi ngời vì sự thờ ơ
có thể lãng quên cn nờu c suy ngh v cỏi p trong cuc sng hụm nay. Xỏc
nh c iu ny, cn nhỡn nhn rừ thc trng v quan nim v cỏi p trong xó hi
ngy nay t ú trỡnh by suy ngh ca mỡnh v cỏi p v xut gii phỏp khc
phc nhng quan nim sai, nhng hnh vi, li sng cha p
Cn lu ý dng bi ny rt d ln vi bi ngh lun vn hc vỡ buc phi cú
khõu phõn tớch tỏc phm xỏc nh vn cn ngh lun. trỏnh nhm ln, cn
xỏc nh v phõn bit rừ s khỏc bit v mc ớch v cỏch thc tin hnh. Mc ớch
ca NLVH l bn bc, phõn tớch ỏnh giỏ ni dung, ngh thut ca TPVH. Cũn
mc ớch ca loai NLXH l ch nhm rỳt ra v lm sỏng t vn xó hi dc t
ra vn bn tỏc phm ú trc khi tin hnh ngh lun phn chớnh. Vỡ th khi lm
bi bi ngh lun vn hc, cn phõn tớch, ct ngha, bỡnh giỏ cỏi hay, v p ca cỏc
yu t ca vn bn nh ngụn ng, hỡnh tng v c hai phng din ni dung ý ngha
v c sc ngh thut, cũn khi lm bi vn NLXH li ch cn chỳ ý n mt ni dung
( t tng, o lớ, hin tng tớch cc, tiờu cc ca i sng)
Chỳ ý:
- Cỏc mụ hỡnh cho cỏc dng ch l tng i. Hc sinh nờn vn dng linh hot.
- Trong bi vn ngh lun, bờn cnh vic ct ngha, lớ gii v ỏnh giỏ vn t
ra, khõu chng minh cng rt quan trng. Nú chng t mc hiu v ch ng trong
x lớ vn ca ngi vit. Tuy nhiờn vi yờu cu ca mt bi vit ngn (300 t - 400
t, 400 t-600 t) cn hng dn hc sinh nờn linh hot gn vic chng minh vi cỏc
khõu khỏc trong quỏ trỡnh vit bi. Cn lu ý hc sinh l mi ý kin lớ gii, ỏnh giỏ
u cú th gn vi thc tin i sng chng minh tớnh thc t, chõn xỏc ca nú.
- Nh vy l cú mt bi NLXH sinh ng, hp dn cn cú h thng dn
chng cng xỏc thc, c th cng cú sc thuyt phc cao. Nờn hn ch ly dn chng
trong cỏc TPVH vỡ dự TPVH cú phn ỏnh thc t i sng thỡ nú vn l sn phm ca
s h cu, tng tng. Mun cú nhiu dn chng sinh ng, thuyt phc cn chỳ ý
15
quan sát đời sống hàng ngày; theo dõi đài, báo truyền hình, các phương tiện thông tin
đại chúng khác…
- Khi liên hệ, yêu cầu học sinh cần có thái độ chân thành và nghiêm túc, tránh
cách nói sáo mòn gượng ép, giả tạo.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt tốt. kĩ năng phân tích đề,
viết các đoạn mở bài hấp dẫn, kết bài và mở bài tương ứng…
2.3.3. Đề vận dụng:
ĐỀ BÀI : Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các
sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi
cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng
hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn
gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im
lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt
đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn
sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã
được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức
mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn
điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của
mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2011)
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, chặt
chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, đặt câu...
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
b.1. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Tóm lược nội dung câu chuyện -> Ý nghĩa câu chuyện:
+ Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những
nghịch cảnh trong cuộc sống.
+ Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục
ngã trước hoàn cảnh
-> Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin,
nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
16
b.2. Bài học giáo dục từ câu chuyện.
- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con
người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn
gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong
rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây)
- Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân,
phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi
có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm
nhất của tôi)
Lưu ý: Trong quá trình lập luận học sinh nên có dẫn chứng về những tấm gương
dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh để cách lập luận thuyết phục hơn.
b. 3. Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện:
+ Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự
tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách
của cuộc sống.
+ Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường
trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái
độ buông xuôi, thiếu nghị lực.
c. KÕt bµi:
- Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò
PHẦN THỨ BA
Đề 1
“Tắt đèn bật ý tưởng 2014”là cuộc thi thiết kế hình in trên áo phông với chủ
đề về Giờ trái đất và biến đổi khí hậu dành cho giới trẻ; từ đó giúp nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cuộc thi có chủ đề “Vì một
Việt Nam xanh, sạch, đẹp” và khẩu hiệu “Một ý tưởng, một chiếc áo, một hành
tinh”.
Cuộc thi năm nay kêu gọi thí sinh thông qua các tác phẩm nêu lên thực trạng chính
môi trường xung quanh, những vấn đề tồn tại ở Việt Nam, hành vi và hói quen ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường và đưa ra giải pháp cải thiện môi trường sống của
bản thân, cũng như các hành vi và thói quen sống tích cực, thân thiện với môi
trường.
(Dẫn theo )
Từ nội dung của đoạn tin trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề:
Hãy chung tay bảo vệ môi trường sống.
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận xã hội về mọt sự việc , hiện tượng
trong đời sống có bố cục rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dung từ, đặt câu...
* Yêu cầu về kiến thức:
17
a/ Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ
môi trường sống.
b/ Thân bài:
b.1. Vai trò của môi trường:
+ Môi trường là không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất,
đồng thời cũng là nơi chứa đựng chất thải. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân
loại, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các
nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.
+ Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa
bàn và cũng là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các
biến đổi môi trường.
b.2. Thực trạng vấn đề:
+ Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại: khí hậu ngày càng
khắc nghiệt và khó dự báo hơn; mưa bão, lũ quét thất thường; suy thoái đất, nước,
suy giảm nguồn tài nguyên ừng; ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng.. Đó là các
vấn đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá
nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều
chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
+ Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban
hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lí, răn đe những
tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đên môi trường. Các nước cũng đầu tư nhiều
tiền của để nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ xử lí rác thải, khí thải nhằm giảm
thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
b.3. Để bảo vệ môi trường sống, mỗi cá nhân cần chung tay thực hiện tốt
những việc cụ thể, thiết thực như:
+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi.
Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng; tắt điện, tắt
quạt khi rời khỏi cơ quan, trường học hoặc kho không sử dụng; tránh rò rỉ nước…
+ Đối với rác thải: hạn chế sử dụng túi nilon. Nên phân loại rác thải, đối với
những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon…gom lại phé liệu để tái sử dụng, tiết
kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kĩ văn bản trước khi
in, tận dụng giấy một mặt.. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa
bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt. Khi đi chơi, nên thu dọn rác
sạch sẽ, gọn gang và vứt đúng nơi qui định. Tránh vứt rác xuống sông hồ, lòng
đường, hè phố…
+ Không bẻ cành, chặt phá cây xanh; trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng
như ở cơ quan; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây
xanh nơi công cộng.
18
+ Đối với môi trường nước sử dụng tiết kiệm, không vứt rác, xả nước thải công
nghiệp, y tế...
Là học sinh, mỗi chúng ta cần luôn là người tiên phong trong mọi phong trào
và hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần tuyên truyền tích cực cho mọi người
dân cùng tham gia thực hiện.
c/ Kết bài:
- Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận
hưởng được những giây phút thư giãn, toải mái trong bầu không khí trong lành, được
tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Đề 2
Bóng nắng bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.
Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con.
Lúc nắng mẹ kéo tay con:
– Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm…
... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
(Theo vinhvien.edu.vn)
Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc
sống?
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề được đặt ra trong câu
chuyện: bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị
luận. Hành văn trôi chảy; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục; không
mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả...
* Yêu cầu về kiến thức:
a/ Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận:
b/ Thân bài:
b.1. Hiểu nội dung câu chuyện:
19
- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi con người đều phải đi trên con
đê của riêng mình. Trên chặng đường đi ấy có khi nắng, khi râm, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “
bóng nắng bóng râm” đó để đi trọn con đường của mình.
- Bóng nắng: tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn, những thách thức và
cả những thất bại mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống.
- Bóng râm: tượng trưng cho những thuận lợi, những cơ hội, những thành công
trong cuộc đời
Cả hai điều này đến đan xen nhau và tất cả chúng ta đều phải đón nhận nó.
Câu chuyện khuyên con người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực hết
mình. Khi khó khăn phải biết nỗ lực phấn đấu vươn lên . Còn khi có cơ hội phải biết
tận dụng nắm bắt để thành công hơn nữa.
b.2. Bình luận:
* Câu chuyện gợi cho ta bài học trong cuộc sống:
- Cuộc đời là một hành trình dài với hướng tới một bến đợi bình an với những
cơ hội, những thách thức lên tiếp đan xen. Trong cuộc sống, phải nhận thức được đâu
là những khó khăn thử thách và những thuận lợi đối với mình.
- Không nên thụ động trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống.
- đời, lúc nào cũng phải nhanh lên:
+ Vì sao phải sống nhanh: thời gian trôi đi hối hả không chờ đợi ai. Nhất là
trong cuộc sống hiện đại. Nếu không biết tận dụng nó để có thể hoàn thành công
việc...
+ Thế nào là sống nhanh lên: nghĩa là phải trân trọng từng giây phút của cuộc
đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất. Sống khẩn trương, làm
việc một cách có ích, không nên sống hoài, sống uổng cho những mục đích vô bổ.
Sống có ý nghĩa đối với mình và với những người xung quanh. Chứ không phải sống
nhanh là sự sống vội, sống thử .
+ Sống nhanh để làm gì: sống nhanh để được nhận yêu thương và trao gửi yêu
thương. Sống nhanh để được tận hưởng những gì tốt đẹp của cuộc sống. Sống nhanh
để được tận hiến cuộc đời mình chp cuộc đời chung.
* Bàn bạc mở rộng:
- Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, thuận lợi và khó khăn... là
những điều mà con người sẽ gặp trong cuộc đời. Hãy coi đó là một phần trong cuộc
sống, là chặng đường ai cũng phải đi qua. Hãy bình thản và bản lĩnh đón nhận nó và
sống thật có ích, sống thật hết mình, bởi cuộc sống không chờ đợi...
- Phê phán những kẻ sống không nghị lực, không ý chí, thờ ơ...
c/ KÕt bµi:
- Kh¼ng ®Þnh vÊn ®Ò
Đề 3
20
Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
(Xuân Quỳnh)
Suy nghĩ của anh/chị về khát vọng được nói tới trong hai câu thơ trên?
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí: bố cục và hệ thống ý
sáng rõ; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy; lập luận
chặt chẽ; dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp, chính tả
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận:
b. Thân bài:
b.1. Giải thích
Khát vọng: những mong muốn mãnh liệt, đẹp đẽ của con người hướng về và
chiếm lĩnh những giá trị chưa có trong đời sống.
- Biết bay, bay cao: cách nói hình ảnh về những giá trị đã chiếm lĩnh được và
mong muốn vươn tới những giá trị cao hơn.
- Chẳng bao giờ: cách nói khẳng định mạnh mẽ về sự vô biên trong khát vọng
con người. Nói cách khác, con người không bao giờ tự bằng lòng với những gía trị đã
có, luôn hướng tới những giá trị mới mẻ, cao hơn. Đó phải chăng là một trong những
biểu hiện nhân tính của nhân loại nói chung?
b.2. Bình luận
* Vì sao con người không bao giờ nguôi khát vọng?
Vì cuộc sống luôn vận động và phát triển, luôn tạo ra những giá trị mới hoặc
đòi hỏi những giá trị mới.
- Vì con người là một sinh thể có nhận thức, có khát vọng sống cho ra sống.
* Con người không bao giờ nguôi khát vọng như thế nào?
- Với cá nhân, đặc biệt với tuổi trẻ (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với dân tộc (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với nhân loại (lấy dẫn chứng chứng minh).
* Con người không bao giờ nguôi khát vọng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp con người có niềm vui, niềm tin, có động lực và nỗ lực, sống có ý nghĩa.
Giúp cuộc sống mỗi ngày một phát triển tốt đẹp.
* Phê phán những người sống thờ ơ, không hoài bão, không khát vọng….
* Bài học nhận thức
- Cần nhận thức rõ khát vọng không phải là dục vọng
- Để luôn luôn có khát vọng cần phải chăm sóc tâm hồn và trí tuệ.
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
21
* Đề 4 : Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách
trưởng thành trong bão táp. (W.Gớt)
em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung
+ Học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập
văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm của riêng mình để làm bài.
- Yêu cầu về kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến
* Khái niệm: “Trí tuệ”
- Là khả năng nhận thức của lí trí, thấu nhận, dung nạp những tri thức của nhân
loại, giúp con người đạt đến trình độ hiểu biết nhất định.
+ “Tính cách”
Là tổng thể những đặc điểm ngôn ngữ ổn định trong cách xử sự của một người,
biểu hiện thái độ của người đó trong hoàn cảnh điển hình.
+ “Trưởng thành”
Là sự phát triển, lớn lên, vươn tới sự hoàn thiện.
+ “Tĩnh lặng”
Là sự thể hiện thái độ suy tư, trầm lắng trong không gian yên tĩnh.
+ “Bão táp”
Chỉ những khó khăn, thử thách, biến động trong cuộc đời.
→ Nhận định chung: Câu nói của Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của
trí tuệ và tính cách. Hai quá trình này trái ngược với nhau: Để có trí tuệ con người
phải suy tư trong tĩnh lặng nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải
qua những biến động đầy thử thách.
2. Bàn luận về ý kiến
* Gợi ý:
2.1. Vì sao trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng
- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy trí thức của nhân loại chuyển hóa thành
tri thức của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp thu tri thức của trí tuệ diễn ra dần dần thông qua nghiền ngẫm,
suy xét, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ đủ. Như vậy, sự nhồi nhét
kiến thức nóng vội trong một sớm một chiều là phản khoa học và không phát huy
được tác dụng.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho
mình để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trong khi đó nhiều người thuộc thế hệ trẻ
hôm nay lại ham chơi, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, lười học, ỷ lại vào
bạn bè,... trí tuệ, nông cạn, trống rỗng.
(Mỗi luận điểm học sinh sẽ lấy dẫn chứng minh họa).
2.2. Tính cách con người hình thành trong bão táp
22
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh sống
khác nhau.
+ Trong thực tế, cuộc đời mỗi con người luôn phải đối diện với những khó
khăn, thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người.
- Tuy nhiên những trải nghiệm, những biến động trong đời sống có thể là lực
đẩy để tính cách trưởng thành, dạn dày hơn, kinh nghiệm hơn, khôn ngoan hơn
nhưng cũng có thể khiến cho con người sợ sệt, yếu đuối.
→Trưởng thành về tính cách phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí con người.
- Thực tế trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thu mình trong nhà hộp
hoặc được cha mẹ bao bọc, che chở, ít được va vấp, trải nghiệm trong cuộc đời sẽ dẫn
đến sự hình thành tính cách thụ động, ít vốn sống, không có đủ tự tin và bản lĩnh.
(Học sinh lấy dẫn chứng minh họa).
3. Bài học nhận thức và hành động
* Có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau từ quan điểm của học sinh.
* Định hướng:
+ Để trở thành con người có trí tuệ, mỗi cá nhân phải không ngừng học hỏi,
phấn đấu.
+ Để trở thành con người có nhân cách, mỗi cá nhân phải biết chấp nhận,
đương đầu với những bão táp, phong ba của cuộc đời.
+ Mỗi cá nhân cần biết định hướng cho mình con đường hoàn thiện trí tuệ,
nhân cách, tránh lối sống thụ động, thu mình.
* Đề 2 : Em suy nghĩ gì về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:
Chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Ôi sao sớm thế?
Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non?
* Định hướng
1. Giải thích, nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Câu chuyện kể về sự ra đi của một chiếc lá. Lá vàng rồi rụng, đó là quy luật
bình thường của cuộc sống. Điều đặc biệt là chiếc lá bứt mình ra khỏi cành tự nguyện
rời khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non,
khiến cho gốc cây ngỡ ngàng.
- Chiếc lá vàng đã tạo cho mình một tâm thế khi ra đi: tâm thế thanh thản khi
chiếc lá nhận ra đó là hành động tất yếu của quy luật tự nhiên, quy luật của cuộc
sống, hơn thế nữa, chiếc lá ra đi với tư thế tự nguyện, vui vẻ, nhường chỗ cho lộc
non.
→ Từ sự ra đi của chiếc lá, câu chuyện muốn nhắn nhủ cho người đời bài học ý nghĩa
về lẽ sống: phải biết sống vì người khác, biết hi sinh cống hiến cho cuộc đời chung.
→ Thái độ sống của chiếc lá cũng chính là thái độ sống mà mỗi người cần phải học tập.
2. Phân tích, chứng minh, lý giải
23
* Vì sao con người sống trên đời cần phải biết vì người khác, biết hi sinh, cống hiến
cho cuộc đời chung?
* Lý giải, phân tích
- Con người không ai tồn tại một mình mà luôn cần đến những người xung
quanh mới có thể tồn tại và phát triển.
- Cuộc sống là một dòng chảy liên tục, hành động cái cũ thay thế cái mới là
điều hoàn toàn tự nhiên, phù hợp với quy luật cuộc sống. Sự tiếp nối giữa cái cũ và
cái mới làm cho cuộc sống được tiếp diễn, vận động một cách thuận lợi.
- Như chiếc lá, cuộc đời con người cũng có bắt đầu và kết thúc. Con người
không tồn tại mãi. Nếu không có thế hệ sau, con người vẫn phải vĩnh biệt cuộc đời,
vẫn phải lùi lại phía sau.
- Những gì có được hôm nay đều dựa trên nền tảng của sự hi sinh, cống hiến
của thế hệ cha ông, cho nên sự tiếp tục tạo ra nhiều điều tốt đẹp của thế hệ sau chính
là hành động tri ân đối với cha ông trong quá khứ.
* Lập luận
- Phê phán: thói ích kỉ, chỉ biết có bản thân mình là căn bệnh phổ biến tồn tại
trong xã hội ngày nay. Căn bệnh này ngày càng trở nên nhức nhối hơn khi xã hội phát
triển. Một lớp người chỉ biết có bản thân mình, thậm chí vì lợi ích cá nhân họ sẵn
sàng làm hại đến cả những người xung quanh. Họ chỉ biết làm cho cuộc sống của họ
sung túc, đầy đủ mà không cần quan tâm đến xung quanh, quan tâm đén tương lai…
(khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi...).
3. Bình luận, liên hệ bản thân
* Hình ảnh chiếc lá rơi để lại bài học đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao:
- Con người ta không chỉ biết sống cho bản thân mình mà còn phải hi sinh vì
người khác. Đó là bài học trao và nhận ở cuộc đời: “Sống là cho đâu chỉ riêng mình”
(Tố Hữu)
- Sống cống hiến, sống biết cho đi, cuộc đời con người mới trở nên có ý nghĩa.
Tuổi trẻ → phải biết hiến dâng trí tuệ của mình để làm đẹp cuộc đời.
* Liên hệ bản thân:
+ Nhìn nhận lại những việc đã làm của bản thân → có hay chưa sự cống hiến.
+ Định hướng cho mình một quan niệm sống một lôi sống đúng đắn, phù hợp.
* Đề 5: Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và
dạy chúng ta cách sống với những người khác.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung: sự hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản, khả
năng bày tỏ suy nghĩ của mình khi làm bài.
- Kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến
24
* Gia đình là gì? Là một nhóm người được hình thành trên cơ sở hôn nhân và
quan hệ huyết thống. Những thành viên trong gia đình có sự ràng buộc và gắn bó với
nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ. Gia đình thường được gọi là tế bào của xã hội.
* Khoan dung là gì? Là sự rộng lượng, tha thứ. Cơ sở của lòng khoan dung là
tình yêu thương và sự tôn trọng.
→ Ý kiến trên nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con
người, đặc biệt là lòng khoan dung - một đức tính cần có ở con người.
2. Bàn luận
* Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục của con người trong
mối liên kết: gia đình - nhà trường - xã hội.
- Gia đình là sợi dây kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình bằng
tình yêu thương. Mỗi gia đình, từ thế hệ ông bà, cha mẹ đến anh em luôn dành cho
nhau tình yêu thương, sự quan tâm, đùm bọc.
- Trước mỗi sai lầm, khuyết điểm của con người, những thành viên trong gia
đình có thể không đồng tình, có thể phê phán nhưng luôn cảm thông và rộng lượng
tha thứ.
- Gia đình là mái ấm chở che, là nơi trở về trú ngụ sau những vấp ngã trên
đường đời. Con người sinh ra, lớn lên từ một gia đình nề nếp, yêu thương nhau sẽ
hình thành những đạo đức, tình cảm tốt đẹp.
→ Từ đó có thể khẳng định: Gia đình là trường học của lòng khoan dung.
* Lòng khoan dung luôn là nhân tố tích cực giúp chúng ta hiểu biết, yêu
thương và chia sẻ đồng cảm với những người thân yêu, có trách nhiệm với gia đình
và vun đắp cho gia đình thực sự là tổ ấm.
* Xã hội hiện đại xuất hiện nhiều những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rạn nứt
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, có các hiện tượng ngược lại với đạo
lí truyền thống và đạo đức xã hội.
* Lên án những hành vi phản đạo đức như:
+ Cha mẹ bỏ bê con cái, thiếu chăm sóc, giáo dục.
+ Anh em bất hòa, tranh giành của cải…
(Mỗi luận điểm trên hãy dẫn chứng minh họa).
3. Bài học nhận thức
* Thấu hiểu vai trò của lòng khoan dung sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhìn lại
chính mình, điều chỉnh hành vi, học cách sống với ông bà, cha mẹ, anh chị em... một
cách chân tình, tốt đẹp.
→ Gia đình tốt thì xã hội tốt.
* Vun đắp gia đình là lối sống văn hóa, chuẩn mực phù hợp với giá trị đạo đức
dân tộc và hài hòa giữa lợi ích riêng - chung.
* Đề 6: Một nhà bác học đã từng nói: Học vấn không có quê hương nhưng
người có học vấn phải có Tổ quốc.
Câu nói trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
25
* Gợi ý:
- Yêu cầu chung: Học sinh cần có những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng
tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của người làm.
1. Giải thích vấn đề
* Học vấn không có quê hương là gì?
- Nghĩa là tri thức, thành tựu khoa học.... là của chung nhân loại, con người có
thể học tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào.
* Nhưng người học phải có tổ quốc là gì?
- Nghĩa là người có học, có tri thức đều có một quê hương nhất định nên họ
phải biết yêu và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.
→ Như vậy, câu nói trên khẳng định: mỗi con người đều có thể học tập và tiếp thu tri
thức của nhân loại ở bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng họ phải luôn có hình ảnh của
Tổ quốc, biết yêu và cống hiến cho Tổ quốc.
2. Bàn luận
* Gợi ý
- Tại sao con người có thể học tập và tiếp thu tri thức mà không cần phân biệt
nguồn gốc của tri thức đó?
Vì tri thức là của chung nhân loại. Mỗi chúng ta có thể học tập ở bất cứ nơi nào.
- Tại sao người học vấn phải có Tổ quốc ở trong lòng?
+ Tổ quốc là một phần máu thịt của con người, Tổ quốc đã bao bọc, che chở
cho mỗi con người. Bởi vậy, việc học tập, việc có tri thức sẽ giúp cho mỗi người phải
biết cống hiến choquê hương, cho đất nước.
+ Cống hiến cho đất nước cũng chính là một cách thể hiện lòng yêu nước của
mỗi cá nhân.
+ Sự cống hiến của mỗi cá nhân cho đất nước sẽ giúp xây dựng đất nước ngày
càng đi lên giàu mạnh, đặc biệt với những nước kém phát triển hoặc đang phát triển.
- Phê phán những hiện tượng có tri thức, có học vấn, nhưng trong lòng không
có Tổ quốc.
- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý cần có ở tất cả mọi người, bất cứ ai
cũng phải có ý thức giữ gìn, cống hiến và xây dựng đất nước.
3. Bài học nhận thức và hành động
* Gợi ý:
- Câu nói trên đã để lại cho mỗi người bài học về tình yêu Tổ quốc. Dù cho có
tiếp thu tri thức ở bất cứ nơi đâu thì trong lòng cũng cần có Tổ quốc, biết yêu và cống
hiến cho đất nước.
- Trong thời đại đất nước hội nhập, nền kinh tế phát triển, thế hệ thanh niên
hiện nay cần tích cực trau dồi đạo đức và tri thức, tích cực học tập và tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, từ đó sẽ cống hiến trí tuệ, công sức cho Tổ quốc.
+ Sự cống hiến của thế hệ trẻ chính là một trong những yếu tố tiên quyết cho
sự phát triển của đất nước, nhất là với các nước đang phát triển.
26